Tất cả Cơ sở dữ liệu

Rửa tiền là gì? Người có hành vi rửa tiền bị xử phạt như thế nào?

svgImgTác giả: Nguyễn Quang Huy
svgImgNgày đăng: 18/04/2023

Hành vi rửa tiền là mối quan tâm lớn đối với xã hội và những người thực hiện hành vi này sẽ luôn tìm mọi cách để trốn tránh, che dấu hành vi rửa tiền của mình. Vậy rửa tiền là gì? Người có hành vi rửa tiền bị xử phạt như thế nào? Chúng ta hãy cùng giải đáp thắc mắc về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1.      Rửa tiền là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 quy định: “Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.”

Trong đó, tài sản có thể là:

·        Tiền, vật, giấy tờ có giá trị;

·        Các quyền tài sản khác theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, có thể hiểu, tiền bạc, tài sản có được do phạm tội mà có là tài sản bất hợp pháp. Hành vi của người phạm tội nhằm che dấu hành vi phạm tội của mình và hợp pháp hóa nguồn gốc số tiền đó được xem là hành vi rửa tiền.

Các tài sản này có thể tồn tại dưới nhiều dạng như hữu hình hoặc vô hình. Động sản hoặc bất động sản. Vật chất hoặc phi vật chất.

2.      Những hành vi nào bị xem là hành vi rửa tiền?

Hành vi rửa tiền được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, bao gồm các hành vi sau:

Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

3.      Người có hành vi rửa tiền bị xử phạt như thế nào?

Hành vi rửa tiền để lại hậu quả xấu, và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với nền kinh tế, hệ thống tài chính và đối với xã hội nói chung. Tội rửa tiền được Bộ Luật hình sự quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả cá nhân và pháp nhân.

Đối với cá nhân khi có hành vi rửa tiền sẽ bị xử phạt như sau:

  • Khung thứ nhất: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có các hành vi sau đây:

Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.