Các trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang trong phòng chống COVID-19

Trong bối cảnh số ca mắc, ca nặng có xu hướng gia tăng trở lại, việc sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng là biện pháp dự phòng cá nhân góp phần làm giảm sự lây lan của dịch Covid-19. Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng” và chỉ rõ một số đối tượng bắt buộc phải đeo khẩu trang.

Trong bối cảnh số ca mắc, ca nặng có xu hướng gia tăng trở lại, việc sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng là biện pháp dự phòng cá nhân góp phần làm giảm sự lây lan của dịch Covid-19. Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng” và chỉ rõ một số đối tượng bắt buộc phải đeo khẩu trang.

1. Các trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang trong phòng chống COVID-19

1.1. Các trường bắt buộc phải sử dụng khẩu trang áp dụng chung 

Theo điểm 1.1. khoản 1 Mục III Hướng dẫn kèm theo Quyết định 2447/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng, cá nhân bắt buộc phải đeo khẩu trang trong các trường hợp sau đây:

– Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.

– Tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” tại Quyết định 218/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống COVID-19 nơi công cộng

1.2. Các trường hợp bắt buộc sử dụng khẩu trang với một số địa điểm, đối tượng cụ thể

Đối với một số địa điểm, đối tượng cụ thể nhất định, việc bắt buộc đeo khẩu trang trong phòng chống dịch COVID-19 được quy định tại điểm 1.2. khoản 1 Mục III Hướng dẫn kèm theo Quyết định 2447/QĐ-BYT , cụ thể như sau:

– Tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế:

+ Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).

+ Đối với nhân viên y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ban hành kèm theo Quyết định 2171/QĐ-BYT năm 2022.

+ Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, máy bay, tàu hỏa, taxi,… đối tượng được áp dụng bao gồm:

(i) Hành khách;

(ii) Người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng;

(iii) Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.

– Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối: Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

– Tại nơi có không gian kín, thông khí kém như quán bar, vũ trường; karaoke; rạp chiếu phim,…: Áp dụng với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

– Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người như các công trình di tích; bảo tàng, thư viện,…: Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự.

– Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch: Áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Đối với các trường hợp khác (ngoài các địa điểm, đối tượng đã được quy định tại mục 1.1 và 1.2) được khuyến khích sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Quy định mới của Bộ Y tế: Những ai bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công  cộng? | VTV.VN

2. Mức phạt cho hành vi không đeo khẩu trang trong phòng chống COVID-19 đúng quy định?

Theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm a Khoản 5 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Trong đó có  hành vi không đeo khẩu trang.

Như vậy, hành vi không đeo khẩu trang trong phòng chống COVID-19 đúng quy định có thể bị phạt tiền đến 03 triệu đồng.

5 / 5 ( 1 bình chọn )