Lấn chiếm lòng đường để dựng rạp đám cưới, gia chủ có bị xử phạt không?

Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để sử dụng không vì mục đích giao thông diễn ra rất phổ biến, nhất là các thành phố lớn. Tại nhiều gia đình, vì không có đủ diện tích để dựng rạp đám cưới nên đã dựng rạp ngay trên vỉa hè, thậm chí trong lòng đường, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông. Đây là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử phạt.

Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để sử dụng không vì mục đích giao thông diễn ra rất phổ biến, nhất là các thành phố lớn. Tại nhiều gia đình, vì không có đủ diện tích để dựng rạp đám cưới nên đã dựng rạp ngay trên vỉa hè, thậm chí trong lòng đường, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông. Đây là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử phạt.

1. Lấn chiếm lòng đường là gì?

Lấn chiếm lòng lề đường là việc sử dụng lòng, lề đường vào những mục đích không được Nhà nước cho phép, là hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Một số biểu hiện cụ thể của hành vi lấn chiếm lòng lề đường:

- Chiếm dụng lòng để bày bán hàng hóa;

- Họp chợ trên các tuyến đường trong thành phố;

- Phơi thóc, lúa trong lòng đường;...

Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo

2. Trường hợp nào được sử dụng lòng đường hợp pháp

Điều 36 Luật Giao thông đường bộ quy định rằng, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể dùng tạm một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP, có 02 trường hợp được sử dụng lòng đường tạm thời:

(1) Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội. Thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;

(2)  Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của công ty vệ sinh môi trường đô thị. Thời gian sử dụng tạm thời chỉ từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

Để sử dụng lòng đường trong hai trường hợp trên, lòng đường cũng phải đảm bảo các điều kiện: phải không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; phần đường còn lại tối thiểu phải có đủ bề rộng cho 02 làn xe một chiều đi; chịu được lực của việc sử dụng tạm thời.

3. Lấn chiếm lòng đường dựng rạp đám cưới, gia chủ có bị xử phạt không

Căn cứ quy định tại điều 25a Nghị định 100/2013/NĐ-CP, pháp luật cho phép gia đình tổ chức đám cưới trên một phần hè phố với các điều kiện sau:

1. Không được gây mất trật tự, an toàn giao thông

2. Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng ít nhất là 1,5 mét

3. Phải thông báo cho UBND phường, xã sở tại trước khi sử dụng.

4. Sử dụng không quá 48 giờ.

Như vậy, hành vi dựng rạp cưới giữa lòng đường không thuộc trường hợp được phép sử dụng tạm thời lòng đường không vào mục đích giao thông. 

4. Xử phạt hành vi lấn chiếm lòng đường để dựng rạp đám cưới như thế nào

Tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử phạt hình sự. Cụ thể:

4.1 Xử phạt hành chính

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ,... (Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ/CP).

4.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn và gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi dựng rạp cưới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ, quy định tại Điều 261 Bộ luật hình sự 2015

Theo đó, hành vi dựng rạp cưới dưới lòng đường là hành vi sử dụng trái phép phần đường xe chạy thì tùy vào từng trường hợp mức độ gây chết người hoặc gây thương tích, tổn hại sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại tài sản mà người thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc cũng có thể bị phạt tù từ 3 – 10 năm.

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )