Mất xe khi đi ăn tại nhà hàng, chủ nhà hàng có phải bồi thường không?

Thực tế cho thấy, có rất nhiều vụ mất xe của khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ của nhà hàng, quán ăn. Họ rất hoang mang vì không biết tìm ai để đòi bồi thường, nhất là trong trường hợp nhà hàng không có vé gửi xe.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều vụ mất xe của khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ của nhà hàng, quán ăn. Họ rất hoang mang vì không biết tìm ai để đòi bồi thường, nhất là trong trường hợp nhà hàng không có vé gửi xe. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé

1. Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?

Điều 554 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Hợp đồng gửi giữ tài sản là hợp đồng song vụ. Bên giữ có quyền yêu cầu bên nhận giữ phải bảo quản tài sản gửi giữ và trả lại tài sản khi hết hạn hợp đồng hoặc theo yêu cầu. Bên nhận giữ có quyền yêu cầu bên gửi phải nhận lại tài sản, khi hết hạn hợp đồng và trả tiền gửi tài sản theo thỏa thuận.

Hợp đồng gửi giữ tài sản - TOPLAW

2. Quyền và nghĩa vụ của bên gửi và bên giữ tài sản

2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản

a. Quyền của bên gửi tài sản

Bên gửi tài sản có các quyền:

- Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

b. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản

Đồng thời, bên gửi tài sản cũng có các nghĩa vụ: 

- Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.

2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên giữ tài sản

Bộ luật dân sự 2015 quy định những quyền và nghĩa vụ của các bên như sau:

a. Quyền của bên nhận giữ tài sản

Bên nhận giữ tài sản có các quyền sau đây:

- Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.

- Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.

- Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.

- Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

b. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

Bên giữ tài sản có các nghĩa vụ sau:

- Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

- Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

- Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

- Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

3. Mất xe nhưng không có vé, chủ hàng hàng có phải bồi thường không?

3.1 Trường hợp có thỏa thuận trông giữ xe

Trong trường hợp giữa khách hàng và chủ nhà hàng (hoặc bảo vệ trông giữ xe của nhà hàng) có trao đổi, thỏa thuận với nhau về việc trông giữ xe thì giữa khách hàng và nhà hàng đã hình thành nên một thỏa thuận trông giữ tài sản.

Bên giữ là khách hàng, có quyền yêu cầu nhà hàng (bên nhận giữ) phải bảo quản xe cho mình và trả lại khi có yêu cầu. Ngược lại, nhà hàng cũng có quyền yêu cầu khách hàng phải nhận lại xe và gửi tiền công. Do đó, khi bị mất xe, khách hàng có quyền yêu  cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng (điều 556 Bộ luật dân sự 2015). Việc bồi thường thiệt hại cũng chính là nghĩa vụ của chủ nhà hàng phải làm. 

3.2 Trường hợp không có thỏa thuận trông giữ xe

Hiện nay, nhiều nhà hàng áp dụng treo biển báo không giữ xe, hoặc khách hàng phải tự bảo quản tài sản của mình,... Vậy trong trường hợp này, khi mất xe khách hàng có được bồi thường hay không?

Căn cứ vào quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản cũng như quyền và trách nhiệm của bên gửi và bên nhận giữ tài sản, có thể thấy không có thỏa thuận gửi giữ xe giữa hai bên. Vì thế, cũng không có một hợp đồng gửi giữ tài sản nào được tạo ra. Chủ cửa hàng sẽ không phải bồi thường cho khách nếu khách hàng bị mất xe. 

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )