Những loại thuế chủ doanh nghiệp nhất định phải biết nếu không muốn cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt

Khi điều hành một doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp tự nhân phải tự mình lo rất nhiều chi phí, trong đó có một khoản dùng để đóng các loại thuế. Hãy cùng tìm hiểu các loại thuế chủ doanh nghiệp tư nhân cần đóng là gì qua bài viết dưới đây nhé

Khi điều hành một doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp tự nhân phải tự mình lo rất nhiều chi phí, trong đó có một khoản dùng để đóng các loại thuế. Hãy cùng tìm hiểu các loại thuế chủ doanh nghiệp tư nhân cần đóng là gì qua bài viết dưới đây nhé

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân là ai?

Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp được khá nhiều người lựa chọn bởi cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản cùng với chế độ một chủ sở hữu có trách nhiệm vô hạn,...  Vậy những ai có thể làm chủ doanh nghiệp tư nhân?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân chính là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình đứng ra làm Giám đốc/Tổng giám đốc, trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cũng có thể thuê người để làm các chức vụ đó. Dẫu vậy, trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân vẫn thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân.

2. Các loại thuế mà chủ doanh nghiệp tư nhân cần đóng gồm những gì?

Căn cứ pháp lý:

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 

- Luật Thuế thu nhập cá nhân

- Luật Thuế giá trị gia tăng

Đóng thuế chính là nghĩa vụ của mọi đối tượng chịu thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể cả các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, thông thường phải nộp các khoản thuế sau:

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đây là loại thuế mà bất kể doanh nghiệp nào hình thành và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

2. Thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp tư nhân là người phải nộp thuế cho cơ quan thuế. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động trước khi chi trả phần lương thực tế đó cho họ. 

3. Thuế giá trị gia tăng

Luật Thuế giá trị gia tăng quy định rằng, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng phải đóng thuế giá trị gia tăng.

4. Lệ phí môn bài

Đây là một trong những loại thuế doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải đóng, đánh trực tiếp vào giấy phép kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Sau khi thành lập doanh nghiệp phải có trách nhiệm kê khai và tiến hành đóng thuế giá trị gia tăng cho Chi cục Thuế.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân không đóng thuế sẽ bị xử phạt như thế nào?

Chủ doanh nghiệp tư nhân không thực hiện việc đóng thuế sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt, tùy thuộc vào hành vi, mức độ, tính chất của vi phạm. 

Theo quy định của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, chủ doanh nghiệp tư nhân không đón thuế sẽ bị xử phạt như sau: 

1. Xử phạt hành chính

- Cảnh cáo: Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định.

- Phạt tiền: 

Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.

Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.

Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.

Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định.

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về Tội trốn thuế, người nào thực 01 trong 9 hành vi trốn thuế (không nộp hồ sơ đăng ký thuế; Không nộp hồ sơ khai thuế; Nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp,...), trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc nếu dưới 100.000.000 triệu mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng (trở lên) và bị phạt tù 03 tháng tù (trở lên) tùy theo mức độ vi phạm.

 

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )