Sinh viên đi làm thực tập sinh ở các công ty, doanh nghiệp liệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Sinh viên đi làm thực tập tại các công ty, doanh nghiệp có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

Rất nhiều sinh viên hiện nay có xu hướng đi làm, đi thực tập từ sớm để tích lũy được kinh nghiệm và có thêm thu nhập cho bản thân mình. Vậy sinh viên đi làm thực tập tại các công ty, doanh nghiệp có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

1. Sinh viên đi làm, đi thực tập có phải là đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Luật thuế thu nhập cá nhân quy định về đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm các đối tượng sau

(1) Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

 (2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định của cá nhân cư trú trên. 

Vậy, nếu sinh thuộc các đối tượng trên thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân. 

 

Nhân viên thực tập cũng phải tính thuế thu nhập cá nhân

2. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật:

1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật,...

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền côn, phụ cấp, trợ cấp, ….

3. Thu nhập từ đầu tư vốn

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

6. Thu nhập từ trúng thưởng

7. Thu nhập từ bản quyền

8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Sinh viên nếu có các khoản thu nhập thuộc những khoản chịu thuế thu nhập cá nhân trên thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho thực tập sinh

 Theo khoản i Điều 25 thông tư số 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN: “Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập”.

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Khái quát về thuế thu nhập cá nhân?

     Cục thuế Hà Nội hướng dẫn, đối với trường hợp doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động mà ký hợp đồng học việc với nhân viên thực tập thì khi chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên, doanh nghiệp sẽ phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho nhân viên thực tập.

     Đối với trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, đối với khoản trợ cấp thôi việc, người lao động nghỉ việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động. Còn đối với khoản tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công chi trả cho người lao động thì khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

     Riêng đối với khoản hỗ trợ tài chính mà doanh nghiệp trả thêm cho người lao động sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động, nếu khoản chi này từ 2 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả, không phân biệt có mã số thuế hay chưa có mã số thuế.

     Theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC nếu cá nhân làm Bản cam kết 23/CK-TNCN chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì công ty tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN của cá nhân đó. Cá nhân chỉ được làm bản cam kết khi đã có mã số thuế TNCN.

     

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )