Sim không đăng ký chính chủ có bị khóa không?

Theo thông tin nhiều người nhận được thì từ 31/3/2023, thuê bao không đăng ký chính chủ và chuẩn hóa thông tin theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa. Mặc dù vậy ngày 01/4/2023, nhiều thuê bao sử dụng vẫn chưa bị khóa trong ngày 1-4. Vậy SIM không đăng ký chính chủ có bị khóa không?

Theo thông tin nhiều người nhận được thì từ 31/3/2023, thuê bao không đăng ký chính chủ và chuẩn hóa thông tin theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa. Mặc dù vậy ngày 01/4/2023, nhiều thuê bao sử dụng vẫn chưa bị khóa. Vậy SIM không đăng ký chính chủ có bị khóa không?

Vì sao nhiều người không có SIM chính chủ?

Theo tâm lý chung thì SIM điện thoại chỉ đơn giản dùng để liên lạc. Chính vì vậy mà người dùng không chú trọng đến việc  đăng ký của thuê bao nếu không ảnh hưởng đến nhu cầu.

Việc hiện nay nhiều thuê bao chưa được đăng ký chính chủ là do người dùng ngại các thủ tục bổ sung phiền phức, rắc rối. Bên cạnh đó, do việc mua SIM đã kích hoạt sẵn rất dễ dàng khi mua từ các cửa hàng không chính thức hoặc thông qua các kênh TMĐT giá rẻ. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp mua lại SIM từ người sử dụng trước nhưng không đi thay đổi thông tin.

Cách đăng ký SIM chính chủ để không bị khóa SIM vào 31/3 siêu đơn giản

Sim không đăng ký chính chủ có bị khóa không?

Ngày 24/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông và Điều 30 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện.

Trong đó, một nội dung quan trọng của Nghị định 49 là tiến hành thắt chặt việc quản lý đối với thuê bao di động trả trước. Theo Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP, các thuê bao di động sẽ phải cung cấp thông tin cá nhân chính xác (họ và tên, ngày sinh, số Căn cước công dân (CCCD)…) với các nhà mạng. 

Bên cạnh đó, mỗi CCCD sẽ chỉ được đăng ký tối đa 13 số thuê bao chính chủ và giới hạn cho từng loại SIM. Người dùng được đăng ký tối đa 3 SIM trả trước và 10 SIM trả sau.

Việc đăng ký thuê bao chính chủ thực hiện sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định 49 có hiệu lực. Các nhà mạng phải đảm bảo rằng toàn bộ các thông tin thuê bao sử dụng phải có trong cơ sở dữ liệu đúng theo quy định. Mặc dù vậy đến ngày 24/4/2018 thời điểm cuối cùng để các thuê bao bổ sung thông tin thuê bao và đăng ký SIM chính chủ vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Vì vậy, theo thông báo mới nhất tất cả các nhà mạng phải thông báo việc thay đổi cho người dùng chậm nhất vào ngày 15/3. Và sau ngày 31/3/2023, tất cả những thuê bao không chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa một chiều và nếu không cập nhật trong 15 ngày tiếp theo thì bị khóa hai chiều.

Trường hợp 30 ngày sau ngày 31/3 mà chủ thuê bao vẫn tiếp tục không thực hiện theo yêu cầu thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng với nhà mạng. Và SIM của người sử dụng sẽ không sử dụng được nữa.

Cách đăng ký sim chính chủ Viettel tại nhà đơn giản hiệu quả









5 / 5 ( 1 bình chọn )