Những điều cần lưu ý khi đi qua các trạm thu phí BOT?

Hiện nay, khi di chuyển trên đường, nhất là các tuyến đường cao tốc, ta rất dễ bắt gặp các trạm thu phí được xây dựng trên đó. Để được đi qua tuyến đường đó, người dân cần phải nộp một khoản tiền gọi là phí giao thông đường bộ. Vậy trạm thu phí là gì mà người dân cần phải thực hiện đóng phí khi đi qua chúng?

Hiện nay, khi di chuyển trên đường, nhất là các tuyến đường cao tốc, ta rất dễ bắt gặp các trạm thu phí được xây dựng trên đó. Để được đi qua tuyến đường đó, người dân cần phải nộp một khoản tiền gọi là phí giao thông đường bộ. Vậy trạm thu phí là gì mà người dân cần phải thực hiện đóng phí khi đi qua chúng?

1. Trạm thu phí BOT là gì? Tại sao phải đóng phí khi đi qua các trạm thu phí BOT?

Hiện nay, khi di chuyển trên đường, nhất là các tuyến đường cao tốc, ta rất dễ bắt gặp các trạm thu phí được xây dựng trên đó. Để được đi qua tuyến đường đó, người dân cần phải nộp một khoản tiền gọi là phí giao thông đường bộ. Vậy trạm thu phí là gì mà người dân cần phải thực hiện đóng phí khi đi qua chúng?

Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ (gọi tắt là trạm thu phí) là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Những trạm thu phí này hoạt động dựa theo nguyên tắc công khai, minh bạch và bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng, chỉ cung cấp thông tin khi có sự đồng ý của người sử dụng hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 Trạm thu phí BOT là những trạm chốt được lập tại các tuyến đường thuộc dự án BOT có chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó. Mục đích của việc thu phí nhằm chi trả, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì các tuyến đường giao thông. Đó cũng chính là lý do vì sao khi đi qua các trạm thu phí này phải đóng một khoản phí. 

2. Những lưu ý cần biết khi đi qua trạm thu phí BOT?

1. Đối tượng chịu phí

Theo điều 2 Nghị định 70/2021/TT-BTC , đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, có giấy chứng nhận kiểm định) gồm: Xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ô tô).

2. Đối tượng không chịu phí

Nghị định 70/2021/TT-BTC cũng quy định các đối tượng là xe ô tô không chịu phí sử dụng đường bộ như sau:

Xe ô tô thuộc đối tượng đối tượng chịu phí trên không chịu phí sử dụng đường bộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai.

2. Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

3. Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

4. Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên.

5. Xe ô tô của doanh nghiệp:

- Không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (chỉ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và không cấp Tem kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông vận tải);

- Chỉ sử dụng trong phạm vi Trung tâm sát hạch lái xe, nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp, công trường xây dựng (giao thông, thủy lợi, năng lượng).

- Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên.

- Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

Tuy nhiên, không áp dụng đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an.

Các trường hợp này không chịu phí nếu có đủ hồ sơ theo luật định.  

3. Các lỗi thường gặp khi đi qua trạm thu phí

Khi đi qua các trạm thu phí BOT, thường sẽ gặp phải những lỗi sau:

Thứ nhất, ô tô đi vào làn xe máy để trốn nộp phí. Nếu mắc phải lỗi này, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt tùy theo hành vi vi phạm:

- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng;

- Không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng;

- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng.

Thứ hai, xe đi vào làn thu phí tự động nhưng không dán thẻ thu phí

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;

Thứ ba, không đảm bảo khoảng cách dừng giữa các xe

Người lái xe không đảm bảo khoảng cách theo quy định trong trường hợp có biển báo có thể bị phạt tiền từ sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 triệu đồng về hành vi không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”..

Thứ tư, xe dừng đỗ quá thời gian quy định tại trạm thu phí

Thông thường, để tránh gây ách tắc khi di chuyển qua các trạm thu phí, hầu hết các trạm thu phí đều đặt biển báo “Cấm dừng xe quá 05 phút” để chủ phương tiện nhận biết và thực hiện. Nếu quá thời hạn trên, người lái xe có thể bị xử phạt hành chính theo một trong các lỗi sau:

- Phạt 1.000.000 đồng - 2.000.000 triệu đồng: Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông

- Phạt 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng: Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Xử phạt đối với các hành vi này được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP  Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

 

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )