Bố mẹ làm giấy khai sinh muộn cho con có bị phạt không?

Giấy khai sinh là loại giấy tờ quan trọng, không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó, nhiều bố mẹ không làm giấy khai sinh cho con của mình từ lúc chúng mới sinh, khiến trẻ bị thiệt thòi khi đi học,... Vậy, việc làm giấy khai sinh muộn cho con của bố mẹ theo pháp luật thì có bị xử phạt không?

Giấy khai sinh là loại giấy tờ quan trọng, không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó, nhiều bố mẹ không làm giấy khai sinh cho con của mình từ lúc chúng mới sinh, khiến trẻ bị thiệt thòi khi đi học,... Vậy, việc làm giấy khai sinh muộn cho con của bố mẹ theo pháp luật thì có bị xử phạt không?

1. Giấy khai sinh là gì? 

Luật Hộ tịch 2014 giải thích rằng, giấy khai sinh chính là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. 

Nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân, bao gồm các mục như:

(1) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

(2) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

(3) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Giấy khai sinh dùng để làm gì theo quy định năm 2022

2. Ai có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con?

Cũng tại Luật hộ tịch, trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con cái được quy định thuộc về những người sau:

- Bố hoặc mẹ của đứa trẻ: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con;

-  Ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em: trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì những người này có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

3. Làm giấy khai sinh muộn cho con có bị phạt không?

Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận rằng, trẻ em từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

Vì thế, việc cha mẹ không làm giấy khai sinh cho con, làm giấy khai sinh muộn cho con là vi phạm đến quyền được khai sinh của mỗi cá nhân. 

Trước đây, tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định rằng, nếu quá thời hạn quy định mà chưa làm đăng ký cho con, thì bố, mẹ hoặc người có nghĩa vụ đăng ký khai sinh sẽ bị phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định phạt cảnh cáo khi làm đăng ký khai sinh cho con muộn.

Như vậy, theo quy định mới hiện nay đã không còn quy định phạt khi đăng ký khai sinh cho con quá thời hạn quy định.

Dẫu vậy, cha mẹ vẫn nên làm giấy khai sinh cho con trong thời gian quy định để đảm bảo các quyền lợi của con được đăng ký khai sinh.

4. Cần đến đâu để làm giấy khai sinh cho con?

Theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Theo đó, thẩm quyền đăng ký khai sinh được cụ thể như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

(1) Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

(2) Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

- Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

- Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

5 / 5 ( 1 bình chọn )