BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 133/2004/TT-BTC | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2004 |
Căn cứ các văn bản pháp Luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế đối với đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam;
Căn cứ vào các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ đang có hiệu lực thi hành;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nội dung cơ bản của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp định) như sau:
Thông tư này điều chỉnh các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
1.1. Có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một cá nhân; hoặc
1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có lính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức.
2. Theo pháp luật Việt Nam, các đối tượng sau đây được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam:
2.1. Cá nhân là người mang quốc tịch Việt Nam, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại việt Nam, người nước ngoài có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục cho năm tính thuế đầu tiên kể từ khi người đó đến Việt Nam và 183 ngày trở lên tính cho những năm dương lịch tiếp theo, trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là 01 (một) ngày.
2.2. Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp Luật tại Việt Nam như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
3. Trường hợp căn cứ vào quy định tại điểm 1.1 và 1.2 trên đây, nếu một đối tượng vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ưu tiên dưới đây để xác định đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam:
3.1. Đối với cá nhân:
3.1.1. Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê thực quyền sử dụng của đối tượng đó) thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.1.2. Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam như việc làm, có địa điểm kinh doanh, nơi quản lý tài sản cá nhân, hoặc có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam như quan hệ gia đình, xã hội (ví dụ: hội viên các đoàn thể xã hội, hiệp hội nghề nghiệp,...),... thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.1.3. Nếu không xác định được cá nhân đó có quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân tại nước nào chặt chẽ hơn hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở nước nào, nhưng cá nhân đó có thời gian có mặt tại Việt Nam nhiều hơn trong năm tính thuế thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.1.4. Nếu cá nhân đó thường xuyên có mặt cả ở Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cũng như không có mặt thường xuyên ở cả hai nước nhưng cá nhân đó mang quốc tịch Việt Nam thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.1.5. Nếu cá nhân đó mang quốc tịch của cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc không mang quốc tịch của cả hai nước thì Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này thông qua thủ tục thỏa thuận song phương với Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
3.2. Đối với công ty, tổ chức kinh doanh:
3.2.1. Nếu đối tượng đó được thành lập tại Việt Nam thì đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam.
3.2.2. Trường hợp đối tượng đó thành lập ở cả hai nước thì nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước sẽ xác định đối tượng đó chỉ là đối tượng cư trú của một trong hai nước bằng một thỏa thuận chung; hoặc nếu đối tượng đó có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam thì đối tượng đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam.
Trụ sở điều hành thực tế của một doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp đặt cơ quan để tổ chức, điều hành và ra các quyết định chủ yếu về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trụ sở điều hành thực tế thường là nơi các cán bộ cao cấp (ví dụ như Ban lãnh đạo) họp, xem xét, thảo luận và đưa ra các quyết định quản lý hoặc nơi ghi chép và lưu giữ các sổ sách kế toán quan trọng để thực hiện các quyết định về sản xuất, kinh doanh hoặc các tiêu thức khác có tính chất tương tự.
Các quy định về đối tượng cư trú như trên được nêu tại Điều khoản Đối tượng cư trú (thường là Điều 4) của Hiệp định.
II. MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NGOẠI GIAO, LÃNH SỰ
Theo Hiệp định, các quy định tại Hiệp định sẽ không ảnh hưởng đến quyền miễn trừ của các thành viên cơ quan ngoại giao, lãnh sự được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Quy định về miễn trừ đối với cơ quan ngoại giao, lãnh sự như trên được nêu tại Điều khoản Thành viên cơ quan lãnh sự, ngoại giao (thường là Điều 27) của Hiệp định.
III. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG LUẬT TRONG NƯỚC VÀ HIỆP ĐỊNH
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại Luật thuế trong nước thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định.
2. Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với Luật thuế trong nước. Ví dụ: trường hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó nhưng Luật thuế Việt Nam chưa có quy định thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thấp hơn thì áp dụng theo quy định của Luật thuế Việt Nam.
3. Khi Việt Nam thực hiện các quy định tại Hiệp định, vào từng thời điểm nhất định các từ ngữ chưa được định nghĩa trong Hiệp định sẽ có nghĩa như quy định tại Luật của Việt Nam theo mục đích thuế tại thời điểm đó, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác.
4. Thông tư này hướng dẫn thực hiện nội dung cơ bản của các Hiệp định. Khi áp dụng, xử lý về thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định cụ thể tại từng Hiệp định (bao gồm cả Nghị định thư và/hoặc Thư trao đổi nếu có) đã có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này).
B. THUẾ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THU NHẬP
Theo quy định tại Hiệp định, bất động sản có tại Việt Nam được định nghĩa theo Điều 181: Bất động sản và động sản tại Luật Dân sự của Việt Nam và gồm cả những tài sản phụ kèm theo bất động sản, đàn gia súc và thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, các quyền lợi được áp dụng theo quy định tại Luật đất đai, quyền sử dụng bất động sản, quyền được hưởng các khoản thanh toán trả cho việc khai thác hoặc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Các loại tầu thủy, thuyền, máy bay không được coi là bất dộng sản.
Ví dụ 1: Một đối tượng cư trú nước ngoài sẽ được coi là có bất động sản tại Việt Nam nếu đối tượng đó sở hữu các tài sản không di dời được tại Việt Nam như nhà ở, công trình xây dựng. hoặc có quyền sử dụng đất tại Việt Nam (theo Điều 181: Bất động sản và động sản của Luật dân sự) và nếu đối tượng đó có một đàn gia súc tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất này thì đàn gia súc đó cũng được coi là bất động sản tại Việt Nam.
Theo quy định tại Hiệp định, tất cả các loại thu nhập do một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ việc trực tiếp sử dụng khai thác hoặc cho thuê các loại bất động sản tại Việt Nam, kể cả bất dộng sản của doanh nghiệp hoặc của cá nhân hành nghề độc lập phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 2: Một Việt kiều X là một đối tượng cư trú của Xing-ga-po sở hữu một căn nhà tại Việt Nam và sử dụng căn nhà đó với mục đính cho thuê. Thu nhập từ việc cho thuê căn nhà này sẽ phải chịu thuế thu nhập tại Việt Nam dù rằng người đó không có mặt tại Việt Nam trong suốt thời kỳ tính thuế.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ bất động sản như trên được nêu tại Điều khoản Thu nhập từ bất động sản (thường là Điều 6) của Hiệp định.
II. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động kinh doanh
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập của các doanh nghiệp của Nước ký kết (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, không bao gồm các khoản thu nhập được nêu tại mục I, và các mục từ mục III đến mục XVII Phần B Thông tư này.
2.1. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị tính thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.
2.1.1. Định nghĩa cơ sở trường trú
2.1.1.1. Theo quy định tại Hiệp định, "cơ sở thường trú" là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.
Một doanh nghiệp của Nước ký kết được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu hội đủ ba điều kiện dưới đây:
a) Duy trì tại Việt Nam một "cơ sở", ví dụ như một tòa nhà, một văn phòng hoặc một phần của tòa nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc thiết bị,...; và
b) Cơ Sở này có tính chất cố định, nghĩa là được thiết lập tại một địa điểm xác định và/hoặc được duy trì thường xuyên. Tính cố định của cơ sở kinh doanh không nhất thiết phụ thuộc vào việc cơ sở đó phải được gắn liền với một vị trí địa lý cụ thể trong một độ dài thời gian nhất định; và
c) Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này.
Ví dụ 3: Công ty X của Trung Quốc mở một gian hàng tại một khu chợ tết của Việt Nam thông qua gian hàng này công ty X bán các hàng hóa tại hội chợ. Khi đó, gian hàng này sẽ được coi là cơ sở thường trú của công ty X tại Việt Nam.
2.1.1.2. Một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp chủ yếu sau đây:
a) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam: trụ sở điều hành, chi nhánh (như chi nhánh công ty Luật, chi nhánh văn phòng nước ngoài, chi nhánh các công ty thuốc lá, chi nhánh ngân hàng,...). văn phòng (kể cả văn phòng đại diện thương mại nếu có thương lượng, ký kết hợp đồng thương mại), nhà máy, xưởng sản xuất, mỏ, giếng dầu hoặc khí, kho giao nhận hàng hóa, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc có các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam.
Ví dụ 4: Một nhà thầu phụ nước ngoài sử dụng phương tiện, thiết bị và nhân công tham gia vào hoạt động khoan thăm dò dầu khí tại Việt Nam sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam.
b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một địa điểm xây dựng, một công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp, hoặc tiến hành các hoạt động giám sát liên quan đến các địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp nói trên với điều kiện các địa điểm, công trình hoặc các hoạt động giám sát đó kéo dài hơn 6 tháng hoặc 3 tháng (tùy theo từng Hiệp định cụ thể) tại Việt Nam.
Địa điểm, công trình xây dựng hoặc lấp đạt bao gồm địa điểm, công trình xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, lắp đặt đường ống, khai quật, nạo vét sông ngòi,... Thời gian (6 tháng hoặc 3 tháng) được tính từ ngày nhà thầu bắt đầu công việc chuẩn bị cho công trình xây dựng tại Việt Nam, như thành lập văn phòng xây dựng kế hoạch thi công, cho đến khi công trình hoàn thiện, bàn giao toàn bộ tại Việt Nam kể cả thời gian công trình bi gián đoạn do mọi nguyên nhân.
Các nhà thấu phụ của Nước ký kết tham gia vào các công trình xây dựng hoặc lắp đặt nêu trên cũng được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua cơ sở thường trú nếu hội đủ các điều kiện tại điểm 2.1.1.1 nêu trên.
Thời gian thực hiện công trình để xác định cơ sở thường trú cho nhà thầu chính bao gồm tổng cộng thời gian thực hiện các phần hợp đồng của các nhà thầu phụ và thời gian thực hiện của nhà thầu chính.
Ví dụ 5: Công ty Z của Nhật Bản trúng thầu xây dựng một chiếc cầu tại Việt Nam. Hoạt đang thi công cầu diễn ra như sau: 5 tháng thi công xây dựng trụ cầu do một nhà thầu phụ Y đảm nhiệm và 3 tháng thi công sàn cầu và hoàn thiện do nhà thầu Z tự thực hiện. Trong trường hợp này, công ty Z được coi là tiến hành hoạt đang kinh doanh tại Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú vì tổng thời gian thi công cầu là 8 tháng (5 tháng + 3 tháng).
c) Doanh nghiệp đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn ở
Việt Nam thông qua nhân viên của doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại Việt Nam trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai đoạn 12 tháng.
Ví dụ 6. Năm 2000, hãng sản xuất máy bay Đ của Thụy Điển ký hợp đồng dịch vụ bảo dưỡng máy bay với hãng Hàng không Việt Nam Theo hợp đồng này, trong giai đoạn 12 tháng, hãng đã củ các đoàn chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam làm việc với tổng số thời gian có mặt tại Việt Nam 190 ngày (vượt quá thời hạn 183 ngày). Như vậy, hãng Đ được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một đại lý môi giới, đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác, nếu các đại lý đó dành toàn bộ hoặc đa phần hoạt động của mình cho doanh nghiệp đó (đại lý phụ thuộc).
Ví dụ 7. Công ty V là đối tượng cư trú của Việt Nam ký hợp đồng đại lý với chức năng lưu kho và giao sản phẩm sơn cho một công ty H là đối tượng cư trú của Anh. Theo quy định tại hợp đồng công ty V không được phép làm đại lý cho bất cứ một nhà sản xuất hoặc phân phối sơn nào khác. Trường hợp này mặc dù không có chức năng ký kết hợp đồng hoặc thu tiền tại Việt Nam nhưng công ty V đã trở thành đại lý phụ thuộc không còn là đại lý độc lập nữa. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam Anh ( khoản 6 Điều 5: Cơ sở thường trú) công ty H được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
e) Doanh nghiệp đó ủy quyền cho một đối tượng tại Việt Nam:
Thẩm quyển thường xuyên thương lượng, ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp đó; hoặc
Không có thẩm quyền thương lượng, ký kết hợp đồng, nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho doanh nghiệp đó giao hàng hóa tại Việt Nam.
2.1.1.3. Một doanh nghiệp nước ngoài sẽ được coi là không có cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp đó sử dụng các phương tiện chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một kho hàng hóa chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hoặc để cho một doanh nghiệp khác gia công;
c) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhầm mục đích mua hàng hóa hoặc thu thập thông tin cho doanh nghiệp;
d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chi nhằm mục đích tiến hành các hoạt động chuẩn bị hoặc phụ trợ cho doanh nghiệp;
2.1.1.4. Trường hợp một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát bởi một công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam, hoặc đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (có thể thông qua cơ sở thường trú hoặc dưới hình thức khác) sẽ không làm cho bất kỳ công ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.
Ví dụ như một doanh nghiệp nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn này sẽ không được coi là cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài đó.
2.1.2. Xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú
2.1.2.1. Trường hợp cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép hoạt đang kinh doanh tại Việt Nam và nộp thuế theo phương pháp kê khai, việc xác định thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú được thực hiện như các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo các vãn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai.
2.1.2.2. Trường hợp các vãn bản hướng dẫn được quy định cho từng loại hình cơ sở thường trú (ví dụ: chi nhánh của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam) thì thực hiện theo các quy định tương ứng.
2.1.2.3. Trường hợp cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh như trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa họ với tổ chức, cá nhân Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của các điểm 2.1.2.1 và 2.1.2.2 nêu trên thì thu nhập chiu thuế được xác đinh theo các quy định về chế độ thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài.
2.1.2.4. Khi xác định thu nhập phân bổ của trụ sở chính cho cơ sở thường trú, cơ sở thường trú sẽ được coi là một doanh nghiệp độc lập cùng tiến hành các hoạt động như nhau hay tương tự trong các điều kiện như nhau hay tương tự và hoàn toàn độc lập với trụ sở chính của cơ sở thường trú đó.
Các quy định về thuế đối với thu nhập kinh doanh như trên được nêu tại Điều khoản Cơ sở thường trú (thường là Điều 5) và Điều khoản Thu nhập kinh doanh (thường là Điều 7) của Hiệp định.
2.2. Trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc tham gia thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Theo quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam các doanh nghiệp nước ngoài có thể tiến hành kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc thành lập các pháp nhân tại Việt Nam như các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Theo quy định tại Hiệp định. các pháp nhân này có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh như các doanh nghiệp Việt Nam khác theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Trong đó, phần thu nhập của doanh nghiệp nước ngoài nhận được dưới hành thức lợi nhuận được chia của nhà đầu tư hoặc thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn góp (nếu có) sẽ được thực hiện theo quy định của các điều khoản tương ứng của Hiệp định như quy định về Thu nhập từ lãi cổ phần hoặc Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản.
Ví dụ 8: Công ty T của Trung Quốc góp vốn thành lập công ty liên doanh X tại Việt Nam. Thu nhập liên doanh X thu được từ hoạt động kinh doanh phải nộp thuế thu nhập như bất cứ pháp nhân Việt Nam nào khác. Các khoản thu nhập Công ty T nhận được từ liên doanh X, dù có bản chất chung là thu nhập từ hoạt đang kinh doanh của công ty T tại Việt Nam nhưng theo Hiệp định, sẽ được xử lý về thuế theo các quy định tại các điều khoản khác nhau của Hiệp định (nêu tại các mục IV: Thu nhập từ tiền lãi cổ phần, mục V: Thu nhập là lãi tiền cho vay, mục VI: Thu nhập từ tiền bản quyền và mục VII: Thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật tại Phần B của Thông tư này).
III. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI QUỐC TẾ
1. Định nghĩa vận tải quốc tế
Theo quy định tại Hiệp định, vận tải quốc tế là các hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng tầu thủy hoặc máy bay (một số trường hợp được quy định tại từng Hiệp định cụ thể có thể bao gồm cả phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy trong đất liền, dưới đây được gọi chung là phương tiện vận tải) do doanh nghiệp của Nước ký kết thực hiện, trừ trường hợp các hoạt động vận chuyển đó chỉ diễn ra giữa hai địa điểm của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 9: Một doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa tại Việt Nam. Các hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa sau đây của doanh nghiệp này sẽ được coi là hoạt động vận tải quốc tế.
- Vận chuyển hàng hóa hành khách từ một địa điểm ở Việt Nam đến một địa điểm tại Nhật Bản (kể cả hàng hóa, hành khách đó từ Hải Phòng qua thành phố Hồ Chí Minh và Ô-sa-ka để đến Tô- ky-ô);
- Vận chuyển hàng hóa, hành khách từ một địa điểm ở Việt Nam đến một địa điểm ngoài Việt Nam (ví dụ Xing-ga-po);
Trường hợp tầu của doanh nghiệp Nhật Bản nêu trên vận chuyển hành khách du lịch theo dịch vụ trọn gói cho hành trình thành phố Hồ Chí Minh Xing-ga-po - Hải Phòng; tầu khởi hành tại thành phố Hồ Chí Minh và cập cảng tại Xing-ga-po, toàn bộ hành khách sau khi thăm Xing-ga-po quay trở lại tầu để về Hải phòng. Tại Xing-ga-po con tầu này không nhận thêm bất ký hành khách nào. Như vậy hành trình vận tải hành khách trên đây không được coi là vận tải quốc tế (mặc dù hải trình của tầu có chặng vận chuyển diễn ra ngoài Việt Nam nhưng điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng đều ở tại Việt Nam).
2. Xác định đối tượng thực hưởng
Tùy theo từng Hiệp định, doanh nghiệp của Nước ký kết thực hiện hoạt động vận tải quốc tế được xác định theo các tiêu thức sau:
2.1. Doanh nghiệp do đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam điều hành; hoặc
2.2. Doanh nghiệp có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam hoặc tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam;
với điều kiện doanh nghiệp đó sở hữu hoặc có quyển sử dụng toàn bộ ít nhất một phương tiện vận tải và sử dụng phương tiện này vào việc vận tải hành khách và/hoặc hàng hóa trong hành trình vận tải quốc tế (được gọi là phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp)
Tùy theo quy định tại từng Hiệp định, thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế của các đối tượng nêu tại điểm 2 trên đây sẽ được miễn hoặc giảm thuế tại Việt Nam hoặc tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Phạm vi áp dụng miễn, giảm thuế tại Việt Nam tại đối với doanh nghiệp của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam bao gồm:
3.1. Thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế bằng phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp và từ các hoạt động phụ trợ đi liền với hoạt động vận tải quốc tế này, cụ thể:
3.1.1. Doanh thu từ hoạt động vận tải quốc tế bằng phương tiện vận tải do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp và xuất chứng từ vận tải (xuất vé, vận đơn hoặc bản lược khai (mamfest) vận chuyển hành khách và hàng hỏa).
3.1.2. Doanh thu từ việc cho thuê một phần phương tiện vận tải (còn gọi là cho thuê chỗ) hoặc cho thuê toàn bộ phương tiện vận tải theo từng chuyến do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp.
Ví dụ 10: Hãng tầu A của Nhật Bản nhận chở hàng hóa của công ty C từ Việt Nam đi Hà Lan với mức cước phí là 300 đô la Mỹ. Hãng tầu A không có tầu điều hành trực tiếp mà thuê chỗ trên tầu của hãng tầu B của Thái Lan với mức phí là 250 đô la Mỹ. Ngoài việc chở hàng cho hãng tẩu A như trên, hãng tầu B còn trực tiếp chở hàng cho các khách hàng khác trên cùng tuyến với số cước thu được là 200 đô la Mỹ. Trong trường hợp này:
- Đối với hãng tầu A: số tiền 300 đô la Mỹ thu được từ việc nhận chở hàng cho Công ty C hoặc số tiền 50 đô la Mỹ thu được do chênh lệch từ việc nhận chở hàng cho Công ty C và thuê chỗ trên tầu của hăng B đều không được coi là thu nhập từ vận tải quốc tế bằng tầu biển để được miễn giảm theo Hiệp định Việt Nam Nhật Bản do hãng A không trực tiếp điểu hành tầu (mà chỉ mua chỗ toàn chặng trên tầu của hãng tầu B) nên vẫn phải nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với hãng tầu B: số tiền cước 450 đô la Mỹ được coi là thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế thuộc diện được giảm thuế theo Hiệp định Việt Nam - Thái Lan (giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp, có nghĩa là giảm 0,5% thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3% thuế cước phải nộp).
3.1.3. Doanh thu từ hoạt động vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách khi tham gia liên doanh khai thác tuyến vận tải quốc tế với điều kiện doanh nghiệp tham gia liên doanh trên cơ sở đóng góp phương tiện vận tải do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp hoặc đóng góp chi phí cho hoạt động của phương tiện vận tải do liên danh điều hành trực tiếp và các bên sử dụng chứng từ vận tải riêng biệt. Trong trường hợp này, doanh thu được xác định trên cơ sở chứng từ vận tải do doanh nghiệp là bên liên danh phát hành nhưng không vượt quá hạn mức chỗ trống của phương tiện vận tải mà doanh nghiệp được phép khai thác theo thỏa thuận liên danh.
3.1.4. Doanh thu từ hoạt động vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa do doanh nghiệp xuất chứng từ vận tải quốc tế được chuyên chở trên phương tiện vận tải do doanh nghiệp khác điều hành với một trong hai điều kiện sau đây:
a) Chặng vận chuyển đó là một phần trong hành trình vận chuyển quốc tế bằng tầu thủy hoặc máy bay do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp và được ghi trong chứng từ vận tải do chính doanh nghiệp phát hành;
Ví dụ 11: Cũng với Ví dụ 10 nêu trên, Hãng tầu A của Nhật Bản nhận chở hàng hóa của công ty C từ Việt Nam đi Hà Lan với mức cước phí là 300 đô la Mỹ. Tuy nhiên, hãng tầu A có tầu A1 do hãng trực tiếp điều hành vận chuyển hàng hóa chặng hai từ Xing-ga-po đến Hà Lan. Chặng một từ Việt Nam đi Xing-ga-po, hãng A phải thuê hãng tàu B của Thái Lan vận chuyển hàng với chi phí là 50 đô la Mỹ.
- Đối với hãng tầu A: số tiền 250 đô la Mỹ (300 - 50) thu được từ việc trực tiếp vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế thuộc diện được giảm thuế theo Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (giảm 1% thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3% thuế cước phải nộp).
- Đối với hãng tầu B: số tiền cước 50 đô la Mỹ được coi là thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế thuộc diện được giảm thuế theo Hiệp định Việt Nam - Thái Lan (giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp, có nghĩa là giảm 0,5% thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3% thuế cước phải nộp).
b) Việc chuyên chở đó được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hoán đổi một phần phương tiện vận tải (được gọi là hoán đổi chỗ) do chính doanh nghiệp điều hành trực tiếp để đổi lại doanh nghiệp được sử dụng một phần tương ứng phương tiện vận tải do doanh nghiệp khác điều hành. Trong trường hợp này, doanh thu được xác định trên cơ sở các chứng từ vận tải do chính doanh nghiệp phát hành nhưng không vượt quá hạn mức chỗ trống mà doanh nghiệp được khai thác miễn phí trên phương tiện của hãng đối tác theo thỏa thuận hoán đổi chỗ.
3.1.5. Thu nhập từ việc cho thuê ngắn hạn (lưu) container với tính chất là hoạt động phụ kèm theo hoạt động của phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp nêu tại Hiệp định có quy định.
Tính chất hoạt động phụ kèm theo hoạt động của phương tiện vận tải của việc cho thuê ngắn hạn (lưu) container được xác đinh là container đi liền với phương tiện vận tải có vào cảng Việt Nam, container đang chữa hàng vận chuyển nhập khẩu và phí sử dụng container đã được bao gồm trong giá cước vận chuyển; thu nhập cho thuê ngắn hạn container phát sinh do bên nhận hàng lưu giữ container quá thời hạn sử dụng miễn phí.
3.1.6. Doanh thu từ việc cho thuê tầu thủy hoặc máy bay trống (được gọi chung là thuê tầu trống) có tính chất phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế của phương tiện vận tải do doanh nghiệp điều hành trực tiếp nếu được quy định cụ thể tại Hiệp định và thỏa mãn cả ba điều kiện sau đây:
a) Phương tiện vận tải đang được doanh nghiệp sử dụng trong vận tải quốc tế, và
b) Tổng thời gian cho thuê ngắn hơn thời gian phương tiện được sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế của chính doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc năm dương lịch; và
c) Bên đi thuê không được thay đổi tên và hô hiệu của phương tiện vận tải.
Thuê tầu trống là bên đi thuê chịu trách nhiệm toàn bộ về việc điều hành và kiểm soát sự vận hành của tầu bao gồm hoa tiêu nhân lực, nhiên liệu, sửa chữa, vận hành, phí bảo hiểm và các chi phí khác để tầu hoạt động theo các quy định về hàng hải và hàng không. Bên cho thuê không chịu bất kỳ chi phí hay nghĩa vụ gì về hoạt động của tầu.
Doanh thu được nêu tại các điểm 3.1.5 và 3.1.6 trên đây sẽ không được coi là doanh thu từ các hoạt động phụ trợ đi liền với hoạt động vận tải quốc tế để áp dụng Hiệp định nếu doanh nghiệp không phát sinh các khoản doanh thu được nêu tại điểm 3.1.1, 3.1.2. 3.1.3 hoặc 3.1.4.
3.2.Trường hợp hai hoặc nhiều doanh nghiệp có hoạt động liên danh đề tạo thành một tổ chức liên danh hoặc hợp danh không có tư cách pháp nhân thực hiện hoạt động vận tải quốc tế bằng phương tiện vận tải do tổ chức liên danh hoặc hợp danh điều hành trực tiếp và chứng từ vận tải được xuất dưới tên của tổ chức liên danh hoặc hợp danh thì việc xác định phạm vi áp dụng miễn. giảm thuế theo Hiệp định được thực hiện riêng biệt cho từng bên liên danh hoặc hợp danh theo Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và nước nơi bên liên doanh hoặc hợp danh là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế. Căn cứ xác định doanh thu miễn, giảm thuế được áp dụng tương tự như quy định tại điểm 3.1 và được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu chia cho bên liên danh hoặc hợp danh theo hợp đồng hoặc thỏa thuận liên doanh hoặc hợp danh.
Ví dụ 12: Liên đanh hàng không SCăng-đi-na-via (SAS) có hoạt động vận chuyển hành khách quốc tế tại Việt Nam đi các nước Bắc Âu. Như vậy doanh thu của hãng phát sinh tại Việt Nam sẽ được phân bổ cho các bên tham gia góp vốn điều hành liên danh hàng không SAS là các đối tượng cư trú tại Na-uy, Đan Mạch hoặc Thụy Điển để áp dụng theo từng Hiệp định có liên quan.
Khi kê khai nghĩa vụ thuế, các doanh nghiệp trên phải hạch toán riêng các khoản thu nhập được nêu trên để được xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với quy định về thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế. Trong mọi trường hợp doanh thu xét miễn. giảm thuế không vượt quá doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động vận tải quốc tế theo các vãn bản quy định có liên quan.
Trường hợp Hiệp định (như Hiệp định với Thái Lan và Phi-lip-pin) quy định chỉ giảm thuế thu nhập theo một tỷ lệ thì doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ vận tải quốc tế theo phần tỷ lệ không được giảm. Doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa hai địa điểm tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ vận tải quốc tế như trên được nêu tại Điều khoản Vận tải quốc tế (thường là Điều 8) của Hiệp định.
IV. THU NHẬP TỪ TIỀN LÃI CỔ PHẦN
1. Định nghĩa tiền lãi cổ phần
Theo quy định tại Hiệp định, tiền lãi cổ phần là khoản tiền được trích từ thu nhập sau thuế của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trả cho các cồ đông khoản tiền được trích từ thu nhập sau thuế của doanh nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài trả cho bên nước ngoài, thu nhập từ các hoạt động đầu tư (gián tiếp) ở nước ngoài (không kể lãi từ tiền cho vay theo quy định của mục V: Thu nhập là lãi tiền cho vay Phần B của Thông tư này) của các đối tượng cư trú Việt Nam, và thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được Nước ký kết xử lý thuế như lãi cổ phần.
Ví dụ 13: Doanh nghiệp S của Việt Nam đầu tư tại các nước X và Y với tình hình thu nhập và nộp thuế theo quy định của nước X và Y như sau:
Số thứ tự |
| Nước X | Nước Y |
1 | Thu nhập trước thuế | 100 | 100 |
2 | Thuế thu nhập 28% | 28 | 28 |
3 | Thu nhập sau thuế | 72 | 72 |
4 | Thuế thu nhập đối với tiền lãi cổ phần | 14,4 (thuế suất 20%) | Không coi là lãi cổ phần |
5 | Thu nhập thực nhận | 57,6 | 72 |
Như vậy doanh nghiệp S, trong phạm vi Hiệp định với nước X, được coi là có tiền lãi cổ phần từ nước ngoài là 72; trong phạm vi Hiệp định với nước Y, không có tiền lãi cổ phần.
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo một thuế suất giới hạn tùy theo từng Hiệp định (thường không quá 15%) với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
2.2 Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được tiền lãi cổ phần của một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập theo như quy định tại điểm 2.1 nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).
2.3. Trường hợp một đối tượng cư trú nhận được tiền lãi cổ phần mà Luật thuế Việt Nam không quy định việc thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 14: Một công ty của Anh đầu tư 14 triệu đô la Mỹ vào một liên doanh tại Việt Nam, trong năm 2003 đã được chia và chuyển một số thu nhập ra nước ngoài. Mặc dù theo Hiệp định Việt Nam - Anh (khoản 2.a Điều 10: Tiền lãi cổ phần), Việt Nam có quyền thu thuế đối với số thu nhập chuyển ra nước ngoài với thuế suất 7%. Nhưng theo quy định của Luật thuế hiện hành, Việt Nam không thu thuế đối với khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài này nên Công ty Anh không phải nộp thuế đối với số thu nhập chuyển ra ngoài nêu trên.
3. Xác đinh đối tượng thực hưởng
Theo quy định tại Hiệp định, các quy định về thuế đối với tiền lãi cổ phần chi áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng lợi ích của cổ phần nghĩa là các cổ đông.
Do dó, sẽ không áp dụng đối với:
3.1. Đối tượng nhận khoản thanh toán tiền lãi cổ phần nhưng không phải là cổ đông.
3.2. Tiền lãi cổ phần do công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú đật tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 15: Chi nhánh ngân hàng CV là chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của ngân hàng C của Pháp mua cổ phần tại một công ty cồ phần của Việt Nam và được chia một khoản lãi cổ phần. Theo yêu cầu của cli nhánh CV, khoản tiền lãi cổ phần đó được chuyển thẳng cho ngân hàng C có trụ sở chinh tại Pari. Trong trường hợp này, người thực hưởng tiền lãi cổ phần là chi nhánh CV, không phải ngân hàng C. Do chi nhánh CV là một cơ sở thường trú của ngân hàng C tại Việt Nam nên theo quy định của Hiệp định Việt Nam Pháp (khoản 5 Điều lo: Tiền lãi cổ phấn). các quy định về thuế đối với tiền lãi cổ phần sẽ không áp dụng đối với ngân hàng C mà các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh sẽ được áp dụng (Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp. Hiệp định Việt Nam Pháp).
3.3. Tiền lãi cổ phần do công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ ls: Ngân hàng V của Việt Nam có một chi nhánh VC tại nước L là Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. Theo Luật của nước L, chi nhánh VC được coi là một cơ sở thường trú của ngân hàng V tại nước đó. Chi nhánh VC mua cổ phần của một công ty tại Việt Nam và được chia lãi cổ phần. Trong trường hợp này, các quy định về thuế đối với tiền lãi cổ phần tại Hiệp định Việt Nam L sẽ không được áp dụng.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần như trên được nêu tại Điều khoản Tiền lãi cổ phần (thường là Điều 10) của Hiệp định.
V. THU NHẬP LÀ LÃI TIỀN CHO VAY
1. Định nghĩa lãi tiền cho vay
Theo quy định tại Hiệp định, "lãi tiền cho vay" là thu nhập từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào, có hoặc không được đảm bảo bằng thế chấp và có hoặc không có quyền được hưởng lợi tức của người đi vay, và đặc biệt là khoản thu nhập từ chứng khoán của Chính phủ và thu nhập từ trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường, bao gồm cả tiền thưởng và giải thưởng đi liền với các chứng khoán, trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường đó.
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo một thuế suất giới bạn (thường không quá l0%) tùy theo từng Hiệp định, với diều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam là các khoản lãi từ tiền cho vay do bất cứ một đối tượng cư trú nào của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản lãi được chịu và phải trả bởi Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định của một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.
Ví dụ 17: Chi nhánh ngân hàng QT là chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của ngân hàng Q của Thái Lan chi trả cho ngàn hàng Q một khoản lãi tiền vay. Do chi nhánh QT là một cơ sở thường trú của ngân hàng Q tại Việt Nam, nên theo quy định của Hiệp định Việt Nam - Thái Lan, khoản tiền lãi này coi như phát sinh tại Việt Nam và phải nộp thuế tại Việt Nam với mức thuế suất 10% (khoản 2.a Điều ll: Lãi tiền cho vay). Mức thuế suất này cũng bằng với mức thuế suất quy định tại văn bản pháp Luật về thuế thu nhập hiện hành của Việt Nam. Do đó, Việt Nam có quyền thu thuế tại nguồn với mức thuế suất 10%.
2.2. Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế tại nguồn thu nhập đó theo như quy định tại điểm 2.1 nêu trên và Việt Nam cũng có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam, nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Phần C: Biện pháp tránh định thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).
2.3. Trường hợp Luật thuế Việt Nam không quy định việc thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 18: Cũng với ví dụ 17 như trên, nhưng giả sử khoản tiền lãi do cho vay vốn được chi trả cho một đối tượng cư trú là cá nhân ở Thái Lan. Mặc dù theo Hiệp định Việt Nam - Thái Lan (khoản 2.b Điều 11: Lãi từ tiền cho vay). Việt Nam có quyền thu thuế đối với khoản tiền lãi này với thuế suất 15%. Nhưng theo quy định của Luật thuế thu nhập hiện hành của Việt Nam, mức thuế suất áp dụng là 10% Do đó, Việt Nam chỉ thu thuế với mức thuế suất 10% thay vì 15%.
3. Xác đinh đối tượng thực hưởng
Theo quy định tại Hiệp định, các quy định về thuế đối với thu nhập là lãi từ tiền cho vay chỉ áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng các khoản lãi từ tiền cho vay đó - nghĩa là người cho vay. Do đó, sẽ không áp dụng đối với:
3.1. Đối tượng nhận khoản thanh toán lãi từ tiền cho vay nhưng không phải là người cho vay.
Ví dụ 19: Một công ty Việt Nam trả lãi tiền vay cho ngân hàng C của Thái Lan. Theo yêu cầu của ngân hàng này, số lãi tiền vay này được chuyển cho ngân hàng P của Pháp có trụ sở chính tại Pa-ri. Trong trường hợp này người thực hưởng tiền lãi là ngân hàng C của Thái Lan, không phải ngân hàng P của Pháp. Do đó, ngân hàng P không có quyền yêu cầu áp dụng các quy định tại Hiệp định Việt - Pháp đối với khoản lãi từ tiền cho vay này.
3.2. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú đặt tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
3.3. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 20: Ngân hàng V của Việt Nam có một chi nhánh VC tại nước L là Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. Theo Luật của nước L, chi nhánh VC được coi là một cơ sở thường trú của Ngân hàng V tại nước đỏ. Chi nhánh VC cho một công ty tại Việt Nam vay tiền và nhận được khoản lãi từ tiền cho vay. Trong trường hợp này, các quy định về thuế đối với lãi từ tiền cho vay tại Hiệp định Việt Nam - L sẽ không được áp dụng.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ lãi từ tiền cho vay như trên được nêu tại Điều khoản Lãi tiền cho vay (thường là Điều 11) của Hiệp định.
VI. THU NHẬP TỪ TIỀN BẢN QUYỀN
Theo quy định tại Hiệp định, tiền bản quyển là các khoản tiền trả cho việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng:
1.1 Bản quyển tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học, kể cả các loại phim điện ảnh và các loại băng hoặc đĩa xử dụng trong phát thanh hoặc truyền hình:
1.2. Bằng phát minh, sáng chế.
1.3. Nhãn hiệu thương mại;
1.4. Thiết kế, mẫu, đồ án. công thức hoặc quy trình bí mật;
1.5. Phần mềm máy tính;
1.6. Thiết bị công nghiệp, thương mại và khoa học;
1.7. Thông tin liên quan đến kinh nghiệm công nghiệp, khoa học và thương mại
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (thường không quá lo%) tùy theo từng Hiệp định. với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam là các khoản tiền bản quyền do bất cứ một đối tượng cư trú nào của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản tiền bản quyền được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.
2.2 Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được tiền bản quyền phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập theo như quy định tại điểm 2. 1 nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này(quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này).
Ví dụ 21: Một liên doanh pha chế dầu nhờn tại Việt Nam ký kết hợp đồng với một công ty của Hàn Quốc trong đó quy định công ty này chuyển giao cho liên doanh Việt Nam công thức pha dầu nhờn của công ty Hàn Quốc trong vòng 20 năm. Khi liên doanh Việt Nam trả tiền bản quyền cho công ty Hàn Quốc, theo quy định của Luật thuế Việt Nam, liên doanh phải khấu trừ thuế trên tiền bản quyền là 10% tổng số tiền bản quyền để nộp ngân sách. Tuy nhiên căn cứ Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (khoản 2.a Điều 12: Tiền bản quyền), liên doanh chỉ phải khấu trừ theo mức 5% thay vì 10%.
2.3. Trường hợp Luật thuế Việt Nam không quy định thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 22: Giả sử với ví dụ 21 nêu trên. công ty Hàn Quốc góp vốn vào công ty liên doanh tại Việt Nam bằng quyền sử dụng công thức pha chế dầu nhờn trong vòng 20 năm. Theo Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (khoản 2.a Điều 12: Tiền bản quyền), Việt Nam có quyền thu thuế bản quyền đối với công ty Hàn Quốc do việc chuyển quyền sử dụng công thức pha chế dầu nhờn thành vốn tiền tệ với mức thuế suất 5%. Tuy nhiên, theo quy định của Luật pháp Việt Nam, (điểm 2, Điều 81: Chuyển giao công nghệ và góp vốn bằng công nghệ, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Điều 1 Nghị định số 27/2003/ NĐ-CP ngày 1913/2003 sủa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị; định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000), công ty Hàn Quốc được miễn thuế.
3. Xác đinh đối tượng thực hưởng
Theo quy định tại Hiệp định, các quy định về thuế đối với tiền bản quyền chỉ áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng thu nhập bản quyền - nghĩa là người có quyền sở hữu, sử dụng và khai thác bản quyền. Do đó, sẽ không áp dụng đối với:
3.1. Đối tượng nhận khoản thanh toán tiền bản quyền nhưng không phải là đối tượng có quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền khai thác bản quyền; hoặc
3.2. Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến một cơ sở thường trú đặt tại Việt Nam của đối tượng thực hưởng là một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam: hoặc
3.3. Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 23: Một chi nhánh của công ty thuốc lá Anh tại Việt Nam cho phép một công ty Việt Nam sử dụng công thức và nhãn hiệu thương mại của công ty thuốc lá Anh trong các sản phẩm của công ty Việt Nam với điều kiện chi nhánh kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng. Trong trường hợp này, tiền bản quyền từ việc sử dụng công thức và nhãn hiệu thương mại của công ty thuốc lá Anh liên quan trực tiếp đến chi nhánh. Do chi nhánh là cơ sở thường trú tại Việt Nam của công ty thuốc lá Anh. nên theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Anh (khoản 4 Điều 12: Tiền bản quyền), Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này như đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh (Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp của Hiệp định Việt Nam - Anh).
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền như trên được nêu tại Điều khoản Tiền bản quyền (thường là Điều 12) của Hiệp định.
VII. THU NHẬP TỪ CUNG CẤP DỊCH VỤ KỸ THUẬT
1. Định nghĩa phí dịch vụ kỹ thuật
Theo quy định tại Hiệp định, phí dịch vụ kỹ thuật là các khoản thanh toán ở bất cứ dạng nào trả cho bất kỳ đối tượng nào, không phải là người làm công cho đối tượng trả tiền, đối với bất kỳ các dịch vụ nào mang tính chất kỹ thuật, quản lý hoặc tư vấn.
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế đối với phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (thường không quá l0%) tùy theo từng Hiệp định, với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
Phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam là các khoản thanh toán dưới bất kỳ dạng nào do một đối tượng cư trú của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản phí dịch vụ kỹ thuật được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chỉnh quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.
Ví dụ 24: Công ty X là đối tượng cư trú tại Việt Nam chuyên sản xuất hoa quả đóng hộp. Để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sang Châu Âu, công ty X đã thuê công ty M tại Đức tư vấn pháp lý về thủ tục mở chi nhánh hoặc tìm đại lý tiêu thụ sản phẩm. Dịch vụ tư vấn này được thực hiện tại Đức và công ty M không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp này, khi trả tiền phí dịcb vụ cho công ty M, công ty X có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất không quá 7,5% theo Hiệp định Việt Nam - Đức (khoản 1.b Điều 12: Tiền bản quyền và phí dịch vụ kỹ thuật).
2.2. Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền định thuế thu nhập theo như quy định tại điểm 2.1 nêu trên. Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại Luật thuế Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này (quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này)
Các quy định về thuế đối với thu nhập là phí dịch vụ kỹ thuật như trên được nêu tại Điều khoản Phí dịch vụ kỹ thuật (thường là Điều 13) của Hiệp định.
VIII. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN
1. Định nghĩa thu nhập từ chuyển nhượng tài sản
Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản là thu nhập dưới mọi hình thức từ việc bán, chuyển nhượng (toàn bộ hoặc một phần) hoặc trao đổi tài sản và quyền đối với tài sản; kể cả trường hợp đưa tài sản vào một cơ sở kinh doanh để đổi lấy các quyền tại cơ sở kinh doanh đó.
2.1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam
Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế Việt Nam đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 25: Hãng khai thác dầu mỏ của Pháp chuyển nhượng quyển khai thác dầu mỏ tại một địa điểm trên vùng biển Việt Nam, thu nhập nhận được sẽ phải nộp thuế thu nhập theo quy định tại Luật pháp của Việt Nam.
2.2. Thu nhập từ chuyển nhượng động sản là tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú tại Việt Nam Theo quy định tại Hiệp định, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy đinh của Luật thuế Việt Nam đối với thu nhâp từ việc chuyển nhượng tài sản kinh doanh của cơ sở thường trú tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Ví dụ 26: Chi nhánh ngân hàng C của nước P ( là nước đã ký Hiệp định với Việt Nam) hoạt động tại Hà Nội. Năm 2004, chi nhánh ngừng hoạt động và bán toàn bộ thiết bị và tài sản đã sử dụng cho mục đích kinh doanh của chi nhánh. Thu nhập thu được từ việc chuyển nhượng trên sẽ phải kê khai nộp thuế (sau khi trừ đi gía trị còn lại của thiết bị và tài sản) theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%.
2.3. Thu nhập từ chuyển nhượng tầu thủy, thuyền máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ chuyển nhượng tầu thủy, thuyền, máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế (theo định nghĩa tại điểm 1 mục III Phần B: Thuế đối với các loại thu nhập của Thông tư này) do doanh nghiệp vận tải quác tế của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam điều hành không phải nộp thuế tại Việt Nam.
2.4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong phần lớn các Hiệp định giữa Việt Nam với các nước đều có quy định theo dó, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập trong trường hợp bên nước ngoài chuyển nhượng vốn trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư Nước ngoài và thu được lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá trị chuyển nhượng với giá tri gốc.
2.5. Các trường hợp chuyển nhượng tài sản khác tại Việt Nam
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ chuyển nhượng các loại tài sản khác với các loại tài sản nêu tại các điểm từ 2.1 đến 2.4 nêu trên tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có thể không phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam.
Ví dụ 27: Một Công ty xây dựng của Trung Quốc đưa máy móc sang Việt Nam thi công một công trình xây dựng trong vòng 3 tháng. Sau thời gian thi công, Công ty này về nước và bán lại số máy móc nêu trên tại Việt Nam. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc, Công ty này không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (khoản 3.a Điều 5: Cơ sở thường trú), do đó không phải nộp thuế tại Việt Nam (khoản 6 Điều 13: Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản).
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản như trên được nêu tại Điều khoản Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản (thường là Điều 13) của Hiệp định.
IX. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGHỀ ĐỘC LẬP
1. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập
Theo quy định tại Hiệp định thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập là thu nhập do một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động độc lập để cung ứng các dịch vụ ngành nghề như dịch vụ khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục hoặc giảng dạy, cụ thể là hoạt động hành nghề độc lập của các bác sĩ Luật sư, kỹ sư kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán và kiểm toán viên.
Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập không bao gồm hoạt động làm thuê (được quy định tại các Điều khoản thu nhập từ Hoạt động cá nhân phụ thuộc), tiền thù lao giám đốc (được quy định tại Điều khoản Thù lao giám đốc), tiền lương hưu (được quy định tại Điều khoản Tiền lương hưu), phục vụ nhà nước (được quy định tại Điều khoản thu nhập từ Phục vụ Chính phủ), thu nhập của học sinh, sinh viên (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Sinh viên), giáo viên và giáo sư (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Giáo sư, giáo viên và nhà nghiên cứu) và hoạt động trình diễn độc lập của các nghệ sĩ và vận động viên (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Nghệ sĩ và vận động viên).
2.1. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam được cấp phép kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập và hoạt động thông qua một địa điểm kinh doanh cố định tại Việt Nam thì việc kê khai, xác định thu nhập của cá nhân đó được thực hiện như các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuật ngữ "cơ sở cổ định" dùng để chỉ một địa điểm hoặc đia chỉ có tính chất thường xuyên hoặc ổn định trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà qua đó một cá nhân thực hiện việc cung cấp dịch vụ ngành nghề (ví dụ như phòng tư vấn khám bệnh, vãn phòng kiến trúc sư hay luật sư,. ) Nguyên tác xác định "cơ sở cố định" cũng tương tự như nguyên tắc xác định "cơ sở thường trú của doanh nghiệp nêu tại điểm 2.1.1.1 mục II Phần B của Thông tư này.
2.2. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cung cấp dịch vụ ngành nghề độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Việt Nam không trên cơ sở giấy phép kinh doanh thì việc kê khai, xác định thu nhập của cá nhân đó được thực hiện theo quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao.
2.3. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập không có cơ sở cố định tại Việt Nam, nhưng có thời gian hiện diện tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc trong vòng 12 tháng kể từ ngày đến Việt Nam, tùy theo từng Hiệp định cụ thể, thì việc xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân đó được thực hiện theo quy định về chế độ thuế áp dụng đối với cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phái sinh tại Việt Nam.
2.4. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập không phải thông qua một cơ sở cố định tại Việt Nam và trong năm tính thuế cá nhân đó có thời gian hiện diện tại Việt Nam dưới 183 ngày, cơ quan thuế sẽ không thu thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngành nghề độc lập.
2.5. Mặc dù đã có quy định tại điểm 2.4 nêu trên, một cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam cũng có thể phải nộp thuế tại Việt Nam trong trường hợp tại Hiệp định quy định cá nhân hành nghề độc lập có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam đối với một mức thu nhập nhất định thu được từ việc thực biện ngành nghề độc lập trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là trong một năm tài chính).
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập như trên được nêu tại Điều khoản Hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập (thường là Điều 14) của Hiệp định.
X. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÁ NHÂN PHỤ THUỘC
1. Định nghĩa thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc
Theo quy định tại Hiệp định. thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc là thu nhập dưới hình thức tiền công do một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động làm công tại Việt Nam và ngược lại. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc không bao gồm thu nhập của các cá nhân với tư cách cá nhân hành nghề độc lập (được quy định tại Điều khoản Dịch vụ ngành nghề độc lập), thành viên ban giám đốc doanh nghiệp (được quy định tại Điều khoản Thù lao giám đốc), Nghệ sĩ vận động viên (được quy định tại Điều khoản thu nhập của Nghệ sĩ và vận động viên), nhân viên phục vụ cho Chỉnh phủ nước ngoài (được quy định tại điều khoản thu nhập từ Phục vụ Chính phủ), và tiền công dưới hình thúc tiền lương hưu (được quy định tại Điều khoản Tiền lương hưu).
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có thu nhập từ hoạt động làm công tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo các quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
Ví dụ 28: Trong năm 2003, ông A là đối tượng cư trú của nước Pháp làm việc cho chi nhánh ngân hàng F là chi nhánh nước ngoài của một ngân hàng Pháp tại Việt Nam trong vòng 2 tháng. Toàn bộ tiền lương và thu nhập khác của ông A do chi nhánh F thanh toán. Trong năm trước và sau đó, ông A không hiện diện tại Việt Nam. Trong trường hợp này, ông A có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập nhận được từ thời gian làm việc tại Việt Nam theo các quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
2.2. Nếu cá nhân nêu trên đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện sau đây, tiền công thu được từ công việc thực hiện tại Việt Nam sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam:
2.2.1. Cá nhân đó có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong giai đoạn 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế; và
2.2.2. Chủ lao động không phải là đối tượng cư trú của Việt Nam bất kể tiền công đó được trả trực tiếp bởi chủ lao động hoặc thông qua một đối tượng đại diện cho chủ lao động; và
2.2.3. Tiền công đó không do một cơ sở thường trú mà chủ lao động có tại Việt Nam chịu và phải trả.
Ví dụ 29: Công ty N của Nhật Bản tham gia thành lập liên doanh S chuyên phân phối hàng hóa tại Việt Nam. Trong năm 2002, công ty N cử ông Z sang Việt Nam với tư cách đại diện công ty để đàm phán hợp đồng về việc công ty N cung cấp "bí quyết" bán hàng cho liên doanh S trong thời gian một tháng. Trong năm trước và sau đó ông Z không hiện diện tại Việt Nam. Toàn bộ thu nhập và chi phí của ông Z trong thời gian làm việc tại Việt Nam do công ty N chi trả. Trong trường hợp này, ông Z đã đồng thời thỏa mãn cả 3 điểu kiện nêu tại điểm 2.2 nêu trên nên được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
2.3. Khái niệm "chủ lao độn( nêu tại điểm 2.2.2 dùng để chỉ đối tượng sử dụng lao động thực sự. Thông thường một đối tượng được coi là chủ lao động thực sự trong các trường hợp sau đây:
2.3.1. Đối tượng đó có quyền đối với sản phẩm và dịch vụ do người lao động tạo ra và chịu trách nhiệm cũng như rủi ro đối với lao động đó; hoặc
2.3.2. Đối tượng đó đưa ra hướng dẫn và cung cấp phương tiện lao động cho người lao động; hoặc
2.3.3. Đối tượng đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về địa điểm lao động.
Ví dụ 30: Cùng với ví dụ 29 nêu trên, giả sử trong năm 2004, ông Z sang Việt Nam với tư cách là chuyên gia của liên doanh S để hướng dẫn áp dụng "bí quyết" trong giai đoạn 3 tháng. Trong năm trước và sau đó, ông Z không hiện diện tại Việt Nam. Với tinh thần trợ giúp cho liên doanh S, toàn bộ thu nhập và chi phí của ông Z trong thời gian làm việc tại Việt Nam do công ty N chi trả. Trong trường hợp này, về hình thức, ông Z đã đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện nêu tại điểm 2.2 nêu trên, nhưng về bản chất, đối với các tiêu thức về chủ lao động thực sự thì chủ lao động thực sự của ông Z trong thời gian làm việc tại Việt Nam là liên doanh S, không phải công ty N. Do đó, ông Z không được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.
2.4. Trường hợp người Việt Nam là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam không có thu nhập từ hoạt động làm công tại Việt Nam mà chỉ có thu nhập từ hoạt động làm công tại nước ngoài sẽ không phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam đối với khoản tiền công đó.
2.5. Cá nhân là người làm công trên các tầu thủy, thuyền, máy bay (thủy thủ đoàn, phi hành đoàn) trong hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam.
Ví dụ 31: Công ty S là doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam có thuê tầu thủy và đoàn thủy thủ là người nước ngoài để khai thác tuyến vận tải quốc tế Trung Quốc - Xing-ga-po thì Công ty S có nghĩa vụ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Luật pháp Việt Nam đối với tiền lương trả cho các cá nhân là thành viên đoàn thủy thủ mặc dù khoản tiền lương này là một phần trong chi phí thuê tầu.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc như trên được nêu tại Điều khoản Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc (thường là Điều 15) của Hiệp định.
XI. THU NHẬP THÙ LAO GIÁM ĐỐC
1. Định nghĩa thu nhập từ thù lao giám đốc
Theo quy định tại Hiệp định, thù lao giám đốc là thu nhập do một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được tại Việt Nam với tư cách là thành viên ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản lý công ty hoặc người giữ chức vụ quản lý cao cấp trong một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của Việt Nam; và ngược lại. Thu nhập này không bao gồm tiền lương do các thành viên trên nhận được từ việc thực hiện các chức năng khác trong doanh nghiệp như người làm công, người tư vấn, cố vấn và tiền lương của các cá nhân nước ngoài giữ chức vụ trong văn phòng đại diện các công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam. Các khoản thu nhập thông thường đó được coi là thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc (quy định tại mục X: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc Phần B của Thông tư này).
Theo quy định tại Hiệp định, trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được thù lao với tư cách là thành viên ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị công ty hay với tư cách là người giữ chức vụ quản lý cao cấp trong công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam, cá nhân đó sẽ phải nộp thuế đối với khoản thu nhập đó theo các quy định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Việt Nam (không phân biệt cá nhân đó có mặt tại Việt Nam hay không).
Ví dụ 32: Một đối tượng cư trú của Anh là thành viên Hội đồng quản trị của một liên doanh tại Việt Nam. Trong năm 2003, đối tượng đó chỉ sang Việt Nam làm việc với tổng số 60 ngày và nhận được thù lao với tư cách là thành viên Hội đồng Quản trị. Căn cứ Hiệp định Việt Nam - Anh và quy định về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao của Việt Nam, đối tượng này phải nộp thuế thu nhập đối với thù lao nhận được với tư cách là thành viên Hội đồng Quản trị với thuế suất là 25% tính trên tổng thu nhập nhận được của đối tượng chung cư trú của Việt Nam.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền lương của giám đốc như trên được nêu tại Điều khoản Thù lao Giám đốc (thường là Điều 16) của Hiệp định.
XII. THU NHẬP TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN CỦA NGHỆ SĨ VÀ VẬN ĐỘNG VIÊN
1. Định nghĩa thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên là thu nhập từ hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao tại Việt Nam của bản thân nghệ sĩ, vận động viên là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam; và ngược lại.
2.1. Mặc dù có các quy định tại mục IX - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập và mục X - Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam tiến hành hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao tại Việt Nam và nhận được thu nhập từ hoạt động trình diễn đó thì sẽ phải nộp thuế thu nhập theo Luật pháp Việt Nam.
2.2. Mặc dù có các quy định tại mục II- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, mục IX - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập và mục X - Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, trong trường hợp thu nhập từ việc biểu diễn không được trả cho cá nhân biểu diễn là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà trả cho đối tượng khác thì thu nhập đó sẽ phải nộp thuế đại Việt Nam theo quy định của Luật pháp Việt Nam.
2.3. Trường hợp hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao của cá nhân. công ty là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ chương trình trao đôỉ văn hóa giữa Chính phủ hai nước, thì thu nhập từ hoạt động trình diễn tại Việt Nam của cá nhân, công ty nước ngoài sẽ được miễn thuế tại Việt Nam.
Các quy định về thuế đối với thu nhập của các nghệ sĩ và vận động viên như trên được nêu tại Điều khoản Nghệ sĩ và vận động viên (thường là Điều 17) của Hiệp định.
XIII. THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG HƯU
1. Định nghĩa thu nhập từ tiền lương hưu
Theo quy định tai Hiệp định, thu nhập từ tiền lương hưu là tiền lương hưu do đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được từ công việc trước đây làm tại Việt Nam: và ngược lại. Thu nhập này không bao gồm tiền lương hưu do Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam chi trả vì khoản thu nhập này được coi là thu nhập từ hoạt động phục vụ Chỉnh phủ (quy định tại mục XIV: Thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ Phần B của Thông tư này).
2.1. Tùy theo từng Hiệp định cụ thể thu nhập là tiền lương hưu sẽ phải chịu thuế
2.1.1. Chỉ tại nước nơi đối tượng nhận lương hưu là đối tượng cư trú; hoặc
2.1.2. Chỉ tại nước nơi tiền lương hưu được trả; hoặc
2.1.3. Đồng thời tại nước cư trú của đối tượng nhận lương hưu và tại nước phát sinh nguồn lương hưu nếu đối tượng trả lương hưu là đối tượng cư trú hoặc là cơ sở thường trú tại nước đó;
2.2. Mặc dù đã có các quy định tại điểm 2.1 nêu trên, trong trường hợp lương hưu hoặc các khoản thanh toán khác được trả từ chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhà nước Việt Nam hoặc của một cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam thì sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam.
Ví dụ 33: Một cá nhân trong thời gian làm việc tại Việt Nam có đóng tiền bảo hiểm xã hội vào cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định chung về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các cá nhân làm việc tại Việt Nam. Khi nghỉ hưu, người đó sang Anh sinh sống và là đối tượng cư trú của Anh. Tiền lương hưu người đó nhận được từ cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền lương hưu như trên được nêu tại Điều khoản Tiền lương hưu (thường là Điều 18) của Hiệp định.
XIV. THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ CHÍNH PHỦ
1. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ là các khoản thu nhập tiền công, tiền lương, tiền lương hưu do Chính phủ, chính quyền địa phương của một Nước ký kết Hiệp định trả cho một cá nhân để người đó thực hiện các nhiệm vụ cho Nước ký kết đó.
2.1. Trường hợp người nước ngoài do Chính phủ của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cử sang Việt Nam làm việc cho các tổ chức của Chính phủ nước đó đặt tại Việt Nam hoặc cho các chương trình hợp tác kinh tế, văn hóa, viện trợ giữa hai nước, thì tiền lương, tiền công do Chính phủ nước ngoài trả cho cá nhân đó sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam cho dù vì mục đích thực hiện các công việc Như vậy mà đối tượng đó trở thành đối tượng cư trú của Việt Nam.
2.2. Tuy nhiên, tiền lương, tiền công do Chính phủ một Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu được trả cho một cá nhân cư trú của Việt Nam để thực hiện các công việc cho Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và cá nhân này:
2.2.1. Mang quốc tịch Việt Nam; hoặc
2.2.2. Đã là đối tượng cư trú của Việt Nam trước khi thực hiện các công việc tại Việt Nam phục vụ cho Chính phủ nước ngoài.
2.3. Khi một cá nhân nhận được tiền lương hưu được trả từ một quỹ do Nhà nước Việt Nam hay các cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam lập ra, hoặc được trả bởi chính Nhà nước Việt Nam hay các cơ quan chính quyền địa phương đó thì tiền lương hưu nãy sẽ chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam, trừ khi cá nhân nói trên vừa là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam vừa mang quốc tịch của Nước ký kết đó. Trong trường hợp này, thu nhập tiền lương hưu của cá nhân nói trên sẽ được miễn thuế Việt Nam.
2.4. Mặc dù đã có các quy định tại các điểm từ 2.1 đến 2.3 nêu trên, việc đánh thuế đến với tiền lương, tiền công hay tiền lương hưu do Chính phủ nước ngoài trả cho một cá nhân vì tham gia các hoạt động kinh doanh của Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như hoạt động của doanh nghiệp vận tải đường sắt, bưu chính hoặc công ty biểu diễn Nhà nước sẽ được áp dụng theo quy định, tùy theo từng trường hợp, tại các mục X - Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc, XI Thu nhập từ thù lao giám đốc, XII - Thu nhập của Nghệ sĩ và vận động viên và XIII Thu nhập từ lương hưu.
Các quy định về thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ như trên được nêu tại Điều khoản Hoạt động phục vụ Chính phủ (thường là Điều 19) của Hiệp định.
XV. THU NHẬP CỦA SINH VIÊN, HỌC SINH HỌC NGHỀ
1. Định nghĩa thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập của sinh viên và học sinh học nghề nước ngoài tại Việt Nam phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, học nghề tại Việt Nam, thuộc phạm vi điều chỉnh của điều khoản này chỉ bao gồm:
1.1. Thu nhập nhận được từ các nguồn tại nước ngoài để phục vụ cho mục đích học tập, sinh hoạt tại Việt Nam.
1.2. Thu nhập nhận được từ công việc tại Việt Nam có liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập, nghiên cứu, học nghề tại Việt Nam (trong trường hợp Hiệp định có quy định). Tại một số Hiệp định, khoản thu nhập này chỉ được miễn thuế trong phạm vi một mức thu nhập nhất định.
Trường hợp sinh viên, học sinh nước ngoài ngay trước khi sang Việt Nam học tập nghiên cứu, học nghề là đối tượng cư trú của nước ký Hiệp định với Việt Nam, sinh viên, học sinh nước ngoài đó sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam đối với các loại thu nhập được nêu tại điểm 1 .1 và 1.2 nêu trên.
Ví dụ 34: Một sinh viên là đối tượng cư trú của Trung Quốc sang Việt Nam để nghiên cứu nghệ thuật dân gian trong thời gian 4 năm. Trong thời gian nghiên cứu tại Việt Nam, anh ta nhận được học bổng 800.000 đồng/tháng từ Trung Quốc, dạy tiếng Trung Quốc cho một trường ở Hà Nội với thu nhập 50 đô la Mỹ/tháng và tham gia biểu diễn nghệ thuật dân gian Việt Nam với từng thu nhập 2.500 đô la Mỹ/năm. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Trung quốc (Điều 20: Sinh viên, học sinh học nghề và thực tập sinh), sinh viên này được miễn thuế thu nhập cá nhân với tiền học bổng, thu nhập từ biểu diễn trong phạm vi 2.000 đô la Mỹ: và nộp thuế thu nhập đối với thu nhập từ dạy học và phần vượt trên 2.000 đô la Mỹ của thu nhập biểu diễn.
Các quy định về thuế đối với thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề như trên được nêu tại Điều khoản Sinh viên, học sinh học nghề (thường là Điều 20) của Hiệp định.
XVI. THU NHẬP CỦA GIÁO VIÊN, GIÁO SƯ VÀ NGƯỜI NGHIÊN CỨU
Trong một số Hiệp định có quy định riêng về việc thu thuế đối với thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu nước ngoài từ hoạt động giảng dạy, thuyết trình, nghiên cứu tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều khoản này:
1. Giáo viên, giáo sư người nghiên cứu nước ngoài ngay trước khi sang Việt Nam giảng dạy, thuyết trình, nghiên cứu là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, sẽ được miễn thuế đối với tiền công từ hoạt động giảng dạy, thuyết trình, nghiên cứu đó trong thời gian 2 năm kể từ ngày đầu tiên người đồ đến Việt Nam giảng dạy, thuyết trình hoặc nghiên cứu tại các trường đại học hoặc cơ sở giáo dục được Chính phủ Việt Nam chấp nhận.
2. Việc miễn thuế như trên không áp dụng đối với trường hợp hoạt động giảng dạy, nghiên cứu phục vụ cho mục đích riêng của một cá nhân hoặc của một tổ chức tư nhân.
Các quy định về thuế đối với thu nhập của giáo viên giáo sư và người nghiên cứu như trên được nêu tại Điều khoản Giáo viên, giáo sư và nhà nghiên cứu (thường là Điều 21) của Hiệp định.
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập khác là toàn bộ các khoản thu nhập còn chưa được để cập tại các điều khoản nêu trên, vỉ dụ như: thu nhập từ trúng thưởng xổ số, thắng cá cược tại các sòng bạc, thu nhập từ tiền cấp dưỡng theo nghĩa vụ hôn nhân gia đình,...
2.1. Theo quy định tại Hiệp định, một đối tượng cư trú tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có các khoản thu nhập khác từ Việt Nam sẽ phải nộp thuế theo quy định của Luật thuế Việt Nam. Tuy nhiên, tại một số Hiệp định (như Hiệp định giữa Việt Nam - Pháp, Việt Nam - Anh), Việt Nam cam kết miễn thuế đối với thu nhập khác trong trường hợp này.
Ví dụ 35: Ông H là một đối tượng cư trú tại Trung Quốc và Ông P là một đối tượng cư trú của Pháp, trong một chuyến du lịch hai tuần tại Việt Nam, cả hai ông đều trúng thưởng xổ số 20 triệu đồng tại Hà Nội. Theo quy định về thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam, đây là khoản thu nhập không thường xuyên nên cả hai ông đểu có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam đối với số tiền trúng thưởng này. Theo Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc (khoản 2 Điều 22: Thu nhập khác), Việt Nam có thể thu thuế đối với thu nhập của ông H. Theo Hiệp định Việt Nam – Pháp (khoản 1 Điều 20: Thu nhập khác), thu nhập của ông P được miễn thuế tại Việt Nam.
2.2. Trường hợp khoản thu nhập khác liên quan đến cơ sở thường trú tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết với Việt Nam thì Việt Nam có quyền thu thuế đối với khoản thu nhập đó theo quy định của Luật thuế Việt Nam và phù hợp với quy định của mục II - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh và mục IX - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập, tùy theo từng trường hợp.
Ví dụ 36: Chi nhánh ngân hàng V là chi nhánh tại Việt Nam của ngân hàng Nhật Bản S mua một xe Ô tô của một công ty tại nước X và trúng thưởng khuyến mại 10.000 đô la Mỹ. Chiếc ô tô này được sử dụng cho mục đích kinh doanh của chi nhánh V. Mặc dù theo chính sách nội bộ của ngân hàng S các khoản thu nhập như vậy phải được coi như thu nhập của trụ sở chính và chuyển về tài khoản của ngân hàng S tại Nhật Bản, khoản thu nhập từ tiền thưởng này vẫn được coi là có liên quan thực tế đến chi nhánh V- một cơ sở thường trú của ngân hàng S tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (khoản 2 Điều 21) và vì vậy Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định của Luật thuế Việt Nam và phù hợp với quy định của mục II - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh (Điều 7 của Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản).
Các quy định về thuế đối với thu nhập khác như trên được nêu tại Điều khoản thu nhập khác (thường là Điều 22) của Hiệp định.
C .BIỆN PHÁP TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM
Theo quy định tại Hiệp định, khi một đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú của Việt Nam, có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nước này (theo quy định của Hiệp định và Luật pháp nước đó), Việt Nam vẫn cso thể có quyền thu thuế đối với các khoản thu nhập này nhưng đồng thời Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần để đối tượng nộp thuế đó không bi nộp thuế hai lần.
Tùy theo mỗi Hiệp định đã ký kết, Việt Nam có thể sẽ thực hiện một biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp tránh đánh thuế hai lần dưới đây:
Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sê được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo Luật thuế Việt Nam.
Ví dụ 37: Ông A là người của nước M và là đối tượng cư trú của Việt Nam trong năm 2005. Trong năm 2005, ông A có thu nhập từ tiền làm công 8 tháng tại Việt Nam là 40.000.000 đồng và 4 tháng tại nước M là 80.000.000 đồng. Theo quy định của Hiệp định Việt Nam - M (Khoản 1, điều 15: Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc) ông A phải nộp thuế tại M đối với thu nhập có được từ nước này với mức thuế suất theo quy định của Luật thuế nước này (20%). Giả sử ngoài các thu nhập vừa nêu ông A không có các nguồn thu nhập nào khác. Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại M của ông A ở Việt Nam như sau:
- Xác định thu nhập chịu thuế của ông A (theo pháp Luật thuế Việt Nam): (40.000.000 đồng + 80.000.000 đồng): 12 tháng = 10.000.000 đồng/tháng
- Xác định thuế thu nhập của ông A (theo pháp Luật thuế Việt Nam):
(10.000.000 đồng - 8.000.000 đồng) x 10% x 12 tháng = 2.400.000 đồng
- Số thuế đã nộp tại M (theo Luật thuế của M):
80.000.000 đồng x 20% = 16.000.000 đồng
- Phân bổ số thuế tính theo pháp Luật Việt Nam trên thu nhập phát sinh tại nước M:
2.400.000 đồng
---------------------------------------- x 80.000.000đ= 1.600.000 đồng
40.000.000 đ + 80.000.000 đồng
Vậy ông A chỉ được khấu trừ 1.600.000 đồng trên tổng số thuế 16.000.000 đồng đã nộp trên 80.000.000 đồng phát sinh tại M. Do đó, phải nộp thuế tiếp tại Việt Nam là 800.000 đồng (2.400.000 đồng - 1 600.000 đồng).
Ví dụ 38: Công ty V của Việt Nam có một cơ sở thường trú tại Lào. Trong năm 2004, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Lào (khoản 1, Điều 7: Lợi tức doanh nghiệp), công ty V có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo Luật thuế Lào đối với số thu nhập được xác định của cơ sở thường trú này (thuế suất 26%). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam như sau:
- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào):
100. 000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam):
100.000 đô la Mỹ x 28% = 28.000 đô la Mỹ
- Số thuế còn phải nộp tại Việt Nam:
28.000 đô la Mỹ - 25.000 đô la Mỹ = 3.000 đô la Mỹ
Ví dụ 39: Cũng với ví dụ 38 nêu trên, giả sử công ty V là công ty liên doanh và được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 20%. Khi dó, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam như sau:
- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào):
100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam):
100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ
Số thuế tối đa được khấu trừ tại Việt Nam: 20.000 đô la Mỹ
Trong trường hợp này, công ty V được khấu trừ 20.000 đô la Mỹ trong tổng số 25.000 đô la Mỹ tiền thuế đã nộp tại Lào. Phần chênh lệch 5.000 dô la Mỹ (25.000 đô la Mỹ - 20.000 đô la Mỹ) không được khấu trừ vào số thuế thu nhập đối với thu nhập từ trong nước (nếu có) của công ty V.
II. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ SỐ THUẾ KHOÁN
Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và phải nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam (theo mức thuế được miễn hoặc giảm như một ưu đãi đặc biệt), nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện Biện pháp khấu trừ số thuế khoán thì khi đối tượng cư trú đó kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế khoán sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp số tiền thuế khoán được khấu trừ không vượt qúa số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam.
Số thuế khoán là số thuế lẽ ra đối tượng cư trú của Việt Nam phải nộp tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam trên khoản thu nhập phát sinh tại Nước ký kết đó, nhưng theo quy định tại Luật của Nước ký kết đó được miễn hoặc giảm như một biện pháp ưu đãi đặc biệt.
Ví dụ 40: Công ty Q của việt Nam có một cơ sở trường trú tại U-dơ-bê-ki-xtâng. Trong năm 2004, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtãng, khoản thu nhập này được miễn thuế như một biện pháp ưu dãi đặc biệt (trường hợp không được miễn, sễ phải nộp thuế với mức thuế suất 33%). Công ty Q có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam theo mức thuế suất 28%. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam U-dơ-bê-ki-xtăng (Khoản 5, tiều 24: Xóa bỏ việc định thuế hai lần).
Việt Nam có nghĩa vụ khấu trừ số thuế khoán (tức là số thuế đáng ra đã phải nộp nhưng được miễn tại U-dơ-bê-ki-xtăng). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ số thuế khoán của công ty Q ở Việt Nam như sau:
- Xác định số thuế khoán tại U-dơ-bê-ki- xtăng (theo Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng):
100.000 đô la Mỹ x 33% = 33.000 đô la Mỹ
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam);
100.000 đô la Mỹ x 28% = 28.000 đô la Mỹ
Như vậy, công ty Q trên thực tế không phải nộp thuế nhưng được coi như đã nộp 28.000 đô la Mỹ (trong tổng số 33.000 đô la Mỹ tính theo Luật thuế U- dơ-bê-ki-xtăng trước khi được hưởng ưu đãi) và được trừ số thuế này vào thuế phải nộp tại Việt Nam (tức là không phải nộp thuế tại Việt Nam).
III. BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ GIÁN TIẾP
1. Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà khoản thu nhập này đã chịu thuế thu nhập công ty trước khi được chia cho đối tượng đó và tại Hiệp định Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp thì khi kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số thuế gián tiếp đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam.
Số thuế gián tiếp được khấu trừ là số thuế do một công ty cổ phần là đối tượng của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam đã nộp tại Nước ký kết đó dưới hình thức thuế thu nhập công ty trước khi chia lãi cổ phần cho đối tượng cư trú của Việt Nam với điều kiện đối tượng cư trú của Việt Nam kiểm soát trực tiếp một tỷ lệ tối thiểu quyền bỏ phiếu của công ty cồ phần (thường là 10%).
Ví dụ 41: Công ty V của Việt Nam đầu tư 10 000 000 đô la Mỹ (tương đương 20% vốn cổ phần) tại công ty N của Liên bang Nga. Trong năm 2003, công ty N có thu nhập là 100.000 đô la Mỹ và phải nộp thuế theo Luật thuế Liên bang Nga (mức thuế suất 30%). Lợi tức sau thuế của công ty N được chia cho công ty V theo tỷ lệ cổ phần và phải nộp thuế tại Liên bang Nga với mức thuế suất 10% (Khoản 2.a Điều 10: Tiền lãi cổ phần, Hiệp (định Việt Nam - Liên bang Nga). Công ty V có nghĩa vụ nộp thuế theo Luật thuế Việt Nam với mức thuế suất 28%. Trong trường hợp này, việc kê khai nạp thuế và khấu trừ thuế gián tiếp của công ty V ở Việt Nam như sau:
- Số lợi nhuận trước thuế của Công ty V của Việt Nam được hưởng trong tổng số lợi nhuận của Công ty N tại Liên bang Nga là:
100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty N đã nộp tại Liên bang Nga đối với phần lợi nhuận nêu trên của Công ty V theo Luật thuế Liên bang Nga là:
20.000 đô la Mỹ x 30% = 6.000 đô la Mỹ
Lợi tức cổ phần được chia sau thuế của Công ty V là:
20.000 đô la Mỹ - 6.000 đô la Mỹ = 14.000 đô la Mỹ
- Số thuế Công ty V phải nộp tại Liên bang Nga đối với lợi tức cổ phần được chia theo Hiệp định Việt Nam - Liên bang Nga là:
14.000 đô la Mỹ x 10% = 1.400 đô la Mỹ
- Tổng số thuế Công ty V phải nộp tại Liên bang Nga (bao gồm cả thuế trực tiếp do công ty V nộp trên cổ tức và thuế gián tiếp do công ty N cố vốn đầu tư của công ty V nộp trên thu nhập công ty) là:
1.400 đô la Mỹ + 6.000 đô la Mỹ = 7.400 đô la Mỹ
- Số thuế Công ty V phải nộp tại Việt Nam theo Luật thuế Việt Nam là:
20.000 đô la Mỹ x 28% = 5.600 đô la Mỹ
Trong trường hợp này, công ty V chỉ được khấu trừ tối đa là 5.600 đô la Mỹ trong tổng số 7.400 đô la Mỹ đã nộp tại Liên bang Nga. Phần chênh lệch 1.800 đô la Mỹ (7.400 đô la Mỹ - 5.600 đô la Mỹ) không được phép khấu trừ vào số thuế đối với thu nhập trong nước (nếu có)của Công ty V.
2. Mặc dù theo quy định trên, Việt Nam chỉ thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp khi có cam kết tại Hiệp định nhưng nếu theo quy định của Luật Việt Nam, các khoản thu nhập từ nước ngoài của một đối tượng cư trú Việt Nam được khấu trừ thuế gián tiếp thì quy định này vẫn được thực hiện.
Ví dụ 2: Cũng với ví dụ 41 nêu trên, giả sử việc đầu tư vào công ty N tại Liên bang Nga là một Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của công ty V theo quy định của pháp Luật Việt Nam (Nghị đinh số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam) thì dù tỷ lệ đầu tư của công ty V chiếm ít hơn 10% vốn cổ phần của công ty N nhưng các biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp vẫn được thực hiện (mục 2 Phần II Thông tư 97/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tại chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài) mặc dù Hiệp định Việt Nam - Liên bang Nga (khoản 2 Điều 23: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần) không quy định.
Các quy định về các biện pháp tránh đánh thuế hai lần như trên được nêu tại Điều khoản Biện pháp tránh đánh thuế hai lần (thường là Điều 23) của Hiệp định.
Mặc dù có các quy định như trên về thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần, nhưng nếu theo quy định tại Hiệp định, các khoản thu nhập từ nước ngoài của đối tượng cư trú Việt Nam được miễn thuế tại Việt Nam thì khoản thu nhập này sẽ được miễn thuế và không được trừ số thuế đã nộp tại nước ngoài (tức là chỉ bị đánh thuế một lần và không phải áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần). Ví dụ như tiền học bổng của học sinh và sinh viên nước ngoài trong thời gian học tại Việt Nam (mục XV: Thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề Phần B của Thông tư này).
D. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH
I. THỦ TỤC KHẤU TRỪ THUẾ NƯỚC NGOÀI VÀO THUẾ PHẢI NỘP TẠI VIỆT NAM
Các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam (sau đây gọi là đối tượng nộp thuế) được khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo quy định tại Phần C: Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam của Thông tư này cần hoàn tất các thủ tục dưới đây:
1. Đối tượng nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị khấu trừ số thuế đã nộp (hoặc được coi như đã nộp) tại nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam đến cơ quan thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế. Hồ sơ gồm:
1.1 Đơn đề nghị khấu trừ thuế theo Hiệp định (mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến số thuế nước ngoài đề nghi được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
1.2. Các tài liệu khác tùy theo hình thức đề nghị khấu trừ. Cụ thể:
1. 2.1. Trường hợp khấu trừ trực tiếp
a) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài:
b) Bản sao chứng từ nộp thuế ở nước ngoài: và
c) Bản gốc xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp.
1.2.2. Trường hợp khấu trừ số thuế khoán
a) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài;
b) Bản sao đăng ký kinh doanh hoặc các chứng từ pháp lý xác nhận hoạt động kinh doanh tại nước ngoài; và
c) Thư xác nhận của Nhà chức trách có thẩm quyền nước ngoài về số thuế đã miễn, giảm và xác nhận việc đề nghị khấu trừ số thuế khoán là phù hợp với Hiệp định và Luật pháp của Nước ký kết Hiệp định có liên quan.
1.2.3. Trường hợp khấu trừ gián tiếp
a) Các tài liệu pháp lý chứng minh quan hệ và tỉ lệ góp vốn của đối tượng để nghị khấu trừ;
b) Bản sao Tờ khai thuế thu nhập ở nước ngoài của công ty chia lãi cổ phần mà đối tượng tham gia góp vốn;
c) Bản sao Tờ khai thuế khấu trừ tại nguồn đối với lợi tức cổ phần được chia: và
d) Xác nhận của cơ quan thuế nước ngoài về số thuế đã nộp đối với cổ phần được chia và số thuế thu nhập công ty đã nộp trước khi chia lãi cổ phần.
2. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ xem xét và giải quyết khấu trừ thuế theo quy định tại Hiệp định và hướng dẫn tại Thông tư này trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm 1 trên đây. Thời hạn 30 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
1. Để được xét miễn, giảm thuế kể cả trường hợp hoàn thuế được thực hiện bằng hình thức bù trừ vèo số thuế phát sinh phải nộp ngân sách kỳ sau theo) quy định tại Hiệp định, đối tượng nộp thuế phải gửi hồ sơ đến cơ quan thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế để nghị được miễn, giảm thuế. Hồ sơ xin miễn, giảm thuế theo Hiệp định bao gồm:
1.1. Đối với các loại thu nhập (trừ thu nhập từ vận tải quốc tế)
1.1.1. Đơn đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 2 đính kèm Thông tư này) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập đề nghi được miễn, giảm thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định; Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
1.1.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào):
1.1.3. Bản sao: đăng ký kinh doanh và/ hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp trong trường hợp là tổ chức kinh doanh. Bản sao: đâng ký kinh doanh và/hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đâng ký thuế do nước cư trú cấp và hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân hành nghề độc lập. Bản sao: hợp đồng lao động và hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân hành nghề phụ thuộc;
1.1.4. Bản sao hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ,hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hay hợp đồng lao động ký với tổ chức, cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiện gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào công ty tại Việt Nam (tùy theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể);
1.1.5. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế về số thuế đã nộp theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT -BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính (nếu đã nộp thuế). Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng đối tượng nộp thuế, đối tượng nộp thuế đề nghị Cục Thuế xác nhận đối với số thuế đề nghị miễn, giảm trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;
1.1.6. Xác nhận của tổ chức cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian hoạt động theo hợp đồng và thực tế hoạt động tại Việt Nam.
1.2. Đôí với thu nhập từ vận tải quốc tế
1.2.1. Trường hợp đối tượng nộp thuế chưa có quyết định miễn, giảm thuế của cơ quan thuế, hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định bao gồm:
a) Đơn và các tài liệu, chứng từ đã nêu tại điểm 1.1 nêu trên; và
b) Chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp điều hành trực tiếp phương tiện vận tải như bản sao hoặc bản chụp có xác nhận của đại diện ủy quyền hợp pháp tại Việt Nam giấy đãng ký sở hữu phương tiện vận tải (đối với trường hợp doanh nghiệp là đối tượng sở hữu) hoặc hợp đồng thuê hoặc nhượng quyển sử dụng phương tiện vận tải (trường hợp doanh nghiệp đi thuê hoặc được trao quyền sử dụng).
Đối với các phương tiện vận tải có vào cảng Việt Nam thì các doanh nghiệp có thể sử dụng xác nhận của cơ quan quản lý cảng hoặc giấy phép ra/vào cảng để thay thế các chứng từ điều hành phương tiện vận tải.
Trường hợp doanh nghiệp có các hoạt động liên danh, hoán đổi, cho thuê chỗ,cho thuê tầu trống,... thì cần cung cấp thêm các chứng từ có liên quan (như hợp đồng liên danh cùng khai thác, điều hành phương tiện vận tải, hợp đồng hóan đổi chỗ, hợp đồng cho thuê tầu trống,...).
Trường hợp các hợp đồng nói trên bao gồm nhiều điều khoản có tính chất đặc thù kinh doanh thì doanh nghiệp không phải sao gửi toàn bộ hợp đồng mà chỉ trích lục các quy định có liên quan cần thiết đủ để xác định đối tượng điều hành phương tiện, điều kiện và doanh thu áp dụng Hiệp định như tên tầu, tuyến vận chuyển, định mức khai thác chỗ, thời gian thuê, giá trị hợp đồng, thời hiệu thi hành,...; và
c) Bảng kê thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp phát sinh trong năm hoặc kỳ tính thuế (mẫu số 7A, B hoặc C đính kèm Thông tư này, tùy theo từng trường hợp).
Hồ sơ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động vận tải quốc tế được xét theo số thực tế phát sinh trong cả năm, từ 01/01 đến 31/12 (đối với doanh nghiệp hoạt động tải Việt Nam trong cả năm dương lịch) hoặc trong các kỳ tính thuế (đối với doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam dưới 12 tháng trong năm dương lịch).
1.2.2. Trường hợp đối tượng nộp thuế đã có quyết định miễn, giảm thuế của cơ quan thuế cho năm hoặc kỳ tính thuế trước, nếu tình trạng kinh doanh của đối tượng nộp thuế không thay đổi thì hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định cho năm hoặc các kỳ tính thuế tiếp theo bao gồm:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 2 kèm theo Thông tư này), trong đó nêu rõ tình trạng kinh doanh trong năm hoặc kỳ tính thuế mới;
b) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào);
c) Bảng kê thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế phát sinh trong năm hoặc trong kỳ.
Nếu đối tượng nộp thuế có bất kỳ sự thay đổi nào về tình trạng kinh doanh như thay đổi về đăng ký kinh doanh, thay đổi về sở hữu hoặc điều hành phương tiện vận tải,... thì đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ có liên quan như đã quy định tại điểm 1.2.1 trên đây.
1.2.3. Thủ tục tạm miễn giảm đối với thu nhập từ vận tải quốc tế:
Trường hợp đối tượng nộp thuế hoạt đang thường xuyên tại Việt Nam từ 12 tháng liên tục trở lên có thể nộp hồ sơ đề nghị; được tạm miễn giảm thuế cho cả năm hoặc cho kỳ thuế có liên quan đối với doanh thu thu được từ hoạt động vận tải quốc tế bằng phương tiện vận tải đã được xác định do đối tượng nộp thuế điều hành trực tiếp. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 2 kèm theo Thông tư này) nêu rõ yêu cầu về tạm miễn giảm thuế.
b) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế nơi đối tượng là đối tượng cư trú cấp (của năm tính thuế hiện tại hoặc nâm tính thuế ngay trước năm đề nghị áp dụng tạm miễn, giảm thuế theo Hiệp định);
c) Bản sao đăng ký kinh doanh và/hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp:
d) Chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp điều hành trực tiếp phương tiện vận tải (theo quy định tại điểm 1.2.1 trên đây);
e) Hợp đồng hoặc văn bản xác nhận của đại lý hoặc đại diện hợp pháp tại Việt Nam về việc thay mặt cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế (kể cả việc truy nộp nếu có).
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn được tạm miễn giảm thuế, đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nộp đủ hồ sơ tùy từng trường hợp, theo quy định tại điểm 1.2.1 và 1.2.2 trên đây gửi cơ quan thuế để có quyết định chính thức về số thuế được miễn, giảm theo Hiệp định.
Ví dụ 43: Hãng tầu A là hãng tầu định tuyến (thuộc nước đã ký Hiệp định với Việt Nam) có kế hoạch khai thác tuyến vận tải Hải Phòng - Xinh-ga-po bằng tầu Al và A2 do hãng điều hành trực tiếp, đồng thời hãng A có hợp đồng 2 năm hoán đổi 50 TEU trên tầu A2 lấy 50 TEU trên tầu B1 của hãng B. Giả sử hãng tầu A ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp Việt Nam là 2 năm.
Hãng tầu A có thể làm đơn dề nghị cơ quan thuế (cùng với hồ sơ kèm theo nhưng không bao gồm bảng kê thu nhập) để được cục Thuế ra công văn hướng dẫn nộp thuế cước với thuế suất không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh thu thu được từ việc xuất chứng từ vận tải cho hàng hóa được vận chuyển trên các tầu Al, A2 và Bl trong năm. Ngày 05/01 năm sau, hãng tầu có nghĩa vụ lập bảng kê thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế gửi cơ quan thuế để có quyết định miễn, giảm thuế theo Hiệp định (bao gồm cả số thuế được tạm miễn, giảm và số thuế phát sinh thêm (nếu có).
Doanh nghiệp có nghĩa vụ lưu giữ các chứng từ (lao gồm cả chứng từ, hợp đồng vận tải, hợp đồng thuê tầu, hóa đơn thu cước phí, hợp đồng đại lý và các giấy tờ giao dịch giữa đại lý và doanh nghiệp vận tải,... ) chứng minh cho việc kê khai thu nhập và áp dụng đúng quy định của Hiệp định để phục vụ mục đích kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế khi cần thiết.
1.3. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế và các điều khoản của từng Hiệp định cụ thể để xem xét và quyết định trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm 1.1 và 1.2 nêu trên. Thời hạn 30 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ. Riêng đối với trường hợp tạm miễn, giảm thuế đối với thu nhập từ vận tải quốc tế được quy định tại điểm 1.2.3. trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế ra Thông báo tạm miễn, giảm thuế.
2. Hoàn thuế trực tiếp từ ngân sách
2.1. Trường hợp đối tượng nộp thuế đã nộp thuế vào ngân sách và muốn được hoàn trả trực tiếp, không theo hình thức bù trừ vào số thuế phát sinh phải nộp kỳ sau người đề nghị hoàn thuế gửi hồ sơ đến Tổng cục Thuế để làm thủ tục hoàn thuế. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
2.1.1. Đơn đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định (mẫu số 1 hoặc 2 kèm theo Thông tư này. Sử dụng mẫu số 1 trong trường hợp là đối tượng cư trú của Việt Nam: sử dụng mẫu số 2 trong trường hợp là đối tượng cư trú nước ngoài) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập được miễn giảm thuế và số thuế đề nghị được hoãn trả trực tiếp từ ngân sách thuế phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các phòng tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
2.1.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong năm tính thuế nào);
2.1.3. Bản sao: đãng ký kinh doanh và/ hoặc giấy chứng nhận đãng ký thuế do nước cư trú cấp trong trường hợp là tổ chức kinh doanh. Bản sao: đăng ký kinh doanh và hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký thuế do nước cư trú cấp và hộ chiếu sử dụng cho việt xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân bành nghề độc lập. Bản sao: hợp đồng lao động và hộ chiếu sử dụng cho việc xuất nhập cảnh tại Việt Nam trong trường hợp là cá nhân hành nghề phụ thuộc;
2.1.4. Bản sao hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác, hợp đồng chuyển giao công nghệ, chứng từ chứng minh cho việc doanh nghiệp điều hành trực tiếp phương tiện vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp vận tải quốc tế) hay hợp đồng lao động ký với tổ chức cá nhân Việt Nam, giấy chứng nhận tiền gửi tại Việt Nam, giấy chứng nhận góp vốn vào Công ty tại Việt Nam (tùy theo loại thu nhập trong từng trường hợp cụ thể);
2.1.5. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức, cá nhân nộp thuế về số thuế đã nộp (theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính). Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng đối tượng nộp thuế đối tượng nộp thuế đề nghị Cục thuế xác nhận đến với số thuế đề nghị hoàn trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;
2.1.6. Xác nhận của tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng về thời gian hoạt động thực tế theo hợp đồng.
2.2. Tổng cục Thuế kiểm tra hồ sơ trình Bộ Tài chính ra quyết đinh hoàn thuế trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Thời hạn 60 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
2.3. Căn cứ Quyết định hoàn thuế của Bộ Tài chính Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục thoái trả tiền thuế. Trường hợp phải thoái trả tiền thuế bằng đồng tiền nước ngoài hoặc phải chuyển tiền thuế thoái trả vào tài khoản tại nước ngoài theo yêu cầu của đối tượng nộp thuế, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục thanh toán theo chế độ hiện hành về chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ.
III. THỦ TỤC MIỄN, GIẢM THUẾ TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI LÀ ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ VIỆT NAM
Đối với cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam được hưởng các quy định miễn, giảm thuế đối với thu nhập quy định tại các Điều khoản thu nhập từ phục vụ Chính phủ, thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề và thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu (nêu tại các mục XIV: Thu nhập từ hoạt động phục vụ Chinh phủ, mục XV: Thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề, và mục XVI: Thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu Phần B của Thông tư này) thủ tục miễn giảm thuế như sau:
1. Người đề nghị miễn, giảm thuế gửi hồ sơ đến Cục Thuế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế để làm thủ tục miễn, giảm thuế. Hồ sơ bao gồm:
1.1 Đơn dề nghị, miễn, giảm thuế theo Hiệp định (mẫu số 1 đính kèm Thông tư này), trong đó cung cấp các thông tin về giao dich liên quan đến thu nhập đề nghị được miễn, giảm thuế thuế phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người làm đơn không cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
1.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước mà người để nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định ngay trước khi sang Việt Nam là đối tượng cư trú của nước đó do cơ quan thuế cấp.
1.3. Tài liệu chứng minh tính chất khoản thu nhập là tiền công hay tiền lương hưu do Chính phủ nước ngoài chi trả, tiền phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt trong trường hợp của sinh viên, thực tập sinh thu nhập trả cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu (như hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, ...).
2. Cơ quan thuế căn Cứ hồ sơ xin miễn, giảm thuế và các điều khoản của từng Hiệp định cụ thể để xem xét và quyết định trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm 1 trên đây. Thời hạn 30 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
IV. THỦ TỤC XÁC NHẬN THUẾ ĐÃ NỘP TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ CỦA NƯỚC NGOÀI
Trường hợp một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định và pháp Luật thuế Việt Nam muốn xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam để được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại nước cư trú cần thực hiện các thủ tục sau đây:
1. Trường hợp đối tượng nộp thuế đề nghi xác nhận số thuế thực nộp tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Thuế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
1.1 Đơn đề nghị xác nhận số thuế thực nộp tại Việt Nam (mẫu số 2 đính kèm Thông tư này), trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chiu thuế và số thuế phát sinh từ giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp bất khả kháng, đối tượng làm đơn không cung cấp đầy đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
1.2. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi đã nộp thuế (theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT-BTC ngày 24/8/2001 của Bộ Tài chính) trong trường hợp đã nộp thuế tại Việt Nam. Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng đối tượng nộp thuế, đối tượng nộp thuế đề nghi Cục thuế xác nhận đối với số thuế đề nghị miễn, giảm trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;
1.3. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cộ quan thuế cấp (ghi rõ là đến tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục thuế nơi đối tượng đăng ký thuế có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số thuế đã nộp (mẫu số 3 hoặc 4 đính kèm Thông tư này. Sử dụng mẫu sỏ 3 đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp: sử dụng mẫu số 4 đối với thuế thu nhập tiền lãi cổ phần, lãi tiền cho vay, tiền bản quyền hoặc phí dịch vụ kỹ thuật). Thời hạn 15 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
2. Trường hợp đối tượng đề nghị xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được hưởng ưu đãi thuế và được coi như số thuế đã nộp để khấu trừ số thuế khoán tại nước nơi cư trú gửi hồ sơ đề nghị đến Tổng cục Thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
2.1. Đơn đề nghị xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam (mẫu số 2 đính kèm Thông tư này) trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chịu thuế, số thuế phát sinh và các ưu đãi thuế đối với giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.
Trường hợp bất khả kháng, đối tượng làm đơn không cung cấp đầy đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Thông tư này đề nghị giải trình cụ thể tại văn bản này.
2.2. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào);
2.3. Bản sao tài liệu chứng minh về tình trạng kinh doanh, đầu tư và các ưu đãi về thuế thu nhập được hưởng tại Việt Nam như giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư, chứng nhận sở hữu cổ phần,... tại Việt Nam; trường hợp đối tượng nộp thuế tự xác định các diều kiện được hưởng ưu đãi thuế thì gửi kẽm bản sao tờ khai hoặc biên bản quyết toán thuế thu nhập (bao gồm cả phụ lục kèm theo).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thuế có trách nhiệm xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được ưu đãi thuế dành cho đối tượng đề nghị. Thời hạn 15 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
V. THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ CỦA VIỆT NAM
1.1. Đối với các đối tượng đang là đối tượng nộp thuế, nộp đơn đề nghị (theo mẫu số 5 đính kèm Thông tư này) đến Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế.
1.2. Đối với các đối tượng không phải là đối tượng kê khai, nộp thuế:
1.2.1. Đơn đề nghị (theo quy định tại điểm 1.1 nói trên);
1.2.2. Xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền đia phương về nơi thường trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu đối với cá nhân hoặc giấy đăng ký thành lập đối với các tổ chức (ví dụ như hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp);
1.2.3. Xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập (nếu có). Trường hợp không có xác nhận này, đối tượng nộp đơn tự kê khai trong đơn và chịu trách nhiệm trước pháp Luật.
2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, Cục Thuế căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Hiệp định và hướng dẫn tại điểm 1 mục I: Phạm vi áp dụng của Thông tư Phần A của Thông tư này để xét và cấp giấy chứng nhận cư trú cho đối tượng đề nghị (mẫu số 6 đính kèm Thông tư này). Thời hạn 15 ngày làm việc không bao gồm thời gian bổ sung và giải trình hồ sơ.
1.1. Trường hợp bên được ủy quyền cư trú tại Việt Nam, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp Luật hiện hành (quy định tại Điều 48: Công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ);
1.2. Trường hợp bên được ủy quyền cư trú tại nước ngoài, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về giấy ủy quyền theo quy định của nước nơi đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú và hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền này.
2. Các bản sao kèm theo (trừ bản sao chứng từ nộp thuê) đều phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp Luật về công chứng, chứng thực.
3. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự: chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, theo quy định tại Thông tư số 01/19991TT-NG ngày 03/6/1999 của Bộ Ngoại giao. Giấy tờ, tài liệu của các nước mà Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam có hiệu lực thi hành tại Việt Nam quy định miễn hợp pháp hóa lãnh sự thì không phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
4. Trường hợp cần thiết và hợp lý, cơ quan thuế có thể yêu cầu người đề nghị được áp dụng Hiệp định giải thích hoặc cung cấp thêm các tài liệu có liên quan.
5. Các tài liệu, văn bản tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định hiện hành. Trường hợp pháp Luật không quy định công chứng người đề nghị được áp dụng Hiệp định phải chịu trách nhiệm đối với bản dịch.
6. Việc miễn, giảm thuế theo Hiệp định phải được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan thuế phù hợp với quy định của Hiệp định và Luật thuế Việt Nam. Cơ quan thuế không giải quyết miễn, giảm thuế đối với số thuế đã phát sinh trước khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm thuế.
7. Trường hợp đối tượng cư trú nước ngoài đề nghị áp dụng Hiệp định đối với thu nhập từ nhiều hợp đồng cung cấp cho nhiều đối tượng tại các địa phương khác nhau ở Việt Nam, đối tượng này có thể cung cấp bản gốc những tài liệu, vãn bản quy định phải hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng, chứng thực tại Cục thuế nơi phát sinh số thuế đề nghi áp dụng Hiệp định lớn nhất đồng thời cung cấp bản sao cho các Cục thuế ở các đia phương khác liên quan và ghi rõ trong đơn đề nghị áp dụng Hiệp định nơi đã cung cấp bản gốc.
VII. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHẾU NẠI
1. Trường hợp đối tượng cư trú của Nước ký kết cho rằng cơ quan thuế Việt Nam xác định nghĩa vụ thuế của mình không phù hợp với quy định của Hiệp định có thể khiếu nại theo trình tự quy định của Luật thuế hoặc các văn bản về giải quyết khiếu nại của Việt Nam.
2. Người khiếu nại có thể không tiến hành khiếu nại theo trình tự nêu tại điểm 1 trên đây mà trực tiếp khiếu nại lên Nhà chức trách có thẩm quyển của Nước ký kết nơi đối tượng đó là đối tượng cư trú thuế.
3. Để tiến hành khiếu nại, người khiếu nại phải thực hiện đúng các quy định dưới dây:
3.1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được thông báo tại các quyết định xử lý của cơ quan thuế trước khi khiếu nại.
3.2. Việc khiếu nại phải được tiến hành trong vòng 3 năm kể từ khi có thông báo đầu tiên của cơ quan thuế dẫn đến việc xử lý thuế mà đối tượng nộp thuế cho là không đúng với Hiệp định. Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thời hạn 3 năm kể từ khi khoản chi trả có liên quan đến nghĩa vụ thuế được thanh toán hoặc phát sinh -tùy theo từng Hiệp định.
3.3. Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam không giải quyết khiếu nại đối với trường hợp khiếu nại đang hoặc đã được tòa án giải quyết.
Ví dụ 44: Ngày 01/6/2000, ông A, một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được thông báo thuế nộp thu nhập cá nhân của Cục thuế tỉnh H và ông cho rằng nghĩa vụ thuế ghi tại thông báo không đúng với quy định của Hiệp định. Sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại thông báo thuế, ông A có quyền khiêú nại trực tiếp lên Tổng cục Thuế - với tư cách Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam - để giải quyết trường hợp của ông. Thời hạn để ông A có thể tiến hành đệ đơn khiếu nại là 3 năm kể từ ngày 01/6/2000.
E. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ CHỨC TRÁCH CÓ THẨM QUYỀN
Để thực hiện các quy định của Hiệp định, Tổng cục Thuế được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Ban hành văn bản công báo hiệu lực thi hành hoặc chấm dứt hiệu lực của từng Hiệp định trong ngành thuế sau khi có thông báo hiệu lực của Bộ Ngoại giao;
2. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các Cục thuế và các tổ chức ủy nhiệm thu trong việc thực hiện Hiệp định:
3. Là "Nhà chức trách có thẩm quyền” của Việt Nam để xử lý các công việc liên quan đến Hiệp định. gồm:
3.1. Nghiên cừu và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, kiến nghị và các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện Hiệp định với Nhà chức trách có thẩm quyền của nước ký Hiệp định với Việt Nam thông qua thủ tục thỏa thuận song phương quy định tại Hiệp định:
3.2. Trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài và có trách nhiệm giữ bí mật thông tin theo quy định của Hiệp định
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ các Thông tư hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần:
- Thông tư số 52/TC-TCT ngày 16/8/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước.
- Thông tư số 95/1997/TT-BTC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
- Thông tư số 59/1998/TT-BTC ngày 12/5/1998 của Bộ Tài chính bổ sung Thông tư số 95/1997/TT-TC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
- Thông tư số 37/2000/TT-BTC ngày 05/5/2000 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 95/1997/TT-BTC ngày 29/12/1997 của Bộ Tài chính về hướng dẫn và giải thích nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
DANH MỤC CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ
(Có hiệu lực thi hành tính đến ngày ban hành Thông tư này)
Số thứ tự | Tên Nước ký kết | Ngày có hiệu lực |
01 02 03 04 05 06 07 | Úc Thái Lan Pháp Thuỷ Điển Xing-ga-po Hàn Quốc Anh | 30/12/1992 31/12/1992 01/7/1994 08/8/1994 09/9/1994 11/9/1994 15/12/1994 |
08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 | Ba Lan Ấn Độ Hung-ga-ri Hà Lan Nhật Bản Nga Bun- ga-ri Na Uy Đan Mạch Ru-ma-ni Ma-lai-xi-a U-dơ-bê-ki-xtăng Lào Trung Quốc Mông Cổ Ucraina Đức Thụy Sĩ Bê-la-rút Séc Lúc-xăm-bua Đài Loan Ca-na-đa I-ta-li-a Bỉ In-đô-nê-xi-a Phần Lan Ai- xơ-len Cu Ba Phi-lip-pin Mi-an-ma | 21/12/1994 02/02/1995 30/6/1995 25/10/1995 31/12/1995 21/03/1996 04/10/1996 14/4/1996 24/4/1996 24/4/1996 13/8/1996 16/8/1996 30/9/1996 18/10/1996 11/10/1996 22/11/1996 27/12/1996 12/10/1997 26/12/1997 03/02/1998 19/5/1998 06/5/1998 16/12/1998 20/02/1999 25/6/1999 10/02/1999 26/12/2002 27/12/2002 26/6/2003 29/9/2003 12/8/2003 |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM VÀ
..........................................................
(TÊN NUỚC KÝ KẾT)
(Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân là đôí tượng cư trú của Việt Nam)
Đề nghị đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp:
A. Áp dụng cho cá nhân; B. Áp dụng cho tổ chức; AB. Áp dụng cho cả cá nhân
và tổ chức
I. ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ
1. Đối tượng nộp thuế.
| A. Cá nhân: B. Tổ chức: | |||||
1.1
| Tên đầy đủ:...................................................................................................................... A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh/đầu tư Số:............................. Ngày cấp:......../......../............ tại ................... Cơ quan cấp............................................. | |||||
1.2. | Tên sử dụng trong giao dịch........................................................................................ | |||||
1.3. | Tư cách pháp lý | |||||
A. Cá nhân hành nghề độc lập |
| B. Pháp nhân |
| |||
A. Cá nhân hình nghề phụ thuộc
|
| A.B. Khác Nêu rõ:.................................
|
| |||
B. Liên doanh không tạo pháp nhân |
| |||||
1.4.a. | Địa chỉ tại Việt Nam:............................................................................................................ ............................................................................................................................................... Số điện thoại:........................................................................................................................ Số Fax: ...................................E-mail: ................................................................................. Địa chỉ trên là:....................................................................................................................... A. Nhà ở thường trú B. Trụ sở chính AB. Khác Nêu rõ:................ | |||||
1.4.b. | Địa chỉ giao dịch tại Việt Nam (nếu khác với địa chỉ nêu trên) ................ ............................................................................................................................................. Số điện thoại:................................................................................................................... Số Fax: ...................................................E-mail: ............................................ | |||||
1.5. | Quốc tịch: | |||||
AB Việt Nam | AB. Nước ký kết | AB. Nước khác ....... | ||||
1.6. | Mã số thuế tại Việt Nam (nếu có): ................................................................................ | |||||
1.7.a. | Địa chỉ tại Nước ký kết: ....................................................................................................... Số điện thoại:................................ ....................................................................................... Số Fax: ............................................ E-mail: ....................................................................... Địa chỉ trên là: A Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Văn phòng ĐD B Cơ sở thường trú AB. Khác Nêu rõ: .............. | |||||
1.7.b. | Địa chỉ giao dịch tại Nước ký kết (nếu khác với địa chỉ nêu trên)....................................... Số điện thoại: ....................................................................................................................... Số Fax: .................................... E-mail: ............................................................................... | |||||
1.8. | Mã số thuếtại Nước ký kết (nếu có) .................................................................................. | |||||
2. Đại diện được ủy quyền1:
2.1. | Tên đầy đủ:........................................................................................................................... A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh /đầu tư Số:........................................ Ngày cấp:......../......../............. tại ....................... Cơ quan cấp............................................. | |||
2.2. | Địa chỉ:................................................................................................................................. Số điện thoại:................. Số Fax:............................... E-mail:.............................................. | |||
2.3. | Mã số thuế (nếu có):............................................................................................................ | |||
2.4. | Tư cách pháp lý | |||
B. Pháp nhân
|
| A .Cá nhân hành nghề phụ thuộc
|
| |
| B. Liên doanh không tạo pháp nhân
|
| AB. Khác Nêu rõ:.......................................... |
|
1 Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp luật hiện hành nêu tại Mục VI - Quy định khác củ Thông tư đồng thời bên nước được ủy quyền phải kê khai đầy đủ các thông tin kể cả phần I. 1. của mẫu đơn này.
II. ĐỐI TƯỢNG CHI TRẢ THU NHẬP
(Trường hợp nhiều đối tượng chi trả thu nhập đề nghị làm bảng kê kèm theo đơn với đầy đủ các thông tin dưới đây).
1 | Tên đầyđủ:............................................................................................................................ A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh /đầu tư Số:......................................... Ngày cấp:......../......../............ tại ....................... Cơ quan cấp.............................................. | |||
2 | Địa chỉ:.................................................................................... Số điện thoại:................. Số Fax:.............................. E-mail:............................................... | |||
4 | Mã số thuế (nếu có):............................................................................................................ | |||
5 | Tư cách pháp lý | |||
B. Pháp nhân |
| A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc |
| |
B. Liên danh không tạo pháp nhân |
| AB. Khác Nêu rõ:............................................. |
|
III. NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ
1. Năm đề nghị áp dụng Hiệp định:............................................................................
2. Đối tượng đề nghị, tùy theo mục đích xin áp dụng Hiệp định, lựa chọn và điền
các thông tin được ghi tại các Mục từ Mục a đến c dưới đây.
a. Khấu trừ thuế đã nộp ở nước ngoài:
a.1. Số thuế đề nghị khấu trừ trực tiếp ...........................................................................
-Số thu nhập chịu thuế nước ngoài: ........................................................................
-Loại thu nhập: ........................................................................................................
-Thời gian phát sinh thu nhập: ...............................................................................
- Thuế suất:.............................................................................................................
-Số thuế đã nộp ở nước ngoài: ...............................................................................
a.2. Số thuế khoán đề nghị khấu trừ: .............................................................................
- Số thu nhập nhận được ở nước ngoài thuộc diện khoán thuế. ................................
-Loại thu nhập: ..........................................................................................................
- Thời gian phát sinh thu nhập: .................................................................................
-Thuế suất:................................................................................................................
a.3. Số thuế đề nghị khấu trừ gián tiếp:..........................................................................
-Số thu nhập chịu thuế ở nước ngoài: ......................................................................
-Loại thu nhập: ........................................................................................................
-Thời gian phát sinh thu nhập: .................................................................................
-Thuế suất:..............................................................................................................
-Số thuế đã nộp ở nước ngoài:................................................................................
b. Miễn, giảm thuế:
b.1. Số thu nhập thuộc diện miễn, giảm theo Điều........ : ..........................................
b.2. Thời gian phát sinh thu nhập: .............................................................................
b.3. Số thuế đề nghị miễn, giảm/thuế suất đề nghị áp dụng: .....................................
c. Hoàn thuế:
c.1 Số thu nhập thuộc diện miễn, giảm theo Điều....... :...............................................
c.2. Thời gian phát sinh thu nhập: ................................................................................
c.3. Số thuế đã nộp đề nghị hoàn: ................................................................................
c.4. Hình thức hoàn thuế. .............................................................................................
-Bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau:
- Hoàn trực tiếp:
+ Đồng tiền hoàn thuế:............................................................................................
+ Chủ tài khoản:......................................................................................................
+ Số tài khoản:.........................................................................................................
+ Tên ngân hàng: ...................................................................................................
+ Địa chỉ ngân hàng: ..............................................................................................
IV. THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH PHÁT SINH THU NHẬP LIÊN QUAN ĐẾN SỐ THUẾ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH
1. Giải trình tóm tắt về giao dịch:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Tài liệu gửi kèm:
1.
2.
3.
4.
Chúng tôi/Tôi cam kết các thông tin và tài liệu đã cung cấp là trung thực và đầy đủ và xin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các thông tin và tài liệu này.
............, ngày.......tháng ...... năm ........
Người làm đơn ký tên và đóng dấu (nếu có)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ VÀ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH GIỮA VIỆT NAM
...........................................................
(TÊN NƯỚC KÝ KẾT)
(Áp dụng cho các tổ chức,cá nhân là đối tượng cư trú nước ngoài)
Đề nghị đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp:
A. Áp dụng cho cá nhân; B. Áp dụng cho tổ chức; AB. Áp dụng cho cá nhân và tổ chức
I ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ
1. Đối tượng nộp thuế
| A. Cá nhân: B. Tổ chức: | |||
1.1 | Tên đầyđủ:.................................................................................................................... A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh/đầu tư Số:................................................. Ngày cấp :......../......../............ tại ....................... Cơ quan cấp..................................... | |||
1.2 | Tên sử dụng trong giao dịch......................................................................................... | |||
1.3.a | Địa chỉ tại Việt Nam:............................... .......... ...... ....... .......... ............ ........ ........ ...................................................................................................................................... Số điện thoại:............................................................................................................... Số Fax: ......................................E-mail: ................................. ................................... Địa chỉ trên là: A. Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Văn phòng ĐD B. Cơ sở thường trú AB. Khác Nêu rõ........................................ | |||
1.3.b | Địa chỉ giao dịch tại Việt Nam (nếu khác với địa chỉ nêu trên).................................. Số điện thoại: ............................................................................................................... Số Fax: ......................................E-mail: ..................................................................... | |||
1.4 | Mã số thuế tại Việt Nam (nếu có): ............................................................................... | |||
1.5 | Thời gian có mặt tại Việt Nam hoặc thực hiện hoạt động tại Việt Nam: | |||
1.6 | Địa chỉ tại Nước ký kết: .............................................................................................. Sộ điện thoại: ............................................................................................................... Số Fax: ......................................E-mail: ...................................................................... | |||
1.7.b | Tư cách pháp lý | |||
| A. Cá nhân hành nghề độclập |
| B.Pháp nhân |
|
A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc |
| B Liên danh không tạo pháp nhân Nêu rõ................................ |
| |
AB. Khác |
| |||
1.8 | Mã số thuế tại Nước ký kết (nếu có)............................................................................. |
2. Đại diện được ủy quyền2:
2.1 | Tên đầy đủ:................................................................................................................... A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh /đầu tư Số:......................................... Ngày cấp:......../......../............ tại ......................Cơ quan cấp........................................ | |||
2.2 | Địa chỉ:.......................................................................................................................... Số điện thoại:................. Số Fax:............................... E-mail:...................................... | |||
2.3 | Mã số thuế (nếu có):……………………..…………………………………………. | |||
2.4 | Tư cách pháp lý | |||
| B. Pháp nhân
|
| A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc |
|
B. Liên doanh không tạo thành thành pháp nhân |
| AB. Khác Nêu rõ:……………………….. |
|
II. ĐỐI TƯỢNG CHI TRẢ THU NHẬP
(Trường hợp nhiều đối tượng chi trả thu nhập, có thể làm bảng kê kèm theo đơn).
1. | Tên đầy đủ:…………………………...……………………………………………… A.CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép kinh doanh/đầu tư Số:………………………. Ngày cấp:……/………../tại………………..Cơ quan cấp………………………….. | |||
2. | Địa chỉ:……………………………………………………… Số điện thoại:……………Số Fax:………………E-mail………………………… | |||
4. | Mã số thuế (nếu có):………………………………………………………………. | |||
5. | Tư cách pháp lý | |||
B. Pháp nhân |
| A. Cá nhân hành nghề phụ Thuộc |
| |
B. Liên danh không tạo pháp nhân |
| AB. Khác Nêu rõ:..................................……… |
|
2 Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp Luật hiện hành nêu tại Mục VI - Quy định khác của Thông tư đồng thời bên được ủy quyền phải kê khai đầy đủ các thông tin kể cả phần I.1. của mẫu đơn này.
III. NỘI DUNG ĐƠN ĐỀ NGHỊ
1. Năm đề nghị áp dụng Hiệp định: ............................................................................
2. Đối tượng đề nghị; tùy theo mục đích xin áp dụng Hiệp định, lựa chọn và điền
các thông tin được ghi tại các Mục từ Mục a đến d dưới đây.
a. Miễn giảm, thuế:
a.l. Số thu nhập thuộc diện miễn giảm thuế theo Điều......: ......................................
a.2. Thời gian phát sinh thu nhập:..............................................................................
a.3. Số thuế đề nghị miễn, giảm/thuế suất đề nghị áp dụng;.....................................
b. Hoàn thuế:
b.l. Số thu nhập thuộc diện miễn, giảm theo Điều.....: ...............................................
b.2. Thời gian phát sinh thu nhập:..............................................................................
b.3. Số thuế đã nộp đề nghị hoàn:................................................................................
b.4. Hình thức hoàn thuế:
- Bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau:
- Hoàn trực tiếp:
+ Đồng tiền hoàn thuế. ................................................................................................
+ Chủ tài khoản: ..........................................................................................................
+ Số tài khoản: .............................................................................................................
+ Tên ngân hàng: .........................................................................................................
+ Địa chỉ ngân hàng: ....................................................................................................
c .Xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam:
c.1 Số thu nhập chịu thuế tại Việt Nam: ...................................................................
c.2. Loại thu nhập: .......................................................................................................
c.3. Thời gian phát sinh thu nhập: ..............................................................................
c.4. Số thuế đã nộp: ......................................................................................................
d. Xác nhập số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được hưởng ưu đãi thuế:
d.1. Số thu nhập thuộc diện được ưu đãi: ....................................................................
d.2. Loại thu nhập:.......................................................................................................
d.3. Thời gian phát sinh thu nhập;..............................................................................
d.4. Số thuế/thuế suất ưu đãi:......................................................................................
IV. THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH PHÁT SINH THU NHẬP LIÊN QUAN ĐẾN SỐ THUẾ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH
1. Giải trình tóm tắt về giao dịch:
……………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2.Tài liệu gửi kèm:
1.
2.
3.
4.
Chúng tôi/Tôi cam kết các thông tin và tài liệu đã cung cấp là trung thực và đầy đủ và xin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các thông tin và tài liệu này.
………., ngày....... tháng ....... năm..........
Người làm đơn ký tên và đóng dấu (nếu có)
TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
General Department of Taxalion Socialist Republic of Vietnam
Cục Thuế………………………. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tax Department of...................... Independence - Freedom - Happiness
Số (No.):
……...,ngày (day) ......tháng (month) ..... năm (year)......
GIẤY XÁC NHẬN THUẾ THU NHẬP ĐÃ NỘP TẠI VIỆT NAM
Certificate of Income Tax Paid in Vietnam
(Sử dụng cho thuế thu nhập cá nhân hoặc thu nhập doanh nghiệp)
To be used for Personal Income Tax or Business Income Tax
I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ:
TAXPAYER
Đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp: A. áp dụng cho cá nhân : B. áp dụng cho
tổ chức; AB. áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức.
Tick off (x) in the relevant box: A. for Individua; B. for Entity; AB. for Both
| A. Cá nhân: B. Tổ chức: Lndividual Entity |
1. | Tên đầy đủ Full name ........................................................................................................................ A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép thành lập ID Passport Incorporation license Số/ Number:................................................. Ngày cấp: ........./... .... /............ tại ........................... Cơ quan cấp.................................. Issuing date: dd/mm/yy in Issuing authority |
2. | Tên sử dụng trong giao dịch ........................................................................................ Name used in transation |
3. | Tư cách pháp lý (Legal status) A. Cá nhân hành nghề độc lập A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc Individual carrying on Individual/ carrying on independent service dependent service B. Pháp nhân B. Liên danh không tạo pháp nhân Legal Entity Partnership not forming legal entity AB. Khác Nêu rõ:.......................................................... Other Specify |
4.
| Đối tượng cư trú của nước Resident of....................................................................................................................... AB. Việt Nam AB. Nước ký kết AB. Nước khác Việtnam Contracting State Other |
5. | Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam số (nêú có ): .......................................................... Number of business license in Vietnam (if any) Ngày cấp ......./......./........ tại .................. Cơ quan cấp ................................................. Issuing date in issuing authority |
6. | Mã số thuế tại Việt Nam (nêú có) Tax Indentification Number in Vietnam (if any) ............................................................ |
7 | Địa chỉ tại Việt Nam Address in Vietnam......................................................................................................... Số điện thoại/Tel: ..................................... Số Fax/Fax:........................................ E-mail:................................................................ Địa chỉ trên là: This address is: A.Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Trụ sở chính Office Domicile Headquarters B. Văn phòng ĐD B. Cơ sở thường trú Representative Office Permanent Establishment AB. Khác Nêu rõ:.................................................. Other Specify |
8 | Địa chỉ tại nước liên quan (nước ký kết hoặc nước khác theo thông tin tại điểm l.4): Address in relevant State (contracting state or other in conformity with infor- mation in 1.4 section) …………………………………………………………………………………... Số điện thoại/Tel: .. .................................. Số Fax/Fax:............................................... E-mail:.............................................. Địa chỉ trên là: This address is: A. Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Trụ sở chính Office Domicile Headquarters B. Văn phòng ĐD B. Cơ sở thường trú Representative Office Permanent Establishment AB. Khác Nêu rõ:........................................................... Other Specify |
II. XÁC NHẬN SỐ THUẾ ĐÃ NỘP
Certifying tax paid
1. Kỳ tính thuế
Taxable period
Từ ngày ..................../.............../............. đến .............../................./........................
From dd lmm / yy to dd / mm l yy
2. Thuế đã nộp
Tax paid
Loại thu nhập Type of Income | Số thu nhập chịu thuế Taxable incomme | Số thuế phải nộp Tax payable | Số thuế đã nộp * Tax paid | Ngày nộp Due date | ||
Số thuế phải nộp Total of tax payable | Sốthuế thực phải nộp Actual tax due | Sốthuếđược miễn giảm Exempted or reduced amount of tax | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Tổng số thuế đã nộp bằng chữ (Total tax paid in words): .......................................
Cục thuế tỉnh/thành phố.................................................... xác nhận đã thu (và/hoặc miễn, giảm) số thuế thu nhập của đôí tượng nộp thuế nêu trên.
It is hereby certirled that the Tax Department of .................................................. has received (and/or granted the exemption, the reduction of) tlle mentioned income tax amount from (to) the above taxpayer.
Cục trưởng Cục thuế.............................................................
Director of Tax Department of……………………………..
Ký tên và đóng dấu - (Sign and seal)
TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
General Department of Taxation Socialist Repubhc of Vietnam
Cục Thuế………………………. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tax Department of.................... Independence -Freedom -Happiness
Số (No.):
..................,ngày (day) ......tháng (month) ..... năm (year)......
GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ NỘP THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN
LÃI CỔ PHẦN, LÃI TIỀN CHO VAY, TIỀN BẢN QUYỀN
CERTLFICATE OF TAX PAID ON DIVLDEND, INTEREST,
ROYALTY OR TECHNICAL FEE
Cục thuế tỉnh/thành phố........................................................................... xác nhận đã thu (và/hoặc miễn giảm) số thuế thu nhập của đối tượng nộp thuế dưới đây đối với thu nhập từ:
The Tax Department of................................................................. certifies that it has received ( and/ or granted the exemption, the reduction of) the income tax amount from (to) the fol1owing taxpayer in respect of income on:
Tiền lãi cổ phần Lãi tiền cho vay Tiền bản quyền Phí dịch vụ kỹ thuật
Divided Interest Royalty Technical fee
Đối tượng thực hưởng (beneficial owner)
Tên
(Name .........................................................................................................................
Địa chỉ (kinh doanh hoặc nơi cư trú):..........................................................................
Address (of business or resident place)
Mã số thuế (hoặc chứng minh thư/hộ chiẽú): .............................................................
Tax identification number (or I.D card/passport)
Đối tượng được ủy quyền nhận thu nhập (trong trường hợp không phải là đối tượng thực hưởng)
Designated person as benefirciary (other than the beneficial owner)
Tên
(Name): ...........................................................................................................................
Địa chỉ (kinh doanh hoặc nơi cư trú):..........................................................................
Address (of business or resident place)
Mã số thuế (hoặv chứng minh thư/hộ chiếu): ................................................................
Tax identification number (or ID card/passport)
Đối tượng được trả thu nbập (Income payer)
Tên
(Name): ..........................................................................................................................
Địa chỉ (kinh doanh hoặc nơi cư trú):.............................................................................
Address (of business or resident place)
Mã số thuế (hoặc chứng minh thư hộ chiếu): ................................................................
Tax identification number (or I.D card / passport)
Lý do chi trả thu nhập (reason for which the paymene is made):
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Thu nhập chịu thuế Taxable income | Số thuế phải nộp Tax payable |
Số thuế đã nộp * Tax paid |
Ngày Nộp Due date | ||
Tổng số thuế phải nộp Total of tax Payable | Số thuế thực phải nộp Actual tax due | Số thuế được miễn giảm Exempted or reduced amount of tax | |||
|
|
|
|
|
|
* Số thuế đã nộp bằng chữ (tax paid amount in words):………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Cục trưởng Cục thuế …………………………………….
Director of Tax Department of..........................................................
Ký tên và đóng dấu - (Sign and seal) .
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày ......... tháng........ năm 200......
Kính gửi:............................................................................................
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN CƯ TRÚ CỦA VIỆT NAM
(Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam)
I. Đối tượng nộp thuế
Đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp: A. Áp dụng cho cá nhân; B. áp dụng cho
tổ chức; AB. Áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức
| A.Cá nhân B. Tổ chức |
1. | Tên đầy đủ: .................................................................................................................... A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép thành lập Số…………………………… Ngày cấp:......../......../........ tại.................................. Cơ quan cấp.................................. |
2. | Tên sử dụng trong giao dịch .......................................................................................... |
3. | Tư cách pháp lý A. Cá nhân hành nghề độc lập A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc B. Pháp nhân B. Liên danh không tạo pháp nhân AB. Khác Nêu rõ:........................................... |
4.a | Địa chỉ tại Việt Nam: ...................................................................................................... ……………………………………………………………………………………….. Số điện thoại: .................................................................................................................. Số Fax: ...................................... E-mail: ........................................................................ Địa chỉ trên là: A. Nhà ở thường trú B. Trụ sở chính AB. Khác Nêu rõ................ |
4.b | Địa chỉ giao dịch tại Việt Nam (nếu khác với địa chỉ nêu trên) ..................................... Số điện thoại: ................................................................................................................. Số Fax: .................................... E-mail: .......................................................................... |
5. | Quốc tịch: AB. Việt Nam AB. Nước ký kết AB. Nước khác |
6. | Mã số thuế tại Việt Nam (nếu có): ................................................................................. |
7.a | Địa chỉ tại Nước ký kết: ................................................................................................. Số điện thoại: ........................... Số Fax: ..................................... E-mail: ......................................................................... Địa chỉ trên là A. Nơi làm việc A. Nơi lưu trú B. Văn phòng ĐD B. Cơ sở thường trú AB. Khác Nêu rõ…………………. |
7.b | Địa chỉ giao dịch tại Nước ký kết (nếu khác với địa chỉ nêu trên).................................. ………………………………………………………………………………………… Số điện thoại: .................................................................................................................. Số Fax: ......................................... E-mai: ...................................................................... Mã số thuế tại Nước ký kết (nếu có): |
Năm đề nghị xác nhận đối tượng cư trú: từ........................ đến.........................................
Thời gian có mặt tại Việt Nam trong các năm xin xác nhận cư trú*:
1………………………………………………………………………………………
2………………………………………………………………………………………
3………………………………………………………………………………………
Nguồn thu nhập chủ yếu của bản thân cá nhân trong các năm nói trên phát sinh từ*:
Việt Nam Nước ký kết Nước khác........................
(* chỉ áp dụng đối với cá nhân)
II. Đại diện được ủy quền3:
1. | Tên đầy đủ:.............................................................................................................. A. CMND A. Hộ chiếu B. Giấy phép thành lập Số:……………………………………………… Ngày cấp:......./......../............ tại ........................... Cơ quan cấp............................. | |||
2. | Địa chỉ giao dịch: .................................................................................................... Số điện thoại:............... Số Fax:........................... .. E-mail: .................................. | |||
3. | Mã số thuế (nếu có): ............................................................................................... | |||
4. | Tư cách pháp lý | |||
B. Pháp nhân |
| A. Cá nhân hành nghề phụ thuộc |
| |
B. Liên danh không pháp nhân |
| AB. Khác Nêu rõ.................................. |
|
Tài liệu gửi kèm:
1.
2.
3.
4.
Chúng tôi/Tôi cam kết các thông tin và tài liệu đã cung cấp là trung thực và đầy đủ và xin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về các thông tin và tài liệu này.
.............., ngày........... tháng ....... năm ..........
Đối tượng làm đơn ký tên và đóng dấu (nếu có)
3 Trường hợp đối tượng nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng Hiệp định bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải thực hiện các quy định về công chứng và chứng thực của pháp luật hiện hành nêu tại Mục VI. Quy định khác của Thông tư, đồng thời bền được ủy quyền phải kê khai đầy dủ các thông tin kể cả phần I của mẫu đơn này.
TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
GENERAL DEPARTMENT OF SOCLALIST REPUBLIC OF VLETNAM
TAXATLON
CỤC THUẾ........... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TAX DEPARTMENT OF Independence - Freedom - Happiness
Số/NO.:
RESIDENCE CERTIFICATE
Tên đối tượng: ..............................................................................................................
Name: ...........................................................................................................................
Mẫu số đăng ký thuế(nêú có) ........................................................................................
Tax Identification Number (if any) ..............................................................................
Đia chỉ: ................................. ........................................................................................
Address:........................................................................................................................
Thể theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước................................................................................... về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, chúng tôi xác nhận rằng đối tượng nêu trên là đối tượng cư trú của Việt Nam dưới giác độ thuế theo Luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với quy định tại Hiệp định nói trên trong thời gian từ............................ đến.............................
In compliance with the Agreement between the Government of the Socialist
Republic of Vietnam and the Government of................................................................. for the Avoidance of Double Taxation and Prevention of Fiscal Evasion with respect to Taxes on Income, it is hereby certirled that the above-mentioned person is, by the laws of the Socialist Republic or Vietnam and in accordance with thiu Agreement, a resident of Vietnam for the taxation purposes for the period from...............................to ..................
.............,ngày............ tháng......... năm..........
...................., Date
Ký tên (Signature)
Chức vụ người ký (Designation)
Mẫu 7A - HĐ/HTQT
BẢNG KÊ THU NHẬP VẬN TẢI QUỐC TẾ
(Áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp trực tiếp điều hành phương tiện vận tải)
Từ........................ đến......................
Tên doanh nghiệp:................................................Nước cư trú:.........................................................................................................................
Tên/ hộ hiệu phương tiện vận tải (tầu thủy/máy bay):.......................................................................................................................................
Tên đại lý tại Việt Nam: ...................................................................................................................................................................................
Địa chỉ:..............................................................................................................................................................................................................
Mã số thuế:.........................................................................................................................................................................................................
Chứng từ vận chuyển | Hóa đơn | Cảng đi | Cảng đến | Thông tin khách hàng (tên, địa chỉ hoặc mã số thuế) | Tổng doanh thu vận chuyển thực tế | Thuế đã nộp | Thuế TNDN xin miễn giảm | |
Số | Ngày | |||||||
(1) | (2a) | (2b) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn kê khai:
-Cột (l) đến (5) ghi trên cơ sở vận đơn xuất cho khách hàng;
- Cột (6) ghi doanh thu tính thuế của người trực tiếp điều hành phương tiện vận tải không bao gồm tiền cước đã trả cho doanh nghiệp khác tham gia vận tải từ cảng Việt Nam đến cảng trung gian.
Mẫu 7B - HĐ/HTQT
BẢNG KÊ THU NHẬP VẬN TẢI QUỐC TẾ
(Áp dụng cho trường hợp hoán đổi/chia chỗ).
Từ........................ đến......................
Tên doanh nghiệp:....................................................Nước cư trú: .....................................................................................................................
Tên/hô hiệu phương tiện vận tải (tầu thủy/máy bay): ................................................................................................................................................
Tên đại lý tại ViệtNam: ..............................................................................................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................................................................................................................
Mã số thuế: .................................................................................................................................................................................................................
Chứng từ vận chuyển | Hóa đơn | Cảng đi | Cảng đến | Khách hàng (tên, địa chỉ, mã số thuế) | Số chỗ hoán đổi/chia (theo thoả thuận hoán đổi/chia chỗ) | Số chỗ hoán đổi thực tế | Doanh thu quy đổi | Thuế đã nộp | Thuế TNDN xin miễn | |
Số ngày | Ngày | |||||||||
(1) | (2a) | (2b) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn kê khai:
- Cột (1) đến (5) ghi trên cơ sở vận đơn xuất cho khách hàng;
- Cột (6) ghi số TEU hoặc số chỗ được sử dụng miễn phí quy định trong thỏa thuận hoán đồi/chia chỗ;
- Cột (7) ghi số TEU hoặc số chỗ đã thực tế sở dụng trên tầu của hãng đối tác:
- Cột (8) ghi doanh thu quy đổi dã là số tiền thu được từ khách hàng đối với số chỗ đã sử dụng thực tế không vượt quá hạn mức được sử dụng.
Mẫu 7C - HĐ/HTQT
BẢNG KÊ DOANH THU LƯU CÔNG-TEN-NƠ
Từ........................ đến......................
Tên doanh nghiệp:...................................................Nước cư trú:......................................................................................................................
Tên/hôhiệuphương tiện vận tải (tầu thủy/máy bay): .......................................................................................................................................
Tê đại lý tại ViệtNam:.......................................................................................................................................................................................
Địa chỉ:.........................................................:....................................................................................................................................................
Mã số thuế........................................................................................................................................................................................................
Chứng từ vận chuyển | Hóa đơn | Cảng đến | Thông tin khách hàng (tên, địa chỉ hoặc mã số thuế) | Doanh thu lưu công-ten-nơ | Thuế đã nộp | Thuế TNDN xin miễn giảm | |
Số | Ngày | ||||||
(1) | (2a) | (2b) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn kê khai:
- Cột (5) ghi doanh thu lưu container không bao gồm thuế GTGT.
File gốc của Thông tư 133/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 133/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 133/2004/TT-BTC |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành | 2004-12-31 |
Ngày hiệu lực | 2005-02-01 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Hết hiệu lực |