Công chức nhà nước có được kinh doanh không?

Công chức là người làm việc cho nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,

Công chức là người làm việc cho nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nhiều người thắc mắc rằng, công chức làm việc cho nhà nước thì có được kinh doanh không. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Công chức là gì?

Theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng. trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Từ 1/7/2020, ai sẽ là công chức nhà nước?

2. Những hình thức kinh doanh mà công chức không được làm

Căn cứ tại Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định công chức không được thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đây:

- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

Vậy, công chức sẽ không được kinh doanh dưới hình thức sau:

(1) Không được góp vốn là thành viên hợp danh của công ty hợp danh;

(2) Không là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn;

(3) Không là thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần.

3. Công chức nhà nước được kinh doanh trong những trường hợp nào

Theo quy định nêu trên, những trường hợp công chức được kinh doanh gồm:

Trường hợp 1:  Góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp nhưng với điều kiện là không được làm phát sinh quyền điều hành quản lý doanh nghiệp đó;

Trường hợp 2: Được phép kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình và được góp vốn vào các doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của mình.

4. Những việc làm mà công chức không được làm

Căn cứ Luật Cán bộ, viên chức 2008, những việc công chức không được làm gồm:

(1) Những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

(2) Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

- Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

(3) Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Ngoài những việc không được làm trên, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

 

 

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )