Cập nhật quy định mới nhất về Giấy phép lái xe năm 2023

Giấy phép lái xe là một loại giấy chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một người khi người đó đủ điều kiện điều khiển loại phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật. Bằng lái xe cho  phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại.

Giấy phép lái xe là loại giấy tờ không thể thiếu của mỗi người khi tham gia giao thông. Cùng cập nhất quy định mới nhất về giấy phép lái xe tại  Thông tư 12/2017/TT-BGTVT qua bài viết dưới đây nhé.

1. Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe hay còn được gọi là bằng lái xe, là một loại giấy chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một người khi người đó đủ điều kiện điều khiển loại phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật. Bằng lái xe cho  phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

2. Hồ sơ dự thi sát hạch lái xe cần những loại giấy tờ gì?

2.1 Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

(1) Hồ sơ học lái xe:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

(2) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;

(3) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

2.2 Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F

Hồ sơ bao gồm:

(1) Hồ sơ học lái xe

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe;

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

(2) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn;

(3) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);

(4) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;

(5) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.

3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định

Hồ sơ bao gồm:

(1) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

(2) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

(3) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

(4) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe.

4. Thời hạn giấy phép lái xe

Thời hạn giấy phép lái xe của mỗi hạng không giống nhau

- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

- Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

4. Người lái xe cần đem gì khi tham gia giao thông

 Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

(1) Đăng ký xe;

(2) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

(3) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

(4) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.





5 / 5 ( 1 bình chọn )