06 nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ mà ai nào cũng cần biết

Giao thông là hoạt động di chuyển, đi lại của con người từ một nơi này sang nơi khác bằng các phương tiện đi lại, hình thành mạng lưới, hệ thống giao thông. Giao thông đường bộ là một trong các loại hình giao thông phổ biến nhất hiện nay. Khi tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thông cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định.

Giao thông là hoạt động di chuyển, đi lại của con người từ một nơi này sang nơi khác bằng các phương tiện đi lại, hình thành mạng lưới, hệ thống giao thông. Giao thông đường bộ là một trong các loại hình giao thông phổ biến nhất hiện nay. Khi tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thông cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định.

1. Một số khái niệm cơ bản cần phân biệt

Trong giao thông đường bộ, có rất nhiều khái niệm khác nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn và chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của nó là gì. Điều này khiến cho việc thông hiểu pháp luật giao thông đường bộ bị hạn chế. Điều 3 của Luật giao thông đường bộ 2008 đã có định nghĩa về một số khái niệm cơ bản như sau:

1.1 Đường bộ

Đường bộ là đường bao gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

Khái niệm đường bộ và cấu tạo đường giao thông

1.2 Phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Hai khái niệm này có vẻ rất giống nhau nhưng đối tượng của chúng lại khác nhau. Cần nhớ rằng:

- Phương tiện giao thông đường bộ: gồm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ: gồm các phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng. Khái niệm này có đối tượng rộng hơn, bao hàm cả phương tiện giao thông đường bộ.

1.3 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (còn được gọi là xe cơ giới).

Mặt khác, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ lại bao gồm gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự (xe thô sơ).

Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?

1.4 Người tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện

Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. Còn người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

2. Các nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

Căn cứ tại Điều 4 Luật giao thông đường bộ 2008, nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ bao gồm 06 nguyên tắc sau đây:

(1) Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

(2) Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

(3) Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

(4) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(5) Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

(6) Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.






5 / 5 ( 1 bình chọn )