Con cái có được chọn ở với ai khi ly hôn hay không?

Ly hôn là một việc có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, tâm lý của con cái. Nhiều bố mẹ ly hôn đều có nguyện vọng được chăm sóc con nhỏ mà không biết rằng đứa trẻ cũng có quyền được bày tỏ nguyện vọng ở với ai sau ly hôn. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Ly hôn là một việc có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, tâm lý của con cái. Nhiều bố mẹ ly hôn đều có nguyện vọng được chăm sóc con nhỏ mà không biết rằng đứa trẻ cũng có quyền được bày tỏ nguyện vọng ở với ai sau ly hôn. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

1. Thế nào là ly hôn?

Tại Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 

Việc ly hôn không chỉ là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của người vợ, người chồng mà còn ảnh hưởng đến các quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc con cái, tài sản chung của hai vợ chồng,...

2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về việc nuôi con sau ly hôn

Sau ly hôn, kể cả trực tiếp nuôi con hoặc không trực tiếp nuôi con, cha, mẹ vẫn phải có nghĩa vụ, quyền nhất định trong việc nuôi dưỡng, thăm nom con cái.

2.1  Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định rằng, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn

2.2 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Bên cạnh đó, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cũng có quyền, nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn trong việc:

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ trên; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)

3. Con cái được chọn ở với ai trong trường hợp nào?

Trong đa số các quy định trên, pháp luật đề cập đến vấn đề ai là người có quyền nuôi con sau ly hôn cùng với quyền và trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, chính đứa con của họ cũng có quyền lên tiếng, thể hiện nguyện vọng, mong muốn được ở với ai.

Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”

Theo đó, nếu con cái từ đủ 07 tuổi trở lên, chúng có quyền được thể hiện nguyện vọng của mình muốn được ở cùng bố hay mẹ khi ly hôn. Điều này thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với ý chí, nguyện vọng của đứa trẻ đối với việc quyết định được sống cùng ai. Tòa án cũng sẽ dựa vào nguyện vọng này của con cái để đưa ra quyết định ai là người nuôi con sau ly hôn cho phù hợp nhất. 

Vậy, trong trường hợp từ đủ 07 tuổi trở lên, con cái có quyền thể hiện nguyện vọng được ở với ai sau khi bố mẹ chúng ly hôn. 

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )