TRUNG TÂM DỮ LIỆU - YÊU CẦU HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
Data center - Telecommunications technical infrastructure requirements
Lời nói đầu
TCVN 9250:2021 thay thế TCVN 9250:2012. TCVN 9250:2021 tham khảo tiêu chuẩn ANSI TIA-942-B (July 2017): Telecommunications Infrastructure Standard for Data Centers của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ.
TCVN 9250:2021 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TRUNG TÂM DỮ LIỆU - YÊU CẦU HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
Data center - Telecommunications technical infrastructure requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông của các trung tâm dữ liệu và phòng máy tính, bao gồm cả các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp thuê riêng và các trung tâm dữ liệu nhiều người thuê. Riêng đối với cấu trúc liên kết, tiêu chuẩn này áp dụng cho trung tâm dữ liệu có quy mô bất kỳ.
Tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ANSI/ATIS 0600404: 2005, Network and Customer Installation Interfaces - DS3 and Metallic Interface Specification (Các giao diện lắp đặt mạng và khách hàng - Đặc tính kỹ thuật giao diện DS3 và cáp đồng).
ANSI/NFPA 75-2017, Standard for the Fire Protection of Information Technology Equipment (Tiêu chuẩn cho phòng chống cháy của thiết bị công nghệ thông tin).
ANSI/TIA-568.0-D: 2015, Generic Telecommunications Cabling for Customer Premises (Kết cuối cáp viễn thông chung tại nhà khách hàng).
ANSI/TIA-568.1 -D: 2015, Commercial Building Telecommunications Infrastructure Standard (Tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng viễn thông tòa nhà thương mại).
ANSI/TIA-568-C.2: 2009, Balanced Twisted-Pair Telecommunication Cabling and Components Standard (Tiêu chuẩn kết nối cáp viễn thông xoắn đôi cân bằng và các phụ kiện).
ANSI/TIA-568.3-D: 2016, Optical Fiber Cabling Components (Các phụ kiện cáp sợi quang).
ANSI/TIA-568.4-D: 2017, Broadband Coaxial Cabling and Components Standard (Tiêu chuẩn kết nối cáp đồng trục băng rộng và các phụ kiện).
ANSI/TIA-569-D: 2016, Telecommunications Pathways and Spaces (Các đường dẫn và không gian viễn thông).
ANSI/TIA-604-5-E: 2015, FOCIS 5 - Fiber Optic Connector Intermateability Standard - Type MPO (Tiêu chuẩn khả năng tương thích đầu nối sợi quang FOCIS 5 - Loại MPO).
ANSI/TIA-604-10-B: 2008, FOCIS 10B Fiber Optic Connector Intermateability Standard - Type LC (Tiêu chuẩn khả năng tương thích đầu nối sợi quang FOCIS 10B - Loại LC).
ANSI/TIA-604-18: 2015, FOCIS 18 Fiber Optic Connector Intermateability Standard - Type MPO-16 (Tiêu chuẩn khả năng tương thích đầu nối sợi quang FOCIS 18 - Loại MPO-16).
ANSI/TIA-606-C: 2017, Administration Standard for Telecommunications Infrastructure (Tiêu chuẩn quản trị cơ sở hạ tầng viễn thông).
ANSI/TIA-607-C: 2015, Generic Telecommunications Bonding and Grounding (Earthing) for Customer Premises (Liên kết và nối đất viễn thông chung cho nhà khách hàng).
ANSI/TIA-758-B: 2012, Customer-Owned Outside Plant Telecommunications Infrastructure Standard (Tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng viễn thông nằm bên ngoài thuộc sở hữu của khách hàng).
ANSI/TIA-862-B: 2016, Structured Cabling Infrastructure Standard for Intelligent Building Systems (Tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng kết nối cáp có cấu trúc cho các hệ thống tòa nhà thông minh).
ANSI/TIA-5017: 2016, Telecommunications Physical Network Security Standard (Tiêu chuẩn bảo mật mạng viễn thông về vật lý).
ANSI/TIA-5048: 2017, Automated Infrastructure Management (AIM) Systems - Requirements Data Exchange and Applications (Hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng tự động (AIM) - Yêu cầu, trao đổi dữ liệu và các ứng dụng).
TIA TSB-162-A, Telecommunications Cabling Guidelines for Wireless Access Points (Những hướng dẫn về hệ thống cáp viễn thông cho các điểm truy nhập không dây).
TIA TSB-184A: 2017, Guidelines for Supporting Power Delivery Over Balanced Twisted-Pair Cabling (Những hướng dẫn cho hỗ trợ cung cấp điện trên hệ thống cáp xoắn đôi cân bằng).
TIA TSB-5018, Structured Cabling Infrastructure Guidelines to Support Distributed Antenna Systems (Những hướng dẫn về cơ sở hạ tầng hệ thống cáp có cấu trúc để hỗ trợ các hệ thống an ten phân tán).
OSHA CFR 1926.441, Battery Rooms and Battery Charging (Phòng ắc quy và nạp ắc quy).
Telcordia GR-63: 2012, NEBSTM Requirements: Physical Protection (Các yêu cầu NEBS™: Bảo vệ vật lý).
Telcordia GR-3175: 2014, Generic Requirements for Intrabuilding Coaxial Cable (Yêu cầu chung đối với cáp đồng trục bên trong tòa nhà).
3 Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
Các định nghĩa chung trong điều này đã được chính thức sử dụng bởi toàn bộ họ các tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng viễn thông. Các yêu cầu cụ thể được tìm thấy trong các quy định của tiêu chuẩn này.
3.2.1
Sàn truy cập/sàn nâng (access floor)
Hệ thống bao gồm các tấm sàn có thể tháo rời hoàn toàn và thay thế cho nhau, được hỗ trợ trên giá đỡ điều chỉnh hoặc thanh đỡ (hoặc cả hai) để cho phép thâm nhập vào khu vực bên dưới.
3.2.2
Nhà cung cấp truy cập (access provider)
Nhà vận hành của bất kỳ trang thiết bị cơ sở hạ tầng được sử dụng để truyền các tín hiệu viễn thông đến và đi từ nhà khách hàng.
3.2.3
Chuyển mạch truy cập (access switch)
Chuyển mạch được sử dụng để kết nối các thiết bị, chẳng hạn như các máy chủ với một mạng cục bộ.
3.2.4
Quản trị (administration)
Phương pháp ghi nhãn, nhận dạng, tài liệu hóa và hướng dẫn sử dụng cần thiết để thực hiện di chuyển, bổ sung và thay đổi cơ sở hạ tầng viễn thông.
3.2.5
Chuyển mạch kết hợp (aggregation switch)
Chuyển mạch ở đó kết hợp lưu lượng mạng đến và từ các chuyển mạch truy cập và cũng có thể kết nối với các thiết bị dịch vụ mạng (ví dụ: các bộ cân bằng tải, các ứng dụng mạng, tường lửa).
3.2.6
Đường trục (backbone)
Phương tiện (ví dụ: đường dẫn, cáp hoặc dây dẫn liên kết) cho phân hệ cáp mạng 2 và phân hệ cáp mạng 3.
3.2.7
Cáp trục chính (backbone cable)
Xem đường trục (3.2.6).
3.2.8
Cấu trúc chuyển mạch có nghẽn (blocking switch fabric)
Cấu trúc chuyển mạch ở đó không có đủ băng thông để đảm bảo cho bất kỳ cổng nào cũng có thể truyền thông với cổng khác trong cấu trúc chuyển mạch với dung lượng băng thông đầy đủ của một trong hai cổng.
3.2.9
Liên kết (bonding)
Nối ghép các bộ phận kim loại để tạo thành một đường dẫn điện.
3.2.10
Tủ (cabinet)
Nơi chứa bao kín các thiết bị kết nối, đầu cuối, máy móc, hệ thống cáp và thiết bị.
3.2.11
Cáp (cable)
Kết hợp của một hoặc nhiều dây dẫn cách điện hoặc sợi quang trong một vỏ bọc.
3.2.12
Hệ thống kết nối cáp/kết nối cáp (cabling)
Tập hợp tất cả các dây cáp, dây nhảy, dây dẫn và phần cứng kết nối.
3.2.13
Phân hệ kết nối cáp 1 (cabling subsystem 1)
Kết nối cáp từ lối ra thiết bị đến bộ phân phối A, bộ phân phối B hoặc bộ phân phối C.
3.2.14
Phân hệ kết nối cáp 2 (cabling subsystem 2)
Kết nối cáp giữa bộ phân phối A và bộ phân phối B hoặc bộ phân phối C (nếu bộ phân phối B không được triển khai).
3.2.15
Phân hệ kết nối cáp 3 (cabling subsystem 3)
Kết nối cáp giữa bộ phân phối B và bộ phân phối C.
3.2.16
Hệ thống kết nối cáp tập trung (centralized cabling)
Cấu hình kết nối cáp sử dụng một cáp liền, một đầu nối hoặc một mối hàn từ một lối ra thiết bị đến kết nối chéo tập trung trong bộ phân phối B hoặc bộ phân phối C.
3.2.17
Cấu trúc chuyển mạch tập trung (centralized switch fabric)
Cấu trúc chuyển mạch trung tâm dữ liệu ở đó cấu trúc chuyển mạch được thực hiện trên một chuyển mạch tập trung riêng lẻ.
3.2.18
Kênh (channel)
Đường truyền dẫn từ đầu đến cuối giữa hai điểm tại đó kết nối thiết bị ứng dụng cụ thể.
3.2.19
Phòng thiết bị chung (viễn thông) (common equipment room (telecommunications))
Không gian kín được sử dụng cho thiết bị và các kết nối đường trục cho nhiều hơn một người thuê trong một tòa nhà hoặc khuôn viên.
3.2.20
Phân chia ngăn (compartmentalization)
Tạo ra một rào chắn vật lý giữa hai hoặc nhiều ngăn có các hệ thống chữa cháy và làm mát tách biệt.
3.2.21
Phòng máy tính (computer room)
Không gian kiến trúc có chức năng chính là chứa các thiết bị xử lý dữ liệu.
3.2.22
Bảo trì đồng thời (concurrently maintainable)
Khả năng bảo trì theo kế hoạch được thực hiện tại bất cứ thời điểm nào trên đường dẫn, thiết bị hoặc bất kỳ thành phần nào của hệ thống mà không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.
3.2.23
Ống dẫn cáp (conduit)
1) Đường dẫn có mặt cắt ngang hình tròn.
2) Cấu trúc chứa một hoặc nhiều ống dẫn.
CHÚ THÍCH: Theo mục đích của tiêu chuẩn này, thuật ngữ ống dẫn bao gồm ống kim loại điện (EMT) hoặc ống phi kim loại điện (ENT).
3.2.24
Kích cỡ ống dẫn (conduit sizes)
Theo mục đích của tiêu chuẩn này, kích cỡ ống dẫn được chỉ định phù hợp với kích cỡ hệ mét và kích cỡ quy ước trong thương mại như thể hiện dưới đây:
- Kích cỡ ống dẫn
Kích cỡ hệ mét | Kích cỡ quy ước trong thương mại |
16 | 1/2 |
21 | 3/4 |
27 | 1 |
35 | 1 1/4 |
41 | 1 1/2 |
53 | 2 |
63 | 2 1/2 |
78 | 3 |
91 | 3 1/2 |
103 | 4 |
129 | 5 |
155 | 6 |
3.2.25
Phần cứng kết nối (connecting hardware)
Thiết bị cung cấp các đầu kết cuối cáp cơ học.
3.2.26
Điểm hợp nhất (consolidation point)
Phương tiện kết nối trong phân hệ mạng cáp 1 để liên kết các cáp kéo từ đường dẫn tòa nhà đến lối ra thiết bị.
3.2.27
Dây dẫn (viễn thông) (cord (telecommunications))
Cáp dẫn có phích cắm ở một hoặc cả hai đầu.
3.2.28
Chuyển mạch lõi (core switch)
Chuyển mạch đường trục ở tầng phân cấp cao nhất của một mạng.
3.2.29
Kết nối chéo (cross-connect)
Phương tiện cho phép kết cuối các phần tử cáp và liên kết hoặc kết nối chéo chúng với nhau.
3.2.30
Đấu nối chéo (cross-connection)
Sơ đồ đấu nối giữa các đường kết nối cáp, các phân hệ và thiết bị bằng dây nối hoặc dây nhảy có gắn phần cứng kết nối ở mỗi đầu.
3.2.31
Trung tâm dữ liệu (data center)
Tòa nhà hoặc một phần của tòa nhà có chức năng chính là chứa một phòng máy tính và các khu vực hỗ trợ của nó.
3.2.32
Điểm ranh giới (demarcation point)
Điểm tại đó có sự thay đổi về quản lý khai thác hoặc quyền sở hữu.
3.2.33
Điểm ngưng tụ (dew point)
Nhiệt độ mà tại đó không khí được làm mát (giả sử áp suất không khí và độ ẩm không thay đổi) để đạt độ ẩm tương đối 100% (tức là độ bão hòa).
3.2.34
Kết nối cáp gắn trực tiếp (direct attach cabling)
Kết nối cáp liên kết giữa các thiết bị mà không có bất kỳ can thiệp kết nối nào.
CHÚ THÍCH: trong các phiên bản trước của tiêu chuẩn này kết nối cáp trực tiếp gọi là kết nối cáp điểm - điểm.
3.2.35
Bộ phân phối A (distributor A)
Phương tiện kết nối tùy chọn trong một cấu trúc phân cấp liên kết hình sao, ở đó cáp được kết nối giữa lối ra thiết bị và bộ phân phối B hoặc bộ phân phối C.
3.2.36
Bộ phân phối B (distributor B)
Phương tiện kết nối trung gian tùy chọn trong một cấu trúc phân cấp liên kết hình sao ở đó cáp được kết nối với bộ phân phối C.
3.2.37
Bộ phân phối C (distributor C)
Phương tiện kết nối trung tâm trong một cấu trúc phân cấp liên kết hình sao.
3.2.38
Nhiệt độ bầu khô (dry-bulb temperature)
Nhiệt độ của không khí đo được bằng một nhiệt kế tiếp xúc tự do với không khí nhưng được che chắn khỏi bức xạ (chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, nhiệt bức xạ) và độ ẩm.
3.2.39
Nối đất (earthing)
Xem tiếp đất (3.2.53).
3.2.40
Nhiễu điện từ trường (electromagnetic interference)
Năng lượng điện từ được bức xạ hoặc dẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến thiết bị điện tử hoặc truyền dẫn tín hiệu.
3.2.41
Điểm lối vào (viễn thông) (entrance point (telecommunications))
Điểm để kết nối cáp viễn thông xuyên qua tường bên ngoài, sàn nhà hoặc từ ống dẫn.
3.2.42
Phòng truy cập hoặc không gian lối vào (viễn thông) (entrance room or space (telecommunications))
Không gian trong đó thực hiện ghép nối cáp viễn thông giữa các tòa nhà hoặc trong tòa nhà.
3.2.43
Dây dẫn thiết bị (equipment cord)
Xem dây dẫn (3.2.27).
3.2.44
Khu vực phân phối thiết bị (equipment distribution area)
Không gian phòng máy tính đặt các tủ hoặc giá thiết bị.
3.2.45
Lối ra thiết bị (equipment outlet)
Phương tiện kết nối ngoài cùng trong một cấu trúc phân cấp liên kết hình sao.
3.2.46
Phòng thiết bị (viễn thông) (equipment room (telecommunications))
Không gian tập trung được kiểm soát môi trường dành cho thiết bị viễn thông, ở đó thường chứa bộ phân phối B hoặc bộ phân phối C.
3.2.47
Giao diện mạng bên ngoài (external network interface)
Giao diện giữa kết nối cáp phòng máy tính và cáp bên ngoài.
3.2.48
Cấu trúc hình cây béo (fat tree fabric)
Cấu trúc kết nối chuyển mạch ở đó mỗi chuyển mạch truy cập được kết nối với mọi chuyển mạch liên kết trong cấu trúc.
3.2.49
Khả năng chịu lỗi (fault tolerant)
Khả năng chịu được một lỗi đơn lẻ.
3.2.50
Sợi dẫn quang (fiber optic)
Xem cáp sợi quang (3.2.78).
3.2.51
Cấu trúc mạng lưới đầy đủ (full-mesh fabric)
Cơ cấu kết nối chuyển mạch ở đó mỗi chuyển mạch được kết nối trực tiếp với tất cả các chuyển mạch khác trong mạng lưới.
3.2.52
Đất (ground)
Kết nối dây dẫn, có chủ ý hoặc không chủ ý, giữa một mạch điện (ví dụ, viễn thông) hoặc thiết bị và đất, hoặc tới một số thực thể dẫn nào đó đóng vai trò là đất.
3.2.53
Tiếp đất (grounding)
Hoạt động tạo nên tiếp đất cho thiết bị.
3.2.54
Dây dẫn tiếp đất (grounding conductor)
Dây dẫn sử dụng để kết nối tổ tiếp đất với thanh tiếp đất chính của tòa nhà.
3.2.55
Hệ thống cáp ngang (horizontal cabling)
Phân hệ kết nối cáp 1.
3.2.56
Kết nối chéo ngang (horizontal cross-connect)
Bộ phân phối A.
3.2.57
Khu vực phân phối ngang (horizontal distribution area)
Không gian trong trung tâm dữ liệu nơi đặt kết nối chéo ngang.
3.2.58
Nhãn (identifier)
Mục thông tin liên hệ một thành phần cụ thể của hạ tầng viễn thông với hồ sơ tương ứng.
3.2.59
Cơ sở hạ tầng (viễn thông) (infrastructure (telecommunications))
Tập hợp các thành phần viễn thông, ngoại trừ thiết bị, cùng hỗ trợ cung cấp mức cơ sở để phân phối thông tin trong một tòa nhà hoặc khuôn viên.
3.2.60
Cấu trúc mạng lưới liên kết (interconnected mesh fabric)
Cơ cấu kết nối chuyển mạch trong đó có các vỏ, mỗi vỏ chứa một cơ cấu mạng lưới đầy đủ, được kết nối sử dụng các chuyển mạch liên kết.
3.2.61
Mối liên kết (interconnection)
Phương pháp kết nối có sử dụng phần cứng để kết nối trực tiếp một cáp tới cáp khác mà không sử dụng dây nối hoặc dây nhảy, hoặc sử dụng một dây nối hoặc dây nhảy để tạo kết nối giữa phần cứng và thiết bị.
3.2.62
Chuyển mạch liên kết (interconnection switch)
Chuyển mạch được sử dụng để kết nối các chuyển mạch truy cập, hoặc các chuyển mạch liên kết cấp thấp hơn trong một cơ cấu.
3.2.63
Kết nối chéo trung gian (intermediate cross-connect)
Bộ phân phối B.
3.2.64
Khu vực phân phối trung gian (Intermediate distribution area)
Không gian trong trung tâm dữ liệu nơi đặt một kết nối chéo trung gian.
3.2.65
Dây nhảy (jumper)
1) Tập hợp các đôi dây xoắn không có đầu nối sử dụng để nối các liên kết/mạch viễn thông tại kết nối chéo;
2) Tập hợp các cáp sợi quang có một đầu nối ở mỗi đầu (thường xem như một dây dẫn).
3.2.66
Kiến trúc cơ cấu chuyển mạch lớp và xương sống (leaf and spine switch fabric architecture) Xem cấu trúc hình cây béo.
3.2.67
Chuyển mạch lớp (leaf switch)
Chuyển mạch truy cập trong kiến trúc cơ cấu chuyển mạch lớp và xương sống.
3.2.68
Đường dẫn liên kết (link)
Đường truyền dẫn giữa hai điểm, không bao gồm thiết bị và các dây dẫn.
3.2.69
Không rò (liquidtight)
Không cho hơi ẩm thâm nhập.
3.2.70
Kết nối chéo chính (main cross-connect)
Bộ phân phối C.
3.2.71
Khu vực phân phối chính (main distribution area)
Không gian trong một trung tâm dữ liệu nơi bố trí kết nối chéo chính.
3.2.72
Phòng cơ khí (mechanical room)
Không gian kín dành cho các hệ thống máy móc cơ khí.
3.2.73
Phương tiện truyền thông (viễn thông) (media (telecommunications))
Dây, cáp hoặc các dây dẫn được sử dụng cho viễn thông.
3.2.74
Giắc cắm mô đun (modular jack)
Đầu nối viễn thông giắc cắm cái có thể có khóa hoặc không có khóa và có thể có 6 hoặc 8 vị trí tiếp xúc, nhưng không nhất thiết tất cả các vị trí đó đều có các đầu nối giắc cắm.
3.2.75
Sợi quang đa mode (multimode optical fiber)
Sợi quang truyền dẫn được nhiều kênh ánh sáng.
3.2.76
Kiến trúc chuyển mạch không nghẽn (non-blocking switch fabric)
Cơ cấu chuyển mạch có băng thông đủ để đảm bảo truyền thông với bất kỳ cổng nào trong cơ cấu chuyển mạch với toàn bộ dung lượng băng thông của cổng.
3.2.77
Sợi quang (optical fiber)
Sợi được làm từ các vật liệu điện môi dẫn ánh sáng.
3.2.78
Cáp sợi quang (optical fiber cable)
Tập hợp gồm một hoặc nhiều sợi quang.
3.2.79
Đăng ký kết nối (băng thông) (over-subscribe (bandwidth))
Gán lưu lượng tới một liên kết lớn hơn dung lượng băng thông của liên kết đó.
3.2.80
Dây nối (patch cord)
Đoạn dây sử dụng để thiết lập các kết nối trên một bảng đấu nối.
3.2.81
Bảng đấu nối (patch panel)
Hệ thống phần cứng kết nối để thuận tiện cho kết cuối cáp và quản lý hệ thống cáp nối sử dụng các dây nối.
3.2.82
Đường dẫn (pathway)
Phương tiện để sắp xếp cáp viễn thông.
3.2.83
Khoảng chứa (plenum)
Ngăn hoặc buồng có nối với một hoặc nhiều ống thông gió và là một bộ phận của hệ thống phân phối không khí.
3.2.84
Vỏ bọc, trung tâm dữ liệu (pod, data center)
Mô-đun tập con của trung tâm dữ liệu.
3.2.85
Cổng (port)
Điểm kết nối cho một hoặc nhiều dây dẫn hay sợi quang.
3.2.86
Bộ mở rộng cổng (port extender)
Thiết bị cung cấp các cổng bổ sung để điều khiển chuyển mạch mà nó được kết nối.
3.2.87
Bê tông dự ứng lực (post-tensioned concrete)
Loại công trình bê tông cốt thép bên trong đặt sẵn các bộ phận thép được kéo căng, đổ bê tông, để đông cứng lại, và sức căng của bộ phận thép được giải phóng sẽ làm nén bê tông.
3.2.88
Sàn dự ứng lực (post-tension floor)
Sàn được xây dựng bởi bê tông dự ứng lực.
3.2.89
Tổng đài nhánh dùng riêng (private branch exchange)
Hệ thống chuyển mạch viễn thông dùng riêng.
3.2.90
Hộp kéo dây (pull box)
Hộp chứa đặt trong đường dẫn sử dụng để hỗ trợ đặt dây dẫn hoặc cáp.
3.2.91
Giá đỡ (rack)
Khung hỗ trợ có gắn thanh ray để lắp đặt thiết bị và phần cứng.
3.2.92
Nhiễu tần số vô tuyến (radio frequency interference)
Nhiễu điện từ trong băng tần truyền dẫn vô tuyến.
3.2.93
Suy hao phản hồi (return loss)
Tỷ lệ được biểu thị bằng dB của công suất tín hiệu đầu ra so với công suất tín hiệu phản xạ.
3.2.94
Màn chắn (screen)
Thành phần của cáp được tạo nên bởi lưới bảo vệ.
3.2.95
Nhà cung cấp dịch vụ (service provider)
Nhà vận hành của bất kỳ dịch vụ nào mà cung cấp nội dung viễn thông (truyền dẫn) đã được phân phối trên các trang thiết bị hạ tầng của nhà cung cấp truy cập.
3.2.96
Vỏ cáp (sheath)
Xem 3.2.11.
3.2.97
Lưới bảo vệ (shield)
1) Lớp kim loại bao quanh một dây dẫn hoặc nhóm các dây dẫn;
2) Dây dẫn bên ngoài hình trụ có cùng trục với dây dẫn trung tâm ở đó tạo thành một đường truyền dẫn đồng trục.
3.2.98
Sợi quang đơn mode (single-mode optical fiber)
Sợi quang chỉ truyền một kênh ánh sáng.
3.2.99
Không gian (viễn thông) (space (telecommunications))
Khu vực sử dụng để làm nơi lắp đặt, kết cuối thiết bị viễn thông và cáp.
3.2.100
Giao thức cây tối thiểu (spanning tree protocol)
Giao thức quản lý liên kết cung cấp kênh dự phòng nhưng ngăn chặn các vòng lặp không mong muốn trong mạng.
3.2.101
Chuyển mạch xương sống (spine switch)
Chuyển mạch liên kết trong kiến trúc cơ cấu chuyển mạch lớp và xương sống.
3.2.102
Mối hàn (splice)
Chỗ nối của các dây dẫn theo nghĩa cố định.
3.2.103
Cấu trúc liên kết hình sao (star topology)
Cấu trúc liên kết trong đó các cáp viễn thông được phân phối từ một điểm trung tâm.
3.2.104
Cấu trúc chuyển mạch (switch fabric)
Cơ cấu liên kết mạng ở đó các thiết bị kết nối với nhau sử dụng các chuyển mạch trên nhiều đường dẫn.
3.2.105
Viễn thông (telecommunications)
Truyền và nhận thông tin qua các hệ thống cáp, vô tuyến, cáp quang hoặc điện từ trường khác.
3.2.106
Điểm lối vào viễn thông (telecommunications entrance point)
Xem điểm lối vào (viễn thông) (3.2.41).
3.2.107
Phòng hoặc không gian lối vào viễn thông (telecommunications entrance room or space)
Xem phòng hoặc không gian lối vào (viễn thông) (3.2.42).
3.2.108
Phòng thiết bị viễn thông (telecommunications equipment room)
Xem phòng thiết bị (viễn thông) (3.2.46).
3.2.109
Cơ sở hạ tầng viễn thông (telecommunications infrastructure)
Xem cơ sở hạ tầng (viễn thông) (3.2.59).
3.2.110
Phương tiện viễn thông (telecommunications media)
Xem phương tiện truyền thông (viễn thông) (3.2.73).
3.2.111
Phòng viễn thông (telecommunications room)
Không gian kiến trúc kín để chứa thiết bị viễn thông, các kết cuối cáp hoặc đấu nối cáp chéo.
3.2.112
Không gian viễn thông (telecommunications space)
Xem không gian (viễn thông) (3.2.99).
3.2.113
Khối kết cuối (termination block)
Hệ thống phần cứng kết nối để thuận tiện cho kết cuối cáp và quản lý cáp sử dụng dây nhảy.
3.2.114
Cấu trúc liên kết (topology)
Sắp xếp logic hoặc vật lý của một hệ thống viễn thông.
3.2.115
Nguồn cung cấp điện liên tục (uninterruptible power supply)
Bộ nguồn đệm nằm giữa nguồn cấp điện chính hoặc nguồn cấp điện khác và một tải đòi hỏi nghiêm ngặt về cấp nguồn điện liên tục.
3.2.116
Cấu trúc chuyển mạch ảo (virtual switch fabric)
Cấu trúc kết nối chuyển mạch trong đó cơ cấu chuyển mạch được hình thành bằng cách liên kết nhiều chuyển mạch để tạo thành một chuyển mạch ảo lớn duy nhất.
3.2.117
Cáp dẫn (wire)
Dây bằng kim loại đặc hoặc bện được bọc cách điện bên ngoài.
3.2.118
Không dây (wireless)
Sử dụng năng lượng điện từ bức xạ (ví dụ, các tín hiệu tần số vô tuyến và vi ba, ánh sáng) lan truyền trong không gian tự do để truyền tải thông tin.
3.2.119
Khu vực phân phối vùng (zone distribution area)
Không gian trong trung tâm dữ liệu nơi đặt lối ra thiết bị hoặc một điểm hợp nhất.
AHJ ANSI | Authority Having Jurisdiction American National Standards Institute | Cơ quan có thẩm quyền Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ |
ASHRAE | American Society of Heating, Refrigerating, and Air-Conditioning Engineers | Hiệp hội kỹ thuật nhiệt nóng, điện lạnh và điều hòa không khí Hoa Kỳ |
BNC | Bayonet Neill-Concelman | Đầu nối Neill-Concelman có ngạnh |
CCTV | Closed-Circuit Television | Vô tuyến truyền hình mạch kín |
CER | Common Equipment Room | Phòng thiết bị chung |
CP | Consolidation Point | Điểm hợp nhất |
CPU | Central Processing Unit | Bộ/đơn vị xử lý trung tâm |
CSA | Canadian Standards Association International | Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế Canada |
DSX | Digital Signal Cross-connect | Kết nối chéo tín hiệu số |
EDA | Equipment Distribution Area | Khu vực phân phối thiết bị |
EMS | Energy Management System | Hệ thống quản lý năng lượng |
ENI | External Network Interface | Giao diện mạng bên ngoài |
EO | Equipment Outlet | Lối ra thiết bị |
HC | Horizontal Cross-connect | Kết nối chéo ngang |
HDA | Horizontal Distribution Area | Khu vực phân phối ngang |
HVAC | Heating, Ventilation and Air Conditioning | Nhiệt nóng, thông gió và điều hòa không khí |
IC | Intermediate Cross-connect | Kết nối chéo trung gian |
ICT | Information and Communication Technology | Công nghệ thông tin và truyền thông |
IDA | Intermediate Distribution Area | Khu vực phân phối trung gian |
IDC | Insulation Displacement Contact | Công tắc chuyển vị cách điện |
KVM | Keyboard, Video, Mouse | Bàn phím, màn hình, chuột |
LAN | Local Area Network | Mạng cục bộ |
MC | Main Cross-connect | Kết nối chéo chính |
MDA | Main Distribution Area | Khu vực phân phối chính |
MPO | Multi-fiber Push On | Khay đẩy nhiều sợi quang |
NEMA | National Electrical Manufacturers Association | Hiệp hội Các nhà sản xuất điện quốc gia |
NFPA | National Fire Protection Association | Hiệp hội phòng cháy, chữa cháy quốc gia |
OSHA | Occupational Safety and Health Administration | Cơ quan quản lý an toàn lao động và sức khỏe |
PBX | Private Branch Exchange | Tổng đài dùng riêng |
PDU | Power Distribution Unit | Bộ phân phối nguồn điện |
SAN | Storage Area Network | Mạng khu vực lưu trữ |
SDH | Synchronous Digital Hierarchy | Phân cấp số đồng bộ |
SONET | Synchronous Optical Network | Mạng quang đồng bộ |
STM | Synchronous Transport Model | Phương thức truyền tải đồng bộ |
TIA | Telecommunications Industry Association | Hiệp hội công nghiệp viễn thông |
TNC | Threaded Neill-Concelman | Đầu nối Neill-Concelman có ren |
TR | Telecommunications Room | Phòng viễn thông |
UL | Underwriters Laboratories Inc | Hiệp hội các phòng thử nghiệm được ủy quyền |
UPS | Uninterruptible Power Supply | Cung cấp nguồn điện liên tục |
WAN | Wide Area Network | Mạng diện rộng |
ZDA | Zone Distribution Area | Khu vực phân phối vùng |
A ampe
dB deciben
°C độ Celcius
°F độ Fahrenheit (độ F)
ft feet, foot
in inch
kb/s kilô bit trên giây
km kilô mét
kPa kilô Pascal
kVA kilô vôn ampe
kW kilô oát
lbf Lực Pound (đơn vị lực)
m mét
MHz mega héc
mm mili mét
nm nanô mét
µm micrô mét
4 Tổng quan thiết kế trung tâm dữ liệu
Các thông tin và khuyến nghị sau đây nhằm cho phép triển khai thiết kế trung tâm dữ liệu hiệu quả bằng cách xác định các hoạt động thích hợp cần thực hiện trong mỗi bước của quá trình quy hoạch và thiết kế. Chi tiết thiết kế cụ thể được quy định tại các điều và phụ lục tiếp sau.
Các bước trong quy trình thiết kế được mô tả dưới đây áp dụng cho thiết kế một trung tâm dữ liệu mới hoặc mở rộng trung tâm dữ liệu hiện có. Điều cần thiết cho cả hai trường hợp là phải phối hợp trong thiết kế hệ thống kết nối cáp viễn thông, quy hoạch sàn thiết bị, quy hoạch điện, quy hoạch kiến trúc, các hệ thống HVAC, an ninh và chiếu sáng. Tốt nhất quá trình này nên:
a) Ước tính các yêu cầu về thiết bị viễn thông, không gian, nguồn điện và yêu cầu làm mát của trung tâm dữ liệu với đầy đủ dung lượng. Dự đoán xu hướng tương lai của viễn thông, nguồn điện và làm mát trong suốt vòng đời của trung tâm dữ liệu.
b) Cung cấp không gian, nguồn điện, làm mát, an ninh, tải trọng sàn, nối đất, bảo vệ điện và các yêu cầu về cơ sở vật chất khác cho kiến trúc và kỹ thuật. Cung cấp yêu cầu cho trung tâm vận hành, thiết bị nâng tải, phòng lưu trữ, khu vực trung chuyển và các khu vực hỗ trợ khác.
c) Phối hợp các quy hoạch không gian trung tâm dữ liệu về kiến trúc và kỹ thuật. Đề xuất thay đổi theo yêu cầu.
d) Lập quy hoạch mặt bằng thiết bị gồm bố trí các phòng chính và không gian cho phòng truy cập, khu vực phân phối chính, phân phối trung gian, phân phối ngang, phân phối vùng và khu vực phân phối thiết bị. Cung cấp các yêu cầu về nguồn điện, làm mát và tải trọng sàn cho thiết bị với các nhà kỹ thuật. Cung cấp các yêu cầu cho đường dẫn viễn thông.
e) Có kế hoạch cập nhật từ các nhà kỹ thuật với các đường dẫn viễn thông, thiết bị điện và thiết bị cơ khí được bổ sung vào quy hoạch mặt bằng trung tâm dữ liệu có năng lực đầy đủ.
f) Thiết kế hệ thống kết nối cáp viễn thông dựa trên nhu cầu của các thiết bị hiện có và dự kiến trong tương lai để bố trí trong trung tâm dữ liệu.
Trung tâm dữ liệu phải đáp ứng các yêu cầu của AHJ và phải tuân theo tiêu chuẩn chống cháy trung tâm dữ liệu NFPA 75 hoặc tiêu chuẩn khác phù hợp.
4.2 Mối quan hệ của không gian trung tâm dữ liệu với các không gian xây dựng khác
Hình 1 minh họa các không gian chính của một trung tâm dữ liệu điển hình và cách chúng liên kết với nhau và với các không gian bên ngoài trung tâm dữ liệu. Xem điều 6 về thông tin liên quan đến các không gian viễn thông trong trung tâm dữ liệu.
Tiêu chuẩn này đề cập đến cơ sở hạ tầng viễn thông cho các không gian trung tâm dữ liệu, đó là phòng máy tính và các không gian hỗ trợ liên quan của nó.
Hình 1 - Mối quan hệ của các không gian trong một trung tâm dữ liệu
Tiêu chuẩn này bao gồm các thông tin về tính sẵn sàng và bảo mật của cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu. Các xếp hạng cao hơn tương ứng với tính sẵn sàng và bảo mật cao hơn. Phụ lục F của tiêu chuẩn này cung cấp thông tin chi tiết. Tham khảo ANSI/TIA-5017 về tiêu chuẩn an ninh mạng vật lý viễn thông.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng các sự kiện cố ý hoặc ngẫu nhiên, hoặc các hành vi có tính chất tự nhiên, gây ra rủi ro cho hoạt động của các trung tâm dữ liệu. Điều quan trọng là nhà thiết kế, nhà quản trị và nhà quản lý trung tâm dữ liệu phải đánh giá và cố gắng giảm thiểu rủi ro đối với cơ sở vật chất của họ mà những sự kiện này gây ra, cũng như lập kế hoạch dự phòng. Nhà thiết kế phải đưa ra một bản đánh giá rủi ro, và đề xuất các cách quản lý rủi ro đó, cho dù cố ý, vô tình hay tác động của tự nhiên. Quản lý rủi ro có thể có nhiều hình thức gồm:
a) Một mô hình rủi ro để chứng minh xác suất biến cố dựa trên các mô hình được chấp nhận trong công nghiệp (ví dụ: động đất hoặc sét);
b) Tránh rủi ro (cách ly, bảo vệ, an ninh, v.v...);
c) Khả năng phục hồi và dự phòng, ở cả mức độ hệ thống và cơ sở vật chất; và
d) Sao lưu các ứng dụng và dữ liệu giữa các trung tâm dữ liệu.
4.4 Cân nhắc về tham gia của các chuyên gia
Trung tâm dữ liệu được thiết kế để hỗ trợ các yêu cầu về số lượng lớn thiết bị máy tính và viễn thông. Do đó, các chuyên gia viễn thông - công nghệ thông tin và các thông số kỹ thuật cần tham gia vào thiết kế trung tâm dữ liệu ngay từ khi bắt đầu. Ngoài các yêu cầu về không gian, môi trường, vùng lân cận và vận hành đối với thiết bị máy tính và viễn thông, các thiết kế trung tâm dữ liệu cần phải giải quyết những yêu cầu về đường dẫn và không gian viễn thông được quy định trong Tiêu chuẩn này.
5 Cơ sở hạ tầng hệ thống cáp trung tâm dữ liệu
Tiêu chuẩn này thiết lập một cơ cấu cho kết nối cáp trung tâm dữ liệu dựa trên cơ cấu kết nối cáp chung trong ANSI/TIA-568.0-D.
Hình 2 - Các phần tử chức năng của cơ cấu liên kết kết nối cáp chung
Hình 2 thể hiện các phần tử chức năng của một hệ thống kết nối cáp chung. Nó mô tả mối quan hệ giữa các phần tử và cách chúng có thể được cấu hình để tạo nên một hệ thống tổng thể. Các phần tử chức năng là "các lối ra thiết bị"; “các bộ phân phối”; và "các phân hệ kết nối cáp" cùng nhau tạo thành hệ thống cáp viễn thông chung.
Hình 3 - Ví dụ về kết nối và kết nối chéo cho bộ phân phối A
Hình 3 thể hiện ví dụ về các kết nối và kết nối chéo đối với bộ phân phối A. Các cấu hình tương tự có thể thể hiện đối với bộ phân phối B và bộ phân phối C.
Hình 4 minh họa một mô hình đại diện cho các phần tử chức năng khác nhau của hệ thống kết nối cáp cho một trung tâm dữ liệu. Nó mô tả mối quan hệ giữa các phần tử và cách chúng được cấu hình để tạo nên toàn bộ hệ thống.
Hình 4 - Ví dụ về cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu điển hình
Các phần tử cơ bản của cơ cấu Hệ thống cáp kết nối trong trung tâm dữ liệu như sau:
a) Kết nối cáp ngang (phân hệ kết nối cáp 1 - xem Điều 7.3);
b) Kết nối cáp trục (phân hệ kết nối cáp 2 và phân hệ kết nối cáp 3 - xem Điều 7.4);
c) Kết nối chéo trong phòng truy cập hoặc khu vực phân phối chính (bộ phân phối C, bộ phân phối B hoặc bộ phân phối A);
d) Kết nối chéo chính (MC) trong khu vực phân phối chính (bộ phân phối C hoặc cũng có thể là bộ phân phối B hoặc bộ phân phối A);
e) Kết nối chéo trung gian (IC) tùy chọn trong khu vực phân phối trung gian (bộ phân phối B);
f) Kết nối chéo ngang (HC) trong phòng viễn thông, khu vực phân phối ngang hoặc khu vực phân phối chính (bộ phân phối A hoặc cũng có thể là bộ phân phối B hoặc bộ phân phối C);
g) Điểm hợp nhất trong khu vực phân phối vùng (tùy chọn);
h) Lối ra thiết bị (EO) nằm trong khu vực phân phối thiết bị hoặc khu vực phân phối vùng.
6 Các không gian viễn thông và cấu trúc liên kết liên quan của trung tâm dữ liệu
Trung tâm dữ liệu yêu cầu không gian dành riêng để hỗ trợ cơ sở hạ tầng viễn thông. Không gian viễn thông sẽ được dành riêng để hỗ trợ kết nối cáp và thiết bị viễn thông. Các không gian điển hình thường thấy trong một trung tâm dữ liệu bao gồm phòng truy cập, khu vực phân phối chính (MDA), khu vực phân phối trung gian (IDA), khu vực phân phối ngang (HDA), khu vực phân phối vùng (ZDA) và khu vực phân phối thiết bị (EDA). Ngoại trừ MDA và EDA, không phải tất cả các không gian này đều có thể có mặt trong trung tâm dữ liệu. Các không gian này phải có quy mô phù hợp với dự báo quy mô trạng thái cuối và dự kiến nhu cầu cho tất cả các giai đoạn của trung tâm dữ liệu. Những không gian này cũng cần được quy hoạch để cung cấp cho sự phát triển và chuyển dịch sang các công nghệ đang phát triển. Những không gian này có thể có hoặc không có tường bao quanh hoặc ngược lại tách biệt với các không gian phòng máy tính khác.
6.2 Cấu trúc trung tâm dữ liệu
6.2.1 Các phần tử chính
Các không gian viễn thông của trung tâm dữ liệu bao gồm phòng truy cập, khu vực phân phối chính (MDA), khu vực phân phối trung gian (IDA), khu vực phân phối ngang (HDA), khu vực phân phối vùng (ZDA) và khu vực phân phối thiết bị (EDA).
Phòng truy cập là không gian được sử dụng cho giao diện giữa hệ thống cáp có cấu trúc trung tâm dữ liệu và hệ thống cáp liên tòa nhà, cho cả nhà cung cấp truy cập và hệ thống cáp thuộc sở hữu riêng của khách hàng. Không gian này bao gồm phần cứng phân định nhà cung cấp truy cập và thiết bị của nhà cung cấp truy cập. Phòng truy cập có thể được bố trí bên ngoài phòng máy tính nếu trung tâm dữ liệu nằm trong tòa nhà, ở đó bao gồm các văn phòng đa năng hoặc các loại không gian khác bên ngoài trung tâm dữ liệu. Phòng truy cập cũng có thể nằm bên ngoài phòng máy tính để tăng cường an ninh, vì nó tránh việc các kỹ thuật viên của nhà cung cấp truy cập vào phòng máy tính. Các trung tâm dữ liệu có thể có nhiều phòng truy cập để cung cấp thêm dự phòng hoặc để tránh vượt quá độ dài cáp tối đa cho các mạch do các nhà cung cấp truy cập cung cấp.
Phòng truy cập giao tiếp với phòng máy tính thông qua MDA. Trong một số trường hợp, các phòng truy cập thứ cấp có thể có hệ thống cáp tới các IDA hoặc HDA để tránh vượt quá chiều dài cáp tối đa cho các mạch do nhà cung cấp truy cập cung cấp. Phòng truy cập có thể liền kề hoặc kết hợp với MDA.
MDA bao gồm kết nối chéo chính (MC), là điểm phân phối trung tâm của hệ thống cáp có cấu trúc trung tâm dữ liệu và có thể bao gồm kết nối chéo ngang (HC) khi các khu vực thiết bị được phục vụ trực tiếp từ MDA. Không gian này nằm bên trong phòng máy tính; nó có thể được đặt trong một phòng chuyên dụng trong trung tâm dữ liệu nhiều người thuê để bảo mật. Mỗi trung tâm dữ liệu phải có ít nhất một MDA. Các bộ định tuyến lõi của phòng máy tính, bộ chuyển mạch LAN lõi và bộ chuyển mạch SAN lõi thường được đặt trong MDA, bởi vì không gian này là trung tâm của cơ sở hạ tầng cáp đối với trung tâm dữ liệu. Thiết bị cung cấp dịch vụ truy cập của nhà cung cấp truy cập thường được đặt trong MDA, hơn là trong phòng truy cập để tránh đòi hỏi phòng truy cập thứ hai do hạn về chế chiều dài mạch.
MDA có thể phục vụ một hoặc nhiều IDA, HDA và EDA trong trung tâm dữ liệu và một hoặc nhiều phòng viễn thông nằm ngoài không gian phòng máy tính để hỗ trợ không gian văn phòng, trung tâm vận hành và các phòng hỗ trợ bên ngoài khác.
IDA có thể phục vụ một hoặc nhiều HDA và EDA trong trung tâm dữ liệu và một hoặc nhiều phòng viễn thông nằm bên ngoài không gian phòng máy tính.
HDA được sử dụng để phục vụ các EDA khi HC không nằm trong MDA hoặc IDA. Do đó, khi được sử dụng, HDA có thể bao gồm HC, là nhà phân phối cáp tới các EDA. HDA nằm bên trong phòng máy tính, nhưng cũng có thể được đặt ở phòng chuyên dụng trong phòng máy tính để tăng cường an ninh. HDA thường bao gồm các chuyển mạch LAN, chuyển mạch SAN và chuyển mạch bàn phím/màn hình/chuột (KVM) cho thiết bị đầu cuối nằm trong các EDA. Một trung tâm dữ liệu có thể có không gian phòng máy tính nằm trên nhiều tầng với mỗi tầng được phục vụ bởi chính HC của nó. Một số trung tâm dữ liệu có thể không yêu cầu HDA, vì toàn bộ phòng máy tính có thể được hỗ trợ từ MDA. Tuy nhiên, một trung tâm dữ liệu điển hình sẽ có một hoặc nhiều HDA.
EDA là không gian được phân bổ cho thiết bị đầu cuối, bao gồm các hệ thống máy tính và thiết bị viễn thông (ví dụ: máy chủ, máy tính trung tâm và các dãy lưu trữ). Các khu vực này sẽ không phục vụ cho mục đích của một phòng truy cập, MDA, IDA hoặc HDA.
Có thể có một kết nối tùy chọn trong ZDA được gọi là điểm hợp nhất (xem Hình 4). Điểm hợp nhất này nằm giữa kết nối chéo ngang và lối ra thiết bị để tạo thuận tiện cho di chuyển, bổ sung và thay đổi.
6.2.2 Cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu cơ bản
Trung tâm dữ liệu cơ bản bao gồm một phòng truy cập, có thể có một hoặc nhiều phòng viễn thông, một MDA và một số HDA. Hình 5 minh họa cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu cơ bản.
Hình 5 - Ví dụ về cấu trúc trung tâm dữ liệu cơ bản
6.2.3 Cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu rút gọn
Hình 6 - Ví dụ về cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu thu gọn
Các nhà thiết kế trung tâm dữ liệu có thể hợp nhất kết nối chéo chính và kết nối chéo ngang trong một MDA duy nhất, có thể nhỏ như một tủ hoặc giá đỡ riêng lẻ. Phòng viễn thông để kết nối cáp đến các khu vực hỗ trợ và phòng truy cập cũng có thể được hợp nhất vào MDA trong một cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu thu gọn. Cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu thu gọn được minh họa trong Hình 6.
6.2.4 Cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu phân tán
Các trung tâm dữ liệu lớn, chẳng hạn như trung tâm dữ liệu nằm trên nhiều tầng hoặc trong nhiều phòng, có thể yêu cầu kết nối chéo trung gian nằm trong các IDA. Mỗi phòng hoặc tầng có thể có một hoặc nhiều IDA.
Nhiều phòng viễn thông có thể được yêu cầu cho các trung tâm dữ liệu có các khu vực hỗ trợ và văn phòng lớn hoặc được ngăn cách rộng rãi.
Trong các trung tâm dữ liệu rất lớn, những hạn chế về chiều dài mạch có thể yêu cầu nhiều phòng truy cập. Cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu có nhiều phòng truy cập và các IDA được thể hiện trong Hình 7. Phòng truy cập chính không được có kết nối trực tiếp với các IDA và HDA. Mặc dù kết nối cáp trực tiếp từ phòng truy cập thứ cấp đến các IDA và HDA không phải là phổ biến trên thực tế hoặc không được khuyến khích, nhưng nó cho phép đáp ứng những hạn chế về chiều dài mạch và nhu cầu dự phòng.
Hình 7 - Ví dụ về cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu phân tán với nhiều phòng truy cập
6.2.5 Cấu trúc liên kết hệ thống kết nối cáp đồng trục băng rộng
Xem ANSI/TIA-568.4-D đối với các cấu trúc liên kết hệ thống kết nối cáp đồng trục băng rộng có thể được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu.
6.3 Thiết kế hiệu quả năng lượng
6.3.1 Yêu cầu chung
Hiệu quả năng lượng cần được xem xét trong thiết kế trung tâm dữ liệu. Điều 6.3.2 đưa ra các khuyến nghị cho thiết kế hệ thống cáp viễn thông, đường dẫn và các không gian ở đó có thể cải thiện hiệu quả năng lượng. Các phương thức liên quan đến khía cạnh khác của thiết kế trung tâm dữ liệu được mô tả trong các công bố khác, bao gồm những tài liệu sau:
- ASHRAE, Thực tiễn tốt nhất về hiệu quả năng lượng phương tiện truyền thông dữ liệu. Xuất bản lần thứ hai (2009);
- ASHRAE, Cân nhắc thiết kế đối với các trung tâm thiết bị dữ liệu và truyền thông. Xuất bản lần thứ hai (2009);
- ASHRAE, Hướng dẫn nhiệt về môi trường xử lý dữ liệu. Xuất bản lần thứ tư, 2015;
- Ủy ban châu Âu, Thực tiễn tốt nhất 2017 đối với quy tắc ứng xử của EU về trung tâm dữ liệu. Phiên bản 8.1.0 (2017);
- Ủy ban châu Âu, Quy tắc ứng xử của châu Âu về hiệu quả năng lượng trung tâm dữ liệu. Hướng dẫn giới thiệu các ứng dụng 2016, phiên bản 3.1.2.
6.3.2 Khuyến nghị hiệu quả năng lượng
6.3.2.1 Yêu cầu chung
Về thực chất, các trung tâm dữ liệu tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, hầu hết được chuyển đổi thành nhiệt, cho nên đòi hỏi phải xem xét nghiêm túc đến hiệu quả làm mát. Không có kiến trúc quản lý nhiệt riêng lẻ nào thiết lập hiệu quả năng lượng cho tất cả. Các yếu tố quan trọng duy nhất cho khách hàng, ứng dụng và môi trường cần được đánh giá cẩn thận trong phân tích ban đầu và vận hành.
6.3.2.2 Hệ thống cáp viễn thông
Hệ thống kết nối cáp viễn thông trên cao có thể cải thiện hiệu quả làm mát và là thực tế tốt nhất ở nơi có độ cao trần cho phép, bởi vì nó có thể làm giảm đáng kể thất thoát luồng khí do tắc nghẽn luồng khí và nhiễu loạn gây ra bởi hệ thống cáp dưới sàn và các đường dẫn cáp. Xem ANSI/TIA- 569-D để biết thêm hướng dẫn liên quan đến đường dẫn trên cao (ví dụ: kết cấu tải trọng).
Nếu hệ thống cáp viễn thông được lắp đặt trong không gian dưới sàn cũng được sử dụng để làm mát, thì các vật cản không khí dưới sàn có thể được giảm thiểu bằng cách:
- Sử dụng các thiết kế mạng và kết nối cáp (ví dụ, chuyển lên trên đỉnh của giá đỡ) ở đó yêu cầu ít kết nối cáp hơn;
- Lựa chọn cáp có đường kính nhỏ hơn để giảm thiểu khối lượng cáp dưới sàn;
- Sử dụng cáp quang có số sợi nhiều hơn thay vì một số cáp quang có số lượng sợi ít hơn để giảm thiểu số lượng cáp dưới sàn;
- Thiết kế các đường dẫn kết nối cáp để giảm thiểu tác động bất lợi đến luồng không khí dưới sàn (ví dụ: định tuyến kết nối cáp trong hành lang khí nóng thay vì hành lang khí lạnh để không chặn luồng khí trên hành lang khí lạnh);
- Thiết kế bố trí hệ thống cáp sao cho các tuyến kết nối cáp đối diện với hướng của luồng khí để tại gốc của luồng không khí có số lượng tối thiểu cáp cản trở luồng khí (xem Hình 8); và
- Định cỡ chính xác các đường dẫn và không gian để sắp xếp cáp có độ cản tối thiểu (ví dụ: khay nông hơn và rộng hơn).
Định tuyến kết nối cáp viễn thông trong các tủ, giá đỡ và các hệ thống bao quanh khác không được cản trở làm mát thiết bị bên trong vỏ bọc (ví dụ: tránh định tuyến kết nối cáp phía trước các lỗ thông hơi). Phải duy trì đầy đủ luồng không khí theo yêu cầu của nhà sản xuất thiết bị.
Trong mọi trường hợp, cần áp dụng các quy trình quản lý thay đổi tại chỗ và gồm cả loại bỏ cáp không sử dụng phù hợp với thực tế tốt nhất hoặc AHJ. Điều này đảm bảo các đường dẫn vẫn gọn gàng để không tạo nên vấn đề về trọng lượng trên nóc hoặc cản trở các luồng không khí lưu thông bên dưới các hệ thống sàn.
6.3.2.3 Đường dẫn viễn thông
Đường dẫn cáp viễn thông cần được bố trí theo cách giảm thiểu sự gián đoạn của các luồng khí đến và đi từ thiết bị. Ví dụ, nếu đặt dưới sàn nâng, chúng không được bố trí dưới các tấm thông gió hoặc nơi chúng làm gián đoạn luồng không khí vào hoặc ra khỏi thiết bị điều hòa không khí.
Xem xét các mô hình tính toán động lực học chất lỏng (CFD) đối với các trung tâm dữ liệu lớn để tối ưu hóa vị trí của đường dẫn viễn thông, thiết bị điều hòa không khí, vỏ thiết bị, luồng không khí hồi, lỗ thông khí và các tấm thông gió.
Hình 8 - Ví dụ về sự tranh chấp các tuyến cáp và luồng không khí
6.3.2.4 Các không gian viễn thông
Cân nhắc sử dụng vỏ bọc hoặc các hệ thống vỏ bọc để cải thiện hiệu quả làm mát:
- Các tủ có nguồn cung cấp không khí được cách ly;
- Các tủ có đường hồi không khí được cách ly;
- Các tủ có hệ thống làm mát bên trong tủ;
- Các hệ thống có ngăn cách hành lang không khí nóng hoặc hành lang không khí lạnh.
Định tuyến cáp và đường dẫn cáp không được làm giảm hiệu quả của vỏ bọc hoặc hệ thống vỏ bọc. Ví dụ, các lỗ mở cáp trong vỏ bọc hoặc hệ thống vỏ bọc nên sử dụng dạng bàn chải hoặc đai đệm để giảm thiểu tổn thất không khí.
Phải lắp đặt phần cứng và các phụ kiện sản phẩm thương mại cho mục tiêu ngăn chặn trộn lẫn không khí lạnh và nóng để cải thiện hiệu quả năng lượng. Điều này có thể gồm:
- Tấm đậy ở vị trí khối giá đỡ cáp không sử dụng;
- Đậy cổng hở hoặc vị trí mô-đun tại các tấm nối;
- Các tấm che góc ở bên trên và bên dưới các tấm nối góc hoặc một nhóm các tấm nối góc liên tục;
- Các tấm, các tấm bịt, và đai đệm để ngăn không khí thông qua giữa các ray tủ và cạnh của các tủ;
- Các gioăng giữa sàn và đáy của các tủ (phía trước, bên cạnh và phía sau tùy thuộc vào ngăn chứa và thiết kế tủ);
- Các gioăng hoặc tấm cạnh giữa các tủ có chiều sâu ray phía trước khác nhau.
Thiết bị có các yêu cầu môi trường khác nhau cần tách riêng trong các không gian khác nhau để cho phép thiết bị có yêu cầu về môi trường ít hạn chế hoạt động trong các không gian có môi trường tiết kiệm năng lượng hơn.
Cân nhắc phân bổ và thiết kế các không gian riêng dành cho thiết bị mật độ cao để toàn bộ trung tâm dữ liệu không được cấp nguồn và làm mát cho thiết bị có nhu cầu năng lượng lớn nhất. Nên sử dụng một hệ thống làm mát có khả năng thay đổi lượng không khí khi cần.
Thiết bị được lắp đặt phải phù hợp với thiết kế luồng khí cho các không gian có vỏ bọc và phòng máy tính. Thông thường điều này có nghĩa là thiết bị phải được gắn trong tủ/giá đỡ có các khe hút gió đối diện với hành lang không khí lạnh và khe xả đối diện với hành lang không khí nóng. Thiết bị có luồng không khí không đạt tiêu chuẩn có thể yêu cầu thiết kế vỏ bọc đặc biệt hoặc vách ngăn để tránh làm gián đoạn luồng không khí thích hợp.
Các tủ và giá đỡ phải được cung cấp các dải nguồn ở đó cho phép giám sát mức công suất và làm mát để đảm bảo chắc chắn rằng các tủ không vượt quá mức công suất và làm mát đã được thiết kế.
Sử dụng các hệ thống chiếu sáng và thiết bị chiếu sáng hiệu quả năng lượng (xem 6.4.2.5).
Tránh các cửa sổ ngoài và ánh sáng ngoài trời chiếu vào các phòng máy tính và các không gian viễn thông được kiểm soát môi trường khác.
Cân nhắc vận hành và thiết kế giảm thiểu nhu cầu làm mát của các không gian và thiết bị không có nhu cầu:
- Xây dựng phòng máy tính theo từng giai đoạn hoặc theo các khu vực, chỉ xây dựng và chiếm dụng các không gian khi cần;
- Trong các trung tâm dữ liệu đã chiếm dụng, hãy thiết lập một quy trình để xác định và loại bỏ thiết bị không còn cần thiết nữa hoặc để xác định và hợp nhất (ví dụ: ảo hóa) thiết bị không được sử dụng;
- Xem xét các vách ngăn không khí và vách ngăn phòng tạm thời có thể di chuyển và điều chỉnh được khi cần. Bất kỳ ngăn chia phòng tạm thời nào cũng phải không vi phạm quy định.
6.4 Các yêu cầu chung cho phòng máy tính và phòng truy cập
6.4.1 Yêu cầu chung
Các yêu cầu của phần này áp dụng cho phòng máy tính, phòng truy cập, và các phòng có chứa các MDA, IDA, và HDA nếu chúng là các phòng riêng biệt.
Các phòng phải đáp ứng những yêu cầu đối với các phòng phân phối trong ANSI/TIA-569-D với các yêu cầu bổ sung, ngoại trừ và được cho phép theo quy định trong 6.4 đến 6.11.
6.4.2 Thiết kế kiến trúc
6.4.2.1 Địa điểm
Phòng không nên có cửa sổ bên ngoài, vì cửa sổ bên ngoài tăng tải nhiệt và giảm an ninh.
6.4.2.2 Kích thước
Phòng phải có kích thước đáp ứng các yêu cầu đã biết của thiết bị cụ thể bao gồm cả khoảng trống thích hợp; thông tin này có thể nhận được từ các nhà cung cấp thiết bị. Kích thước nên gồm cả dự kiến các yêu cầu trong hiện tại cũng như tương lai. Xem Phụ lục D hướng dẫn về cân nhắc không gian trung tâm dữ liệu.
6.4.2.3 Hướng dẫn đối với thiết bị khác
UPS chứa các ắc quy nước nên cần được đặt ở một phòng riêng biệt.
6.4.2.4 Chiều cao trần
Chiều cao tối thiểu của phòng phải là 2,6 m (8,5 ft) từ sàn hoàn thiện đến bất kỳ vật chắn nào như vòi phun nước, thiết bị chiếu sáng, khay cáp trên cao hoặc camera. Các yêu cầu làm mát hoặc giá đỡ/tủ cao hơn 2,13 m (7 ft) có thể yêu cầu độ cao trần cao hơn. Phải duy trì khoảng trống tối thiểu 460 mm (18 in) từ đầu phun nước.
6.4.2.5 Chiếu sáng
Thiết bị chiếu sáng nên được bố trí phía trên hành lang giữa các tủ thay vì trực tiếp trên tủ hoặc hệ thống đường dẫn cáp bên trên.
Đèn báo khẩn cấp và các biển báo phải được đặt đúng vị trí theo quy định của AHJ sao cho khi không có ánh sáng sẽ không làm vướng lối thoát khẩn cấp.
Khuyến nghị sử dụng thủ tục chiếu sáng ba mức trong các trung tâm dữ liệu tùy thuộc vào sử dụng của con người:
- Mức 1: trung tâm dữ liệu chưa bị chiếm dụng - ánh sáng phải đủ để cho phép sử dụng hiệu quả thiết bị giám sát hình ảnh;
- Mức 2: đầu lối vào trung tâm dữ liệu - sử dụng cảm biến chuyển động để kích hoạt chiếu sáng ở ngay khu vực lối vào, được lập trình để chiếu sáng hành lang và các đường dẫn ngang qua. Cần cung cấp đủ ánh sáng để cho phép đi an toàn qua không gian và cho phép nhận dạng qua camera an ninh;
- Mức 3: không gian bị chiếm dụng - khi trung tâm dữ liệu bị chiếm dụng cho mục đích bảo trì hoặc tương tác với thiết bị, ánh sáng phải là 500 lux trong mặt phẳng ngang và 200 lux trong mặt phẳng đứng, được đo cách 1 m (3 ft) so với mặt sàn hoàn thiện ở trung gian tất cả các hành lang giữa các tủ. Trong các trung tâm dữ liệu lớn hơn 230 m2 (2 500 ft2) vùng chiếu sáng khuyến nghị cung cấp mức 3 trong khu vực làm việc và mức 2 ở tất cả các khu vực khác.
- Mức tùy chọn: chiếu sáng trên tất cả các vùng ở mức 3.
Để cho phép kiểm soát và cải thiện hiệu quả năng lượng, thiết bị chiếu sáng hiệu quả năng lượng (ví dụ: đèn LED) nên được xem như một tùy chọn để thực hiện chiếu sáng ba mức tùy thuộc vào chức năng và chiếm dụng của con người trong các trung tâm dữ liệu.
6.4.2.6 Cửa ra vào
Cửa ra vào phải rộng tối thiểu 1 m (3 ft) và cao 2,13 m (7 ft), khuyến nghị 2,44 m (8 ft) hoặc cao hơn, hoặc yêu cầu lớn hơn bởi AHJ, và phải có kích thước phù hợp với thiết bị lớn nhất dự kiến. Cửa ra vào phải không có bệ cửa và có bản lề mở ra ngoài (quy định giới hạn), trượt sang bên cạnh hoặc có thể tháo rời. Cửa ra vào phải được gắn khóa và không có trụ ở giữa hoặc trụ ở giữa có thể tháo rời để cho phép các thiết bị lớn tiếp cận. Yêu cầu cửa thoát hiểm cho phòng phải đáp ứng theo yêu cầu của AHJ.
6.4.2.7 Tải trọng sàn
Cấu trúc kỹ thuật phải được quan tâm khi thiết kế cụ thể giới hạn tải trọng sàn cụ thể. Khả năng chịu đựng tải trọng sàn được phân tán tối thiểu là 7,2 kPA (150 lbf/ft2). Khuyến nghị rằng khả năng chịu đựng tải trọng sàn được phân tán là 12 kPA (250 lbf/ft2). Các sàn cần được gia cố thích hợp nếu như dự kiến trước thiết bị có thể vượt quá các thông số kỹ thuật này. Yêu cầu này cũng được áp dụng trong trường hợp di dời thiết bị vào thời điểm sau đó. Nếu dự kiến di dời mở rộng, thì toàn bộ sàn cần được gia cố tương ứng.
Sàn cũng phải có khả năng treo tối thiểu là 1,2 kPA (25 lbf/ft2) để hỗ trợ các tải được treo từ đáy của sàn (ví dụ: thang cáp treo trên trần của sàn bên dưới). Khả năng treo của sàn được khuyến nghị là 2,4 kPA (50 lbf/ft2). Tham khảo thông số kỹ thuật Telcordia GR-63 liên quan đến các phương pháp đo và kiểm thử khả năng chịu đựng của tải trọng sàn.
6.4.2.8 Các tấm vách sau bằng ván ép
Tại những nơi các thiết bị kết cuối gắn tường được sử dụng cho thiết bị bảo vệ và phần cứng kết nối, không gian tường tương xứng với tất cả các thiết bị bảo vệ và phần cứng kết nối dự kiến sẽ được bao phủ bằng ván ép 19 mm (3/4 in). Tấm vách sau phải là các tấm 1,2 m (4 ft) x 2,4 m (8 ft), được treo thẳng đứng và với đáy của ván ép được gắn AFF 150 mm (6 in) với mặt tốt nhất hướng về phía phòng. Ván ép phải là loại A/C và được hoàn thiện bằng hai lớp sơn chống cháy màu trắng. Ván ép được sơn trước khi lắp đặt bất kỳ thiết bị nào. Ván ép phải được gắn cố định vào tường bằng các móc treo tường cứng mạ kẽm, mạ kẽm bạc, hoặc bằng thép không gỉ có một đầu phẳng. Khi lắp đặt xong phải có bề ngoài phẳng với đuôi vít đầu tròn để tránh ván ép bị tách. Không được phép lắp vít đầu tròn vào tường khô.
6.4.2.9 Thông báo nguồn điện liên tục
Cửa lối vào bên trong một phòng nơi thiết bị được cung cấp năng lượng bởi các hệ thống nguồn điện liên tục phải có biển cảnh báo kèm theo ở phía mặt ngoài của cửa:
"CẢNH BÁO - Nguồn điện liên tục hiện diện ở khu vực này. Nguồn điện sẽ có trên thiết bị ngay cả trong trường hợp toàn bộ tòa nhà ngừng hoạt động khi cắt kết nối dịch vụ chính".
Biển báo phải theo yêu cầu của AHJ. Nếu không có yêu cầu, thì biển báo phải được gắn cố định vào cửa và phải được thực hiện theo cơ chế vừa có khả năng hiển thị cao vừa có độ tương phản cao với các chữ khắc màu đỏ và trắng có chiều cao tối thiểu 50 mm (2 in).
6.4.2.10 Bảng báo hiệu
Bảng báo hiệu cần được phát triển trong quy hoạch an ninh của tòa nhà.
6.4.2.11 Cân nhắc địa chấn
Các thông số kỹ thuật đối với các cơ sở vật chất có liên quan phải đáp ứng các yêu cầu hiện hành về vùng địa chấn. Tham khảo thông số kỹ thuật Telcordia GR-63 để biết thêm thông tin có liên quan đến các cân nhắc về địa chấn.
6.4.3 Thiết kế môi trường
6.4.3.1 Môi trường
Vị trí của phòng máy tính sẽ là một môi trường M1I1C1E1 (ANSI/TIA-568.0-D). Ngoài ra, phòng máy tính phải được thiết kế để tạo nên một môi trường tương thích với phân loại M1I1C1E1.
6.4.3.2 Chất gây ô nhiễm
Môi trường hoạt động phải phù hợp với các điều kiện môi trường được xác định như phân loại C1 trong ANSI/TIA-568.0-D. Các phương pháp chung để đảm bảo đáp ứng phân loại C1 gồm các thanh chắn hơi, áp suất phòng dương (khi được cho phép bởi AHJ) hoặc lọc tuyệt đối.
6.4.3.3 HVAC
6.4.3.3.1 Các thông số vận hành
Nhiệt độ và độ ẩm phải được duy trì để đáp ứng các yêu cầu và phải đáp ứng khuyến nghị cho các Loại A1 hoặc A2 trong ANSI/TIA-569-D.
6.4.3.3.2 Vận hành liên tục
HVAC phải được cung cấp trên cơ sở 24 giờ mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm. Nếu hệ thống tòa nhà không thể đảm bảo hoạt động liên tục, thì (các) khối độc lập phải được cung cấp cho phòng.
6.4.3.3.3 Vận hành dự phòng
Hệ thống HVAC phải được hỗ trợ bởi hệ thống máy phát điện dự phòng của trung tâm dữ liệu, nếu nó được lắp đặt. Nếu phòng không có hệ thống máy phát điện dự phòng chuyên dụng, thì HVAC của phòng phải được kết nối với hệ thống máy phát điện dự phòng của tòa nhà, nếu nó được lắp đặt.
6.4.3.4 Các nguồn vô tuyến
Tham vấn các nhà sản xuất thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin về việc sử dụng hoặc hạn chế các hệ thống vô tuyến và không dây trong phòng.
6.4.3.5 Ắc quy
Nếu ắc quy được sử dụng để dự trữ, phải cung cấp đầy đủ hệ thống thông gió và ngăn tràn dung dịch theo yêu cầu. Tham khảo các quy định và tiêu chuẩn có khả năng áp dụng (ví dụ, OSHA CFR 1926.441) về các yêu cầu.
6.4.3.6 Rung động
Tham khảo thông số kỹ thuật Telcordia GR-63 để biết thêm thông tin về kiểm tra độ rung.
6.4.4 Thiết kế điện
6.4.4.1 Nguồn điện
Phòng cần có các lối ra kép thích hợp với các dụng cụ điện, thiết bị vệ sinh và thiết bị không phù hợp để cắm vào các dải nguồn điện của tủ thiết bị. Các lối ra thích hợp không được nằm cùng với các bộ phân phối nguồn điện (PDU) hoặc các bảng điện như những mạch điện được sử dụng cho thiết bị viễn thông và máy tính trong phòng. Các lối ra thích hợp phải được đặt trên các cột và dọc theo các bức tường của phòng, với tối thiểu một lối ra thích hợp trên mỗi bức tường hoặc theo yêu cầu bởi AHJ.
6.4.4.2 Nguồn điện dự phòng
Các bảng điện trong phòng nên được cấp nguồn bởi một UPS. UPS nên được hỗ trợ bởi một máy phát điện. Nếu có, thì máy phát điện phải có kích cỡ phù hợp để xử lý toàn bộ tải bao gồm cả tải tiềm năng bất kỳ được tạo ra bởi UPS và tải được kết nối khác. Trường hợp không có máy phát điện chuyên dụng của trung tâm dữ liệu được lắp đặt, thì cần thực hiện kết nối UPS và thiết bị khác của trung tâm dữ liệu với máy phát điện của tòa nhà.
6.4.4.3 Liên kết và nối đất (tiếp đất)
Tham khảo ANSI/TIA-607-C về các yêu cầu liên kết và nối đất cho các phòng máy tính, phòng truy cập, phòng phân phối, tủ thiết bị và các giá đỡ.
6.4.5 Chống cháy
Các hệ thống chống cháy và bình chữa cháy cầm tay phải tuân theo NFPA-75 hoặc áp dụng quy định của địa phương cho các bình chữa cháy được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu. Các hệ thống đầu phun khí nên là các hệ thống hoạt động trước.
6.4.6 Rò rỉ nước
Nơi có nguy cơ nước xâm nhập, phải cung cấp phương tiện thoát nước ra khỏi không gian (ví dụ: ống thoát nước sàn, máy bơm nước). Thêm nữa, cần cung cấp ít nhất một đường ống hoặc các phương tiện khác để thoát nước. Bất kỳ đường ống dẫn nước và đường ống thoát nước chạy qua phòng cần được đặt cách xa và không đặt trực tiếp trên thiết bị trong phòng.
Bất kỳ ống dẫn nước nào được triển khai cần phải trang bị một phương tiện để ngăn chặn rò rỉ chất lỏng hoặc côn trùng vào phòng. Bất kỳ ống dẫn nước sàn nào dưới mặt đất cũng phải được trang bị thiết bị ngăn dòng chảy ngược. Nên sử dụng các thiết bị phát hiện rò rỉ ở những nơi có ống dẫn nước sàn.
6.4.7 Truy cập
Các cửa ra vào chỉ nên cung cấp quyền truy cập cho người có thẩm quyền. Ngoài ra, quyền truy cập vào phòng phải tuân theo các yêu cầu của AHJ. Để biết thêm thông tin về giám sát truy cập phòng máy tính, xem Phụ lục F.
6.5 Các yêu cầu phòng máy tính
6.5.1 Yêu cầu chung
Phòng máy tính là một không gian được kiểm soát về môi trường ở đó phục vụ mục đích duy nhất là hỗ trợ thiết bị và hệ thống cáp có liên quan trực tiếp tới các hệ thống máy tính, hệ thống lưu trữ dữ liệu và các hệ thống viễn thông khác.
Bố trí sàn phải phù hợp với các yêu cầu của nhà cung cấp thiết bị và cơ sở vật chất như:
- Các yêu cầu về tải trọng sàn bao gồm thiết bị, cáp, dây nối và các phương tiện (tải trọng tập trung tĩnh, tải trọng sàn đồng đều tĩnh, tải trọng lăn động).
- Các yêu cầu về khoảng hở phục vụ (yêu cầu khoảng hở ở mỗi bên của thiết bị cần thiết để phục vụ thiết bị đầy đủ);
- Các yêu cầu luồng không khí;
- Các yêu cầu về lắp đặt;
- Các yêu cầu về nguồn điện và giới hạn chiều dài mạch DC; và
- Các yêu cầu về chiều dài kết nối thiết bị (ví dụ: chiều dài kênh tối đa đến các thiết bị ngoại vi và bàn điều khiển).
6.5.2 Vị trí
Khi lựa chọn vị trí phòng máy tính, cần tránh những vị trí bị giới hạn bởi các thành phần của tòa nhà ở đó hạn chế mở rộng chẳng hạn như thang máy, trục tòa nhà, tường bên ngoài hoặc tường cố định khác của tòa nhà. Cần cung cấp khả năng tiếp cận để đưa thiết bị lớn đến phòng thiết bị (xem ANSI/TIA-569-D).
6.5.3 Thiết kế môi trường - HVAC
Nếu phòng máy tính không có hệ thống HVAC chuyên dụng, thì phòng máy tính phải được đặt ở vị trí sẵn sàng truy cập vào hệ thống phân phối HVAC chính. Một phòng máy tính thường không được chấp nhận bởi AHJ trừ khi nó có HVAC chuyên dụng hoặc sử dụng HVAC của tòa nhà chính và có lắp đặt bộ giảm chấn tự động.
6.5.4 Thiết kế điện
Các mạch cung cấp riêng biệt phục vụ phòng máy tính phải được cung cấp và kết cuối tại bảng điện hoặc các bảng riêng.
Các yêu cầu về ngắt nguồn điện đối với thiết bị phòng máy tính là bắt buộc bởi AHJ và thay đổi theo thẩm quyền.
6.6 Các yêu cầu phòng truy cập
6.6.1 Yêu cầu chung
Phòng truy cập là một không gian, tốt nhất là một phòng, trong đó các thiết bị của nhà cung cấp truy cập giao diện với hệ thống cáp trung tâm dữ liệu. Nó thường chứa các thiết bị của nhà cung cấp truy cập viễn thông và là vị trí mà các nhà cung cấp truy cập thường chuyển giao các mạch tới khách hàng. Điểm chuyển giao này được gọi là điểm phân định ranh giới. Đó là nơi mà trách nhiệm của nhà cung cấp truy cập viễn thông đối với mạch kết thúc và bắt đầu trách nhiệm của khách hàng đối với các mạch.
Phòng truy cập sẽ chứa các đường dẫn lối vào, các khối bảo vệ cho cáp lối vào xoắn đôi cân bằng và cáp đồng trục, thiết bị kết cuối cho cáp của nhà cung cấp truy cập, thiết bị của nhà cung cấp truy cập và thiết bị đầu cuối cho cáp tới phòng máy tính.
6.6.2 Vị trí
Phòng truy cập phải được bố trí để đảm bảo rằng không vượt quá chiều dài mạch tối đa từ các điểm phân định của nhà cung cấp truy cập đến thiết bị đầu cuối. Chiều dài mạch tối đa toàn bộ tuyến cáp, bao gồm dây nối, thay đổi chiều cao và định tuyến quản lý cáp trong các giá đỡ hoặc tủ. Phụ lục A cung cấp chiều dài mạch cụ thể (từ điểm phân định đến thiết bị đầu cuối) để xem xét khi lập quy hoạch các vị trí phòng truy cập.
CHÚ THÍCH: Các bộ lặp có thể được sử dụng để kéo dài các mạch vượt quá độ dài quy định trong Phụ lục A.
Các phòng truy cập có thể được bố trí bên trong hoặc bên ngoài không gian phòng máy tính. Những vấn đề liên quan đến an ninh có thể bắt buộc các phòng truy cập phải được bố trí bên ngoài phòng máy tính để tránh các kỹ thuật viên của nhà cung cấp truy cập đi vào phòng máy tính khi cần thiết. Tuy nhiên, trong các trung tâm dữ liệu lớn hơn, những liên quan đến chiều dài mạch có thể yêu cầu phòng truy cập phải được bố trí trong phòng máy tính.
Hệ thống kết nối cáp trong các phòng truy cập cần phải sử dụng cách thức phân phối cáp giống nhau (trên cao hoặc dưới sàn) như đã sử dụng trong phòng máy tính; điều này sẽ giảm thiểu chiều dài cáp vì nó tránh cho việc chuyển đổi từ các khay cáp trên cao sang các khay cáp dưới sàn.
6.6.3 Số lượng
Các trung tâm dữ liệu lớn có thể yêu cầu nhiều phòng truy cập để hỗ trợ một số loại mạch trong toàn bộ không gian phòng máy tính và/hoặc để cung cấp bổ sung dự phòng.
Các phòng truy cập bổ sung có thể có đường dẫn lối vào riêng cho các nguồn cung cấp dịch vụ chuyên dụng từ các nhà cung cấp truy cập. Ngoài ra, các phòng truy cập bổ sung có thể là các phòng phụ trợ của phòng truy cập chính, trong trường hợp này, nguồn cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp truy cập đến từ phòng truy cập chính.
6.6.4 Định tuyến ống dẫn lối vào dưới sàn nâng
Nếu phòng truy cập bố trí trong không gian phòng máy tính, thì ống dẫn lối vào phải được thiết kế để tránh cản trở luồng không khí, đường ống nước làm mát và các tuyến cáp khác nằm dưới sàn nâng.
6.6.5 Các không gian nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp truy cập
Các không gian nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp truy cập cho các trung tâm dữ liệu thường bố trí trong phòng truy cập hoặc trong phòng máy tính. Tham khảo ANSI/TIA-569-D để biết thông tin về không gian của nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp truy cập.
Các không gian nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp truy cập trong các phòng truy cập trung tâm dữ liệu của người dùng đơn lẻ thường không yêu cầu phân vùng bởi vì quyền truy cập tới các phòng truy cập trung tâm dữ liệu đã được kiểm soát cẩn thận. Các nhà cung cấp truy cập và nhà cung cấp dịch vụ cho thuê không gian trong phòng máy tính thường yêu cầu bảo mật quyền truy cập vào các không gian của họ.
6.6.6 Kết cuối lối vào tòa nhà
Các kết cuối bên ngoài thường được sử dụng khi kết nối lối vào được bố trí đóng kín trên tường bên ngoài của tòa nhà. Các kết cuối bên trong được sử dụng khi cáp bên ngoài được kết nối với hệ thống cáp phân phối bên trong. Tham khảo ANSI/TIA-568.0-D, ANSI/TIA-569-D và ANSI/TIA-758-B để biết thêm thông tin về các tiện ích lối vào và kết nối tiện ích lối vào.
6.6.7 Thiết kế kiến trúc
6.6.7.1 Yêu cầu chung
Quyết định cung cấp phòng hoặc khu vực mở nên dựa trên an ninh (có xem xét đến cả tiếp cận và tiếp xúc bất ngờ), nhu cầu về không gian tường cho các thiết bị bảo vệ, kích cỡ phòng truy cập và vị trí thực tế.
6.6.7.2 Kích thước
Phòng truy cập phải có kích thước để đáp ứng các yêu cầu tối đa đã biết và dự kiến cho:
- Không gian phía sau và bao quanh kết cuối của nhà cung cấp truy cập và hệ thống cáp khuôn viên;
- Các giá đỡ của nhà cung cấp truy cập;
- Thiết bị thuộc sở hữu riêng của khách hàng được bố trí trong phòng truy cập;
- Các giá đỡ phân định bao gồm phần cứng đầu cuối để kết nối cáp tới phòng máy tính;
- Các đường dẫn.
Khối lượng không gian cần thiết cho phòng truy cập có liên quan chặt chẽ hơn đến số lượng nhà cung cấp truy cập, số lượng các mạch, và loại mạch được kết cuối trong phòng so với kích cỡ của trung tâm dữ liệu. Gặp gỡ tất cả các nhà cung cấp truy cập để xác định các yêu cầu không gian ban đầu và tương lai của họ. Xem Phụ lục B để biết thêm thông tin về phối hợp nhà cung cấp truy cập và phân định nhà cung cấp truy cập.
Không gian cũng cần được cung cấp cho hệ thống cáp khuôn viên. Cáp có các thành phần kim loại, bao gồm cả cáp sợi quang có thành phần kim loại, phải được kết cuối với các thiết bị bảo vệ trong phòng truy cập. Các thiết bị bảo vệ có thể được gắn trên tường hoặc gắn trên khung. Không gian cho các thiết bị bảo vệ phải được bố trí càng gần càng tốt với điểm lối vào của cáp vào tòa nhà. Cáp sợi quang trong khuôn viên có thể được kết cuối trong kết nối chéo chính thay vì phòng truy cập nếu chúng không chứa các thành phần kim loại (ví dụ, vỏ cáp hoặc thành phần gia cường). Tham khảo các quy định áp dụng liên quan tới các yêu cầu cáp lối vào và kết cuối cáp lối vào.
6.6.7.3 Thiết kế môi trường
Cân nhắc trang bị điều hòa không khí chuyên dụng cho phòng truy cập. Nếu phòng truy cập có điều hòa không khí chuyên dụng, thì thiết bị điều hòa không khí cần được cung cấp nguồn bằng các bảng điều khiển có nguồn điện dự phòng (ví dụ: máy phát điện hoặc nguồn điện thay thế). HVAC cho thiết bị trong phòng truy cập phải có cùng mức độ dự phòng và dự trữ như HVAC và nguồn điện cho phòng máy tính.
6.6.7.4 Thiết kế điện
Cân nhắc trang bị các PDU chuyên dụng và các bảng điện cấp nguồn UPS cho phòng truy cập. Số lượng mạch điện cho phòng truy cập phụ thuộc vào yêu cầu của thiết bị được bố trí trong phòng. Các phòng truy cập sẽ sử dụng cùng một hệ thống điện dự phòng (UPS và máy phát điện) như được sử dụng cho phòng máy tính. Mức độ dự phòng cho các hệ thống cơ và điện phòng truy cập phải giống như cho phòng máy tính.
6.7.1 Yêu cầu chung
Khu vực phân phối chính (MDA) là không gian trung tâm nơi bố trí điểm phân phối cho hệ thống cáp có cấu trúc trong trung tâm dữ liệu. Trung tâm dữ liệu phải có ít nhất một MDA. Các bộ định tuyến lõi và chuyển mạch lõi cho các mạng trung tâm dữ liệu thường được bố trí trong hoặc gần MDA.
Trong các trung tâm dữ liệu được sử dụng bởi nhiều tổ chức, chẳng hạn như trung tâm dữ liệu khôi phục thảm họa, trung tâm dữ liệu tập trung web và các thiết bị thuê vị trí, MDA phải ở trong một không gian an toàn.
6.7.2 Vị trí
MDA phải được đặt ở vị trí trung tâm để tránh vượt quá giới hạn độ dài tối đa cho các ứng dụng được hỗ trợ, gồm cả chiều dài cáp tối đa cho các mạch của Nhà cung cấp truy cập được phục vụ ở bên ngoài phòng truy cập.
6.7.3 Các yêu cầu về cơ sở vật chất
Nếu MDA ở trong một phòng kín, cần phải xem xét HVAC chuyên dụng, các bảng cấp nguồn điện PDU và UPS cho khu vực này.
Nếu MDA có điều hòa không khí chuyên dụng thì thiết bị điều hòa không khí phải được cấp nguồn và điều khiển bằng các bảng điều khiển có nguồn điện dự phòng (ví dụ: máy phát điện hoặc nguồn điện thay thế).
Các yêu cầu về kiến trúc, cơ khí và điện cho MDA giống như các yêu cầu cho phòng máy tính.
6.8 Khu vực phân phối trung gian
6.8.1 Yêu cầu chung
Khu vực phân phối trung gian (IDA) là không gian hỗ trợ kết nối chéo trung gian. Nó có thể được sử dụng để cung cấp một phân hệ cáp cấp hai (Phân hệ cáp 2) trong các trung tâm dữ liệu rất lớn nếu chỉ chứa phân hệ cáp 3 (kết nối cáp từ MDA) và phân hệ cáp 1 (kết nối cáp từ các HDA đến EDA). IDA là tùy chọn và có thể bao gồm cả thiết bị đang hoạt động.
Trong các trung tâm dữ liệu được sử dụng bởi nhiều tổ chức, chẳng hạn như trung tâm dữ liệu khôi phục thảm họa, trung tâm dữ liệu tập trung web và các thiết bị thuê vị trí, IDA phải ở trong một không gian an toàn.
6.8.2 Vị trí
IDA phải được bố trí ở trung tâm để tránh vượt quá giới hạn độ dài tối đa cho các ứng dụng được hỗ trợ, bao gồm cả chiều dài cáp tối đa cho các mạch của nhà cung cấp truy cập được phục vụ bên ngoài phòng truy cập.
6.8.3 Các yêu cầu về cơ sở vật chất
Các yêu cầu về cơ sở vật chất của IDA giống như đối với một HDA (xem 6.9.3).
6.9.1 Yêu cầu chung
Khu vực phân phối ngang (HDA) là không gian ở đó hỗ trợ kết nối cáp tới các EDA và ZDA tùy chọn. Các thiết bị chuyển mạch LAN, SAN, bàn điều khiển và KVM hỗ trợ các thiết bị đầu cuối cũng thường được bố trí trong HDA. MDA có thể phục vụ như một HDA cho các thiết bị gần đó hoặc cho toàn bộ phòng máy tính.
Mỗi tầng cần phải có tối thiểu một kết nối chéo ngang (HC). HC có thể nằm trong một HDA, IDA, hoặc MDA. HDA bổ sung có thể được yêu cầu để hỗ trợ thiết bị vượt quá giới hạn chiều dài cáp ngang.
Số lượng kết nối tối đa trên mỗi HDA cần được điều chỉnh dựa trên dung lượng khay cáp, khoảng trống để lại trong các khay cáp để kết nối cáp trong tương lai.
Trong các trung tâm dữ liệu được sử dụng bởi nhiều tổ chức, chẳng hạn như các trung tâm dữ liệu khôi phục thảm họa, trung tâm dữ liệu tập trung web và và các thiết bị thuê vị trí, HDA phải ở trong một không gian an toàn.
6.9.2 Vị trí
Các HDA phải được bố trí để tránh vượt quá chiều dài kết nối cáp trục chính và cáp ngang tối đa cho các loại phương tiện truyền dẫn.
6.9.3 Các yêu cầu về cơ sở vật chất
Nếu HDA ở trong một phòng kín, cần phải xem xét HVAC chuyên dụng, các bảng cấp nguồn điện PDU và UPS cho HDA.
Nếu HDA có điều hòa không khí chuyên dụng, thì chúng phải được cấp nguồn bằng các bảng điều khiển có nguồn điện dự phòng (ví dụ Máy phát điện hoặc nguồn điện thay thế).
Các yêu cầu về kiến trúc, cơ khí và điện cho HDA giống như các yêu cầu cho phòng máy tính.
Để tránh tắc nghẽn cáp, một ZDA nên được giới hạn với 288 cáp, đặc biệt đối với các vỏ bọc được đặt trên cao hoặc dưới tấm sàn nâng 600 mm x 600 mm (2 ft x 2 ft).
Kết nối chéo không được sử dụng trong ZDA. Không được sử dụng nhiều hơn một ZDA trong cùng một đường đi cáp ngang.
Sẽ không có thiết bị hoạt động trong ZDA.
CHÚ THÍCH: Các cấu trúc liên kết kênh loại 8 không chứa một ZDA.
6.11 Khu vực phân phối thiết bị
Các EDA là không gian được phân bổ cho thiết bị đầu cuối, bao gồm các hệ thống máy tính và thiết bị truyền thông.
Thiết bị đầu cuối thường là thiết bị đứng trên sàn hoặc thiết bị được gắn trên các tủ hoặc giá đỡ.
Hệ thống cáp ngang được kết cuối trong các EDA trên các lối ra thiết bị. Cần phải cung cấp đủ ổ cắm điện và phần cứng kết nối cho mỗi tủ và giá đỡ thiết bị để giảm thiểu chiều dài dây nhảy và dây nguồn.
Trong các trung tâm dữ liệu, phòng viễn thông (TR) là không gian hỗ trợ kết nối cáp đến các khu vực bên ngoài phòng máy tính. TR thường được bố trí bên ngoài phòng máy tính, nhưng nếu cần, nó có thể được kết hợp với một MDA, IDA hoặc HDA.
Trung tâm dữ liệu có thể hỗ trợ nhiều hơn một phòng viễn thông nếu các khu vực được phục vụ không thể hỗ trợ từ một phòng viễn thông riêng biệt.
Các phòng viễn thông phải đáp ứng các thông số kỹ thuật của ANSI/TIA-569D.
6.13 Các khu vực hỗ trợ trung tâm dữ liệu
Các khu vực hỗ trợ trung tâm dữ liệu là không gian bên ngoài phòng máy tính được dành riêng để hỗ trợ cơ sở vật chất của trung tâm dữ liệu. Chúng có thể bao gồm nhưng không giới hạn với: trung tâm vận hành, văn phòng nhân viên hỗ trợ, phòng an ninh, phòng điện, phòng cơ khí, phòng lưu trữ, phòng tập hợp thiết bị và tập kết tải.
Các khu vực hành chính và hỗ trợ sẽ được kết nối cáp tương tự như các khu vực văn phòng chuẩn theo ANSI/TIA-568.1-D. Các bảng điều khiển trung tâm vận hành và bảng điều khiển an ninh sẽ yêu cầu số lượng cáp lớn hơn so với các yêu cầu khu vực làm việc chuẩn. Số lượng phải được xác định với sự hỗ trợ của các nhân viên vận hành và kỹ thuật. Trung tâm điều hành cũng có thể yêu cầu kết nối cáp cho màn hình lớn treo tường hoặc treo trần (ví dụ: các màn hình và TV).
Các phòng điện, phòng cơ khí, phòng lưu trữ, phòng tập kết và tập hợp thiết bị cần phải có ít nhất một điện thoại treo tường. Các phòng cơ điện cũng cần phải có ít nhất một kết nối dữ liệu để truy cập vào hệ thống quản lý thiết bị.
Nếu trung tâm dữ liệu phục vụ một chức năng quan trọng cho một doanh nghiệp, hãy cân nhắc kết cuối cáp viễn thông cho các khu vực hỗ trợ trung tâm dữ liệu và không gian văn phòng từ các phòng viễn thông ở bên ngoài phòng máy tính.
6.14.1 Yêu cầu chung
Các tủ và giá đỡ phải đáp ứng các thông số kỹ thuật của ANSI/TIA-569-D.
Để cung cấp đủ không gian cho hệ thống cáp viễn thông và dải nguồn điện cũng như yếu tố về độ sâu tăng lên của thiết bị, tủ và giá đỡ phải sâu 1200 mm (48 in) đối với các lắp đặt mới. Ngoài ra, khuyến nghị cần cân nhắc các tủ rộng hơn 600 mm (24 in) để phù hợp với quản lý hệ thống cáp và tránh định tuyến cáp phía sau đường ra của thiết bị nơi chúng có thể cản trở luồng khí thích hợp.
6.14.2 Các hành lang "nóng" và "lạnh"
Tại nơi liên kết các tủ được sử dụng để ngăn cách không khí nóng và không khí lạnh, thì các tủ và giá đỡ phải được sắp xếp theo kiểu xen kẽ, với các mặt trước của tủ/giá đỡ đối diện với nhau theo một hàng để tạo ra hành lang “nóng” và hành lang “lạnh”. Các phương pháp ngăn chặn không khí nóng hoặc lạnh hiệu quả hơn có thể không yêu cầu định hướng tủ/giá đỡ theo kiểu hành lang nóng/lạnh.
Hành lang "lạnh" ở phía trước các tủ và giá đỡ. Nếu có sàn nâng, thì phân phối các cáp điện hoặc thanh cái có thể được lắp đặt bên dưới sàn nâng. Ngoài ra, các cáp điện hoặc thanh cái cũng có thể được lắp đặt ở trên cao.
Hành lang "nóng" nằm phía sau các giá đỡ và tủ. Nếu có sàn nâng, thì các khay cáp cho kết nối cáp viễn thông phải được bố trí bên dưới sàn nâng tại các hành lang "nóng".
Hình 9 - Ví dụ hành lang "nóng", hành lang "lạnh" và sắp đặt tủ
6.14.3 Sắp xếp liên quan đến lưới tấm sàn
Khi được đặt trên sàn nâng, các tủ và giá đỡ phải được sắp xếp sao cho chúng cho phép nhấc lên các tấm phía trước và phía sau của các tủ và giá đỡ. Các tủ phải được đồng chỉnh thẳng hàng với mép trước hoặc mép sau dọc theo tấm sàn. Các giá đỡ phải được bố trí sao cho các thanh có ren giữ chặt các giá đỡ vào tấm sàn sẽ không xuyên qua thanh chống sàn nâng.
6.14.4 Cắt tấm sàn nâng
Trong trường sử dụng hợp làm mát dưới sàn, cắt tấm sàn chỉ sử dụng để:
- Chứa các lỗ thông hơi tủ hoặc các hệ thống làm mát, hoặc;
- Định tuyến cáp từ dưới sàn lên trên sàn.
Trong mọi trường hợp, phải thiết kế bịt kín các khe hở của tấm sàn, càng kín càng tốt, chống xâm nhập để giảm thiểu thất thoát áp suất không khí dưới sàn. Cần phải sử dụng các khe bàn chải, các nắp hoặc các phương pháp khác để giữ áp suất không khí tĩnh.
Cắt tấm sàn đối với các tủ cần phải được bố trí bên dưới các tủ hoặc vị trí khác nơi mà tấm sàn đã cắt sẽ không tạo ra nguy cơ vấp ngã.
Cắt tấm sàn đối với các giá đỡ phải được bố trí bên dưới các thanh quản lý cáp dọc giữa các giá đỡ hoặc bên dưới giá đỡ (tại lỗ hở giữa các góc dưới cùng). Nói chung, việc bố trí tấm sàn đã cắt dưới thanh quản lý cáp dọc là tốt hơn vì nó cho phép thiết bị được đặt ở dưới cùng của giá đỡ.
Cắt tấm sàn không được làm giảm độ bền của tấm sàn dưới các yêu cầu tải trọng sàn được quy định trong 6.4.2.7. Một phương pháp là vẽ đường chéo trên tấm sàn nâng giữa bốn góc và tạo ra một đường cắt ở nơi nó không chạm vào bất kỳ đường nào như trong Hình 10.
Hình 10 - Các cắt tấm không được tại nơi nó chạm vào bất kỳ đường nào trên một đường chéo được hình thành bởi các góc của tấm
6.14.5 Lắp đặt giá đỡ trên các sàn nâng
Các tủ và giá đỡ địa chấn phải được bảo vệ thích hợp hoặc là trực tiếp với cấu trúc tòa nhà hoặc là các phương tiện khác (ví dụ: nền tảng địa chấn).
Khi các tủ và giá đỡ được gắn trực tiếp vào tòa nhà nó sẽ cần phải được thực hiện phù hợp với hướng dẫn được cung cấp bởi AHJ hoặc kỹ sư kết cấu.
Khi sử dụng các thanh có ren, phần trên phải được che phủ bằng các đai nắp hình vòm hoặc các phương pháp khác.
6.14.6 Các giá đỡ và tủ trong phòng truy cập, MDA, IDA và HDA
Các giá đỡ 480 mm (19 in) thường được sử dụng cho các bảng đấu nối và thiết bị. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể lắp đặt thiết bị riêng của họ trong phòng truy cập trên các giá đỡ 585 mm (23 in) hoặc các tủ thuộc sở hữu riêng.
Một thanh quản lý cáp dọc phải được lắp đặt giữa mỗi cặp giá đỡ và ở cả hai đầu của mỗi hàng giá đỡ. Thanh quản lý cáp dọc phải được định cỡ bằng cách tính toán lấp đầy tối đa cáp dự án, gồm cả hệ số phát triển bổ sung tối thiểu là 50% (xem ANSI/TIA-569-D). Trường hợp không có sẵn thông tin lấp đầy cáp dự án, thì xem xét triển khai các thanh quản lý cáp dọc rộng 250 mm (10 in). Các thanh quản lý cáp cần mở rộng từ sàn đến đỉnh của các giá đỡ.
Quản lý cáp ngang cần được cung cấp hoặc tích hợp vào bảng đấu nối hoặc như là các thanh quản lý cáp ngang được lắp đặt liền kề với mỗi bảng đấu nối, trừ khi các bảng đấu nối có góc và có quản lý cáp dọc đầy đủ. Khi được sử dụng, tỷ lệ thông thường của các RU quản lý cáp ngang so với các RU bảng đấu nối là 1:1.
Quản lý cáp dọc, quản lý cáp ngang, và dự trữ độ chùng cần phải đầy đủ để đảm bảo rằng các cáp có thể được bọc gọn và đáp ứng các yêu cầu bán kính uốn cong theo ANSI/TIA-568,0-D.
7 Các hệ thống cáp kết nối trong trung tâm dữ liệu
Hệ thống cáp kết nối trong trung tâm dữ liệu thường hỗ trợ nhiều loại thiết bị và ứng dụng trong cùng một môi trường.
7.2 Lựa chọn phương tiện truyền thông
7.2.1 Yêu cầu chung
Hệ thống cáp được quy định trong tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các yêu cầu ứng dụng khác nhau trong môi trường trung tâm dữ liệu. Tùy thuộc vào đặc tính của ứng dụng riêng lẻ mà đưa ra các lựa chọn có liên quan đến phương tiện truyền thông. Khi đưa ra lựa chọn này, các yếu tố được xem xét bao gồm:
- Tính linh hoạt đối với các dịch vụ được hỗ trợ;
- Yêu cầu vòng đời hữu ích của cáp;
- Quy mô cơ sở/địa điểm và mật độ dân số;
- Thông lượng dữ liệu trên hệ thống cáp: và;
- Những khuyến nghị hoặc các thông số kỹ thuật của nhà cung cấp thiết bị.
Lựa chọn phần cứng kết cuối cần xem xét yêu cầu về ghi nhãn đúng, định tuyến cáp, quản lý cáp và khả năng chèn, tháo dây mà không làm gián đoạn các kết nối hiện có hoặc liền kề.
Cân nhắc kết cuối cáp trước để giảm thời gian lắp đặt, cải thiện tính nhất quán và chất lượng của các kết cuối.
7.2.2 Yêu cầu xếp hạng cháy cáp
Yêu cầu xếp hạng chống cháy của cáp khác nhau tùy theo điều kiện lắp đặt và pháp luật. Tham khảo AHJ trước khi quyết định loại cáp sử dụng dưới các sàn nâng.
CHÚ THÍCH: Cân nhắc lựa chọn các loại cáp (ví dụ, xếp hạng thông gió) và thực hành chữa cháy để tối thiểu hóa thiệt hại cho thiết bị và cơ sở vật chất trong trường hợp xảy ra cháy.
7.3.1 Yêu cầu chung
Hệ thống cáp ngang kéo dài từ lối ra thiết bị đến thanh kết nối chéo ngang.
Danh mục chưa đầy đủ sau đây của các dịch vụ và hệ thống chung cần phải được xem xét khi thiết kế kết nối cáp ngang:
- Dịch vụ viễn thông thoại, modem và fax;
- Thiết bị chuyển mạch tại nhà;
- Các kết nối quản lý máy tính và viễn thông;
- Các mô đun rẽ nhánh quang;
- Các kết nối bàn phím/màn hình/chuột (KVM);
- Các thông tin dữ liệu;
- Các mạng diện rộng (WAN);
- Các mạng cục bộ (LAN);
- Các mạng vùng lưu trữ (SAN); và
- Các hệ thống tín hiệu tòa nhà khác (hệ thống tự động hóa tòa nhà chẳng hạn như cháy, an ninh, điện, HVAC, EMS, ...).
Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu viễn thông ngày nay, hệ thống cáp ngang cần được quy hoạch để giảm công tác bảo trì và di dời liên tục. Nó cũng cần phải phù hợp với những thay đổi về thiết bị, ứng dụng và dịch vụ trong tương lai. Cần cân nhắc để đáp ứng đa dạng các ứng dụng người dùng để giảm hoặc loại bỏ khả năng yêu cầu thay đổi hệ thống cáp ngang khi nhu cầu thiết bị phát triển. Hệ thống cáp ngang có thể được truy cập để cấu hình lại dưới sàn nâng hoặc trên cao ở các hệ thống khay cáp. Tuy nhiên, trong một cơ sở được quy hoạch hợp lý, xáo trộn hệ thống cáp ngang chỉ xảy ra khi bổ sung thêm hệ thống cáp mới.
7.3.2 Cấu trúc liên kết
Mỗi lối ra thiết bị trong khu vực phân phối thiết bị (EDA) phải được kết nối thông qua cáp ngang với một kết nối chéo ngang trong khu vực phân phối ngang (HDA), khu vực phân phối trung gian (IDA), hoặc khu vực phân phối chính (MDA) như thể hiện trong Hình 11.
Hệ thống cáp ngang phải chứa không quá một điểm hợp nhất trong khu vực phân phối vùng (ZDA) giữa kết nối chéo ngang và lối ra thiết bị. Tham khảo 6.10 về thông tin bổ sung liên quan tới các ZDA.
Hình 11 - Hệ thống kết nối cáp ngang điển hình sử dụng cấu trúc liên kết hình sao
7.3.3 Chiều dài kết nối cáp ngang
Chiều dài kết nối cáp ngang phải đáp ứng các yêu cầu của ANSI/TIA-568.0-D. Chiều dài kết nối cáp ngang tối đa để hỗ trợ các ứng dụng cáp xoắn đôi cân bằng tốc độ 25 Gb/s và cao hơn sẽ là 30 m (98 ft) với giả sử chiều dài liên kết cố định 24 m (78 ft) và 6 m (20 ft) dây nối có hệ số giảm tải suy hao xen 1,2.
Chiều dài tối đa của kết nối cáp đồng trục ngang từ MDA được đặc tả trong Phụ lục A của Tiêu chuẩn này cho các loại ứng dụng dự kiến chạy trên hệ thống cáp đồng trục.
7.3.4 Kết nối cáp gắn trực tiếp
Sử dụng kết nối cáp gắn trực tiếp thay thế cho kết nối cáp có cấu trúc được giới hạn trong các trường hợp sử dụng cụ thể. Không khuyến nghị kết nối cáp trực tiếp giữa các hàng. Bất kỳ kết nối cáp gắn trực tiếp nào cũng cần được định tuyến trong quản lý cáp hoặc các đường dẫn có thể truy cập, và không có nhiễu với kết nối cáp cố định. Tại nơi sử dụng kết nối cáp gắn trực tiếp giữa các tủ, mỗi đầu của một cáp phải được dán nhãn cố định. Khi các cáp gắn trực tiếp không còn được sử dụng, cần phải phải gỡ bỏ cáp.
Các chiều dài cáp đối với kết nối cáp gắn trực tiếp giữa các thiết bị trong EDA không được lớn hơn 7 m (23 ft) và phải nằm giữa các thiết bị trong các tủ hoặc các giá đỡ liền kề trực tiếp (không ghép) trong cùng một hàng.
Kết nối cáp gắn trực tiếp trong các bộ phân phối (MD, ID, HD) và không gian lối vào bắt buộc phải nằm trong bộ phân phối hoặc không gian lối vào và trong một hàng kề nhau.
7.3.5 Phương tiện truyền thông được công nhận
Do phạm vi rộng của các dịch vụ và quy mô địa điểm nơi hệ thống cáp ngang sẽ được sử dụng, nhiều hơn một phương tiện truyền thông được công nhận. Tiêu chuẩn này quy định phương tiện truyền dẫn sẽ được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp trong hệ thống cáp ngang.
Các cáp được công nhận, liên quan đến kết nối phần cứng, các dây nhảy, dây nối, dây thiết bị và dây nối khu vực phải đáp ứng yêu cầu được quy định trong ANSI/TIA-568.2-D và ANSI/TIA-568.3-D.
Các phương tiện truyền thông được công nhận là:
- Cáp xoắn đôi cân bằng 4 đôi 100 Ω (ANSI/TIA-568.2-D) - loại 6, loại 6A hoặc loại 8, khuyến nghị với loại 6A hoặc cao hơn;
- Cáp sợi quang đa mode 50/125 µm được tối ưu hóa bằng laser 850 nm OM3, OM4 hoặc OM5 (ANSI/TIA-568.3- D), khuyến nghị với loại OM4 hoặc OM5;
Lưu ý: OM5 như đã sử dụng trong tiêu chuẩn này là cáp được quy định trong ANSI/TIA-568.3-D sử dụng các sợi quang đa mode TIA-492AAAE;
- Cáp sợi quang đơn mode (ANSI/TIA-568.3-D);
- Cáp đồng trục loại 734 và 735 75 Ω (công nghệ Telcordia GR-3175) - chỉ được sử dụng cho các mạch T-1, T-3, E-1 và E-3; và;
- Cáp đồng trục băng rộng 75 Ω như được quy định trong ANSI/TIA-568.4-D.
Các kênh được xây dựng từ những cáp, phần cứng kết nối liên quan, các dây nhảy, dây nối, dây thiết bị và dây nối khu vực được công nhận phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong ANSI/TIA-568.0-D, ANSI/TIA-568.2-D, ANSI/TIA-568.3-D, ANSI/ATIS - 0600404 (DS3).
Xem TIA TSB-5019 ở đó mô tả các trường hợp sử dụng cho cáp loại 8 trong các trung tâm dữ liệu.
7.3.6 Các đầu nối sợi quang
Trong lắp đặt mới, tại nơi sử dụng một hoặc hai sợi quang để tạo một kết nối, thì sẽ sử dụng đầu nối LC (ANSI/TIA-604-10). Tại nơi sử dụng nhiều hơn hai sợi quang để tạo một kết nối, thì sẽ sử dụng đầu nối MPO (ANSI/TIA-604-5 hoặc ANSI/TIA-604-18). Hiệu suất đầu nối phải tuân theo ANSI/TIA-568.3-D. Xem ANSI/TIA-568.3-D về các hướng dẫn phân cực.
7.3.7 Các đầu nối cáp đồng trục
Các đầu nối đồng trục cho cáp đồng trục loại 734 và 735 75 Ω phải đáp ứng các yêu cầu của ANSI/ATIS-0600404 và cần phải đáp ứng thêm các thông số kỹ thuật sau:
- Trở kháng đặc tính 75 Ω;
- Suy hao xen lớn nhất ở 1 MHz đến 22,5 MHz là 0,02 dB; và
- Suy hao phản hồi nhỏ nhất ở 1 MHz đến 22,5 MHz là 35 dB.
Phụ lục A cho phép sử dụng các đầu nối TNC hoặc BNC. Các đầu nối BNC được khuyến khích.
Đầu nối đồng trục cho các cáp đồng trục băng rộng được quy định trong ANSI/TIA-568.4-D - đầu nối đực loại F cho cáp loại 6 hoặc cáp loại 11 và đầu nối đực 5/8-24 cho cáp đa năng trung kế, trung chuyển, phân phối hoặc cáp bện.
7.4.1 Yêu cầu chung
Chức năng của hệ thống cáp trục chính là cung cấp kết nối giữa các MDA, IDA, HDA, các phòng viễn thông và các phương tiện lối vào trong hệ thống cáp trung tâm dữ liệu. Hệ thống cáp trục chính bao gồm các cáp trục chính, các kết nối chéo chính, các kết nối chéo trung gian, các kết nối chéo ngang, các kết cuối cơ học, và dây nối hoặc các dây nhảy được sử dụng cho kết nối chéo giữa đường trục tới đường trục.
Hệ thống cáp trục chính dự kiến sẽ phục vụ nhu cầu của những người sử dụng trung tâm dữ liệu trong nhiều giai đoạn quy hoạch, mỗi giai đoạn kéo dài trong một khung thời gian từ nhiều tháng đến nhiều năm. Trong mỗi kỳ quy hoạch, thiết kế hệ thống cáp trục chính phải phù hợp với sự tăng trưởng và thay đổi trong các yêu cầu dịch vụ mà không cần lắp đặt thêm hệ thống cáp. Độ dài của kỳ quy hoạch cuối cùng phụ thuộc vào hậu cần thiết kế bao gồm mua sắm vật liệu, vận chuyển, lắp đặt và kiểm soát thông số kỹ thuật.
Hệ thống cáp trục chính sẽ cho phép cấu hình lại mạng và phát triển trong tương lai mà không làm xáo trộn hệ thống cáp trục chính. Hệ thống cáp trục chính phải hỗ trợ các yêu cầu kết nối khác nhau, bao gồm cả kết nối mạng và bảng điều khiển vật lý chẳng hạn như: các mạng cục bộ, các mạng diện rộng, các mạng vùng lưu trữ, các kênh máy tính, các kết nối bảng điều khiển thiết bị và các mô-đun rẽ nhánh quang.
7.4.2 Cấu trúc liên kết
7.4.2.1 Cấu trúc liên kết hình sao
Hệ thống cáp trục chính phải đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc liên kết hình sao phân cấp của ANSI/TIA-568.0-D. Không được có nhiều hơn hai cấp của kết nối chéo trong hệ thống cáp trục chính. Từ kết nối chéo ngang (HC), không được đi qua nhiều hơn một kết nối chéo để đến MC. Do đó, các kết nối giữa 2 HC bất kỳ phải thông qua ba hoặc ít hơn các phương tiện kết nối chéo.
Hình 12 - Hệ thống cáp trục chính điển hình sử dụng cấu trúc liên kết hình sao
Hình 12 cho thấy một ví dụ về hệ thống cáp trục chính trung tâm dữ liệu điển hình sử dụng cấu trúc liên kết hình sao, ở đó mỗi kết nối chéo ngang trong HDA được kết nối trực tiếp với kết nối chéo chính trong MDA.
Nếu hệ thống cáp ngang đi qua HDA, độ chùng cáp sẽ có đủ trong HDA để cho phép di chuyển các cáp sang một kết nối chéo trong tương lai.
Kết nối chéo hệ thống cáp trục chính có thể được bố trí trong các phòng viễn thông, các phòng thiết bị, các MDA, IDA, HDA hoặc tại các phòng truy cập.
7.4.2.2 Sự phù hợp của các cấu hình không phải sao
Cấu trúc liên kết trong Hình 4, thông qua sử dụng các liên kết tương ứng, các thiết bị điện tử hoặc bộ phối hợp trong các khu vực phân phối của trung tâm dữ liệu, thông thường có thể phù hợp với các hệ thống được thiết kế cho các cấu hình không phải dạng sao chẳng hạn như dạng vòng, dạng tuyến bus hoặc dạng hình cây.
Hệ thống cáp giữa các HDA cần được cho phép để cung cấp độ dự phòng và tránh vượt quá giới hạn về độ dài của ứng dụng kế thừa.
7.4.3 Cấu trúc liên kết hệ thống cáp dự phòng
Các cấu trúc liên kết dự phòng có thể bao gồm một hệ thống phân cấp song song với các khu vực phân phối dự phòng. Các cấu trúc liên kết này ngoài cấu trúc liên kết hình sao được quy định trong 7.3.2 và 7.4.2. Xem Điều 9 để biết thêm thông tin.
7.4.4 Phương tiện truyền thông được công nhận
Do phạm vi rộng của các dịch vụ và quy mô địa điểm nơi sử dụng hệ thống cáp trục chính, nhiều hơn một phương tiện truyền thông được công nhận. Tiêu chuẩn này quy định phương tiện truyền dẫn sẽ được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp trong hệ thống cáp trục chính.
Các phương tiện truyền thông được công nhận là:
- Cáp xoắn đôi cân bằng 100 Ω (ANSI/TIA-568.2-D) với khuyến nghị loại 6A hoặc cao hơn;
- Cáp sợi quang đa mode 50/125 µm được tối ưu laser 850 nm OM3, OM4, hoặc OM5 (ANSI/TIA-568.3-D), với khuyến nghị OM4 hoặc OM5;
- Cáp sợi quang đơn mode (ANSI/TIA-568.3-D).
- Cáp đồng trục loại 734 và 735 75 Ω (công nghệ Telcordia GR-3175) - chỉ được sử dụng cho các mạch T-1, T-3, E-1, và E-3; và
- Các cáp đồng trục băng rộng 75 Ω như quy định trong ANSI/TIA-568.4-D.
Các kênh được xây dựng từ những cáp, phần cứng kết nối liên quan, các dây nhảy, dây nối, dây thiết bị và dây nối khu vực được công nhận phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong ANSI/TIA-568.0-D, ANSI/TIA-568.2-D, ANSI/TIA-568.3-D, ANSI/ATIS - 0600404 (DS3).
7.4.5 Các đầu nối sợi quang
Trong lắp đặt mới, tại nơi sử dụng một hoặc hai sợi quang để tạo một kết nối, thì sẽ sử dụng đầu nối LC (ANSI/TIA-604-10). Tại nơi sử dụng nhiều hơn hai sợi quang để tạo một kết nối, thì sẽ sử dụng đầu nối MPO (ANSI/TIA-604-5 hoặc ANSI/TIA-604-18). Hiệu suất đầu nối phải tuân theo ANSI/TIA-568.3-D. Xem ANSI/TIA-568.3-D về các hướng dẫn phân cực.
7.4.6 Các đầu nối cáp đồng trục
Các đầu nối cáp đồng trục đường trục phải đáp ứng các thông số kỹ thuật đầu nối kết nối cáp đồng trục ngang trong 7.3.7.
7.4.7 Các chiều dài hệ thống cáp trục chính
Các chiều dài hệ thống cáp phụ thuộc vào ứng dụng và phương tiện truyền thông cụ thể được lựa chọn (xem ANSI/TIA-568.0-D và tiêu chuẩn ứng dụng cụ thể). Phụ lục A của tiêu chuẩn này cung cấp các hướng dẫn về chiều dài đường trục cho các ứng dụng trung tâm dữ liệu.
7.5 Hệ thống cáp sợi quang tập trung
7.5.1 Yêu cầu chung
Hệ thống cáp sợi quang tập trung phải đáp ứng các yêu cầu của ANSI/TIA-568.0-D. Trong một trung tâm dữ liệu, hệ thống cáp sợi quang tập trung được thiết kế để thay thế cho kết nối chéo quang nằm ở HDA khi triển khai cáp sợi quang được công nhận theo chiều ngang để hỗ trợ cho các thiết bị điện tử tập trung.
7.5.2 Thực hiện
Các thông số kỹ thuật của ANSI/TIA-568.0-D phải được tuân thủ. Trong trường hợp các đơn vị trung tâm dữ liệu dạng mô đun hoặc được đóng gói, cáp sợi quang tập trung có thể mở rộng về phía ngoài một tòa nhà đơn lẻ.
Để đảm bảo phân cực sợi quang chính xác, hệ thống cáp tập trung phải được thực hiện như quy định trong ANSI/TIA-568.3-D.
7.6 Hiệu năng truyền dẫn hệ thống cáp và các yêu cầu đo kiểm
7.6.1 Yêu cầu chung
Hiệu năng truyền dẫn phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của cáp, phần cứng kết nối, dây nối và dây kết nối chéo, tổng số kết nối, và sự chăm sóc khi chúng được lắp đặt và bảo trì. Xem ANSI/TIA-568.0-D về các thông số kỹ thuật thử nghiệm hiện trường cho các phép đo hiệu năng của hệ thống cáp được thiết kế phù hợp với Tiêu chuẩn này.
7.6.2 Các yêu cầu bổ sung cho thử nghiệm hiện trường của cáp đồng trục 75 Ω
Hệ thống kết nối cáp đồng trục phải được kiểm tra đối với:
- Tính liên tục của dây dẫn trung tâm;
- Tính liên tục của toàn bộ màn chắn kim loại;
- Trở kháng (75 Ω); và
- Suy hao xen (nhỏ hơn giá trị lớn nhất được quy định trong Bảng 2 dựa trên các ứng dụng được quy hoạch cho cáp).
Bảng 2 - Suy hao xen cáp đồng trục tối đa
Ứng dụng - Tần số | Suy hao xen lớn nhất từ nhà cung cấp truy cập DSX tới thiết bị khách hàng |
CEPT-1 (E-1) - 1 MHz | 3,6 dB |
CEPT-3 (E-3) -17,2 MHz | 6,6 dB |
T-3 - 22,4 MHz | 6,9 dB |
Hệ thống cáp đồng trục phải được kiểm tra để đảm bảo rằng chiều dài từ đầu đến cuối phải ngắn hơn chiều dài được quy định cho các ứng dụng được quy hoạch - xem Phụ lục A.
Bộ kiểm tra cáp phải được hiệu chuẩn tốc độ truyền bằng cách sử dụng chiều dài của mẫu cáp được kiểm tra (xem ANSI/TIA-1152-A). Thay vào đó, chiều dài có thể được đo hoặc xác định bằng cách sử dụng nhãn đánh dấu chiều dài vỏ bọc.
Lưu ý rằng các giá trị chiều dài tối đa và suy hao xen tối đa được cung cấp trong Tiêu chuẩn này là đầu đến cuối từ bảng DSX của nhà cung cấp truy cập tới thiết bị của khách hàng bao gồm cả dây nối cáp đồng trục.
Ngoài ra, hệ thống cáp phải được kiểm tra trực quan đối với:
- Hư hại rõ ràng đối với cáp (ví dụ: cáp bị chèn ép, các vết cắt hoặc mài mòn làm lộ vỏ bọc);
- Bán kính uốn cong không đúng; và
- Các đầu nối bị lỏng hoặc hư hỏng.
8 Các đường dẫn hệ thống cáp trung tâm dữ liệu
Trừ khi có quy định ngược lại, các đường dẫn hệ thống cáp trung tâm dữ liệu phải tuân thủ các thông số kỹ thuật của ANSI/TIA-569-D.
Kích cỡ của các đường dẫn cần phải xét đến số lượng cáp khi trung tâm dữ liệu đã được sử dụng hết và tất cả các khu vực mở rộng được xây dựng. Cần đặc biệt chú ý yêu cầu đối với toàn bộ khả năng của các đường dẫn tại các phòng truy cập, các khu vực phân phối chính (MDA), khu vực phân phối trung gian (IDA), khu vực phân phối ngang (HDA) và các điểm giao cắt của các đường dẫn cáp.
Tiết diện có thể sử dụng và dung lượng tối đa tương ứng cần phải giảm xuống để cho phép cáp đi ra trong khi vẫn duy trì bán kính uốn cong thích hợp khi đưa cáp ra hoặc khi định tuyến cáp qua các phụ kiện như rẽ nhánh cáp.
Dây và cáp sợi quang được lắp đặt phải có hỗ trợ cáp liên tục và có chuyển dịch cáp tròn.
Trong trường hợp cáp được lắp đặt có hỗ trợ cáp không liên tục và không có chuyển dịch cáp tròn, thì cáp cần có đủ độ bền để duy trì đặc tính theo yêu cầu. Ví dụ các hỗ trợ như vậy là không giới hạn với:
- Khay đựng dây không có đáy cứng;
- Thang cáp không có thanh chéo tròn hoặc đáy cứng;
- Hoặc móc không có các hỗ trợ cáp tròn.
8.2 An ninh cho hệ thống cáp trung tâm dữ liệu
Hệ thống cáp viễn thông cho các trung tâm dữ liệu không được định tuyến xuyên qua các không gian có thể truy cập công cộng hoặc bởi những người thuê khác của tòa nhà có thể tiếp cận trừ khi các cáp được đặt trong ống dẫn kín hoặc các đường dẫn bảo mật khác. Bất kỳ lỗ trống bảo trì, hộp kéo và hộp nối phải được trang bị khóa. Bất kỳ lỗ trống bảo trì nào trên tòa nhà thuộc quyền sở hữu hoặc dưới sự kiểm soát của chủ sở hữu sẽ được khóa lại và phải giám sát bằng hệ thống an ninh sử dụng camera, báo động từ xa hoặc cả hai. Xem ANSI/TIA-5017 về những hướng dẫn bổ sung liên quan tới bảo mật mạng vật lý.
Không được định tuyến hệ thống cáp lối vào viễn thông cho các trung tâm dữ liệu thông qua một phòng thiết bị chung (CER).
Cần phải kiểm soát quyền truy cập tới hộp kéo cho cáp trung tâm dữ liệu (cáp lối vào hoặc kết nối cáp giữa các phần của trung tâm dữ liệu) được bố trí trong không gian công cộng hoặc không gian thuê được chia sẻ. Các hộp kéo cũng cần được giám sát bởi hệ thống an ninh trung tâm dữ liệu bằng cách sử dụng camera, báo động từ xa hoặc cả hai.
Bất kỳ hộp nối nào cho cáp trung tâm dữ liệu được bố trí trong không gian công cộng hoặc không gian thuê được chia phải được khóa và giám sát bởi hệ thống an ninh trung tâm dữ liệu bằng cách sử dụng camera, báo động từ xa hoặc cả hai.
Lối vào các đường hầm tiện ích được sử dụng cho các phòng truy cập viễn thông và hệ thống cáp trung tâm dữ liệu khác phải được khóa lại. Nếu các đường hầm được sử dụng bởi nhiều người thuê hoặc không thể bị khóa, thì hệ thống cáp viễn thông cho các trung tâm dữ liệu phải đi trong ống dẫn kim loại cứng hoặc đường dẫn an toàn khác.
8.3 Định tuyến các cáp viễn thông
Tách riêng được quy định phù hợp với các thiết bị đa dạng có thể có trong một trung tâm dữ liệu, nhưng không có trong môi trường văn phòng hoặc phòng viễn thông thông thường.
8.3.1 Tách riêng giữa cáp nguồn hoặc cáp chiếu sáng và cáp xoắn đôi cân bằng
Khoảng cách giữa các cáp nguồn hoặc các thiết bị chiếu sáng và các cáp xoắn đôi cân bằng phải được duy trì theo ANSI/TIA-569-D.
Thông thường có thể đáp ứng khoảng cách tách riêng được khuyến nghị thông qua thiết kế phù hợp và thực tế lắp đặt.
Trong các trung tâm dữ liệu sử dụng các khay cáp trên cao, khoảng trống tiếp cận giữa đỉnh của khay hoặc đường dẫn và đáy của khay hoặc đường dẫn phía trên phải được cung cấp và duy trì như quy định trong ANSI/TIA-569D. Điều này cung cấp sự tách riêng thích hợp nếu các cáp điện được che chắn hoặc nếu khay cáp điện đáp ứng các thông số kỹ thuật của 8.3.1 và ở trên khay hoặc đường dẫn cáp viễn thông.
Trong các trung tâm dữ liệu sử dụng hệ thống sàn nâng, có thể đáp ứng yêu cầu tách riêng phù hợp nguồn điện và cáp viễn thông thông qua các biện pháp sau:
- Trong các hành lang chính, bố trí các hành lang dành riêng cho hệ thống cáp nguồn điện và cáp viễn thông, nếu có thể;
- Cung cấp tách riêng các cáp nguồn điện và cáp viễn thông dọc và ngang nơi nó không thể bố trí các hành lang dành riêng cho hệ thống cáp nguồn điện và cáp viễn thông trong các hành lang chính. Việc cung cấp tách riêng theo chiều ngang bằng cách bố trí các hàng tấm ván khác nhau trong các hành lang chính cho cáp nguồn điện và cáp viễn thông, với cáp nguồn điện và cáp viễn thông cách càng xa nhau càng tốt. Ngoài ra, việc cung cấp tách riêng theo chiều dọc bằng cách đặt các cáp viễn thông trong khay hoặc giỏ cáp càng xa cáp nguồn điện ở trên càng tốt;
- Trong các hành lang tủ thiết bị, bố trí các hành lang tách riêng cho hệ thống cáp nguồn điện và cáp viễn thông. Tham khảo 6.3.2.2 và 6.14.2 để biết thêm thông tin về định tuyến cáp và thiết kế hành lang "nóng" và lạnh".
8.3.2 Tách riêng hệ thống cáp sợi quang và cáp xoắn đôi cân bằng
Hệ thống cáp sợi quang và cáp xoắn đôi cân bằng trong các khay cáp và các đường dẫn cùng được sử dụng khác phải được tách riêng để cải thiện về quản trị và vận hành. Ngoài ra, các dây nối và dây nhảy cũng phải được tách biệt khỏi hệ thống cáp khác. Không cần thiết ngăn cách về vật lý giữa hai loại cáp.
Trong trường hợp thực tế không thể tách riêng cáp sợi quang và cáp xoắn đôi cân bằng, thì cáp sợi quang phải nằm phía trên cáp xoắn đôi cân bằng.
8.4 Các đường dẫn lối vào viễn thông
8.4.1 Các loại đường dẫn lối vào
Các đường dẫn lối vào viễn thông cho các trung tâm dữ liệu phải nằm ngầm dưới đất. Không khuyến khích sử dụng các đường dẫn lối vào treo trên không cho các đường dẫn lối vào dịch vụ viễn thông bởi vì khả năng dễ bị hư hỏng của chúng do tiếp xúc vật lý.
8.4.2 Tính đa dạng
Tham khảo ANSI/TIA-758-B về thông tin liên quan tới tính đa dạng của các đường dẫn lối vào.
8.4.3 Định cỡ
Số lượng ống dẫn lối vào cần thiết tùy thuộc vào số lượng nhà cung cấp truy cập sẽ cung cấp dịch vụ tới trung tâm dữ liệu, số lượng và loại mạch mà nhà cung cấp truy cập sẽ cung cấp. Các đường dẫn lối vào cũng cần có đủ năng lực để xử lý các phát triển và bổ sung các nhà cung cấp truy cập.
Mỗi nhà cung cấp truy cập phải có ít nhất một ống dẫn định danh hệ mét 103 (kích cỡ thương mại 4) tại mỗi điểm lối vào. Các ống dẫn bổ sung có thể được yêu cầu cho hệ thống cáp khuôn viên. Các ống dẫn được sử dụng cho cáp sợi quang lối vào phải có ba ống dẫn bên trong [hai định danh hệ mét 40 (kích cỡ thương mại 1,5) và một định danh hệ mét 27 (kích cỡ thương mại 1) hoặc ba định danh hệ mét 32 [(kích cỡ thương mại 1,25)].
Cân nhắc sử dụng vật liệu ống dẫn mềm để thay thế cho ống dẫn bên trong, điều này có thể tối ưu hóa sử dụng vùng mặt cắt ngang hữu hạn của ống dẫn.
8.5.1 Yêu cầu chung
Các hệ thống sàn nâng cần được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu ở đó hỗ trợ thiết bị được thiết kế để kết nối cáp từ bên dưới.
Hệ thống cáp viễn thông dưới sàn nâng phải nằm trong các đường dẫn ở đó không chặn luồng không khí như các giá đỡ không liên tục, các khay chứa dây hoặc thang cáp.
Cáp không được bỏ lại dưới sàn nâng. Cáp phải được kết cuối ở ít nhất một đầu trong MDA hoặc HAD hoặc phải được gỡ bỏ.
Đối với thông tin bổ sung về lắp đặt giá đỡ và tủ với các hệ thống sàn nâng, tham khảo ANSI/TIA-569-D.
8.5.2 Các yêu cầu hiệu năng sàn nâng
Sàn nâng phải đáp ứng các yêu cầu hiệu năng của ANSI/TIA-569-D.
Các sàn nâng cho trung tâm dữ liệu cần sử dụng một thanh dọc phi cấu trúc được liên kết bằng bu lông, vì chúng ổn định hơn theo thời gian so với các hệ thống không có thanh dọc. Keo dán đế cọc phải được dán bên dưới tất cả các tấm đế. Chân đế cọc cũng được liên kết bu lông với sàn phụ (ngoại trừ các sàn chịu lực sau) để tăng độ ổn định trong những vùng có động đất. Cân nhắc lắp đặt thanh dọc sàn nâng theo một “mẫu đan giỏ” dài 1,2 m (4 ft) nơi muốn bổ sung độ ổn định (ví dụ ở các khu vực có hoạt động động đất).
8.5.3 Cạnh cắt tấm sàn
Các vết cắt tấm sàn nâng phải có cạnh hoặc các đai buộc dọc theo tất cả các cạnh đã cắt. Nếu cạnh hoặc các đai buộc cao hơn bề mặt của sàn nâng, thì chúng phải được lắp đặt để không cản trở việc bố trí các giá treo và tủ. Các cạnh hoặc đai buộc không được đặt ở nơi các giá treo và tủ thường tiếp xúc với bề mặt của sàn nâng.
Trong trường hợp các hệ thống điều hòa không khí AC thổi bên dưới, nơi sàn nâng đang được sử dụng như một khoảng trống phân phối không khí, thì các vết cắt tấm sàn cần được giới hạn cả về kích cỡ và số lượng để đảm bảo luồng không khí thích hợp. Ngoài ra, tấm sàn có lõi bằng xi măng hoặc gỗ phải bảo đảm kín khít các cạnh vết cắt lộ ra của chúng để ngăn vật liệu lõi bị thổi vào phòng máy tính. Sau khi các vết cắt được thực hiện với hệ thống sàn nâng và tất cả các giá đỡ, tủ, và khung thiết bị được lắp đặt vào đúng vị trí, khuyến nghị rằng hệ thống AC cần được cân bằng phù hợp.
8.6.1 Yêu cầu chung
Các loại khay cáp điển hình để lắp đặt cáp bao gồm thang cáp dùng cho viễn thông, khay cáp cột chống trung tâm, hoặc khay cáp giỏ dây.
Độ sâu của cáp trong bất kỳ khay cáp nào khuyến nghị tối đa là 150 mm (6 in).
Các khay cáp có thể được lắp đặt trong một số lớp để cung cấp thêm dung lượng. Các lắp đặt điển hình bao gồm hai hoặc ba lớp khay cáp, một lớp cho cáp nguồn điện và một hoặc hai lớp cho cáp viễn thông. Một trong các lớp khay cáp có thể sử dụng giá đỡ ở một bên để đỡ hạ tầng liên kết trung tâm dữ liệu. Các khay cáp này có thể được bổ sung bằng một hệ thống ống dẫn hoặc khay cho cáp nối sợi quang. Các ống hoặc khay sợi quang có thể được giữ chặt vào cùng một thanh ren hoặc bệ được sử dụng để hỗ trợ các khay cáp.
Trong giai đoạn thiết kế, trọng lượng của các đường dẫn cáp bị chiếm dụng hoàn toàn phải được tính toán và phối hợp với kỹ thuật kết cấu (nếu ở trên cao) và thiết kế sàn nâng (nếu ở dưới sàn).
Các đường dẫn cáp không được đặt ở nơi chúng cản trở hoạt động thích hợp của các hệ thống chữa cháy như phân phối nước từ các đầu phun. Các khay cáp không được chặn luồng khí vào hoặc ra khỏi các tủ hoặc tấm thông gió.
Cáp không được tháo rời trong các khay cáp. Hệ thống khay cáp phải được liên kết và nối đất theo ANSI/TIA-607-C. Xem ANSI/TIA-569-D về cân nhắc thiết kế khay cáp bổ sung.
Tham khảo NEMA VE 2-2013 về các khuyến nghị liên quan tới lắp đặt các khay cáp.
8.6.2 Các khay cáp trong hệ thống sàn nâng
Để cung cấp chỗ cho cáp đi ra khỏi các đường dẫn, cần có tối thiểu 20 mm (0,75 in) từ đáy của tấm sàn nâng đến đỉnh của khay cáp và kết nối cáp trong đường dẫn cáp ở đó được tính toán với 100% dung lượng tải.
Không nên sử dụng khay cáp dưới sàn cho kết nối cáp gắn trực tiếp giữa các hàng.
Bên dưới các hệ thống sàn ở đó yêu cầu truy cập hoặc bảo trì định kỳ chẳng hạn như các van, các ổ cắm điện, và các đầu báo khói không được bố trí bên dưới các khay cáp dưới sàn trừ khi có một hàng các tấm sàn trống liền kề với các khay này.
8.6.3 Các khay cáp trên cao
Các hệ thống khay cáp trên cao có thể làm giảm nhu cầu đối với các sàn nâng trong trung tâm dữ liệu ở đó không sử dụng các hệ thống trên sàn để kết nối cáp từ bên dưới. Các khay cáp trên cao cũng giảm thiểu ảnh hưởng tới làm mát dưới sàn.
Các khay cáp trên cao cần được treo trên trần nhà. Trong trường hợp các đặc điểm kết cấu của tòa nhà làm cho không thể treo một khay cáp trên cao, thì khay cáp có thể được treo từ cấu trúc lưới ở đó được hỗ trợ bởi các phương tiện khác. Nếu tất cả các giá đỡ và tủ có chiều cao đồng đều, thì các khay cáp có thể được gắn vào đỉnh của giá đỡ và tủ, nhưng đây không phải là cách làm được khuyến khích bởi vì các khay cáp treo mang lại độ linh hoạt hơn hỗ trợ cho các tủ và giá đỡ có độ cao khác nhau, cũng như thêm và bớt tủ và giá đỡ.
Ở hành lang và các không gian chung khác trong các trung tâm dữ liệu internet, trung tâm dữ liệu cho thuê chỗ đặt máy, các trung tâm dữ liệu cho thuê chia sẻ khác, thì các khay cáp trên cao phải có đáy chắc chắn hoặc được đặt ở độ cao ít nhất là 2,7 m (9 ft) từ phía trên sàn hoàn thiện để hạn chế khả năng tiếp cận hoặc phải được bảo vệ thông qua các phương tiện thay thế tránh thiệt hại ngẫu nhiên và/hoặc cố ý.
8.6.4 Kết hợp các tuyến khay cáp
Việc quy hoạch các khay cáp cho hệ thống cáp viễn thông cần cần có sự phối hợp của các kiến trúc sư, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện đang thiết kế các hệ thống chiếu sáng, bơm nước, ống dẫn khí, nguồn điện và chống cháy.
Các khay cáp phải được định tuyến để tránh cản trở luồng không khí, đầu phun và chiếu sáng. Điều này thường nhằm định tuyến các khay cáp trên tủ và giá đỡ hơn là trên các hành lang giữa chúng.
Các thiết bị chiếu sáng và đầu phun cần được đặt giữa các khay cáp trên cao, không đặt trực tiếp trên các khay cáp. Cần bố trí các khay cáp phía trên tủ và giá đỡ thay vì phía trên hành lang, nơi cần bố trí chiếu sáng.
Các trung tâm dữ liệu được trang bị các phương tiện viễn thông đa dạng có thể có khả năng hoạt động liên tục trong các điều kiện bất lợi hoặc không theo quy hoạch, ở đó có thể làm gián đoạn dịch vụ viễn thông của trung tâm dữ liệu. Tiêu chuẩn này bao gồm thông tin về khả năng theo quy hoạch của cơ sở hạ tầng phương tiện trung tâm dữ liệu trong Phụ lục F. Hình 13 minh họa các thành phần cơ sở hạ tầng viễn thông dự phòng khác nhau có thể được thêm vào cơ sở hạ tầng cơ bản ở các mức xếp hạng khác nhau. Xem Phụ lục F về mô tả xếp hạng cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu.
Hình 13 - Đường dẫn cáp viễn thông và không gian dự phòng
Độ tin cậy của cơ sở hạ tầng viễn thông có thể được nâng cao bằng cách cung cấp các khu vực và đường dẫn kết nối chéo dự phòng được tách biệt về mặt vật lý. Thông thường các trung tâm dữ liệu có nhiều nhà cung cấp truy cập cung cấp các dịch vụ, các định tuyến dự phòng, phân phối lõi dự phòng và các chuyển mạch biên. Mặc dù cấu trúc liên kết mạng này cung cấp một mức độ dự phòng nhất định, nhưng dự phòng cho các dịch vụ và phần cứng riêng lẻ không đảm bảo rằng đã loại trừ được các điểm sự cố riêng lẻ.
Trạng thái gần và thời gian đáp ứng của các kỹ thuật viên được yêu cầu thực hiện sửa chữa có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy tùy thuộc vào dự phòng và kiến trúc của mạng cũng như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
9.2 Dự phòng lỗ trống bảo trì và các đường dẫn lối vào
Nhiều đường dẫn lối vào từ đường phân định sở hữu đến các phòng truy cập giúp loại bỏ một điểm sự cố đơn lẻ đối với các dịch vụ của nhà cung cấp truy cập vào tòa nhà. Những đường dẫn vào này sẽ bao gồm các lỗ trống bảo trì thuộc sở hữu riêng của khách hàng nơi các ống dẫn của nhà cung cấp truy cập không kết thúc tại tường tòa nhà. Các lỗ trống bảo trì và đường dẫn lối vào phải được tách biệt ở một khoảng cách thích hợp để giảm thiểu rủi ro do một sự kiện ngoài quy hoạch làm ảnh hưởng đến cả hai các đường dẫn quan trọng. Khuyến nghị khoảng cách từ 20 m (66 ft) trở lên.
Trong các trung tâm dữ liệu có hai phòng truy cập và hai lỗ trống bảo trì, không cần thiết phải lắp đặt các ống dẫn từ mỗi phòng truy cập tới một trong hai lỗ trống bảo trì. Trong cấu hình như vậy, mỗi nhà cung cấp truy cập thường được yêu cầu lắp đặt hai cáp lối vào, một cáp dẫn đến phòng truy cập chính thông qua lỗ trống bảo trì chính, và một cáp dẫn đến phòng truy cập thứ cấp thông qua lỗ trống bảo trì thứ cấp. Các ống dẫn từ lỗ trống bảo trì chính đến phòng truy cập thứ cấp và từ lỗ trống bảo trì thứ cấp đến lỗ trống bảo trì chính sẽ cung cấp độ linh hoạt, nhưng không bắt buộc.
Trong các trung tâm dữ liệu có hai phòng truy cập, các ống dẫn có thể được lắp đặt giữa hai phòng truy cập để cung cấp đường dẫn trực tiếp cho hệ thống cáp của nhà cung cấp truy cập giữa hai phòng này (ví dụ: để hoàn thành vòng SONET hoặc SDH).
9.3 Dự phòng các dịch vụ nhà cung cấp truy cập
Tính liên tục các dịch vụ của nhà cung cấp truy cập viễn thông đến trung tâm dữ liệu có thể được đảm bảo bằng cách sử dụng nhiều nhà cung cấp truy cập, nhiều văn phòng trung tâm của Nhà cung cấp truy cập, và nhiều đường dẫn khác nhau từ văn phòng trung tâm của nhà cung cấp truy cập đến trung tâm dữ liệu.
Việc sử dụng nhiều Nhà cung cấp truy cập có thể làm tăng độ tin cậy dịch vụ trong trường hợp Nhà cung cấp truy cập ngừng hoạt động hoặc Nhà cung cấp truy cập gặp sự cố về tài chính gây ảnh hưởng đến dịch vụ.
Việc sử dụng nhiều Nhà cung cấp truy cập đơn lẻ không đảm bảo tính liên tục của dịch vụ, bởi vì các Nhà cung cấp truy cập thường chia sẻ không gian trong các văn phòng trung tâm và chia sẻ quyền đi dây cáp.
Khách hàng phải chắc chắn rằng các dịch vụ của mình được cung cấp từ các văn phòng trung tâm khác nhau của nhà cung cấp truy cập và các đường dẫn đến các văn phòng trung tâm này được định tuyến đa dạng. Những đường dẫn được định tuyến đa dạng này cần được tách biệt với một khoảng cách thích hợp để giảm thiểu rủi ro của các sự kiện ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến cả hai đường dẫn quan trọng. Khuyến nghị là khoảng cách từ 20m (66 ft) trở lên tại tất cả các điểm dọc theo các đường truy cập của chúng.
Nhiều phòng truy cập có thể được lắp đặt để dự phòng thay vì chỉ đơn giản là giảm bớt các hạn chế về chiều dài mạch tối đa. Nhiều phòng truy cập sẽ cải thiện độ dự phòng, nhưng lại phức tạp về quản trị.
Các nhà cung cấp truy cập cần lắp đặt thiết bị cung cấp mạch ở cả hai phòng truy cập để có thể cung cấp các mạch thuộc tất cả các loại theo yêu cầu từ một trong hai phòng. Cần chú ý phân phối mạch giữa các phòng truy cập. Nhà cung cấp truy cập cung cấp thiết bị trong một phòng truy cập không được phụ thuộc vào thiết bị trong phòng truy cập khác. Thiết bị của nhà cung cấp truy cập trong mỗi phòng truy cập phải có thể hoạt động trong trường hợp có sự cố ở phòng truy cập khác.
Hai phòng truy cập nên được tách riêng ở một khoảng cách thích hợp để giảm thiểu rủi ro về một sự kiện ngoài ý muốn làm ảnh hưởng đến cả hai phòng. Khuyến nghị là khoảng cách từ 20 m (66 ft) trở lên. Hai phòng truy cập phải được thiết kế sao cho thiết bị điện, chữa cháy và điều hòa không khí có thể hỗ trợ bảo trì đồng thời.
9.5 Dự phòng khu vực phân phối chính
Một khu vực phân phối chính (MDA) thứ cấp cung cấp dự phòng bổ sung, nhưng với chi phí quản lý phức tạp. Các bộ định tuyến và chuyển mạch lõi cần được phân phối giữa hai MDA. Các mạch cũng cần được phân phối giữa hai không gian.
Hai MDA phải được thiết kế sao cho thiết bị thiết bị nguồn điện, chữa cháy và điều hòa không khí hỗ trợ MDA có thể bảo trì đồng thời.
9.6 Dự phòng hệ thống cáp trục chính
Hệ thống cáp trục chính dự phòng bảo vệ chống lại sự cố mất điện gây ra bởi hư hỏng hệ thống cáp trục chính. Hệ thống cáp trục chính dự phòng có thể được cung cấp theo một số cách tùy thuộc vào mức độ bảo vệ mong muốn.
Hệ thống cáp trục chính giữa hai không gian, ví dụ, một HDA và một MDA, có thể được cung cấp bằng cách chạy hai cáp giữa các không gian này, tốt nhất là dọc theo các tuyến khác nhau. Nếu trung tâm dữ liệu có các MDA dự phòng hoặc các IDA dự phòng, thì không cần thiết phải kết nối cáp trục chính dự phòng đến HDA từ mỗi nhà phân phối cấp cao hơn (IDA hoặc MDA). Tuy nhiên, việc định tuyến các cáp từ HDA đến các IDA hoặc MDA dự phòng phải theo các tuyến khác nhau.
9.7 Dự phòng hệ thống cáp ngang
Kết nối cáp ngang đến các hệ thống quan trọng có thể được định tuyến đa dạng để cải thiện khả năng dự phòng. Cần cẩn thận để không vượt quá chiều dài cáp ngang tối đa khi chọn đường dẫn.
Các hệ thống quan trọng có thể được hỗ trợ bởi hai HDA khác nhau miễn là không vượt quá giới hạn chiều dài cáp tối đa. Hai HDA nên ở trong các khu vực chữa cháy khác nhau để mức độ dự phòng này mang lại lợi ích tối đa.
10 Các yêu cầu lắp đặt hệ thống cáp
Các yêu cầu lắp đặt theo ANSI/TIA-568.0-D, bên cạnh các điều khác của tiêu chuẩn này cần được tuân thủ. Kết nối cáp phải tuân thủ với các quy tắc và quy định hiện nhành. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
11 Các yêu cầu hiệu năng hệ thống cáp
Phải đáp ứng các yêu cầu hiệu năng truyền dẫn của ANSI/TIA-568.2-D, ANSI/TIA-568.3-D và ANSI/TIA-568.4-D. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
12 Kết nối cáp cho các hệ thống tòa nhà thông minh
Kết nối cáp cho các hệ thống tòa nhà thông minh ở đó hỗ trợ phòng máy tính, cũng như thiết bị mạng điện, cơ khí và an ninh phải theo các yêu cầu của ANSI/TIA-862-B. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
13 Kết nối cáp cho các điểm truy nhập không dây
Kết nối cáp cho các điểm truy nhập không dây cần theo các hướng dẫn của TIA TSB-162-A. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
14 Kết nối cáp cho các hệ thống an ten phân bố
Kết nối cáp cho các hệ thống an ten phân bố cần theo các hướng dẫn của TIA TSB-5018. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
15 Cung cấp nguồn điện trên hệ thống cáp xoắn đôi cân bằng
Cung cấp nguồn điện trên hệ thống cáp xoắn đôi cân bằng cần theo các hướng dẫn của TIA TSB-184-A. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
Nối đất và liên kết cần đáp ứng các yêu cầu của ANSI/TIA-607-C. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
Chữa cháy cần phù hợp với ANSI/TIA-569-D. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
An ninh vật lý cơ sở hạ tầng viễn thông phải đáp ứng các yêu cầu của ANSI/TIA-5017. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
Quản trị viễn thông phải đáp ứng các yêu cầu của ANSI/TIA-606-C. Đồng thời cũng cần phải đáp ứng các quy định của Việt Nam có liên quan.
Một lưu ý đặc biệt được đưa ra cho quản trị môi trường trung tâm dữ liệu đó là việc triển khai hoặc di chuyển tới cơ sở hạ tầng hệ thống cáp sợi quang trên cơ sở tận dụng kết nối mảng theo mật độ cao của cổng và các kết nối. Việc triển khai và quản trị cơ sở hạ tầng kết nối mảng yêu cầu phải quy hoạch kỹ lưỡng- cần biết những gì phải ưu tiên trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, độ chính xác khi triển khai - tính nhất quán trong việc tạo cơ cấu chuyển mạch, cũng như giám sát cơ sở hạ tầng liên tục theo thời gian thực như một cơ chế giảm nhẹ rủi ro để giảm thời gian chết của mạng. Quản lý cơ sở hạ tầng tự động (AIM) theo tiêu chuẩn ANSI/TIA-5048 là hữu ích để giải quyết những thách thức của môi trường trung tâm dữ liệu phức hợp.
Tiêu chuẩn định nghĩa AIM như một “hệ thống phần cứng và phần mềm được tích hợp ở đó tự động phát hiện việc chèn vào hoặc loại bỏ các dây dẫn, [và] lập tài liệu cơ sở hạ tầng hệ thống cáp bao gồm thiết bị được kết nối cho phép quản lý cơ sở hạ tầng và trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác”.
Hệ thống AIM cho phép:
- Lập tài liệu tự động về cơ sở hạ tầng hệ thống cáp;
- Lập quy hoạch và thực hiện phù hợp các kết nối theo lệnh/chỉ dẫn công việc điện tử;
- Khả năng dò tìm kết nối đầu đến cuối có sẵn từ giao diện phần mềm quản lý cũng như trực tiếp tại các giá đỡ/tủ;
- Liên tục giám sát tự động cơ sở hạ tầng cáp về khả năng tạo cảnh báo thời gian thực;
- Quản lý và giám sát chính xác kết nối và dung lượng cổng của cơ sở hạ tầng hệ thống cáp.
A.1 Các chiều dài cáp ứng dụng
Chiều dài tối đa có khả năng hỗ trợ trong phụ lục này tùy thuộc vào ứng dụng và phương tiện truyền thông.
Xem Bảng 5 trong ANSI/TIA-568.0-D đối với các ứng dụng cáp xoắn đôi cân bằng và Bảng 6 trong ANSI/TIA- 568.0-D đối với các ứng dụng cáp sợi quang.
A.1.1 Chiều dài mạch T-1, E-1, T-3 và E-3
Bảng A.1 cung cấp các chiều dài mạch tối đa cho các mạch T-1, T-3, E-1, và E-3 mà không cần điều chỉnh cho các kết nối hoặc lối ra trung gian giữa điểm phân định mạch và thiết bị kết cuối. Các tính toán này giả định rằng không có bảng điều khiển DSX của khách hàng giữa điểm phân định của Nhà cung cấp truy cập (có thể là một DSX) và thiết bị kết cuối. Bảng điều khiển DSX của Nhà cung cấp truy cập không được tính trong việc xác định chiều dài mạch tối đa.
Bảng A.1 - Chiều dài mạch tối đa không có bảng điều khiển DSX
Loại mạch | Category 3 | Category 5e, 6 & 6A | Đồng trục loại 734 | Đồng trục loại 735 |
T-1 | 159 m (520 ft) | 193 m (632 ft) | - | - |
CEPT-1 (E-1) | 116 m (380 ft) | 146 m (477 ft) | 332 m (1088 ft) | 148 m (487 ft) |
T-3 | - | - | 146 m (480 ft) | 75 m (246 ft) |
CEPT-3 (E-3) | - | - | 160 m (524 ft) | 82 m (268 ft) |
CHÚ THÍCH: Chiều dài thể hiện trong Bảng A.1 là cho các ứng dụng cụ thể được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu và có thể khác với chiều dài được hỗ trợ cho các ứng dụng khác trong ANSI/TIA-568.0-D.
Các bộ lặp có thể được sử dụng để mở rộng các mạch vượt quá chiều dài đã quy định ở trên.
Các chiều dài mạch này phải được điều chỉnh đối với các suy giảm suy hao xen gây nên bởi bảng mạch DSX giữa điểm phân định nhà cung cấp truy cập (có thể là một bảng mạch DSX) và thiết bị đầu cuối. Bảng A.2 cung cấp suy giảm gây ra bởi các bảng mạch DSX về chiều dài mạch tối đa đối với các mạch T-1, T-3, E-1, và E-3 trên loại phương tiện truyền thông được công nhận.
Bảng A.2 - Giảm chiều dài mạch đối với bảng mạch DSX
Loại mạch | Category 3 | Category 5e, 6 & 6A | Đồng trục loại 734 | Đồng trục loại 735 |
T-1 | 11 m (37 ft) | 14 m (45 ft) | - | - |
CEPT-1 (E-1) | 10 m (32 ft) | 12 m (40 ft) | 64 m (209 ft) | 28 m (93 ft) |
T-3 | - | - | 13 m (44 ft) | 7 m (23 ft) |
CEPT-3 (E-1) | - | - | 15 m (50 ft) | 8 m (26 ft) |
Các chiều dài mạch tối đa phải được điều chỉnh đối với các suy giảm suy hao xen gây nên bởi các kết nối trung gian và các lối ra. Bảng A.3 cung cấp giảm chiều dài mạch tối đa đối với các mạch T-1, T-3, E-1, và E-3 trên loại phương tiện truyền thông được công nhận.
Bảng A.3 - Giảm chiều dài mạch trên mỗi kết nối hoặc đầu ra
Loại mạch | Category 3 | Category 5e, 6 & 6A | Đồng trục loại 734 | Đồng trục loại 735 |
T-1 | 4,0 m (13,0 ft) | 1,9 m (6,4 ft) | - | - |
CEPT-1 (E-1) | 3,9 m (12,8 ft) | 2,0 m (6,4 ft) | 4,4 m (14,5 ft) | 2,0 m (6,5 ft) |
T-3 | - | - | 0,9 m (3,1 ft) | 0,5 m (1,6 ft) |
CEPT-3 (E-3) | - | - | 1,1 m (3,5 ft) | 0,5 m (1,8 ft) |
Trong trung tâm dữ liệu điển hình, có tổng cộng ba kết nối trong kết nối cáp trục chính, ba kết nối trong kết nối cáp ngang và không có các bảng mạch DSX giữa điểm phân định nhà cung cấp truy cập và thiết bị đầu cuối.
Kết nối cáp trục chính:
- Một kết nối trong phòng truy cập;
- Hai kết nối trong kết nối chéo chính;
- Không có kết nối chéo trung gian.
Kết nối cáp ngang:
- Hai kết nối trong kết nối chéo ngang;
- Một lối ra kết nối tại khu vực phân phối thiết bị.
Cấu hình "điển hình" này tương ứng với trung tâm dữ liệu điển hình có phòng truy cập, khu vực phân phối chính (MDA), một hoặc nhiều khu vực phân phối ngang (HDA) và không có khu vực phân phối vùng (ZDA). Chiều dài mạch tối đa cho cấu hình trung tâm dữ liệu điển hình có sáu kết nối được thể hiện trong Bảng A.4. Các chiều dài mạch tối đa này bao gồm kết nối cáp trục, kết nối cáp ngang và tất cả các dây nối hoặc dây nhảy giữa điểm phân định nhà cung cấp truy cập và thiết bị đầu cuối.
Bảng A.4 - Các chiều dài mạch tối đa cho cấu hình trung tâm dữ liệu điển hình
Loại mạch | Category 3 | Category 5e, 6 & 6A | Đồng trục loại 734 | Đồng trục loại 735 |
T-1 | 135 m (442 ft) | 184 m (603 ft) | - | - |
CEPT-1 (E-1) | 92 m (303 ft) | 134 m (439 ft) | 305 m (1001 ft) | 137 m (448 ft) |
T-3 | - | - | 141 m (462 ft) | 72 m (236 ft) |
CEPT-3 (E-3) | - | - | 153 m (503 ft) | 78 m (257 ft) |
Với chiều dài cáp ngang tối đa, chiều dài dây nối tối đa, không có DSX khách hàng, không có khu vực phân phối trung gian (IDA) và không có ZDA, chiều dài cáp trục chính tối đa đối với các mạch T-1, E-1, T-3 hoặc E-3 được thể hiện trong Bảng A.5. Cấu hình “điển hình” này giả định rằng phòng truy cập, MDA và các HDA là riêng biệt chứ không phải được kết hợp và không có IDA. Chiều dài kết nối cáp trục chính tối đa là tổng chiều dài của kết nối cáp từ phòng truy cập đến MDA và từ MDA đến HDA.
Bảng A.5 - Chiều dài cáp trục chính tối đa cho cấu hình trung tâm dữ liệu điển hình
Loại mạch | Category 3 | Category 5e, 6 & 6A | Đồng trục loại 734 | Đồng trục loại 735 |
T-1 | <1 m (<3 ft) | 46 m (150 ft) | - | - |
CEPT-1 (E-1) | <1 m (<3 ft) | <1 m (<3 ft) | 190 m (624 ft) | 29 m (95 ft) |
T-3 | - | - | 26 m (85 ft) | 0 m (0 ft) |
CEPT-3 (E-3) | - | - | 38 m (126 ft) | 0 m (0 ft) |
Các tính toán này giả định chiều dài dây nối tối đa sau đây trong trung tâm dữ liệu "điển hình":
- 10 m (32,8 ft) cho cáp xoắn đôi cân bằng và sợi quang trong phòng truy cập, MDA và HDA;
- 5 m (16,4 ft) cho cáp đồng trục loại 734 trong phòng truy cập, MDA và HDA;
- 2,5 m (8,2 ft) cho cáp đồng trục loại 735 trong phòng truy cập, MDA và HDA.
Do chiều dài rất ngắn cho phép bởi kết nối cáp cáp xoắn đôi cân bằng loại 3 và cáp đồng trục loại 735 cho các mạch T-1, T-3, E-1, và E-3, các cáp xoắn đôi cân bằng loại 3 và cáp đồng trục loại 735 cáp không được khuyến khích để hỗ trợ các loại mạch này.
Chiều dài kết nối cáp trục chính có thể được tăng lên bằng cách:
- Giới hạn các vị trí nơi cung cấp các mạch T-1, E-1, T-3 và E-3 (ví dụ: chỉ trong MDA hoặc kết nối cáp ngang xuất phát từ MDA);
- Cung cấp các mạch từ các bộ ghép hoặc thiết bị cung cấp mạch khác được bố trí trong MDA, IDA hoặc HDA;
- Cung cấp các mạch sử dụng kết nối cáp nang từ MDA, giảm số lượng các kết nối từ sáu xuống hai, và giảm số lượng các dây nối.
A.1.2 Các bộ chuyển đổi mạch E-3 và T-3
Các bộ chuyển đổi cho phép các mạch E-3 và T-3 sử dụng kết nối cáp xoắn đôi thay vì kết nối cáp đồng trục 75 Ω.
Chiều dài đối với các mạch E-3 và T-3 trên kết nối cáp xoắn đôi phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm các đặc tính điện của bộ chuyển đổi, điều này nằm ngoài phạm vi của Tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, các chiều dài đối với các mạch E-3 và T-3 trên kết nối cáp đôi xoắn sử dụng bộ chuyển đổi sẽ ngắn hơn đáng kể chiều dài các mạch kết nối cáp đồng trục loại 734.
Chỉ đưa vào tính toán suy hao xen của kết nối cáp và hai kết nối xoắn đôi, chiều dài tối đa đối với các mạch E-3 và T-3 có các bộ chuyển đổi trên kết nối cáp đôi xoắn là:
Bảng A.6 - Các chiều dài mạch tối đa trên các bộ chuyển đổi không bao gồm suy hao xen của các bộ chuyển đổi
Loại mạch | Loại 5e Cáp & các bảng mạch | Loại 6 Cáp & các bảng mạch | Loại 6A Cáp & các bảng mạch |
T-3 | 60,0 m (196,8 ft) | 67,8 m (222,5 ft) | 69,3 m (227,4 ft) |
CEPT-3 (E-3) | 66,2 m (217,2 ft) | 74,5 m (244,2 ft) | 75,9 m (249,1 ft) |
Các tính toán này giả định rằng các bộ chuyển đổi được gắn trực tiếp vào bảng mạch DSX nhà cung cấp truy cập, mà không có bảng mạch DSX khách hàng, và có hai kết nối xoắn đôi. Các chiều dài trên cần phải được giảm xuống theo chiều đối với mỗi decibel suy hao xen cho cặp bộ chuyển đổi:
Bảng A.7 - Giảm chiều dài mạch tối đa cho mỗi suy hao xen 1 dB cho một cặp bộ chuyển đổi
Loại mạch | Loại 5e Cáp & các bảng mạch | Loại 6 Cáp & các bảng mạch | Loại 6A Cáp & các bảng mạch |
T-3 | 10,2 m (33,4 ft) | 11,1 m (36,6 ft) | 11,4 m (37,4 ft) |
CEPT-3 (E-3) | 11,7 m (38,3 ft) | 12,8 m (41,9 ft) | 13,0 m (42,7 ft) |
Nếu mạch phải đi qua nhiều hơn hai kết nối, các chiều dài mạch sẽ cần phải giảm xuống như mô tả trong Bảng A.8.
Bảng A.8 - Giảm chiều dài mạch tối đa cho mỗi kết nối xoắn đôi bổ sung (sau hai kết nối thứ nhất)
Loại mạch | Loại 5e Cáp & các bảng mạch | Loại 6 Cáp & các bảng mạch | Loại 6A Cáp & các bảng mạch |
T-3 | 1,9 m (6,3 ft) | 1,1 m (3,5 ft) | 1,1 m (3,5 ft) |
CEPT-3 (E-3) | 1,9 m (6,3 ft) | 1,1 m (3,5 ft) | 1,1 m (3,5 ft) |
A.1.3 Các kết nối bảng điều khiển TIA-232 và TIA-561
Các chiều dài tối đa được khuyến nghị cho các kết nối bảng điều khiển TIA-232-F và TIA- 561/562 lên đến 20 kb/s là:
- 23,2 m (76,2 ft) trên cáp xoắn đôi cân bằng loại 3;
- 27,4 m (89,8 ft) trên cáp 5e hoặc cáp xoắn đôi cân bằng cao hơn.
Các chiều dài tối đa được khuyến nghị cho các kết nối bảng điều khiển TIA-232-F và TIA561/562 lên đến 64 kb/s là:
- 8,1 m (26,5 ft) trên cáp xoắn đôi cân bằng loại 3;
- 9,5 m (31,2) trên cáp 5e hoặc cáp xoắn đôi cân bằng cao hơn.
A.2 Các kết nối chéo
Trong phòng truy cập, MDA. IDA, và HDA, các chiều dài dây nhảy và dây nối được sử dụng cho kết nối chéo với kết nối cáp trục chính không được vượt quá 20 m (66 ft).
Ngoại lệ duy nhất với các hạn chế chiều dài này phải là trong trường hợp các cáp đồng trục 75 Ω, đối với đường dẫn DS-3, chiều dài tối đa phải là 5 m (16,4 ft) đối với đồng trục loại 734 và 2,5 m (8,2 ft) đối với đồng trục loại 735 trong phòng truy cập, kết nối chéo chính, kết nối chéo trung gian và các kết nối chéo ngang.
A.3 Phân chia các chức năng trong khu vực phân phối chính
MDA phải có các giá đỡ riêng biệt cho các bộ phân phối cáp xoắn đôi cân bằng, cáp đồng trục và cáp sợi quang trừ khi trung tâm dữ liệu nhỏ và kết nối chéo chính có thể nằm gọn trong một hoặc hai giá đỡ. Các khoang đệm riêng biệt dành cho cáp xoắn đôi cân bằng, cáp đồng trục và cáp sợi quang nhằm đơn giản hóa quản lý và phục vụ để giảm kích cỡ của từng loại khoang đệm. Sắp xếp các khoang đệm và thiết bị gần nhau để giảm thiểu chiều dài dây nối.
A.3.1 Kết nối chéo chính xoắn đôi
Kết nối chéo chính xoắn đôi (MC) hỗ trợ cáp xoắn đôi cho một phạm vi rộng lớn các ứng dụng bao gồm các mạch tốc độ thấp, T-1, E-1, bảng điều khiển, quản lý ngoài băng, KVM và LAN.
Cân nhắc lắp đặt hệ thống cáp xoắn đôi loại 6A cho tất cả kết nối cáp xoắn đôi cân bằng từ MC đến các kết nối chéo trung gian (IC) và HC, vì điều này sẽ mang lại tính linh hoạt tối đa hỗ trợ đa dạng các ứng dụng. Kết nối cáp từ khu vực phân định E-1/T-1 trong phòng truy cập phải là 4 đôi loại 5e hoặc cao hơn.
Loại các kết cuối trong MC (IDC phần cứng kết nối hoặc các bảng đấu nối) phụ thuộc vào mật độ mong muốn và nơi chuyển đổi từ kết nối cáp nhà cung cấp truy cập từ 1 và 2 cặp thành kết nối cáp có cấu trúc phòng máy tính 4 cặp xảy ra:
- Nếu chuyển đổi từ kết nối cáp nhà cung cấp truy cập 1 và 2 cặp xảy ra trong phòng truy cập, thì các kết cuối cáp xoắn đôi cân bằng trong MC thường là trên các bảng đấu nối. Đây là cấu hình được khuyến nghị;
- Nếu chuyển đổi từ kết nối cáp nhà cung cấp truy cập 1 và 2 cặp xảy ra trong MC, thì các kết cuối cáp xoắn đôi cân bằng trong MC phải trên IDC phần cứng kết nối.
A.3.2 Kết nối chéo chính đồng trục
MC đồng trục hỗ trợ cáp đồng trục đối với kết nối cáp T-3 và E-3 (hai cáp đồng trục trên mỗi mạch). Đối với các trung tâm dữ liệu nhỏ hơn và đường cáp ngắn hơn, cáp đồng trục loại 735 có thể được xem xét. Tất cả hệ thống kết nối các cáp đồng trục khác phải là cáp đồng trục loại 734.
Kết cuối các cáp đồng trục phải là các bảng đấu nối có các đầu nối BNC 75 Ω. Các đầu nối BNC phải là đầu nối cái BNC ở cả mặt trước và mặt sau của bảng đấu nối.
A.3.3 Kết nối chéo chính sợi quang
MC sợi quang hỗ trợ cáp sợi quang cho các mạng cục bộ, mạng vùng lưu trữ, mạng khu vực, các kênh máy tính và các mạch SONET.
Kết cuối cáp sợi quang phải trên bảng đấu nối sợi quang.
A.4 Phân chia các chức năng trong khu vực phân phối ngang
Các HDA cần có các tủ hoặc giá đỡ riêng biệt cho phân phối cáp xoắn đôi cân bằng, cáp đồng trục và cáp sợi quang trừ khi kết nối chéo ngang nhỏ và chỉ cần một hoặc hai giá đỡ. Các khoang nối riêng biệt cho cáp cáp xoắn đôi cân bằng, cáp đồng trục và cáp sợi quang nhằm đơn giản hóa quản lý và giảm thiểu kích cỡ của từng loại khoang nối. Sắp xếp các khoang nối và thiết bị gần nhau để giảm thiểu chiều dài dây nối.
Sử dụng một loại cáp duy nhất giúp đơn giản hóa quản lý và cải thiện tính linh hoạt để hỗ trợ cho các ứng dụng mới. Cân nhắc chỉ lắp đặt một loại cáp xoắn đôi cân bằng và chỉ một loại cáp sợi quang cho kết nối cáp ngang (ví dụ: tất cả cáp loại 6 hoặc tất cả cáp loại 6A và tất cả cáp OM4 hoặc tất cả cáp OM3).
A.5 Kết nối cáp tới thiết bị cuối
Chiều dài dây thiết bị từ ZDA đến các hệ thống đứng trên sàn trong đó các bảng đấu nối không thể lắp đặt được phải hạn chế với chiều dài tối đa 22 m (72 ft), chiều dài dây nối thiết bị từ ZDA đến các hệ thống lắp đặt trong các tủ trong đó các bảng đấu nối có thể được lắp đặt sẽ phải được hạn chế với chiều dài tối đa 10 m (33 ft).
Nếu các lối ra thiết bị riêng lẻ được bố trí trên cùng giá đỡ hoặc tủ thiết bị như là thiết bị được phục vụ thay cho một ZDA, thì chiều dài dây nối thiết bị phải được giới hạn 5 m (16 ft).
A.6 Cân nhắc thiết kế sợi quang
Mật độ kết cuối cao có thể đạt được bằng cách sử dụng tăng lên nhiều sợi quang và sử dụng các đầu nối MPO. Nếu chiều dài cáp có thể được tính toán trước chính xác, các cụm cáp nhiều sợi quang được kết nối trước có thể giảm thời gian lắp đặt. Trong những trường hợp này, cần xem xét ảnh hưởng của các kết nối bổ sung để đảm bảo hiệu năng toàn bộ hệ thống sợi quang. Thiết bị đầu cuối tốc độ dữ liệu cao có thể chứa các đầu nối nhiều sợi trực tiếp (ví dụ: Ethernet 40/100G với sợi quang đa mode).
A.7 Cân nhắc thiết kế cáp xoắn đôi cân bằng
Các bảng đấu nối phải cung cấp đủ không gian để ghi nhãn cho mỗi bảng đấu nối với định danh của nó cũng như ghi nhãn cho mỗi cổng theo yêu cầu ANSI/TIA-606-C.
Thông tin nhà cung cấp truy cập
B.1 Phối hợp nhà cung cấp truy cập
B.1.1 Yêu cầu chung
Các nhà thiết kế trung tâm dữ liệu cần phối hợp với các Nhà cung cấp truy cập địa phương để xác định các yêu cầu của Nhà cung cấp truy cập và để đảm bảo rằng các yêu cầu trung tâm dữ liệu được cung cấp cho các Nhà cung cấp truy cập.
B.1.2 Thông tin cung cấp cho các nhà cung cấp truy cập
Các Nhà cung cấp truy cập thường yêu cầu thông tin sau đây để quy hoạch các phòng truy cập cho một trung tâm dữ liệu:
- Địa chỉ của tòa nhà;
- Thông tin chung liên quan đến các sử dụng khác của tòa nhà, bao gồm cả những người thuê khác;
- Quy hoạch của các ống dẫn lối vào viễn thông từ đường dây riêng đến phòng truy cập, bao gồm vị trí của các lỗ trống bảo trì, lỗ trống xử lý và các hộp kéo;
- Ấn định các ống dẫn và ống dẫn bên trong (hoặc các ống dẫn phụ mềm) cho nhà cung cấp truy cập;
- Các quy hoạch sàn cho các phương tiện lối vào;
- Vị trí được ấn định của các bộ bảo vệ nhà cung cấp truy cập, các giá đỡ và tủ;
- Định tuyến cáp bên trong phòng truy cập (dưới sàn nâng, thang cáp trên cao, khác);
- Số lượng và loại mạch dự kiến được cung cấp bởi nhà cung cấp truy cập;
- Ngày mà nhà cung cấp truy cập sẽ có thể lắp đặt cáp và thiết bị lối vào trong phòng truy cập;
- Vị trí được yêu cầu và giao diện để phân định mỗi loại mạch được cung cấp bởi nhà cung cấp truy cập;
- Ngày dịch vụ được yêu cầu; và
- Tên, số điện thoại và địa chỉ email liên hệ của khách hàng chính và liên hệ vị trí địa phương.
B.1.3 Thông tin mà các nhà cung cấp truy cập cần cung cấp
Nhà cung cấp truy cập cần cung cấp thông tin sau:
- Các yêu cầu ống dẫn, bao gồm:
+ Kích cỡ và số lượng;
+ Kích cỡ ống dẫn bên trong (hoặc ống dẫn phụ mềm) và số lượng (nếu chủ sở hữu lắp đặt);
+ Các giới hạn uốn cong;
+ Vị trí kéo căng;
+ Độ sâu chôn tối thiểu;
+ Định vị dây hoặc xác định vị trí đặt bóng;
+ Vị trí thanh đỡ và các thông số kỹ thuật.
- Các yêu cầu liên kết;
- Kích cỡ thước bảng mạch sau;
- Phân loại cuối cùng và cảnh quan tác động;
- Vị trí lỗ trống xử lý hoặc bảo trì;
- Không gian và số lượng yêu cầu đối với các bộ bảo vệ trên các cáp xoắn đôi cân bằng;
- Số lượng và kích cỡ các giá đỡ và tủ nhà cung cấp truy cập;
- Các yêu cầu nguồn điện cho thiết bị, bao gồm cả các loại có khả năng thay thế;
- Các khoảng hở phục vụ; và
- Lịch trình lắp đặt và dịch vụ.
B.2 Phân định nhà cung cấp truy cập trong phòng truy cập
B.2.1 Tổ chức
Phòng truy cập sẽ có tối đa bốn khu vực riêng biệt để phân định nhà cung cấp truy cập:
- Phân định đối với các mạch cáp xoắn đôi cân bằng tốc độ thấp, bao gồm DS-0, ISDN BRI, và các đường dây điện thoại;
- Phân định đối với các mạch cáp xoắn đôi cân bằng DS-1 (T-1 hoặc phần nhỏ T-1, ISDN PRI) hoặc CEPT-1 (E-1) tốc độ cao;
- Phân định đối với các mạch được phân phối trên cáp đồng trục bao gồm DS-3 (T-3) và CEPT-3 (E-3); và
- Phân định đối với các mạch sợi quang (ví dụ: SONET OC-X, SDH STM-X, Ethernet nhanh, Gigabit Ethernet, 10 Gigabit Ethernet, 40 Gigabit Ethernet và 100 Gigabit Ethernet).
Lý tưởng, tất cả các nhà cung cấp truy cập cung cấp phân định cho các mạch của họ ở cùng một vị trí thay vì trong giá đỡ riêng của họ. Điều này đơn giản hóa các kết nối chéo và quản lý các mạch. Vị trí tập trung để phân định cho tất cả các nhà cung cấp truy cập thường được gọi là các khu vực giao nhau hoặc các giá đỡ giao nhau. Cần phân biệt các khu vực giao nhau hoặc phân định hoặc các giá đỡ đối với từng loại mạch; tốc độ thấp, E-1/T-1, E-3/T-3 và sợi quang. Kết nối cáp từ phòng máy tính đến phòng truy cập cần kết cuối ở các khu vực phân định.
Nếu một nhà cung cấp truy cập để phân định các dịch vụ của họ trong các giá đỡ, khách hàng có thể lắp đặt cáp buộc từ điểm phân định của nhà cung cấp truy cập đó đến khu vực giao nhau/phân định mong muốn.
B.2.2 Phân định các mạch tốc độ thấp
Các nhà cung cấp truy cập cần được yêu cầu cung cấp phân định các mạch tốc độ thấp trên phần cứng kết nối IDC. Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ có thể thích một loại phần cứng kết nối IDC cụ thể (ví dụ., Khối 66), họ có thể sẵn sàng ngắt các mạch trên loại khác của phần cứng kết nối IDC theo yêu cầu.
Kết nối cáp từ khu vực phân chia mạch tốc độ thấp đến MDA cần được kết cuối trên phần cứng kết nối IDC gần phần cứng kết nối IDC nhà cung cấp truy cập.
Các mạch từ các nhà cung cấp truy cập được kết cuối hoặc là trong một hoặc là hai cặp trên phần cứng kết nối IDC nhà cung cấp truy cập. Các mạch khác nhau có trình tự kết cuối khác nhau, như được minh họa trong Hình B.1 và Hình B.2.
Mỗi cáp 4 đôi cần được kết cuối trong giắc cắm mô đun tám vị trí tại EDA. Lối ra/đầu nối thiết bị xoắn đôi cân bằng 100 Ω phải đáp ứng các yêu cầu giao diện mô đun được đặc tả trong IEC 60603-7. Thêm nữa, lối ra/đầu nối viễn thông cho cáp xoắn đôi cân bằng 100 Ω phải đáp ứng các yêu cầu của ANSI/TIA-568.2-D và các yêu cầu đánh dấu và gắn kết cuối được đặc tả trong ANSI/TIA-570-C.
Các quy định chân/cặp như thể hiện trong Hình B.1 hoặc, tùy chọn, trên Hình B.2 nếu cần để phù hợp với các kết nối cáp 8 chân nhất định. Các màu sắc thể hiện liên kết với cáp phân phối ngang. Những hình minh họa này mô tả hình ảnh phía trước của lối ra thiết bị và cung cấp danh sách vị trí cặp cho các loại mạch khác nhau.
Hình B.1 - Các mạch kết nối chéo tới phần cứng kết nối IDC được liên kết với mô đun các giắc cắm nối tiếp 8 chân T568A
1) Đường điện thoại: 1 đôi kết nối chéo với đôi 1 (Xanh lam);
2) Giao diện U ISDN BRI (Mỹ): 1 đôi kết nối chéo với đôi 1 (Xanh lam);
3) ISDN BRI S/T-Intf (quốc tế): 2 đôi kết nối chéo với các đôi 1 & 2 (Xanh lam & Cam);
4) Đường dây thuê riêng 56k/64k: 2 đôi kết nối chéo với các đôi 3 & 4 (Xanh lục & Nâu);
5) E1/T1: 2 đôi kết nối chéo với các đôi 1 & 3 (Xanh lam & Xanh lục);
6) 10Base-T/100Base-T: 2 đôi kết nối chéo với các đôi 2 & 3 (Cam & Xanh lục).
Hình B.2 - Các mạch kết nối chéo tới phần cứng kết nối IDC được liên kết với mô đun các giắc cắm nối tiếp 8 chân T568B
1) Đường dây điện thoại: kết nối chéo 1 đôi với đôi 1 (Xanh lam)
2) Giao diện ISDN BRI (Mỹ): 1 đôi kết nối chéo với đôi 1 (Xanh lam)
3) ISDN BRI S / T-Intf (quốc tế): 2 đôi kết nối chéo với các đôi 1 & 3 (Xanh lam & Xanh lục)
4) Đường dây cho thuê 56k/64k: 2 đôi kết nối chéo với các đôi 2 & 4 (Cam & Nâu)
5) E1/T1: 2 đôi kết nối chéo với các đôi 1 & 2 (Xanh lam & Cam)
6) 10Base-T/100Base-T: 2 đôi kết nối chéo với các đôi 2 & 3 (Cam & Xanh lục)
Việc chuyển đổi từ kết nối cáp 1 đôi và 2 đôi nhà cung cấp truy cập sang kết nối cáp 4 đôi được sử dụng bởi kết nối cáp có cấu trúc trung tâm dữ liệu có thể xảy ra ở khu vực phân định mạch tốc độ thấp hoặc trong khu vực phân phối chính (MDA).
Nhà cung cấp truy cập và phần cứng kết nối IDC khách hàng có thể được gắn trên một tấm hậu ván ép, khung, giá đỡ hoặc tủ. Các khung hai mặt được sử dụng để gắn số lượng lớn phần cứng kết nối IDC (hơn 3 000 đôi).
B.2.3 Phân định các mạch T-1
Các nhà cung cấp truy cập cần được yêu cầu chuyển giao các mạch T-1 trên các giắc cắm RJ48X (các giắc cắm mô đun 8 vị trí riêng lẻ có vòng lặp lại), tốt nhất trên một bảng đấu nối DSX-1 được gắn trên giá đỡ thuộc sở hữu khách hàng được lắp đặt trong khu vực phân định DS-1. Các bảng đấu nối từ nhiều nhà cung cấp truy cập và khách hàng có thể chiếm cùng một giá.
Ví dụ, tại Hoa Kỳ và Canada, các nhà cung cấp truy cập thường sử dụng bảng đấu nối DSX-1 phù hợp với giá đỡ 585 mm (23 in). Do đó, khu vực phân định DS-1 cần sử dụng một hoặc nhiều giá đỡ 585 mm (23 in) cho các bảng đấu nối DS-1 nhà cung cấp truy cập. Các giá đỡ tương tự hoặc các giá đỡ 480 mm (19 in) liền kề này có thể phù hợp với các bảng đấu nối để kết nối cáp với MDA. Bên ngoài Hoa Kỳ và Canada, các nhà cung cấp truy cập thường sử dụng bảng đấu nối DSX-1 phù hợp với giá đỡ 480 mm (19 in).
Các bảng đấu nối DSX-1 có thể yêu cầu nguồn điện cho đèn chỉ báo. Do đó, các giá đỡ hỗ trợ các bảng đấu nối DSX-1 nhà cung cấp truy cập, tối thiểu phải có một mạch 20A 120V và một dải nguồn nhiều lối ra.
Phân bổ không gian giá đỡ cho nhà cung cấp truy cập và các bảng đấu nối khách hàng bao gồm cả sự tăng trưởng. Các nhà cung cấp truy cập có thể yêu cầu không gian giá đỡ cho bộ nguồn chỉnh lưu để cấp nguồn cho các bảng đấu nối DSX-1.
Các nhà cung cấp truy cập có thể thay thế các mạch DS-1 chuyển giao trên phần cứng kết nối IDC. Phần cứng kết nối IDC này có thể được đặt trên cùng một khung, tấm hậu, giá đỡ hoặc tủ như phần cứng kết nối IDC dành cho các mạch tốc độ thấp.
Một cáp 4 đôi duy nhất có thể phù hợp với một cặp truyền và thu T1. Khi nhiều tín hiệu T1 được đặt trên cáp xoắn đôi không được che chắn nhiều đôi, các tín hiệu truyền phải được đặt trong một cáp và tín hiệu thu được đặt trong một cáp riêng.
Nếu nhân viên hỗ trợ trung tâm dữ liệu có thiết bị kiểm tra và hiểu biết khắc phục sự cố các mạch T-1, khu vực phân định DS-1 có thể sử dụng các bảng đấu nối DSX-1 để kết cuối hệ thống cáp T-1 đến MDA. Các bảng đấu nối DSX-1 này phải có hoặc là các giắc cắm mô đun hoặc là các kết cuối IDC ở phía sau.
Phần cứng kết nối IDC, các bảng đấu nối giắc cắm mô đun, hoặc các bảng đấu nối DSX-1 đối với kết nối cáp với MDA có thể nằm trên cùng hoặc các giá đỡ, các khung riêng biệt, hoặc các tủ vì bản thân nó được sử dụng cho các bảng đấu nối DSX-1 nhà cung cấp truy cập. Nếu chúng là riêng biệt, thì chúng phải liền kề với các giá đỡ được ấn định cho các nhà cung cấp truy cập.
Khách hàng (chủ sở hữu trung tâm dữ liệu) có thể quyết định cung cấp các bộ ghép riêng của họ (M13 hoặc tương tự như bộ ghép) cho các mạch T-3 nhà cung cấp truy cập giải ghép các mạch T-1 riêng lẻ. Các mạch T-1 từ bộ ghép được cung cấp bởi khách hàng không được kết cuối trong khu vực phân định T-1.
B.2.4 Phân định các mạch E-3 & T-3
Các nhà cung cấp truy cập cần được yêu cầu các mạch E-3 hoặc T-3 chuyển giao trên các cặp đầu nối BNC cái, tốt nhất là trên bảng đấu nối DSX-3 trên giá đỡ thuộc sở hữu của khách hàng được lắp đặt trong khu vực phân định E-3/T-3. Các bảng đấu nối từ các nhà cung cấp truy cập và khách hàng có thể chiếm cùng một giá đỡ.
Tại Hoa Kỳ và Canada, các nhà cung cấp truy cập thường sử dụng các bảng đấu nối DSX-3 phù hợp với giá đỡ 585 mm (23 in). Do đó, khu vực phân định E-3/T-3 cần sử dụng một hoặc nhiều giá đỡ 585 mm (23 in) cho các bảng đấu nối DSX-3 nhà cung cấp truy cập. Các giá đỡ tương tự hoặc các giá đỡ 480 mm (19 in) liền kề này có thể phù hợp với các bảng đấu nối để kết nối cáp với MDA. Bên ngoài Bắc Mỹ, các nhà cung cấp truy cập thường sử dụng các bảng DSX-3 phù hợp với các giá đỡ 480 mm (19 in).
Nếu nhân viên hỗ trợ của trung tâm dữ liệu có thiết bị kiểm tra và hiểu biết khắc phục sự cố các mạch E-3 hoặc T-3, thì khu vực phân định E-3/T-3 có thể sử dụng các bảng đấu nối DSX-3 để kết nối cáp đồng trục loại 734 với MDA. Các bảng đấu nối DSX-3 này cần có các đầu nối BNC ở phía sau.
Bảng đấu nối DSX-3 có thể yêu cầu nguồn điện cho các đèn chỉ báo. Do đó, các giá đỡ hỗ trợ bảng đấu nối DSX-3 nhà cung cấp truy cập, tối thiểu phải có một mạch 20A 120V và một dải nguồn nhiều lối ra.
Phân bổ không gian giá đỡ cho nhà cung cấp truy cập và các bảng đấu nối khách hàng bao gồm cả sự tăng trưởng. Các nhà cung cấp truy cập có thể yêu cầu không gian giá đỡ để bộ nguồn chỉnh lưu cấp nguồn cho các bảng đấu nối DSX-3.
Kết nối cáp từ khu vực phân định E-3/T-3 đến MDA phải là cáp đồng trục loại 734. Cáp trong khu vực phân định E-3/T-3 có thể được kết cuối trên bảng đấu nối khách hàng với các đầu nối BNC 75 Ω, hoặc trực tiếp trên bảng đấu nối DSX-3 nhà cung cấp truy cập. Các bảng đấu nối DSX-3 nhà cung cấp truy cập thường có các đầu nối BNC ở phía sau các bảng. Do đó, các bảng đấu nối BNC để kết nối cáp tới MDA phải được định hướng có mặt trước của các bảng đấu nối ở cùng phía của giá đỡ giống như mặt sau của các bảng DSX-3 nhà cung cấp truy cập.
Tất cả các đầu nối và bảng đấu nối đối với kết nối cáp E-3 và T-3 cần sử dụng các đầu nối BNC 75 Ω.
B.2.5 Phân định các mạch sợi quang
Nhà cung cấp truy cập cần được yêu cầu các mạch sợi quang chuyển giao trên các bảng đấu nối sợi quang được lắp đặt trên các giá đỡ trong khu vực phân định sợi quang. Các bảng đấu nối sợi quang từ nhiều nhà cung cấp truy cập và khách hàng có thể chiếm cùng một giá đỡ. Nếu được yêu cầu, các nhà cung cấp truy cập có thể có khả năng sử dụng đầu nối giống nhau để đơn giản hóa các yêu cầu dây nối.
Ở Hoa Kỳ và Canada, các nhà cung cấp truy cập thường sử dụng các bảng đấu nối sợi quang phù hợp với giá đỡ 585 mm (23 in), nhưng có thể có khả năng cung cấp các bảng đấu nối phù hợp với các giá đỡ 480 mm (19 in), nếu được yêu cầu. Ở Hoa Kỳ, người ta thường thận trọng khi sử dụng giá đỡ 585 mm (23 in) cho các bảng đấu nối sợi quang nhà cung cấp truy cập trong khu vực phân định sợi quang. Các giá đỡ giống nhau hoặc các giá đỡ 480 mm (19 in) liền kề này có thể phù hợp với các bảng đấu nối đối với kết nối cáp tới MDA. Bên ngoài Bắc Mỹ, các nhà cung cấp truy cập thường sử dụng các bảng đấu nối sợi quang phù hợp với giá đỡ 480 mm (19 in).
Các giá đỡ trong khu vực phân định sợi quang không yêu cầu nguồn điện ngoại trừ có thể chấp nhận các lối ra tiện ích cho nhà cung cấp truy cập và thiết bị kiểm tra khách hàng.
Hệ thống kết nối cáp từ khu vực phân định đến MDA phải là loại sợi quang giống như kết nối cáp nhà cung cấp truy cập.
Phối hợp quy hoạch thiết bị với các kỹ thuật khác
Phối hợp vị trí của thiết bị và chiếu sáng trong các trung tâm dữ liệu để các thiết bị chiếu sáng được đặt ởhành lang giữa các tủ và giá đỡ thay vì trực tiếp trên các hàng thiết bị.
Phối hợp vị trí của các thiết bị và vòi phun nước chữa cháy trong các trung tâm dữ liệu sao cho tất cả các tủ hoặc khay cáp trên cao không ngăn cản phát tán nước từ các vòi phun nước chữa cháy - khoảng cách tối thiểu quy định là 460 mm (18 in). Các kỹ sư điện sẽ cần phải biết vị trí và yêu cầu nguồn điện cho các tủ và giá đỡ thiết bị. Phối hợp định tuyến của kết nối cáp nguồn và ổ cắm với định tuyến của kết nối cáp viễn thông và vị trí của thiết bị.
Các kỹ sư cơ khí sẽ cần phải biết các yêu cầu làm mát cho các tủ và giá đỡ thiết bị. Phối hợp bố trí các khay cáp và kết nối cáp viễn thông để đảm bảo duy trì luồng khí đầy đủ đến tất cả các bộ phận của phòng máy tính. Luồng khí từ thiết bị làm mát phải song song với các hàng của các tủ và giá đỡ. Ống thông khí cần được đặt trong các hành lang “lạnh”, không phải hành lang “nóng”.
Cân nhắc không gian trung tâm dữ liệu
Trung tâm dữ liệu cần có một phòng lưu trữ có kích cỡ phù hợp để thiết bị đóng trong hộp, các bộ lọc không khí dự phòng, các tấm sàn dự phòng, cáp dự phòng, thiết bị dự phòng, phương tiện truyền thông dự phòng và giấy dự phòng có thể được lưu trữ bên ngoài phòng máy tính. Trung tâm dữ liệu cũng cần có một khu vực tổ chức để có thể mở đóng gói và thử nghiệm thiết bị mới trước khi triển khai chúng trong phòng máy tính. Nó có thể làm giảm đáng kể số lượng các hạt bụi trong không khí ở trung tâm dữ liệu bằng cách có một chính sách mở đóng gói tất cả các thiết bị trong phòng xây dựng/lưu trữ.
Kích cỡ được yêu cầu của phòng máy tính có mối liên quan mật thiết với bố trí không gian, bao gồm không chỉ các giá đỡ và/hoặc tủ thiết bị, mà còn quản lý cáp và các hệ thống hỗ trợ khác như năng lượng điện, HVAC và chữa cháy. Các hệ thống hỗ trợ này có các yêu cầu không gian ở đó tùy thuộc vào mức độ dự phòng được yêu cầu.
Nếu trung tâm dữ liệu mới thay thế một hoặc nhiều trung tâm dữ liệu hiện có, một cách để ước tính kích cỡ của trung tâm dữ liệu là kiểm kê thiết bị được chuyển vào trung tâm dữ liệu mới và tạo nên một quy hoạch sàn của trung tâm dữ liệu mới với thiết bị này và thiết bị trong tương lai được dự kiến với những khoảng cách kế cận thiết bị được mong muốn và khoảng hở mong muốn. Sơ đồ bố trí cần giả định rằng các tủ và giá đỡ được lấp đầy một cách hiệu quả bằng thiết bị. Quy hoạch sàn cũng cần tính đến bất kỳ thay đổi công nghệ theo kế hoạch ở đó có thể ảnh hưởng đến kích cỡ của thiết bị được bố trí trong trung tâm dữ liệu mới. Quy hoạch xây dựng sàn phòng máy tính mới sẽ cần bao gồm thiết bị điện và hỗ trợ HVAC.
Thông thường một trung tâm vận hành và một phòng máy in là những không gian có các yêu cầu kế cận trung tâm dữ liệu, được thiết kế tốt nhất cùng với trung tâm dữ liệu. Phòng máy in cần được tách biệt với phòng máy tính chính và có một hệ thống HVAC riêng biệt bởi vì các máy in tạo ra bụi giấy và mực in, gây bất lợi cho thiết bị máy tính. Lưu trữ cho phương tiện truyền thông và các hình thức dự phòng cần được tách biệt. Ngoài ra, một thực hành tốt đó là cần có một phòng riêng cho các ổ đĩa băng từ, thư viện băng từ tự động, và thư viện băng từ để giảm tải nhiên liệu và bởi vì độc tính của khói từ việc đốt băng từ.
Xem xét các không gian hoặc phòng riêng biệt bên ngoài phòng máy tính cho thiết bị điện, HVAC và thiết bị hệ thống chữa cháy, mặc dù không gian không được sử dụng hiệu quả, nhưng an ninh được cải thiện bởi vì các nhà cung cấp và nhân viên cung cấp thiết bị này không cần phải vào phòng máy tính.
Cân nhắc lựa chọn vị trí trung tâm dữ liệu và thiết kế xây dựng
E.1 Yêu cầu chung
Các cân nhắc quan trọng về tính khả dụng và bảo mật của trung tâm dữ liệu được cung cấp ở các biểu đồ trong Phụ lục F. Thêm nữa, các cân nhắc trong phụ lục này cũng áp dụng cho các trung tâm dữ liệu có độ tin cậy cao hơn.
Tòa nhà phải tuân thủ tất cả các quy tắc có khả năng áp dụng của quốc gia, khu vực và địa phương.
Tòa nhà và địa điểm phải đáp ứng tất cả các hướng dẫn và tiêu chuẩn hiện hành về khả năng tiếp cận của địa phương, khu vực và quốc gia.
Tòa nhà xây dựng phải phù hợp với các tiêu chuẩn địa chấn áp dụng đối với vị trí vùng địa chấn theo quy tắc xây dựng quốc tế.
Tòa nhà xây dựng không được có amiăng, sơn có chứa chì, nhóm các hợp chất nhân tạo (PCB), và các nguy hiểm môi trường khác.
Cần xem xét đến pháp lệnh quy hoạch và pháp luật về môi trường liên quan đến sử dụng đất, lưu trữ nhiên liệu, tạo ra âm thanh, và phát thải khí hydrocarbon mà có thể hạn chế lưu trữ nhiên liệu và vận hành máy phát điện.
Cần xem xét đến vị trí địa lý vì nó có thể ảnh hưởng đến năng lượng và hiệu quả và khả làm mát. Khó khăn trong trong việc làm mát tăng theo độ cao thiết bị, do đó các trung tâm dữ liệu cần được đặt ở độ cao dưới 3050 m (10 000 ft) theo khuyến nghị bởi ASHRAE.
E.2 Cân nhắc lựa chọn vị trí kiến trúc và thiết kế xây dựng
Cần xem xét nhu cầu truy cập dự phòng vào tòa nhà từ các đường riêng biệt.
Không gian đầy đủ phải được cung cấp cho tất cả thiết bị hỗ trợ cơ và điện, bao gồm cả thiết bị trong nhà, ngoài trời và trên sân thượng. Cần xem xét các yêu cầu thiết bị trong tương lai.
Tòa nhà xây dựng phải có một bãi đỗ xe đủ lớn, thang máy vận chuyển hàng hóa và đường dẫn để xử lý tất cả các vật dụng cung cấp và thiết bị dự kiến.
Phòng máy tính phải phù hợp với phân loại ANSI/TIA-568 0-D El.
Trung tâm dữ liệu và tất cả thiết bị hỗ trợ cần được bố trí ở trên mức nước lũ dự kiến cao nhất. Không được bố trí thiết bị điện tử, cơ khí hoặc điện quan trọng ở tầng hầm.
Tránh bố trí phòng máy tính cục bộ có cửa sổ bên ngoài. Nếu có cửa sổ trong một không gian phòng máy tính được đề xuất, thì chúng cần được che phủ vì lý do an ninh và để giảm thiểu bất kỳ sự tăng nhiệt nào do mặt trời.
E.3 Cân nhắc lựa chọn vị trí nguồn điện và thiết kế xây dựng
Công ty điện lực địa phương cần có khả năng cung cấp đủ năng lượng để cung cấp tất cả các yêu cầu năng lượng ban đầu và trong tương lai cho trung tâm dữ liệu. Khả năng sẵn có và tính kinh tế của các nguồn cấp tiện ích dự phòng có thể từ các trạm biến áp sử dụng riêng cần được xem xét khi áp dụng. Nếu công ty điện lực địa phương không thể cung cấp đủ năng lượng, thì vị trí cần có khả năng hỗ trợ thiết bị tự tạo nguồn cấp điện, máy phát điện đồng phát hoặc máy phát điện phân phối. Các nguồn cấp điện ngầm được ưu tiên hơn các nguồn cấp điện trên cao để giảm thiểu tiếp xúc với sét, cây cối, tai nạn giao thông và nguy cơ bị phá hoại.
E.4 Cân nhắc lựa chọn vị trí cơ khí và thiết kế xây dựng
Một tòa nhà nhiều người thuê sẽ đòi hỏi một vị trí được chỉ định bởi chủ nhà hoặc là trên mái nhà hoặc trên tầng cho thiết bị thải nhiệt điều hòa không khí (các bộ ngưng tụ, tháp giải nhiệt hoặc chất làm mát).
Nếu tòa nhà có một hệ thống chữa cháy hiện có thì nó sẽ dễ dàng sửa đổi thành một hệ thống phun nước tác động trước chuyên dụng cho trung tâm dữ liệu. Nếu tòa nhà có một hệ thống điều hòa không khí hiện có phục vụ cho không gian trung tâm dữ liệu, thì nó phải có kích cỡ phù hợp để bảo đảm nó có thể hỗ trợ không gian phòng máy tính và các khu vực hỗ trợ.
Nếu thiết bị giải nhiệt được đặt trên tầng, thì vị trí trung tâm dữ liệu cần có đủ không gian trên tầng cho thiết bị và khu vực này phải được cung cấp quyền truy cập không bị hạn chế cho việc lắp đặt và tháo dỡ thiết bị.
E.5 Cân nhắc lựa chọn vị trí viễn thông và thiết kế xây dựng
Nếu có thể, tòa nhà phải được phục vụ bởi ít nhất hai phòng truy cập sợi quang được định tuyến khác nhau. Các phòng truy cập này cần được cung cấp từ các văn phòng nhà cung cấp quyền truy nhập địa phương khác nhau. Nếu tòa nhà chỉ được phục vụ bởi một văn phòng trung tâm địa phương duy nhất, thì nguồn cung cấp dịch vụ từ văn phòng trung tâm địa phương thứ hai có thể được bổ sung mà không cần xây dựng lớn hoặc chậm trễ trong việc xin phép.
Nhiều Nhà cung cấp truy cập viễn thông phải cung cấp dịch vụ hoặc có khả năng cung cấp dịch vụ tới tòa nhà mà không cần xây dựng lớn hoặc chậm trễ trong việc xin cấp phép.
Trung tâm dữ liệu phải được phục vụ bởi thiết bị Nhà cung cấp truy cập chuyên dụng nằm trong không gian trung tâm dữ liệu mà không nằm trong không gian thuê được chia sẻ. Cáp lối vào của nhà cung quyền cấp truy cập phải được bọc trong đường ống dẫn bên trong tòa nhà và không thể tiếp cận được với những người thuê khác khi được định tuyến thông qua các đường dẫn chia sẻ. Tòa nhà cần có các đường ống dẫn chuyên dụng phục vụ không gian trung tâm dữ liệu cho dịch vụ viễn thông.
E.6 Cân nhắc lựa chọn vị trí an ninh và thiết kế xây dựng
Nếu thiết bị lạnh, máy phát điện, thùng nhiên liệu, hoặc thiết bị nhà cung cấp truy cập nằm ở vị trí bên ngoài không gian khách hàng, thì thiết bị này cần được bảo vệ đầy đủ.
Cũng vậy, chủ sở hữu trung tâm dữ liệu sẽ cần truy cập vào không gian này 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
Các khu vực chung cần được giám sát bằng camera, bao gồm bãi đỗ xe, khu tập kết tải và lối vào tòa nhà.
Phòng máy tính không được đặt trực tiếp gần nhà để xe.
Vị trí không được bố trí ở vùng đồng bằng ngập lụt, gần khu vực đứt gãy động đất, trên ngọn đồi có nguy cơ trượt lở hoặc hạ lưu từ đập hoặc thác nước. Ngoài ra, không được có các địa điểm gần ở đó có thể tạo nên những mảnh vỡ rơi xuống trong trận động đất.
Vị trí xây dựng không nên trong tuyến đường bay của bất kỳ sân bay gần đó.
Vị trí xây dựng không được nằm trong phạm vi 0,4 km (1/4 dặm) của nhà máy hóa chất, bãi rác, sông, bờ biển hoặc đập nước.
Vị trí xây dựng không được nằm trong phạm vi 0,8 km (1/2 dặm) của một căn cứ quân sự.
Vị trí xây dựng không được trong phạm vi 1,6 km (1 dặm) các nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất vũ khí, đạn dược hoặc nhà máy quốc phòng.
Vị trí xây dựng không nên được đặt liền kề với một đại sứ quán nước ngoài.
Vị trí xây dựng không nên được đặt trong khu vực tội phạm cao.
Xem Bảng F.2 trong Phụ lục F cho những cân nhắc bổ sung.
E.7 Các cân nhắc lựa chọn vị trí khác
Tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng trung tâm dữ liệu khác cần xem xét là:
- Nguy cơ ô nhiễm;
- Gần trạm cảnh sát, trạm cứu hỏa và bệnh viện;
- Truy cập chung;
- Quy định vùng;
- Rung động;
- Vấn đề môi trường; và
- Sử dụng thay thế tòa nhà hoặc vị trí sau khi không còn cần thiết làm trung tâm dữ liệu (chiến lược rút lui).
Xếp hạng cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu
F.1 Yêu cầu chung
Cần lưu ý rằng các yếu tố con người và quy trình vận hành có thể có tác động lớn hơn đến tính khả dụng so với xếp hạng của trung tâm dữ liệu. Sơ đồ xếp hạng này cho thấy một số nguyên tắc thiết kế hạn chế cần được xem xét để cải thiện độ tin cậy và bảo mật của trung tâm dữ liệu. Nó không nhằm mục đích bao hàm tất cả. Các sơ đồ bổ sung hoặc thay thế có sẵn trong các tiêu chuẩn khác và các thực tiễn tốt nhất.
F.1.1 Khái quát về dự phòng
Cần loại bỏ các điểm sự cố đơn lẻ để cải thiện độ dự phòng và độ tin cậy, cả trong trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cũng như trong các dịch vụ và cung cấp tiện ích bên ngoài.
Tiêu chuẩn này bao gồm bốn xếp hạng liên quan đến các mức độ phục hồi khác nhau của cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu. Định nghĩa của từng loại đã được mở rộng trong tiêu chuẩn này.
F.1.2 Khái quát
Tiêu chuẩn này bao gồm bốn xếp hạng liên quan đến các mức độ phục hồi khác nhau của cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu. Xếp hạng cao hơn không chỉ tương ứng với khả năng phục hồi cao hơn, mà còn dẫn đến chi phí xây dựng cao hơn. Trong mọi trường hợp, xếp hạng cao hơn bao gồm các yêu cầu mức thấp hơn trừ khi có đặc tả ngược lại.
Một trung tâm dữ liệu có thể có các xếp hạng khác nhau cho các phần khác nhau của cơ sở hạ tầng. Ví dụ: một trung tâm dữ liệu có thể được xếp hạng 3 về nguồn điện, nhưng lại xếp hạng 2 về cơ khí. Để đơn giản hơn, một trung tâm dữ liệu được xếp hạng giống nhau cho tất cả các phân hệ (viễn thông, kiến trúc và kết cấu, điện và cơ khí) có thể được gọi bằng xếp hạng tổng thể của nó (ví dụ., một trung tâm dữ liệu được xếp hạng 2 sẽ có xếp hạng 2 trong tất cả các phân hệ). Tuy nhiên, trong trường hợp không phải tất cả các phần của cơ sở hạ tầng đều ở cùng một cấp, thì xếp hạng nên được gọi cụ thể. Ví dụ: một trung tâm dữ liệu có thể được xếp hạng T2, E3, A1, M2 tại đó:
- Viễn thông được xếp hạng 2 (T2);
- Điện được xếp hạng 3 (E3);
- Cơ sở hạ tầng kiến trúc được xếp hạng 1 (A1); và
- Cơ sở hạ tầng cơ khí được xếp hạng 2 (M2).
Mặc dù thông thường xếp hạng chung của trung tâm dữ liệu dựa trên thành phần yếu nhất của nó, có thể sẽ có các tình huống giảm nhẹ liên quan đến hồ sơ rủi ro cụ thể của phương tiện đó, các yêu cầu hoạt động hoặc các yếu tố khác chứng tỏ xếp hạng thấp hơn trong một hoặc nhiều phân hệ.
Các khu vực khác nhau trong một trung tâm dữ liệu cũng có thể được xây dựng hoặc sử dụng ở các mức xếp hạng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động. Trong các trường hợp như vậy, cần chú ý mô tả những khác biệt này, ví dụ như một khu vực của một trung tâm dữ liệu có hồ sơ tránh rủi ro xếp hạng 2 bởi vì nó có các phục vụ T2, E2, A2, M2 có thể nằm trong một cơ sở được xếp hạng 3.
Cần thận trọng để duy trì khả năng của hệ thống cơ khí và điện đúng với xếp hạng khi tải trung tâm dữ liệu tăng lên theo thời gian. Ví dụ: một trung tâm dữ liệu có thể bị giảm từ xếp hạng 3 hoặc 4 xuống hạng 1 hoặc hạng 2 khi khả năng dự phòng đã được sử dụng để hỗ trợ lắp đặt máy tính và thiết bị viễn thông mới.
F.2 Dự phòng
F.2.1 Yêu cầu cơ bản N
Hệ thống đáp ứng các yêu cầu cơ bản và không có dự phòng.
F.2.2 Dự phòng N + 1
Dự phòng N + 1 có thể được thực hiện ở mức thiết bị và/hoặc mức đường dẫn.
Khi N + 1 được triển khai ở mức thiết bị trong một đường dẫn riêng lẻ, nó sẽ cho phép bảo trì và khả năng bị sự cố trên một phần của thiết bị đơn lẻ. Bảo trì hoặc sự cố đường dẫn có thể dẫn đến gián đoạn hoạt động.
Khi N + 1 được triển khai ở mức đường dẫn, một đường dẫn đang hoạt động (N) và đường dẫn khác (+1) có thể hoặc là ở chế độ chờ hoặc là hoạt động. Điều này sẽ cho phép bảo trì theo kế hoạch hoặc một sự cố đơn lẻ không làm gián đoạn các hoạt động.
F.2.3 Dự phòng N + x
Dự phòng N + x cung cấp x đơn vị, mô-đun, đường dẫn hoặc hệ thống bổ sung ngoài yêu cầu tối thiểu để đáp ứng yêu cầu cơ bản. Sự cố hoặc bảo trì của bất kỳ hai đơn vị, mô-đun hoặc đường dẫn sẽ không làm gián đoạn các hoạt động nếu x là 2 hoặc cao hơn.
F.2.4 Dự phòng 2N hoặc N + N
Dự phòng 2N hoặc N + N cung cấp hai đơn vị, mô-đun, đường dẫn hoặc hệ thống hoàn chỉnh đối với mỗi yêu cầu cho một hệ thống cơ bản. Sự cố hoặc bảo trì toàn bộ một đơn vị, mô-đun, đường dẫn hoặc hệ thống sẽ không làm gián đoạn các hoạt động.
F.2.5 Dự phòng 2 (N + 1)
Dự phòng 2 (N + 1) cung cấp hai đơn vị, mô-đun, đường dẫn hoặc hệ thống (N + 1) hoàn chỉnh. Ngay cả trong trường hợp hỏng hóc hoặc bảo trì một đơn vị, mô-đun, đường dẫn hoặc hệ thống, thì một số dự phòng sẽ được cung cấp và các hoạt động sẽ không bị gián đoạn.
F.2.6 Khả năng bảo trì và kiểm tra đồng thời
Các phương tiện phải có khả năng được bảo trì, nâng cấp và thử nghiệm mà không bị gián đoạn các hoạt động.
F.2.7 Chịu lỗi
Cho phép một sự cố đơn lẻ tại bất kỳ thời điểm nào đã cho mà không gây gián đoạn với các hoạt động trung tâm dữ liệu. Hệ thống sẽ tự động phát hiện sự cố, cách ly nó và đảm bảo hoạt động liên tục của các phương tiện.
F.2.8 Năng lực và khả năng mềm dẻo
Các trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cần được thiết kế để phù hợp với sự phát triển trong tương lai với ít hoặc không có sự gián đoạn về các dịch vụ.
F.2.9 Cách ly
Các trung tâm dữ liệu cần được sử dụng (trong thực tế) chỉ cho các mục đích mà chúng được dự định và cần được tách biệt khỏi các hoạt động không thiết thực.
F.2.10 Xếp hạng trung tâm dữ liệu
Bốn xếp hạng trung tâm dữ liệu là:
Trung tâm dữ liệu được xếp hạng 1: Cơ bản
Một trung tâm dữ liệu cơ bản dễ bị gián đoạn từ cả hoạt động có kế hoạch và không có kế hoạch trên đường dẫn phân phối và/hoặc thiết bị (ví dụ: tắt nguồn điện tòa nhà, bảo trì/sự cố thiết bị và/hoặc đường dẫn phân phối). Lỗi hoạt động hoặc sự cố tự phát của vị trí các thành phần cơ sở hạ tầng có thể gây ra một gián đoạn trung tâm dữ liệu.
Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 1 có một đường dẫn duy nhất để phân phối điện, làm mát và viễn thông. Không có yêu cầu để dự phòng thành phần hoặc thiết bị. Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 1 có ít hoặc không có yêu cầu về khoang dự phòng cho các phương tiện quan trọng.
Không yêu cầu máy phát điện, nhưng nếu có, thì có kích cỡ đối với các hệ thống UPS & cơ khí không cần dự phòng.
Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 1 thường giới hạn về kiểm soát bảo mật vật lý.
Trung tâm dữ liệu được xếp hạng 2: Thành phần dự phòng
Một trung tâm dữ liệu có thành phần dự phòng dễ bị gián đoạn từ cả hoạt động có kế hoạch và không có kế hoạch trên đường phân phối (chẳng hạn, tắt nguồn điện tòa nhà, bảo trì hoặc hư hỏng đường dẫn phân phối). Nó có thể xử lý bảo trì theo kế hoạch hoặc sự cố trên một phần thiết bị đơn lẻ. Một máy phát điện được yêu cầu và được định cỡ cho các hệ thống UPS & cơ khí mà không cần dự phòng.
Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 2 có một đường dẫn duy nhất để phân phối nguồn điện, làm mát và viễn thông. Có một yêu cầu về dự phòng cho thành phần/thiết bị.
Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 2 có ít hoặc không có yêu cầu về khoang dự phòng cho các phương tiện quan trọng.
Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 2 thường có các kiểm soát bảo mật vật lý cơ bản.
Bảo trì phòng ngừa cần được thực hiện theo quy định bởi nhà sản xuất và có thể yêu cầu ngừng hoạt động.
Trung tâm dữ liệu được xếp hạng 3: Có khả năng bảo trì đồng thời
Một trung tâm dữ liệu có thể bảo trì đồng thời có khả năng xử lý bảo trì theo kế hoạch trên bất kỳ phần nào của đường dẫn phân phối hoặc bất kỳ phần thiết bị hoặc thành phần đơn lẻ nào mà không gây nên gián đoạn cho các hoạt động trung tâm dữ liệu.
Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 3 ở mức tối thiểu có một đường dẫn hoạt động (N) và một đường dẫn chờ (+1) để phân phối nguồn điện, làm mát và viễn thông. Không có yêu cầu về dự phòng thành phần/thiết bị trong mỗi đường dẫn phân phối.
Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 3 không yêu cầu, nhưng nên được ngăn cách riêng các phương tiện quan trọng về điện, cơ khí và viễn thông.
Trung tâm dữ liệu được xếp hạng 3 đã được cải thiện kiểm soát an ninh vật lý.
Trung tâm được xếp hạng 4: Có khả năng chịu sự cố
Một trung tâm dữ liệu được xếp hạng 4 có khả năng chịu một sự cố đơn lẻ tại một thời điểm trên bất kỳ phần nào của đường dẫn phân phối hoặc bất kỳ phần thiết bị hoặc thành phần đơn lẻ nào mà không gây gián đoạn cho các hoạt động trung tâm dữ liệu.
Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 4 ở mức tối thiểu có đường dẫn hoạt động kép (2N/N + N) để phân phối nguồn điện, làm mát và viễn thông. Không có yêu cầu về dự phòng thành phần/thiết bị trong mỗi đường dẫn phân phối.
Các trung tâm dữ liệu được xếp hạng 4 yêu cầu ngăn cách đối với các phương tiện quan trọng về điện, cơ khí và viễn thông.
Trung tâm dữ liệu được xếp hạng 4 có kiểm soát an ninh vật lý mạnh mẽ.
F.3 Viễn thông
Hình 13 trong Điều 9 minh họa dự phòng cơ sở hạ tầng đường dẫn kết nối cáp viễn thông trung tâm dữ liệu.
F.3.1 Trung tâm dữ liệu hạng I: Cơ bản (viễn thông)
Ngoài các yêu cầu và hướng dẫn trong Tiêu chuẩn này, một phương tiện cơ bản sẽ có một lỗ trống bảo trì thuộc sở hữu của khách hàng và đường dẫn lối vào phương tiện. Các dịch vụ nhà cung cấp truy cập sẽ được kết cuối trong một phòng truy cập. Cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ được phân phối từ phòng truy cập đến khu vực phân phối chính và các khu vực phân phối ngang (HDA) trên khắp trung tâm dữ liệu thông qua một đường dẫn riêng biệt. Mặc dù dự phòng logic có thể được đưa vào trong cấu trúc liên kết mạng, nhưng không có yêu cầu dự phòng vật lý hoặc đa dạng hóa cung cấp trong một phương tiện như vậy.
Một số điểm riêng biệt tiềm năng về hư hỏng của một phương tiện như vậy là:
- Mất nguồn điện nhà cung cấp truy cập, mất nguồn điện văn phòng trung tâm, hoặc gián đoạn quyền ưu tiên nhà cung cấp truy cập;
- Bảo trì hoặc hư hỏng thiết bị nhà cung cấp truy cập;
- Bảo trì hoặc hư hỏng bộ định tuyến hoặc chuyển mạch, nếu chúng không có dự phòng;
- Bất kỳ sự cố trầm trọng hoặc bảo trì trong phòng truy cập, khu vực phân phối chính (MDA), hoặc lỗ trống bảo trì có thể làm gián đoạn tất cả các dịch vụ viễn thông đến trung tâm dữ liệu; và
- Nguy hiểm hoặc ngắt kết nối cáp trục chính hoặc ngang.
F.3.2 Trung tâm dữ liệu hạng II: Thành phần dự phòng (viễn thông)
Cơ sở hạ tầng viễn thông phải đáp ứng các yêu cầu của phần F.3.1.
Thiết bị viễn thông quan trọng, thiết bị cung cấp của nhà cung cấp truy cập, các bộ định tuyến, các chuyển mạch LAN và các chuyển mạch SAN cần có các thành phần dự phòng (bộ nguồn, các bộ xử lý).
Hệ thống cáp trục chính LAN và SAN bên trong trung tâm dữ liệu từ các chuyển mạch đến các chuyển mạch đường trục phải có các cặp sợi quang hoặc đôi dây dự phòng trong cấu hình sao tổng thể. Các kết nối dự phòng có thể nằm trong cùng hoặc khác các vỏ bọc cáp.
Các cấu hình logic có khả năng và có thể nằm trong cấu trúc liên kết vòng kín hoặc mạng lưới được đặt chồng lên cấu hình sao vật lý.
Một cơ sở như vậy giải quyết lỗ hổng của các dịch vụ viễn thông xâm nhập vào tòa nhà.
Một cơ sở như vậy cần có hai lỗ trống bảo trì thuộc sở hữu khách hàng và các đường dẫn lối vào tới cơ sở tiện. Hai đường dẫn lối vào dự phòng sẽ được kết cuối trong một phòng truy cập.
Tất cả các dây nối và dây nhảy phải được dán nhãn ở cả hai đầu của cáp theo tên của kết nối ở cả hai đầu của cáp.
Một số điểm hư hỏng tiềm ẩn của một cơ sở như vậy là:
- Mất nguồn điện nhà cung cấp truy cập, mất nguồn điện văn phòng trung tâm, hoặc gián đoạn quyền ưu tiên của nhà cung cấp truy cập;
- Thiết bị của nhà cung cấp truy cập bố trí trong phòng truy cập được kết nối với bộ phân phối nguồn giống nhau và được hỗ trợ bởi các thành phần hoặc hệ thống HVAC duy nhất;
- Các chuyển mạch LAN hoặc SAN dự phòng được kết nối với cùng một mạch điện giống nhau hoặc được hỗ trợ bởi các thành phần hoặc hệ thống HVAC duy nhất;
- Bất kỳ sự kiện thảm họa nào hoặc bảo trì bên trong phòng truy cập hoặc MDA cũng có thể làm gián đoạn tất cả các dịch vụ viễn thông đến trung tâm dữ liệu; và
- Bất kỳ sự kiện thảm họa nào trong một bộ phân phối cũng có thể làm gián đoạn tất cả các dịch vụ đến khu vực mà nó phục vụ.
F.3.3 Trung tâm dữ liệu hạng III: Khả năng bảo trì đồng thời (viễn thông)
Cơ sở hạ tầng viễn thông phải đáp ứng các yêu cầu của phần F.3.2.
Trung tâm dữ liệu phải được phục vụ bởi ít nhất hai nhà cung cấp truy cập. Dịch vụ cần được cung cấp từ ít nhất hai văn phòng trung tâm hoặc các điểm hiện diện của nhà cung cấp truy cập khác nhau. Hệ thống cáp của nhà cung cấp truy cập (bao gồm các lỗ trống bảo trì) từ các văn phòng trung tâm hoặc các điểm hiện diện của họ phải được tách biệt nhiều như thực tế và bằng ít nhất 20 m (66 ft) dọc theo toàn bộ các tuyến của chúng để được xem như định tuyến đa dạng.
Trung tâm dữ liệu cần có hai phòng truy cập tốt nhất ở hai đầu đối diện của trung tâm dữ liệu, nhưng tách biệt vật lý giữa hai phòng tối thiểu là 20 m (66 ft). Không chia sẻ thiết bị cung cấp của nhà cung cấp truy cập, các khu chữa cháy, các bộ phân phối nguồn điện và các thiết bị điều hòa không khí giữa hai phòng truy cập. Thiết bị cung cấp của nhà cung cấp truy cập trong mỗi phòng truy cập phải có khả năng hoạt động liên tục nếu thiết bị trong phòng truy cập khác đang trong quá trình bảo trì theo kế hoạch. Cân nhắc phải được đưa ra, mặc dù không được yêu cầu, cần có chuyển đổi dự phòng tự động để hư hỏng thảm họa của thiết bị trong một phòng không làm gián đoạn đến các hoạt động của trung tâm dữ liệu.
Trung tâm dữ liệu phải có hai đường dẫn đường trục dự phòng giữa các phòng truy cập, MDA, các IDA, và các HDA.
Hệ thống cáp trục chính LAN và SAN bên trong trung tâm dữ liệu từ các chuyển mạch tới các chuyển mạch đường trục phải có sợi quang hoặc đôi dây dự phòng trong toàn bộ cấu hình hình sao. Các kết nối dự phòng phải là các cáp được định tuyến đa dạng.
Tất cả các cáp, các kết nối chéo và các dây nối phải được lập tài liệu bằng hệ thống phần mềm hoặc các hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng tự động như mô tả trong ANSI/TIA-606-C.
Một số điểm hư hỏng đơn lẻ tiềm năng của một cơ sở như vậy là:
- Bất kỳ sự kiện thảm họa nào trong MDA đều có thể làm gián đoạn tất cả các dịch vụ viễn thông tới trung tâm dữ liệu; và
- Bất kỳ sự kiện thảm họa nào trong một HDA đều có thể ngắt tất cả các dịch vụ đến khu vực mà nó phục vụ.
F.3.4 Trung tâm dữ liệu hạng IV: Khả năng chịu lỗi (viễn thông)
Cơ sở hạ tầng viễn thông phải đáp ứng các yêu cầu của phần F.3.3.
Hệ thống cáp trục chính của trung tâm dữ liệu và các vị trí phân phối cần được dự phòng. Kết nối cáp giữa hai không gian phải theo các tuyến riêng biệt về vật lý, với các đường dẫn chung chỉ ở bên trong hai không gian cuối.
Cần có sao lưu tự động cho tất cả các thiết bị viễn thông quan trọng, thiết bị cung cấp của Nhà cung cấp truy cập, các bộ định tuyến lớp lõi và các chuyển mạch LAN/SAN lớp lõi. Các phiên/kết nối sẽ được chuyển mạch tự động sang thiết bị dự phòng.
Trung tâm dữ liệu cần có các MDA dự phòng tốt nhất là ở hai đầu đối diện của trung tâm dữ liệu, nhưng khoảng cách về vật lý tối thiểu 20 m (66 ft) giữa hai không gian. Không chia sẻ các khu vực chống cháy, các bộ phân phối nguồn điện và thiết bị điều hòa không khí giữa các MDA dự phòng. MDA dự phòng là tùy chọn, nếu phòng máy tính là một không gian liên tục riêng biệt, vì có thể sẽ có rất ít lợi ích khi triển khai hai MDA trong trường hợp này.
Hai MDA cần có đường dẫn riêng biệt đến từng phòng truy cập. Cũng cần có một đường kết nối cáp viễn thông giữa các MDA.
Các bộ định tuyến và chuyển mạch dự phòng cần được phân phối giữa các không gian phân phối dự phòng (ví dụ, các MDA dự phòng, cặp IDA dự phòng, hoặc cặp HDA dự phòng, hoặc cặp phòng truy cập dự phòng).
Mỗi HDA phải được cung cấp kết nối với hai IDA hoặc MDA khác nhau. Tương tự, mỗi IDA cần được cung cấp kết nối với cả hai MDA.
Các hệ thống quan trọng phải có kết nối cáp ngang đến hai HDA.
Một số điểm hư hỏng đơn lẻ tiềm năng của một phương tiện như vậy ở tại:
- MDA (nếu khu vực phân phối thứ cấp không được triển khai); và
- HDA và hệ thống cáp ngang (nếu cáp ngang dự phòng không được lắp đặt).
F.4 Kiến trúc và kết cấu
F.4.1 Yêu cầu chung
Hệ thống kiến trúc tòa nhà phải là thép hoặc bê tông. Tối thiểu, khung tòa nhà phải được thiết kế để chịu được tải trọng gió phù hợp với quy chuẩn xây dựng áp dụng cho vị trí đang được xem xét và phù hợp với những quy định cho các cấu trúc được ấn định là các cơ sở thiết yếu (ví dụ: Phân loại cấp tòa nhà loại III từ quy chuẩn xây dựng quốc tế).
F.4.2 Trung tâm dữ liệu hạng I: Cơ bản (kiến trúc)
Về mặt kiến trúc, một trung tâm dữ liệu cơ bản là trung tâm dữ liệu không có yêu cầu bảo vệ chống lại các sự kiện vật lý, cố ý hoặc vô tình, tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể gây nên hư hỏng trung tâm dữ liệu.
F.4.3 Trung tâm dữ liệu hạng II: Thành phần dự phòng (kiến trúc)
Các trung tâm dữ liệu thành phần dự phòng có các biện pháp bảo vệ tối thiểu chống lại một số sự kiện vật lý, cố ý hoặc vô tình, tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể gây nên hư hỏng trung tâm dữ liệu. Chúng có các biện pháp an ninh tối thiểu tại chỗ như an ninh vành đai và kiểm soát lối vào của các khu vực cơ sở vật chất và phòng máy tính.
F.4.4 Trung tâm dữ liệu hạng III: Khả năng bảo trì đồng thời (kiến trúc)
Các trung tâm dữ liệu có thể bảo trì đồng thời có các bảo vệ phù hợp chống lại một số sự kiện vật lý, cố ý hoặc vô tình, tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể gây nên hư hỏng trung tâm dữ liệu. Nó có đủ an ninh và giám sát đối với các khu vực quan trọng/hạn chế. Tốt nhất phải có sự ngăn cách của ít nhất là không gian điện, cơ khí và viễn thông.
F.4.5 Trung tâm dữ liệu hạng IV: Khả năng chịu lỗi (kiến trúc)
Một trung tâm dữ liệu chịu sự cố được xem xét với tất cả các sự kiện vật lý tiềm ẩn có thể gây nên hư hỏng trung tâm dữ liệu. Một trung tâm dữ liệu như vậy đã cung cấp các biện pháp bảo vệ cụ thể và trong một số trường hợp chịu đựng chống lại các sự kiện đó. Các trung tâm dữ liệu như vậy xem xét các vấn đề tiềm ẩn với các thảm họa thiên nhiên chẳng hạn như các sự kiện động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, bão, tố lốc, cũng như các vấn đề tiềm ẩn về khủng bố và nhân viên bất mãn. Những trung tâm dữ liệu này có quyền kiểm soát tất cả các khía cạnh cơ sở vật chất của chúng. Nó có đầy đủ bảo mật và giám sát đối với các khu vực quan trọng/giới hạn. Nó có ngăn cách trên tất cả các không gian điện, cơ khí và viễn thông.
F.5 Điện
F.5.1 Trung tâm dữ liệu hạng I: Cơ bản (điện)
Một cơ sở vật chất cơ bản cung cấp mức phân phối nguồn điện tối thiểu để đáp ứng các yêu cầu phụ tải điện. Nó không có dự phòng. Các hệ thống điện là một đường dẫn riêng biệt và có các thành phần đơn lẻ, do đó một sự cố của bảo trì một thành phần hoặc một phần của đường dẫn phân phối sẽ gây ra gián đoạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động.
Các máy phát điện có thể được lắp đặt dưới dạng các đơn nguyên duy nhất hoặc song song về năng lực, nhưng không có yêu cầu dự phòng. Một hoặc nhiều chuyển mạch chuyển đổi tự động thường được sử dụng để cảm biến mất nguồn điện bình thường, thiết lập khởi động máy phát và truyền tải đến hệ thống máy phát. Cần cung cấp các quy định để kết nối các ngân hàng tải động để thử nghiệm máy phát điện và UPS.
Hệ thống cung cấp nguồn điện liên tục có thể được lắp đặt dưới dạng một đơn nguyên duy nhất hoặc song song về năng lực. Có thể sử dụng các công nghệ UPS một chiều, xoay chiều hoặc lai ghép, với các thiết kế VI (điện áp độc lập) hoặc VFI (điện áp và tần số độc lập). Cần yêu cầu khả năng tương thích của hệ thống UPS với hệ thống máy phát điện. Hệ thống UPS cần có tính năng vòng qua bảo trì để cho phép hoạt động liên tục trong quá trình bảo trì hệ thống UPS.
Các máy biến áp và bảng điều khiển riêng biệt được chấp nhận để phân phối nguồn điện cho các tải điện quan trọng trong các trung tâm dữ liệu. Các máy biến áp phải được thiết kế để xử lý tải phi tuyến mà chúng dự định cung cấp. Máy biến áp triệt khử sóng hài cũng có thể được sử dụng thay cho máy biến áp tỷ lệ K.
Các đơn nguyên phân phối nguồn điện (PDU) hoặc máy biến áp và bảng điều khiển rời rạc có thể được sử dụng để phân phối điện cho các tải điện quan trọng. Có thể sử dụng bất kỳ quy định tuân thủ phương pháp nối dây nào. Hệ thống nối đất phải phù hợp với các yêu cầu quy định tối thiểu.
Giám sát hệ thống điện và cơ là tùy chọn.
F.5.2 Trung tâm dữ liệu hạng II: Thành phần dự phòng (điện)
Những lắp đặt thành phần dự phòng phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của F.5.1. Ngoài ra, một cơ sở vật chất như vậy cung cấp các mô-đun UPS dự phòng N + 1. Yêu cầu bắt buộc phải có một hệ thống máy phát điện có quy mô xử lý toàn bộ các tải của trung tâm dữ liệu, mặc dù không yêu cầu các máy phát điện dự phòng. Không yêu cầu có dự phòng tại lối vào dịch vụ tiện ích hoặc hệ thống phân phối điện.
Cần cung cấp các cấp kết nối ngân hàng tải động để thử nghiệm máy phát điện và UPS.
Phân phối nguồn điện dựa trên một đường dẫn riêng biệt. Mặc dù không bắt buộc, nhưng cần có hai PDU ở đầu ra chung của cụm UPS cho phép cung cấp nguồn A và B tới mỗi thiết bị công nghệ thông tin truyền thông. Khuyến nghị cần sử dụng dây nối có mã màu.
Một mạch không được phục vụ nhiều hơn một giá đỡ/tủ để tránh hư hỏng mạch làm ảnh hưởng đến nhiều hơn một giá đỡ/tủ. Để cung cấp khả năng dự phòng, Mỗi giá đỡ và tủ phải có hai mạch điện chuyên dụng được cấp nguồn từ hai bộ phân phối điện (PDU) hoặc các bảng điện khác nhau. Mỗi ổ cắm phải được xác định bằng số lượng PDU và số mạch điện phục vụ nó. Dự phòng cung cấp điện tới bảng phân phối hệ thống cơ khí được khuyến khích, nhưng không yêu cầu bắt buộc.
Xem xét khả năng dự phòng và cách ly trong hệ thống lưu trữ nhiên liệu để đảm bảo rằng việc nhiễm bẩn hệ thống nhiên liệu hoặc hư hỏng hệ thống nhiên liệu cơ học không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống máy phát điện.
F.5.3 Trung tâm dữ liệu hạng III: Khả năng bảo trì đồng thời (điện)
Cần có hai nguồn cấp điện lối vào tiện ích được phép đến từ một trạm biến áp duy nhất. Trong trường hợp không thể có nhiều nguồn cung cấp điện tiện ích, có thể chấp nhận tự phát điện. Các máy phát điện phải có cấu hình N + 1 ở đó cho phép chia sẻ giữa mỗi lối vào tiện ích.
Phân phối đường dẫn kép nên được thực hiện từ tất cả các đường lối vào tiện ích đến thiết bị ICT. Tất cả các thiết bị phải được nối dây kép. Trường hợp không có sẵn, một STS sẽ được lắp đặt.
Ít nhất một nguồn cung cấp hoạt động với năng lực N và nguồn cấp điện khác (+1) được phép ở chế độ chờ để cho phép các hoạt động bảo trì theo kế hoạch. Khuyến khích có cả hai nguồn cung cấp hoạt động để khi một sự kiện ngoài kế hoạch trên nguồn cung cấp điện hoạt động có thể dễ dàng chuyển đổi tự động sang nguồn cung cấp điện khác.
Thiết bị cho mỗi đường dẫn phải được ngăn cách để khi bảo trì trên bất kỳ phòng điện nào đối với một đường dẫn sẽ không dẫn đến gián đoạn đường dẫn khác.
Cần cung cấp một Hệ thống kiểm soát và giám sát nguồn điện và môi trường (PEMCS) trung tâm để giám sát tất cả các thiết bị điện chính chẳng hạn như thiết bị đóng cắt chính, các hệ thống máy phát điện, các hệ thống UPS, các chuyển mạch chuyển đổi tĩnh tự động (ASTS), các bộ phân phối nguồn điện, các chuyển mạch chuyển đổi tự động, các trung tâm điều khiển động cơ, các hệ thống triệt điện áp sét và các hệ thống cơ khí. Một hệ thống điều khiển logic được lập trình riêng biệt cần được cung cấp, lập trình để quản lý hệ thống cơ khí, tối ưu hóa hiệu quả, chu kỳ sử dụng thiết bị và chỉ báo tình trạng cảnh báo.
F.5.4 Trung tâm dữ liệu hạng IV: Khả năng chịu lỗi (điện)
Cần có hai nguồn cung cấp điện lối vào tiện ích đến từ các trạm biến áp khác nhau. Trường hợp không có sẵn nhiều nguồn cung cấp điện tiện ích, có thể chấp nhận nguồn phát điện tự tạo. Các máy phát điện phải có ít nhất một cấu hình N cho mỗi nguồn cung cấp điện và không được chia sẻ giữa mỗi lối vào tiện ích.
Phân phối đường dẫn kép phải từ tất cả các đường lối vào tiện ích đến thiết bị ICT. Tất cả các thiết bị phải được nối dây kép. Trường hợp không có sẵn, một STS sẽ được lắp đặt.
Tất cả các nguồn cung cấp điện sẽ được hoạt động với năng lực N. Bất kỳ sự kiện đơn lẻ nào được lên kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch trên bất kỳ nguồn cung cấp điện nào đều phải dễ dàng chuyển mạch tự động sang nguồn cung cấp điện khác.
Thiết bị cho mỗi đường dẫn phải được ngăn cách để khi bảo trì trên bất kỳ phòng điện nào đối với một đường dẫn sẽ không dẫn đến gián đoạn đường dẫn khác.
Giám sát ắc quy phải ít nhất ở cấp độ chuỗi do UPS thực hiện. Ưu tiên đối với hệ thống giám sát ắc quy có khả năng giám sát riêng biệt trở kháng hoặc điện trở của từng tế bào, nhiệt độ của từng bình ắc quy và cảnh báo về sự cố ắc quy có thể sắp xảy ra.
F.6 Hệ thống cơ khí
F.6.1 Trung tâm dữ liệu hạng I: Cơ bản (cơ khí)
Hệ thống HVAC của một cơ sở vật chất cơ bản bao gồm một hoặc nhiều bộ điều hòa không khí có khả năng làm mát kết hợp để duy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không gian quan trọng ở điều kiện thiết kế mà không có các bộ dự phòng. Nếu các bộ điều hòa không khí này được phục vụ bởi hệ thống giải nhiệt nước, chẳng hạn như hệ thống nước được làm lạnh hoặc nước ngưng tụ, thì các thành phần của các hệ thống này cũng có quy mô tương tự để duy trì các điều kiện thiết kế, không có các bộ dự phòng. Hệ thống đường ống hoặc các hệ thống là đường dẫn đơn lẻ, ở đó hư hỏng hoặc bảo trì một phần đường ống sẽ gây ra gián đoạn một phần hoặc toàn bộ hệ thống điều hòa không khí.
Phân phối điện cho thiết bị điều hòa không khí là đường dẫn riêng lẻ. Bất kỳ hỏng hóc hoặc bảo trì nào cũng có thể gây ra gián đoạn làm mát.
Nếu một máy phát điện được cung cấp, tất cả thiết bị điều hòa không khí phải được cung cấp nguồn điện bởi hệ thống máy phát điện dự phòng.
Khả năng làm mát yêu cầu phải được tính toán dựa trên khả năng cung cấp kW (không phải kVA) có sẵn từ hệ thống UPS.
F.6.2 Trung tâm dữ liệu hạng II: Thành phần dự phòng (cơ khí)
Hệ thống HVAC của một cơ sở thành phần dự phòng bao gồm nhiều bộ điều hòa không khí có khả năng làm mát kết hợp để duy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không gian quan trọng ở điều kiện thiết kế, với một bộ dự phòng (N + 1). Nếu các bộ điều hòa không khí này được phục vụ bởi một hệ thống nước, thì các thành phần của các hệ thống này cũng có quy mô tương tự để duy trì các điều kiện thiết kế, với một (các) bộ dự phòng. Hệ thống đường ống hoặc các hệ thống là đường dẫn đơn lẻ, ở đó hư hỏng hoặc bảo trì một phần đường ống sẽ gây ra gián đoạn một phần hoặc toàn bộ hệ thống điều hòa không khí.
Hệ thống điều hòa không khí phải được thiết kế để hoạt động liên tục 7 ngày/24 giờ/365 ngày/năm và kết hợp tối thiểu dự phòng N + 1 trong các bộ điều hòa không khí phòng máy tính (CRAC).
Hệ thống điều hòa không khí phòng máy tính (CRAC) phải được cung cấp dự phòng N + 1, với tối thiểu một bộ dự phòng cho mỗi năm đến tám bộ được yêu cầu.
Thiết bị điều hòa không khí phải có nguồn điện dự trữ từ hệ thống máy phát điện dự phòng.
Mặc dù việc phân phối nguồn điện cho thiết bị điều hòa không khí không yêu cầu dự phòng, nhưng nếu có dự phòng thì nó nên phù hợp với phân phối các kết nối nguồn điện của các điều hòa không khí trên nhiều bảng điện. Ngoài ra, có thể sử dụng một chuyển mạch chuyển đổi để cung cấp cho thiết bị có hai nguồn cung cấp điện.
Cung cấp không khí cho trung tâm dữ liệu phải được phối hợp với các loại và cách bố trí của các tủ, giá đỡ được lắp đặt. Thiết bị xử lý không khí phải có đủ năng lực để hỗ trợ toàn bộ tải nhiệt dự kiến từ thiết bị, chiếu sáng, môi trường,... và duy trì mức độ ẩm tương đối không đổi bên trong trung tâm dữ liệu.
F.6.3 Trung tâm dữ liệu hạng III: Khả năng bảo trì đồng thời (cơ khí)
Hệ thống HVAC của một cơ sở vật chất có thể bảo trì đồng thời bao gồm nhiều bộ điều hòa không khí có khả năng làm mát kết hợp để duy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không gian quan trọng ở các điều kiện thiết kế, với đầy đủ các bộ dự phòng để cho phép bảo trì bất kỳ thiết bị hoặc đường dẫn nào. Nếu các bộ điều hòa không khí này được phục vụ bởi hệ thống giải nhiệt nước, chẳng hạn như hệ thống nước làm lạnh hoặc nước ngưng tụ, thì các thành phần của các hệ thống này cũng có quy mô tương tự để duy trì các điều kiện thiết kế, với một bảng chuyển mạch điện được loại ra khỏi dịch vụ. Mức dự phòng này có thể đạt được bằng cách cung cấp hai nguồn điện cho mỗi bộ điều hòa không khí, hoặc phân chia thiết bị điều hòa không khí cho nhiều nguồn điện. Hệ thống đường ống hoặc các hệ thống phải được thiết kế sao cho việc bảo trì một phần đường ống sẽ không gây ra gián đoạn hệ thống điều hòa không khí. Ngoài ra, các biện pháp làm mát ngược trở lại khác có thể cho phép bảo trì đường ống như hệ thống điều hòa không khí cuộn dây kép (cung cấp nước ngưng tụ/giãn nở trực tiếp).
Các bộ điều hòa không khí phòng máy tính (CRAC) dự phòng cần được phục vụ từ các bảng riêng biệt để cung cấp dự phòng điện. Tất cả các bộ điều hòa không khí phòng máy tính (CRAC) cần được cấp dự phòng bởi nguồn điện máy phát.
Thiết bị làm lạnh có khả năng chịu sự cố nên được dành riêng cho trung tâm dữ liệu. Cần cung cấp đầy đủ dự phòng có thể cho phép cách ly bất kỳ hạng mục thiết bị nào theo yêu cầu cho bảo trì thiết yếu mà không ảnh hưởng đến các dịch vụ được cung cấp bằng làm mát.
F.6.4 Trung tâm dữ liệu hạng IV: Khả năng lỗi (cơ khí)
Hệ thống HVAC của cơ sở vật chất có khả năng chịu lỗi bao gồm nhiều bộ điều hòa không khí có khả năng làm mát kết hợp để duy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không gian quan trọng ở các điều kiện thiết kế, với đầy đủ các bộ dự phòng để cho phép hư hỏng hoặc dịch vụ của một bảng chuyển mạch điện. Nếu các bộ điều hòa không khí này được phục vụ bởi hệ thống giải nhiệt nước, chẳng hạn như hệ thống nước làm lạnh hoặc nước ngưng tụ, thì các thành phần của các hệ thống này có quy mô tương tự để duy trì các điều kiện thiết kế, với một bảng chuyển mạch điện được loại ra khỏi dịch vụ, mức độ dự phòng của nó có thể đạt được bằng cách cung cấp hai nguồn điện cho mỗi bộ điều hòa không khí, hoặc phân chia thiết bị điều hòa không khí cho nhiều nguồn điện. Hệ thống đường ống hoặc các hệ thống phải được thiết kế sao cho việc bảo trì một phần đường ống sẽ không gây ra gián đoạn hệ thống điều hòa không khí. Ngoài ra, các biện pháp làm mát ngược trở lại khác có thể cho phép bảo trì đường ống như hệ thống điều hòa không khí cuộn dây kép (cung cấp nước ngưng tụ/giãn nở trực tiếp).
Tất cả các bộ điều hòa không khí phòng máy tính (CRAC) cần được dự phòng bằng nguồn điện máy phát.
Thiết bị làm lạnh có khả năng chịu sự cố phải được dành riêng cho trung tâm dữ liệu. Cần cung cấp đầy đủ dự phòng có thể cho phép cách ly bất kỳ hạng mục thiết bị nào theo yêu cầu để bảo trì hoặc sự cố thiết yếu mà không ảnh hưởng đến các dịch vụ được cung cấp bằng làm mát.
Bảng F.1 - Hướng dẫn tham chiếu (viễn thông)
| 1 (T1) | 2 (T2) | 3 (T3) | 4 (T4) |
VIỄN THÔNG |
|
|
|
|
Khái quát |
|
|
|
|
Cáp, giá đỡ, tủ và các đường dẫn tuân thủ các thông số kỹ thuật có liên quan của TCVN | Có | Có | Có | Có |
Lối vào nhà cung cấp truy cập được định tuyến đa dạng và các lỗ trống bảo trì có khoảng cách tối thiểu 20 m | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Các dịch vụ nhà cung cấp truy cập dự phòng - nhiều nhà cung cấp truy cập, các văn phòng trung tâm, các quyền đi dây cáp của nhà cung cấp truy cập | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Phòng truy cập dự phòng | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Khu vực phân phối chính dự phòng | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có |
Khu vực phân phối trung gian dự phòng (nếu có) | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có |
Hệ thống cáp trục chính và các đường dẫn dự phòng | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Hệ thống cáp ngang và đường dẫn dự phòng | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có |
Các bộ định tuyến và chuyển mạch có cung cấp nguồn điện, các bộ xử lý dự phòng | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Các bộ định tuyến và chuyển mạch dự phòng có các liên kết hướng lên dự phòng | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Các bảng nối, các lối ra và cáp được dán nhãn theo ANSI /TIA-606-C. Các tủ và giá đỡ được dán nhãn ở phía trước và phía sau | Có | Có | Có | Có |
Dây nối và dây nhảy được dán nhãn ở cả hai đầu với tên của kết nối ở cả hai đầu cáp | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Tài liệu bảng nối và cáp nối tuân thủ ANSI/TIA-606-C | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Bảng F.2 - Hướng dẫn tham chiếu (kiến trúc)
| 1 (A1) | 2 (A2) | 3 (A3) | 4 (A4) |
KIẾN TRÚC |
|
|
|
|
Lựa chọn vị trí |
|
|
|
|
Khu vực lân cận với khu vực có nguy cơ lũ lụt như được lập bản đồ trên bản đồ ranh giới nguy cơ lũ lụt quốc gia hoặc bản đồ tỷ lệ bảo hiểm lũ lụt | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Không nằm trong vùng nguy hiểm lũ lụt 100 năm | Lớn hơn 91 m từ khu vực nguy hiểm lũ lụt 100 năm |
Gần các tuyến đường thủy nội địa ven biển hoặc hàng hải | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Lớn hơn 91 m | Lớn hơn 0,8 km |
Gần các trục giao thông đường cao tốc chính và các tuyến đường sắt chính | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Lớn hơn 91 m | Lớn hơn 0,8 km |
Gần các sân bay lớn | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Lớn hơn 1,6 km | Lớn hơn 8 km |
Bãi đỗ xe |
|
|
|
|
Tách biệt các khu vực đỗ xe của khách và nhân viên | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có (tách biệt về mặt vật lý bằng hàng rào hoặc tường với các lối vào riêng biệt) | Có (tách biệt về mặt vật lý bằng hàng rào hoặc tường với các lối vào riêng biệt) |
Tách biệt khỏi bến bốc xếp | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có (tách biệt về mặt vật lý với các lối vào riêng biệt) | Có (tách biệt về mặt vật lý với các lối vào riêng biệt) |
Gần bãi đậu xe của khách tới tường tòa nhà cơ sở trung tâm dữ liệu | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Ngăn cách vật lý để ngăn xe cộ va vào tường của khu vực trung tâm dữ liệu hoặc phòng máy tính | Ngăn cách vật lý để ngăn xe cộ va vào tường của khu vực trung tâm dữ liệu hoặc phòng máy tính |
Nhiều người thuê không sử dụng trung tâm dữ liệu trong tòa nhà | Không giới hạn | Chỉ được phép nếu nghề nghiệp không nguy hiểm | Được phép nếu tất cả người thuê là trung tâm dữ liệu hoặc công ty viễn thông | Được phép nếu tất cả người thuê là trung tâm dữ liệu hoặc công ty viễn thông |
Xây dựng công trình |
|
|
|
|
Loại công trình xây dựng (IBC 2015) hoặc luật xây dựng tương đương được áp dụng tại địa phương | Không giới hạn | Không giới hạn | Loại IIA, IIIA, hoặc VA | Loại IA hoặc IB |
Các yêu cầu chống cháy |
|
|
|
|
Tường chịu lực bên ngoài | Quy định khả năng cho phép | Quy định khả năng cho phép | Tối thiểu 1 giờ | Tối thiểu 4 giờ |
Tường chịu lực bên trong | Quy định khả năng cho phép | Quy định khả năng cho phép | Tối thiểu 1 giờ | Tối thiểu 2 giờ |
Tường không chịu lực bên ngoài | Quy định khả năng cho phép | Quy định khả năng cho phép | Tối thiểu 1 giờ | Tối thiểu 4 giờ |
Khung kết cấu | Quy định khả năng cho phép | Quy định khả năng cho phép | Tối thiểu 1 giờ | Tối thiểu 2 giờ |
Tường ngăn không phải phòng máy tính bên trong | Quy định khả năng cho phép | Quy định khả năng cho phép | Tối thiểu 1 giờ | Tối thiểu 1 giờ |
Tường ngăn phòng máy tính bên trong | Quy định khả năng cho phép | Quy định khả năng cho phép | Tối thiểu 1 giờ | Tối thiểu 2 giờ |
Các vỏ bọc trục | Quy định khả năng cho phép | Quy định khả năng cho phép | Tối thiểu 1 giờ | Tối thiểu 2 giờ |
Sàn nhà và trần nhà | Quy định khả năng cho phép | Quy định khả năng cho phép | Tối thiểu 1 giờ | Tối thiểu 2 giờ |
Mái nhà và trần mái nhà | Quy định khả năng cho phép | Quy định khả năng cho phép | Tối thiểu 1 giờ | Tối thiểu 2 giờ |
Đáp ứng NFPA 75 hoặc cách khác là tiêu chuẩn chống cháy trung tâm dữ liệu áp dụng cho địa điểm | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Các thành phần xây dựng hỗn hợp |
|
|
|
|
Vách ngăn hơi nước cho tường, sàn và trần phòng máy tính | Không yêu cầu | Có cho tường, Không yêu cầu cho trần nhà | Có | Có |
Lối vào tòa nhà có điểm kiểm soát an ninh | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có (lối vào tòa nhà chính có người quản lý) | Có (lối vào tòa nhà chính có người quản lý) |
Xây dựng tấm sàn truy nhập (khi được cung cấp) | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Máy tính với khả năng tải sàn thích hợp | Máy tính với khả năng tải sàn thích hợp |
Cấu trúc bên dưới (khi có sàn nâng) | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Bắt vít | Bắt vít |
Tấm lợp |
|
|
|
|
Phân loại | Không giới hạn | Loại A | Loại A | Loại A |
Kiểu | Không giới hạn | Không giới hạn | Không dự phòng với sàn chống cháy (không có hệ thống gắn cơ học) | Dự phòng gấp đôi với sàn bê tông (không có hệ thống gắn cơ học) |
Mái dốc | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Tối thiểu 1:48 | Tối thiểu 1:24 |
Cửa ra vào và cửa sổ |
|
|
|
|
Đánh giá cháy | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu (không ít hơn 3/4 giờ tại phòng máy tính) | Yêu cầu tối thiểu (không ít hơn 3/2 giờ tại phòng máy tính) |
Cửa sổ bao quanh phòng máy tính | Được phép với quy định tối thiểu yêu cầu đánh giá chống cháy | Được phép với quy định tối thiểu yêu cầu đánh giá chống cháy | Cửa sổ bên trong được phép với chỉ số chống cháy tối thiểu 1 giờ, không cho phép có cửa sổ bên ngoài | Cửa sổ bên trong với chỉ số chống cháy tối thiểu 2 giờ, không cho phép có cửa sổ bên ngoài |
Sảnh lối vào |
|
|
|
|
Tách biệt vật lý với các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Cách ly cháy từ các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu (không ít hơn 1 giờ) | Yêu cầu tối thiểu (không ít hơn 2 giờ) |
Quầy gác an ninh | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có (tách biệt về mặt vật lý với các khu vực khác của trung tâm dữ liệu) |
Khóa liên động một người, cổng thông tin hoặc phần cứng khác được thiết kế để chống xâu chuỗi thẻ hoặc quay ngược trở lại | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Văn phòng hành chính |
|
|
|
|
Tách biệt vật lý với các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Cách ly cháy khỏi các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu (không ít hơn 1 giờ) | Yêu cầu tối thiểu (không ít hơn 2 giờ) |
Văn phòng an ninh |
|
|
|
|
Tách biệt vật lý với các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Cách ly cháy khỏi các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu (không ít hơn 1 giờ) | Yêu cầu tối thiểu (không ít hơn 2 giờ) |
Các camera 180 độ hoặc camera quan sát trên thiết bị an ninh và các phòng giám sát | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Thiết bị an ninh cứng và chuyên dụng và các phòng giám sát | Không yêu cầu | Có | Có, lõi cứng, cửa được gia cố hoặc cửa thép | Có, lõi cứng, cửa gia cố hoặc thép |
Trung tâm điều hành |
|
|
|
|
Tách biệt vật lý trung tâm điều hành với các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Cách ly cháy khỏi các khu vực không phải phòng máy tính khác của trung tâm dữ liệu | Không yêu cầu | Không yêu cầu | 1 giờ | 2 giờ |
Các phòng vệ sinh và các khu vực phòng nghỉ |
|
|
|
|
Gần với phòng máy tính và các khu vực hỗ trợ | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Nếu liền kề được cung cấp với hàng rào ngăn chặn rò rỉ | Không liền kề và cung cấp với hàng rào chống rò rỉ |
Cách ly cháy khỏi phòng máy tính và các khu vực hỗ trợ | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu (không dưới 1 giờ) | Yêu cầu tối thiểu (không dưới 1 giờ) |
Các phòng UPS và ắc quy |
|
|
|
|
Độ rộng hành lang để bảo trì, sửa chữa hoặc tháo dỡ thiết bị | Không yêu cầu | Yêu cầu quy định khoảng không tối thiểu (không nhỏ hơn 1,2 m (4 ft) | Yêu cầu quy định khoảng không tối thiểu (không nhỏ hơn 1,2 m (4 ft) | Yêu cầu quy định khoảng không tối thiểu (không nhỏ hơn 1,2 m (4 ft) |
Cách ly cháy khỏi phòng máy tính và các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu (không dưới hơn 1 giờ) | Yêu cầu quy định tối thiểu (không dưới 2 giờ) |
Các hành lang thoát hiểm bắt buộc |
|
|
|
|
Cách ly cháy khỏi phòng máy tính và các khu vực hỗ trợ | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu (không dưới hơn 1 giờ) | Yêu cầu quy định tối thiểu (không dưới 2 giờ) |
Bề rộng | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu | Yêu cầu quy định tối thiểu 1,2 m (4 ft), giá trị lớn hơn | Yêu cầu quy định tối thiểu 1,2 m (4 ft), giá trị lớn hơn |
Khu vực vận chuyển và nhận hàng |
|
|
|
|
Tách biệt vật lý khu vực vận chuyển và nhận hàng với các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Không cung cấp khu vực vận chuyển và nhận hàng | Không yêu cầu | Có | Có |
Cách ly cháy khỏi các khu vực khác của trung tâm dữ liệu | Yêu cầu tối thiểu của khu vực nhận và vận chuyển | Yêu cầu quy định tối thiểu | 1 giờ | 2 giờ |
Số lượng bến bốc xếp | Không yêu cầu | Tối thiểu là 1 | Tối thiểu là 1 | Tối thiểu là 1 với lộ trình giao hàng thay thế cho các thiết bị có thể treo nhỏ/giá đỡ |
Các khu vực máy phát điện và lưu trữ nhiên liệu |
|
|
|
|
Gần phòng máy tính và các khu vực hỗ trợ | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Theo yêu cầu quy định. Nếu trong tòa nhà trung tâm dữ liệu phải cung cấp tối thiểu tường chống cháy 2 giờ. Nếu bên ngoài tòa nhà trung tâm dữ liệu phải có các biện pháp an ninh thích hợp | Theo yêu cầu quy định. Nếu trong tòa nhà trung tâm dữ liệu phải cung cấp tối thiểu tường chống cháy 2 giờ. Nếu bên ngoài tòa nhà trung tâm dữ liệu phải có các biện pháp an ninh thích hợp |
Gần các khu vực có khả năng truy cập công cộng | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Thích hợp với khoảng cách của các biện pháp bảo vệ | Thích hợp với khoảng cách của các biện pháp bảo vệ |
An ninh |
|
|
|
|
Năng lực UPS CPU hệ thống | Không yêu cầu | UPS tòa nhà | UPS tòa nhà | UPS tòa nhà hoặc dự trữ ắc quy cục bộ (8 giờ) |
Năng lực UPS các bảng thu thập dữ liệu (các bảng cấp trường) | Không yêu cầu | UPS tòa nhà hoặc dự trữ ắc quy cục bộ (4 giờ) | UPS tòa nhà hoặc dự trữ ắc quy cục bộ (8 giờ) | UPS tòa nhà hoặc dự trữ ắc quy cục bộ (24 giờ) |
Năng lực thiết bị UPS cấp trường | Không yêu cầu | UPS tòa nhà hoặc dự trữ ắc quy cục bộ (4 giờ) | UPS tòa nhà hoặc dự trữ ắc quy cục bộ (8 giờ) | UPS tòa nhà hoặc dự trữ ắc quy cục bộ (24 giờ) |
Nhân viên an ninh vật lý | Không yêu cầu | Trong thời gian hoạt động theo quy trình (thường là 5 ngày một tuần trong giờ làm việc bình thường) | 7 ngày một tuần, 24 giờ một ngày | 7 ngày một tuần. 24 giờ một ngày với đủ nhân viên dự phòng để cho phép kiểm tra vật lý, dọc lối đi bộ và giám sát... |
Giám sát/kiểm soát an ninh truy cập tại |
|
|
|
|
Các khu vực xung quanh và hạn chế | Khóa loại công nghiệp | Phát hiện xâm nhập bằng cảnh báo mở cửa ra vào/cửa sổ | Truy cập thẻ hoặc sinh trắc học với phát hiện xâm nhập bằng cảnh báo mở cửa ra vào/cửa sổ | Truy cập thẻ hoặc sinh trắc học với phát hiện xâm nhập bằng cảnh báo mở cửa ra vào/cửa sổ |
Cửa chính vào phòng máy tính | Khóa loại công nghiệp | Truy cập thẻ hoặc sinh trắc học với phát hiện xâm nhập bằng cảnh báo mở cửa ra vào | Truy cập thẻ hoặc sinh trắc học với phát hiện xâm nhập bằng cảnh báo mở cửa ra vào | Khóa liên động một người, cổng hoặc phần cứng khác được thiết kế để ngăn chặn đánh cắp ngược hoặc truy cập lại thẻ |
Tường, cửa sổ và cửa ra vào chống đạn |
|
|
|
|
Quầy an ninh tại sảnh | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Mức 3 (phút) | Mức 3 (phút) |
Giám sát hệ thống camera quan sát (CCTV) |
|
|
|
|
Các khu vực hạn chế và bao quanh (Ví dụ: bao quanh tòa nhà, máy phát điện, phòng máy tính. phòng MEP, phòng viễn thông, phòng truy cập) | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Cửa ra vào được kiểm soát truy cập | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
CCTV |
|
|
|
|
CCTV ghi lại mọi hoạt động trên tất cả các camera | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Tốc độ ghi (khung hình trên giây) | Không yêu cầu | Không yêu cầu | 20 khung hình/giây (phút) | 20 khung hình/giây (phút) |
Kiến trúc |
|
|
|
|
Thiết kế cơ sở theo quy chuẩn quốc tế (IBC), Các yêu cầu loại thiết kế địa chấn (SDC) | Theo tiêu chuẩn quốc gia đối với vị trí tòa nhà hoặc theo các yêu cầu SDC của IBC đối với vị trí tòa nhà (nếu vượt quá yêu cầu địa phương) | Theo tiêu chuẩn quốc gia đối với vị trí tòa nhà hoặc theo các yêu cầu SDC của IBC đối với vị trí tòa nhà (nếu vượt quá yêu cầu địa phương) | Theo tiêu chuẩn quốc gia đối với vị trí tòa nhà hoặc theo các yêu cầu SDC của IBC đối với vị trí tòa nhà (nếu vượt quá yêu cầu địa phương) | Theo tiêu chuẩn quốc gia đối với vị trí tòa nhà hoặc theo các yêu cầu SDC của IBC đối với vị trí tòa nhà (nếu vượt quá yêu cầu địa phương) |
Phổ đáp ứng cụ thể của vị trí - Mức độ tăng tốc địa chấn cục bộ | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Với tình trạng hoạt động sau 10% trong sự kiện 50 năm | Với tình trạng hoạt động sau 5% trong sự kiện 100 năm |
Yếu tố quan trọng - hỗ trợ để đảm bảo hơn thiết kế quy chuẩn | I=1 | I=1,5 | I=1,5 | I=1,5 |
Giá đỡ/tủ thiết bị viễn thông được cố định vào đế hoặc được hỗ trợ ở đầu và chân đế hoặc được trang bị bảo vệ địa chấn hoặc các biện pháp bảo vệ khác | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Giới hạn độ võng trên thiết bị viễn thông trong giới hạn có thể chấp nhận được bởi các phụ kiện điện | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Thanh giằng ống dẫn điện và khay cáp | Mỗi mã | Trên mã w / quan trọng | Mỗi mã w / quan trọng | Mỗi mã w / quan trọng |
Thanh giằng của hệ thống cơ khí đi ống dẫn chính | Mỗi mã | Trên mã w / quan trọng | Mỗi mã w / quan trọng | Mỗi mã w / quan trọng |
Tải trọng sàn xếp chồng lên nhau | 7,2 kPa (150 lbf/ft2) | 8,4 kPa (175 lbf/ft2) | 12 kPa (250 lbf/ft2) | 12 kPa (250 lbf/ft2) |
Khả năng treo sàn cho các phụ trợ treo bên dưới | 1,2 kPa (25 lbf/ft2) | 1,2 kPa (25 lbf/ft2) | 2,4 kPa (50 lbf/ft2) | 2,4 kPa (50 lbf/ft2) |
Độ dày tấm bê tông trên mặt đất | 127 mm (5 in) | 127 mm (5 in) | 127 mm (5 in) | 127 mm (5 in) |
Lớp bê tông tối thiểu để neo thiết bị khi kết cấu bằng kim loại đổ bê tông được sử dụng cho các tầng trên cao | 102 mm (4 in) | 102 mm (4 in) | 102 mm (4 in) | 102 mm (4 in) |
LFRS tòa nhà (Khung Tường/ Khung giằng/ Khung quay) biểu thị sự dịch chuyển của cấu trúc | Khung thép / bê tông | Concrete Shearwall I Steel Braced Frame | Concrete Shearwall / Steel Braced Frame | Concrete Shearwall / Steel Braced Frame |
Tiêu tán năng lượng tòa nhà - giảm chấn thụ động/cách ly cơ sở (hấp thụ năng lượng) | Yêu cầu tối thiểu | Yêu cầu tối thiểu | Bộ giảm chấn thụ động cho Thiết kế địa chấn IBC loại D hoặc cao hơn | Bộ giảm chấn thụ động cho Thiết kế địa chấn IBC loại D hoặc cao hơn |
Xây dựng các tầng trên mặt đất (Kết cấu thép bằng sàn bê tông cốt thép được nâng cấp dễ dàng hơn cho tải trọng lớn trong các phòng ắc quy UPS (cũng tốt hơn để lắp đặt neo sàn). | Bê tông PT | Bê tông nhẹ CIP | Sàn thép đổ bê tông | Sàn thép đổ bê tông |
Bảng F.3 - Hướng dẫn tham chiếu (điện)
Xếp hạng | 1(E1) | 2(E2) | 3(E3) | 4(E4) |
ĐIỆN |
|
|
|
|
Quy định chung |
|
|
|
|
Hệ thống cho phép bảo trì đồng thời | Không yêu cầu | Không bắt buộc nhưng được ưu tiên cho các phần quan trọng của cơ sở hạ tầng | Có | Có |
Khả năng chịu lỗi | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có |
Phân tích hệ thống nguồn điện | Nghiên cứu ngắn mạch cập nhật, nghiên cứu phối hợp và phân tích phóng hồ quang | Nghiên cứu ngắn mạch cập nhật, nghiên cứu phối hợp và phân tích phóng hồ quang | Nghiên cứu ngắn mạch cập nhật, nghiên cứu phối hợp, phân tích phóng hồ quang và nghiên cứu dòng tải | Nghiên cứu ngắn mạch cập nhật, nghiên cứu phối hợp, phân tích phóng hồ quang và nghiên cứu dòng tải |
Các dây nguồn điện của thiết bị máy tính và viễn thông | Một dây cấp nguồn đơn với 100% công suất | Một dây cấp nguồn đơn với 100% công suất | Một dây cấp nguồn dự phòng với 100% công suất trên dây hoặc các dây còn lại | Một dây cấp nguồn dự phòng với 100% công suất trên dây hoặc các dây còn lại |
Tiện ích |
|
|
|
|
Lối vào tiện ích | Một nguồn nuôi | Một nguồn nuôi | Tối thiểu 1 hoạt động, 1 ở chế độ chờ. Cho phép cùng một trạm biến áp. Cho phép tự cung cấp điện tự tạo | Cho phép tối thiểu 2 trạm biến áp khác biệt. Cho phép tự cung cấp điện tự tạo |
Bảng chuyển mạch tiện ích chính |
|
|
|
|
Dịch vụ | Chia sẻ | Chia sẻ | Chuyên dụng | Chuyên dụng |
Xây dựng | Cầu dao bắt bu lông trên bảng điều khiển | Bảng điều khiển có bộ ngắt mạch cố định | Bảng điều khiển có bộ ngắt mạch cố định | Thiết bị đóng cắt có bộ ngắt mạch |
Triệt xung sét | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Hệ thống cung cấp điện liên tục |
|
|
|
|
Dự phòng | N | Cấp thiết bị N + 1, một đường dẫn | N + 1 (N cho hoạt động, N cho đường dẫn thụ động) | 2N/N + N (N cho mỗi đường dẫn hoạt động) |
Cấu trúc liên kết | Một Mô-đun hoặc song song | Nhiều Mô-đun song song | Các Mô-đun dự phòng phân tán hoặc Hệ thống dự phòng khối | Các Mô-đun dự phòng phân tán hoặc Hệ thống dự phòng khối |
Vòng qua tự động | Không yêu cầu | Có, với dây không dành riêng để vòng qua tự động | Có, với bộ nạp dành riêng để vòng qua tự động | Có, với bộ nạp dành riêng để vòng qua tự động |
Sắp xếp vòng qua bảo trì | Không yêu cầu | Dây vòng qua bảo trì không dành riêng đến bảng chuyển mạch đầu ra UPS | Dây vòng qua bảo trì dành riêng phục vụ bảng chuyển mạch đầu ra UPS | Dây vòng qua bảo trì dành riêng phục vụ bảng chuyển mạch đầu ra UPS |
Tổ ắc quy | Một tổ ắc quy đơn hoặc chung cho nhiều mô-đun | Một tổ ắc quy đơn hoặc chung cho nhiều mô-đun có UPS. Tổ ắc quy dành riêng cho các mô-đun độc lập | Tổ ắc quy dành riêng cho từng mô- đun | Tổ ắc quy dành riêng cho từng mô- đun |
Loại ắc quy | Thiết kế tuổi thọ ắc quy 5 hoặc 10 năm | Thiết kế tuổi thọ ắc quy 5 hoặc 10 năm | Thiết kế tuổi thọ ắc quy 5 hoặc 10 năm | Thiết kế tuổi thọ ắc quy 5 hoặc 10 năm |
Thời gian lưu trữ tối thiểu của ắc quy với tải thiết kế khi hết tuổi thọ ắc quy | 10 phút | 10 phút | 10 phút | 10 phút |
Hệ thống giám sát ắc quy | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Cấp chuỗi theo hệ thống UPS | Cấp chuỗi theo hệ thống UPS hoặc |
Bộ phân phối điện |
|
|
|
|
Máy biến áp | Tiêu chuẩn hiệu suất cao | Tiêu chuẩn hiệu suất cao | Hệ số K cao, hoặc loại bỏ sóng hài, hiệu suất cao | Hệ số K cao, hoặc loại bỏ sóng hài, hiệu suất cao đầu vào thấp |
Chuyển mạch chuyển đổi tĩnh tự động |
|
|
|
|
Thiết bị bảo vệ quá dòng chuyên dụng trên đầu vào chuyển qua tĩnh | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Bỏ qua bảo trì | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Nối đất và liên kết |
|
| Có | Có |
Hệ thống chống sét | Dựa trên phân tích rủi ro theo của NFPA 780 và yêu cầu bảo hiểm. | Dựa trên phân tích rủi ro theo của NFPA 780 và yêu cầu bảo hiểm. | Có | Có |
Thiết bị chiếu sáng trung tính cách ly với lối vào dịch vụ có nguồn gốc từ máy biến áp chiếu sáng để cách ly sự cố chạm đất | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Cơ sở hạ tầng liên kết và nối đất trong phòng máy tính của trung tâm dữ liệu | Như yêu cầu của ANSI/TIA- 607-C | Như yêu cầu của ANSI/TIA-607-C | Như yêu cầu của ANSI/TIA-607-C | Như yêu cầu của ANSI/TIA-607-C |
Hệ thống cắt nguồn khẩn cấp (EPO) phòng máy tính |
|
|
|
|
Lắp đặt | Nếu AHJ yêu cầu, như theo yêu cầu với nắp bảo vệ và nhãn cảnh báo | Nếu AHJ yêu cầu, như theo yêu cầu với nắp bảo vệ và nhãn cảnh báo | Nếu AHJ yêu cầu, như theo yêu cầu với nắp bảo vệ và nhãn cảnh báo | Nếu AHJ yêu cầu, như theo yêu cầu với nắp bảo vệ và nhãn cảnh báo |
Chế độ kiểm tra | Có | Có | Có | Có |
Cảnh báo | Có | Có | Có | Có |
Chuyển mạch tắt/bật | Được phép | Được phép | Được phép | Được phép |
Giám sát nguồn điện trung tâm |
|
|
|
|
Các điểm giám sát | Không yêu cầu | Nguồn cấp điện Bộ lưu điện Máy phát điện | Nguồn cấp điện, Máy biến áp chính, Bộ lưu điện, Máy phát điện. Bộ ngắt mạch nạp, Công tắc chuyển tĩnh tự động, PDU, Công tắc chuyển tự động | Nguồn cấp điện,, Máy biến áp chính, Bộ lưu điện, Máy phát điện. Bộ ngắt mạch nạp, Công tắc chuyển tĩnh tự động, PDU, Công tắc chuyển tự động. Thiết bị bảo vệ sốc điện. Các mạch điện nhánh tải quan trọng |
Phương pháp thông báo | Không yêu cầu | Bảng điều khiển phòng kiểm soát | Bảng điều khiển phòng kiểm soát. Máy phát thanh, nhắn tin, tìm gọi, Email. và / hoặc tin nhắn văn bản | Bảng điều khiển phòng kiểm soát. Máy nhắn tin, Email và / hoặc tin nhắn văn bản cho nhiều nhân viên |
Phòng ắc quy |
|
|
|
|
Tách biệt với các phòng thiết bị UPS | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Ắc quy trong phòng UPS được phép nếu được cho phép bằng mã, ưu tiên phòng ắc quy riêng | Ắc quy trong phòng UPS được phép nếu được cho phép bằng mã, ưu tiên phòng ắc quy riêng |
Cách ly các tổ ắc quy riêng biệt với nhau | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có | Có |
Kính quan sát chống vỡ trong cửa phòng ắc quy hoặc CCTV | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Có |
Hệ thống dự phòng chờ |
|
|
|
|
Định cỡ máy phát điện | Nếu được lắp đặt, kích thước cho các hệ thống UPS & cơ khí không có dự phòng | Nếu được lắp đặt, kích thước cho các hệ thống UPS & cơ khí không có dự phòng | Kích thước cho tổng tải xây dựng N + 1 dự phòng phân tán | Kích thước cho tổng tải trong tòa nhà với dự phòng phân tán 2N |
Các máy phát điện trên một Bus | Có | Có | Có | Không |
Ngân hàng tải |
|
|
|
|
Lắp đặt | Không yêu cầu | Cung cấp lưu động | Cung cấp lưu động | Cung cấp lưu động với một ưu tiên cố định |
Thiết bị thử nghiệm | Không yêu cầu | Máy phát điện | Máy phát điện UPS | Máy phát điện UPS |
Tự động tắt | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Tự động khắc phục lỗi khi không có điện | Tự động khắc phục lỗi khi không có điện |
Kiểm tra |
|
|
|
|
Kiểm tra nghiệm thu tại nhà sản xuất | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Hệ thống UPS và máy phát điện | Hệ thống UPS và máy phát điện. Điều khiển máy phát điện. ASTS |
Kiểm tra ngắt mạch tại chỗ | Không yêu cầu | Không yêu cầu | Theo quy định nội bộ với thử nghiệm điện trở tiếp xúc tối thiểu của các bộ ngắt mạch quan trọng tại phân phối chính của hệ thống | Theo quy định nội bộ với thử nghiệm điện trở tiếp xúc tối thiểu của các bộ ngắt mạch quan trọng tại phân phối chính của hệ thống |
Vận hành thử | Không yêu cầu | Cấp thành phần | Cấp thành phần và cấp hệ thống | Cấp thành phần, cấp hệ thống và |
Bảo trì thiết bị |
|
|
|
|
Nhân viên vận hành và bảo trì | Không tại chỗ, gọi điện | Chỉ cần ca ngày, gọi điện vào thời gian khác | Tại chỗ 24 giờ thứ hai - thứ sáu, gọi điện vào cuối tuần | Tại chỗ 24 /7 |
Bảo trì dự phòng | Không yêu cầu | Bảo trì máy phát điện | Bảo trì máy phát điện và UPS | Chương trình bảo trì dự phòng toàn diện |
Chương trình đào tạo cơ sở | Không yêu cầu | Đào tạo giới hạn của nhà sản xuất | Chương trình đào tạo toàn diện cho hoạt động bình thường của thiết bị | Chương trình đào tạo toàn diện cho người vận hành bình thường của thiết bị và vận hành thủ công thiết bị trong quá trình vận hành khẩn cấp |
Bảng F.4 - Hướng dẫn tham chiếu (cơ khí)
Xếp hạng | 1(M1) | 2(M2) | 3(M3) | 4(M4) |
CƠ KHÍ |
|
|
|
|
Tổng quan |
|
|
|
|
Dự phòng cho các thiết bị cơ khí (ví dụ: Thiết bị điều hòa không khí, máy làm mát, máy bơm, tháp giải nhiệt, thiết bị ngưng tụ). Các yêu cầu dự phòng này mở rộng cho tất cả các khu vực hỗ trợ quan trọng mà không làm gián đoạn hoạt động liên tục của phòng máy tính/máy chủ | Không yêu cầu | Dự phòng N + 1 cho thiết bị cơ khí. Mất đường dẫn cấp điện hoặc cấp nước (nếu có) sẽ dẫn đến mất làm mát | Dự phòng N + 1 cho thiết bị cơ khí cho phép bảo trì đồng thời. Khi mất điện tạm thời hoặc gián đoạn cấp nước (nếu có) sẽ không gây mất làm mát, nhưng có thể khiến nhiệt độ tăng trong phạm vi hoạt động của thiết bị quan trọng. Việc chuyển đổi từ N sang +1 có thể được thực hiện thủ công | Dự phòng N + 1 cho các thiết bị cơ khí để cho phép chịu lỗi. Khi mất đường dẫn cung cấp điện hoặc đường ống nước (nếu có) sẽ không gây ra mất điện ngoài phạm vi hoạt động của thiết bị quan trọng. Việc chuyển đổi từ N sang +1 phải hoàn toàn tự động |
Định tuyến đường ống nước hoặc ống thoát nước không gắn với thiết bị trung tâm dữ liệu trong không gian trung tâm dữ liệu | Được phép nhưng không được đề xuất | Được phép nhưng không được đề xuất | Không được phép | Không được phép |
Áp lực dương trong phòng máy tính và các không gian liên quan đến các không gian ngoài trời và trung tâm không phải dữ liệu | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Các đường ống thoát nước sàn trong phòng máy tính cho nước ngưng tụ, tạo ẩm và đầu phun xả | Có | Có | Có | Có |
Các hệ thống cơ khí trên máy phát điện dự phòng | Không yêu cầu | Có | Có | Có |
Kiểm soát độ ẩm cho phòng máy tính | Không yêu cầu | Khử ẩm/tạo độ ẩm, nếu có, được cung cấp | Khử ẩm/tạo độ ẩm, nếu có, được cung cấp | Khử ẩm/tạo độ ẩm, nếu có, được cung cấp |
Hệ thống làm mát bằng nước |
|
|
|
|
Bộ điều hòa không khí bên trong nhà | Không có điều hòa không khí dự phòng | Một khối điều hòa không khí dự phòng cho mỗi khu vực quan trọng | Thêm một đơn vị điều hòa không khí cho mỗi 5-8 khối được lắp đặt | Thêm một đơn vị điều hòa không khí cho mỗi 5-8 khối được lắp đặt |
Cung cấp điện cho thiết bị cơ khí | Một đường dẫn điện đến thiết bị AC | Một đường dẫn điện đến thiết bị AC | Được cấu hình N + 1 để cho phép bảo trì đồng thời | Được cấu hình 2N/N + N để cho phép khả năng chịu lỗi |
Loại bỏ nhiệt |
|
|
|
|
Hệ thống đường ống | Đường dẫn đơn | Đường dẫn đơn | Hệ thống đường ống cho phép bảo trì đồng thời | Hệ thống đường ống cung cấp khả năng chịu lỗi |
Hệ thống làm lạnh bằng không khí và nước |
|
|
|
|
Cung cấp nguồn điện đến thiết bị cơ khí | Một đường dẫn nguồn điện đến thiết bị AC | Một đường dẫn nguồn điện đến thiết bị AC | N + 1 được định cấu hình để duy trì đồng thời | Cấu hình 2N/N + N để cho phép khả năng chịu lỗi |
Hệ thống kiểm soát HVAC |
|
|
|
|
Hệ thống kiểm soát HVAC | Lỗi hệ thống điều khiển sẽ làm gián đoạn các khu vực quan trọng | Lỗi hệ thống điều khiển sẽ không làm gián đoạn việc làm mát đến các khu vực quan trọng nhưng có thể ngăn tiếp tục kiểm soát nhiệt độ/độ ẩm (trạng thái ổn định) | Thiết kế hệ thống điều khiển nên có khả năng bảo trì đồng thời | Thiết kế hệ thống điều khiển nên có khả năng chịu lỗi |
Nguồn điện cho hệ thống kiểm soát HVAC | Một đường dẫn nguồn điện tới hệ thống điều khiển HVAC | Một đường dẫn nguồn điện tới hệ thống điều khiển HVAC | Hai đường dẫn kép của nguồn điện trong cấu hình N + 1 được thiết kế để có thể bảo trì đồng thời | Hai đường dẫn kép của nguồn điện trong cấu hình 2N/N + N được thiết kế cho khả năng chịu lỗi |
Hàn chì (cho giải nhiệt bằng nước lạnh) |
|
|
|
|
Nước làm sạch | Cấp nước duy nhất, không có lưu trữ dự phòng tại chỗ | Nguồn nước kép, hoặc một nguồn + lưu trữ tại chỗ với mức tối thiểu bằng với thời gian cung cấp nhiên liệu của máy phát điện | Nguồn nước kép hoặc một nguồn + lưu trữ tại chỗ với mức tối thiểu bằng với thời gian cung cấp nhiên liệu của máy phát điện | Nguồn nước kép hoặc một nguồn + lưu trữ tại chỗ với mức tối đa bằng với thời gian cung cấp nhiên liệu của máy phát điện |
Các điểm kết nối với hệ thống nước ngưng tụ | Điểm kết nối duy nhất | Điểm kết nối duy nhất | Hai điểm kết nối | Hai điểm kết nối |
Hệ thống dầu nhiên liệu |
|
|
|
|
Lưu trữ nhiên liệu máy phát điện tại chỗ | Nếu có máy phát điện, thùng nhiên liệu trên bể tối thiểu phải chứa đầy tới 80% dung tích | 24 giờ theo sự cho phép của AHJ | 72 giờ theo sự cho phép của AHJ | 96 giờ theo sự cho phép của AHJ |
Bể chứa lớn | Một bể chứa | Một bể chứa | Nhiều bể chứa | Nhiều bể chứa |
Bơm bể chứa và đường ống | Một máy bơm hoặc/và ống cung cấp | Nhiều máy bơm, một ống cung cấp | Thiết kế cung cấp nhiên liệu cho khả năng bảo trì đồng thời | Cung cấp nhiên liệu được thiết kế cho khả năng chịu lỗi |
Chữa cháy |
|
|
|
|
Hệ thống phát hiện cháy | Có | Có | Có | Có |
Hệ thống đầu phun chữa cháy | Khi cần | Hoạt động trước (khi cần) | Hoạt động trước (khi cần) | Hoạt động trước (khi cần) |
Hệ thống triệt khí ga cho các phòng máy tính và phòng truy cập chứa thiết bị ICT đang hoạt động | Không có yêu cầu trên AHJ | Không có yêu cầu trên AHJ | Khi được sử dụng, các tác nhân làm sạch nên được cho phép bởi quy định địa phương. Phải cho phép các hệ thống thay thế (ví dụ: Hypoxic, Mist) | Khi được sử dụng, các tác nhân làm sạch nên được cho phép bởi quy định địa phương. Phải cho phép các hệ thống thay thế (ví dụ: Hypoxic, Mist) |
Cảnh báo sớm hệ thống phát hiện khói cho các phòng máy tính và phòng truy cập chứa thiết bị ICT đang hoạt động | Không có yêu cầu trên AHJ | Có | Có | Có |
Hệ thống phát hiện rò rỉ nước cho các phòng máy tính và phòng truy cập chứa thiết bị ICT đang hoạt động | Không có yêu cầu trên AHJ | Có | Có | Có |
Ví dụ thiết kế trung tâm dữ liệu
G.1 Ví dụ thiết kế trung tâm dữ liệu nhỏ
Dưới đây là một ví dụ về bố trí cho một trung tâm dữ liệu nhỏ. Đây là một ví dụ về một trung tâm dữ liệu đủ nhỏ được hỗ trợ bởi khu vực phân phối chính và không có các khu vực phân phối ngang (HDA).
Hình G.1 - Bố trí phòng máy tính thể hiện các hành lang “nóng” và “lạnh”
Không gian phòng máy tính này rộng khoảng 178m2 (1.920 feet vuông). Nó có 73 tủ máy chủ trong khu vực phân phối thiết bị (EDA) và 6 giá đỡ 19 in trong khu vực phân phối chính (MDA). Sáu giá đỡ MDA là sáu giá đỡ chuyển mạch và phân phối ở dưới cùng của hình vẽ. Không cần thiết phải đặt MDA ở trung tâm của phòng máy tính vì giới hạn độ dài không phải là vấn đề. Tuy nhiên, chiều dài cáp và tắc nghẽn cáp ở các lối đi vuông góc với lối đi của tủ có thể được giảm bới bằng cách đặt MDA ở trong tâm phòng thay thế.
MDA hỗ trợ HC để đi cáp ngang tới các EDA. Trong một trung tâm dữ liệu có mật độ cáp cao đến các tủ thiết bị, cần phải có HDA để giảm thiểu tắc nghẽn cáp gần MDA.
Các hàng giá và tủ song song với hướng của luồng không khí dưới sàn được tạo bởi các khối điều hòa không khí trong phòng máy tính (CRAC). Mỗi CRAC được đặt đối diện với các hành lang "nóng" để cho phép luồng không khí quay trở lại hiệu quả hơn cho mỗi khối CRAC.
Các tủ máy chủ được sắp xếp để tạo thành các hành lang đi “nóng” và” lạnh” xen kẽ.
Cáp viễn thông được chạy trong các khay giỏ dây ở hành lang "nóng". Các cáp điện được chạy dưới sàn nâng trong các hành lang “lạnh“.
Phòng máy tính tách biệt với trung tâm điều hành mạng (NOC không được thể hiện) để kiểm soát truy cập và chất gây ô nhiễm.
G.2 Ví dụ thiết kế trung tâm dữ liệu doanh nghiệp
Ví dụ sau đây dành cho một trung tâm dữ liệu Internet hoặc web hosting được sử dụng để chứa thiết bị máy tính và viễn thông cho nhiều trang web của công ty.
Trung tâm dữ liệu của công ty trong ví dụ này có hai tầng, mỗi tầng rộng khoảng 4.140 m2 (44.500 feet). Trung tâm dữ liệu này là một ví dụ về trung tâm dữ liệu có một số HDA, mỗi HDA khác biệt chủ yếu bởi loại hệ thống mà chúng hỗ trợ. Do mật độ cáp đến các máy tính cá nhân dựa trên máy chủ, cho nên các hệ thống này được phục vụ bởi hai HAD, mỗi HDA chỉ hỗ trợ 24 tủ máy chủ. Bảy HDA bổ sung được quy hoạch để hỗ trợ các tủ máy chủ bổ sung. Như vậy, các HDA có thể được yêu cầu không chỉ cho các khu vực chức năng khác nhau, mà còn để giảm thiểu tắc nghẽn cáp trong HDA. Mỗi HDA được thiết kế để hỗ trợ tối đa 2.000 cáp xoắn đôi cân bằng 4 đôi.
Lưu ý rằng các HDA Internet và PC được đặt gần trung tâm của các hàng mà chúng hỗ trợ để đảm bảo rằng độ dài cho hệ thống cáp loại 8 vẫn duy trì trong khoảng 24 mét đối với các liên kết cố định và 30 mét cho các kênh. Hệ thống cáp loại 8 có thể hỗ trợ 25 GBASE-T và 40 GBASE-T.
Tầng thứ nhất bao gồm các phòng điện, phòng cơ khí, phòng lưu trữ, phòng an ninh, phòng tải hàng, khu vực tiếp tân, trung tâm điều hành và phòng truy cập.
Phòng máy tính ở trên tầng thứ 2 và hoàn toàn là sàn nâng. Tất cả hệ thống cáp viễn thông được chạy dưới không gian sàn nâng trong các khay cáp giỏ dây. Ở một số vị trí mà khối lượng cáp là lớn nhất và ở đó chúng không cản trở luồng không khí, thì các khay cáp được lắp đặt thành hai lớp. Bản vẽ dưới đây thể hiện phòng máy tính ở tầng thứ 2 có các khay cáp. Trong ví dụ dưới đây, các khay cáp có màu xanh lam, các tủ và thiết bị IT có màu xám.
Hệ thống cáp viễn thông được lắp đặt ở các hành lang “nóng” phía sau các tủ máy chủ. Hệ thống cáp điện được lắp đặt ở các hành lang “lạnh” phía trước các tủ máy chủ. Cả hệ thống cáp viễn thông và cáp điện đều đi theo các lối đi chính hướng Đông/Tây, nhưng đi theo các lối đi riêng biệt để duy trì sự tách biệt giữa cáp nguồn điện và cáp viễn thông.
Các vị trí của các phòng truy cập ở tầng thứ nhất và MDA trên tầng thứ 2 được bố trí cẩn thận để các mạch T-1 và T-3 có thể được kết cuối trên thiết bị ở bất cứ đâu trong phòng máy tính.
Các tủ cho các máy chủ gắn trên giá có hệ thống cáp được tiêu chuẩn hóa gồm sợi quang đa mode và cáp xoắn đôi cân bằng. Việc quản trị sẽ được đơn giản hóa nếu tủ có cấu hình kết nối cáp chuẩn.
Trong trung tâm dữ liệu này, do rất nhiều yêu cầu đa dạng về cáp cho các hệ thống đứng trên sàn, cho nên không thể phát triển cấu hình chuẩn hóa cho các lối ra thiết bị trong các ZDA.
Hình G.2 - Ví dụ về trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp
G.3 Ví dụ thiết kế trung tâm dữ liệu Internet
Trung tâm dữ liệu Internet trong ví dụ này có một tầng rộng khoảng 9.500 m2 (102.000 feet) với một phòng máy tính khoảng 6400 m2 (69.000 feet). Đây là một ví dụ về một trung tâm dữ liệu nơi các HDA được phân biệt chủ yếu theo khu vực được phục vụ thay vì loại hệ thống mà chúng được hỗ trợ. Bản vẽ dưới đây cho thấy sơ đồ mặt bằng của trung tâm dữ liệu với các khay cáp. Giá đỡ MDA và HDA được hiển thị, nhưng giá đỡ và tủ của khách hàng thì không được thể hiện. Máng cáp và thang cáp có màu xanh lam. Giá đỡ của nhà phân phối có màu đen. Các đặc điểm kiến trúc như cầu thang, cửa ra vào và tường kiên cố có màu đỏ.
Khu vực phân phối chính (MDA) kết hợp chức năng của phòng truy cập và kết nối chéo chính. Nó chứa 50 giá đỡ của Nhà cung cấp truy cập và 20 giá đỡ cho không gian kết nối chéo chính. Phòng này được hỗ trợ bởi hai PDU chuyên dụng. hai khối điều hòa không khí phòng máy tính chuyên dụng, và nằm trên sàn nâng. MDA ở trong một phòng dành riêng với lối vào riêng biệt cho phép các Nhà cung cấp truy cập và nhà cung cấp dịch vụ có thể làm việc trong phòng này mà không cần vào không gian của khách hàng trong phòng máy tính chính. Các vị trí của MDA và HDA đã được lên kế hoạch để đảm bảo rằng độ dài mạch cho mạch T-1 và T-3 sẽ không bị vượt quá đối với các mạch tới bất kỳ giá dỡ nào trong phòng máy tính.
Các thư viện băng tự động, máy chủ lưu trữ và thiết bị điều khiển cho các dịch vụ lưu trữ nằm trong một phòng SAN chuyên dụng liền kề với MDA. Thiết bị này được cung cấp và quản lý bởi các bên thứ ba, không phải bởi chủ sở hữu của trung tâm dữ liệu internet. Một phòng riêng cho thiết bị này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ quản lý thiết bị của họ mà không cần vào phòng máy tính chính.
Không gian phòng máy tính có 4.300 giá đỡ của khách hàng. Không gian của khách hàng được hỗ trợ bởi sáu HDA để hạn chế dung lượng cáp trong các khay cáp dưới sàn. Mỗi HDA hỗ trợ khoảng 2.000 kết nối xoắn đôi cân bằng. Các HDA này nằm ở trung tâm của không gian mà chúng phục vụ để giảm thiểu chiều dài cáp. Hệ thống cáp từ HDA đến giá đỡ của khách hàng được chuẩn hóa để đơn giản việc quản trị. Tuy nhiên, hệ thống cáp bổ sung có thể được chạy đến giá đỡ của khách hàng theo yêu cầu.
Hệ thống cáp viễn thông đến các khu vực lưu trữ và tổ chức ở phía Đông của phòng máy tính được hỗ trợ từ MDA. Hệ thống cáp viễn thông cho các văn phòng phía tây phòng máy tính được hỗ trợ bởi một phòng viễn thông (TR).
Hình G.3 - Ví dụ về trung tâm dữ liệu Internet
Hướng dẫn kết nối cáp cho cơ cấu trung tâm dữ liệu
H.1 Kiến trúc chuyển mạch truyền thống
Hình H.1 cung cấp một ví dụ về kiến trúc chuyển đổi trung tâm dữ liệu ba tầng truyền thống.
Hình H.1 - Ví dụ về kiến trúc chuyển mạch trung tâm dữ liệu ba tầng truyền thống
Một số đặc điểm của kiến trúc chuyển mạch ba tầng truyền thống là:
- Các kết nối dự phòng (các đường màu đỏ nét đứt trong Hình H.1) tới các chuyển mạch truy cập không hoạt động do các giao thức hình cây được sử dụng để tránh các vòng lặp định tuyến (một số giao thức không có hạn chế này);
- Các kết nối thường được đăng ký quá mức (nghĩa là, lưu lượng truy cập được gán cho liên kết nhiều hơn năng lực băng thông của liên kết);
- Khi các chuyển mạch truy cập được đặt trong EDA (tức là trên đỉnh của giá đỡ), thì nhiều cổng chuyển mạch có thể có sẵn trong mỗi tủ hơn mức cần thiết;
- Lưu lượng giữa hai chuyển mạch truy cập có thể cần đi qua tối đa ba chuyển mạch trung gian.
Kiến trúc truyền thống rất phù hợp cho lưu lượng giữa các máy chủ trên cùng của một chuyển mạch truy cập và từ các máy chủ đến các điểm đích bên ngoài. Tuy nhiên, nó không phù hợp với các trung tâm dữ liệu ảo hóa lớn, nơi các máy chủ lưu trữ và tính toán có thể được đặt ở bất cứ đâu trong trung tâm dữ liệu.
Tất cả hệ thống cáp cho kiến trúc truyền thống tuân theo cấu trúc liên kết cáp phân cấp được quy định trong Tiêu chuẩn này. Xem Hình H.2 cho một ví dụ.
Hình H.2 - Ví dụ về cấu trúc liên kết cáp ANSI/TIA-942-B
H.2 Nhiều kết nối
Máy chủ tính toán và lưu trữ thường có nhiều kết nối để cung cấp dự phòng, bổ sung băng thông hoặc để hỗ trợ các chức năng khác nhau. Các kết nối có thể tới một chuyển mạch, tới nhiều chuyển mạch trong cùng một mạng hoặc tới nhiều chuyển mạch trong các mạng khác nhau. Xem Hình H.3.
Hình H.3 - Ví dụ về kết nối dự phòng
H.3 Các cơ cấu chuyển mạch trung tâm dữ liệu
Các kiến trúc cơ cấu chuyển mạch trung tâm dữ liệu nhằm cung cấp giao tiếp băng thông rộng và độ trễ thấp giữa hai điểm bất kỳ trong cơ cấu chuyển mạch. Các kiến trúc cơ cấu trung tâm dữ liệu thường chỉ sử dụng một hoặc hai tầng chuyển mạch. Các chuyển mạch này có số lượng lớn các kết nối tới những chuyển mạch khác. Tất cả các kết nối này đều hoạt động để cung cấp nhiều đường dẫn nhằm giảm thiểu độ trễ và cung cấp băng thông tối đa cho cơ cấu chuyển mạch.
Các kiến trúc cơ cấu chuyển mạch trung tâm dữ liệu có thể được đáp ứng bằng cách sử dụng cơ cấu kết nối cáp được quy định trong Tiêu chuẩn này. Một số kiến trúc cơ cấu chuyển mạch trung tâm dữ liệu yêu cầu hệ thống cáp trục chính ngang hàng giữa các nhà phân phối, ví dụ giữa các HDA (xem Hình H.2). Một số yêu cầu hệ thống cáp trực tiếp giữa các chuyển mạch nằm trong các EDA khác nhau (ví dụ: giữa các chuyển mạch trên cùng của giá đỡ/tủ). Hệ thống cáp gắn trực tiếp giữa các chuyển mạch trong EDA phải tuân thủ theo hướng dẫn được quy định trong 7.3.4.
Trong tất cả các kiến trúc được mô tả trong phụ lục này, các máy chủ tính toán và lưu trữ có thể được kết nối tới nhiều chuyển mạch truy cập để dự phòng.
H.3.1 Cơ cấu trung tâm dữ liệu hình cây béo
Hình H.4 là một ví dụ về kiến trúc cơ cấu chuyển mạch hình cây béo (còn được gọi là kiến trúc chuyển mạch lá và xương sống). Kiến trúc này không có nhiều hơn một chuyển mạch giữa bất kỳ hai chuyển mạch truy cập nào và có thể không bị nghẽn bằng cách cung cấp đủ băng thông từ mỗi chuyển mạch truy cập đến các chuyển mạch kết nối.
Trong kiến trúc hình cây béo, tất cả các chuyển mạch truy cập được kết nối với mọi chuyển mạch liên kết. Các chuyển mạch liên kết thường được đặt trong một hoặc nhiều MDA và không cần kết nối với nhau. Nếu cơ cấu chuyển đổi trung tâm dữ liệu chỉ phục vụ một tập hợp con của trung tâm dữ liệu được hỗ trợ bởi một hoặc nhiều IDA, thì các chuyển mạch kết nối có thể được đặt trong các IDA.
Các chuyển mạch truy cập có thể nằm trong HDA hoặc EDA. HDA có thể phục vụ một hàng đơn hoặc nhiều hàng tủ.
Để kiến trúc này không bị nghẽn, thì tổng băng thông của tất cả các kết nối máy chủ trên mỗi chuyển mạch truy cập phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng băng thông của tất cả các đường kết nối lên từ chuyển mạch truy cập đến các chuyển mạch liên kết. Cụ thể, một chuyển mạch truy cập có hai mươi bốn cổng máy chủ 10 Gbps sẽ cần tối thiểu là: hai mươi bốn đường lên 10 Gbps, sáu đường lên 40 Gbps hoặc ba đường lên 100 Gbps.
Kiến trúc này đòi hỏi nhiều dây cáp hơn kiến trúc ba tầng truyền thống, nhưng tất cả các hệ thống cáp đều tuân theo tiêu chuẩn cơ cấu liên kết cáp ANSI/TIA-942-B.
Sẽ có một giới hạn về kích cỡ của cơ cấu được cải thiện do số lượng cổng có sẵn trên các chuyển mạch liên kết. Vì lý do này, kiến trúc hình cây béo thường được triển khai trong một trung tâm dữ liệu lớn có các chuyển mạch truy cập được đặt trong các HDA.
Hình H.4 - Ví dụ hình cây béo
Một biến thể của hình cây béo đó là mở rộng các giao diện cổng của các chuyển mạch sang các bộ mở rộng cổng trên nóc giá đỡ/tủ được thể hiện trong Hình H.5.
Hình H.5 - Ví dụ về cơ cấu hình cây béo có thiết bị mở rộng cổng
Mở rộng cổng là phần mở rộng vật lý của các chuyển mạch truy cập mà chúng được gắn vào. Thông thường, chúng ánh xạ nhiều cổng tốc độ thấp hơn để máy chủ thông tin đến ít hơn các cổng tốc độ cao hơn trên chuyển mạch truy cập. Để cơ cấu chuyển mạch không bị nghẽn, kết nối giữa chuyển mạch truy cập và bộ mở rộng cổng phải có băng thông lớn nhất bằng tổng băng thông của các cổng máy chủ trên bộ mở rộng cổng. Kết nối giữa bộ mở rộng cổng và chuyển mạch truy cập có thể sử dụng hệ thống cáp có cấu trúc tùy thuộc vào giao thức được sử dụng cho kết nối này.
Xem Hình H.6 về ví dụ về hệ thống cáp có cấu trúc hỗ trợ kiến trúc chuyển mạch hình cây béo.
Hình H.6 - Ví dụ về cơ cấu đi cáp cho kiến trúc chuyển mạch hình cây béo
Các cơ cấu chuyển mạch lớn hơn có thể tạo ra bằng cách liên kết các hình cây béo (hoặc các nhóm) sử dụng lớp thứ hai của chuyển mạch liên kết (hoặc xương sống) xem Hình H.7.
Hình H.7 - Ví dụ về cấu trúc hình cây liên kết với nhau
H.3.2 Cơ cấu trung tâm dữ liệu mạng lưới đầy đủ
Hình H.8 là một ví dụ về kiến trúc cơ cấu chuyển mạch mạng lưới đầy đủ. Kiến trúc này không có các chuyển mạch trung gian giữa bất kỳ hai chuyển mạch truy cập nào và thường không bị nghẽn.
Trong kiến trúc mạng lưới đầy đủ, tất cả các chuyển mạch được kết nối tới mọi chuyển mạch khác. Để trở thành một cơ cấu không bị nghẽn, tổng băng thông trên các cổng máy chủ trên mỗi chuyển mạch phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng băng thông trên các cổng tới các chuyển mạch khác.
Kiến trúc không mở rộng quy mô tốt vì yêu cầu mỗi chuyển mạch kết nối với mọi chuyển mạch khác. Vì lý do này, các chuyển mạch thường không được đặt trong EDA (tức là không được triển khai bằng các chuyển mạch trên đỉnh của giá đỡ/tủ) ngoại trừ trong các trung tâm dữ liệu nhỏ
Hệ thống cáp cho kiến trúc mạng lưới đầy đủ phải tuân theo sơ đồ cáp ANSI/TIA-942-B. Nó có thể yêu cầu hệ thống cáp trục chính tùy chọn giữa các kết nối chéo ngang hàng (chẳng hạn như từ HAD đến HDA).
Hình H.8 - Ví dụ về lưới đầy đủ
Xem Hình H.9 về ví dụ hệ thống cáp có cấu trúc hỗ trợ kiến trúc cơ cấu chuyển mạch mạng lưới đầy đủ.
Hình H.9 - Ví dụ sử dụng hệ thống cáp có cấu trúc cho kiến trúc chuyển mạch mạng lưới đầy đủ
H.3.3 Cơ cấu trung tâm dữ liệu mạng lưới liên kết
Hình H.10 là một ví dụ về kiến trúc cơ cấu chuyển mạch mạng lưới liên kết. Kiến trúc này có từ một đến ba chuyển mạch trung gian giữa hai chuyển mạch truy cập bất kỳ. Nó thường không bị nghẽn trong một nhóm (một phần của trung tâm dữ liệu) và có thể không bị nghẽn giữa các nhóm.
Trong ví dụ này, kiến trúc trong một nhóm là một mạng lưới đầy đủ. Nhóm này có thể chứa các hệ thống dành riêng cho các ứng dụng liên quan.
Nếu các chuyển mạch liên kết được kết nối tới tất cả các chuyển mạch truy cập trong tất cả các nhóm, thì số lượng chuyển mạch trung gian tối đa giữa các chuyển mạch truy cập trong các nhóm khác nhau là một chuyển mạch. Nếu không, thì số lượng chuyển mạch trung gian tối đa giữa các chuyển mạch truy cập trong các nhóm khác nhau là ba nhóm.
Các chuyển mạch truy cập có thể nằm trong HDA hoặc EDA. HDA có thể phục vụ một hàng hoặc nhiều hàng tủ.
Hệ thống cáp cho kiến trúc mạng lưới liên kết phải tuân theo sơ đồ kết nối cáp TCVN 9250:2021. Nó có thể sử dụng hệ thống cáp trục chính HDA-HDA tùy chọn nếu các chuyển mạch truy cập nằm trong HDA. Ngoài ra, có thể sử dụng hệ thống cáp giữa các thiết bị trong EDA nếu các chuyển mạch truy cập được đặt trong EDA. Nếu sử dụng cáp gắn trực tiếp, nó không được lớn hơn 7 m (23 ft) và phải nằm giữa các tủ/giá đỡ trong cùng một hàng. Hệ thống cáp gắn trực tiếp này phải được định tuyến trong quản lý cáp hoặc các đường dẫn có thể truy cập và không gây trở ngại cho hệ thống cáp cố định.
Hình H.10 - Ví dụ về mạng lưới liên kết với nhau
Xem Hình H.11 về ví dụ hệ thống cáp có cấu trúc hỗ trợ kiến trúc cơ cấu chuyển mạch mạng lưới liên kết với nhau.
Hình H.11 - Ví dụ về sử dụng hệ thống cáp có cấu trúc cho cơ cấu mạng lưới liên kết
H.3.4 Cơ cấu chuyển mạch tập trung của trung tâm dữ liệu
Hình H.12 là một ví dụ về kiến trúc cơ cấu chuyển mạch tập trung. Với kiến trúc này, cơ cấu được thực hiện trên mặt phẳng phía sau của chuyển mạch. Có thể có một hoặc nhiều chuyển mạch nếu muốn có dự phòng. Kiến trúc không tắc nghẽn và không có độ trễ chuyển mạch sang chuyển mạch.
Với kiến trúc chuyển mạch tập trung, tất cả các máy chủ lưu trữ và tính toán được kết nối tới tất cả các chuyển mạch cơ cấu và tất cả các kết nối đang hoạt động.
Các thiết bị chuyển mạch có thể được đặt trong bất kỳ phân phối nào hỗ trợ kết nối cáp ngang tới tất cả các máy chủ. Điều này thường là MDA, nhưng nó có thể là một IDA hoặc HDA nếu cơ cấu chuyển mạch trung tâm dữ liệu chỉ hỗ trợ một phần của trung tâm dữ liệu. Các chuyển mạch không cần phải được liên kết với nhau.
Hình H.12 - Ví dụ về chuyển mạch tập trung
Hệ thống cáp cho kiến trúc chuyển mạch tập trung theo sơ đồ cáp ANSI/TIA-942-B.
Kiến trúc này, mặc dù đơn giản và có độ trễ rất thấp, nhưng không mở rộng tốt vì nó không thể hỗ trợ nhiều máy chủ hơn số lượng cổng tối đa có sẵn trên một chuyển mạch.
Hình H.13 ví dụ về hệ thống cáp có cấu trúc hỗ trợ kiến trúc cơ cấu chuyển mạch tập trung.
Hình H.13 - Ví dụ về sử dụng cáp có cấu trúc chuyển mạch tập trung
Khả năng mở rộng của một chuyển mạch có thể được giảm bớt ở một mức độ nào đó bằng cách kết nối một số chuyển mạch thành một chuyển mạch ảo lớn.
H.3.5 Chuyển mạch cấu trúc ảo của trung tâm dữ liệu
Khả năng mở rộng của một chuyển mạch đơn lẻ có thể được giảm bớt ở một mức độ nào đó bằng cách kết nối một số chuyển mạch thành một chuyển mạch ảo lớn.
Hình H.14 là một ví dụ về kiến trúc cơ cấu chuyển mạch ảo.
Kiến trúc này tương tự như kiến trúc chuyển mạch tập trung ngoại trừ chuyển mạch tập trung được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều chuyển mạch được kết nối với nhau để tạo thành một chuyển mạch ảo lớn duy nhất. Các chuyển mạch có thể được kết nối bằng cách sử dụng cáp xếp chồng (cáp được sử dụng để kết nối các chuyển mạch có thể được xếp chồng [một chuyển mạch có thể hoạt động một mình như một chuyển mạch độc lập hoặc kết hợp với các chuyển mạch có thể xếp chồng khác để hoạt động như một chuyển mạch lớn hơn), kết nối Ethernet tốc độ cao hoặc sơ đồ khác.
Hình H.14 - Ví dụ về chuyển mạch ảo
Mỗi máy chủ có thể được kết nối với nhiều thiết bị chuyển mạch ảo để dự phòng.
Kiến trúc này có thể không bị nghẽn nếu băng thông phía sau của chuyển mạch ảo lớn hơn hoặc bằng tổng băng thông của các kết nối máy chủ. Độ trễ giữa các chuyển mạch trong một chuyển mạch ảo có thể cao hơn so với các kiến trúc khác nếu chuyển mạch ảo bao gồm nhiều chuyển mạch được nối chuỗi với nhau.
Giống như kiến trúc chuyển mạch tập trung, kiến trúc này không mở rộng quy mô tốt trừ khi một kiến trúc hình cây béo hoặc kiến trúc mạng lưới đầy đủ được thực hiện giữa các chuyển mạch ảo.
Các chuyển mạch có thể đặt trong bất kỳ bộ phân phối nào (MDA, IDA, HDA) hoặc các EDA.
Cáp cho kiến trúc chuyển mạch ảo phải tuân theo sơ đồ cáp TCVN 9250:2021. Nó có thể tùy chọn sử dụng cáp trục chính HDA-HDA, nếu các chuyển mạch truy cập được đặt trong các HDA. Ngoài ra, có thể sử dụng hệ thống cáp giữa các thiết bị trong các EDA nếu các chuyển mạch truy cập được đặt trong các EDA. Nếu sử dụng hệ thống cáp gắn trực tiếp, nó không được lớn hơn 7 m (23 feet) và phải nằm giữa các tủ/giá đỡ trong cùng dãy. Hệ thống cáp gắn trực tiếp này phải được định tuyến trong quản lý cáp hoặc đường dẫn có thể truy cập và không được cản trở tới hệ thống cáp cố định.
Xem Hình H.15 về ví dụ về hệ thống cáp hỗ trợ kiến trúc cơ cấu chuyển mạch ảo.
Hình H.15 - Ví dụ về hệ thống cáp cho kiến trúc chuyển mạch cấu trúc ảo
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ANSI/IEEE C2-2007, National Electrical Safety Code®.
[2] ASHRAE, Best Practices for Datacom Facility Energy Efficiency, Second Edition (2009).
[3] ASHRAE, Design Considerations for Data and Communications Equipment Centers, Second Edition (2009).
[4] ASHRAE, Thermal Guidelines for Data Processing Environments, Fourth Edition, 2015.
[5] ASTM B539-02 2002, Standard Test Methods for Measuring Resistance of Electrical Connections (Static Contacts).
[6] ANSI/BICSI 002-2014, Data Center Design and Implementation Best Pratices.
[7] BICSI Telecommunications Distribution Methods Manual (TDMM), 13th Edition, 2014.
[8] BICSI Information Transport Systems Installation Methods Manual (ITSIMM), 7th Edition, 2017. [9] BICSI Outside Plant Design Reference Manual (OSPDRM), 5th Edition, 2010.
[10] European Commission, 2017 Best Practices for EU Code of Conduct on Data Centres, Version 8.1.0 (2017).
[11] European Commission, European Code of Conduct on Data Centre Energy Efficiency, Introductory guide for applications 2016, Version 3.1.2.
[12] Federal Communications Commission (FCC) Washington D.C., "The Code of Federal Regulations, FCC 47 CFR 68".
[13] Federal Telecommunications Recommendation 1090-1997, Commercial Building
Telecommunications Cabling Standard, by National Communications System (NCS). [14] IBC, International Building Code, 2015 Edition.
[15] IEEE Std. 142, Recommended Practice for Grounding of Industrial and Commercial Power Systems.
[16] IEEE Std. 446, Recommended Practice for Emergency and Standby Power Systems for Industrial and Commercial Applications.
[17] IEEE Std. 1100, Recommended Practice for Powering and Grounding Electronic Equipment.
[18] ANSI/IEEE 802.3-2015, IEEE Standard for Ethernet.
[19] IEEE Standard 518-1982, Guide for the installation of electrical equipment to minimize electrical noise to controllers of external sources.
[20] IFMA - International Facility Management Association - Ergonomics for Facility Managers, June 2000.
[21] NFPA 72, National Fire Alarm Code, 2016.
[22] NFPA 101 Life Safety Code®, 2015.
[23] NFPA 2001, Standard on clean agent fire extinguishing systems, 2015 Edition.
[24] NFPA 780-2017, Standard for the Installation of Lightning Protection Systems - See more at: http://catalog.nfpa.org/NFPA-780-Standard-for-the-Installation-of-Lightning-Protection-Systems. [25] NEMA VE 2-2013, Cable Tray Installation Guidelines.
[26] ANSI/TIA-4994-2015 - Standard for Sustainable Information Communication Technology. [27] TIA TSB-162-A:2013 - Telecommunications Cabling Guidelines for Wireless Access Points.
[28] TIA TSB-184-A:2016 - Guidelines for Supporting Power Delivery over Balanced Twisted-Pair Cabling, 2016.
[29] TIA TSB-5018:2016 - Structured Cabling Infracstructure Guidelines for Support of Distributed Antenna Systems.
[30] TIA TSB-5019:2015 - High Performance Structured Cabling Use Cases for Data Centers and Other Premises.
[31] TIA TSB-5046:2016 - Standard Process for Sustainable Information Communications Technology Manufactures.
[32] UL 444/CSA-C22.2 No. 214-08, Communications Cables.
[33] ANSI/TIA 942-B-2017: Telecommunications Infrastructure Standard for Data Centers.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
3.1 Yêu cầu chung
3.2 Thuật ngữ, định nghĩa
3.3 Các từ viết tắt
3.4 Đơn vị đo lường
4 Tổng quan thiết kế trung tâm dữ liệu
4.1 Yêu cầu chung
4.2 Mối quan hệ của không gian trung tâm dữ liệu với các không gian xây dựng khác
4.3 Tính sẵn sàng và an ninh
4.4 Cân nhắc về tham gia của các chuyên gia
5 Cơ sở hạ tầng hệ thống cáp trung tâm dữ liệu
6 Các không gian viễn thông và cấu trúc liên kết liên quan của trung tâm dữ liệu
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Cấu trúc trung tâm dữ liệu
6.2.1 Các phần tử chính
6.2.2 Cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu cơ bản
6.2.3 Cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu rút gọn
6.2.4 Cấu trúc liên kết trung tâm dữ liệu phân tán
6.2.5 Cấu trúc liên kết hệ thống kết nối cáp đồng trục băng rộng
6.3 Thiết kế hiệu quả năng lượng
6.3.1 Yêu cầu chung
6.3.2 Khuyến nghị hiệu quả năng lượng
6.4 Các yêu cầu chung cho phòng máy tính và phòng truy cập
6.4.1 Yêu cầu chung
6.4.2 Thiết kế kiến trúc
6.4.3 Thiết kế môi trường
6.4.4 Thiết kế điện
6.4.5 Chống cháy
6.4.6 Rò rỉ nước
6.4.7 Truy cập
6.5 Các yêu cầu phòng máy tính
6.5.1 Yêu cầu chung
6.5.2 Vị trí
6.5.3 Thiết kế môi trường - HVAC
6.5.4 Thiết kế điện
6.6 Các yêu cầu phòng truy cập
6.6.1 Yêu cầu chung
6.6.2 Vị trí
6.6.3 Số lượng
6.6.4 Định tuyến ống dẫn lối vào dưới sàn nâng
6.6.5 Các không gian nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp truy cập
6.6.6 Kết cuối lối vào tòa nhà
6.6.7 Thiết kế kiến trúc
6.7 Khu vực phân phối chính
6.7.1 Yêu cầu chung
6.7.2 Vị trí
6.7.3 Các yêu cầu về cơ sở vật chất
6.8 Khu vực phân phối trung gian
6.8.1 Yêu cầu chung
6.8.2 Vị trí
6.8.3 Các yêu cầu về cơ sở vật chất
6.9 Khu vực phân phối ngang
6.9.1 Yêu cầu chung
6.9.2 Vị trí
6.9.3 Các yêu cầu về cơ sở vật chất
6.10 Khu vực phân phối vùng
6.11 Khu vực phân phối thiết bị
6.12 Phòng viễn thông
6.13 Các khu vực hỗ trợ trung tâm dữ liệu
6.14 Các tủ và giá đỡ
6.14.1 Yêu cầu chung
6.14.2 Các hành lang "nóng" và "lạnh"
6.14.3 Sắp xếp liên quan đến lưới tấm sàn
6.14.4 Cắt tấm sàn nâng
6.14.5 Lắp đặt giá đỡ trên các sàn nâng
6.14.6 Các giá đỡ và tủ trong phòng truy cập, MDA, IDA và HDA
7 Các hệ thống cáp kết nối trong trung tâm dữ liệu
7.1 Yêu cầu chung
7.2 Lựa chọn phương tiện truyền thông
7.2.1 Yêu cầu chung
7.2.2 Yêu cầu xếp hạng cháy cáp
7.3 Hệ thống cáp ngang
7.3.1 Yêu cầu chung
7.3.2 Cấu trúc liên kết
7.3.3 Chiều dài kết nối cáp ngang
7.3.4 Kết nối cáp gắn trực tiếp
7.3.5 Phương tiện truyền thông được công nhận
7.3.6 Các đầu nối sợi quang
7.3.7 Các đầu nối cáp đồng trục
7.4 Hệ thống cáp trục chính
7.4.1 Yêu cầu chung
7.4.2 Cấu trúc liên kết
7.4.3 Cấu trúc liên kết hệ thống cáp dự phòng
7.4.4 Phương tiện truyền thông được công nhận
7.4.5 Các đầu nối sợi quang
7.4.6 Các đầu nối cáp đồng trục
7.4.7 Các chiều dài hệ thống cáp trục chính
7.5 Hệ thống cáp sợi quang tập trung
7.5.1 Yêu cầu chung
7.5.2 Thực hiện
7.6 Hiệu năng truyền dẫn hệ thống cáp và các yêu cầu đo kiểm
7.6.1 Yêu cầu chung
7.6.2 Các yêu cầu bổ sung cho thử nghiệm hiện trường của cáp đồng trục 75 Ω
8 Các đường dẫn hệ thống cáp trung tâm dữ liệu
8.1 Yêu cầu chung
8.2 An ninh cho hệ thống cáp trung tâm dữ liệu
8.3 Định tuyến các cáp viễn thông
8.3.1 Tách riêng giữa cáp nguồn hoặc cáp chiếu sáng và cáp xoắn đôi cân bằng
8.3.2 Tách riêng hệ thống cáp sợi quang và cáp xoắn đôi cân bằng
8.4 Các đường dẫn lối vào viễn thông
8.4.1 Các loại đường dẫn lối vào
8.4.2 Tính đa dạng
8.4.3 Định cỡ
8.5 Các hệ thống sàn nâng
8.5.1 Yêu cầu chung
8.5.2 Các yêu cầu hiệu năng sàn nâng
8.5.3 Cạnh cắt tấm sàn
8.6 Các khay cáp
8.6.1 Yêu cầu chung
8.6.2 Các khay cáp trong hệ thống sàn nâng
8.6.3 Các khay cáp trên cao
8.6.4 Kết hợp các tuyến khay cáp
9 Dự phòng trung tâm dữ liệu
9.1 Giới thiệu
9.2 Dự phòng lỗ trống bảo trì và các đường dẫn lối vào
9.3 Dự phòng các dịch vụ nhà cung cấp truy cập
9.4 Dự phòng phòng truy cập
9.5 Dự phòng khu vực phân phối chính
9.6 Dự phòng hệ thống cáp trục chính
9.7 Dự phòng hệ thống cáp ngang
10 Các yêu cầu lắp đặt hệ thống cáp
11 Các yêu cầu hiệu năng hệ thống cáp
12 Kết nối cáp cho các hệ thống tòa nhà thông minh
13 Kết nối cáp cho các điểm truy nhập không dây
14 Kết nối cáp cho các hệ thống an ten phân bố
15 Cung cấp nguồn điện trên hệ thống cáp xoắn đôi cân bằng
16 Nối đất và liên kết
17 Chữa cháy
18 An ninh vật lý
19 Quản trị
Phụ lục A
(Tham khảo)
Cân nhắc thiết kế kết nối cáp
A.1 Các chiều dài cáp ứng dụng
A.1.1 Chiều dài mạch T-1, E-1, T-3 và E-3
A.1.2 Các bộ chuyển đổi mạch E-3 và T-3
A.1.3 Các kết nối bảng điều khiển TIA-232 và TIA-561
A.2 Các kết nối chéo
A.3 Phân chia các chức năng trong khu vực phân phối chính
A.3.1 Kết nối chéo chính xoắn đôi
A.3.2 Kết nối chéo chính đồng trục
A.3.3 Kết nối chéo chính sợi quang
A.4 Phân chia các chức năng trong khu vực phân phối ngang
A.5 Kết nối cáp tới thiết bị cuối
A.6 Cân nhắc thiết kế sợi quang
A.7 Cân nhắc thiết kế cáp xoắn đôi cân bằng
Phụ lục B (Tham khảo)
Thông tin nhà cung cấp truy cập
B.1 Phối hợp nhà cung cấp truy cập
B.1.1 Yêu cầu chung
B.1.2 Thông tin cung cấp cho các nhà cung cấp truy cập
B.1.3 Thông tin mà các nhà cung cấp truy cập cần cung cấp
B.2 Phân định nhà cung cấp truy cập trong phòng truy cập
B.2.1 Tổ chức
B.2.2 Phân định các mạch tốc độ thấp
B.2.3 Phân định các mạch T-1
B.2.4 Phân định các mạch E-3 & T-3
B.2.5 Phân định các mạch sợi quang
Phụ lục C (Tham khảo)
Phối hợp quy hoạch thiết bị với các kỹ thuật khác
Phụ lục D (Tham khảo)
Cân nhắc không gian trung tâm dữ liệu
Phụ lục E (Tham khảo)
Cân nhắc lựa chọn vị trí trung tâm dữ liệu và thiết kế xây dựng
E.1 Yêu cầu chung
E.2 Cân nhắc lựa chọn vị trí kiến trúc và thiết kế xây dựng
E.3 Cân nhắc lựa chọn vị trí nguồn điện và thiết kế xây dựng
E.4 Cân nhắc lựa chọn vị trí cơ khí và thiết kế xây dựng
E.5 Cân nhắc lựa chọn vị trí viễn thông và thiết kế xây dựng
E.6 Cân nhắc lựa chọn vị trí an ninh và thiết kế xây dựng
E.7 Các cân nhắc lựa chọn vị trí khác
Phụ lục F (Tham khảo)
Xếp hạng cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu
F.1 Yêu cầu chung
F.1.1 Khái quát về dự phòng
F.1.2 Khái quát
F.2 Dự phòng
F.2.1 Yêu cầu cơ bản N
F.2.2 Dự phòng N + 1
F.2.3 Dự phòng N + x
F.2.4 Dự phòng 2N hoặc N + N
F.2.5 Dự phòng 2 (N + 1)
F.2.6 Khả năng bảo trì và kiểm tra đồng thời
F.2.7 Chịu lỗi
F.2.8 Năng lực và khả năng mềm dẻo
F.2.9 Cách ly
F.2.10 Xếp hạng trung tâm dữ liệu
F.3 Viễn thông
F.3.1 Trung tâm dữ liệu hạng I: Cơ bản (viễn thông)
F.3.2 Trung tâm dữ liệu hạng II: Thành phần dự phòng (viễn thông)
F.3.3 Trung tâm dữ liệu hạng III: Khả năng bảo trì đồng thời (viễn thông)
F.3.4 Trung tâm dữ liệu hạng IV: Khả năng chịu lỗi (viễn thông)
F.4 Kiến trúc và kết cấu
F.4.1 Yêu cầu chung
F.4.2 Trung tâm dữ liệu hạng I: Cơ bản (kiến trúc)
F.4.3 Trung tâm dữ liệu hạng II: Thành phần dự phòng (kiến trúc)
F.4.4 Trung tâm dữ liệu hạng III: Khả năng bảo trì đồng thời (kiến trúc)
F.4.5 Trung tâm dữ liệu hạng IV: Khả năng chịu lỗi (kiến trúc)
F.5 Điện
F.5.1 Trung tâm dữ liệu hạng I: Cơ bản (điện)
F.5.2 Trung tâm dữ liệu hạng II: Thành phần dự phòng (điện)
F.5.3 Trung tâm dữ liệu hạng III: Khả năng bảo trì đồng thời (điện)
F.5.4 Trung tâm dữ liệu hạng IV: Khả năng chịu lỗi (điện)
F.6 Hệ thống cơ khí
F.6.1 Trung tâm dữ liệu hạng I: Cơ bản (cơ khí)
F.6.2 Trung tâm dữ liệu hạng II: Thành phần dự phòng (cơ khí)
F.6.3 Trung tâm dữ liệu hạng III: Khả năng bảo trì đồng thời (cơ khí)
F.6.4 Trung tâm dữ liệu hạng IV: Khả năng lỗi (cơ khí)
Phụ lục G
(Tham khảo)
Ví dụ thiết kế trung tâm dữ liệu
G.1 Ví dụ thiết kế trung tâm dữ liệu nhỏ
G.2 Ví dụ thiết kế trung tâm dữ liệu doanh nghiệp
G.3 Ví dụ thiết kế trung tâm dữ liệu Internet
Phụ lục H
(Tham khảo)
Hướng dẫn kết nối cáp cho cơ cấu trung tâm dữ liệu
H.1 Kiến trúc chuyển mạch truyền thống
H.2 Nhiều kết nối
H.3 Các cơ cấu chuyển mạch trung tâm dữ liệu
H.3.1 Cơ cấu trung tâm dữ liệu hình cây béo
H.3.2 Cơ cấu trung tâm dữ liệu mạng lưới đầy đủ
H.3.3 Cơ cấu trung tâm dữ liệu mạng lưới liên kết
H.3.4 Cơ cấu chuyển mạch tập trung của trung tâm dữ liệu
H.3.5 Chuyển mạch cấu trúc ảo của trung tâm dữ liệu
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
File gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9250:2021 về Trung tâm dữ liệu – Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật viễn thông đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9250:2021 về Trung tâm dữ liệu – Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật viễn thông
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN9250:2021 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2021-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Điện - điện tử |
Tình trạng | Còn hiệu lực |