Safety of\r\npower converters for use in photovoltaic power systems - Part 2: Particular requirements\r\nfor inverters
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 12231-2:2018 hoàn toàn tương\r\nđương với IEC 62109-2:2011;
\r\n\r\nTCVN 12231-2:2018 do Ban kỹ thuật tiêu\r\nchuẩn Quốc gia TCVN/TC/E13 Năng lượng tái tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu\r\nchuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\nBộ TCVN 12231 (IEC 62109), An toàn của\r\nbộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện, gồm các phần sau:
\r\n\r\n1) TCVN 12231-1:2018 (IEC\r\n62109-1:2010), Phần 1: Yêu cầu chung
\r\n\r\n2) TCVN 12231-2:2018 (IEC\r\n62109-2:2011), Phần 2: Yêu cầu cụ thể đối với bộ nghịch lưu
\r\n\r\n\r\n\r\n
AN TOÀN CỦA BỘ\r\nCHUYỂN ĐỔI ĐIỆN DÙNG TRONG HỆ THỐNG QUANG ĐIỆN (PV) - PHẦN 2: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI\r\nVỚI BỘ NGHỊCH LƯU
\r\n\r\nSafety of\r\npower converters for use in photovoltaic power systems - Part 2: Particular\r\nrequirements for inverters
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng và\r\nđối tượng
\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), ngoài ra:
\r\n\r\n1.1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nTiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu an\r\ntoàn cụ thể liên quan đến bộ nghịch lưu chuyển đổi điện một chiều sang xoay chiều\r\ncũng như các sản phẩm có hoặc thực hiện các chức năng của bộ nghịch lưu ngoài\r\ncác chức năng khác, trong đó, bộ nghịch lưu được sử dụng trong các hệ thống\r\nquang điện.
\r\n\r\nBộ nghịch lưu trong tiêu chuẩn này có\r\nthể là các bộ nghịch lưu nối lưới, độc lập, hoặc có nhiều chế độ, có thể được cấp\r\nđiện bởi một hoặc nhiều mô-đun quang điện được nhóm thành các cấu hình dàn PV\r\nkhác nhau và có thể được sử dụng kết hợp với acquy hoặc các dạng lưu trữ năng\r\nlượng khác.
\r\n\r\nBộ nghịch lưu có nhiều chức năng hoặc\r\nchế độ được đánh giá dựa trên tất cả các yêu cầu áp dụng cho từng chức năng và\r\nchế độ đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, ở chỗ\r\nsử dụng thuật ngữ như “bộ nghịch lưu nối lưới” nghĩa là bộ nghịch lưu nối lưới\r\nhoặc chế độ vận hành nối lưới của một bộ nghịch lưu nhiều chế độ.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không tập trung vào các\r\nyêu cầu nối lưới đối với bộ nghịch lưu nối lưới.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này củaTCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), ngoài ra:
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\nTCVN 12231-1:2018 (IEC 62109-1:2010),\r\nAn toàn của chuyển đổi dùng trong hệ thống quang điện - Phần 1: Yêu cầu chung
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), ngoài ra:
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\n3.100
\r\n\r\nDàn nối đất chức năng\r\n(functionally grounded array)
\r\n\r\nDàn PV có một dây dẫn được nối đất có\r\nchủ ý cho các mục đích không phải là an toàn, bằng cách không phù hợp với các\r\nyêu cầu đối với liên kết bảo vệ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Hệ thống này không được\r\nxem lá một dàn nối đất - xem 3.102,
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Ví dụ về nối đất chức\r\nnăng dàn bao gồm nối đất một dây dẫn qua một trở kháng hoặc chỉ tạm thời nối đất\r\ndàn cho các lý do chức năng hoặc tính năng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Trong một bộ nghịch lưu dự\r\nkiến dùng cho dàn không nối đất, sử dụng mạng đo điện trở để đo trở kháng của\r\ndàn với đất thì mạng đo đó không được coi là một dạng nối đất chức năng.
\r\n\r\n3.101
\r\n\r\nBộ nghịch lưu nối lưới\r\n(grid-interactive inverter)
\r\n\r\nBộ nghịch lưu hoặc chức năng nghịch\r\nlưu nhằm đưa điện năng vào lưới điện.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điện năng phát ra có thể hoặc\r\ncó thể không vượt quá tải cục bộ.
\r\n\r\n3.102
\r\n\r\nDàn nối đất (grounded array)
\r\n\r\nDàn PV có một dây dẫn được nối đất có\r\nchủ ý bằng cách phù hợp với các yêu cầu đối với liên kết bảo vệ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Nối đất của mạch điện lưới\r\ntrong một bộ nghịch lưu không cách ly với một dàn không nối đất khác, không tạo\r\nra một dàn nối đất. Trong tiêu chuẩn này, một hệ thống như vậy lá một dàn không\r\nnối đất do các thiết bị điện tử của bộ nghịch lưu nằm trong tuyến dòng điện sự\r\ncố từ dàn tới điểm nối đất lưới, và không được xem là cung cấp nối đất tin cậy\r\ncủa dàn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Khác với nối đất bảo vệ\r\n(nối đất thiết bị) của khung dàn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Trong một số quy phạm lắp\r\nđặt địa phương, các dàn nối đất được cho phép hoặc được yêu cầu mở kết nối dàn\r\ntới đất trong điều kiện sự cố nối đất trên dàn, đề ngắt dòng sự cố, tạm thời\r\nkhông nối đất dàn trong điều kiện sự cố. Sự sắp xếp này vẫn được coi là một dàn\r\nnối đất trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n3.103
\r\n\r\nChỉ báo sự cố (indicate a fault)
\r\n\r\nThông báo rằng một sự cố đã xảy ra,\r\ntheo 13.9.
\r\n\r\n3.104
\r\n\r\nBộ nghịch lưu (inverter)
\r\n\r\nBộ chuyển đổi điện năng, chuyển đổi\r\ndòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều một pha hoặc nhiều pha.
\r\n\r\n3.105
\r\n\r\nDòng điện cấp ngược bộ\r\nnghịch lưu\r\n(inverter backfeed current)
\r\n\r\nDòng điện lớn nhất có thể đặt vào dàn\r\nPV và dây dẫn của nó từ bộ nghịch lưu, trong điều kiện bình thường hoặc sự cố\r\nđơn.
\r\n\r\n3.106
\r\n\r\nBộ nghịch lưu cách ly (isolated\r\ninverter)
\r\n\r\nBộ nghịch lưu có tối thiểu là phân\r\ncách đơn giữa các mạch nguồn lưới và mạch PV.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Trong một bộ nghịch lưu\r\ncó nhiều mạch ngoài, có thể có cách ly giữa một số cặp mạch điện và không cách\r\nly giữa các cặp mạch điện còn lại. Ví dụ, một bộ nghịch lưu có mạch PV, mạch\r\nacquy và mạch nguồn lưới có thể cung cấp cách ly giữa mạch nguồn lưới và mạch PV,\r\nnhưng không có cách ly giữa mạch PV và mạch acquy, Trong tiêu chuẩn này, thuật\r\nngữ bộ nghịch lưu cách ly được sử dụng như được định nghĩa ở trên - đề cập đến\r\ncách ly giữa mạch nguồn lưới và mạch PV. Nếu hai mạch điện không phải mạch nguồn\r\nlưới và mạch PV được đề cập đến thì cần thêm từ ngữ bổ sung để làm rõ ý nghĩa.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Đối với một bộ nghịch lưu\r\nkhông có cách ly bên trong giữa các mạch nguồn lưới và mạch PV, nhưng được yêu cầu\r\nsử dụng với máy biến áp cách ly chuyên dụng mà không có thiết bị nào khác được\r\nkết nối vào phía bộ nghịch lưu của máy biến áp cách ly đó, thì sự kết hợp này\r\ncó thể được xem là bộ nghịch lưu cách ly. Các cấu hình khác yêu cầu phân tích ở\r\nmức hệ thống vượt quá phạm vi của tiêu chuẩn này nhưng các nguyên tắc trong\r\ntiêu chuẩn này có thể được sử dụng để phân tích.
\r\n\r\n3.107
\r\n\r\nBộ nghịch lưu nhiều chế độ (multiple\r\nmode inverter)
\r\n\r\nBộ nghịch lưu hoạt động ở nhiều hơn một\r\nchế độ, ví dụ như có chức năng nối lưới khi có điện áp nguồn lưới và chức năng\r\nđộc lập khi nguồn lưới bị ngắt điện hoặc ngắt kết nối.
\r\n\r\n3.108
\r\n\r\nBộ nghịch lưu không cách ly\r\n(non-isolated inverter)
\r\n\r\nBộ nghịch lưu mà không có tối thiểu là\r\nphân cách giữa nguồn điện lưới và mạch PV.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Xem các chú thích ở 3.106.
\r\n\r\n3.109
\r\n\r\nBộ nghịch lưu độc lập (stand-alone\r\ninverter)
\r\n\r\nbộ nghịch lưu hoặc chức năng của bộ\r\nnghịch lưu nhằm cấp nguồn điện xoay chiều cho một tải không được kết nối với\r\nnguồn lưới.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Bộ nghịch lưu độc lập có thể\r\nđược thiết kế song song với các nguồn điện khác không phải nguồn lưới (các bộ\r\nnghịch lưu khác, máy phát điện quay, vv…). Hệ thống như vậy không cấu thành hệ\r\nthống nối lưới.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này củaTCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), ngoài ra:
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong TCVN 12331-1 (IEC\r\n62109-1) và trong tiêu chuẩn này này, yêu cầu thử nghiệm chỉ liên quan đến một\r\nloại mối nguy hiểm (điện giật, cháy, v.v) được nêu trong điều cụ thể cho loại mối\r\nnguy hiểm đó. Các yêu cầu thử nghiệm liên quan đến nhiều hơn một loại mối nguy\r\nhiểm (ví dụ thử nghiệm trong điều kiện sự cố) hoặc đưa ra các điều kiện thử\r\nnghiệm chung, được cho tại Điều 4 này.
\r\n\r\n4.4 Thử nghiệm trong điều kiện sự cố\r\nđơn
\r\n\r\n4.4.4 Các điều kiện sự cố đơn được áp\r\ndụng
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\n4.4.4.15 Khả năng chịu sự cố bảo vệ đối\r\nvới bộ nghịch lưu nối lưới
\r\n\r\n4.4.4.15.1 Khả năng chịu sự cố của hệ\r\nthống theo dõi dòng điện dư
\r\n\r\nTrong trường hợp yêu cầu bảo vệ chống\r\ndòng điện nguy hiểm theo 4.8.3.5, hệ thống theo dõi dòng điện dư phải có khả\r\nnăng hoạt động đúng khi có một sự cố duy nhất, hoặc phải phát hiện sự cố hoặc mất\r\nkhả năng hoạt động và làm bộ nghịch lưu chỉ báo sự cố theo quy định tại 13.9,\r\nvà ngắt kết nối, hoặc không kết nối với nguồn lưới, không muộn hơn lần khởi động\r\nlại tiếp theo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với một bộ nghịch lưu\r\nPV, “lần khởi động lại tiếp theo” phải xảy ra không muộn hơn buổi sáng sau khi\r\nxảy ra sự cố. Hoạt động trong khoảng thời gian ít hơn một ngày được cho phép bởi\r\nvì rất ít khả năng một sự cố trong hệ thống theo dõi có thể xảy ra cùng ngày\r\nkhi một người trở nên tiếp xúc với các bộ phận mang điện nguy hiểm đóng kín\r\nbình thường của hệ thống PV, hoặc cùng ngày khi một sự cố chạm đất gây nguy cơ\r\ncháy
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm với\r\nbộ nghịch lưu nối lưới được kết nối như trong điều kiện thử nghiệm tham chiếu ở\r\nTCVN 12231-1 (IEC 62109-1). Sự cố đơn được đặt vào bộ nghịch lưu mỗi lần một sự\r\ncố, ví dụ trong mạch theo dõi dòng điện dư, các mạch điều khiển khác, hoặc\r\ntrong nguồn cung cấp điện cho các mạch đó.
\r\n\r\nĐối với từng điều kiện sự cố, bộ nghịch\r\nlưu phù hợp nếu một trong các điều sau xảy ra:
\r\n\r\na) bộ nghịch lưu ngừng hoạt động, chỉ\r\nbáo sự cố theo 13.9, ngắt kết nối khỏi nguồn lưới, và không kết nối lại sau bất\r\nkỳ trình tự tháo và kết nối lại điện PV, điện xoay chiều hoặc cả hai,
\r\n\r\nhoặc
\r\n\r\nb) bộ nghịch lưu tiếp tục hoạt động, đạt\r\nthử nghiệm theo 4.8.3.5 cho thấy hệ thống theo dõi dòng điện dư hoạt động đúng\r\ntrong điều kiện sự cố đơn và chỉ bảo sự cố theo 13.9,
\r\n\r\nhoặc
\r\n\r\nc) bộ nghịch lưu tiếp tục hoạt động, bất\r\nkể mất chức năng theo dõi dòng điện dư, nhưng không kết nối lại sau bất kỳ\r\ntrình tự tháo và kết nối lại điện PV, điện xoay chiều hoặc cả hai và chỉ báo sự\r\ncố theo 13.9.
\r\n\r\n4.4.4.15.2 Khả năng chịu sự cố của\r\ncác phương tiện ngắt kết nối tự động
\r\n\r\n4.4.4.15.2.1 Quy định chung
\r\n\r\nCác phương tiện được cung cấp để tự động\r\nngắt kết nối của một bộ nghịch lưu nối lưới khỏi nguồn lưới phải:
\r\n\r\n- ngắt kết nối tất cả các dây dẫn mang\r\ndòng điện nối đất và không nối đất khỏi nguồn lưới, và
\r\n\r\n- sao cho với một sự cố đơn đặt vào\r\nphương tiện ngắt kết nối hoặc bất kỳ vị trí nào khác trong bộ nghịch lưu thì ít\r\nnhất là cách điện chính hoặc ngăn cách đơn giản được duy trì giữa dàn PV và nguồn\r\nlưới khi phương tiện ngắt kết nối được đặt ở trạng thái mở.
\r\n\r\n4.4.4.15.2.2 Thiết kế cách điện hoặc\r\nngăn cách
\r\n\r\nThiết kế cách điện chính hoặc ngăn\r\ncách đơn giản được đề cập trong 4.4.4.15.2.1 phải phù hợp với:
\r\n\r\n- cách điện chính hoặc ngăn cách đơn\r\ngiản phải dựa trên điện áp làm việc của mạch PV, điện áp chịu xung, và quá điện\r\náp tạm thời, theo 7.3.7 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1):
\r\n\r\n- nguồn lưới phải được giả định là bị\r\nngắt kết nối;
\r\n\r\n- có thể áp dụng 7.3.7.1.2 g) của TCVN\r\n12231-1 (IEC 62109-1) nếu thiết kế kết hợp các phương tiện để giảm điện áp\r\nxung, và khi được yêu cầu bởi 7.3.7.1.2 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) thì theo\r\ndõi các phương tiện đó;
\r\n\r\n- việc xác định khe hở không khí dựa\r\ntrên điện áp làm việc ở 7.3.7 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), các giá trị của cột\r\n3 của Bảng 13 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) phải được sử dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Những yêu cầu này nhằm bảo\r\nvệ người lao động bảo dưỡng hệ thống nguồn lưới xoay chiều. Trong trường hợp\r\ncác nguồn lưới được ngắt kết nối, và mối nguy hiểm được bảo vệ là điện áp của\r\ndàn xuất hiện trên dây dẫn nguồn lưới đã ngắt kết nối cả pha -pha hoặc pha-đất.\r\nDo đó, các thông số dàn PV (điện áp làm việc, điện áp chịu xung, và quá điện áp\r\ntạm thời) xác định cách điện và ngăn cách yêu cầu. Người lao động có thể ở một\r\nvị trí khác với phương tiện ngắt kết PV bất kỳ giữa dàn và bộ nghịch lưu, hoặc\r\ncó thể không tiếp cận, vì vậy phải dựa vào cách điện hoặc ngăn cách được cung cấp\r\ntrong bộ nghịch lưu. Trong bộ nghịch lưu không cách ly, chỉ có phương tiện ngắt\r\nkết nối tự động yêu cầu ngăn cách người lao động bảo dưỡng nguồn lưới khỏi điện\r\náp PV. Trong bộ nghịch lưu cách ly, máy biến áp cách ly và các thành phần cách\r\nly khác nối tiếp với các phương tiện ngắt kết nối tự động, và ngăn cách người\r\nlao động khỏi điện áp PV trong trường hợp hỏng phương tiện ngắt kết nối tự động.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Ví dụ về bộ nghịch lưu\r\nkhông cách ly một pha: Giả thiết rằng một bộ nghịch lưu không cách ly được ấn định\r\nthông số đặc trưng cho một dàn nối với thông số đặc trưng đầu vào lớn nhất của\r\nPV là 1 000 V một chiều và nhằm sử dụng trên lưới điện xoay chiều một pha có\r\ntrung tính nối đất. Xem Hình 20 dưới đây.
\r\n\r\n- 4.4.4.15.2.1 yêu cầu thiết kế cung cấp\r\ncách điện chính sau khi đặt sự cố đơn, để bảo vệ chống nguy hiểm điện giật từ\r\nđiện áp PV cho người làm việc trên mạch nguồn lưới.
\r\n\r\n- Một phương pháp phổ biến để có được\r\nphương tiện ngắt kết nối tự động có khả năng chịu sự cố được yêu cầu là sử dụng\r\n2 rơle (a1 và b1 trên Hình 20 dưới đây) trên dây dẫn xoay chiều (dây pha) không\r\nnối đất, và 2 rơle khác (a2 và b2) trên dây dẫn nối đất (dây trung tính). Khả\r\nnăng chịu sự cố đơn được yêu cầu có thể được sắp xếp bằng cách tạo ra 2 mạch điều\r\nkhiển rơle riêng biệt (mạch điều khiển A và B), từng mạch điều khiển một rơle\r\ntrên dây pha và một rơle trên dây trung tính. Trong bất kỳ sự cố đơn nào liên\r\nquan đến một mạch-điều khiển hoặc một rơle, sẽ vẫn có ít nhất một rơle trên dây\r\npha và một rơle trên dây trung tính có thể mở đúng cách để cách ly cả dây dẫn mạch\r\nnguồn lưới với bộ nghịch lưu và với dàn.
\r\n\r\n- Ví dây trung tính nguồn lưới được nối\r\nđất trong ví dụ này, có bảo vệ sự cố đơn khỏi nguy hiểm điện giật có thể xảy ra\r\ngiữa trung tính và đất bất kể cách ly của nguồn lưới với bộ nghịch lưu và dàn\r\nPV. Do đó, nguy hiểm điện giật mà các rơle cần bảo vệ chống lại là từ dây pha của\r\nlưới đến đất hoặc trung tính.
\r\n\r\n- Trường hợp sự cố đơn ngăn ngừa một cặp\r\nrơ-le mở ra, nhưng duy trì cặp rơ le không bị sự cố còn lại có thể mb và cung cấp\r\ncách điện chính yêu cầu.
\r\n\r\n- Để xuất hiện sự cố điện giật, dòng\r\nđiện phải chạy từ dây pha của nguồn lưới, qua người, đến đất hoặc trung tính,\r\nvà trở lại các dây pha qua cả hai khe hở rơle còn lại nối tiếp. Do đó, cách điện\r\nchính yêu cầu được cung cấp bởi tổng số khe hở không khí trong hai rơle còn lại.
\r\n\r\n- Từ Bảng 12 của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), thông số đặc trưng của điện áp chịu xung đối với điện áp hệ thống mạch\r\nPV 1 000 V một chiều là 4 464 V. Từ Bảng 13 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), khe\r\nhở không khí tổng yêu cầu là 3,58 mm được chia giữa các khe hở không khí trong\r\nhai rơle còn lại. Nếu sử dụng các rơle giống nhau, mỗi rơle phải cung cấp khe hở\r\nkhông khí xấp xỉ 1,8 mm. Chiều dài đường rò yêu cầu qua các rơle mở phụ thuộc\r\nvào độ nhiễm bẩn và nhóm vật liệu, được dựa trên 1 000 V một chiều, và được\r\nchia giữa những khe hở không khí trong hai rơle còn lại.
\r\n\r\n- Phân tích tương tự có thể được thực\r\nhiện cho các hệ thống và cấu trúc liên kết bộ nghịch lưu khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 20 - Ví\r\ndụ hệ thống được xem xét trong Chú thích 2 ở trên
\r\n\r\n4.4.4.15.2.3 Kiểm tra tự\r\nđộng của các phương tiện ngắt kết nối
\r\n\r\nĐối với bộ nghịch lưu không cách ly,\r\nviệc cách ly được cung cấp bởi phương tiện ngắt kết nối tự động phải tự động được\r\nkiểm tra trước khi bộ nghịch lưu bắt đầu hoạt động. Sau khi kiểm tra cách ly, nếu\r\nkhông đạt, phương tiện ngắt kết nối vẫn hoạt động bất kỳ phải được để ở vị trí\r\nmở, ít nhất cách điện chính hoặc ngăn cách đơn giản phải được duy trì giữa đầu\r\nvào PV và nguồn lưới, bộ nghịch lưu không được bắt đầu hoạt động, và bộ nghịch\r\nlưu phải chỉ báo sự cố theo 13.9.
\r\n\r\nSự phù hợp với 4.4.4.15.2.1 đến\r\n4.4.4.15.2.3 được kiểm tra bằng cách xem xét PCE và sơ đồ, đánh giá cách điện\r\nhoặc ngăn cách được cung cấp bởi các thành phần, và đối với bộ nghịch lưu không\r\ncách ly bằng thử nghiệm sau:
\r\n\r\nVới bộ nghịch lưu nối lưới không cách\r\nly được kết nối và hoạt động như trong các điều kiện thử nghiệm tham chiếu\r\ntrong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), các sự cố đơn được đặt vào các phương tiện ngắt\r\nkết nối tự động hoặc các bộ phận liên quan khác của bộ nghịch lưu. Các sự cố phải\r\nđược chọn để làm cho tất cả hoặc một phần của phương tiện ngắt kết nối không\r\ntác động, ví dụ bằng cách hủy bỏ các phương tiện điều khiển hoặc bằng cách nối\r\ntắt một cực cơ cấu đóng cắt tại một thời điểm. Với bộ nghịch lưu đang hoạt động,\r\nsự cố được đặt vào, và sau đó điện áp đầu vào PV được loại bỏ hoặc hạ xuống dưới\r\nmức nhỏ nhất yêu cầu để bộ nghịch lưu hoạt động, để kích hoạt ngắt kết nối khỏi\r\nnguồn lưới. Điện áp đầu vào PV sau đó được nâng lên trở lại vào phạm vi hoạt động.\r\nSau khi bộ nghịch lưu hoàn thành việc kiểm tra cách ly, bất kỳ phương tiện ngắt\r\nkết nối vẫn hoạt động nào cũng phải ở vị trí mở, ít nhất là cách điện chính hoặc\r\nngăn cách đơn giản phải được duy trì giữa đầu vào PV và nguồn lưới, bộ nghịch\r\nlưu không được bắt đầu hoạt động và phải chỉ báo sự cố phù hợp với 13.9.
\r\n\r\nTrong mọi trường hợp, bộ nghịch lưu nối\r\nlưới không cách ly phải phù hợp với các yêu cầu về cách điện chính hoặc ngăn\r\ncách đơn giản giữa nguồn lưới và đầu vào PV sau khi đặt sự cố.
\r\n\r\n4.4.4.16 Bộ nghịch lưu độc lập - Thử\r\nnghiệm chuyển đổi tải
\r\n\r\nBộ nghịch lưu độc lập có chuyển mạch\r\nchuyển đổi để chuyển đổi tải xoay chiều từ nguồn lưới hoặc nguồn rẽ nhánh xoay\r\nchiều khác đến đầu ra bộ nghịch lưu phải tiếp tục hoạt động bình thường và\r\nkhông gây nguy cơ cháy hoặc nguy hiểm điện giật do kết quả của việc chuyển đổi\r\nkhác pha.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới\r\nđây. Nguồn xoay chiều rẽ nhánh được dịch chuyển 180° từ đầu ra xoay chiều của một\r\nbộ nghịch lưu một pha và 120° đối với nguồn cung cấp 3 pha. Chuyển mạch chuyển đổi\r\nphải chịu một thao tác chuyển đổi tải từ đầu ra xoay chiều của bộ nghịch lưu\r\nsang nguồn xoay chiều rẽ nhánh. Tải phải được điều chỉnh để cho công suất xoay\r\nchiều danh định lớn nhất.
\r\n\r\nĐối với một bộ nghịch lưu sử dụng một\r\nchuyển mạch rẽ nhánh có cơ cấu điều khiển ngăn ngừa chuyển đổi giữa hai nguồn\r\nxoay chiều không đồng bộ, thử nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện hoạt động\r\nsai của thành phần khi điều kiện đó có thể dẫn đến chuyển đổi khác pha giữa hai\r\nnguồn cung cấp xoay chiều.
\r\n\r\n4.4.4.17 Sự cố hệ thống làm mát - Thử\r\nnghiệm che phủ
\r\n\r\nNgoài các thử nghiệm có thể áp dụng ở 4.4.4.8\r\ncủa TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), tắc nghẽn không chủ ý của luồng không khí qua bộ\r\ntản nhiệt bên ngoài để hở phải là một trong các điều kiện sự cố cần xem xét.\r\nKhông được xảy ra nguy hiểm theo các tiêu chí ở 4.4.3 của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1) do che phủ bộ nghịch lưu theo thử nghiệm dưới đây.
\r\n\r\nThử nghiệm này không yêu cầu đối với bộ\r\nnghịch lưu được hạn chế sử dụng trong các khu vực làm việc có điện kín.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Mục đích của thử nghiệm này\r\nlà để mô phỏng việc che phủ không chủ ý có thể xảy ra sau khi lắp đặt, do thiếu\r\nnhận thức của người dùng về sự cần thiết của thông hơi đúng. Ví dụ, bộ nghịch\r\nlưu dùng cho các hệ thống dân cư có thể được lắp đặt trong các không gian như\r\nnhà kho mà ban đầu được thông hơi đúng nhưng sau đó được sử dụng để lưu giữ\r\nhàng hóa gia dụng. Trong tình huống như vậy, bộ tản nhiệt có thể có vật liệu tựa\r\nvào làm chặn đối lưu và trao đổi nhiệt với không khí xung quanh. Các thử nghiệm\r\ncho các lỗ thông hơi bị chặn và quạt bị hỏng có trong TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), nhưng không cho sự che phủ bộ tản nhiệt.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm được\r\nthực hiện theo các yêu cầu ở 4.4.2 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) cùng với yêu\r\ncầu sau đây.
\r\n\r\nBộ nghịch lưu phải được lắp theo hướng\r\ndẫn lắp đặt của nhà chế tạo. Nếu có nhiều hơn một vị trí hoặc hướng cho phép,\r\nthử nghiệm phải được thực hiện theo hướng hoặc vị trí có nhiều khả năng dẫn đến\r\ntắc nghẽn bộ tản nhiệt sau khi lắp đặt. Toàn bộ bộ nghịch lưu bao gồm bộ tản\r\nnhiệt bên ngoài bất kỳ được cung cấp phải được che phủ bằng gạc y tế có độ dày\r\nkhông nén tối thiểu là 2 cm, phủ tất cả các cánh tản nhiệt và các kênh không\r\nkhí. Gạc y tế này thay cho vài thưa theo yêu cầu ở 4.4.3.2 của TCVN 12231-1\r\n(IEC 62109-1). Bộ nghịch lưu phải hoạt động ở mức công suất lớn nhất. Thời gian\r\nthử nghiệm tối thiểu là 7 h, ngoài ra, thử nghiệm có thể dừng lại khi nhiệt độ ổn\r\nđịnh nếu không có bề mặt ngoài nào của bộ nghịch lưu có nhiệt độ lớn hơn 90 °C.
\r\n\r\n4.7 Thử nghiệm thông số đặc trưng về\r\nđiện
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\n4.7.3 Yêu cầu đo đối với cổng đầu ra\r\nxoay chiều của bộ nghịch lưu độc lập
\r\n\r\nCác phép đo điện áp và dòng điện đầu\r\nra xoay chiều trên bệ nghịch lưu độc lập phải được thực hiện bằng thiết bị đo\r\nchỉ ra giá trị hiệu dụng thực.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Một số dạng sóng đầu ra\r\nkhông hình sin của bộ nghịch lưu sẽ không được đo đúng nếu sử dụng thiết bị đo\r\nđáp ứng trung bình.
\r\n\r\n4.7.4 Điện áp và tần số đầu ra xoay\r\nchiều của bộ nghịch lưu độc lập
\r\n\r\n4.7.4.1 Quy định chung
\r\n\r\nĐiện áp và tần số xoay chiều đầu ra của\r\nbộ nghịch lưu độc lập, hoặc bộ nghịch lưu nhiều chế độ hoạt động ở chế độ độc lập,\r\nphải phù hợp với các yêu cầu ở 4.7.4.2 đến 4.7.4.5.
\r\n\r\n4.7.4.2 Điện áp đầu ra trạng thái ổn\r\nđịnh ở đầu vào một chiều danh nghĩa
\r\n\r\nĐiện áp xoay chiều đầu ra trạng thái ổn\r\nđịnh không được nhỏ hơn 90 % hoặc lớn hơn 110 % điện áp danh nghĩa danh định với\r\nbộ nghịch lưu được cung cấp giá trị danh nghĩa của nó là điện áp đầu vào một\r\nchiều.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đo điện\r\náp đầu ra xoay chiều với bộ nghịch lưu cung cấp không tải, và một lần nữa với bộ\r\nnghịch lưu cung cấp tải điện trở bằng với công suất đầu ra liên tục lớn nhất\r\ndanh định của bộ nghịch lưu ở chế độ độc lập. Điện áp đầu ra xoay chiều được đo\r\nsau khi các ảnh hưởng quá độ bất kỳ do đặt hoặc loại bỏ tải được ngừng.
\r\n\r\n4.7.4.3 Điện áp đầu ra trạng thái ổn\r\nđịnh qua dải đầu vào một chiều
\r\n\r\nĐiện áp xoay chiều đầu ra trạng thái ổn\r\nđịnh không được nhỏ hơn 85 % hoặc lớn hơn 110 % điện áp danh nghĩa danh định với\r\nbộ nghịch lưu được cung cấp có giá trị bất kỳ trong dải giá trị danh định của\r\nđiện áp đầu vào một chiều.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đo điện\r\náp xoay chiều đầu ra theo bốn bộ điều kiện: với bộ nghịch lưu cung cấp không tải\r\nvà cung cấp tải điện trở bằng với công suất đầu ra liên tục lớn nhất danh định\r\ncủa bộ nghịch lưu ở chế độ độc lập, cả ở điện áp đầu vào một chiều danh định nhỏ\r\nnhất và ở điện áp đầu vào một chiều danh định lớn nhất. Điện áp đầu ra xoay chiều\r\nđược đo sau khi các ảnh hưởng quá độ bất kỳ do đặt hoặc loại bỏ tài được ngừng.
\r\n\r\n4.7.4.4 Đáp ứng bước tải của điện áp\r\nđầu ra ở đầu vào một chiều danh nghĩa
\r\n\r\nĐiện áp đầu ra xoay chiều không được\r\nnhỏ hơn 85 % hoặc lớn hơn 110 % điện áp danh nghĩa danh định trong hơn 1,5 s\r\nsau khi đặt hoặc loại bỏ tải điện trở bằng với công suất đầu ra liên tục lớn nhất\r\ndanh định của bộ nghịch lưu ở chế độ độc lập, với bộ nghịch lưu được cung cấp\r\ncó giá trị danh nghĩa của nó là điện áp đầu vào một chiều.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đo điện\r\náp đầu ra xoay chiều sau khi bước tải điện trở từ không tải đến công suất đầu\r\nra liên tục lớn nhất danh định đầy đủ, và từ đầy tải đến không tải. Điện áp hiệu\r\ndụng đầu ra của chu kỳ hoàn chỉnh đầu tiên sau t = 1,5 s được đo, trong đó t là\r\nthời gian đo được từ khi đặt thay đổi bước tải.
\r\n\r\n4.7.4.5 Tần số đầu ra trạng thái ổn định
\r\n\r\nTần số đầu ra trạng thái ổn định không\r\nthay đổi quá phạm vi từ - 6 % đến + 4 % giá trị danh nghĩa.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đo tần số\r\nđầu ra xoay chiều theo bốn bộ điều kiện: với bộ nghịch lưu cung cấp không tải\r\nvà cung cấp tải điện trở bằng với công suất đầu ra liên tục lớn nhất danh định\r\ncủa bộ nghịch lưu ở chế độ độc lập, cả ở điện áp đầu vào một chiều danh định nhỏ\r\nnhất và ở điện áp đầu vào một chiều danh định lớn nhất. Tần số đầu ra xoay chiều\r\nđược đo sau khi các ảnh hưởng quá độ bất kỳ do đặt hoặc loại bỏ tải được ngừng.
\r\n\r\n4.7.5 Dạng sóng điện áp đầu ra của bộ\r\nnghịch lưu độc lập
\r\n\r\n4.7.5.1 Quy định chung
\r\n\r\nDạng sóng điện áp đầu ra xoay chiều của\r\nbộ nghịch lưu độc lập, hoặc bộ nghịch lưu nhiều chế độ hoạt động ở chế độ độc lập,\r\nphải phù hợp với các yêu cầu ở 4.7.5.2 đối với các đầu ra hình sin, hoặc 4.7.5.3\r\nvà 4.7.5.4 đối với các đầu ra không hình sin cố định, hoặc với các yêu cầu tải\r\nchuyên dụng ở 4.7.5.5.
\r\n\r\n4.7.5.2 Yêu cầu đối với dạng sóng điện\r\náp đầu ra hình sin
\r\n\r\nDạng sóng đầu ra xoay chiều của một bộ\r\nnghịch lưu độc lập đầu ra hình sin phải có méo hài tổng (THD) không vượt quá 10\r\n% và không có hài riêng rẽ vượt quá 6 %.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách đo THD\r\nvà điện áp hài riêng rẽ với bộ nghịch lưu cung cấp 5 % công suất hoặc công suất\r\nđầu ra khả dụng liên tục thấp nhất lớn hơn 5 %, và 50 % và 100 % công suất đầu\r\nra danh định liên tục, thành tải điện trở, với bộ nghịch lưu được cung cấp điện\r\náp đầu vào một chiều danh nghĩa. Các giới hạn ở trên liên quan đến biên độ của\r\nthành phần cơ bản ở từng mức tải ở trên. Dụng cụ đo THD phải đo tổng của các\r\nhài từ n = 2 đến n = 40 dưới dạng phần trăm của thành phần cơ bản (n = 1).
\r\n\r\n4.7.5.3 Yêu cầu đối với dạng sóng đầu\r\nra không hình sin
\r\n\r\n4.7.5.3.1 Quy định chung
\r\n\r\nDạng sóng điện áp xoay chiều đầu ra của\r\nmột bộ nghịch lưu độc lập không hình sin phải tuân theo các yêu cầu của\r\n4.7.5.3.2 đến 4.7.5.3.4.
\r\n\r\n4.7.5.3.2 Méo hài tổng
\r\n\r\nMéo hài tổng (THD) của dạng sóng điện\r\náp không được vượt quá 40 %.
\r\n\r\n4.7.5.3.3 Độ dốc dạng sóng
\r\n\r\nĐộ dốc của các cạnh tăng và giảm của\r\ncác nửa chu kỳ dương và âm của dạng sóng điện áp không được vượt quá 10 V/ms được\r\nđo giữa các điểm mà tại đó dạng sóng cố điện áp giữa 10 % và 90 % điện áp đỉnh\r\ncho nửa chu kỳ đó.
\r\n\r\n4.7.5.3.4 Điện áp đỉnh
\r\n\r\nGiá trị tuyệt đối của điện áp đỉnh của\r\ncác nửa chu kỳ dương và âm của dạng sóng không được vượt quá 1,414 lần 110 %\r\ngiá trị hiệu dụng của điện áp đầu ra xoay chiều danh nghĩa danh định.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp với 4.7.5.3.2 đến\r\n4.7.5.3.4 bằng cách đo THD, độ dốc và điện áp đỉnh của dạng sóng điện áp đầu ra\r\nvới bộ nghịch lưu cung cấp 5 % công suất hoặc công suất đầu ra khả dụng liên tục\r\nthấp nhất lớn hơn 5 %, và 50 % và 100 % công suất đầu ra danh định liên tục của\r\nnó, thành tải điện trở. Trong dải giá trị danh định của bộ nghịch lưu, từng thử\r\nnghiệm phải được thực hiện tại điện áp đầu vào một chiều tạo ra điều kiện trường\r\nhợp xấu nhất cho thử nghiệm đó. Dụng cụ đo THD phải đo tổng của các hài từ n =\r\n2 đến n = 40 dưới dạng phần trăm của thành phần cơ bản (n = 1).
\r\n\r\n4.7.5.4 Yêu cầu thông tin đối với dạng\r\nsóng không hình sin
\r\n\r\nCác hướng dẫn được cung cấp với bộ nghịch\r\nlưu độc lập không phù hợp với 4.7.5.2 phải bao gồm thông tin ở 5.3.2.6.
\r\n\r\n4.7.5.5 Yêu cầu đối với dạng sóng điện\r\náp đầu ra của bộ nghịch lưu dùng cho tải chuyên dụng
\r\n\r\nĐối với một bộ nghịch lưu chỉ sử dụng\r\nvới tải chuyên dụng đã biết, các yêu cầu sau đây có thể được sử dụng thay thế\r\ncho các yêu cầu về dạng sóng ở 4.7.5.2 đến 4.7.5.3.
\r\n\r\nSự kết hợp của bộ nghịch lưu và tải\r\nchuyên dụng phải được đánh giá để đảm bảo rằng dạng sóng đầu ra không gây ra bất\r\nkỳ nguy hiểm nào trong thiết bị tải và bộ nghịch lưu, hoặc làm cho thiết bị tải\r\nkhông phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm hiện hành.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm và\r\nphân tích. Các thử nghiệm được yêu cầu bởi tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn áp dụng\r\ncho thiết bị tải chuyên dụng, phải được thực hiện để xác định xem dạng sóng đầu\r\nra bộ nghịch lưu có gây ra sự cố không phù hợp với các yêu cầu áp dụng hay\r\nkhông. Một thử nghiệm cụ thể có thể được bỏ qua nếu phân tích cho thấy dạng\r\nsóng đầu ra sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào có thể có về các thông số liên\r\nquan đến an toàn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các ảnh hưởng có thể của dạng\r\nsóng đầu ra bao gồm, nhưng không giới hạn, các khía cạnh như gia nhiệt, khe hở\r\nkhông khí liên quan đến điện áp đỉnh của dạng sóng của bộ nghịch lưu, tăng dòng\r\nđiện đầu vào, đánh thủng cách điện rắn hoặc hỏng các thành phần do vượt quá điện\r\náp đỉnh hoặc tăng thời gian, vận hành sai của mạch điều khiển, đặc biệt là mạch\r\nbảo vệ, v.v...
\r\n\r\nBộ nghịch lưu phải được ghi nhãn ký hiệu\r\n9 và 15 của Bảng C.1 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).
\r\n\r\nHướng dẫn lắp đặt được cung cấp cùng với\r\nbộ nghịch lưu phải bao gồm thông tin trong 5.3.2.13.
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\n4.8 Thử nghiệm bổ sung cho bộ nghịch\r\nlưu nối lưới
\r\n\r\n4.8.1 Yêu cầu chung về cách ly bộ nghịch\r\nlưu và nối đất dàn
\r\n\r\nBộ nghịch lưu có thể hoặc không cung cấp\r\ncách ly về điện từ nguồn lưới đến dán PV, và dàn PV có thể hoặc không có một\r\nphía của mạch điện nối đất. Bộ nghịch lưu phải phù hợp với các yêu cầu trong Bảng\r\n30 đối với kết hợp ứng dụng của cách ly bộ nghịch lưu và nối đất dán.
\r\n\r\nBảng 30 - Các\r\nyêu cầu dựa trên cách ly bộ nghịch lưu và nối đất dàn
\r\n\r\n\r\n Nối đất\r\n dàn: \r\n | \r\n \r\n Không nối đất\r\n a hoặc nối đất chức năng \r\n | \r\n \r\n Không nối đất\r\n hoặc nối đất chức năng \r\n | \r\n \r\n Nối đất \r\n | \r\n
\r\n Cách ly bộ nghịch\r\n lưu: \r\n | \r\n \r\n Không cách\r\n ly \r\n | \r\n \r\n Cách ly \r\n | \r\n \r\n Cách ly \r\n | \r\n
\r\n Yêu cầu cách ly tối\r\n thiểu đối với bộ nghịch lưu: \r\n | \r\n \r\n Không áp dụng \r\n | \r\n \r\n Cách điện chính hoặc tăng cường b \r\nvà \r\nThử nghiệm điển hình dòng điện rò\r\n theo 4.8.3.2 (nguy hiểm điện giật) và 4.8.3.3 (nguy cơ cháy) để xác định các\r\n yêu cầu đối với điện trở cách điện nối đất của dàn và phát hiện dòng dư của\r\n dàn, xem dưới đây \r\n | \r\n |
\r\n Đo điện trở cách điện\r\n nối đất của dàn \r\n | \r\n \r\n Trước khi bắt đầu hoạt động, theo\r\n 4.8.2.1 hoặc 4.8.2.2 \r\nHoạt động khi có sự cố: chỉ báo sự cố\r\n theo 13.9 và không kết nối với nguồn lưới \r\n | \r\n \r\n Trước khi bắt đầu hoạt động, theo\r\n 4.8.2.1 hoặc 4.8.2 2 \r\nHoạt động khi có sự cố: \r\nĐối với bộ nghịch lưu có cách ly phù\r\n hợp với giới hạn dòng rò cho cả nguy hiểm điện giật và nguy cơ cháy trong “Yêu\r\n cầu cách ly tối thiểu đối với bộ nghịch lưu” ở trên, chỉ báo sự cố theo 13.9. \r\nĐối với bộ nghịch lưu có cách ly\r\n không tuân thủ các giá trị dòng điện rò nhỏ nhất ở trên, chỉ báo sự cố theo\r\n 13.9, và không kết nối với nguồn lưới. \r\n | \r\n \r\n Không yêu cầud \r\n | \r\n
\r\n Phát hiện dòng điện\r\n dư của dàn \r\n | \r\n \r\n a) 30 mA RCDc giữa bộ nghịch\r\n lưu và nguồn lưới theo 4.8.3.4, hoặc \r\nb) theo dõi cho cả dòng dư quá mức\r\n liên tục theo 4.8.3.5.1 a) và thay đổi đột ngột quá mức theo 4.8.3.5.1 b) \r\nHoạt động khi có sự cố: tắt bộ nghịch\r\n lưu, ngắt kết nối nguồn lưới và chỉ báo sự cố theo 13.9 \r\n | \r\n \r\n Không áp dụng cho bộ nghịch lưu có\r\n cách ly phù hợp với giới hạn dòng điện rò cho cả nguy hiểm điện giật và cháy\r\n theo “Yêu cầu cách ly tối thiểu đối với bộ nghịch lưu” ở trên. \r\nBộ nghịch lưu với cách ly không phù\r\n hợp với giới hạn dòng rò đối với nguy hiểm điện giật theo 4.8.3.2: yêu cầu\r\n theo dõi cho những thay đổi đột ngột về dòng dư theo 4.8.3.5.1 b) hoặc sử dụng\r\n RCD theo 4.8.3.4 \r\nBộ nghịch lưu với cách ly không phù\r\n hợp với giới hạn dòng rò đối với nguy cơ cháy theo 4.8.3.3: yêu cầu theo dõi\r\n dòng dư liên tục quá mức theo 4.8.3.5.1 a) hoặc sử dụng RCD theo 4.8.3.4 \r\nHoạt động khi có sự cố: tắt bộ nghịch\r\n lưu, ngắt kết nối nguồn lưới và chỉ báo sự cố theo 13.9. \r\n | \r\n |
\r\n CHÚ THÍCH: Một số cấu trúc liên kết\r\n bộ nghịch lưu không cách ly với một dàn nối đất có thể được công nghệ hóa,\r\n nhưng TCVN 7447-7-712 (IEC 60364-7-712) yêu cầu ngăn cách đơn giản giữa nguồn\r\n lưới và PV nếu dàn được nối đất. Một bộ nghịch lưu không cách ly mà kết nối\r\n duy nhất của dàn với đất là thông qua trung tính nguồn lưới nối đất là được\r\n phép theo TCVN 7447-7-712 (IEC 60364-7-712) vì thiết kế hệ thống không cho\r\n phép dòng điện chạy trên dây dân nối đất trong điều kiện bình thường (ngoại\r\n trừ đối với dòng rò dự kiến), và hoạt động của bất kỳ RCD nào trong hệ thống\r\n không bị ảnh hưởng . \r\na Nếu kết nối\r\n duy nhất của dàn đến đất nằm ở phía nguồn lưới của phương tiện ngắt kết nối tự\r\n động bộ nghịch lưu (thông qua kết nối trung tính với đất), thì dàn được coi\r\n là không nối đất. \r\nb Bộ nghịch\r\n lưu sử dụng với dàn có cấp điện áp quyết định DVC-A được yêu cầu sử dụng ít nhất\r\n cách điện tăng cường (ngăn cách bảo vệ) giữa dàn và các mạch DVC-B và -C, ví\r\n dụ như nguồn lưới. \r\nc Đối với một\r\n số loại bộ nghịch lưu, RCD kiểu B là bắt buộc. Xem 4.8.3.4. \r\nd Các dàn nối\r\n đất sẽ được hưởng lợi từ việc bảo vệ bổ sung được cung cấp bởi việc sử dụng\r\n phép đo điện trở cách điện với đất của dàn trước khi kết nối bộ nghịch lưu với\r\n lưới điện. Tính chất bảo vệ bổ sung này có thể làm giảm đáng kể rủi ro cháy\r\n trên các dàn nối đất do sự cố chạm đất gây ra do lắp đặt, vận hành hoặc bảo\r\n dưỡng hệ thống không đúng, dẫn đến sự cố chạm đất lần đầu không bị phát hiện,\r\n gây ra sự cố chạm đất tiếp theo. \r\n | \r\n
4.8.2 Phát hiện điện trở cách điện của\r\ndàn đối với bộ nghịch lưu dùng cho dàn không nối đất và nối đất chức năng
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các yêu cầu trong điều này\r\nliên quan đến phát hiện và đáp ứng với điện trở cách điện dàn bất thường với đất\r\nnhằm giảm nguy cơ cháy hoặc điện giật do kết nối không chủ ý giữa dàn và đất. Đối\r\nvới bộ nghịch lưu không cách ly, sự cố dàn chạm đất sẽ dẫn đến dòng điện nguy\r\nhiểm tiềm ẩn ngay khi bộ nghịch lưu kết nối với nguồn lưới, do trung tính nối đất\r\ntrên nguồn lưới, nên bộ nghịch lưu không được kết nối với nguồn lưới. Đối với bộ\r\nnghịch lưu cách ly, nếu sự cố chạm đất đầu tiên trong một dàn nồi hoặc nối đất\r\nchức năng không bị phát hiện, thì sự cố chạm đất thứ hai có thể gây ra dòng điện\r\nnguy hiểm. Việc phát hiện và chỉ báo sự cố đầu tiên là cần thiết, nhưng bộ nghịch\r\nlưu được phép kết nối và bắt đầu hoạt động, bởi vì cách ly trong bộ nghịch lưu\r\ncó nghĩa là trung tính nối đất trên nguồn lưới sẽ không tạo ra một tuyến dòng\r\nđiện trở về đối với dòng điện sự cố.
\r\n\r\n4.8.2.1 Phát hiện điện trở cách điện\r\ncủa dàn đối với bộ nghịch lưu dùng cho dàn không nối đất
\r\n\r\nBộ nghịch lưu để sử dụng với các dàn\r\nkhông nối đất phải có phương tiện để đo điện trở cách điện một chiều từ đầu vào\r\nPV (dàn) tới đất trước khi bắt đầu vận hành hoặc phải được cung cấp hướng dẫn lắp\r\nđặt theo 5.3.2.11.
\r\n\r\nNếu điện trở cách điện nhỏ hơn R =\r\n(VMAX PV/ 30 mA) ôm thì bộ nghịch lưu:
\r\n\r\n- đối với bộ nghịch lưu cách ly, phải\r\nchỉ báo sự cố theo 13.9 (cho phép hoạt động); chỉ báo sự cố phải được duy trì\r\ncho đến khi điện trở cách điện của dàn được phục hồi đến một giá trị lớn hơn giới\r\nhạn ở trên;
\r\n\r\n- đối với bộ nghịch lưu không cách ly,\r\nhoặc bộ nghịch lưu với cách ly không phù hợp với giới hạn dòng điện rò trong\r\nyêu cầu tối thiểu về cách ly bộ nghịch lưu ở Bảng 30, phải chỉ báo sự cố theo\r\n13.9 và không được kết nối với nguồn lưới; bộ nghịch lưu có thể tiếp tục thực\r\nhiện phép đo, có thể dừng chỉ báo sự cố và có thể kết nối với nguồn lưới nếu điện\r\ntrở cách điện của dàn được phục hồi về một giá trị cao hơn giới hạn ở trên.
\r\n\r\nMạch đo phải có khả năng phát hiện điện\r\ntrở cách điện dưới giới hạn ở trên, trong điều kiện bình thường và có sự cố chạm\r\nđất trong dàn PV.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp bằng cách phân\r\ntích thiết kế và thử nghiệm, như sau:
\r\n\r\nSự phù hợp với với các giá trị của\r\ndòng điện phải được xác định bằng cách sử dụng thiết bị đo giá trị hiệu dụng\r\nđáp ứng cả hai thành phần xoay chiều và một chiều của dòng điện, với băng thông\r\ntối thiểu là 2 kHz.
\r\n\r\nBộ nghịch lưu phải được kết nối với\r\nnguồn PV và các nguồn xoay chiều như được quy định trong các điều kiện thử nghiệm\r\ntham chiếu ở TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoại trừ điện áp PV được đặt thấp hơn\r\nđiện áp làm việc nhỏ nhất yêu cầu để bắt đầu hoạt động của bộ nghịch lưu. Một\r\nđiện trở nhỏ hơn giới hạn trên 10 % phải được nổi giữa đất và từng đầu nối đầu\r\nvào PV của bộ nghịch lưu lần lượt và sau đó điện áp đầu vào PV sẽ được nâng lên\r\nmột giá trị đủ cao để khởi động hoạt động của bộ nghịch lưu. Bộ nghịch lưu phải\r\nchỉ báo sự cố theo 13.9 và thực hiện hoạt động (hoạt động hoặc không hoạt động\r\nnếu có) được yêu cầu ở trên.
\r\n\r\nKhông yêu cầu phải thử nghiệm tất cả đầu\r\nnối đầu vào PV nếu phân tích thiết kế cho thấy rằng một hoặc nhiều đầu nối có\r\nthể có kết quả tương tự, ví dụ như nhiều đầu vào chuỗi PV song song.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điện trở nối đất của nguồn\r\ncung cấp một chiều hoặc dàn mô phỏng được sử dụng để cấp nguồn cho bộ nghịch\r\nlưu trong thử nghiệm này thì phải được tính đến trừ khi nó đủ lớn để không ảnh\r\nhưởng đáng kể đến kết quả thử nghiệm.
\r\n\r\n4.8.2.2 Phát hiện điện trở cách điện\r\ncủa dàn đối với bộ nghịch lưu dùng cho các dàn được nối đất chức năng
\r\n\r\nBộ nghịch lưu nối đất chức năng dàn\r\nthông qua điện trở có chủ ý tích hợp với bộ nghịch lưu, phải đáp ứng các yêu cầu\r\ntrong a) và c), hoặc b) và c) dưới đây:
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nhà thiết kế hệ thống sử dụng\r\nđiện trở giữa dàn và đất mà không tích hợp với bộ nghịch lưu, phải xem xét nguy\r\nhiểm điện giật trên dàn có được tạo ra hay không hoặc làm tồi tệ hơn do đưa\r\nthêm điện trở, dựa trên thiết kế dàn, giá trị điện trở, bảo vệ chống tiếp xúc\r\ntrực tiếp với dàn, v.v... Yêu cầu cho những xem xét này không được nêu ở đáy bởi\r\nvì nếu bộ nghịch lưu không có điện trở thì nó không phải là nguyên nhân gây ra,\r\ncũng không có khả năng bảo vệ chống nguy hiểm.
\r\n\r\na) Giá trị của tổng điện trở, bao gồm\r\nđiện trở có chủ ý cho nối đất chức năng của dàn, điện trở cách điện dự kiến của\r\ndàn đến đất và điện trở của bất kỳ mạng nào khác được nối đất (ví dụ mạng đo)\r\nkhông được thấp hơn R = (VMAX PV/ 30 mA) ôm. Điện trở cách điện\r\ndự kiến của dàn đến đất phải được tính dựa trên một điện trở cách điện của dàn\r\nlà 40 MΩ/m2, với diện tích bề mặt của các tấm được biết, hoặc được\r\ntính dựa trên thông số đặc trưng về công suất của bộ nghịch lưu và hiệu quả của\r\ncác tấm trong trường hợp xấu nhất mà bộ nghịch lưu được thiết kế để sử dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nhà thiết kế nên cân nhắc\r\nviệc thêm biên thiết kế, dựa trên các xem xét như lão hóa tám PV, sẽ làm giảm\r\nđiện trở cách điện dàn theo thời gian và bất kỳ thành phần xoay chiều nào của\r\ndòng điện rò do điện dung dàn gây ra. Đo điện trở cách điện của dàn ở điểm c)\r\ndưới đây sẽ đảm bảo rằng tổng điện trở không quá thấp và hệ thống vẫn an toàn,\r\nnhưng nếu biên thiết kế không đủ, hệ thống sẽ từ chối kết nối sau khi kiểm tra\r\nđiện trở cách điện dàn.
\r\n\r\nHướng dẫn lắp đặt phải bao gồm thông\r\ntin được yêu cầu trong 5.3.2.12.
\r\n\r\nb) Để thay thế cho a), hoặc nếu giá trị\r\nđiện trở tháp hơn a) được sử dụng, bộ nghịch lưu phải kết hợp các phương tiện để\r\nphát hiện, trong khi hoạt động, nếu tổng dòng điện qua điện trở và bất kỳ mạng song\r\nsong nào (ví dụ như mạng đo), vượt quá giá trị dòng điện dư và thời gian trong\r\nBảng 31 và phải ngắt kết nối điện trở hoặc giới hạn dòng điện bằng các phương\r\ntiện khác. Nếu bộ nghịch lưu là một bộ nghịch lưu không cách ly, hoặc có cách\r\nly không phù hợp với các giới hạn dòng điện rò trong các yêu cầu cách ly bộ nghịch\r\nlưu nhỏ nhất trong Bảng 30, thì cũng phải ngắt kết nối khỏi nguồn lưới.
\r\n\r\nBộ nghịch lưu có thể cố gắng tiếp tục\r\nhoạt động bình thường nếu điện trở cách điện dàn được phục hồi đến một giá trị\r\ncao hơn giới hạn trong 4.8.2.1.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với bộ nghịch lưu để đo\r\nđiện trở cách điện dàn và đáp ứng giới hạn trong 4.8.2.1, điện trở nối đất chức\r\nnăng của dàn sẽ cần duy trì ngắt kết nối (hoặc các phương tiện giới hạn dòng điện\r\nphải duy trì tác dụng) cho đền sau khi đo trở kháng cách điện dàn được thực hiện.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp với a) hoặc b) bằng\r\ncách phân tích thiết kế và đối với trường hợp b) ở trên, bằng thử nghiệm để\r\nphát hiện những thay đổi đột ngột về dòng điện dư trong 4.8.3.5.3.
\r\n\r\nc) Bộ nghịch lưu phải có phương tiện để\r\nđo điện trở cách điện một chiều từ đầu vào PV đến đất trước khi bắt đầu hoạt động,\r\ntheo 4.8.2.1.
\r\n\r\n4.8.3 Phát hiện dòng điện dư của dàn
\r\n\r\n4.8.3.1 Quy định chung
\r\n\r\nCác dàn không nối đất hoạt động ở điện\r\náp DVC-B và DVC-C có thể gây ra nguy hiểm điện giật nếu tiếp xúc với các bộ phận\r\nmang điện và tuyến trở về cho dòng điện chạm tồn tại. Trong một bộ nghịch lưu\r\nkhông cách ly, hoặc một bộ nghịch lưu cách ly không giới hạn đầy đủ dòng điện\r\nchạm hiện có, kết nối của nguồn lưới đến đất (tức là trung tính nối đất) cung cấp\r\nmột tuyến trở về dòng điện chạm nếu một người vô tình chạm vào các bộ phận mang\r\nđiện của dàn và đất cùng lúc. Các yêu cầu trong điều này cung cấp thêm bảo vệ\r\nkhỏi nguy hiểm điện giật thông qua việc sử dụng các bộ phát hiện dòng điện dư\r\n(RCD) theo 4.8.3.4 hoặc theo dõi những thay đổi đột ngột về dòng điện dư theo\r\n4.8.3.5, trừ khi không yêu cầu sử dụng các bộ phát hiện này trong bộ nghịch lưu\r\ncách ly trong đó cách điện cho các giới hạn dòng điện chạm sẵn có đến dưới 30\r\nmA khi được thử nghiệm theo 4.8.3.2.
\r\n\r\nCác dàn không nối đất và nối đất có thể\r\ntạo ra nguy cơ cháy nếu xảy ra sự cố chạm đất cho phép dòng điện quá lớn chạy\r\nqua các bộ phận hoặc cấu trúc dẫn điện không dự kiến mang dòng điện. Các yêu cầu\r\ntrong điều này cung cấp bảo vệ bổ sung chống lại nguy hiểm cháy bằng cách áp dụng\r\nRCD theo 4.8.3.4 hoặc bằng cách theo dõi dòng điện dư liên tục vượt quá theo\r\n4.8.3.5, trừ khi không yêu cầu sử dụng các bộ phát hiện này trong bộ nghịch lưu\r\ncách ly trong đó cách điện cho các giới hạn dòng điện chạm sẵn có đến dưới:
\r\n\r\n- 300 mA hiệu dụng cho bộ nghịch lưu với\r\ncông suất đầu ra liên tục danh định < 30 kVA, hoặc
\r\n\r\n- 10 mA hiệu dụng trên mỗi kVA của\r\ncông suất đầu ra liên tục danh định cho bộ nghịch lưu với công suất đầu ra liên\r\ntục danh định > 30 kVA.
\r\n\r\nkhi thử nghiệm theo 4.8.3.3.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong các đoạn trên và\r\ntrong các thử nghiệm dưới đây, dòng điện được xác định theo các cách khác nhau.\r\nGiới hạn 30 mA về dòng điện chạm được thử nghiệm bằng cách sử dụng mô hình cơ\r\nthể người chạm vào mạch thử nghiệm dòng điện chạm, vì yêu cầu này liên quan đến\r\nnguy hiểm điện giật. Giới hạn dòng điện đối với mục đích nguy cơ cháy được đo bằng\r\ncách sử dụng một ampe mét tiêu chuẩn và không có mạch mô hình cơ thể người vì\r\nnguy cơ cháy liên quan đến dòng điện trong dây dẫn ngoài ý muốn, không phải\r\ndòng điện trong cơ thể người.
\r\n\r\n4.8.3.2 Thử nghiệm điển hình dòng điện\r\nchạm 30 mA đối với bộ nghịch lưu cách ly
\r\n\r\nSự phù hợp với giới hạn 30 mA trong\r\n4.8.3.1 được thử nghiệm với bộ nghịch lưu được kết nối và hoạt động trong điều\r\nkiện thử nghiệm tham chiếu, ngoài ra, nguồn cung cấp một chiều cho bộ nghịch\r\nlưu không được có kết nối với đất, và nguồn lưới cấp cho bộ nghịch lưu phải có\r\nmột cực nối đất. Có thể chấp nhận (và có thể cần thiết) loại bỏ các chức năng\r\nphát hiện điện trở cách điện của dàn trong quá trình thử nghiệm này. Mạch điện\r\nđo dòng điện chạm ở IEC 60990, Hình 4 được kết nối từ từng đầu nối của dàn đến\r\nđất, một đầu nối tại một thời điểm. Dòng điện chạm thu được được ghi lại và so\r\nsánh với giới hạn 30 mA, để xác định các yêu cầu đối với điện trở cách điện dàn\r\nvới đất và phát hiện dòng điện dư của dàn trong Bảng 30.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Để thuận tiện, thử nghiệm\r\nIEC 60990 Hình 4 được cho trong Phụ lục H của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Cần chú ý đến tác động\r\nlên phép đo dòng điện chạm mà điện dung giữa các nguồn thử nghiệm bên ngoài và\r\nđất có thể gây ra lên kết quả (ví dụ một nguồn cung cấp một chiều với các tụ điện\r\nnối đất có thể tăng dòng điện chạm đo được trừ khi nguồn cấp một chiều không nối\r\nđất cùng với PCE cần thử nghiệm).
\r\n\r\n4.8.3.3 Thử nghiệm điển hình dòng điện\r\ndư gây nguy cơ cháy đối với bộ nghịch lưu cách ly
\r\n\r\nSự phù hợp với giới hạn 300 mA hoặc 10\r\nmA cho mỗi kVA giới hạn trong 4.8.3.1 được thử nghiệm với bộ nghịch lưu được kết\r\nnối và hoạt động trong điều kiện thử nghiệm tham chiếu, ngoài ra, nguồn cung cấp\r\nmột chiều cho bộ nghịch lưu không được có kết nối với đất, và nguồn lưới cấp\r\ncho bộ nghịch lưu phải có một cực nối đất. Có thể chấp nhận (và có thể cần thiết)\r\nloại bỏ các chức năng phát hiện điện trở cách điện của dàn trong quá trình thử\r\nnghiệm này. Một ampe mét được kết nối từ từng đầu nối đầu vào PV của bộ nghịch\r\nlưu đến đất, một đầu nối tại một thời điểm. Ampe mét được sử dụng phải là thiết\r\nbị đo giá trị hiệu dụng đáp ứng với cả hai thành phần xoay chiều và một chiều của\r\ndòng điện, với băng thông tối thiểu là 2 kHz.
\r\n\r\nDòng điện được ghi lại và so sánh với\r\ngiới hạn trong 4.8.3.1, để xác định các yêu cầu đối với điện trở cách điện của\r\ndàn với đất và phát hiện dòng điện dư của dàn trong Bảng 30.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cần chú ý đến tác động lên\r\nphép đo dòng điện chạm mà điện dung giữa các nguồn thử nghiệm bên ngoài và đất\r\ncó thể gây ra lên kết quả (ví dụ một nguồn cung cấp một chiều với các tụ điện nối\r\nđất có thể tăng dòng điện chạm đo được trừ khi nguồn cấp một chiều không nối đất\r\ncùng với PCE cần thử nghiệm).
\r\n\r\n4.8.3.4 Bảo vệ bằng cách sử dụng RCD
\r\n\r\nYêu cầu bảo vệ bổ sung trong 4.8.3.1\r\ncó thể được đáp ứng bằng cách cung cấp một RCD với chế độ đặt dòng điện dư là\r\n30 mA, nằm giữa bộ nghịch lưu và nguồn lực. Việc lựa chọn kiểu RCD để đảm bảo\r\nkhả năng tương thích với bộ nghịch lưu phải được thực hiện theo các quy tắc lựa\r\nchọn RCD trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1). RCD có thể được cung cấp tích hợp với\r\nbộ nghịch lưu, hoặc có thể được cung cấp bởi người lắp đặt nếu mô tả chi tiết về\r\nvị trí, kiểu, giá trị đặc trưng RCD được đưa ra trong hướng dẫn lắp đặt ở 5.3.2.9.
\r\n\r\n4.8.3.5 Bảo vệ bằng cách theo dõi\r\ndòng điện dư
\r\n\r\n4.8.3.5.1 Quy định chung
\r\n\r\nKhi Bảng 30 yêu cầu, bộ nghịch lưu phải\r\ncung cấp phương tiện theo dõi dòng điện dư hoạt động bất cứ khi nào bộ nghịch\r\nlưu được kết nối với nguồn lưới với phương tiện ngắt kết nối tự động ở vị trí\r\nđóng. Các phương tiện theo dõi dòng điện dư phải đo tổng dòng điện hiệu dụng (cả\r\nhai thành phần xoay chiều và một chiều).
\r\n\r\nNhư được chỉ ra trong Bảng 30 đối với\r\ncác loại bộ nghịch lưu, loại dàn và mức cách ly bộ nghịch lưu khác nhau có thể\r\nviệc phát hiện có thể được yêu cầu đối với dòng điện dư liên tục quá mức, thay\r\nđổi đột ngột quá mức dòng điện dư, hoặc cả, theo các giới hạn sau:
\r\n\r\na) Dòng điện dư liên tục: Bộ nghịch\r\nlưu phải ngắt kết nối trong 0,3 s và chỉ báo sự cố theo 13.9 nếu dòng điện dư\r\nliên tục vượt quá:
\r\n\r\n- lớn nhất 300 mA đối với bộ nghịch\r\nlưu có công suất đầu ra liên tục danh định < 30 kVA;
\r\n\r\n- lớn nhất 10 mA trên mỗi kVA công suất\r\nđầu ra liên tục danh định đối với bộ nghịch lưu có công suất đầu ra liên tục\r\ndanh định > 30 kVA.
\r\n\r\nCó thể cố gắng kết nối lại bộ nghịch\r\nlưu nếu điện trở cách điện của dàn đáp ứng giới hạn trong 4.8.2.
\r\n\r\nb) Thay đổi đột ngột dòng điện dư: Bộ\r\nnghịch lưu phải ngắt kết nối với nguồn lưới trong khoảng thời gian quy định\r\ntrong Bảng 31 và chỉ báo sự cố theo 13.9, nếu phát hiện dòng điện dư hiệu dụng\r\ntăng đột ngột vượt quá giá trị trong bảng.
\r\n\r\nBảng 31 - Giới\r\nhạn thời gian đáp ứng cho những thay đổi đột ngột trong dòng dư
\r\n\r\n\r\n Thay đổi đột\r\n ngột dòng điện dư \r\n | \r\n \r\n Thời gian tối\r\n đa cho việc ngắt kết nối bộ nghịch lưu khỏi nguồn lưới \r\n | \r\n
\r\n 30 mA \r\n | \r\n \r\n 0,3 s \r\n | \r\n
\r\n 60 mA \r\n | \r\n \r\n 0,15 s \r\n | \r\n
\r\n 150 mA \r\n | \r\n \r\n 0.04 s \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH: Các giá trị dòng điện dư và\r\nthời gian được dựa trên TCVN 6950-1 (IEC 61008-1) về RCD.
\r\n\r\nNgoài ra:
\r\n\r\n- không yêu cầu theo dõi điều kiện\r\nliên tục trong a) đối với bộ nghịch lưu có cách ly phù hợp với 4.8.3.3;
\r\n\r\n- không yêu cầu theo dõi những thay đổi\r\nđột ngột trong b) đối với một bộ nghịch lưu với cách ly phù hợp 4.8.3.2.
\r\n\r\n- Có thể cố gắng kết nối lại bộ nghịch\r\nlưu nếu điện trở cách điện của dàn đáp ứng giới hạn trong 4.8.2.
\r\n\r\nKiểm tra sự phù hợp với điểm a) và b)\r\nbằng các thử nghiệm trong 4.8.3.5.2 và 4.8.3.5.3 tương ứng. Việc phù hợp với\r\ncác giá trị của dòng điện phải được xác định bằng cách sử dụng thiết bị đo giá\r\ntrị hiệu dụng đáp ứng với cả hai thành phần xoay chiều và một chiều của dòng điện,\r\nvới băng thông tối thiểu là 2 kHz. Một ví dụ về mạch thử nghiệm được đưa ra\r\ntrong Hình 21.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Đối với thử nghiệm dòng điện dư liên tục,\r\nR1 thiết lập dòng điện cơ bản ngay dưới điểm nhả, và R2 được đóng gây\r\nra dòng điện vượt quá điểm nhả. Tụ C1 không được sử dụng.
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm dòng điện dư thay đổi\r\nđột ngột, C1 thiết lập dòng điện cơ sở và R1 hoặc R2 được chuyển mạch để tạo ra\r\ngiá trị mong muốn về thay đổi đột ngột. Điện trở còn lại không được sử dụng.
\r\n\r\nHình 21 - Ví\r\ndụ mạch thử nghiệm cho thử nghiệm phát hiện dòng điện dư
\r\n\r\n4.8.3.5.2 Thử nghiệm phát hiện quá\r\ndòng điện dư liên tục
\r\n\r\nMột điện trở có thể điều chỉnh bên\r\nngoài được kết nối từ đất đến một đầu nối đầu vào PV của bộ nghịch lưu. Điện trở\r\nphải được giảm từ từ để thoát khỏi giới hạn dòng điện dư trong a) ở trên, cho đến\r\nkhi bộ nghịch lưu ngắt kết nối. Việc này xác định mức độ nhà thực tế của mẫu thử\r\nnghiệm phải nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn dòng điện liên tục ở trên. Đề thử nghiệm\r\nthời gian nhả, điện trở thử nghiệm sau đó được điều chỉnh để thiết lập dòng điện\r\ndư với giá trị xấp xỉ 10 mA dưới mức nhả thực tế. Một điện trở bên ngoài thứ\r\nhai, được điều chỉnh để gây ra dòng điện dư khoảng 20 mA, được kết nối thông\r\nqua một chuyển mạch từ đất đến cùng đầu nối đầu vào PV với điện trở đầu tiên.\r\nChuyển mạch được đóng lại, tăng dòng điện dư lên một mức cao hơn mức nhả được\r\nxác định ở trên. Thời gian phải được đo từ thời điểm điện trở thứ hai được kết\r\nnối cho đến khi bộ nghịch lưu ngắt kết nối khỏi nguồn lưới, được xác định bằng\r\ncách quan sát dòng đầu ra của bộ nghịch lưu và đo thời gian cho đến khi dòng điện\r\ngiảm về 0.
\r\n\r\nThử nghiệm này phải được lặp lại 5 lần,\r\nvà đối với cả 5 lần thử, thời gian ngắt kết nối không vượt quá 0,3 s.
\r\n\r\nCác thử nghiệm được lặp lại cho từng đầu\r\nnối đầu vào PV. Không yêu cầu phải thử tất cả các đầu nối đầu vào PV nếu phân\r\ntích thiết kế chỉ ra rằng một hoặc nhiều đầu nối có thể có kết quả tương tự, ví\r\ndụ trong trường hợp có nhiều đầu vào chuỗi PV nối song song.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các giá trị xấp xỉ 10 mA và\r\n20 mA ở trên không quan trọng, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thay\r\nđổi dòng điện dư được đặt đủ nhỏ để kích hoạt ngắt kết nối do hệ thống phát hiện\r\ndòng dư liên tục, không phải do thay đổi đột ngột hệ thống phát hiện dòng dư.
\r\n\r\n4.8.3.5.3 Thử nghiệm phát hiện các\r\nthay đổi đột ngột dòng điện dư
\r\n\r\nThử nghiệm này cho thấy chức năng thay\r\nđổi đột ngột dòng điện dư hoạt động trong giới hạn cho dòng điện dư và thời\r\ngian nhả, ngay cả khi thay đổi đột ngột được chồng lên mức cơ sở đã có trước của\r\ndòng điện dư liên tục.
\r\n\r\na) Thiết lập mức cơ sở đã có trước của\r\ndòng điện dư liên tục: Một điện dung có thể điều chỉnh được kết nối với một đầu\r\nnối PV. Điện dung này được tăng từ từ cho đến khi bộ nghịch lưu ngắt kết nối bằng\r\nchức năng phát hiện dòng điện dư liên tục. Điện dung sau đó được hạ xuống sao\r\ncho dòng điện dư liên tục được giảm xuống dưới mức ngắt kết nối, bằng một lượng\r\ntương đương khoảng 150 % giá trị thay đổi đột ngột dòng điện dư trong 4.8.3.5.1\r\nb) cần thử nghiệm (ví dụ 45 mA cho thử nghiệm 30 mA) và bộ nghịch lưu được khởi\r\nđộng lại.
\r\n\r\nb) Đặt thay đổi đột ngột dòng điện dư:\r\nMột điện trở bên ngoài, được điều chỉnh trước để gây ra dòng điện dư 30 mA, được\r\nkết nối thông qua một chuyển mạch từ đất đến cùng đầu nối đầu vào PV như điện\r\ndung ở bước a) ở trên. Thời gian phải được đo từ thời điểm chuyển mạch đóng (tức\r\nlà kết nối điện trở và đặt thay đổi đột ngột dòng điện dư) cho đến khi bộ nghịch\r\nlưu ngắt kết nối khỏi lưới, được xác định bằng cách quan sát dòng đầu ra bộ nghịch\r\nlưu và đo thời gian cho đến khi dòng điện giảm xuống 0. Tất cả các thử nghiệm\r\nnày được lặp lại 5 lần, và tất cả 5 kết quả không được vượt quá giới hạn thời\r\ngian được chỉ ra trong hàng 30 mA của Bảng 31.
\r\n\r\nCác bước a) và b) sau đó phải được lặp\r\nlại cho các giá trị 60 mA và 150 mA và thời gian trong Bảng 31.
\r\n\r\nCác bước của thử nghiệm ở trên phải được\r\nlập lại cho từng đầu nối PV. Không bắt buộc phải thử nghiệm tất cả các đầu nối\r\nđầu vào PV nếu phân tích thiết kế chỉ ra rằng một hoặc nhiều đầu nối có thể có\r\nkết quả tương tự, ví dụ trong trường hợp các đầu vào dàn PV nối song song.
\r\n\r\nNếu cấu trúc liên kết bộ nghịch lưu mà\r\nthành phần xoay chiều của điện áp trên các đầu nối PV là rất nhỏ, có thể cần một\r\nlượng điện dung rất lớn để thực hiện bước a) của thử nghiệm này. Trong trường hợp\r\nnày thì cho phép sử dụng điện trở thay thế hoặc bổ sung điện dung để đạt được\r\nlượng dòng điện dư cần thiết. Phương pháp này có thể không được sử dụng trên\r\ncác cấu trúc liên kết bộ nghịch lưu mà một thành phần xoay chiều trên các đầu nối\r\nPV bằng hoặc lớn hơn giá trị hiệu dụng của điện áp nguồn đã chỉnh lưu nửa sóng.
\r\n\r\nĐối với bộ nghịch lưu có thông số đặc\r\ntrưng công suất cao, vi giới hạn tăng theo thông số đặc trưng công suất, có thể\r\ncần một lượng điện dung rất lớn để thực hiện bước a) của thử nghiệm này. Trong\r\ntrường hợp điều này là không thực tế thì cho phép sử dụng điện trở thay thế hoặc\r\nbổ sung điện dung để đạt được lượng dòng điện dư cần thiết. Phương pháp này chỉ\r\ncó thể được sử dụng nếu phân tích phương pháp phát hiện và mạch chứng minh rằng\r\nhệ thống phát hiện có thể đo chính xác các loại điện trở, điện dung và cả hai\r\nkiểu dòng điện.
\r\n\r\n4.8.3.6 Hệ thống nằm trong khu vực\r\nlàm việc có điện kín
\r\n\r\nĐối với các hệ thống trong đó bộ nghịch\r\nlưu và dàn PV DVC-B hoặc DVC-C nằm trong khu vực làm việc có điện kín, bảo vệ\r\nchống nguy hiểm điện giật trên dàn PV trong 4.8.2.1, 4.8.2.2, 4.8.3.2, 4.8.3.4\r\nvà 4,8,3,5. 1 b) không bắt buộc nếu thông tin lắp đặt cung cấp với bộ nghịch\r\nlưu chỉ ra hạn chế sử dụng trong khu vực làm việc có điện kín và chỉ ra hình thức\r\nbảo vệ nguy hiểm điện giật và không được cung cấp tích hợp với bộ nghịch lưu,\r\nphù hợp với 5.3.2.7. Bộ nghịch lưu phải được ghi nhãn như 5.2.2.6.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), ngoài ra:
\r\n\r\n5.1 Ghi nhãn
\r\n\r\n5.1.4 Thông số đặc trưng thiết bị
\r\n\r\nThay thế:
\r\n\r\nNgoài các ghi nhãn được yêu cầu trong\r\ncác điều còn lại của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) và trong tiêu chuẩn này, các\r\nthông số đặc trưng trong Bảng 32 phải được ghi nhãn rõ ràng và vĩnh viễn trên bộ\r\nnghịch lưu tại nơi dễ thấy sau khi lắp đặt. Chỉ những thông số đặc trưng được\r\náp dụng dựa trên kiểu bộ nghịch lưu được yêu cầu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Ví dụ, đại lượng đầu vào\r\nxoay chiều chỉ được yêu cầu cho bộ nghịch lưu có cổng đầu vào xoay chiều ngoài\r\ncổng đầu ra xoay chiều, hoặc một cổng xoay chiều có thể hoạt động như một đầu\r\nvào có một hoặc nhiều chế độ.
\r\n\r\nBảng 32 -\r\nThông số đặc trưng của bộ nghịch lưu - Yêu cầu ghi nhãn
\r\n\r\n\r\n Thông số đặc\r\n trưng \r\n | \r\n \r\n Đơn vị \r\n | \r\n
\r\n Thông số đặc trưng\r\n đầu vào PV \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Vmax PVa (lớn nhất tuyệt\r\n đối) \r\n | \r\n \r\n d.c.V \r\n | \r\n
\r\n Isc PVa (lớn nhất tuyệt đối) \r\n | \r\n \r\n d.c.A \r\n | \r\n
\r\n Thông số đặc trưng\r\n đầu ra xoay chiều \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điện áp (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n a.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n a.c.A \r\n | \r\n
\r\n Tần số (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n Hz \r\n | \r\n
\r\n Công suất (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n W hoặc VA \r\n | \r\n
\r\n Dải hệ số công suất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông số đặc trưng\r\n dầu vào xoay chiều \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điện áp (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n a.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n a.c.A \r\n | \r\n
\r\n Tần số (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n Hz \r\n | \r\n
\r\n Thông số đặc trưng\r\n đầu vào một chiều (không phải dàn PV) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điện áp (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n d.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n d.c.A \r\n | \r\n
\r\n Thông số đặc trưng\r\n đầu ra một chiều \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điện áp (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n d.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n d.c.A \r\n | \r\n
\r\n Cấp bảo vệa (I,\r\n II, hoặc III) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cấp bảo vệ chống\r\n xâm nhập (IP) theo TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n a Các thuật\r\n ngữ này được định nghĩa trong Điều 3 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1). \r\n | \r\n
Bộ nghịch lưu được điều chỉnh cho nhiều\r\nhơn một điện áp đầu ra danh nghĩa phải được ghi nhãn để chỉ ra điện áp cụ thể\r\nmà nó được thiết lập khi vận chuyển từ nhà máy. Có thể chấp nhận việc ghi nhãn\r\nnày dưới dạng thẻ có thể tháo rời hoặc phương pháp không vĩnh viễn khác.
\r\n\r\n5.2 Ghi nhãn cảnh báo
\r\n\r\n5.2.2 Nội dung ghi nhãn cảnh báo
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\n5.2.2.6 Bộ nghịch lưu dùng cho khu vực\r\nlàm việc có điện kín
\r\n\r\nKhi được yêu cầu bởi 4.8.3.6, một bộ\r\nnghịch lưu không được bảo vệ đầy đủ khỏi nguy hiểm điện giật trên dàn PV phải\r\nđược ghi nhãn cảnh báo rằng bộ nghịch lưu chỉ được sử dụng trong khu vực làm việc\r\ncó điện kín và tham khảo hướng dẫn lắp đặt.
\r\n\r\n5.3 Tài liệu
\r\n\r\n5.3.2 Thông tin liên quan đến lắp đặt
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\n5.3.2.1 Thông số đặc trưng
\r\n\r\nĐiều 5.3.2 của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1) yêu cầu tài liệu bao gồm thông tin thông số đặc trưng cho từng đầu vào\r\nvà đầu ra. Đối với bộ nghịch lưu, thông tin này phải như trong Bảng 33 dưới\r\nđây. Chỉ những thông số đặc trưng được áp dụng dựa trên loại bộ nghịch lưu được\r\nyêu cầu.
\r\n\r\nBảng 33 -\r\nThông số đặc trưng của bộ nghịch lưu - Yêu cầu về tài liệu
\r\n\r\n\r\n Thông số đặc\r\n trưng \r\n | \r\n \r\n Đơn vị \r\n | \r\n
\r\n Đại lượng đầu vào\r\n PV \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Vmax PVa (lớn nhất tuyệt\r\n đối) \r\n | \r\n \r\n d.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dải điện áp vận hành đầu vào lớn nhất \r\n | \r\n \r\n d.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện đầu vào PV hoạt động lớn nhất \r\n | \r\n \r\n d.c.A \r\n | \r\n
\r\n Isc PVa (lớn nhất tuyệt đối) \r\n | \r\n \r\n d.c.A \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện cấp ngược lớn nhất từ bộ\r\n nghịch lưu đến dàn \r\n | \r\n \r\n a.c hoặc d.c.A \r\n | \r\n
\r\n Đại lượng đầu ra\r\n xoay chiều \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điện áp (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n a.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n a.c.A \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (khởi động) \r\n | \r\n \r\n a.c.A (đỉnh và khoảng thời gian) \r\n | \r\n
\r\n Tần số (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n Hz \r\n | \r\n
\r\n Công suất (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n W hoặc VA \r\n | \r\n
\r\n Dải hệ số công suất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện sự cố đầu ra lớn nhất \r\n | \r\n \r\n a.c.A (đỉnh và khoảng thời gian) hoặc\r\n hiệu dụngb \r\n | \r\n
\r\n Bảo vệ quá dòng đầu ra lớn nhất \r\n | \r\n \r\n a.c.A \r\n | \r\n
\r\n Đại lượng đầu vào\r\n xoay chiều \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điện áp (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n a.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n a.c.A \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (khởi động) \r\n | \r\n \r\n a.c A (đỉnh và khoảng\r\n thời gian) \r\n | \r\n
\r\n Tần số (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n Hz \r\n | \r\n
\r\n Đại lượng đầu vào một\r\n chiều (không phải dàn PV) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điện áp (danh nghĩa hoặc dải) \r\n | \r\n \r\n d.c.V \r\n | \r\n
\r\n Điện áp acquy danh nghĩa \r\n | \r\n \r\n d.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n d.c.A \r\n | \r\n
\r\n Đại lượng đầu ra một\r\n chiều \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điện áp (danh nghĩa hoặc dài) \r\n | \r\n \r\n d.c.V \r\n | \r\n
\r\n Điện áp acquy danh nghĩa \r\n | \r\n \r\n d.c.V \r\n | \r\n
\r\n Dòng điện (liên tục lớn nhất) \r\n | \r\n \r\n d.c.A \r\n | \r\n
\r\n Cấp bảo vệa\r\n (I, II, hoặc III) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cấp bảo vệ chống\r\n xâm nhập (IP) theo TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n a Các thuật\r\n ngữ này được định nghĩa trong Điều 3 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1). \r\nb Thử nghiệm\r\n ngắn mạch đầu ra trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) quy định kiểu đo và đơn vị\r\n yêu cầu cho thông số đặc trưng này. \r\n | \r\n
5.3.2.2 Các điểm đặt của bộ nghịch\r\nlưu nối lưới
\r\n\r\nĐối với một khối nối lưới có các điểm\r\nnhả điều chỉnh được tại hiện trường, thời gian nhả hoặc thời gian kết nối lại,\r\nsự xuất hiện của các điều khiển này, phương tiện điều chỉnh, giá trị mặc định của\r\nnhà máy và giới hạn của phạm vi điều chỉnh phải được cung cấp trong tài liệu\r\nPCE hoặc ở định dạng khác như trên trang web.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Một số tiêu chuẩn nối liên\r\nkết của địa phương yêu cầu rằng việc điều chỉnh các điểm đặt này phải được bảo\r\nvệ bằng từ khóa hoặc không để người sử dụng tiếp cận được ở một số kiểu, ở yêu\r\ncầu nêu trên, tài liệu dùng cho “phương tiện điều chỉnh” không có nghĩa là yêu\r\ncầu tài liệu tiết lộ từ khóa hoặc tính chất an ninh khác.
\r\n\r\nViệc thiết lập các điểm đặt điều chỉnh\r\nđược tại hiện trường phải có thể truy cập từ PCE, ví dụ trên bảng điều khiển hiển\r\nthị, giao diện người dùng hoặc cổng giao tiếp.
\r\n\r\n5.3.2.3 Biến áp và cách ly
\r\n\r\nBộ nghịch lưu phải được cung cấp với\r\nthông tin cho người lắp đặt liên quan đến việc biến áp cách ly bên trong có được\r\ncung cấp hay không, và nếu có, mức độ cách điện (chức năng, chính, tăng cường\r\nhoặc kép) được cung cấp bởi máy biến áp đó. Các hướng dẫn phải chỉ ra các yêu cầu\r\nlắp đặt liên quan đến nối đất hoặc không nối đất dàn, cung cấp các thiết bị\r\nphát hiện dòng điện dư bên ngoài, yêu cầu một biến áp cách ly bên ngoài, v.v...
\r\n\r\n5.3.2.4 Biến áp được yêu cầu nhưng\r\nkhông được cung cấp
\r\n\r\nBộ nghịch lưu yêu cầu một biến áp cách\r\nly bên ngoài không được cung cấp kèm theo thiết bị phải được cung cấp hướng dẫn\r\nchỉ định loại cấu hình, thông số đặc trưng về điện và thông số đặc trưng về môi\r\ntrường cho máy biến áp cách ly bên ngoài với thiết bị được sử dụng.
\r\n\r\n5.3.2.5 Mô-đun PV cho bộ nghịch lưu\r\nkhông cách ly
\r\n\r\nBộ nghịch lưu không cách ly phải được\r\ncung cấp các hướng dẫn lắp đặt yêu cầu các môđun pv có thông số đặc trưng cấp A\r\ncủa bộ TCVN 12232 (IEC 61730). Nếu điện áp làm việc lớn nhất của nguồn lưới\r\nxoay chiều cao hơn điện áp hệ thống lớn nhất của dàn PV thì hướng dẫn phải yêu\r\ncầu các môđun PV có thông số đặc trưng điện áp hệ thống lớn nhất dựa trên điện\r\náp nguồn lưới xoay chiều.
\r\n\r\n5.3.2.6 Thông tin dạng sóng đầu ra\r\nkhông hình sin
\r\n\r\nHướng dẫn sử dụng cho một bộ nghịch\r\nlưu độc lập phù hợp với 4.7.5.2 phải bao gồm cảnh báo rằng dạng sóng không phải\r\nlà hình sin, rằng một số tải có thể tăng nhiệt, và người dùng nên tham khảo ý\r\nkiến của nhà chế tạo thiết bị tải trước vận hành tải với bộ nghịch lưu. Nhà sản\r\nxuất bộ nghịch lưu phải cung cấp thông tin về các loại tải có thể tăng nhiệt,\r\nkhuyến nghị cho thời gian vận hành lớn nhất với tải và phải quy định THD, độ dốc\r\nvà điện áp đỉnh của các dạng sóng được xác định bằng thử nghiệm trong 4.7.5.3.2\r\nđến 4.7.5.3.4
\r\n\r\n5.3.2.7 Hệ thống nằm trong khu vực\r\nlàm việc điện kín
\r\n\r\nKhi được yêu cầu bởi 4.8.3.6, một bộ\r\nnghịch lưu không được bảo vệ đầy đủ khỏi nguy hiểm điện giật trên dàn PV phải\r\nđược cung cấp hướng dẫn lắp đặt yêu cầu bộ nghịch lưu và dàn phải được lắp đặt\r\ntrong khu vực làm việc có điện kín và chỉ ra dạng bảo vệ khỏi nguy hiểm điện giật\r\nvà không được tích hợp với bộ nghịch lưu (ví dụ RCD, máy biến áp cách ly phù hợp\r\nvới giới hạn dòng điện 30 mA, hoặc theo dõi dòng điện dư đối với các thay đổi đột\r\nngột).
\r\n\r\n5.3.2.8 Liên kết mạch đầu ra bộ nghịch\r\nlưu độc lập
\r\n\r\nKhi được yêu cầu bởi 7.3.10, tài liệu\r\ncho bộ nghịch lưu phải bao gồm:
\r\n\r\n- nếu liên kết mạch đầu ra được yêu cầu\r\nnhưng không được tích hợp với bộ nghịch lưu, các phương tiện được yêu cầu phải\r\nđược mô tả trong hướng dẫn lắp đặt, bao gồm dây dẫn được liên kết và khả năng\r\nmang dòng điện cần thiết hoặc mặt cắt ngang của phương tiện liên kết;
\r\n\r\n- nếu mạch đầu ra nổi, tài liệu cho bộ\r\nnghịch lưu phải cho biết đầu ra nổi đó.
\r\n\r\n5.3.2.9 Bảo vệ bằng cách sử dụng RCD
\r\n\r\nKhi yêu cầu bảo vệ bổ sung trong\r\n4.8.3.1 được đáp ứng bằng cách yêu cầu một RCD không được tích hợp với bộ nghịch\r\nlưu, như trong 4.8.3.4, hướng dẫn lắp đặt phải nêu rõ nhu cầu về RCD và phải\r\nquy định thông số đặc trưng, loại và vị trí mạch yêu cầu.
\r\n\r\n5.3.2.10 Chỉ báo sự cố từ xa
\r\n\r\nHướng dẫn lắp đặt phải bao gồm giải\r\nthích cách kết nối đúng cách (nếu có), và cách sử dụng, chỉ báo sự cố điện hoặc\r\nsự cố điện tử được yêu cầu bởi 13.9.
\r\n\r\n5.3.2.11 Đo điện trở cách điện và đáp\r\nứng của dàn bên ngoài
\r\n\r\nCác hướng dẫn lắp đặt cho một bộ nghịch\r\nlưu để sử dụng với các dàn không được nối đất không kết hợp tất cả các khía cạnh\r\ncủa yêu cầu đo điện trở cách điện và đáp ứng theo 4.8.2.1, phải bao gồm:
\r\n\r\n- đối với các bộ nghịch lưu cách ly,\r\ngiải thích về các khía cạnh của đo điện trở cách điện và đáp ứng của dàn không\r\nđược cung cấp, và một hướng dẫn để tham khảo các quy định của địa phương để xác\r\nđịnh xem có bất kỳ chức năng bổ sung nào được yêu cầu hay không;
\r\n\r\n- đối với bộ nghịch lưu không bị cách\r\nly:
\r\n\r\n• giải thích về thiết bị bên ngoài nào\r\nphải được cung cấp trong hệ thống và
\r\n\r\n• những điểm thiết lập và đáp ứng được\r\nthực hiện bởi thiết bị đó, và
\r\n\r\n• cách thiết bị đó có bề mặt chung với\r\nphần còn lại của hệ thống.
\r\n\r\n5.3.2.12 Thông tin nối đất chức năng\r\ndàn PV
\r\n\r\nKhi sử dụng phương pháp 4.8.2.2 a), hướng\r\ndẫn lắp đặt cho bộ nghịch lưu phải bao gồm:
\r\n\r\na) giá trị của tổng điện trở giữa mạch\r\nPV và đất kết hợp với bộ nghịch lưu;
\r\n\r\nb) điện trở cách điện nhỏ nhất của dàn\r\ntới đất mà người thiết kế hoặc lắp đặt hệ thống phải đáp ứng khi chọn tấm PV và\r\nthiết kế hệ thống, dựa trên giá trị nhỏ nhất mà thiết kế nối đất chức năng PV\r\ntrong bộ nghịch lưu;
\r\n\r\nc) giá trị nhỏ nhất của tổng điện trở\r\nR = Vmax pv/30 mA mà hệ thống phải đáp ứng, với giải thích về cách\r\ntính tổng điện trở;
\r\n\r\nd) cảnh báo rằng có nguy hiểm điện giật\r\nnếu không đáp ứng được tổng yêu cầu tổng điện trở nhỏ nhất.
\r\n\r\n5.3.2.13 Bộ nghịch lưu độc lập cho tải\r\nchuyên dụng
\r\n\r\nKhi sử dụng cách tiếp cận của 4.7.5.5\r\n, hướng dẫn lắp đặt cho bộ nghịch lưu bao gồm một cảnh báo rằng chỉ sử dụng bộ\r\nnghịch lưu với tải chuyên dụng đã được tính toán, và phải quy định cụ thể tải\r\nchuyên dụng.
\r\n\r\n5.3.2.14 Xác định (các) phiên bản phần\r\nsụn
\r\n\r\nBộ nghịch lưu sử dụng phần sụn cho bất\r\nkỳ chức năng bảo vệ nào phải cung cấp phương tiện để xác định phiên bản phần sụn.\r\nCó thể là ghi nhãn, nhưng thông tin cũng có thể được cung cấp bởi một bảng hiển\r\nthị, cổng truyền thông hoặc bất kỳ loại giao diện người dùng nào khác.
\r\n\r\n6 Yêu cầu và điều kiện\r\nmôi trường
\r\n\r\nÁp dụng điều này củaTCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1).
\r\n\r\n7 Bảo vệ chống điện\r\ngiật và nguy hiểm năng lượng
\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), ngoài ra:
\r\n\r\n7.3 Bảo vệ chống điện giật
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\n7.3.10 Yêu cầu bổ sung cho bộ nghịch\r\nlưu độc lập
\r\n\r\nTùy thuộc vào hệ thống nối đất nguồn\r\ncung cấp mà một bộ nghịch lưu độc lập được sử dụng với hoặc tạo ra, mạch đầu ra\r\ncó thể được yêu cầu có một dây dẫn của mạch được nối liên kết với đất để tẹo ra\r\ndây dẫn nối đất và một hệ thống nối đất.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong các hệ thống một pha\r\nvà ba pha nối sao (nối Y), dây dẫn nối đất này cũng được gọi là trung tính nối đất.
\r\n\r\nCác phương tiện được sử dụng để liên kết\r\ndây dẫn nối đất vào điểm đất bảo vệ có thể được cung cấp trong bộ nghịch lưu hoặc\r\nnhư một phần của quá trình lắp đặt. Nếu không cung cấp cùng với bộ nghịch lưu,\r\ncác phương tiện được yêu cầu phải được mô tả trong các hướng dẫn lắp đặt theo\r\n5.3.2.8.
\r\n\r\nCác phương tiện được sử dụng để liên kết\r\ndây dẫn nối đất với đất bảo vệ phải tuân thủ các yêu cầu về liên kết bảo vệ\r\ntrong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoại trừ nếu liên kết chỉ mang dòng sự cố\r\ntrong chế độ độc lập, dòng điện lớn nhất cho liên kết được xác định bởi dòng điện\r\nđầu ra cực đại của bộ nghịch lưu.
\r\n\r\nViệc sắp xếp liên kết mạch đầu ra phải\r\nđảm bảo rằng trong bất kỳ chế độ hoạt động nào, hệ thống chỉ có mạch dẫn nối đất\r\nliên kết với đất vào một nơi tại một thời điểm. Có thể bố trí chuyển mạch,\r\ntrong trường hợp này thiết bị chuyển mạch được sử dụng phải chịu thử nghiệm trở\r\nkháng liên kết cùng với phần còn lại của tuyến liên kết.
\r\n\r\nBộ nghịch lưu có một mạch dẫn được nối\r\nvới đất không phải chịu bất kỳ dòng điện thông thường nào lên liên kết ngoại trừ\r\ndòng rò.
\r\n\r\nCác đầu ra nổi mà không có mạch dẫn\r\nnào được nối với đất, không được có bất kỳ điện áp nào với đất gây ra nguy hiểm\r\nđiện giật theo Điều 7 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) và tiêu chuẩn này. Tài liệu\r\ncho bộ nghịch lưu phải cho biết đầu ra đang nổi theo 5.3.2.8.
\r\n\r\n7.3.11 Dàn nối đất chức năng
\r\n\r\nTất cả các dây dẫn PV trong một dàn được\r\nnối đất chức năng phải được coi là các bộ phận mang điện liên quan đến bảo vệ\r\nchống điện giật.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Mục đích của yêu cầu này là\r\nđề đảm bảo dây dẫn nối đất chức năng không được giả định là có khả năng nối đất\r\nkhi đánh giá các khía cạnh phối hợp cách điện như khe hở tới đất vv vì kết nối của\r\nchúng tới đất không tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ liên kết trong TCVN 12231-1\r\n(IEC 62109-1).
\r\n\r\n8 Bảo vệ chống nguy\r\nhiểm về cơ
\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1).
\r\n\r\n9 Bảo vệ chống nguy\r\nhiểm cháy
\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), ngoài ra:
\r\n\r\n9.3 Bảo vệ ngắn mạch và quá dòng
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\n9.3.4 Dòng điện cấp ngược bộ nghịch\r\nlưu lên dàn
\r\n\r\nÁp dụng yêu cầu về tài liệu và thử\r\nnghiệm dòng điện cấp ngược trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), bao gồm nhưng\r\nkhông giới hạn nội dung sau:
\r\n\r\nThử nghiệm phải được thực hiện để xác\r\nđịnh dòng điện có thể chảy ra khỏi các đầu nối đầu vào bộ nghịch lưu PV với một\r\nsự cố được áp dụng trên bộ nghịch lưu hoặc trên dây đầu vào của PV. Các sự cố\r\nđược xem xét bao gồm việc nối tắt tất cả hoặc một phần của dàn, và bất kỳ sự cố\r\nnào trong bộ nghịch lưu cho phép năng lượng từ một nguồn khác (ví dụ: nguồn lưới\r\nhoặc acquy) tác động dòng điện trên dây dẫn dàn PV. Đo đong điện không được yêu\r\ncầu bao gồm bất kỳ quá độ dòng điện nào do áp dụng ngắn mạch, nếu các quá độ\r\nnày xảy ra do việc xả các phần từ lưu trữ ngoài pin.
\r\n\r\nGiá trị dòng điện cấp ngược bộ nghịch\r\nlưu này phải được cung cấp trong hướng dẫn lắp đặt bất kể giá trị của dòng điện,\r\ntheo Bảng 33.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Yêu cầu bảo vệ chống quá tải\r\ncủa dây dẫn dàn do dòng điện cấp ngược từ bộ nghịch lưu. Ví dụ, các dòng điện\r\nnhư vậy có thể được tạo ra khi các điều kiện sự cố cho phép các dòng điện phát\r\nsinh từ các nguồn khác như nguồn lưới hoặc ắc qui từ các đầu nối đầu vào PV của\r\nbộ nghịch lưu. Nếu dòng thông thường lớn nhất của dàn có thể giới hạn dòng cấp\r\nngược thi nguồn, dây dẫn và các thiết bị khác trong tuyến dòng điện sẽ có kích\r\nthước đủ để mang dòng điện cấp ngược mà không quá tải. Nếu dòng điện cấp ngược này\r\nkhông giới hạn dòng điện, thông thường lớn nhất, việc cung cấp giá trị dòng điện\r\nlớn nhất cho người lắp đặt là rất quan trọng để cho phép xác định bất kỳ sự\r\ntăng kích thước dây hoặc bổ sung bảo vệ quá dòng cần thiết.
\r\n\r\n10 Bảo vệ chống nguy\r\nhiểm áp suất âm thanh
\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1).
\r\n\r\n11 Bảo vệ chống nguy\r\nhiểm của chất lỏng
\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1).
\r\n\r\n12 Bảo vệ chống nguy\r\nhiểm hóa học
\r\n\r\nÁp dụng điều này củaTCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1).
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1), ngoài ra:
\r\n\r\nBổ sung:
\r\n\r\n13.9 Chỉ báo sự cố
\r\n\r\nKhi tiêu chuẩn này này yêu cầu bộ nghịch\r\nlưu chỉ báo một sự cố, phải cung cấp cả hai điều sau:
\r\n\r\na) một chỉ báo có thể nhìn thấy hoặc\r\nnghe được, tích hợp với bộ nghịch lưu và có thể phát hiện được từ bên ngoài bộ\r\nnghịch lưu, và
\r\n\r\nb) một chỉ báo điện hoặc điện tử có thể\r\nđược truy cập và sử dụng từ xa.
\r\n\r\nHướng dẫn lắp đặt phải bao gồm thông\r\ntin về cách hoạt động hiệu quả các kết nối (nếu có) và sử dụng các phương tiện\r\nđiện hoặc điện tử ở b) ở trên, phù hợp với 5.3.2.10.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Yêu cầu trong b) nhằm cho\r\nphép nhiều kỹ thuật như cung cấp tín hiệu sử dụng tiếp điểm, đầu ra bộ thu mở,\r\ntin nhắn được gửi trên hệ thống truyền thông mạng (ví dụ Ethernet có dây hoặc\r\nkhông dây), vv... Chỉ báo sự cố sẽ được nhận bởi người chịu trách nhiệm đối với\r\nhệ thống, khi người đó ở một vị trí khác hệ thống PV.
\r\n\r\n\r\n\r\nÁp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC\r\n62109-1).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Thư mục tài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\n[1] TCVN 7447-7-712 (IEC 60364-7-712),\r\nHệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 7-712: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc\r\nbiệt hoặc khu vực đặc biệt - Hệ thống nguồn quang điện sử dụng năng lượng mặt trời\r\n(PV)
\r\n\r\n[2] TCVN 6950-1 (IEC 61008-1), Áptômát\r\ntác động bằng dòng dư, không có bảo vệ quá dòng, dùng trong gia đình và các mục\r\nđích tương tự (RCCB) - Phần 1: Quy định chung
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mục lục
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng và đối tượng
\r\n\r\n1.1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2 Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n4 Yêu cầu thử nghiệm chung
\r\n\r\n4.4 Thử nghiệm trong điều kiện sự cố\r\nđơn
\r\n\r\n4.7 Thử nghiệm thông số đặc trưng về\r\nđiện
\r\n\r\n4.8 Thử nghiệm bổ sung cho bộ nghịch\r\nlưu nối lưới
\r\n\r\n5 Ghi nhãn và tài liệu
\r\n\r\n5.1 Ghi nhãn
\r\n\r\n5.2 Ghi nhãn cảnh báo
\r\n\r\n5.3 Tài liệu
\r\n\r\n6 Yêu cầu và điều kiện môi trường
\r\n\r\n7 Bảo vệ chống điện giật và nguy hiểm\r\nnăng lượng
\r\n\r\n8 Bảo vệ chống nguy hiểm về cơ
\r\n\r\n9 Bảo vệ chống nguy hiểm cháy
\r\n\r\n10 Bảo vệ chống nguy hiểm áp suất âm\r\nthanh
\r\n\r\n11 Bảo vệ chống nguy hiểm của chất lỏng
\r\n\r\n12 Bảo vệ chống nguy hiểm hóa học
\r\n\r\n13 Yêu cầu vật lý
\r\n\r\n14 Thành phần
\r\n\r\nThư mục tài liệu tham khảo
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-2:2018 (IEC 62109-2:2011) về An toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện (PV) – Phần 2: Yêu cầu cụ thể đối với bộ nghịch lưu đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12231-2:2018 (IEC 62109-2:2011) về An toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện (PV) – Phần 2: Yêu cầu cụ thể đối với bộ nghịch lưu
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN12231-2:2018 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2018-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Điện - điện tử |
Tình trạng | Còn hiệu lực |