ISO 13253:2017
\r\n\r\nMÁY\r\nĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ BƠM NHIỆT GIÓ-GIÓ CÓ ỐNG GIÓ - THỬ VÀ XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ\r\nTÍNH NĂNG
\r\n\r\nDucted\r\nair-conditioners and air-to-air heat pumps - Testing and rating for performance
\r\n\r\n\r\n\r\n
Lời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6577:2020 thay thế TCVN\r\n6577:2013.
\r\n\r\nTCVN 6577:2020 hoàn toàn tương đương với\r\nISO 13253:2017.
\r\n\r\nTCVN 6577:2020 do Ban kỹ thuật tiêu\r\nchuẩn quốc gia TCVN/TC 86 Máy lạnh và điều hòa không khí biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
MÁY ĐIỀU HÒA\r\nKHÔNG KHÍ VÀ BƠM NHIỆT GIÓ-GIÓ CÓ ỐNG GIÓ - THỬ VÀ XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ TÍNH NĂNG
\r\n\r\nDucted\r\nair-conditioners and air-to-air heat pumps - Testing and rating for performance
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định thử nghiệm về\r\ntính năng, các điều kiện tiêu chuẩn và các phương pháp thử để xác định\r\ncác thông số về năng suất và hiệu suất của máy điều hòa không khí giải nhiệt\r\ngió và bơm nhiệt gió-gió.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị\r\nsau:
\r\n\r\n- Máy điều hòa không khí giải nhiệt gió có ống\r\ngió và bơm nhiệt gió-gió có ống gió.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được giới hạn cho:
\r\n\r\n- Máy điều hòa không khí và bơm nhiệt dạng\r\nhai cụm và nguyên cụm loại gia dụng, thương mại và công nghiệp;
\r\n\r\n- Được sản xuất trong nhà máy, chạy bằng điện\r\nvà sử dụng nén dạng cơ khí;
\r\n\r\n- Sử dụng các bộ phận có năng suất cố định, nhiều\r\ncấp và vô cấp;
\r\n\r\n- Hệ thống đa cụm sử dụng một hoặc nhiều hệ thống\r\nlạnh, với một cụm ngoài trời và một hoặc nhiều cụm trong nhà, được điều khiển\r\nbăng một bộ điều nhiệt/bộ điều khiển\r\nduy nhất.
\r\n\r\nCác yêu cầu của thử nghiệm và\r\nxác định thông số nêu trong tiêu chuẩn này là dựa trên việc sử dụng các cụm lắp\r\nráp phù hợp nhau.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không áp dụng cho việc\r\nxác định thông số và thử nghiệm của\r\nthiết bị sau:
\r\n\r\na) Bơm nhiệt nguồn nước hoặc máy điều\r\nhòa không khí\r\ngiải nhiệt nước;
\r\n\r\nb) Điều hòa không khí và bơm nhiệt\r\ngió-gió hệ thống đa cụm (thử nghiệm thiết bị này theo TCVN 9981 (ISO 15042));
\r\n\r\nc) Thiết bị di động (không cửa sổ) có\r\nmột ống gió thải dàn ngưng;
\r\n\r\nd) Các cụm lắp ráp riêng lẻ không cấu\r\nthành hệ thống lạnh hoàn chỉnh;
\r\n\r\ne) Thiết bị sử dụng chu trình làm lạnh\r\nhấp thụ;
\r\n\r\nf) Thiết bị không ống gió (thử nghiệm\r\nthiết bị này theo TCVN 6576 (ISO 5151));
\r\n\r\ng) Máy điều hòa không khí có ống gió\r\nvà/hoặc bơm nhiệt có ống gió với năng suất danh định nhỏ hơn 8 kW và được thiết\r\nkế để hoạt động ở áp suất tĩnh bên ngoài nhỏ hơn 25 Pa, được điều khiển bằng một bộ điều\r\nnhiệt/bộ điều khiển duy nhất (tham chiếu\r\ntheo TCVN 6576 (ISO 5151)).
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không bao gồm\r\nviệc xác định các hiệu suất theo mùa, chúng có thể được yêu cầu ở một số quốc gia\r\nvì biểu thị tốt hơn hiệu suất trong các điều kiện làm việc thực tế.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, các\r\nthuật ngữ “thiết bị” và “hệ thống” nghĩa là “máy điều hòa không khí” và/hoặc\r\n“bơm nhiệt”.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết\r\ncho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố\r\nthì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm\r\ncông bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu\r\ncó).
\r\n\r\nTCVN 6576 (ISO 5151), Máy điều hòa không\r\nkhí và bơm nhiệt không ống gió - Thử và xác định thông số tính năng;
\r\n\r\nTCVN 6739 (ISO 817), Môi chất lạnh\r\n- Ký hiệu và phân loại an toàn;
\r\n\r\nTCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ\r\nkhông đảm bảo đo - Phần\r\n3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995).
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ\r\nvà định nghĩa sau.
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nMáy điều hòa không khí có ống gió (ducted\r\nair-conditioner)
\r\n\r\nMột hoặc nhiều cụm thiết bị có vỏ bao\r\nđược thiết kế để phân phối băng ống gió không khí đã được điều hòa vào không\r\ngian, phòng hoặc khu vực kín (không gian được điều hòa).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thiết bị này có thể là nguyên cụm\r\nhoặc dạng hai cụm và gồm có một nguồn lạnh sơ cấp dùng để làm lạnh và hút ẩm. Nó cũng có\r\nthể bao gồm cả các phương tiện để sưởi khác với bơm nhiệt, cũng như các phương\r\ntiện dùng để tuần hoàn,\r\nlàm sạch, tạo ẩm, thông gió\r\nhoặc thải không khí. Các thiết bị\r\nđó có thể được cung cấp dưới dạng nhiều cụm, các cụm tách riêng này (các hệ thống\r\nhai cụm) được sử dụng cùng nhau.
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nBơm nhiệt có ống gió (ducted heat\r\npump)
\r\n\r\nMột hoặc nhiều cụm thiết bị có vỏ bao\r\nđược thiết kế để phân phối bằng ống gió không khí đã được điều hòa vào không\r\ngian, phòng hoặc khu vực kín (không gian được điều hòa), bao gồm cả nguồn nhiệt sơ cấp\r\ncủa chu trình lạnh dùng để sưởi.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thiết bị này có thể được\r\nlắp đặt để lấy nhiệt\r\ntừ không gian được điều hòa và xả vào môi trường tản nhiệt nếu việc làm lạnh và\r\nhút ẩm được thực hiện trên cùng một thiết bị. Nó cũng có thể bao gồm cả\r\ncác phương tiện dùng để tuần hoàn, làm sạch, tạo ẩm, thông gió hoặc thải không\r\nkhí. Các thiết bị\r\nđó có thể được cung cấp\r\ndưới dạng nhiều cụm, các cụm tách riêng này (các hệ thống hai cụm) được sử dụng\r\ncùng nhau.
\r\n\r\n3.3
\r\n\r\nKhông khí tiêu chuẩn (standard\r\nair)
\r\n\r\nKhông khí khô ở 20 °C và áp suất\r\nkhí quyển tiêu chuẩn 101,325 kPa, có khối lượng riêng bằng 1,204 kg/m3.
\r\n\r\n3.4
\r\n\r\nNăng suất lạnh tổng (total\r\ncooling capacity)
\r\n\r\nLượng nhiệt hiện và ẩn mà thiết bị có\r\nthể lấy khỏi không\r\ngian được điều hòa trong khoảng thời gian xác định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Năng suất lạnh tổng được\r\ntinh bằng đơn vị oát.
\r\n\r\n3.5
\r\n\r\nNăng suất sưởi (heating\r\ncapacity)
\r\n\r\nLượng nhiệt mà thiết bị có thể cấp vào\r\nkhông gian được điều hoà trong khoảng thời gian xác định (nhưng không bao gồm\r\nnhiệt bổ sung).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Năng suất sưởi được tính bằng\r\nđơn vị oát.
\r\n\r\n3.6
\r\n\r\nNăng suất lạnh ẩn (latent\r\ncooling capacity)
\r\n\r\nNăng suất hút ẩm phòng (room\r\ndehumidifying capacity)
\r\n\r\nLượng nhiệt ẩn mà thiết bị có\r\nthể lấy khỏi\r\nkhông gian được điều hòa trong khoảng thời gian xác định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Năng suất lạnh ẩn và năng suất\r\nhút ẩm phòng được tính bằng đơn vị oát.
\r\n\r\n3.7
\r\n\r\nNăng suất lạnh hiện (sensible\r\ncooling capacity)
\r\n\r\nLượng nhiệt hiện mà thiết bị có thể lấy\r\nkhỏi không gian được điều hòa trong khoảng thời gian xác định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Năng suất lạnh hiện được tính bằng đơn vị\r\noát.
\r\n\r\n3.8
\r\n\r\nTỉ số nhiệt hiện, SHR\r\n(sensible heat ratio, SHR)
\r\n\r\nTỷ số của năng suất lạnh hiện\r\n(3.7) và năng suất lạnh tổng (3.4).
\r\n\r\n3.9
\r\n\r\nĐiện áp danh định (rated\r\nvoltage)
\r\n\r\nĐiện áp ghi trên nhãn của thiết bị.
\r\n\r\n3.10
\r\n\r\nTần số danh định (rated\r\nfrequency)
\r\n\r\nTần số ghi trên nhãn của thiết bị.
\r\n\r\n3.11
\r\n\r\nHiệu suất lạnh (hệ số hiệu quả năng lượng), EER (energy\r\nefficiency ratio, EER)
\r\n\r\nTỉ số của năng suất lạnh tổng\r\n(3.4) và công suất điện hiệu dụng đầu vào (3.14) thiết bị ở tập hợp các\r\nđiều kiện xác định thông số cho trước bất kỳ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khi EER được công bố không\r\ncó biểu thị đơn\r\nvị, được hiểu là giá trị này\r\nđược dẫn xuất từ oát/oát (W/W).
\r\n\r\n3.12
\r\n\r\nHiệu suất sưởi (hệ số nhiệt), COP\r\n(coefficient of performance, COP)
\r\n\r\nTỉ số của năng suất sưởi (3.5)\r\nvà công suất điện hiệu dụng đầu vào (3.14) thiết bị ở tập hợp các điều\r\nkiện xác định thông số cho trước bất kỳ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khi COP được công bố không\r\ncó biểu thị đơn vị, được hiểu là giá trị này được dẫn xuất từ oát/oát (W/W).
\r\n\r\n3.13
\r\n\r\nTổng công suất điện đầu vào, Pt (total power\r\ninput)
\r\n\r\nCông suất điện trung bình đầu vào thiết bị\r\nđược đo trong suốt thử nghiệm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Tổng công suất điện đầu vào\r\nđược tính bằng đơn vị\r\noát.
\r\n\r\n3.14
\r\n\r\nCông suất điện hiệu dụng đầu vào, PE\r\n(effective power input)
\r\n\r\nCông suất điện trung bình đầu vào\r\nthiết bị, thu được từ:
\r\n\r\n- Công suất điện đầu vào để vận hành máy\r\nnén;
\r\n\r\n- Công suất điện đầu vào cấp cho các bộ\r\nphận gia nhiệt chạy điện chỉ dùng cho việc xả băng,
\r\n\r\n- Công suất điện đầu vào cấp cho tất cả\r\ncác cơ cấu điều khiển và an toàn của thiết bị;
\r\n\r\n- Công suất điện đầu vào để vận hành tất\r\ncả các quạt, cho dù có được trang bị cùng thiết bị hay không.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Công suất điện hiệu dụng đầu\r\nvào được tính bằng đơn vị oát.
\r\n\r\n3.15
\r\n\r\nVận hành đầy tải (full-load\r\noperation)
\r\n\r\nVận hành với thiết bị và cài đặt điều\r\nkhiển để cho ra năng suất làm lạnh tối đa và liên tục theo quy định của nhà sản\r\nxuất và được cho phép bởi các điều khiển của thiết bị.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Tất cả các cụm\r\ntrong phòng và các máy nén làm việc\r\nsuốt ở chế độ vận hành đầy tải, trừ khi được kiểm soát bởi các điều khiển tự động\r\ncủa thiết bị,
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n Ký hiệu \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Đơn vị \r\n | \r\n
\r\n Al \r\n | \r\n \r\n Hệ số rò lọt nhiệt \r\n | \r\n \r\n J/(s∙K) \r\n | \r\n
\r\n An \r\n | \r\n \r\n Diện tích đầu phun \r\n | \r\n \r\n m2 \r\n | \r\n
\r\n cpa1 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt dung riêng của không\r\n khí ẩm vào phía trong phònqb \r\n | \r\n \r\n J/(kqb∙K) \r\n | \r\n
\r\n cpa2 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt dung riêng của không\r\n khí ẩm ra phía trong\r\n phònqb \r\n | \r\n \r\n J/(kqb∙K) \r\n | \r\n
\r\n cpa3 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt dung riêng của\r\n không khí ẩm vào phía ngoài trờib \r\n | \r\n \r\n J/(kqb∙K) \r\n | \r\n
\r\n cpa4 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt dung riêng của không khí ẩm ra phía\r\n ngoài trờib \r\n | \r\n \r\n J/(kqb∙K) \r\n | \r\n
\r\n cpw \r\n | \r\n \r\n Nhiệt dung riêng của nước \r\n | \r\n \r\n J/(kqb∙K) \r\n | \r\n
\r\n C \r\n | \r\n \r\n Hệ số dòng không khí \r\n | \r\n \r\n Pa/(m3/s)2 \r\n | \r\n
\r\n Cd \r\n | \r\n \r\n Hệ số xả đầu phun \r\n | \r\n \r\n ―a \r\n | \r\n
\r\n De \r\n | \r\n \r\n Đường kính tương đương \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n
\r\n Di \r\n | \r\n \r\n Đường kính của ống gió tròn, cửa vào \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n
\r\n Dn \r\n | \r\n \r\n Đường kính họng đầu phun \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n
\r\n Do \r\n | \r\n \r\n Đường kính của ống gió tròn, cửa ra \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n
\r\n Dt \r\n | \r\n \r\n Đường kính ngoài của ống\r\n dẫn môi chất lạnh \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n
\r\n ha1 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của không khí vào phía\r\n trong phòng \r\n | \r\n \r\n J/kgb \r\n | \r\n
\r\n ha2 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của không khí ra phía trong\r\n phòng \r\n | \r\n \r\n J/kgb \r\n | \r\n
\r\n ha3 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của không khí vào phía\r\n ngoài trời \r\n | \r\n \r\n J/kgb \r\n | \r\n
\r\n ha4 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của không\r\n khí ra phía ngoài trời \r\n | \r\n \r\n J/kgb \r\n | \r\n
\r\n hf1 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của môi chất lạnh lỏng đi vào\r\n thiết bị tiết lưu \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n hf2 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của môi chất\r\n lạnh lỏng ra khỏi\r\n dàn ngưng \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n hg1 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của hơi môi chất lạnh\r\n đi vào máy nén \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n hg2 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của hơi môi chất lạnh\r\n ra khỏi máy nén \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n hr1 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của môi chất lạnh vào\r\n phía trong phòng \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n hr2 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của môi chất lạnh ra\r\n phía trong phòng \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n hw1 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của nước hoặc hơi nước\r\n cung cấp cho buồng thử phía trong phòng \r\n | \r\n \r\n J/kq \r\n | \r\n
\r\n hw2 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của hơi ẩm ngưng ra khỏi\r\n buồng thử phía trong\r\n phòng \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n hw3 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của hơi ẩm\r\n ngưng ra khỏi buồng thử phía\r\n ngoài trời \r\n | \r\n \r\n J/kq \r\n | \r\n
\r\n hw4 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của nước cung cấp cho buồng\r\n thử phía ngoài\r\n trời \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n hw5 \r\n | \r\n \r\n Entanpy riêng của nước ngưng tụ\r\n (trong trường hợp điều kiện thử H1) và băng (trong trường hợp các\r\n điều kiện thử H2 hoặc H3) tương ứng trong thiết bị được thử \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n K1 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt ẩn hóa hơi của nước\r\n (2460 x 103\r\n J/kq ở 15 °C) \r\n | \r\n \r\n J/kg \r\n | \r\n
\r\n L \r\n | \r\n \r\n Chiều dài của đường dẫn môi chất lạnh \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n
\r\n Ld \r\n | \r\n \r\n Chiều dài của ống gió \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n
\r\n Lm \r\n | \r\n \r\n Chiều dài đến điểm đo áp suất tĩnh\r\n bên ngoài \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n
\r\n pa \r\n | \r\n \r\n Áp suất khí quyển \r\n | \r\n \r\n kPa \r\n | \r\n
\r\n pc \r\n | \r\n \r\n Áp suất cân bằng buồng thử \r\n | \r\n \r\n Pa \r\n | \r\n
\r\n pe \r\n | \r\n \r\n Áp suất tĩnh bên ngoài (ESP) \r\n | \r\n \r\n Pa \r\n | \r\n
\r\n pisc \r\n | \r\n \r\n Độ sụt áp suất tĩnh bên\r\n trong của cụm buồng dàn ống trong phòng đo được từ phép thử năng suất lạnh \r\n | \r\n \r\n Pa \r\n | \r\n
\r\n pm \r\n | \r\n \r\n Áp suất tĩnh bên ngoài (pe\r\n trong thử nghiệm thổi\r\n gió) \r\n | \r\n \r\n Pa \r\n | \r\n
\r\n pn \r\n | \r\n \r\n Áp suất tuyệt đối ở họng\r\n đầu phun \r\n | \r\n \r\n Pa \r\n | \r\n
\r\n pv \r\n | \r\n \r\n Áp suất động ở họng đầu phun hoặc\r\n chênh lệch áp suất tĩnh qua đầu phun \r\n | \r\n \r\n Pa \r\n | \r\n
\r\n Pfan \r\n | \r\n \r\n Công suất ước lượng của quạt để lưu\r\n thông không khí trong phòng \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Pi \r\n | \r\n \r\n Công suất điện đầu vào,\r\n dữ liệu phía trong phòng \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n PK \r\n | \r\n \r\n Công suất điện cấp vào máy nén \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Pt \r\n | \r\n \r\n Tổnq công suất điện cấp vào thiết\r\n bị \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n qm \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng khối lượng không khí \r\n | \r\n \r\n kg/s \r\n | \r\n
\r\n qr \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng môi chất lạnh \r\n | \r\n \r\n kg/s \r\n | \r\n
\r\n qro \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng hỗn hợp môi chất lạnh và dầu \r\n | \r\n \r\n kg/s \r\n | \r\n
\r\n qv \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng thể tích không khí \r\n | \r\n \r\n m3/s \r\n | \r\n
\r\n qvi \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng thể tích không\r\n khí, phía trong\r\n phòng \r\n | \r\n \r\n m3/s \r\n | \r\n
\r\n qvo \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng thể tích không khí, phía\r\n ngoài trời \r\n | \r\n \r\n m3/s \r\n | \r\n
\r\n qw \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng nước ngưng ở dàn ngưng \r\n | \r\n \r\n kg/s \r\n | \r\n
\r\n qwc \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng tại đó hơi nước bị ngưng tụ bởi thiết\r\n bị \r\n | \r\n \r\n kg/s \r\n | \r\n
\r\n qwo \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng khối lượng nước cấp cho buồng\r\n thử phía ngoài\r\n để duy trì các điều kiện thử \r\n | \r\n \r\n kg/s \r\n | \r\n
\r\n Re \r\n | \r\n \r\n Số Reynolds \r\n | \r\n \r\n ―a \r\n | \r\n
\r\n SHR \r\n | \r\n \r\n Tỉ số nhiệt hiện \r\n | \r\n \r\n ―a \r\n | \r\n
\r\n T \r\n | \r\n \r\n Chiều dày lớp cách nhiệt của ống \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n
\r\n ta \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ, môi trường xung\r\n quanh của buồng nhiệt lượng có máy nén \r\n | \r\n \r\n °C \r\n | \r\n
\r\n ta1 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n trong phòng, bầu khô \r\n | \r\n \r\n °C \r\n | \r\n
\r\n ta2 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của không khí ra phía trong\r\n phòng, bầu khô \r\n | \r\n \r\n °C \r\n | \r\n
\r\n ta3 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n ngoài trời, bầu khô \r\n | \r\n \r\n °C \r\n | \r\n
\r\n ta4 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của không khí ra phía ngoài\r\n trời, bầu khô \r\n | \r\n \r\n °C \r\n | \r\n
\r\n tc \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ bề mặt dàn ngưng của buồng\r\n nhiệt lượng có máy nén \r\n | \r\n \r\n °C \r\n | \r\n
\r\n te \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ bề mặt dàn bay hơi của buồng\r\n nhiệt lượng có máy nén \r\n | \r\n \r\n °C \r\n | \r\n
\r\n tw1 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ nước đi vào dàn ngưng\r\n của buồng nhiệt lượng có máy nén \r\n | \r\n \r\n °C \r\n | \r\n
\r\n tw2 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ nước ra khỏi dàn ngưng của\r\n buồng nhiệt lượng có máy nén \r\n | \r\n \r\n °C \r\n | \r\n
\r\n va \r\n | \r\n \r\n Vận tốc không khí, tại đầu phun \r\n | \r\n \r\n m/s \r\n | \r\n
\r\n vn \r\n | \r\n \r\n Thể tích riêng của phần\r\n không khí khô của hỗn hợp tại đầu phunb \r\n | \r\n \r\n m3/kgb \r\n | \r\n
\r\n v’n \r\n | \r\n \r\n Thể tích riêng của hỗn hợp hơi không\r\n khí-nước tại đầu phun \r\n | \r\n \r\n m3/kg \r\n | \r\n
\r\n W1 \r\n | \r\n \r\n Khối lượng của cụm xy\r\n lanh và ống nhánh, khi rỗng \r\n | \r\n \r\n g \r\n | \r\n
\r\n W3 \r\n | \r\n \r\n Khối lượng của cum\r\n xy lanh và ống nhánh, có mẫu thử \r\n | \r\n \r\n g \r\n | \r\n
\r\n W5 \r\n | \r\n \r\n Khối lượng của cum xy lanh và ống\r\n nhánh, với dầu từ mẫu thử \r\n | \r\n \r\n g \r\n | \r\n
\r\n Wi1 \r\n | \r\n \r\n Độ ẩm riêng của không khí vào phía\r\n trong phòngb \r\n | \r\n \r\n kg/kqb \r\n | \r\n
\r\n Wi2 \r\n | \r\n \r\n Độ ẩm riêng của không khí ra phía\r\n trong phòngb \r\n | \r\n \r\n kg/kqb \r\n | \r\n
\r\n Wn \r\n | \r\n \r\n Độ ẩm riêng tại cửa vào đầu\r\n phunb \r\n | \r\n \r\n kg/kqb \r\n | \r\n
\r\n Wr \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng hơi nước ngưng tụ \r\n | \r\n \r\n kg/s \r\n | \r\n
\r\n Xo \r\n | \r\n \r\n Nồng độ dầu trong hỗn hợp môi chất lạnh-dầu \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Xr \r\n | \r\n \r\n Tỉ số khối lượng của môi chất lạnh với\r\n hỗn hợp môi chất lạnh-dầu \r\n | \r\n \r\n ―a \r\n | \r\n
\r\n Y \r\n | \r\n \r\n Hệ số giãn nở \r\n | \r\n \r\n ―a \r\n | \r\n
\r\n α \r\n | \r\n \r\n Tỉ số nén \r\n | \r\n \r\n ―a \r\n | \r\n
\r\n αa \r\n | \r\n \r\n Hệ số truyền nhiệt đường ống kết\r\n nối nhau \r\n | \r\n \r\n W/(m2∙K) \r\n | \r\n
\r\n λ \r\n | \r\n \r\n Độ dẫn nhiệt (hệ số dẫn nhiệt) \r\n | \r\n \r\n W/(m∙K) \r\n | \r\n
\r\n v \r\n | \r\n \r\n Độ nhớt động học của không khí \r\n | \r\n \r\n m2/s \r\n | \r\n
\r\n ƞfan,i \r\n | \r\n \r\n Hiệu suất tĩnh ước lượng của quạt trong\r\n phòng \r\n | \r\n \r\n ―a \r\n | \r\n
\r\n ƞmot,i \r\n | \r\n \r\n Hiệu suất ước lượng của\r\n động cơ trong phòng \r\n | \r\n \r\n ―a \r\n | \r\n
\r\n ΣPic \r\n | \r\n \r\n Công suất khác cấp vào buồng\r\n thử phía trong\r\n phòng (như chiếu sáng, công suất điện và nhiệt cấp vào bộ phận\r\n bù, cân bằng nhiệt của bộ phận tạo ẩm) \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n ΣPoc \r\n | \r\n \r\n Tổng của toàn bộ công\r\n suất cấp vào buồng thử phía ngoài trời, không bao gồm công suất cấp cho thiết\r\n bị được thử \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φi \r\n | \r\n \r\n Nhiệt được lấy đi bởi dàn ống làm lạnh\r\n trong buồng thử phía ngoài trời \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φci \r\n | \r\n \r\n Nhiệt được lấy đi bởi dàn ống\r\n làm lạnh trong buồng thử phía trong phòng \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φd \r\n | \r\n \r\n Năng suất lạnh ẩn (năng suất\r\n hút ẩm) \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φe \r\n | \r\n \r\n Nhiệt cấp vào dàn bay\r\n hơi của buồng nhiệt lượng có máy nén \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φhi \r\n | \r\n \r\n Năng suất sưởi, buồng thử phía trong\r\n phòng \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φho \r\n | \r\n \r\n Năng suất sưởi, buồng thử phía ngoài\r\n trời \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φli \r\n | \r\n \r\n Nhiệt rò lọt vào buồng\r\n thử phía trong phòng qua tường, sàn và trần \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φlo \r\n | \r\n \r\n Nhiệt rò lọt khỏi buồng thử phía ngoài trời\r\n qua tường, sàn và trần \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φlp \r\n | \r\n \r\n Nhiệt rò lọt vào buồng thử phía trong phồng\r\n qua vách ngăn phía trong phòng với phía ngoài trời \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n ΦL \r\n | \r\n \r\n Tổn thất nhiệt trong đường ống kết nối\r\n nhau \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φsci \r\n | \r\n \r\n Năng suất lạnh hiện,\r\n phía trong phòng \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φtc \r\n | \r\n \r\n Năng suất lạnh của máy nén môi chất lạnh \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φtci \r\n | \r\n \r\n Năng suất lạnh tổng,\r\n phía trong phòng \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φtco \r\n | \r\n \r\n Năng suất lạnh tổng, phía ngoài trời \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φthi \r\n | \r\n \r\n Năng suất sưởi tổng, phía trong phòng \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n Φtho \r\n | \r\n \r\n Năng suất sưởi tổng, phía ngoài trời \r\n | \r\n \r\n W \r\n | \r\n
\r\n a Giá trị không thứ\r\n nguyên. \r\nb Có nghĩa là khối lượng\r\n của không khí khô; khối\r\n lượng, kg, của mẫu số trong đơn vị này là dựa trên không khí khô (hoặc DA -\r\n dry air). Đối với các đơn vị thực tế được sử dụng trong lĩnh vực điều hòa không\r\n khí, “kg (DA)” rất hay được\r\n sử dụng cho mẫu số. \r\nVí dụ: J/kg(DA), m3/kg (DA),\r\n kg/kg (DA). \r\nCHÚ THÍCH: Tất cả các\r\n thông số có liên\r\n quan đến thiết bị được thử nghiệm trừ khi có quy định khác. \r\n | \r\n
Nhà sản xuất phải quy định lưu lượng không\r\nkhí. Lưu lượng này phải là giá trị cho chế độ làm lạnh đầy tải và được tính bằng\r\nmét khối trên giây (m3/s) của các điều kiện không khí tiêu chuẩn,\r\nnhư định nghĩa ở 3.3, và tương ứng với máy nén hoặc các máy nén không hoạt động.
\r\n\r\nPfan là công suất ước lượng\r\ncủa quạt được yêu cầu để lưu thông\r\nkhông khí trong phòng, tính bằng oát.
\r\n\r\n5.2 Cài đặt\r\ndòng không khí trong phòng
\r\n\r\nViệc cài đặt lưu lượng không khí phải\r\nđược thực hiện khi chỉ có quạt đang hoạt động, ở nhiệt độ môi trường xung quanh\r\ntừ 20 °C đến 30 °C và độ ẩm tương đối từ\r\n30 % đến 70 %. Các cài đặt dòng không khí của các cụm thiết bị phải phù hợp với\r\nPhụ lục A đối với các thiết bị có quạt, và phù hợp với Phụ lục L đối với các\r\nthiết bị không có quạt.
\r\n\r\nCài đặt lưu lượng không khí theo giá\r\ntrị danh định được cho bởi nhà sản xuất và đo áp suất tĩnh bên ngoài (ESP) được\r\ntạo ra, pe. Giá trị ESP đo được này không được nhỏ hơn ESP để xác định\r\nthông số tính năng, được\r\nxác định trong Bảng 1. Nếu cụm thiết bị có tốc độ điều chỉnh được, thi phải điều\r\nchỉnh đến tốc độ thấp nhất mà tại đó cho giá trị ESP bằng ESP để xác định thông\r\nsố tính năng hoặc lớn hơn.
\r\n\r\n5.3 ESP để\r\nxác định thông số tính năng
\r\n\r\n5.3.1 Nếu giá trị\r\nESP danh định do nhà sản xuất quy định lớn hơn hoặc bằng giá trị tối thiểu cho\r\ntrong Bảng 1, thì giá trị ESP\r\ndanh định quy định này được sử dụng làm giá trị ESP để xác định\r\nthông số tính năng.
\r\n\r\n5.3.2 Nếu giá trị\r\nESP danh định do nhà sản xuất quy định nhỏ hơn giá trị tối thiểu cho trong Bảng 1, và lớn\r\nhơn hoặc bằng 80 % giá trị ESP tối đa, thì giá trị ESP danh định quy định này\r\nđược sử dụng làm giá trị ESP để xác định thông số tính năng. Giá trị ESP tối đa\r\ncó thể do nhà sản xuất quy định hoặc được xác định từ các đường cong đặc tính của\r\nquạt do nhà sản xuất cung cấp.
\r\n\r\n5.3.3 Nếu giá trị\r\nESP danh định do nhà sản xuất quy định nhỏ hơn giá trị tối thiểu cho\r\ntrong Bảng 1, và nhỏ hơn 80 % giá trị ESP tối đa, thì giá trị ở Bảng\r\n1 hoặc 80 % giá trị ESP tối đa, lấy giá trị nào nhỏ hơn, được sử\r\ndụng làm giá trị ESP để xác định thông số tính năng.
\r\n\r\n5.3.4 Nếu nhà sản\r\nxuất không quy định\r\ngiá trị ESP danh định, thì giá trị ở Bảng 1\r\nhoặc 80 % giá trị ESP tối đa, lấy giá\r\ntrị nào nhỏ hơn, được sử dụng làm giá trị ESP để xác định thông số tính năng.
\r\n\r\n5.3.5 Quá trình lựa\r\nchọn giá trị ESP để xác định thông số tính năng được thể hiện trên Hình 1.
\r\n\r\n5.3.6 Trong trường\r\nhợp mà giá trị ESP để xác định thông số tính năng đã được xác định\r\nnhỏ hơn 25 Pa, thì thiết bị có thể được coi là thiết bị không ống gió và được\r\nthừ theo TCVN 6576 (ISO 5151).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 1 - Sơ đồ\r\nkhối lựa chọn giá trị ESP để xác định thông số tính năng
\r\n\r\n\r\n\r\n
Bảng 1 - Yêu cầu về áp suất cho các\r\nmáy điều hòa không khí hoạt động hiệu quả
\r\n\r\n\r\n Thông số năng suất\r\n tiêu chuẩn \r\n | \r\n \r\n Áp suất\r\n tĩnh bên ngoài tối thiểua \r\n | \r\n
\r\n kW \r\n | \r\n \r\n Pa \r\n | \r\n
\r\n 0 < Q\r\n < 8 \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n
\r\n 8 ≤ Q < 12 \r\n | \r\n \r\n 37 \r\n | \r\n
\r\n 12 ≤ Q < 20 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n
\r\n 20 ≤ Q < 30 \r\n | \r\n \r\n 62 \r\n | \r\n
\r\n 30 ≤ Q < 45 \r\n | \r\n \r\n 75 \r\n | \r\n
\r\n 45 ≤ Q < 82 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n 82 ≤ Q <117 \r\n | \r\n \r\n 125 \r\n | \r\n
\r\n 117 ≤ Q < 147 \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n | \r\n
\r\n Q > 147 \r\n | \r\n \r\n 175 \r\n | \r\n
\r\n a Đối với\r\n thiết bị được thử nghiệm mà\r\n không lắp đặt bộ lọc không khí, giá trị ESP tối thiểu, Pe, phải được\r\n tăng thêm 10 Pa. \r\n | \r\n
5.4 Dòng\r\nkhông khí phía ngoài trời
\r\n\r\nNếu dòng không khí phía ngoài trời điều\r\nchỉnh được, thì\r\ntất cả các thử nghiệm phải được tiến hành tại lưu lượng không khí phía ngoài\r\ntrời hoặc tại giá trị cài đặt điều khiển quạt do nhà sản xuất quy định. Khi quạt\r\nkhông điều chỉnh được, tất cả các phép thử phải được tiến hành tại lưu lượng thể tích\r\nkhông khí phía ngoài trời vốn có của thiết bị khi được vận hành với các hạng mục\r\nsau ở đúng vị trí: tất cả các phần tử\r\ntrở lực liên\r\nquan đến cửa vào, cửa chớp và bất kỳ ống dẫn nào và các bộ phận đi kèm được nhà\r\nsản xuất xem xét là\r\nkỹ thuật lắp đặt thông thường. Một khi đã được thiết lập, mạch (vòng tuần hoàn)\r\nkhông khí phía ngoài trời của thiết bị phải duy trì không thay đổi\r\ntrong suốt tất cả các thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn này, ngoại trừ\r\nđể điều chỉnh\r\ncho bất kỳ thay đổi nào gây ra bởi bộ phận đi kèm của dụng cụ đo dòng không\r\nkhí khi sử dụng phương pháp thử entanpy không khí ngoài trời (xem G.2.1).
\r\n\r\n5.5 Thiết bị\r\nkhông có quạt trong phòng
\r\n\r\nNếu không có quạt được cung cấp cùng với\r\ncụm thiết bị (nghĩa là các cụm chỉ có dàn ống), thì phải áp dụng các yêu cầu bổ\r\nsung cho trong Phụ lục L.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n6.1.1 Điều kiện\r\nchung
\r\n\r\n6.1.1.1 Tất cả thiết\r\nbị nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này phải có năng suất lạnh\r\nvà hiệu suất lạnh (EER) được xác định phù hợp với các điều khoản của tiêu chuẩn\r\nnày và được xác\r\nđịnh thông số ở các điều kiện thử làm lạnh quy định trong Bảng 2. Tất cả các\r\nthử nghiệm phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của Phụ lục B và các\r\nphương pháp thử quy định ở Điều\r\n8. Tất cả các thử nghiệm phải được tiến hành với thiết bị làm việc ở chế độ vận\r\nhành đầy tải, như định nghĩa ở 3.15. Các giá trị điện năng đầu vào dùng cho các\r\nmục đích xác định thông số phải được đo trong suốt quá trình thử năng suất lạnh.
\r\n\r\n6.1.1.2 Nếu nhà sản\r\nxuất thiết bị sử dụng máy nén biến tốc mà không cung cấp thông tin về tần số chạy\r\nđầy tải và cách đạt trạng thái đầy tải trong suốt quá trình thử năng suất lạnh,\r\nthiết bị phải được vận\r\nhành với bộ điều nhiệt hoặc bộ điều khiển của nó chỉnh đặt ở nhiệt\r\nđộ nhỏ nhất cho phép.
\r\n\r\n6.1.2 Điều kiện nhiệt\r\nđộ
\r\n\r\n6.1.2.1 Các điều kiện\r\nnhiệt độ quy định trong Bảng 2 (các cột T1, T2 và T3) phải được xem là các điều\r\nkiện xác định thông số tiêu chuẩn đối với việc xác định năng suất lạnh. Đối với\r\nthiết bị dùng để làm mát không gian, thử nghiệm phải được tiến hành ở một hoặc\r\nnhiều điều kiện xác định thông số tiêu chuẩn quy định trong Bảng 2.
\r\n\r\nBảng 2 - Các\r\nđiều kiện xác định thông số năng suất lạnh
\r\n\r\n\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Các điều kiện xác định\r\n thông\r\n số tiêu chuẩn \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n T1 \r\n | \r\n \r\n T2 \r\n | \r\n \r\n T3 \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía trong phòng: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 27 °C \r\n | \r\n \r\n 21 °C \r\n | \r\n \r\n 29 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n 19 °C \r\n | \r\n \r\n 15 °C \r\n | \r\n \r\n 19 °C \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n ngoài trời: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 35 °C \r\n | \r\n \r\n 27 °C \r\n | \r\n \r\n 46 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướta \r\n | \r\n \r\n 24 °C \r\n | \r\n \r\n 19 °C \r\n | \r\n \r\n 24 °C \r\n | \r\n
\r\n Tần số thử nghiệmb \r\n | \r\n \r\n Tần số danh\r\n định \r\n | \r\n ||
\r\n Điện áp thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Xem Bảng 3 \r\n | \r\n ||
\r\n CHÚ THÍCH: \r\nT1 = Các điều kiện xác định thông số\r\n năng suất lạnh tiêu\r\n chuẩn cho vùng\r\n khí hậu ôn hòa. \r\nT2 = Các điều kiện xác định thông số\r\n năng suất lạnh tiêu chuẩn cho vùng khí hậu lạnh. \r\nT3 = Các điều kiện xác định thông số năng suất\r\n lạnh tiêu chuẩn cho vùng\r\n khí hậu nóng. \r\na Chỉ yêu cầu điều\r\n kiện nhiệt độ bầu ướt khi thử nghiệm các dàn ngưng giải nhiệt gió làm bay hơi\r\n nước ngưng. \r\nb Thiết bị có hai tần\r\n số danh định thì phải\r\n được thử nghiệm ở từng tần số đó. \r\n | \r\n
6.1.2.2 Thiết bị được\r\nchế tạo chỉ để sử dụng trong vùng khí hậu ôn hòa tương tự khí hậu quy định ở Bảng\r\n2, cột T1, phải có các thông số được xác định bằng các thử nghiệm được tiến\r\nhành ở các điều kiện T1 và phải được ký hiệu là thiết bị kiểu T1.
\r\n\r\n6.1.2.3 Thiết bị được\r\nchế tạo chỉ để sử dụng trong vùng khí hậu lạnh tương tự khí hậu quy định ở Bảng 2, cột\r\nT2, phải có các thông số được xác định bằng các thử nghiệm được tiến hành ở các điều kiện T2 và phải\r\nđược ký hiệu là thiết bị kiểu T2.
\r\n\r\n6.1.2.4 Thiết bị được chế tạo\r\nchỉ để sử\r\ndụng trong vùng khí hậu nóng tương tự khí hậu quy định ở Bảng 2, cột\r\nT3, phải có các thông số được xác định bằng các thử nghiệm được tiến hành ở các\r\nđiều\r\nkiện\r\nT3 và phải được ký hiệu là thiết bị kiểu T3.
\r\n\r\n6.1.2.5 Thiết bị được\r\nchế tạo để sử dụng trong nhiều hơn một vùng khí hậu xác định trong Bảng 2 phải\r\nghi trên nhãn kiểu ký hiệu (T1, T2 và/hoặc T3). Các thông số tương ứng phải được\r\nxác định bằng các điều kiện xác định thông số tiêu chuẩn quy định ở Bảng 2.
\r\n\r\nBảng 3 - Điện\r\náp cho các thử nghiệm năng suất và tính năng (ngoại trừ các thử nghiệm tính năng\r\nlàm lạnh tối đa và sưởi tối đa)
\r\n\r\n\r\n Điện áp\r\n danh định (nhãn)a \r\n | \r\n \r\n Điện áp thử\r\n nghiệmb \r\n | \r\n
\r\n V \r\n | \r\n \r\n V \r\n | \r\n
\r\n 90 đến 109 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n 110 đến 127 \r\n | \r\n \r\n 115 \r\n | \r\n
\r\n 180 đến 207 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n
\r\n 208 đến 253 \r\n | \r\n \r\n 230 \r\n | \r\n
\r\n 254 đến 341 \r\n | \r\n \r\n 265 \r\n | \r\n
\r\n 342 đến 420 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n
\r\n 421 đến 506 \r\n | \r\n \r\n 460 \r\n | \r\n
\r\n 507 đến 633 \r\n | \r\n \r\n 575 \r\n | \r\n
\r\n a Đối với thiết bị có hai điện\r\n áp danh định, như 115/230 và 220/440, thì điện áp thử nghiệm sẽ\r\n là 115 V và 230 V trong ví dụ đầu tiên, và là 230 V và 460 V trong ví dụ thứ\r\n hai. Đối với thiết bị có dải điện áp kéo dài, như 110 V đến 120 V hoặc 220 V\r\n đến 240 V, thì điện áp thử\r\n nghiệm tương ứng sẽ là 115 V hoặc 230 V. Khi dải điện áp kéo dài này thuộc\r\n hai hoặc nhiều hơn các dải điện áp danh định, phải sử dụng giá trị trung bình\r\n của các điện áp danh định để xác định điện áp thử nghiệm từ\r\n bảng này. \r\nVÍ DỤ: Với thiết bị có dải điện áp kéo\r\n dài từ 200 V đến 220 V, điện áp thử nghiệm sẽ là 230 V, dựa trên điện áp\r\n trung bình bằng 210\r\n V. \r\nb Các điện\r\n áp trong bảng này là dùng\r\n cho các thử nghiệm về\r\n năng suất và tính năng\r\n khác với các thử nghiệm tính năng làm lạnh tối đa và sưởi tối đa. \r\n | \r\n
6.1.3 Điều kiện thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n6.1.3.1 Điều kiện ban\r\nđầu
\r\n\r\nTrang thiết bị để thiết lập lại điều\r\nkiện phòng thử và thiết bị được thử phải được vận hành cho đến khi đạt được các\r\nđiều kiện cân bằng như yêu cầu trong 8.3. Các điều kiện cân bằng phải được duy\r\ntrì trong khoảng\r\nthời gian không nhỏ hơn 1 h trước khi thực hiện ghi dữ liệu thử nghiệm năng suất.
\r\n\r\n6.1.3.2 Khoảng thời\r\ngian thử nghiệm
\r\n\r\nDữ liệu phải được ghi lại ở các khoảng\r\nthời gian bằng nhau như yêu cầu trong 8.3.3. Việc ghi dữ liệu phải liên tục\r\ntrong ít nhất 30 min\r\nvà trong suốt khoảng thời gian đó các dung sai quy định trong 8.3 phải được đáp\r\nứng.
\r\n\r\n6.2 Thử tính\r\nnăng làm lạnh tối đa
\r\n\r\n6.2.1 Điều kiện\r\nchung
\r\n\r\nThử nghiệm phải được tiến hành với thiết bị làm\r\nviệc ở chế độ vận hành đầy tải, như định nghĩa trong 3.15. Điện áp thử nghiệm\r\ntrong Bảng 4 phải được\r\nduy trì ở giá trị phần trăm quy định trong các điều kiện vận\r\nhành. Ngoài ra, điện áp thử nghiệm phải được điều chỉnh sao cho không nhỏ hơn\r\n86 % điện áp danh định tại thời điểm khởi động lại thiết bị sau khi tắt máy theo yêu\r\ncầu của 6.2.4.2. Phép thử tính năng này không yêu cầu xác định năng suất lạnh\r\nvà công suất điện đầu vào.
\r\n\r\n6.2.2 Điều kiện\r\nnhiệt độ
\r\n\r\nCác thử nghiệm phải được thực hiện\r\ntheo các điều kiện cho trong các cột T1, T2 hoặc T3 của Bảng 4, dựa trên dự định\r\nsử dụng, như xác định ở 6.1.2. Đối với thiết bị được xác định thông số tính\r\nnăng để sử dụng\r\ntrong nhiều điều kiện vận hành, thì phải thử ở điều kiện vận hành khắc nghiệt\r\nnhất.
\r\n\r\nBảng 4 - Các điều\r\nkiện thử tính năng làm lạnh tối đa
\r\n\r\n\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Các điều kiện\r\n xác định thông số tiêu chuẩn \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n T1 \r\n | \r\n \r\n T2 \r\n | \r\n \r\n T3 \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n trong phòng: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 32 °C \r\n | \r\n \r\n 27 °C \r\n | \r\n \r\n 32 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n 23 °C \r\n | \r\n \r\n 19 °C \r\n | \r\n \r\n 23 °C \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n ngoài trời: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 43 °C \r\n | \r\n \r\n 35 °C \r\n | \r\n \r\n 52 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướta \r\n | \r\n \r\n 26 °C \r\n | \r\n \r\n 24 °C \r\n | \r\n \r\n 31 °C \r\n | \r\n
\r\n Tần số thử nghiệmb \r\n | \r\n \r\n Tần số danh\r\n định \r\n | \r\n ||
\r\n Điện áp thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n a) 90 % và 110 % điện áp danh định với\r\n thiết bị có điện áp đơn trên nhãn; \r\nb) 90 % điện áp danh định thấp và\r\n 110 % điện áp danh định cao cho các thiết bị có hai điện áp trên nhãn hoặc dải\r\n điện áp kéo dài. \r\n | \r\n ||
\r\n a Chỉ yêu cầu điều\r\n kiện nhiệt độ bầu ướt khi thử nghiệm các dàn ngưng giải nhiệt gió làm bay hơi\r\n nước ngưng. \r\nb Thiết bị\r\n có hai tần số danh định thì phải được thử nghiệm ở từng tần số\r\n đó. \r\n | \r\n
6.2.3 Điều kiện\r\ndòng không khí
\r\n\r\nThử tính năng làm lạnh tối đa phải được\r\ntiến hành với cài đặt tốc độ quạt phía trong phòng như xác định trong 5.2.
\r\n\r\n6.2.4 Điều kiện thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n6.2.4.1 Điều kiện ban\r\nđầu
\r\n\r\nCác điều khiển của thiết bị phải được\r\ncài đặt cho làm lạnh tối đa, nếu được trang bị thì tất cả các van lấy gió tươi\r\nvà các van gió thải phải được đóng.
\r\n\r\n6.2.4.2 Khoảng thời\r\ngian thử nghiệm
\r\n\r\nThiết bị phải được vận hành liên tục\r\ntrong 1 h sau khi các nhiệt độ không khí quy định trong Bảng 4 đã được thiết lập\r\nphù hợp với dung\r\nsai trong Bảng 13. Tiếp theo tất cả các nguồn năng lượng cấp cho thiết bị phải\r\nđược ngắt trong 3 min và sau đó được khôi phục lại. Sự vận hành của thiết bị có\r\nthể được khởi động lại một cách tự động hoặc thông qua sử dụng bộ điều khiển từ\r\nxa hoặc bộ phận tương tự. Phép thử phải tiếp tục tiến hành trong 60 min sau khi\r\nkhởi động lại thiết bị.
\r\n\r\n6.2.5 Yêu cầu về\r\ntính năng
\r\n\r\n6.2.5.1 Máy điều hòa\r\nkhông khí và bơm nhiệt phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây khi vận hành ở các điều kiện quy\r\nđịnh trong Bảng 4:
\r\n\r\na) Trong suốt một phép thử trọn vẹn,\r\nthiết bị phải vận hành mà không có bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào;
\r\n\r\nb) Các động cơ của thiết bị phải vận\r\nhành liên tục trong giờ thử đầu tiên mà không bật bất kỳ cơ cấu bảo vệ nào;
\r\n\r\nc) Sau khi ngắt đoạn nguồn cấp, thiết\r\nbị phải phục hồi lại hoạt động trong vòng 30 min và chạy liên tục trong 1 h,\r\nngoại trừ như quy định trong 6.2.5.2 và 6.2.5.3. Xem Hình 2.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 Nguồn điện cấp cho thiết\r\n bị bật \r\n2 Nguồn điện cấp cho thiết bị tắt \r\n3 Giai đoạn thử nghiệm chính thức bắt\r\n đầu \r\n4 Nguồn điện cấp cho thiết bị tắt \r\n5 Nguồn điện cấp cho thiết bị bật trở lại \r\n6 Thời gian lớn nhất trước khi thiết\r\n bị phục hồi lại hoạt động liên tục \r\n7 Kết thúc thử nghiệm, nếu thiết bị\r\n khởi động lại nhờ vào việc cấp lại nguồn \r\n8 Kết thúc thử nghiệm, nếu thiết bị\r\n sử dụng đủ 30 min cho cơ cấu bảo vệ để cài đặt lại \r\n | \r\n \r\n a 30 min, vận hành ở trạng thái ổn định \r\nb 60 min, chạy vận hành liên tục ở điện áp\r\n nguồn giảm hoặc tăng \r\nc 3 min, nguồn tắt \r\nd 5 min, trong thời gian đó cơ cấu bảo vệ có\r\n thể bật \r\ne 30 min \r\ng,f 60 min vận hành liên tục sau khi\r\n thiết bị khởi động lại \r\n | \r\n
Hình 2 - Vận\r\nhành thử nghiệm tính năng tối đa
\r\n\r\n6.2.5.2 Cơ cấu bảo vệ\r\nchỉ có thể bật\r\ntrong 5 min vận hành đầu tiên sau thời gian tắt máy 3 min. Trong suốt phần còn\r\nlại của thời gian thử nghiệm 1 h\r\nđó, không được có cơ cấu bảo vệ\r\nnào bị bật. Thiết bị phải được phép khởi động và dừng dưới sự điều khiển của bộ phận\r\ngiới hạn tự động, nếu được trang bị.
\r\n\r\n6.2.5.3 Đối với các\r\nmodel thiết bị được thiết kế sao cho việc nối lại hoạt động không xảy ra sau\r\nkhi cơ cấu bảo vệ bật lần đầu trong phạm vi 5 min đầu tiên, thiết bị có thể vẫn\r\ngiữ trạng thái không hoạt động trong thời gian không quá 30 min. Sau đó thiết bị\r\nphải hoạt động liên tục trong 1 h.
\r\n\r\n6.3 Thử tính\r\nnăng làm lạnh tối thiểu
\r\n\r\n6.3.1 Điều kiện\r\nchung
\r\n\r\nThử nghiệm và các điều kiện vận hành\r\nquy định trong Bảng 5 phải được sử dụng khi tiến hành thử nghiệm tính năng làm\r\nlạnh tối thiểu. Thử nghiệm\r\nphải được tiến hành với thiết bị làm việc ở chế độ vận hành đầy tải, như định\r\nnghĩa trong 3.15, ngoại trừ như yêu cầu trong 6.3.3. Phép thử tính năng này không\r\nyêu cầu xác định năng suất lạnh và công suất điện đầu vào.
\r\n\r\n6.3.2 Điều kiện\r\nnhiệt độ
\r\n\r\nCác thử nghiệm phải được thực hiện\r\ntrong các điều kiện nhiệt độ thiết lập trong Bảng 5.
\r\n\r\n6.3.3 Điều kiện\r\ndòng không khí
\r\n\r\nCác điều khiển, tốc độ quạt, van gió và lưới chắn\r\ncủa thiết bị phải được cài đặt để tối đa hóa xu hướng tạo ra băng tuyết hoặc đá\r\ntrên giàn bay hơi, miễn là các cài đặt đó không trái ngược với hướng dẫn vận\r\nhành của nhà sản xuất. Trang thiết bị thử nghiệm phải giữ nguyên trong cấu hình\r\nđã thiết lập ở 5.2 và trong Phụ lục A.
\r\n\r\n6.3.4 Điều kiện thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n6.3.4.1 Điều kiện\r\nban đầu
\r\n\r\nThiết bị phải được khởi động và vận\r\nhành cho đến khi đạt được các điều kiện vận hành ổn định theo các Bảng 5 và 13.
\r\n\r\n6.3.4.2 Khoảng thời\r\ngian thử nghiệm
\r\n\r\nSau khi các điều kiện vận hành cho\r\ntrong Bảng 5 đã đạt được ổn định, phù hợp với dung sai thử nghiệm trong Bảng 13, thiết\r\nbị phải được vận hành trong khoảng thời gian 4 h. Thiết bị phải được phép dừng\r\nvà khởi động dưới sự điều khiển của bộ phận giới hạn tự động, nếu được trang bị.
\r\n\r\nBảng 5 - Các\r\nđiều kiện thử tính năng làm lạnh tối thiểu
\r\n\r\n\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Các điều kiện\r\n thử tiêu chuẩn \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n T1 và T3 \r\n | \r\n \r\n T2 \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n trong phòng: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 21 °C \r\n | \r\n \r\n 21 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n 15 °C \r\n | \r\n \r\n 15 °C \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n ngoài trời: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 21 °C \r\n | \r\n \r\n 10°C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướta \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n Tần số thử nghiệmb \r\n | \r\n \r\n Tần số danh\r\n định \r\n | \r\n |
\r\n Điện áp thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Xem Bảng 3 \r\n | \r\n |
\r\n a Chỉ yêu cầu điều kiện nhiệt\r\n độ bầu ướt khi thử\r\n nghiệm các dàn ngưng giải nhiệt gió làm bay hơi nước ngưng. \r\nb Thiết bị\r\n có hai tần số danh định thì phải được thử nghiệm ở từng tần số đó. \r\n | \r\n
6.3.5 Yêu cầu tính\r\nnăng
\r\n\r\n6.3.5.1 Thiết bị phải\r\nvận hành dưới các điều kiện quy định mà không có bất kỳ biểu hiện\r\như hỏng nào.
\r\n\r\n6.3.5.2 Thời điểm kết\r\nthúc phép thử 4 h, sự tích tụ băng tuyết hoặc đá trên dàn ống trong phòng không\r\nđược phủ nhiều hơn 50 % diện tích bề mặt phía trong phòng của dàn ống trong\r\nphòng hoặc không được làm giảm lưu lượng không khí nhiều hơn 25 % lưu lượng\r\nkhông khí ban đầu. Nếu thiết bị không cho phép quan sát bằng mắt dàn ống trong\r\nphòng và nếu không đo được lưu lượng thể tích không khí phía trong phòng, thì phải đáp ứng\r\ncác yêu cầu của 6.3.5.3.
\r\n\r\n6.3.5.3 Trong suốt\r\nkhoảng thời gian thử 4 h, nhiệt độ điểm giữa của mỗi mạch dàn ống trong phòng\r\nhoặc áp suất hút phải được đo ở các khoảng thời gian bằng nhau cách nhau 1 min\r\nhoặc nhỏ hơn. Phép đo được thực hiện lúc 10 min từ khi bắt đầu phép thử 4 h được\r\ncoi là giá trị ban đầu. Nếu đo được áp suất hút, thì giá trị này phải được sử dụng để\r\ntính toán nhiệt độ hút bão hòa.
\r\n\r\na) Nếu máy nén (hoặc các máy nén)\r\nkhông OFF (tắt) trên các điều khiển tự động trong suốt phép thử, và
\r\n\r\n- Nếu các nhiệt độ mạch dàn ống được đo,\r\ncác nhiệt độ này không được duy trì thấp hơn giá trị ban đầu tương ứng quá 2 K\r\nđối với từng mạch trong thời gian nhiều hơn 20 min liên tục, hoặc
\r\n\r\n- Nếu áp suất hút được đo, thi nhiệt độ\r\nhút bão hòa không được duy trì thấp hơn giá trị ban đầu quá 2 K trong thời gian\r\nnhiều hơn 20 min liên tục.
\r\n\r\nb) Nếu máy nén (hoặc các máy nén) có\r\nchu trình ON/OFF (bật/tắt) trên các\r\nđiều khiển tự động trong suốt phép thử, và
\r\n\r\n- Nếu các nhiệt độ mạch dàn ống được\r\nđo, thì các nhiệt độ mạch riêng lẻ đo lúc 10 min từ khi bắt đầu của bất kỳ chu\r\ntrình ON nào trong suốt phép thử không được thấp hơn nhiệt độ mạch ban đầu tương ứng quá\r\n2 K, hoặc
\r\n\r\n- Nếu áp suất hút được đo, thì nhiệt độ hút\r\nbão hòa đo lúc 10 min từ khi bắt đầu của bất kỳ chu trình ON nào\r\ntrong suốt phép thử không được thấp hơn nhiệt độ hút bão hòa ban đầu quá 2 K.
\r\n\r\nNếu quạt trong phòng bị dừng bởi các điều\r\nkhiển tự động trong quá trình thử nghiệm, dòng không khí đi qua dàn ống trong\r\nphòng phải được giảm xuống bằng không (0).
\r\n\r\n6.4 Thử tính\r\nnăng kiểm soát ngưng tụ và đọng sương trên vỏ
\r\n\r\n6.4.1 Điều kiện\r\nchung
\r\n\r\nCác điều kiện phải được sử dụng trong\r\nsuốt quá trình thử nghiệm kiểm soát ngưng tụ và đọng sương trên vỏ được cho\r\ntrong Bảng 6. Thử nghiệm phải được tiến hành với thiết bị làm việc ở chế độ vận\r\nhành đầy tải, như định nghĩa trong 3.15, ngoại trừ như yêu cầu trong 6.4.3.\r\nPhép thử tính năng này không yêu cầu xác định năng suất lạnh và công suất điện\r\nđầu vào.
\r\n\r\n6.4.2 Điều kiện nhiệt\r\nđộ
\r\n\r\nCác điều kiện nhiệt độ phải được sử dụng\r\ntrong thử nghiệm này được cho trong Bảng 6.
\r\n\r\n6.4.3 Điều kiện\r\ndòng không khí
\r\n\r\nCác điều khiển, quạt, van gió và lưới\r\nchắn của thiết bị phải được cài đặt để tối đa hóa xu hướng tạo ra đọng sương,\r\nmiễn là các cài đặt đó không trái ngược với hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất.
\r\n\r\n6.4.4 Điều kiện thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n6.4.4.1 Điều kiện\r\nban đầu
\r\n\r\nSau khi thiết lập các điều kiện nhiệt\r\nđộ quy định, thiết bị phải được khởi động với khay chứa nước ngưng tụ được đổ đến\r\nđiểm chảy tràn, và\r\nthiết bị phải được chạy cho đến khi dòng nước ngưng chảy đều.
\r\n\r\n6.4.4.2 Khoảng thời\r\ngian thử nghiệm
\r\n\r\nThiết bị phải được vận hành trong khoảng\r\nthời gian 4 h.
\r\n\r\n6.4.5 Yêu cầu về\r\ntính năng
\r\n\r\n6.4.5.1 Khi vận hành\r\ntrong các điều kiện thử nghiệm quy định ở Bảng 6, không được có nước ngưng nhỏ\r\ngiọt, chảy hoặc thổi ra từ thiết bị.
\r\n\r\n6.4.5.2 Thiết bị thải\r\nnước ngưng vào không khí làm mát dàn ngưng phải loại bỏ tất cả nước ngưng và\r\nkhông được có nước nhỏ giọt hoặc thổi ra từ thiết bị làm công trình nhà hoặc vùng\r\nxung quanh bị ướt.
\r\n\r\nBảng 6 - Các\r\nđiều kiện thử kiểm soát ngưng tụ
\r\n\r\n\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Các điều kiện\r\n thử nghiệm tiêu chuẩn \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n trong phòng: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 27 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n 24 °C \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n ngoài trời: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 27 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướta \r\n | \r\n \r\n 24 °C \r\n | \r\n
\r\n Tần số thử nghiệmb \r\n | \r\n \r\n Tần số danh\r\n định \r\n | \r\n
\r\n Điện áp thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Xem Bảng 3 \r\n | \r\n
\r\n a Chỉ yêu cầu điều\r\n kiện nhiệt độ bầu ướt khi thử nghiệm các dàn ngưng giải nhiệt gió làm bay hơi\r\n nước ngưng. \r\nb Thiết bị\r\n có hai tần số danh định thì phải được thử nghiệm ở từng tần\r\n số đó. \r\n | \r\n
7.1.1.1 Đối với tất\r\ncả các phép thử năng suất sưởi, phải áp dụng các yêu cầu được quy định trong Phụ\r\nlục B. Thử nghiệm phải được tiến hành bằng sử dụng phương pháp và dụng cụ đo\r\nđáp ứng các yêu cầu của 8.1 và 8.2.
\r\n\r\n7.1.1.2 Các điện trở\r\nlựa chọn sử dụng để sưởi không khí trong phòng phải được ngăn chặn không cho hoạt\r\nđộng trong suốt tất cả các thử nghiệm năng suất sưởi, ngoại trừ các phần tử chỉ được sử dụng\r\ntrong chu kỳ xả băng.
\r\n\r\n7.1.1.3 Việc thiết lập\r\nthử nghiệm phải bao gồm cả dụng cụ đo cho phép đo sự thay đổi nhiệt độ qua dàn ống\r\ntrong phòng. Nếu sử dụng phương pháp entanpy không khí trong phòng, có thể sử\r\ndụng cùng các cảm biến nhiệt độ bầu khô như để đo năng suất. Nếu sử dụng phương\r\npháp thử bằng buồng nhiệt lượng, sự thay đổi nhiệt độ phải được xác định bằng sử\r\ndụng các cảm biến quy định trong Phụ lục D.
\r\n\r\n7.1.1.4 Các điều kiện\r\nxác định thông số tiêu chuẩn cho các thử nghiệm năng suất sưởi được quy định\r\ntrong Bảng 7.
\r\n\r\n7.1.1.5 Tất cả các thử nghiệm\r\nnăng suất sưởi trong Điều 7 phải được tiến hành với bơm nhiệt làm việc ở chế độ\r\nvận hành đầy tải, như định nghĩa ở 3.15.
\r\n\r\n7.1.1.6 Đối với máy\r\nnén điều khiển biến tần, nhà sản xuất phải quy định tần số cụ thể cần thiết để\r\ncho chế độ vận hành đầy tải. Bơm nhiệt phải được duy trì ở tần số này đối với tất\r\ncả các thử nghiệm năng suất sưởi. Nếu nhà sản xuất bơm nhiệt sử dụng máy nén biến\r\ntốc mà không cung cấp thông tin về tần số chạy đầy tải và cách đạt được nó\r\ntrong các thử nghiệm năng suất sưởi, khi đó bơm nhiệt phải được vận hành với bộ\r\nđiều nhiệt hoặc bộ điều khiển của nó được cài đặt ở nhiệt độ lớn nhất cho phép.
\r\n\r\nBảng 7 - Các điều\r\nkiện xác định thông số năng suất sưởi
\r\n\r\n\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Các điều kiện\r\n xác định thông số tiêu chuẩn \r\n | \r\n ||
\r\n H1a - điều kiện\r\n lạnh vừa \r\n | \r\n \r\n H2a\r\n - điều kiện lạnh \r\n | \r\n \r\n H3a\r\n - điều kiện rất lạnh \r\n | \r\n |
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n trong phòng: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 20 °C \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt (tối đa) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 15 °C \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía ngoài trời: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 7 °C \r\n | \r\n \r\n 2 °C \r\n | \r\n \r\n - 7 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n 6 °C \r\n | \r\n \r\n 1 °C \r\n | \r\n \r\n - 8 °C \r\n | \r\n
\r\n Tần số thử nghiệmb \r\n | \r\n \r\n Tần số danh\r\n định \r\n | \r\n ||
\r\n Điện áp thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Xem Bảng 3 \r\n | \r\n ||
\r\n a Nếu chu kỳ\r\n xả băng xuất hiện trong các thử nghiệm năng suất sưởi ở điều kiện H1, H2 hoặc\r\n H3, thì thử nghiệm trong các điều kiện này phải được thực hiện bằng phương\r\n pháp buồng nhiệt lượng hoặc entanpy không khí trong phòng (xem các Phụ lục D\r\n và E). \r\nb Thiết bị có hai tần số danh định\r\n thì phải được\r\n thử nghiệm ở từng tần số đó. \r\n | \r\n
7.1.2.1 Có ba điều\r\nkiện nhiệt độ phía ngoài trời\r\nkhác nhau, được ký hiệu là H1-điều kiện lạnh vừa, H2-điều kiện lạnh và H3-điều\r\nkiện rất lạnh, được quy định trong Bảng 7.
\r\n\r\n7.1.2.2 Các điều kiện\r\nnhiệt độ trong Bảng 7 đối với không khí vào thiết bị phía trong phòng phải được\r\nsử dụng cho tất cả các thử nghiệm năng suất sưởi.
\r\n\r\n7.1.2.3 Tất cả các\r\nbơm nhiệt phải được xác định thông số dựa trên thử nghiệm ở điều kiện nhiệt độ H1.\r\nCác thử nghiệm năng suất sưởi cũng phải được tiến hành ở điều kiện H2 và/hoặc\r\nH3, nếu nhà sản xuất xác định thông số thiết bị đối với hoạt động ở một hoặc cả\r\nhai điều kiện nhiệt độ này.
\r\n\r\n7.1.2.4 Nếu bơm nhiệt\r\nđược xác định thông số đối với hoạt động ở hai tần số, hoặc trong một số trường\r\nhợp nếu thiết bị có hai điện áp danh định thì phải tiến hành nhiều hơn một phép\r\nthử năng suất sưởi tại từng điều kiện nhiệt độ phía ngoài trời áp dụng\r\nđược. Bảng 7 (và Bảng 3) phải được sử dụng để xác định nếu có yêu cầu các phép\r\nthử năng suất lạnh\r\nbổ sung.
\r\n\r\n7.1.3 Điều\r\nkiện dòng không khí
\r\n\r\n7.1.3.1 Điều kiện\r\nchung
\r\n\r\n7.1.3.1.1 Việc đo lưu\r\nlượng thể tích không khí phía trong phòng là bắt buộc trong tất cả các trường hợp,\r\nbất kể phép đo sơ bộ đo năng suất sưởi sử dụng phương pháp thử bằng buồng nhiệt lượng\r\nhay phương pháp thử entanpy không khí trong phòng.
\r\n\r\n7.1.3.1.2 Các phép đo\r\ndòng không khí phải được thực hiện phù hợp với các điều khoản quy định trong Phụ\r\nlục C, khi thích hợp,\r\ncũng như các điều khoản được thiết lập trong các phụ lục thích hợp khác của\r\ntiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Tất cả các lưu lượng không\r\nkhí được biểu thị bằng đơn vị m3/s theo không khí tiêu chuẩn. Trong\r\ncác tính toán năng\r\nsuất sưởi mô tả trong Phụ lục E, lưu lượng không khí phía trong phòng được biểu\r\nthị bằng đơn vị m3/s theo hỗn hợp hơi nước-không khí.
\r\n\r\n7.1.3.1.3 Khi các thử\r\nnghiệm được tiến hành ở các cài đặt khác với các cài đặt quy định trong 7.1.3.1.1 và\r\n7.1.3.1.2, phải ghi chú các cài đặt thay thế này đi cùng với các thông số năng\r\nsuất sưởi.
\r\n\r\n7.1.3.2 Các yêu cầu\r\nkhi thử nghiệm bơm nhiệt cung cấp cả làm lạnh và sưởi
\r\n\r\n7.1.3.2.1 Các cài đặt\r\nthiết bị, cả\r\nphía\r\ntrong phòng và ngoài trời, phải giống như các cài đặt được thiết lập trong các\r\nthử nghiệm năng suất lạnh. Các thử nghiệm năng suất sưởi phải được tiến hành ở lưu\r\nlượng không khí phía ngoài trời vốn có gắn liền với mạch (vòng tuần hoàn) không\r\nkhí phía ngoài trời, ngoại trừ bất kỳ điều chỉnh nào được phép nếu sử dụng\r\nphương pháp thử entanpy không khí ngoài trời (xem Phụ lục G).
\r\n\r\n7.1.3.2.2 Các thử nghiệm\r\nnăng suất sưởi phải được tiến hành với cùng cài đặt của van gió hoặc quạt thải\r\nnhư cho phép thử năng suất lạnh. Nếu các thử nghiệm năng suất lạnh được tiến\r\nhành cho nhiều hơn một điều kiện khí hậu (T1, T2, T3), với các lưu lượng khác\r\nnhau, khi đó phải sử dụng cài đặt cho lưu lượng cao nhất để tiến hành các thử\r\nnghiệm năng suất sưởi.
\r\n\r\n7.1.3.3 Các yêu cầu\r\nkhi thử nghiệm bơm nhiệt chỉ cung cấp sưởi
\r\n\r\n7.1.3.3.1 Đối với phía\r\nngoài trời của bơm nhiệt, tất cả các phần tử trở lực liên quan đến cửa vào, cửa chớp và bất kỳ\r\nống dẫn nào và các bộ phận đi kèm được nhà sản xuất xem xét là kỹ thuật lắp đặt\r\nthông thường phải được lắp đặt. Nếu dòng không khí phía ngoài trời điều chỉnh\r\nđược, thì tất cả các thử nghiệm\r\nphải được tiến hành tại giá trị cài đặt điều khiển quạt phía ngoài trời do nhà sản xuất\r\nquy định. Một khi đã được thiết lập,\r\nmạch không khí phía ngoài trời của thiết bị phải duy trì không thay đổi\r\ntrong suốt tất cả các thử nghiệm\r\nđược quy định trong tiêu chuẩn này, ngoại trừ để điều chỉnh cho bất kỳ thay đổi\r\nnào gây ra bởi bộ phận đi kèm của dụng cụ đo dòng không khí khi sử dụng phương\r\npháp\r\nthử\r\nentanpy không khí ngoài trời (xem Phụ lục G).
\r\n\r\n7.1.3.3.2 Đối với phía\r\ntrong phòng của bơm nhiệt, vị\r\ntrí của van gió, tốc độ quạt, v.v phải được cài đặt theo hướng dẫn lắp đặt đã\r\ncông bố của nhà sản xuất mà được trang bị kèm thiết bị. Trong trường hợp không\r\ncó hướng dẫn lắp đặt đó, thì vị trí van gió, tốc độ quạt, v.v phải được cài đặt\r\nđể cung cấp năng suất sưởi lớn nhất\r\nkhi thử nghiệm ở điều kiện nhiệt độ H1.
\r\n\r\n7.1.3.3.3 Cài đặt bơm\r\nnhiệt sử dụng cho thử nghiệm ở điều kiện H1 phải được sử dụng trong suốt các thử\r\nnghiệm ở điều kiện H2 và/hoặc H3, nếu được tiến hành. Không yêu cầu ESP tối thiểu,\r\npe, khi thử\r\nnghiệm ở các điều kiện thử H2 và H3.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1.4.1 Không được\r\nphép tắt điều khiển xả băng tự\r\nđộng. Điều khiển này chỉ có thể\r\nđược tắt khi kích hoạt thủ công một chu kỳ xả băng trong quá trình thiết lập điều\r\nkiện ban đầu.
\r\n\r\n7.1.4.2 Bất kỳ chu kỳ xả\r\nbăng nào, dù được kích hoạt tự động\r\nhoặc thủ công, xảy ra trong khi chuẩn bị hoặc tiến hành thử nghiệm năng suất sưởi\r\nphải luôn được kết thúc một cách tự động bởi các điều khiển xả băng của bơm nhiệt.
\r\n\r\n7.1.4.3 Nếu bơm nhiệt\r\ntắt quạt trong phòng trong suốt chu kỳ xả băng, thì dòng không\r\nkhí qua dàn ống trong phòng phải ngừng lại.
\r\n\r\n7.1.5 Quy\r\ntrình thử nghiệm - Quy định chung
\r\n\r\n7.1.5.1 Quy trình thử nghiệm\r\ngồm ba giai đoạn: giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu, giai đoạn cân bằng và\r\ngiai đoạn thu thập dữ liệu. Thời gian của giai đoạn thu thập dữ liệu khác nhau\r\nvà phụ thuộc vào trạng thái vận hành của bơm nhiệt là ổn định hay không ổn định.\r\nNgoài ra, trong trường hợp vận hành không ổn định, khoảng thời gian thu thập dữ\r\nliệu quy định khi sử dụng phương pháp entanpy không khí trong phòng (xem\r\n7.1.11.5) là khác so với khoảng thời gian thu thập dữ liệu yêu cầu nếu sử dụng\r\nphương pháp buồng nhiệt lượng (xem 7.1.11.6).
\r\n\r\n7.1.5.2 Phụ lục M trình bày dạng\r\nhình ảnh hầu hết các trình tự thử\r\nnghiệm khác nhau có thể có khi tiến hành một phép thử năng suất sưởi.
\r\n\r\n7.1.6 Giai\r\nđoạn thiết lập điều kiện ban đầu
\r\n\r\n7.1.6.1 Trang thiết bị\r\nthiết lập lại điều kiện cho phòng thử và bơm nhiệt được thử phải được vận hành cho\r\nđến khi đạt được các dung sai thử nghiệm quy định trong 8.3 trong ít nhất 10\r\nmin.
\r\n\r\n7.1.6.2 Chu kỳ xả\r\nbăng có thể kết thúc\r\nmột giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu. Nếu chu kỳ xả băng không kết thúc\r\ngiai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu, thì bơm nhiệt phải vận hành ở chế độ sưởi trong ít nhất\r\n10 min sau khi kết thúc xả băng, trước khi bắt đầu giai đoạn cân bằng.
\r\n\r\n7.1.6.3 Khuyến nghị\r\nlà giai đoạn\r\nthiết lập điều kiện ban đầu nên kết thúc với chu kỳ xả băng được kích hoạt tự động\r\nhoặc thủ công khi thử nghiệm ở các điều kiện nhiệt độ H2 và H3.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.1.7.1 Giai đoạn\r\ncân bằng tiếp ngay sau giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu.
\r\n\r\n7.1.7.2 Một giai đoạn\r\ncân bằng đầy đủ sẽ kéo dài trong 1 h.
\r\n\r\n7.1.7.3 Ngoại trừ như quy định\r\ntrong 7.1.11.3, bơm nhiệt phải vận hành trong khi đáp ứng các dung sai thử nghiệm\r\nở 8.3.
\r\n\r\n7.1.8 Giai\r\nđoạn thu thập dữ liệu
\r\n\r\n7.1.8.1 Giai đoạn thu\r\nthập dữ liệu tiếp ngay sau giai đoạn cân bằng.
\r\n\r\n7.1.8.2 Dữ liệu phải\r\nđược thu thập như quy định trong 8.1 cho phương pháp thừ đã chọn. Nếu sử dụng\r\nphương pháp buồng nhiệt lượng, năng suất sưởi phải được tính toán theo Phụ lục D. Nếu sử\r\ndụng phương pháp entanpy không khí trong phòng, năng suất sưởi phải được tính\r\ntoán theo Phụ lục E. Đối với các trường hợp trong đó sử dụng một trong các\r\nphương pháp thử xác nhận trong 8.1.3, năng suất sưởi phải được tính toán theo\r\nquy định trong các phụ lục thích hợp.
\r\n\r\n7.1.8.3 Sử dụng công\r\ntơ điện tích hợp (oát-giờ) hoặc hệ thống đo để đo năng lượng điện cấp\r\ncho thiết bị. Trong các chu kỳ xả băng và trong vòng 10 min đầu tiên sau khi kết\r\nthúc xả băng, công tơ hoặc hệ thống đo này phải có tốc độ lấy mẫu ít nhất là 10\r\ns một lần.
\r\n\r\n7.1.8.4 Trừ theo quy\r\nđịnh trong 7.1.8.3 và 7.1.8.5, dữ liệu phải được lấy mẫu ở các khoảng thời gian\r\nbằng nhau cách nhau 30 s hoặc nhỏ hơn.
\r\n\r\n7.1.8.5 Trong các chu\r\nkỳ xả băng, cộng thêm 10 min đầu tiên sau khi kết thúc xả băng, dữ liệu được sử\r\ndụng trong việc đánh giá năng suất sưởi tích hợp của bơm nhiệt phải được lấy mẫu tại các khoảng\r\nthời gian bằng nhau cách nhau 10 s hoặc nhỏ hơn. Khi sử dụng phương pháp\r\nentanpy không khí trong phòng, các dữ liệu được lấy mẫu với tần suất nhanh hơn\r\nnày bao gồm cả sự thay đổi về nhiệt độ bầu khô phía trong phòng. Khi sử dụng\r\nphương pháp buồng nhiệt lượng, các dữ liệu được lấy mẫu với tần suất nhanh hơn\r\nnày bao gồm tất cả các đại\r\nlượng đo yêu cầu để xác định năng suất phía trong phòng.
\r\n\r\n7.1.8.6 Đối với bơm\r\nnhiệt tự động tắt quạt trong phòng trong quá trình xả băng, sự đóng góp của nhiệt\r\ntinh cung cấp và/hoặc sự thay đổi về nhiệt độ bầu khô phía trong phòng phải được\r\ngán giá trị bằng\r\nkhông (0) khi quạt trong phòng tắt, nếu sử dụng phương pháp entanpy không khí\r\ntrong phòng. Nếu sử dụng phương pháp thử bằng buồng nhiệt lượng, thì việc tích hợp\r\nnăng suất sẽ vẫn tiếp tục trong khi quạt trong phòng tắt.
\r\n\r\n7.1.8.7 Đối với cả\r\nhai phương pháp thử entanpy không khí trong phòng và buồng nhiệt lượng, phải đo\r\nchênh lệch giữa nhiệt độ bầu khô của không khí vào và ra dàn ống trong phòng. Đối\r\nvới từng khoảng cách nhau 5 min trong giai đoạn thu thập dữ liệu, phải tính toán chênh\r\nlệch nhiệt độ trung bình, ∆ti(τ). Chênh lệch nhiệt độ trung bình\r\ntrong 5 min đầu tiên của giai đoạn thu thập dữ liệu, ∆ti(τ = 0), phải được\r\nlưu lại cho mục đích tính toán sự thay đổi, ∆t, tính bằng phần trăm, được cho\r\ntrong công thức (1):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (1) \r\n | \r\n
7.1.9.1 Nếu %∆t vượt\r\nquá 2,5 % trong 35 min đầu tiên của giai đoạn thu thập dữ liệu, thì thử nghiệm năng\r\nsuất sưởi phải được chỉ định là phép thử ở trạng thái không ổn định (xem\r\n7.1.11). Tương tự như vậy, nếu bơm nhiệt kích hoạt một chu kỳ xả băng trong\r\ngiai đoạn cân bằng hoặc trong 35 min đầu tiên của giai đoạn thu thập dữ liệu,\r\nthì thử nghiệm\r\nnăng suất sưởi cũng phải được chỉ định là phép thử ở trạng thái không ổn định.
\r\n\r\n7.1.9.2 Nếu các điều\r\nkiện quy định ở 7.1.9.1 không xảy ra và các dung sai thử nghiệm cho trong 8.3 được\r\nthỏa mãn trong cả giai đoạn cân bằng và 35 min đầu tiên của giai đoạn thu thập\r\ndữ liệu, thì thử\r\nnghiệm năng suất sưởi phải được chỉ định là phép thử ở trạng\r\nthái ổn định. Các thử nghiệm ở trạng thái ổn định phải được kết thúc sau 35 min\r\nthu thập dữ liệu.
\r\n\r\n7.1.10 Quy\r\ntrình thử khi chu kỳ xả băng không kết thúc giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu
\r\n\r\n7.1.10.1 Nếu bơm nhiệt\r\nkích hoạt một chu kỳ xả băng trong giai đoạn cân bằng hoặc trong 35 min đầu tiên\r\ncủa giai đoạn thu thập dữ liệu, thử nghiệm năng suất sưởi phải được bắt đầu lại\r\nnhư quy định ở 7.1.10.3.
\r\n\r\n7.1.10.2 Nếu %∆t vượt\r\nquá 2,5 % tại bất kỳ thời điểm nào trong 35 min đầu tiên của giai đoạn thu thập\r\ndữ liệu, thử nghiệm năng suất sưởi phải được bắt đầu lại như quy định ở\r\n7.1.10.3. Trước khi bắt đầu lại, phải chờ tới khi xảy ra chu kỳ xả băng. Chu kỳ\r\nxả băng này có thể được kích hoạt thủ công hoặc bị trễ lại cho đến khi bơm nhiệt\r\nkích hoạt xả băng tự động.
\r\n\r\n7.1.10.3 Nếu áp dụng\r\n7.1.10.1 hoặc 7.1.10.2, thì việc bắt đầu lại phải bắt đầu 10 min sau khi chu kỳ\r\nxả băng kết thúc với giai đoạn cân bằng kéo dài hàng giờ mới. Lần thử thứ hai\r\nnày phải tuân theo các yêu cầu của 7.1.7 và 7.1.8 và theo quy trình thử ở 7.1.9.
\r\n\r\n7.1.10.4 Nếu các điều\r\nkiện quy định trong 7.1.10.1 hoặc 7.1.10.2 không xảy ra và các dung sai thử nghiệm\r\ncho trong 8.3 được thỏa mãn trong cả giai đoạn cân bằng và trong 35 min đầu\r\ntiên của giai đoạn thu thập dữ liệu, thì thử nghiệm năng suất sưởi phải được chỉ\r\nđịnh là phép thử ở trạng thái ổn định. Các thử nghiệm ở trạng thái ổn định phải\r\nđược kết thúc sau ít nhất 35 min thu thập dữ liệu.
\r\n\r\n7.1.11 Quy\r\ntrình thử cho các thử nghiệm ở trạng thái không ổn định
\r\n\r\n7.1.11.1 Khi phù hợp\r\nvới 7.1.9.1, thử nghiệm năng suất sưởi được chỉ định là phép thử ở trạng thái\r\nkhông ổn định, thì phải áp dụng\r\ncác điều chỉnh quy định trong 7.1.11.2 đến 7.1.11.6.
\r\n\r\n7.1.11.2 Không được sử\r\ndụng phương pháp thử entanpy không khí ngoài trời và trang thiết bị đo phía\r\nngoài trời liên quan của nó phải được ngắt kết nối khỏi bơm nhiệt. Trong tất cả\r\ncác trường hợp, dòng không khí phía ngoài trời bình thường của bơm nhiệt phải\r\nkhông bị xáo trộn. Không yêu cầu sử dụng các phương pháp thử\r\nxác nhận khác.
\r\n\r\n7.1.11.3 Để cấu thành\r\nphép thử năng suất sưởi ở trạng thái không ổn định hợp lệ, phải đạt được các\r\ndung sai thử nghiệm quy định trong Bảng 8 trong cả giai đoạn cân bằng và giai\r\nđoạn thu thập dữ liệu. Như chú thích trong Bảng 8, các dung sai thử nghiệm được\r\nquy định cho hai khoảng thời gian phụ. Khoảng H bao gồm các dữ liệu được thu thập\r\ntrong mỗi khoảng thời gian sưởi trừ 10 min đầu tiên sau khi kết thúc xả băng.\r\nKhoảng D bao gồm các dữ liệu được thu thập trong mỗi chu kỳ xả băng cộng với 10\r\nmin đầu tiên của khoảng thời gian sưởi kế tiếp.
\r\n\r\n7.1.11.4 Các thông số\r\ndung sai thử nghiệm trong Bảng 8 phải được xác định trong suốt các giai đoạn\r\ncân bằng và thu thập dữ liệu. Tất cả các dữ liệu được thu thập trong mỗi khoảng\r\nH hoặc D phải được sử dụng để đánh giá sự tuân thủ các dung sai thử\r\nnghiệm của Bảng 8. Không được kết hợp dữ liệu từ hai hoặc nhiều hơn hai khoảng\r\nH hoặc từ hai hoặc nhiều hơn hai khoảng D và sau đó sử dụng để đánh giá sự tuân\r\nthủ Bảng 8. Sự tuân thủ phải dựa trên việc đánh giá các dữ liệu từ mỗi khoảng\r\nriêng biệt.
\r\n\r\n7.1.11.5 Nếu sử dụng\r\nphương pháp entanpy không khí trong phòng, giai đoạn thu thập dữ liệu phải được\r\ntiếp tục cho đến 3 h hoặc cho đến khi bơm nhiệt hoàn thành ba chu kỳ đầy đủ\r\ntrong giai đoạn này, lấy giá trị nào xảy ra trước. Nếu tại thời điểm đã trôi\r\nqua 3 h, bơm nhiệt đang tiến hành chu kỳ xả băng thì chu kỳ này\r\nphải được hoàn thành trước khi kết thúc việc thu thập dữ liệu. Một chu kỳ đầy đủ\r\ngồm có giai đoạn sưởi và giai đoạn\r\nxả băng, từ kết thúc lần xả băng này đến kết thúc lần xả băng tiếp theo.
\r\n\r\n7.1.11.6 Nếu sử dụng\r\nphương pháp buồng nhiệt lượng, giai đoạn thu thập dữ liệu phải được tiếp tục\r\ncho đến 6 h hoặc cho đến khi bơm nhiệt hoàn thành sáu chu kỳ đầy đủ trong giai\r\nđoạn này, lấy giá trị nào xảy ra trước. Nếu tại thời điểm đã trôi qua 6 h, bơm\r\nnhiệt đang tiến hành chu kỳ xả băng thì chu kỳ này phải được hoàn thành trước\r\nkhi kết thúc việc thu thập\r\ndữ liệu. Một chu kỳ đầy đủ gồm có giai đoạn sưởi và giai đoạn xả băng; từ kết\r\nthúc lần xả băng này đến kết thúc lần xả băng tiếp theo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các chu kỳ kế tiếp nhau lả\r\nsự lặp lại với các khoảng thời gian tạo băng và xả băng tương tự nhau trước khi\r\nlựa chọn dữ liệu để sử dụng cho việc tính toán năng suất và công suất\r\ntích hợp.
\r\n\r\n7.1.11.7 Do yêu cầu về\r\nphương pháp thử xác nhận trong 8.1.3, trang thiết bị thử nghiệm entanpy không\r\nkhí ngoài trời có thể phải được ngắt kết nối khỏi bơm nhiệt, như quy định trong\r\n7.1.11.2, trong quá trình thử năng suất sưởi. Nếu có yêu cầu ngắt kết nối trong\r\nquá trình thử nghiệm, khoảng thời gian chuyển đổi này không được tính là một phần\r\ncủa thời gian trôi qua của các giai đoạn cân bằng hoặc thu thập dữ liệu. Khoảng\r\nthời gian chuyển đổi phải được xác định là bắt đầu ngay khi thử nghiệm năng suất sưởi được\r\nchỉ định là phép thử ở trạng thái không ổn định và kết thúc khi các dung sai thử\r\nnghiệm ở Bảng 8 được thiết lập lại lần đầu tiên sau khi trang thiết bị thử\r\nentanpy không khí ngoài trời được ngắt kết nối khỏi bơm nhiệt.
\r\n\r\nBảng 8 - Các\r\nsai lệch cho phép trong các thử nghiệm năng suất sưởi khi sử dụng quy trình thử\r\nở trạng thái không ổn định (T)
\r\n\r\n\r\n Số đọc \r\n | \r\n \r\n Sai lệch của\r\n các giá trị trung\r\n bình cộng so với điều kiện thử nghiệm quy định \r\n | \r\n \r\n Sai lệch của\r\n các số đọc riêng lẻ so với điều kiện thử nghiệm quy định \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n Khoảng Ha \r\n | \r\n \r\n Khoảng Db \r\n | \r\n \r\n Khoảng Ha \r\n | \r\n \r\n Khoảng Db \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n trong phòng: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n ± 0,6 K \r\n | \r\n \r\n ± 1,5 K \r\n | \r\n \r\n ± 1,0 K \r\n | \r\n \r\n ± 2,5 K \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía ngoài trời: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n ± 0,6 K \r\n | \r\n \r\n ± 1,5 K \r\n | \r\n \r\n ± 1,0 K \r\n | \r\n \r\n ± 5,0 K \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n ± 0,3 K \r\n | \r\n \r\n ±1,0 K \r\n | \r\n \r\n ± 0,6 K \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điện áp \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n ± 2% \r\n | \r\n \r\n ± 2% \r\n | \r\n
\r\n Trở lực bên ngoài đối với dòng không\r\n khí \r\n | \r\n \r\n ±5 Pa \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n ±5 Pa \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n
\r\n a Áp dụng\r\n khi bơm nhiệt ở chế độ sưởi, ngoại trừ 10 min đầu tiên sau khi kết thúc chu kỳ\r\n xả băng. \r\nb Áp dụng trong chu\r\n kỳ xả băng và trong 10 min đầu tiên sau khi kết thúc chu kỳ xả băng khi bơm\r\n nhiệt đang vận hành ở chế độ\r\n sưởi. \r\n | \r\n
7.1.12 Kết\r\nquả thử nghiệm năng suất sưởi
\r\n\r\n7.1.12.1 Điện năng\r\ncung cấp cho bơm nhiệt trong quá trình thử nghiệm phải được ghi lại, cùng với thời gian\r\ntrôi qua tương ứng, tại thời điểm kết thúc mỗi chu kỳ xả băng trong giai đoạn\r\nthu thập dữ liệu, nếu thích hợp áp dụng, và tại thời điểm kết thúc giai đoạn\r\nthu thập dữ liệu.
\r\n\r\n7.1.12.2 Năng suất sưởi\r\ntrung bình và công suất\r\nđiện đầu vào trung bình phải được tính toán phù hợp với 9.1.4. Đối với các thử\r\nnghiệm ở trạng thái không ổn định, các đại lượng này phải được tính toán bằng\r\nsử dụng các dữ liệu từ tổng số các chu kỳ đầy đủ đạt được trước khi kết thúc\r\ngiai đoạn thu thập dữ liệu. Trong tình huống mà chu kỳ đầy đủ không xảy ra trong\r\nsuốt giai đoạn thu thập dữ liệu của thử nghiệm ở trạng thái không ổn định, thì\r\ntập hợp dữ liệu đầy đủ phải được sử dụng cho các tính toán (xem 9.1.4.2).
\r\n\r\n7.2 Thử tính\r\nnăng sưởi tối đa
\r\n\r\n\r\n\r\nCác điều kiện cho trong Bảng 9 phải được\r\nsử dụng trong thử nghiệm tính năng sưởi tối đa. Thử nghiệm phải được tiến hành\r\nvới thiết bị làm việc ở chế độ vận hành đầy tải, như định nghĩa trong 3.15.
\r\n\r\nĐiện áp thử nghiệm trong Bảng 9 phải\r\nđược duy trì ở tỉ lệ phần trăm\r\nquy định dưới các điều kiện vận hành.
\r\n\r\nPhép thử tính năng này không\r\nyêu cầu xác định năng suất sưởi và công suất điện đầu vào.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác điều kiện nhiệt độ cho trong Bảng\r\n9 phải được sử dụng trong các thử nghiệm này, trừ khi nhà sản xuất quy định các\r\nđiều kiện nhiệt độ cao hơn trong các tờ đặc tính kỹ thuật thiết bị của nhà sản\r\nxuất.
\r\n\r\nBảng 9 - Các điều\r\nkiện thử tính năng sưởi tối đa
\r\n\r\n\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Các điều kiện\r\n thử tiêu chuẩn \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n trong phòng: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 27 °C \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n ngoài trời: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 24 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n 18 °C \r\n | \r\n
\r\n Tần số thử nghiệma \r\n | \r\n \r\n Tần số danh\r\n định \r\n | \r\n
\r\n Điện áp thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n a) 90 % và 110 % điện áp danh định với\r\n thiết bị có điện áp đơn trên\r\n nhãn \r\nb) 90 % điện áp danh định thấp và\r\n 110 % điện áp danh định cao cho các thiết bị có hai điện áp trên nhãn hoặc dải điện áp\r\n kéo dài \r\n | \r\n
\r\n a Thiết bị có hai tần số danh định\r\n thì phải được thử nghiệm\r\n ở từng tần số đó. \r\n | \r\n
7.2.3 Điều\r\nkiện dòng không khí
\r\n\r\nThử tính năng sưởi tối đa phải được tiến hành với\r\ncài đặt tốc độ quạt phía trong phòng như xác định trong 5.2 và Phụ lục A, ngoại\r\ntrừ như yêu cầu ở 7.2.4.1. Đối với các bơm nhiệt chỉ sưởi ấm,\r\ntốc độ quạt phía trong phòng phải được cài đặt như quy định ở 7.1.3.3, ngoại trừ\r\nnhư yêu cầu ở 7.2.4.1.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.2.4.1 Điều kiện ban\r\nđầu
\r\n\r\nCác điều khiển của thiết bị phải được\r\ncài đặt cho sưởi tối đa. Tất cả các van lấy gió tươi và các van gió thải, nếu\r\nđược trang bị, phải được đóng.
\r\n\r\n7.2.4.2 Khoảng thời\r\ngian thử nghiệm
\r\n\r\nThiết bị phải được vận hành trong 1 h\r\nsau khi đã đạt được các nhiệt độ không khí quy định từ Bảng 9 và Bảng 13. Thiết\r\nbị phải được phép dừng và khởi động theo điều khiển của bộ phận giới hạn tự động, nếu\r\nđược trang bị.
\r\n\r\n\r\n\r\nThiết bị phải vận hành trong các điều\r\nkiện quy định ở Bảng 9 và 7.2.4.2 mà không có biểu hiện hư hỏng. Thiết bị phải\r\nđược phép dừng và khởi động theo điều khiển của bộ phận giới hạn tự động, nếu\r\nđược trang bị. Sau khi ngắt đoạn hoạt động, thiết bị phải phục hồi lại hoạt động\r\ntrong vòng 30 min. Xem Hình 2.
\r\n\r\n7.3 Thử tính\r\nnăng sưởi tối thiểu
\r\n\r\n\r\n\r\nCác điều kiện cho trong Bảng 10 phải\r\nđược sử dụng trong thử nghiệm này. Thử nghiệm phải được tiến hành với thiết bị\r\nlàm việc ở chế độ vận hành đầy tải, như định nghĩa trong 3.15. Điện áp phải được\r\nduy trì ở giá\r\ntrị quy định dưới các điều kiện vận hành. Phép thử tính năng này không yêu cầu\r\nxác định năng suất sưởi và công suất điện đầu vào. Thử nghiệm này chỉ\r\náp dụng cho thiết bị bao gồm cả thông số tính năng cho khu vực H3.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác điều kiện nhiệt độ của phép thử\r\nnày phải như cho trong Bảng 10.
\r\n\r\n7.3.3 Điều\r\nkiện dòng không khí
\r\n\r\nThử sưởi tối thiểu phải được tiến hành bằng sử dụng\r\nlưu lượng không khí phía trong phòng như được xác định trong 5.2 và Phụ lục A.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.3.4.1 Điều kiện ban\r\nđầu
\r\n\r\nThiết bị phải được vận hành trong 1 h\r\ndưới các điều kiện nhiệt độ và điện áp quy định trong Bảng 10.
\r\n\r\nBảng 10 - Các\r\nđiều kiện thử tính năng sưởi tối thiểu
\r\n\r\n\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Các điều kiện\r\n thử tiêu chuẩn \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n trong phòng: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n 20 °C \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n ngoài trời: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n - 7 °C \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n - 8 °C \r\n | \r\n
\r\n Tần số thử nghiệma \r\n | \r\n \r\n Tần số danh\r\n định \r\n | \r\n
\r\n Điện áp thử nghiệmb \r\n | \r\n \r\n Xem Bảng 3 \r\n | \r\n
\r\n a Thiết bị\r\n có hai tần số danh định thì phải được thử nghiệm ở từng tần số đó. \r\nb Thiết bị có hai giá trị\r\n điện áp danh định phải được thử ở điện áp cao hơn. Yêu cầu\r\n này đối với thử nghiệm ở điện áp đơn phải bỏ đi. \r\n | \r\n
7.3.4.2 Khoảng thời\r\ngian thử nghiệm
\r\n\r\nSau khi thiết bị đã đạt được các điều\r\nkiện vận hành ổn định phù hợp với Bảng 10 và Bảng 13, các điều kiện này phải được\r\nduy trì trong 1 h.
\r\n\r\n\r\n\r\nThiết bị phải hoạt động trong suốt quá\r\ntrình thử nghiệm, không có kích hoạt bất kỳ cơ cấu thiết lập lại thủ công nào.\r\nThiết bị phải được phép dừng và khởi động theo điều khiển của bộ phận giới hạn tự\r\nđộng, nếu được trang bị.
\r\n\r\nThiết bị phải hoạt động trong các điều\r\nkiện quy định ở Bảng 10 và\r\n7.3.4.2 mà không có biểu hiện hư hỏng.
\r\n\r\n7.4 Thử tính\r\nnăng xả băng tự động
\r\n\r\n\r\n\r\nKhông yêu cầu thử nghiệm này nếu đảm bảo\r\nđiều kiện là không khí lạnh (dưới 18 °C) không bị thổi vào không gian được\r\nđiều hòa trong quá trình xả băng. Thử nghiệm phải được tiến hành với thiết bị\r\nlàm việc ở chế độ vận hành đầy tải, như định nghĩa trong 3.15, ngoại trừ như\r\nyêu cầu ở 7.4.3. Các điều kiện về tần số thử nghiệm và điện áp thử nghiệm cho\r\ntrong Bảng 7 phải được sử dụng trong thử nghiệm xả băng tự động. Phép thử tính\r\nnăng này không yêu cầu xác định năng suất sưởi và công suất điện đầu vào.
\r\n\r\n\r\n\r\nNhiệt độ của không khí vào phía trong\r\nphòng phải được cài đặt như quy định trong Bàng 7. Nhiệt độ của không khí vào\r\nphía ngoài trời phải được cài đặt như quy định cho điều kiện thử nghiệm H2\r\ntrong Bảng 7.
\r\n\r\n7.4.3 Điều\r\nkiện dòng không khí
\r\n\r\nTrừ khi bị nhà sản xuất cấm, quạt phía\r\ntrong phòng sẽ được điều chỉnh đến tốc độ cao nhất và quạt của cụm phía ngoài\r\ntrời được điều chỉnh đến tốc độ thấp nhất, nếu có thể điều chỉnh được một cách\r\nriêng rẽ. Tất cả các thông số khác phải được cài đặt như quy định trong\r\n7.1.3.1.
\r\n\r\n\r\n\r\n7.4.4.1 Khoảng thời\r\ngian thử nghiệm
\r\n\r\nThiết bị phải được vận hành cho đến\r\nkhi các nhiệt độ quy định cho điều kiện H2 trong Bảng 7 đạt được ổn định.
\r\n\r\nBơm nhiệt phải giữ nguyên vận hành\r\ntrong hai khoảng thời gian xả băng đầy đủ hoặc trong 3 h, lấy giá trị nào dài hơn.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong suốt khoảng thời gian xả băng,\r\nnhiệt độ của không khí từ phần thiết bị phía trong phòng không được thấp hơn 18\r\n°C trong thời gian lâu hơn 1 min.
\r\n\r\n8 Phương pháp thử và\r\nđộ không đảm bảo đo
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nCác thử nghiệm năng suất phải được tiến\r\nhành phù hợp với các yêu cầu thử nghiệm quy định trong Phụ lục B, sử dụng\r\nphương pháp thử bằng buồng nhiệt lượng (xem Phụ lục D) hoặc phương pháp thử\r\nentanpy không khí trong phòng (xem Phụ lục E), theo quy định các kết quả thử nằm trong phạm\r\nvi các giới hạn độ không đảm bảo đo được thiết lập ở 8.2.
\r\n\r\n8.1.2 Phương\r\npháp thử bằng buồng nhiệt lượng
\r\n\r\n8.1.2.1 Khi sử dụng\r\nphương pháp buồng nhiệt lượng cho các thử nghiệm năng suất lạnh và cho các thử\r\nnghiệm năng suất sưởi ở trạng\r\nthái ổn định, phải sử dụng hai phương pháp đồng thời để xác định các năng suất.\r\nMột phương pháp xác định năng suất phía trong phòng và phương pháp còn lại đo năng suất phía ngoài trời.\r\nNăng suất được xác định bằng sử dụng các dữ liệu phía ngoài trời phải nằm trong\r\ngiới hạn sai lệch 5 % giá trị đạt được bằng sử dụng các dữ liệu phía trong\r\nphòng để phép thử có\r\ngiá trị hiệu lực.
\r\n\r\n8.1.2.2 Các điều kiện\r\ntrạng thái ổn định đạt được\r\nkhi năng suất đo được tại mỗi khoảng thời gian 5 min không thay đổi nhiều hơn 2\r\n% so với giá trị năng suất trung bình đo được trong 35 min trước đó.
\r\n\r\n8.1.2.3 Trang thiết\r\nbị được sử dụng để tạo dòng không khí phía trong phòng và các phép đo áp suất\r\ntĩnh phải được đặt trong buồng thử phía trong phòng của buồng nhiệt lượng cho tất\r\ncả các thử nghiệm ngoại trừ phương pháp trở lực ống gió cố định quy định trong\r\nA.3 được sử dụng để cài đặt dòng không khí. Trong trường hợp này, trang thiết bị\r\nđo dòng không khí có thể được tháo ra sau khi van gió đã được cài đặt để đạt được\r\ndòng không khí và áp suất\r\ntĩnh bên ngoài yêu cầu như quy định trong Phụ lục A.
\r\n\r\n8.1.3 Phương\r\npháp entanpy không khí trong phòng
\r\n\r\n8.1.3.1 Đối với các\r\nthử nghiệm năng suất lạnh và các\r\nthử nghiệm năng suất sưởi ở trạng thái ổn định, khuyến nghị thực hiện một thử nghiệm\r\nxác nhận để kiểm tra xác\r\nnhận các kết quả nhận được bằng sử dụng phương pháp thử entanpy không khí trong\r\nphòng. Một trong các phương pháp thử dưới đây có thể được sử dụng\r\ncho mục đích xác nhận:
\r\n\r\na) Phương pháp thử entanpy môi chất lạnh\r\n(xem Phụ lục F);
\r\n\r\nb) Phương pháp thử entanpy không khí\r\nngoài trời (xem Phụ lục G);
\r\n\r\nc) Phương pháp thử xác nhận bằng buồng\r\nnhiệt lượng trong phòng (xem Phụ lục H);
\r\n\r\nd) Phương pháp thử xác nhận bằng\r\nbuồng nhiệt lượng ngoài trời (xem Phụ lục I);
\r\n\r\ne) Phương pháp thử xác nhận bằng buồng\r\nnhiệt lượng kiểu cân bằng (xem Phụ lục J).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Không được sử dụng Phụ lục J làm thử\r\nnghiệm xác nhận bởi các phòng thí nghiệm (xem J.1.1).
\r\n\r\n8.1.3.2 Các kết quả\r\ncủa lần thử nghiệm sơ bộ phải trùng với các kết quả của lần thử nghiệm xác nhận\r\ntrong phạm vi sai lệch 5 % để có giá trị hiệu lực.
\r\n\r\nCác điều kiện trạng thái ổn định đạt\r\nđược khi năng suất đo được tại mỗi khoảng thời gian 5 min không thay đổi nhiều\r\nhơn 2,5 % so với giá trị năng suất trung bình đo được trong 35 min trước đó.
\r\n\r\n8.1.4 Các thử\r\nnghiệm năng suất
\r\n\r\nVới chu kỳ làm lạnh, khuyến nghị là\r\nnăng suất lạnh ẩn nên được xác định bằng phương pháp nước ngưng lạnh (xem Phụ lục\r\nM), theo quy định các kết quả thử nằm trong phạm vi các giới hạn độ không đảm bảo\r\nđo được thiết lập ở 8.2.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.2.1 Các độ không\r\nđảm bảo đo không được vượt quá các giá trị quy định trong Bảng 11.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Độ không đảm bảo đo có thể được ước\r\nlượng. ISO/TS 16491 là hướng dẫn thích hợp sẵn có. Xem tài liệu tham\r\nkhảo [4].
\r\n\r\nBảng 11 - Độ\r\nkhông đảm bảo đo
\r\n\r\n\r\n Đại lượng đo được \r\n | \r\n \r\n Độ không đảm\r\n bảo đoa \r\n | \r\n
\r\n Nước: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n 0,1 °C \r\n | \r\n
\r\n - Chênh lệch nhiệt độ \r\n | \r\n \r\n 0,1 °C \r\n | \r\n
\r\n - Lưu lượng thể tích \r\n | \r\n \r\n 1% \r\n | \r\n
\r\n - Chênh lệch áp suất tĩnh \r\n | \r\n \r\n 5% \r\n | \r\n
\r\n Không khí: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Nhiệt độ bầu khô \r\n | \r\n \r\n 0,2 °C \r\n | \r\n
\r\n - Nhiệt độ bầu ướt lớn hơn 0 °Cb \r\n | \r\n \r\n 0,2 °C \r\n | \r\n
\r\n - Nhiệt độ bầu ướt nhỏ hơn hoặc bằng\r\n 0 °Cb \r\n | \r\n \r\n 0,3 °C \r\n | \r\n
\r\n - Lưu lượng thể tích \r\n | \r\n \r\n 5% \r\n | \r\n
\r\n - Chênh lệch áp suất tĩnh \r\n | \r\n \r\n 5 Pa đối với\r\n áp suất ≤ 100 P \r\n5 % đối với\r\n áp suất > 100 Pa \r\n | \r\n
\r\n Các đại lượng điện \r\n | \r\n \r\n 0,5 % \r\n | \r\n
\r\n Thời gian \r\n | \r\n \r\n 0,2 % \r\n | \r\n
\r\n Khối lượng \r\n | \r\n \r\n 1,0 % \r\n | \r\n
\r\n Tốc độ \r\n | \r\n \r\n 1,0 % \r\n | \r\n
\r\n Áp suất môi chất lạnh \r\n | \r\n \r\n 2,0 % \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Độ không đảm bảo đo nói\r\n chung gồm nhiều thánh phần. Một số thành phần này có thể được ước lượng dựa\r\n trên phân bố thống kê các kết quả của loạt các phép đo và có thể được đặc\r\n trưng bởi các độ lệch\r\n chuẩn thực nghiệm. Các ước lượng của các thành phần khác có thể dựa trên kinh nghiệm\r\n hoặc thông tin khác. ISO/TS\r\n 16491 là hướng dẫn thích hợp sẵn có. \r\na Độ không đảm\r\n bảo đo là một\r\n ước lượng đặc trưng cho dải các giá trị mà giá trị thực của đại lượng đo nằm\r\n trong phạm vi dải đó, dựa trên\r\n khoảng tin cậy 95 % (xem TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3)). \r\nb Có thể dược\r\n đo trực tiếp hoặc\r\n gián tiếp. \r\n | \r\n
8.2.2 Các năng suất\r\nlạnh và sưởi ở trạng thái ổn định xác định bằng phương pháp buồng nhiệt lượng\r\nphải được xác định với độ không đảm bảo tối đa là 5 %. Giá trị này là độ không\r\nđảm bảo đo mở rộng thể hiện ở mức tin cậy 95 %.
\r\n\r\n8.2.3 Năng suất sưởi\r\nđược xác định trong vận hành không ổn định (các chu kỳ xả băng) sử dụng phương\r\npháp buồng nhiệt lượng phải được xác định với độ không đảm bảo tối đa là 10 %.\r\nGiá trị này là độ không đảm bảo đo mở rộng thể hiện ở mức tin cậy 95 %.
\r\n\r\n8.2.4 Các năng suất\r\nsưởi và lạnh đo phía không khí sử dụng phương pháp entanpy không khí phải được\r\nxác định với độ không đảm bảo tối đa là 10 %. Giá trị này là độ không đảm bảo\r\nđo mở rộng thể hiện\r\nở mức tin cậy 95 %.
\r\n\r\n8.3 Dung sai\r\nthử nghiệm cho các thử nghiệm năng suất lạnh và sưởi ở trạng thái ổn định
\r\n\r\n8.3.1 Sai lệch cho\r\nphép tối đa của bất kỳ quan sát riêng lẻ nào so với điều kiện thử nghiệm quy định\r\ntrong các thử nghiệm năng suất lạnh và sưởi ở trạng thái ổn định được liệt kê ở\r\ncột 3 của Bảng 12. Nếu điều kiện thử nghiệm không được quy định, các giá trị\r\nở cột 3 của Bảng 12 thể hiện chênh lệch cho phép lớn nhất giữa các quan sát của\r\ndụng cụ đo tối đa và tối thiểu trong quá trình thử nghiệm. Khi được biểu diễn bằng\r\nphần trăm, sai lệch\r\ncho phép tối đa là giá trị phần trăm quy định của trung bình cộng của các giá\r\ntrị quan sát.
\r\n\r\nBảng 12 - Sai\r\nlệch cho phép trong các thử nghiệm năng suất lạnh và sưởi ở trạng thái ổn định
\r\n\r\n\r\n Số đọc \r\n | \r\n \r\n Sai lệch của\r\n các giá trị trung\r\n bình cộng so với điều kiện thử nghiệm quy định \r\n | \r\n \r\n Sai lệch tối\r\n đa của các số đọc riêng lẻ so với điều kiện thử\r\n nghiệm quy định \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n trong phòng: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n ± 0,3 K \r\n | \r\n \r\n ± 0,5 K \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n ± 0,2 Ka \r\n | \r\n \r\n ± 0,3 Ka \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí vào phía\r\n ngoài trời: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n ± 0,3 K \r\n | \r\n \r\n ± 0,5 K \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n ± 0,2 Kb \r\n | \r\n \r\n ± 0,3 Kb \r\n | \r\n
\r\n Điện áp \r\n | \r\n \r\n ± 1 % \r\n | \r\n \r\n ± 2% \r\n | \r\n
\r\n Lưu lượng thể tích không khíc \r\n | \r\n \r\n ± 5% \r\n | \r\n \r\n ± 10 % \r\n | \r\n
\r\n a Không áp dụng cho\r\n các thử nghiệm sưởi. \r\nb Chỉ áp dụng\r\n cho các thử nghiệm năng suất lạnh nếu thiết bị thải nước ngưng ra dàn ống ngoài\r\n trời. \r\nc Chỉ áp dụng\r\n cho phương pháp entanpy không khí trong phòng. Điều kiện thử nghiệm được xác\r\n định là trung bình cộng\r\n đo được của dòng không khí được lấy trong phạm vi 5 min đầu tiên của giai đoạn\r\n thu thập dữ liệu. \r\n | \r\n
8.3.2 Sai lệch cho\r\nphép tối đa của giá trị trung bình của các quan sát thử nghiệm so với tiêu chuẩn này hoặc\r\nso với các điều kiện\r\nthử nghiệm quy định được thể hiện ở cột 2 của Bảng 12.
\r\n\r\n8.3.3 Đối với các\r\nthử nghiệm năng suất lạnh,\r\nnhiệt độ bầu khô và bầu ướt của không khí vào phía trong phòng và phía ngoài trời\r\nphải được lấy mẫu tại các khoảng thời gian bằng nhau cách nhau 30 s hoặc ngắn\r\nhơn trong suốt các giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu và thu thập dữ liệu.\r\nViệc lấy mẫu theo quy định nhiệt độ bầu ướt của không khí vào phía ngoài trời sẽ\r\nđược miễn đối với thiết bị thải nước ngưng ra vị trí khác với dàn ống ngoài trời.
\r\n\r\n8.3.4 Đối với các thử\r\nnghiệm năng suất sưởi ở trạng thái ổn định, nhiệt độ bầu khô của không khí vào\r\nphía trong phòng và các nhiệt độ bầu khô và bầu ướt của không khí vào phía ngoài trời phải\r\nđược lấy mẫu tại các khoảng thời gian bằng nhau cách nhau 30 s hoặc ngắn hơn\r\ntrong suốt các giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu và thu thập dữ liệu.
\r\n\r\n8.3.5 Ngoại trừ như\r\nquy định ở 8.3.3, tất cả các thông số áp dụng được từ Bảng 12 phải được lấy mẫu\r\ntại các khoảng thời gian bằng nhau cách nhau 5 min hoặc ngắn hơn trong các thử\r\nnghiệm năng suất lạnh. Ngoại trừ như quy định ở 8.3.4, tất cả các thông số áp dụng được\r\ntừ Bảng 12 phải được lấy mẫu tại các khoảng thời gian bằng nhau cách nhau 30 s\r\nhoặc ngắn hơn trong các thử nghiệm năng suất sưởi.
\r\n\r\n8.3.6 Đối với giai\r\nđoạn thiết lập điều kiện ban đầu, cân bằng phải được xác định là một khoảng của khoảng thời\r\ngian quy định trong đó các dung sai thử nghiệm áp dụng được trong Bảng 13 được\r\nthỏa mãn. Khi xảy ra chu kỳ xả băng trong giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu\r\ncủa phép thử năng suất sưởi, các thông số được lấy mẫu nằm giữa thời điểm bắt đầu\r\nxả băng và sau khi kết thúc xả băng 10 min phải được loại ra khi đánh giá sự\r\ntuân theo các dung sai thử nghiệm trong Bảng 13. Như được nêu ở 7.1.8.5, tần số lấy mẫu\r\ncủa nhiệt độ bầu khô trong phòng là đối tượng để thay đổi trong các chu kỳ xả\r\nbăng, nếu sử dụng phương pháp thử entanpy không khí trong phòng.
\r\n\r\n8.3.7 Đối với giai\r\nđoạn thu thập dữ liệu được sử dụng trong việc xác định năng suất điều hòa không\r\ngian đo được của thiết bị, sự tuân theo các dung sai thử nghiệm áp dụng ở Bảng\r\n13 phải đạt được.
\r\n\r\n8.4 Dung sai\r\nthử nghiệm cho các thử nghiệm tính năng
\r\n\r\nSai lệch cho phép tối đa của bất kỳ\r\nquan sát riêng lẻ nào được thực\r\nhiện trong thử nghiệm tính năng so với điều kiện thử nghiệm quy định được thiết\r\nlập trong Bảng 13.
\r\n\r\nBảng 13 -\r\nDung sai thử nghiệm cho các thử nghiệm tính năng
\r\n\r\n\r\n Số dọc \r\n | \r\n \r\n Sai lệch tối\r\n đa của các số đọc riêng lẻ so với điều kiện thử nghiệm quy địnha \r\n | \r\n
\r\n Nhiệt độ của không khí: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n - Bầu khô \r\n | \r\n \r\n ± 1,0 K \r\n | \r\n
\r\n - Bầu ướt \r\n | \r\n \r\n ± 0,5 K \r\n | \r\n
\r\n Điện áp \r\n | \r\n \r\n ± 2 % \r\n | \r\n
\r\n a Không áp dụng các\r\n dung sai thử nghiệm này khi thiết bị ngừng hoạt động, khi thay đổi tốc độ của\r\n máy nén hoặc từ thời điểm bắt đầu xả\r\n băng đến thời điểm sau khi kết thúc xả băng 10 min. Một cách ngoại lệ, trong\r\n các khoảng thời gian này, phải áp dụng các dung sai nhiệt độ bầu khô là ± 2,5\r\n K ở phía trong phòng và ± 5 K ở phía ngoài trời. \r\n | \r\n
Các kết quả của thử nghiệm năng suất\r\nphải biểu thị dạng định lượng các ảnh hưởng tạo ra đối với không khí bởi thiết\r\nbị được thử. Với các điều\r\nkiện thử đã cho, các kết quả thử năng suất phải bao gồm các đại lượng dưới đây khi áp dụng\r\nđược cho làm lạnh hoặc sưởi:
\r\n\r\na) Năng suất lạnh tổng, tính bằng oát;
\r\n\r\nb) Năng suất lạnh hiện, tính bằng oát;
\r\n\r\nc) Năng suất lạnh ẩn, tính bằng oát;
\r\n\r\nd) Năng suất sưởi, tính bằng oát;
\r\n\r\ne) Lưu lượng không khí phía trong\r\nphòng, m3/s theo không khí tiêu chuẩn;
\r\n\r\nf) Trở lực bên ngoài đối với\r\ndòng không khí trong phòng, tính bằng pascan;
\r\n\r\ng) Công suất điện hiệu dụng đầu vào\r\nthiết bị hoặc các công suất điện đầu vào riêng của từng bộ phận điện của thiết\r\nbị, tính bằng oát.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với việc xác định năng\r\nsuất lạnh ẩn, xem Phụ lục D nếu sử dụng phương pháp thử bằng buồng nhiệt lượng\r\nvà Phụ lục E nếu sử dụng phương pháp thử entanpy không khí trong phòng.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác kết quả thử phải được sử dụng để\r\nxác định các năng suất mà không có hiệu chỉnh đối với các sai lệch cho phép\r\ntrong các điều kiện thử. Entanpy, thể tích riêng và nhiệt dung riêng đẳng áp của\r\nkhông khí phải được xác định dựa trên áp suất khí quyển đo được, pa.
\r\n\r\nĐối với các thử nghiệm nhiệt lượng,\r\ncác sai lệch từ áp suất khí quyển tiêu chuẩn có thể tác động đến năng suất đo\r\nđược. Nếu năng suất, được hiệu chỉnh cho áp suất khí quyển tiêu chuẩn, được báo\r\ncáo bổ sung, thì việc giải\r\nthích phương pháp hiệu chỉnh cần được nêu trong báo cáo thử nghiệm.
\r\n\r\n9.1.3 Tính\r\ntoán năng suất lạnh
\r\n\r\n9.1.3.1 Năng suất lạnh\r\ntrung bình phải được\r\nxác định từ tập hợp các năng suất\r\nlạnh được ghi lại trong giai đoạn thu thập dữ liệu ít nhất là 30 min.
\r\n\r\n9.1.3.2 Công suất điện\r\ntrung bình đầu vào phải được xác định từ tập hợp các công suất điện đầu vào được\r\nghi lại trong giai đoạn thu thập dữ liệu hoặc từ công suất điện tích hợp trong\r\ncùng một khoảng thời gian, đối với các trường hợp sử dụng công tơ (đồng hồ) đo\r\nnăng lượng điện.
\r\n\r\n9.1.3.3 Các thông số\r\ntính năng tiêu\r\nchuẩn của năng suất phải\r\nbao gồm cả các ảnh hưởng nhiệt của quạt tuần hoàn, nhưng không bao gồm nhiệt bổ\r\nsung. Đối với các cụm thiết bị không có trang bị quạt, ảnh hưởng của quạt cần\r\ntính đến phải được tính toán theo Phụ lục L.
\r\n\r\n9.1.4 Tính\r\ntoán năng suất sưởi
\r\n\r\n9.1.4.1 Các thử nghiệm\r\nnăng suất ở trạng thái ổn định
\r\n\r\n9.1.4.1.1 Nếu thử nghiệm\r\nnăng suất sưởi được tiến hành phù hợp với các điều khoản của 7.1.9.2 hoặc\r\n7.1.10.4, năng suất sưởi phải được tính toán băng sử dụng các dữ liệu từ mỗi lần\r\nlấy mẫu dữ liệu, phù hợp với Phụ lục D nếu sử dụng phương pháp thử bằng buồng\r\nnhiệt lượng, hoặc phù hợp với Phụ lục E nếu sử dụng phương pháp entanpy không\r\nkhí trong phòng.
\r\n\r\n9.1.4.1.2 Năng suất sưởi\r\ntrung bình phải được xác định từ tập hợp các năng suất sưởi được ghi lại trong\r\ngiai đoạn thu thập dữ liệu (xem Ví dụ 1 ở Phụ lục M).
\r\n\r\n9.1.4.1.3 Công suất điện\r\ntrung bình đầu vào phải\r\nđược xác định từ tập hợp các công suất điện đầu vào được ghi lại trong khoảng\r\nthời gian thu thập dữ liệu hoặc từ công suất điện tích hợp được ghi lại trong\r\ngiai đoạn thu thập dữ liệu.
\r\n\r\n9.1.4.2 Các thử nghiệm\r\nnăng suất ở trạng thái không ổn định
\r\n\r\n9.1.4.2.1 Nếu thử nghiệm\r\nnăng suất sưởi được tiến hành phù hợp với các điều khoản của 7.1.11, năng suất sưởi\r\ntrung bình phải được xác định. Năng suất sưởi trung bình này phải\r\nđược tính toán như quy định ở Phụ lục D nếu sử dụng phương pháp buồng nhiệt\r\nlượng, và như quy định ở Phụ lục E nếu sử dụng phương pháp entanpy không khí\r\ntrong phòng.
\r\n\r\n9.1.4.2.2 Đối với thiết\r\nbị có một hoặc\r\nnhiều chu kỳ đầy đủ xảy ra trong giai đoạn thu thập dữ liệu thì phải áp dụng\r\ntheo quy định sau. Năng suất sưởi trung bình phải được xác định bằng sử dụng\r\nnăng suất tích hợp và\r\nthời gian trôi qua tương ứng với tổng số chu kỳ đầy đủ đã xảy ra trong giai đoạn\r\nthu thập dữ liệu (xem các ví dụ 4, 5 và 6 trong Phụ lục M). Công suất điện trung bình đầu vào phải\r\nđược xác định bằng sử dụng công suất đầu vào tích hợp và thời gian trôi qua\r\ntương ứng với tổng số chu kỳ đầy đủ trong cùng khoảng thời gian thu thập dữ liệu\r\nnhư khoảng thời gian sử dụng cho năng suất sưởi.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Một chu kỳ đầy đủ gồm có\r\ngiai đoạn sưởi và giai đoạn xả băng, từ kết thúc lần xả băng này đến kết thúc lần\r\nxả băng tiếp theo.
\r\n\r\n9.1.4.2.3 Đối với thiết\r\nbị không có chu kỳ đầy đủ nào xảy ra\r\ntrong giai đoạn thu thập dữ liệu thì phải áp dụng theo quy định sau. Năng suất sưởi trung bình phải được\r\nxác định bằng sử dụng năng suất tích hợp và thời gian trôi qua tương ứng với tổng\r\nthời gian giai đoạn thu thập dữ liệu (3 h nếu sử dụng phương pháp thử entanpy\r\nkhông khí trong phòng; 6 h nếu sử dụng phương pháp thử bằng buồng nhiệt lượng).\r\nCông suất điện trung bình đầu vào phải được xác định bằng sử dụng công suất đầu\r\nvào tích hợp và thời gian trôi qua tương ứng với cùng khoảng thời gian thu thập\r\ndữ liệu như khoảng thời gian sử dụng cho năng suất sưởi (xem ví dụ 2 trong Phụ\r\nlục M).
\r\n\r\n9.1.4.2.4 Đối với thiết\r\nbị chỉ xảy ra một lần xả băng trong khoảng thời gian thử nghiệm, phải áp dụng\r\ntheo quy định sau. Năng suất sưởi trung bình phải được xác định bằng sử dụng\r\nnăng suất tích hợp và thời gian\r\ntrôi qua tương ứng với tổng thời gian thử nghiệm (3 h nếu sử dụng phương pháp\r\nthử entanpy không khí trong phòng; 6 h nếu sử dụng phương pháp thử bằng buồng\r\nnhiệt lượng). Công suất điện trung bình đầu vào phải được xác định bằng sử dụng\r\ncông suất đầu vào tích hợp và thời gian trôi qua tương ứng với tổng thời gian thử\r\nnghiệm (xem ví dụ 3 trong Phụ lục M).
\r\n\r\n\r\n\r\nDữ liệu cần ghi lại cho các thử nghiệm\r\nnăng suất được cho trong các Bảng 14 và 15 đối với phương pháp thử bằng buồng\r\nnhiệt lượng, trong Bảng 16 đối với phương pháp thử entanpy không khí trong\r\nphòng và trong Bảng 17 đối với thử nghiệm thổi gió. Các bảng này xác định các\r\nthông tin chung cần thiết, nhưng không hướng đến giới hạn các dữ liệu cần thu\r\nđược. Các giá trị điện đầu vào sử dụng cho mục đích xác định thông số phải là\r\ncác giá trị đo được trong các thử nghiệm năng suất.
\r\n\r\nBảng 14 - Dữ\r\nliệu cần ghi lại cho các thử nghiệm năng suất lạnh bằng buồng nhiệt lượng
\r\n\r\n\r\n Số \r\n | \r\n \r\n Dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Ngày \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Người quan sát \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Áp suất khí quyển, kPa \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Các cài đặt tốc độ quạt, trong phòng\r\n và ngoài trời \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Điện áp đặt vào, V \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Tần số, Hz \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Tổng dòng điện cấp vào thiết\r\n bị, A \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Tổng công suất cấp vào thiết bịa,\r\n W \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Cài đặt của máy nén có năng suất\r\n thay đổi được ở chế độ đầy tải \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Các nhiệt độ bầu khô và bầu ướt của\r\n không khí (buồng thử nghiệm nhiệt lượng phía trong phòng), °C \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Các nhiệt độ bầu khô và bầu ướt của\r\n không khí (buồng thử nghiệm nhiệt lượng phía ngoài trời), °C \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ trung bình của\r\n không khí phía ngoài buồng nhiệt lượng, nếu được hiệu chuẩn\r\n (xem Hình D.1), °C \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Tổng công suất cấp vào buồng thử phía trong phòng\r\n và phía ngoài trời, kW \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Lượng nước bay hơi trong bộ tạo ẩm,\r\n kg \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của nước ở bộ tạo ẩm đi vào\r\n các buồng thử phía trong phòng và phía ngoài trời (nếu sử dụng) hoặc trong\r\n khay chứa bộ tạo ẩm, °C \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng nước làm mát qua dàn ống\r\n thải nhiệt ở buồng thử phía ngoài\r\n trời, l/s \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của nước làm mát đi vào buồng\r\n thử phía ngoài trời, cho dàn ống thải nhiệt, °C \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của nước làm mát ra khỏi buồng\r\n thử phía ngoài trời, cho dàn ống thải nhiệt, °C \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Khối lượng nước từ thiết bị được thử ngưng tụ\r\n trong thiết bị thiết lập lại điều kiện (điều hòa lại)b, kg \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của nước ngưng tụ ra khỏi\r\n buồng thử phía ngoài trời, °C \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng thể tích không khí đi qua\r\n đầu phun đo của vách ngăn, m3/s \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n Chênh lệch áp suất tĩnh của không\r\n khí qua vách ngăn của các buồng thử nghiệm nhiệt lượng, Pa \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n Lượng môi chất lạnh được\r\n nạp thêm bởi nhà thử nghiệm, kg \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n Trở lực bên ngoài đối với dòng không\r\n khí, Pa \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng thể tích của không khí và\r\n tất cả các đại lượng đo liên quan để tính toán của nó, m3/s \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n Lượng nạp ở nhà máy, kg \r\n | \r\n
\r\n a Tổng công suất cấp\r\n vào thiết bị, trừ khi có nhiều hơn một đầu nối nguồn bên ngoài được cấp trên\r\n thiết bị; ghi lại công suất đầu vào cho từng đầu nối riêng rẽ. \r\nb Đối với thiết\r\n bị làm bay hơi nước ngưng tụ trên dàn ống ngoài trời. \r\n | \r\n
Bảng 15 - Dữ liệu\r\ncần ghi lại cho các thử nghiệm năng suất sưởi bằng buồng\r\nnhiệt lượng
\r\n\r\n\r\n Số \r\n | \r\n \r\n Dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Ngày \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Người quan sát \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Áp suất khí quyển, kPa \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Các cài đặt tốc độ quạt,\r\n trong phòng và ngoài trời \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Điện áp đặt vào, V \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Tần số, Hz \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Tổng dòng điện cấp vào thiết bị, A \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Tổng công suất cấp vào thiết bịa, W \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Cài đặt của máy nén có\r\n năng suất thay đổi được ở chế độ đầy tải \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Các nhiệt độ bầu khô và bầu ướt của\r\n không khí (buồng thử nghiệm nhiệt lượng phía trong phòng), °C \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Các nhiệt độ bầu khô và bầu ướt của\r\n không khí (buồng thử nghiệm nhiệt lượng phía ngoài trời),\r\n °C \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ trung bình của không\r\n khí phía ngoài buồng nhiệt lượng, nếu được hiệu chuẩn (xem Hình D.1), °C \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Tổng công suất cấp vào buồng thử\r\n phía trong phòng và phía ngoài trời, W \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Lượng nước bay hơi trong bộ tạo ẩm, kg \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của nước ở bộ tạo ẩm đi vào\r\n các buồng thử phía trong phòng và phía ngoài trời (nếu sử dụng) hoặc trong\r\n khay chứa bộ tạo ẩm, °C \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng nước làm mát đi qua dàn ống\r\n thải nhiệt ở buồng thử phía trong phòng, l/s \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của nước làm mát đi vào buồng\r\n thử phía trong phòng, cho dàn ống thải nhiệt, °C \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của nước làm mát ra khỏi buồng\r\n thử phía trong phòng, cho dàn ống thải nhiệt, °C \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Khối lượng nước từ thiết bị được thử\r\n ngưng tụ trong buồng thử phía ngoài trời, kg \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ của nước ngưng tụ ra khỏi buồng\r\n thử phía ngoài trời, °C \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng thể tích không khí đi qua\r\n đầu phun đo của vách ngăn, m3/s \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n Chênh lệch áp suất tĩnh của không khí qua vách\r\n ngăn của các buồng thử nghiệm nhiệt lượng, Pa \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n Lượng môi chất lạnh được nạp thêm bởi\r\n nhà thử nghiệm, kg \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n Áp suất tĩnh bên ngoài (ESP), Pa \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng thể tích của không khí và\r\n tất cả các đại lượng đo liên quan để tính toán của nó, m3/s \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n Hệ số dòng không khí,\r\n Pa/(m3/s)2 \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n Lượng nạp ở nhà máy, kg \r\n | \r\n
\r\n a Tổng công\r\n suất cấp vào thiết bị, trừ khi có nhiều hơn một đầu nối nguồn bên ngoài được\r\n cấp trên thiết bị; ghi lại công suất\r\n đầu vào cho từng\r\n đầu nối riêng rẽ. \r\n | \r\n
Bảng 16 - Dữ\r\nliệu cần ghi lại trong các thử nghiệm năng suất bằng entanpy không khí\r\ntrong phòng
\r\n\r\n\r\n Số \r\n | \r\n \r\n Dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Ngày \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Người quan sát \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Áp suất khí quyển, kPa \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Thời gian thử nghiệm \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Công suất cấp vào thiết bịa, W \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Năng lượng cấp vào thiết bịb,\r\n Wh \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Điện áp đặt vào, V \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Dòng điện, A \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Tần số, Hz \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Áp suất tĩnh bên ngoài (ESP), Pa \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Các cài đặt tốc độ quạt, trong phòng\r\n và ngoài trời \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Cài đặt của máy nén có năng suất thay\r\n đổi được ở chế độ đầy tải \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ bầu khô của\r\n không khí vào thiết bị, °C \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ bầu ướt của không khí vào\r\n thiết bị, °C \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ bầu khô của không khí ra khỏi\r\n thiết bị, °C \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ bầu ướt của không khí ra khỏi thiết bị,\r\n °C \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Các nhiệt độ bầu\r\n khô và bầu ướt ngoài trời, °C \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng thể tích của không khí và\r\n tất cả các đại lượng đo liên\r\n quan để tính toán của nó m3/s \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Lượng môi chất lạnh được nạp thêm bởi nhà thử nghiệm,\r\n kq \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Hệ số dòng không khí, Pa/(m3/s)2 \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n Lượng nạp ở nhà\r\n máy, kg \r\n | \r\n
\r\n a Tổng công suất cấp\r\n vào và, khi có yêu cầu, công suất cấp vào các bộ phận của thiết bị. \r\nb Năng lượng cấp vào\r\n thiết bị chỉ được yêu cầu\r\n trong các vận hành xả băng. \r\n | \r\n
Bảng 17 - Dữ\r\nliệu cần ghi lại cho thử nghiệm thổi gió
\r\n\r\n\r\n Số \r\n | \r\n \r\n Dữ liệu \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Ngày \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Người quan sát \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Điện áp đặt vào, V \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Tần số, Hz \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Tổng dòng điện cấp vào thiết bị, A \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Tổng công suất cấp vào thiết bị, W \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Cài đặt tốc độ quạt, trong\r\n phòng \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ bầu khô của không khí ở cửa vào, °C \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ bầu ướt của\r\n không khí ở cửa\r\n vào, °C \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Áp suất khí quyển, kPa \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Áp suất tĩnh bên ngoài (ESP) pe, (pm đối với\r\n phương pháp cài đặt quạt thải có điều chỉnh ở A.4),\r\n Pa \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Giá trị C (tính toán\r\n từ công thức (A.2) đối với phương pháp cài đặt quạt thải có điều chỉnh ở A.4) \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Áp suất tĩnh của buồng xả (áp dụng\r\n cho phương pháp trở lực ống\r\n gió cố định ở A.3), Pa \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Nhiệt độ bầu khô ở cửa vào đầu\r\n phun, °C \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Áp suất ở cửa vào đầu phun, kPa \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Độ chênh áp suất tĩnh tại đầu phun hoặc\r\n áp suất động đầu phun, pv, Pa \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng khối lượng không khí, qm,\r\n (kg/s) \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng thể tích không khí, qv,\r\n m3/s \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Lưu lượng không khí tiêu chuẩn, qs,\r\n m3/s \r\n | \r\n
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm tối\r\nthiểu các thông tin sau:
\r\n\r\na) Viện dẫn tiêu chuẩn này, nghĩa là\r\nTCVN 6577 (ISO 13253);
\r\n\r\nb) Ngày thử nghiệm;
\r\n\r\nc) Tổ chức thử nghiệm;
\r\n\r\nd) Địa điểm thử nghiệm;
\r\n\r\ne) Phương pháp thử sơ bộ và phương\r\npháp thử xác nhận;
\r\n\r\nf) Người giám sát thử nghiệm;
\r\n\r\ng) Ký hiệu loại khí hậu lạnh và\r\nđiều kiện xác định thông số sưởi (nghĩa là\r\nT1, T2, T3, H1, H2 và H3);
\r\n\r\nh) Mô tả việc thiết lập thử\r\nnghiệm, bao gồm cả vị trí của thiết bị;
\r\n\r\ni) Thông tin nhãn (xem 10.2).
\r\n\r\n9.3.2 Các kết\r\nquả thử năng suất
\r\n\r\nCác giá trị được báo cáo phải lả trung\r\nbình của các giá trị được lấy trong giai đoạn thu thập dữ liệu và phải được\r\ncông bố với một độ không đảm bảo đo ở mức tin cậy 95 % và phù hợp với TCVN\r\n9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3).
\r\n\r\n9.3.3 Các\r\nphép thử tính năng
\r\n\r\nBáo cáo thử nghiệm phải chỉ ra thử nghiệm\r\nđạt hay không đạt dựa trên dữ liệu được ghi lại.
\r\n\r\nĐối với tất cả các phép thử tính năng,\r\ncác thông tin liên quan phải được ghi lại để thể hiện các yêu cầu cụ\r\nthể cho từng thử nghiệm đã được đáp ứng. Thông tin này phải tối thiểu là các yêu cầu\r\ndữ liệu của các Bảng 14, 15, 16 hoặc 17 (khi thích hợp) được ghi lại ít nhất mỗi\r\n5 min một lần, và ngoài ra là thông tin dưới đây.
\r\n\r\n9.3.3.1 Đối với các\r\nphép thử tính năng làm lạnh tối đa (6.2):
\r\n\r\n- Dòng điện, được ghi lại ít nhất mỗi 5 min một\r\nlần, A;
\r\n\r\n- Thời gian tại đó nguồn điện cấp cho thiết bị\r\nbị gián đoạn;
\r\n\r\n- Các thời gian tại đó thiết bị tự động khởi động và/hoặc\r\ndừng hoạt động.
\r\n\r\n9.3.3.2 Đối với thử\r\nđóng băng do chảy giọt\r\n(6.4):
\r\n\r\nCác hình ảnh hoặc các bản vẽ\r\nphác thiết bị tại thời điểm kết thúc thử nghiệm mô tả rõ ràng bất kỳ vùng ẩm ướt nào\r\nbên ngoài thiết bị.
\r\n\r\n9.3.3.3 Đối với thử tính năng kiểm\r\nsoát ngưng tụ và đọng sương trên vỏ (6.4):
\r\n\r\nCác hình ảnh hoặc các bản vẽ\r\nphác thiết bị tại thời điểm\r\nkết thúc thử nghiệm mô tả rõ ràng bất kỳ vùng ẩm ướt nào bên\r\nngoài thiết bị.
\r\n\r\n9.3.3.4 Đối với thử\r\ntính năng sưởi\r\ntối đa (7.2):
\r\n\r\n- Dòng điện, được ghi lại ít nhất mỗi 5 min một\r\nlần, A;
\r\n\r\n- Các thời gian tại đó thiết bị tự động khởi động và/hoặc\r\ndừng hoạt động.
\r\n\r\n9.3.3.5 Đối với thử\r\ntính năng xả băng tự động (7.4):
\r\n\r\n- Nhiệt độ của không khí ra khỏi thiết bị phía\r\ntrong phòng, được ghi lại ít nhất mỗi 1 min một lần, °C.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Không yêu cầu dữ liệu bổ\r\nsung cho thử tính năng sưởi\r\ntối thiểu (7.3).
\r\n\r\n\r\n\r\n10.1 Các yêu cầu về nhãn
\r\n\r\nTừng cụm riêng lẻ của máy điều hòa\r\nkhông khí và bơm nhiệt, thiết bị nguyên cụm hoặc dạng hai cụm phải có nhãn bền\r\nlâu, được gắn chắc chắn và ở vị trí có thể tiếp cận để đọc được.
\r\n\r\n10.2 Thông tin\r\nnhãn
\r\n\r\nNhãn phải có các thông tin tối thiểu\r\ndưới đây:
\r\n\r\na) Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của\r\nnhà sản xuất;
\r\n\r\nb) Bất kỳ ký hiệu kiểu hoặc model để\r\nphân biệt và số seri;
\r\n\r\nc) Điện áp danh định;
\r\n\r\nd) Tần số danh định;
\r\n\r\ne) Ký hiệu khí hậu làm lạnh và các kiểu\r\nđiều kiện xác định thông\r\nsố sưởi (tức là T1, T2, T3, H1, H2 và H3, nếu áp dụng);
\r\n\r\nf) Ký hiệu môi chất lạnh phù hợp với\r\nTCVN 6739 (ISO 817), hoặc được quy định trong các quy định quốc gia;
\r\n\r\ng) Khối lượng nạp môi chất lạnh ở nhà\r\nmáy [được ghi trên cụm chứa máy nén].
\r\n\r\n10.3 Các hệ thống\r\nhai cụm
\r\n\r\nThông tin trong 10.2 a), b) c), d) và\r\nf) cũng phải được cung cấp trên từng cụm trong phòng của hệ thống hai cụm.
\r\n\r\n11 Công bố các thông\r\nsố tính năng
\r\n\r\n11.1 Thông số tính\r\nnăng tiêu chuẩn
\r\n\r\n11.1.1 Các thông số\r\ntính năng tiêu chuẩn phải được công bố về các năng suất lạnh (hiện, ẩn và tổng),\r\nnăng suất sưởi, lưu lượng thể tích không khí, ESP, EER và COP cho từng thiết bị\r\nđược chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn này. Các thông số tính năng này phải dựa\r\ntrên các dữ liệu nhận được ở các điều kiện xác định thông số đã thiết lập phù hợp\r\nvới các điều khoản của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n11.1.2 Các giá trị của\r\nnăng suất tiêu chuẩn phải được tính bằng kilo oát hoặc oát, được làm tròn tới ba\r\nchữ số có nghĩa.
\r\n\r\n11.1.3 Các giá trị\r\ncủa EER và COP phải được làm tròn tới ba chữ số có nghĩa.
\r\n\r\n11.1.4 Mỗi thông số\r\nvề năng suất phải được kèm theo bởi điện áp thử nghiệm tương ứng (xem cột 2 của\r\nBảng 3) và thông số tần số.
\r\n\r\n11.2 Thông số tính năng khác
\r\n\r\nCó thể công bố các thông số tính năng\r\nbổ sung dựa trên các điều kiện khác với các điều kiện được quy định làm điều kiện\r\nxác định thông số tiêu chuẩn hoặc dựa trên các điều kiện được quy định trong\r\ncác quy định của quốc gia, nếu chúng được quy định một cách rõ ràng và dữ liệu\r\nđược xác định bằng các phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn này hoặc bằng\r\ncác phương pháp phân tích mà có thể kiểm chứng được bởi các phương pháp thử quy\r\nđịnh trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Cài đặt dòng không khí cho các thiết bị có ống\r\ngió
\r\n\r\nA.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nHai phương pháp cài đặt có thể áp dụng:
\r\n\r\na) Phương pháp trở lực ống gió cố định;
\r\n\r\nb) Phương pháp cài đặt quạt thải có điều\r\nchỉnh.
\r\n\r\nCả hai phương pháp, cùng với trang thiết\r\nbị thử nghiệm tương ứng của chúng, được mô tả trong phụ lục này.
\r\n\r\nĐể đo áp suất tĩnh của không khí ra từ\r\nthiết bị có ống gió, một ống đo được nối với bích ống gió của thiết bị.\r\nỐng đo này được\r\nsử dụng cho cả hai phương pháp. Nếu các kích thước của phần ống cửa ra là A và\r\nB, thì đường kính tương đương, De, được xác định bằng công thức\r\n(A.1):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (A.1) \r\n | \r\n
Trong trường hợp mà ống cửa ra có hình\r\ntròn ở phần có đường kính D, khi đó đường kính tương đương, De, bằng D.
\r\n\r\nChiều dài của ống đo, Ld, không được\r\nnhỏ hơn 2,5De. Các vòi áp\r\nsuất tĩnh cần được đặt ở vị trí có khoảng cách Lm = 2De tính từ\r\nbích cửa ra.
\r\n\r\nA.2 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nA.2.1 Cài đặt dòng\r\nkhông khí của thiết bị phải là bằng phương pháp trở lực ống gió\r\ncố định, như thể hiện trên Hình A.1, hoặc phương pháp cài đặt quạt thải có điều\r\nchỉnh, như thể hiện trên Hình A.2.
\r\n\r\nA.2.2 Các vòi đo áp\r\nsuất tĩnh phải được bố trí như thể hiện trên Hình A.1 và Hình A.2. Thiết bị được\r\nthử phải được vận\r\nhành mà máy nén không hoạt động.
\r\n\r\nA.2.3 Các phép đo\r\ndòng không khí cần được thực hiện phù hợp với các điều khoản quy định trong Phụ\r\nlục C, nếu thích hợp,\r\ncũng như các điều khoản khác được thiết lập trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Hướng dẫn bổ sung liên quan đến các phép\r\nđo dòng không khí có thể được tìm\r\nthấy trong ISO 3966 và ISO 5167-1.
\r\n\r\nA.3 Phương pháp\r\ntrở lực ống gió\r\ncố định
\r\n\r\nA.3.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nMột ống đo phải được nối với thiết bị\r\nđược thử và một van\r\ngió được lắp đặt trên đầu đối diện của ống đo này, rồi được nối với buồng xả.\r\nBuồng xả phải có các kích thước tiết diện ngang vừa đủ để các vận tốc dòng\r\nkhông khí dọc theo bề mặt thành ở vòi áp suất tĩnh (Hình A.1, chú dẫn số 4) là\r\n1,25 m/s hoặc nhỏ hơn. Chiều dài nhỏ nhất của buồng xả theo phương dòng không\r\nkhí, J, bằng 2De.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Việc cái đặt thiết bị được\r\nthử, ống đo và buồng xả được minh họa trên Hình A.1.
\r\n\r\nA.3.2 Quy trình thử
\r\n\r\nA.3.2.1 Điều kiện thử
\r\n\r\nCác điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của\r\nphòng thử phải nằm trong dải được quy định ở 5.2. Thiết bị được thử phải được vận\r\nhành ở chế độ thổi mà không chạy máy nén. Van gió phải được điều chỉnh sao cho\r\nlưu lượng không khí định mức trong không khí tiêu chuẩn đạt được. Đồng thời,\r\nlưu lượng không khí của trang thiết bị đo dòng không khí phải được điều\r\nchỉnh sao cho áp suất tĩnh trong buồng xả bằng (0 ± 2) Pa. Các điều kiện trên\r\nphải được duy trì trong ít nhất\r\n1 h. Áp suất tĩnh bên ngoài phải được duy trì theo Bảng A.1 trong thử nghiệm thổi\r\ngió.
\r\n\r\nBảng A.1 -\r\nSai lệch cho phép trong thử nghiệm thổi gió
\r\n\r\n\r\n Số đọc \r\n | \r\n \r\n Sai lệch của\r\n các giá trị trung bình cộng so với điều kiện thử nghiệm quy định \r\n | \r\n \r\n Sai lệch của\r\n các số đọc riêng lẻ so với điều kiện thử nghiệm quy định \r\n | \r\n ||
\r\n ≤ 100 Pa \r\n | \r\n \r\n > 100 Pa \r\n | \r\n \r\n ≤ 100 Pa \r\n | \r\n \r\n > 100 Pa \r\n | \r\n |
\r\n Áp suất tĩnh bên ngoài (ESP) \r\n | \r\n \r\n ±0,5 Pa \r\n | \r\n \r\n ±5% \r\n | \r\n \r\n ±0,10 Pa \r\n | \r\n \r\n ±10% \r\n | \r\n
A.3.2.2 Thử nghiệm thổi\r\ngió
\r\n\r\nCác nhiệt độ bầu khô và bầu ướt của không\r\nkhí ở cửa vào, lưu lượng không khí, ESP (pe), các nhiệt độ bầu khô\r\nvà bầu ướt phía trước đầu phun và áp suất khí quyển (pa) phải được\r\nđo. Lưu lượng không khí đo được, qm, phải được tính toán theo công\r\nthức (C.3). Lưu lượng không khí đo được, qm, phải được chuyển đổi\r\nthành lưu lượng tiêu chuẩn, qs, theo công thức (C.8).
\r\n\r\nA.3.2.3 Đánh giá
\r\n\r\nGiá trị ESP, pe, phải là giá\r\ntrị được quy định theo 5.2.
\r\n\r\nA.3.2.4 Các thử nghiệm\r\nlàm lạnh và sưởi
\r\n\r\nVị trí van gió phải giữ nguyên cố định\r\nở vị trí cài đặt đã đạt\r\nđược ở A.3.2.1, cho tất cả các thử nghiệm làm lạnh và sưởi, các thử nghiệm này\r\nphải được tiến hành ở các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương ứng. Trong các thử\r\nnghiệm làm lạnh và sưởi, áp suất tĩnh của buồng xả phải được duy trì ở (0 ± 2)\r\nPa.
\r\n\r\nGiá trị ESP, pe, của ống đo\r\ntrong các thử nghiệm làm lạnh và sưởi chỉ để tham khảo, và do đó không cần thiết phải công bố. Lưu lượng\r\nkhông khí đo được khi thiết bị đang vận hành ở chế độ làm lạnh hoặc sưởi được sử\r\ndụng để tính toán các năng suất lạnh và sưởi.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n |
\r\n 1 trang thiết bị đo dòng không khí \r\n2 quạt thải \r\n3 áp kế \r\n4 các vòi áp suất tĩnh của buồng xả \r\n5 thiết bị được thử \r\n6 van gió \r\n | \r\n \r\n 7 buồng xả \r\nJ chiều dài nhỏ nhất \r\nLd chiều dài của ống\r\n đo \r\nLm khoảng cách đến các\r\n vòi áp suất tĩnh \r\npe ESP của\r\n thiết bị được thử \r\n | \r\n
Hình A.1 -\r\nPhương pháp trở lực ống gió\r\ncố định - Cài đặt
\r\n\r\nA.4 Phương pháp\r\ncài đặt quạt thải có điều chỉnh
\r\n\r\nA.4.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nMột ống đo phải được nối với thiết bị\r\nđược thử và trang thiết bị đo dòng không khí được nối với đầu đối diện của ống\r\nđo này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Việc cài đặt thiết bị được\r\nthử, ống đo và trang thiết bị đo dòng không khí được minh họa trên Hình A.2.
\r\n\r\nA.4.2 Quy trình thử
\r\n\r\nCác điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của phòng\r\nthử phải nằm\r\ntrong dải được quy định ở 5.2. Thiết bị được thử được vận hành ở chế độ thổi mà\r\nkhông chạy máy nén. Trang thiết bị đo dòng không khí phải được điều chỉnh sao\r\ncho lưu lượng không khí định mức trong không khí tiêu chuẩn đạt được. Các điều\r\nkiện trên phải được duy trì trong ít nhất 1 h. Áp suất tĩnh bên ngoài phải được duy\r\ntrì theo Bảng A.1 trong thử nghiệm thổi\r\ngió.
\r\n\r\nA.4.3 Thử nghiệm thổi\r\ngiỏ
\r\n\r\nCác nhiệt độ bầu khô và bầu ướt của\r\nkhông khí ở cửa vào, lưu lượng không khí, ESP (pe), các nhiệt\r\nđộ bầu khô và bầu ướt phía trước đầu phun và áp suất khí quyển phải được đo.\r\nLưu lượng không khí đo được, qm, phải được tính toán theo công thức\r\n(C.3). Lưu lượng không khí đo được, qm, phải được chuyển đổi thành\r\nlưu lượng tiêu chuẩn, qs, theo công thức (C.8).
\r\n\r\nA.4.4 Tính toán\r\ngiá trị C
\r\n\r\nTính toán giá trị C, được xác định\r\ntheo công thức (A.2):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (A.2) \r\n | \r\n
Trong đó
\r\n\r\npm là áp suất tĩnh bên\r\nngoài tại ống đo, Pa, đặc\r\nbiệt là đối với thử nghiệm thổi gió sử dụng phương pháp cài đặt quạt thải có điều\r\nchỉnh, và pm\r\nđược coi là bằng với áp suất tĩnh bên ngoài, pe.
\r\n\r\nA.4.5 Đánh giá
\r\n\r\nGiá trị ESP, pe, phải là giá\r\ntrị được quy định theo 5.2.
\r\n\r\nA.4.6 Các thử nghiệm\r\nlàm lạnh và sưởi
\r\n\r\nCác thử nghiệm làm lạnh và sưởi phải\r\nđược thực hiện theo sau thử nghiệm thổi gió, ở các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm\r\ntương ứng của chúng. Tốc độ của quạt thải của trang thiết bị đo dòng không khí\r\nphải được điều chỉnh cho các thử nghiệm làm lạnh và sưởi theo cách thức dưới\r\nđây.
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm làm lạnh, vận hành thiết bị\r\nvới máy nén ở chế độ làm lạnh và để cho nhiệt độ đạt ổn định. Một khi nhiệt độ\r\nđạt được ổn định, điều chỉnh trang thiết bị đo dòng không khí để đạt được cùng\r\ngiá trị C bằng cách\r\nthay đổi tốc độ quạt thải của nó với các khoảng tăng nhỏ. Giá trị C thu được phải\r\nnằm trong phạm vi ± 1 % so với giá trị đo được trong thử nghiệm thổi gió. Một\r\nkhi đã ổn định, lưu lượng không khí làm lạnh và ESP phải được đo.
\r\n\r\nĐối với thử nghiệm sưởi, lặp lại\r\nphép thử làm lạnh ở trên, ngoại trừ với máy nén vận hành ở chế độ sưởi. Đo lưu\r\nlượng không khí sưởi và ESP.
\r\n\r\nLưu lượng không khí đo được khi thiết\r\nbị đang vận hành ở chế độ làm lạnh hoặc sưởi được sử dụng để tính toán các năng suất lạnh\r\nvà sưởi.
\r\n\r\nGiá trị ESP của ống đo trong các thử\r\nnghiệm làm lạnh và sưởi chỉ để tham khảo, và do đó không cần thiết phải\r\ncông bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n |
\r\n 1 trang thiết bị đo dòng không khí \r\n2 quạt thải \r\n3 áp kế \r\n4 thiết bị được thử \r\n5 các đầu phun \r\nLd chiều dài của ống\r\n đo \r\n | \r\n \r\n Lm khoảng cách đến các\r\n vòi áp suất tĩnh \r\npe ESP của\r\n thiết bị được thử \r\npm áp suất tĩnh bên\r\n ngoài tại ống đo, đặc biệt là đối với thử nghiệm thổi gió sử dụng thải\r\n có điều chỉnh \r\n | \r\n
Hình A.2 -\r\nPhương pháp cài đặt quạt thải có điều chỉnh
\r\n\r\nA.5 Thiết bị\r\nkhông có quạt trong phòng
\r\n\r\nNếu không có quạt được cung cấp kèm\r\ntheo cụm thiết bị, nghĩa là các cụm chỉ có dàn ống, thì cũng phải áp\r\ndụng các yêu cầu bổ sung\r\nquy định trong Phụ lục L.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
B.1 Yêu cầu\r\nchung về phòng thử
\r\n\r\nB.1.1 Nếu yêu cầu\r\nmột phòng thử có điều kiện trong phòng, thì nó phải là một phòng hoặc không gian trong\r\nđó có thể duy trì các điều kiện thử nghiệm mong muốn nằm trong các dung sai đã\r\nquy định. Khuyến nghị là vận tốc không khí trong vùng lân cận thiết bị được thử\r\nkhông vượt quá 2,5 m/s.
\r\n\r\nB.1.2 Nếu yêu cầu\r\nmột phòng hoặc không gian thử có điều kiện ngoài trời, thì nó phải có đủ thể\r\ntích và phải lưu thông không khí theo cách sao cho không thay đổi dạng lưu\r\nthông không khí thông thường của thiết bị được thử. Phòng phải có kích thước\r\nsao cho khoảng cách từ bất kỳ bề mặt nào của phòng đến bất kỳ bề mặt nào của\r\nthiết bị xả không khí ra không nhỏ hơn 1,8 m và khoảng cách từ bất kỳ bề mặt\r\nkhác của phòng đến bất kỳ bề mặt khác của thiết bị không nhỏ hơn 1,0 m, ngoại\r\ntrừ các quan hệ kích thước sàn hoặc tường cần thiết để lắp đặt thiết bị thông\r\nthường. Trang thiết bị thiết lập điều kiện phòng thử cần xử lý không khí ở lưu\r\nlượng không nhỏ hơn lưu lượng không khí ngoài trời, và tốt nhất là nên lấy\r\nkhông khí này từ hướng không khí ra của thiết bị và đưa nó trở lại ở các điều\r\nkiện mong muốn một cách đồng đều và ở các vận tốc thấp.
\r\n\r\nB.1.3 Nếu sử dụng\r\nphương pháp buồng nhiệt lượng với phương tiện có nhiều hơn hai phòng, thì các\r\nphòng bổ sung này cũng phải tuân theo các yêu cầu của Phụ lục D. Nếu sử dụng\r\nphương pháp entanpy không khí với phương tiện có nhiều hơn hai phòng, thi các\r\nphòng bổ sung này cũng phải tuân theo các yêu cầu của Phụ lục E.
\r\n\r\nB.2 Lắp đặt thiết\r\nbị
\r\n\r\nB.2.1 Thiết bị được\r\nthử nghiệm phải được lắp đặt phù hợp với các hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất\r\nsử dụng các quy trình và phụ kiện lắp đặt khuyến nghị. Nếu thiết bị có thể được lắp đặt\r\nở nhiều vị trí, tất cả các thử nghiệm phải được tiến hành sử dụng cấu hình ít thuận\r\nlợi nhất theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Trong tất cả các trường hợp, các\r\nkhuyến nghị của nhà sản xuất về các khoảng cách từ các tường liền kề, lượng mở rộng qua các\r\ntường, v.v phải được tuân theo.
\r\n\r\nB.2.2 Thiết bị có ống\r\ngió có năng suất danh định nhỏ hơn 8 kW và được thiết kế để hoạt động ở áp suất\r\ntĩnh bên ngoài, pe, nhỏ hơn 25\r\nPa phải được thử nghiệm ở điều kiện cung cấp không khí tự do theo TCVN 6576\r\n(ISO 5151).
\r\n\r\nB.2.3 Không được thực\r\nhiện các thay đổi khác đối với thiết bị, ngoại trừ việc gắn kèm của trang thiết\r\nbị và dụng cụ thử nghiệm yêu cầu theo cách thức quy định.
\r\n\r\nB.2.4 Nếu cần thiết,\r\nthiết bị phải được hút chân không và nạp môi chất lạnh với loại và lượng được\r\nquy định trong hướng dẫn của nhà sản xuất.
\r\n\r\nB.2.5 Tất cả các\r\nthông số tính năng tiêu\r\nchuẩn cho thiết bị trong đó dàn ngưng và dàn bay hơi là hai cụm lắp ráp tách\r\nriêng phải được xác định dựa trên cơ sở quy định kỹ thuật của nhà sản xuất\r\ntrong phạm vi từ 5 m đến 7,5 m của ống môi chất lạnh nối trên mỗi đường ống.\r\nCác chiều dài này phải là chiều dài thực, không\r\nphải chiều dài tương đương, và không tính đến trở lực gây bởi các chỗ uốn cong, đầu\r\nchia (nhánh), hộp kết nối hay các phụ tùng lắp khác được sử dụng trong việc lắp\r\nđặt cho mẫu thử. Chiều dài ống nối này phải được đo từ vỏ bao của cụm/giàn trong phòng\r\ntới vỏ bao của cụm/giàn\r\nngoài trời. Thiết bị trong đó các ống kết nối với nhau được trang bị như một phần\r\ngắn liền của giàn/cụm và không được khuyến nghị cắt theo chiều dài, phải được\r\nthử nghiệm với toàn bộ chiều dài ống đã trang bị. Không dưới 40 % tổng chiều\r\ndài của ống kết nối với nhau\r\nnày phải tiếp xúc với điều kiện ngoài trời và phần còn lại tiếp xúc với điều kiện\r\ntrong phòng. Các đường kính đường ống, lớp cách nhiệt, chi tiết về lắp đặt, sự\r\nhút chân không và nạp môi chất lạnh phải phù hợp với khuyến nghị công bố của\r\nnhà sản xuất.
\r\n\r\nB.3 Phép đo áp suất\r\ntĩnh qua dàn ống trong phòng
\r\n\r\nB.3.1 Thiết bị có\r\nmột quạt và một cửa ra đơn
\r\n\r\nB.3.1.1 Một hộp gió\r\nngắn phải được gắn\r\nvào cửa ra của thiết bị. Hộp gió này phải có các kích thước tiết diện ngang bằng\r\nvới các kích thước của cửa ra của thiết bị. Một vòi áp suất tĩnh phải được đưa\r\nvào tại tâm của mỗi mặt của hộp gió xả nếu hộp gió hình chữ nhật,\r\nhoặc tại bốn vị trí phân bố đều nhau dọc chu vi của hộp gió hình ôvan hoặc\r\ntròn. Bốn vòi áp suất tĩnh này phải được phân phối trên cùng đường ống. Chiều\r\ndài nhỏ nhất của hộp gió\r\nxả và vị trí của các vòi áp suất tĩnh so với cửa ra của thiết bị phải như thể hiện trên\r\nHình B.1 nếu thử nghiệm thiết bị dạng hai cụm, và như thể hiện trên Hình B.2 nếu\r\nthử nghiệm thiết bị dạng nguyên cụm.
\r\n\r\nB.3.1.2 Một hộp gió\r\nngắn nên được gắn vào cửa vào của thiết bị. Nếu được sử dụng, hộp gió cửa vào\r\nnày phải có cùng các\r\nkích thước tiết diện ngang như cửa vào của thiết bị. Ngoài ra, bốn vòi áp suất\r\ntĩnh phải được đưa vào và được phân phối trên cùng đường ống. Mặt khác hộp gió\r\nnày cần có kết cấu như thể hiện đối với hộp gió cửa vào trên Hình B.2 nếu thử\r\nnghiệm thiết bị dạng nguyên cụm, và như thể hiện trên Hình B.3 nếu thử nghiệm\r\nthiết bị dạng hai cụm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Hình B.3 được tham chiếu ở đây\r\ndùng để hướng dẫn, mặc dù nó áp dụng một cách cụ thể cho các thiết bị có ống gió được thử mà\r\nkhông có quạt trong phòng.
\r\n\r\nB.3.2 Thiết bị có\r\nnhiều quạt và nhiều cửa ra hoặc nhiều cụm trong phòng
\r\n\r\nB.3.2.1 Thiết bị có\r\nnhiều đầu nối ống gió cửa ra hoặc có nhiều cụm trong phòng phải có hộp gió ngắn\r\nđược gắn tương ứng vào từng đầu nối cửa ra hoặc cụm trong phòng. Mỗi hộp gió ngắn\r\nnày phải có kết cấu như mô tả ở B.3.1.1, bao gồm cả các vòi áp suất tĩnh. Tất cả\r\ncác hộp gió cửa ra phải xả vào một đoạn ống gió chung duy nhất. Với mục đích cân\r\nbằng áp suất tĩnh trong mỗi hộp gió, một tấm điều chỉnh lưu lượng\r\nđược bố trí trong mặt phẳng ở đó mỗi hộp gió cửa ra đi vào đoạn ống\r\ngió chung này. Nhiều cụm ống thổi dùng một bích kết nối ống gió xả đơn\r\nphải được thử với một hộp gió cửa ra đơn phù hợp với B.3.1. Không sử dụng bất kỳ\r\nbố trí hộp gió thử nghiệm nào khác ngoại trừ để khuyến khích các thiết kế ống gió được\r\nkhuyến nghị một cách cụ thể bởi nhà sản xuất thiết bị.
\r\n\r\nB.3.2.2 Một hộp gió\r\nngắn cần được gắn vào cửa vào của từng đầu nối ống gió cửa vào hoặc cụm trong\r\nphòng. Mỗi hộp gió ngắn này phải có kết cấu như mô tả ở B.3.1.2, bao gồm cả các vòi áp\r\nsuất tĩnh.
\r\n\r\nB.3.3 Thiết bị\r\nkhông có quạt và một cửa ra đơn
\r\n\r\nĐối với dàn ống trong phòng mà không kết\r\nhợp quạt, một hộp gió ngắn phải được gắn vào cả cửa vào và cửa ra của thiết bị.\r\nCác hộp gió này phải có các kích thước tiết diện ngang tương ứng bằng với các\r\nkích thước của cửa vào và cửa ra của thiết bị. Một vòi áp suất tĩnh phải được\r\nđưa vào tại tâm của mỗi mặt của mỗi hộp gió nếu hộp gió hình chữ nhật, hoặc tại\r\nbốn vị trí phân bố đều nhau dọc chu vi của hộp gió hình ôvan hoặc tròn. Đối với mỗi hộp\r\ngió, bốn vòi áp suất tĩnh này phải được phân phối trên cùng đường ống. Chiều\r\ndài nhỏ nhất của hộp gió và vị trí của các vòi áp suất tĩnh so với cửa vào và cửa ra của thiết\r\nbị phải như thể hiện trên Hình B.3.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 áp kế
\r\n\r\n2 hộp gió xả
\r\n\r\n3 thiết bị được thử
\r\n\r\n4 các vòi áp suất tĩnh
\r\n\r\na đi đến trang\r\nthiết bị đo dòng không khí
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: A và B là các kích thước của\r\nthiết bị được thử
\r\n\r\nHình B.1 - Đo\r\nESP - Hệ thống hai cụm
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
a)
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 thiết bị được thử - nguyên cụm
\r\n\r\n2 vòi áp suất tĩnh, cửa vào (yêu cầu\r\n4)
\r\n\r\n3 vòi áp suất tĩnh, cửa ra (yêu cầu 4)
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đối với các ống gió tròn có\r\nđường kính d, thay thế πd2/4 cho (A x B) hoặc (C x D).
\r\n\r\nHình B.2 - Đo\r\nESP - Thiết bị nguyên cụm
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
b)
\r\n\r\nHình B.2 (kết\r\nthúc)
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 áp kế
\r\n\r\n2 các vòi áp suất
\r\n\r\n3 ống gió cửa vào
\r\n\r\n4 phần dàn ống
\r\n\r\n5 ống gió cửa ra
\r\n\r\n8 đi đến trang thiết bị đo dòng không\r\nkhí
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: A và B là các kích thước cửa\r\nra; C và D là các kích thước cửa\r\nvào.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Đối với các ống gió tròn có đường\r\nkính D, thay thế πDi 2/4 cho (C x D) và πDo 2/4 cho (A x B), trong đó\r\nDi là đường\r\nkính ống gió cửa vào và Do là đường kính ống gió cửa ra.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Chiều dài của ống gió cửa vào, 1,5 , là kích thước\r\nnhỏ nhất. Để các kết\r\nquả chính xác hơn, sử dụng 4.
\r\n\r\nHình B.3 - Đo\r\nđộ sụt áp suất tĩnh không khí trên dàn ống đối với thiết\r\nbị chỉ có dàn ống
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
C.1 Xác định\r\ndòng không khí
\r\n\r\nC.1.1 Dòng không\r\nkhí cần được đo bằng sử dụng trang thiết bị và quy trình thử cho trong phụ lục\r\nnày.
\r\n\r\nC.1.2 Lưu lượng\r\nkhông khí được xác định là lưu lượng khối lượng. Nếu lưu lượng không khí được\r\nbiểu thị bằng lưu lượng thể tích cho mục đích xác định thông số tính năng, các\r\nthông số đó cần nêu rõ các điều kiện (áp suất, nhiệt độ và độ ẩm) tại đó thể\r\ntích riêng được xác định.
\r\n\r\nC.2 Dòng không\r\nkhí và áp suất tĩnh
\r\n\r\nDiện tích đầu phun, An, cần\r\nđược xác định bằng đo đường kính của nó với độ chính xác ± 2 % ở bốn vị trí\r\ncách nhau khoảng 45° xung quanh đầu phun ở mỗi hai vị trí xuyên qua họng đầu\r\nphun, một ở cửa ra và một ở phần thẳng gần với chỗ bán kính lượn.
\r\n\r\nC.3 Trang thiết\r\nbị đầu phun
\r\n\r\nC.3.1 Trang thiết bị\r\nđầu phun,\r\ngồm có một buồng nhận và một buồng xả được ngăn cách bởi vách trong đó có đặt một\r\nhoặc nhiều đầu phun (xem Hình C.1). Không khí từ thiết bị được thử được vận\r\nchuyển thông qua ống gió tới buồng nhận, đi qua các đầu phun vả sau đó được xả\r\nvào phòng thử hoặc dẫn trở lại cửa vào\r\ncủa thiết bị.
\r\n\r\nTrang thiết bị đầu phun và các kết nối\r\ncủa nó với cửa vào của thiết bị cần được làm kín sao cho rò lọt\r\nkhông khí không vượt quá 1,0 % lưu lượng không khí đang được đo.
\r\n\r\nKhoảng cách từ tâm đến tâm giữa các đầu\r\nphun đang sử dụng cần không nhỏ hơn 3 lần đường kính họng của đầu phun lớn nhất,\r\nvà khoảng cách từ tâm của bất kỳ đầu phun nào tới thành bên gần nhất của buồng\r\nxả hoặc buồng nhận cần không nhỏ hơn 1,5 lần đường kính họng đầu phun.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 buồng xả \r\n2 quạt thải \r\n3 vách khuếch tán \r\n4 ống Pitot (tùy chọn) \r\n5 đầu phun \r\n6 buồng nhận \r\n7 dụng cụ đo chênh áp \r\n | \r\n \r\n 8 ống nối (xem C.5.1) \r\nDn đường kính họng đầu\r\n phun \r\na Các vách\r\n khuếch tán cần có các lỗ thủng đồng đều, với gần 40 % diện tích\r\n trống \r\nb không khí \r\n | \r\n
Hình C.1 -\r\nTrang thiết bị đo dòng không khí
\r\n\r\n\r\n\r\n
C.3.2 Vách khuếch\r\ntán,\r\nđược lắp trong buồng nhận (ở khoảng cách ít nhất bằng 1,5 lần đường\r\nkính họng đầu phun lớn nhất, Dn) theo hướng ngược dòng của thành vách ngăn\r\nvà trong buồng xả (ở khoảng cách\r\nít nhất bằng 2,5 lần đường kính họng đầu phun lớn nhất, Dn) theo hướng\r\nxuôi dòng của mặt phẳng ra của đầu phun lớn nhất.
\r\n\r\nC.3.3 Quạt thải, có khả năng\r\ncung cấp áp suất tĩnh mong muốn ở cửa ra của thiết bị. Quạt thải cần được lắp\r\ntrên một thành của buồng xả và được trang bị phương tiện thay đổi năng suất của\r\nnó.
\r\n\r\nC.3.4 Áp kế, để đo độ sụt\r\náp suất tĩnh qua đầu phun.
\r\n\r\nMột đầu áp kế cần kết nối với vòi áp\r\nsuất tĩnh được đặt ngang bằng với thành bên trong của buồng nhận và đầu còn lại\r\nnối với vòi áp suất tĩnh được đặt ngang bằng với thành bên trong\r\ncủa buồng xả, hoặc tốt nhất là, vài vòi áp suất tĩnh trong mỗi buồng nên được kết\r\nnối với vài áp kế theo dạng song song hoặc được góp vào một áp kế đơn nhất. Các\r\nkết nối áp suất tĩnh cần được bố trí sao cho không bị ảnh hưởng\r\nbởi dòng không\r\nkhí. Cách khác, cột áp động của luồng không khí ra khỏi đầu phun có thể được đo\r\nbằng một ống Pitot như thể hiện trên Hình C.1, nhưng khi sử dụng nhiều hơn một\r\nđầu phun thì giá trị đọc trên ống Pitot cần được xác định cho từng đầu phun.
\r\n\r\nC.3.5 Cách xác định\r\nvận tốc không khí ở họng đầu phun
\r\n\r\nC.3.5.1 Vận tốc không\r\nkhí ở họng của bất kỳ đầu phun nào cũng không nên nhỏ hơn 15 m/s và không lớn\r\nhơn 35 m/s.
\r\n\r\nC.3.5.2 Các đầu phun\r\ncần có kết cấu phù hợp với Hình C.2 và áp dụng phù hợp với các điều khoản của C.3.5.3\r\nvà C.3.5.4.
\r\n\r\nC.3.5.3 Hệ số xả đầu\r\nphun, Cd, cho kết cấu thể hiện trên Hình C.2, có tỷ lệ giữa chiều dài họng với đường\r\nkính họng bằng 0,6, có thể được xác định bằng sử dụng công thức (C.1):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.1) \r\n | \r\n
Với số Reynolds, Re, bằng 12000 và lớn\r\nhơn.
\r\n\r\nSố Reynolds được xác định theo công thức\r\n(C.2).
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.2) \r\n | \r\n
Trong đó
\r\n\r\nva là vận tốc dòng\r\nkhông khí tại họng đầu phun;
\r\n\r\nDn là đường kính của họng đầu\r\nphun;
\r\n\r\nv là độ nhớt động học của không khí.
\r\n\r\nC.3.5.4 Các đầu phun\r\ncũng có thể có kết cấu phù hợp với\r\ncác tiêu chuẩn quốc gia thích hợp, miễn là chúng có thể được sử dụng trong\r\ntrang thiết bị đã mô tả ở Hình C.1 và chúng cho độ chính xác tương đương.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 các trục của hình elip
\r\n\r\n2 phần họng
\r\n\r\n3 đường elip
\r\n\r\nDn đường kính của họng đầu\r\nphun, m
\r\n\r\nHình C.2 - Đầu\r\nphun đo dòng không khí
\r\n\r\nC.4 Phép đo áp\r\nsuất tĩnh
\r\n\r\nC.4.1 Các vòi áp\r\nsuất cần gồm có các núm có đường kính (6,25 ± 0,25) mm được hàn mềm vào các bề\r\nmặt hộp gió phía ngoài và được định tâm trên các lỗ đường kính 1 mm xuyên qua hộp\r\ngió. Các mép của các lỗ này cần không có ba vía và các bất thường bề mặt khác.
\r\n\r\nC.4.2 Hộp gió và đoạn\r\nống gió cần được làm kín để ngăn chặn rò lọt không khí, đặc biệt là ở các đầu nối\r\nvới thiết bị và dụng cụ đo không khí, và cần được bọc cách nhiệt để ngăn chặn rò\r\nnhiệt giữa cửa ra của thiết bị và các dụng cụ đo nhiệt độ.
\r\n\r\nC.5 Phép đo dòng\r\nkhông khí xả (ra)
\r\n\r\nC.5.1 Cửa ra hoặc\r\ncác cửa ra của thiết bị được thử cần được kết nối với buồng nhận bằng ống nối\r\ncó trở lực không khí không đáng kể, như thể hiện trên Hình C.1.
\r\n\r\nC.5.2 Để đo áp suất\r\ntĩnh của buồng nhận, áp kế cần có một bên được kết nối với một hoặc nhiều đầu nối\r\náp suất tĩnh được đặt ngang bằng với thành bên trong của buồng nhận.
\r\n\r\nC.6 Phép đo dòng\r\nkhông khí phía trong phòng
\r\n\r\nC.6.1 Cần lấy các\r\ngiá trị đọc sau:
\r\n\r\na) Áp suất khí quyển;
\r\n\r\nb) Các nhiệt độ bầu khô và bầu ướt tại\r\nđầu phun hoặc các nhiệt độ điểm sương;
\r\n\r\nc) Độ chênh áp suất tĩnh tại đầu phun\r\nhoặc, một cách tùy chọn, áp suất động đầu phun;
\r\n\r\nC.6.2 Lưu lượng khối\r\nlượng của không khí, qm, đi qua một đầu phun đơn được xác định bằng sử\r\ndụng công thức (C.3):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.3) \r\n | \r\n
Trong đó pv là áp suất động\r\ntại họng đầu phun hoặc độ chênh áp suất tĩnh qua đầu phun.
\r\n\r\nHệ số giãn nở, Y, nhận được từ công thức\r\n(C.4):
\r\n\r\n\r\n Y = 0,452 + 0,548α \r\n | \r\n \r\n (C.4) \r\n | \r\n
Tỉ số áp suất, α, nhận được từ công thức (C.5):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.5) \r\n | \r\n
Lưu lượng thể tích của không khí, qv,\r\nđi qua một đầu phun đơn được xác định bằng sử dụng công thức (C.6).
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.6) \r\n | \r\n
Trong đó V’n tính được bằng\r\ncông thức (C.7):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.7) \r\n | \r\n
và Wn là độ ẩm riêng\r\ntại đầu vào của đầu phun.
\r\n\r\nLưu lượng thể tích của không khí được biểu diễn\r\ndưới dạng không khí tiêu chuẩn qs được tính toán theo công thức (C.8):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (C.8) \r\n | \r\n
C.6.3 Dòng không\r\nkhí đi qua nhiều đầu phun có thể được tính toán phù hợp với C.6.2, ngoại trừ là khi đó tổng\r\nlưu lượng bằng tổng các giá trị qm hoặc qv cho từng đầu\r\nphun được sử dụng.
\r\n\r\nC.7 Phép đo dòng\r\nkhông khí thông gió, thải và rò lọt - Phương pháp thử bằng buồng\r\nnhiệt lượng
\r\n\r\nC.7.1 Dòng không khí thông\r\ngió, thải và rò lọt cần được đo bằng sử dụng trang thiết bị tương tự như minh họa\r\ntrên Hình C.3 với hệ thống lạnh đang vận hành và sau khi đã đạt được sự cân bằng\r\nnước ngưng tụ.
\r\n\r\nC.7.2 Với cơ cấu\r\ncân bằng được điều chỉnh cho chênh\r\nlệch áp suất tĩnh lớn nhất giữa các buồng thử phía trong phòng và phía ngoài trời\r\nlà 1 Pa, cần lấy các giá trị đọc sau:
\r\n\r\na) Áp suất khí quyển;
\r\n\r\nb) Các nhiệt độ bầu khô và bầu ướt tại\r\nđầu phun;
\r\n\r\nc) Áp suất động đầu phun.
\r\n\r\nC.7.3 Các giá trị\r\ndòng không khí cần được tính toán phù hợp\r\nvới C.6.2.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 áp kế \r\n2 buồng xả \r\n3 quạt thải \r\n4 van gió \r\n5 đầu phun \r\n6 ống đón \r\n | \r\n \r\n Dn đường kính họng đầu\r\n phun, m \r\npc áp suất\r\n cân bằng buồng thử \r\npv áp suất động đầu\r\n phun \r\n | \r\n
Hình C.3 - Cơ\r\ncấu cân bằng áp suất
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp thử bằng buồng nhiệt lượng
\r\n\r\nD.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nD.1.1 Buồng nhiệt\r\nlượng cung cấp một phương\r\npháp xác định năng suất một cách đồng thời cho cả phía trong phòng và ngoài trời.\r\nTrong chế độ làm lạnh, việc xác định năng suất phía trong phòng cần được thực\r\nhiện bằng cách cân bằng\r\ncác hiệu ứng làm lạnh và hút ẩm với nhiệt và nước cấp đo được. Nặng suất phía ngoài trời\r\ncung cấp một thử\r\nnghiệm xác nhận các hiệu quả làm lạnh và hút ẩm bằng cách cân bằng lượng nhiệt\r\nvà nước thải ở phía dàn ngưng với lượng năng suất lạnh đo được.
\r\n\r\nD.1.2 Hai buồng thử\r\nnhiệt lượng, phía trong phòng và phía ngoài trời, được ngăn cách bằng vách ngăn\r\ncách nhiệt có một lỗ hở để lắp thiết bị\r\nnguyên cụm, không có ống gió. Thiết bị này cần được lắp đặt theo cách tương tự\r\nvới lắp đặt thông thường. Không cần cố gắng làm kín kết cấu bên trong của thiết\r\nbị để ngăn chặn rò lọt không khí từ phía dàn ngưng sang phía giàn bay hơi hoặc\r\nngược lại. Không nên thực hiện các kết nối hoặc các thay đổi đối với thiết bị có\r\nthể làm thay đổi\r\nhoạt động bình thường của nó.
\r\n\r\nD.1.3 Cơ cấu cân bằng\r\náp suất, như minh họa trên Hình C.3, cần được bố trí trên thành ngăn giữa các\r\nbuồng thử phía trong phòng\r\nvà phía ngoài trời để duy trì áp suất cân bằng giữa các buồng thử này và cũng để\r\ncho phép đo không khí rò lọt, thải và thông gió. Cơ cấu này gồm có một hoặc nhiều\r\nkiểu đầu phun thể hiện trên Hình C.2, một buồng xả được trang bị một quạt thải\r\nvà các áp kế để đo các áp suất trong buồng thử và dòng không khí.
\r\n\r\nVì dòng không khí từ một buồng thử\r\nsang buồng thử khác có thể theo chiều này hay chiều kia, nên sử dụng hai cơ cấu\r\nnhư trên lắp ngược chiều nhau hoặc sử dụng một cơ cấu đảo chiều được. Các ống\r\nđón áp suất của áp kế cần được đặt sao cho không bị ảnh hưởng bởi không khí xả\r\nra từ thiết bị hoặc xả ra từ cơ cấu cân bằng áp suất. Quạt hoặc ống thổi, thổi\r\nkhông khí từ buồng xả, cần cho phép thay đổi dòng không khí của nó bằng biện\r\npháp thích hợp bất kỳ, như bộ truyền biến tốc hoặc van gió như thể hiện trên Hình C.3. Không\r\nkhí thổi ra từ quạt hoặc ống thổi này cần sao cho không ảnh hưởng đến không khí\r\nvào thiết bị.
\r\n\r\nCơ cấu cân bằng áp suất cần được điều\r\nchỉnh trong các thử nghiệm buồng nhiệt lượng hoặc các phép đo dòng không khí\r\nsao cho độ chênh áp suất tĩnh giữa các buồng thử phía trong phòng và phía ngoài trời\r\nkhông lớn hơn 1,25 Pa.
\r\n\r\nD.1.4 Kích thước của\r\nbuồng nhiệt lượng cần đủ lớn để tránh bất kỳ hạn chế nào đối với các cửa hút và\r\nxả của thiết bị.\r\nCần trang bị\r\ncác tấm đục lỗ hoặc lưới chắn (ghi gió) thích hợp khác tại cửa xả từ thiết bị\r\nthiết lập lại điều kiện (điều hòa lại) để tránh đối diện các vận tốc vượt quá\r\n0,5 m/s. Cần cho phép\r\ncó đủ không gian phía trước của bất kỳ lưới chắn cửa vào hoặc xả của thiết bị để\r\ntránh nhiễu\r\nloạn\r\ndòng không khí. Khoảng cách tối thiểu từ thiết bị đến các thành bên hoặc trần của\r\ncác buồng thử cần là 1 m, ngoại trừ đối với mặt sau của thiết bị kiểu console,\r\nnó cần có tương quan thích ứng với thành buồng. Thiết bị được lắp trên trần cần\r\nđược lắp đặt ở khoảng cách tối thiểu bằng 1,8 m so với sàn. Bảng D.1 đưa ra các\r\nkích thước đề\r\nxuất cho buồng\r\nnhiệt lượng. Để phù hợp với các kích thước đặc biệt của thiết bị, có thể cần phải\r\nthay đổi các kích thước đề xuất này để tuân thủ các yêu cầu về không gian.
\r\n\r\nBảng D.1 - Các\r\nkích thước của buồng nhiệt lượng
\r\n\r\n\r\n Năng suất lạnh\r\n danh định của thiết bịa \r\n | \r\n \r\n Các kích\r\n thước phía trong đề xuất tối thiểu của mỗi phòng của buồng nhiệt lượng \r\n | \r\n ||
\r\n W \r\n | \r\n \r\n m \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n Rộng \r\n | \r\n \r\n Cao \r\n | \r\n \r\n Dải \r\n | \r\n
\r\n 3 000 \r\n | \r\n \r\n 2,4 \r\n | \r\n \r\n 2,1 \r\n | \r\n \r\n 1,8 \r\n | \r\n
\r\n 6 000 \r\n | \r\n \r\n 2,4 \r\n | \r\n \r\n 2,1 \r\n | \r\n \r\n 2,4 \r\n | \r\n
\r\n 9 000 \r\n | \r\n \r\n 2,7 \r\n | \r\n \r\n 2,4 \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n
\r\n 12 000b \r\n | \r\n \r\n 3,0 \r\n | \r\n \r\n 2,4 \r\n | \r\n \r\n 3,7 \r\n | \r\n
\r\n a Tất cả các\r\n con số là các số làm tròn. \r\nb Thiết bị có năng suất lớn hơn sẽ\r\n đòi hỏi buồng nhiệt\r\n lượng lớn hơn. \r\n | \r\n
D.1.5 Mỗi buồng thử\r\ncần được trang bị thiết bị thiết lập lại điều kiện đề duy trì dòng không\r\nkhí quy định và các điều kiện quy định. Trang thiết bị thiết lập lại điều kiện\r\ncho buồng thử phía trong phòng cần gồm có các bộ sấy để cấp nhiệt hiện và một bộ\r\ntạo ẩm để cấp hơi ẩm. Trang thiết bị thiết lập lại điều kiện cho buồng thử phía\r\nngoài trời cần cung cấp làm lạnh, hút ẩm và tạo ẩm. Nguồn năng lượng cần được\r\nkiểm soát và được đo.
\r\n\r\nD.1.6 Khi các buồng\r\nnhiệt lượng được sử dụng cho bơm nhiệt, chúng cần có khả năng sưởi,\r\ntạo ẩm và làm lạnh cho cả hai phòng (xem các Hình D.1 và D.2). Có thể sử dụng\r\ncác biện pháp khác, như xoay thiết bị, miễn là các điều kiện xác định thông số\r\nđược duy trì.
\r\n\r\nD.1.7 Trang thiết bị\r\nthiết lập lại điều kiện cho cả hai buồng thử cần được trang bị các quạt có đủ\r\ncông suất để đảm bảo các dòng không khí không nhỏ hơn hai lần lượng không khí do thiết\r\nbị được thử trong buồng nhiệt lượng xả ra. Buồng nhiệt lượng cần được trang bị\r\ncác phương tiện đo hoặc xác định các nhiệt độ bầu ướt và khô quy định trong cả\r\nhai buồng thử của buồng nhiệt lượng.
\r\n\r\nD.1.8 Nhận thấy rằng\r\ntrong cả buồng thử phía trong phòng và phía ngoài trời, gradien nhiệt độ và dạng\r\ndòng không khí đều do sự tương tác của trang thiết bị thiết lập lại điều kiện\r\nvà thiết bị được thử. Do đó, các điều kiện xảy ra là đặc thù và phụ thuộc vào sự\r\nkết hợp nhất định của kích thước buồng thử, sự bố trí và kích thước của trang\r\nthiết bị thiết lập lại điều kiện và đặc tính không khí ra của thiết bị được thử.
\r\n\r\nĐiểm đo các nhiệt độ thử nghiệm quy định,\r\ncả bầu ướt và bầu khô, cần sao cho đáp ứng các điều kiện dưới đây:
\r\n\r\na) Các nhiệt độ đo được cần là đại diện\r\ncủa nhiệt độ xung quanh thiết bị và cần mô phỏng các điều kiện đã gặp phải\r\ntrong ứng dụng thực tế cho cả phía trong phòng và ngoài trời, như đã chỉ ra ở\r\ntrên.
\r\n\r\nb) Tại điểm đo, nhiệt độ của không khí\r\ncần không bị ảnh hưởng bởi không khí ra từ bất kỳ phần nào của thiết bị. Điều\r\nnày dẫn đến việc bắt buộc phải đo nhiệt độ ở đầu dòng của chu trình tuần hoàn khép kín bất kỳ do\r\nthiết bị tạo ra.
\r\n\r\nc) Các ống lấy mẫu không khí cần được\r\nđặt về phía hút của thiết bị được thử.
\r\n\r\nd) Khi thử nghiệm máy điều hòa không\r\nkhí và bơm nhiệt đa cụm, nhiệt độ của không khí vào tất cả các cụm trong phòng\r\nhoặc cụm ngoài trời phải nằm trong phạm vi sai lệch trung bình 0,5 K.
\r\n\r\nD.1.9 Trong quá trình\r\nthử năng suất sưởi, nhiệt độ của không khí ra khỏi cụm phía trong phòng của bơm\r\nnhiệt phải được giám sát để xác định xem tính năng sưởi của nó có bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ\r\nbăng trên bộ trao đổi nhiệt phía ngoài trời không. Một dụng cụ đo nhiệt độ đơn,\r\nđược đặt ở giữa cửa ra không khí trong phòng, là đủ để chỉ thị bất\r\nkỳ thay đổi nào của nhiệt độ không khí thổi ra trong phòng gây ra bởi sự tích tụ băng\r\ntrên bộ trao đổi nhiệt phía\r\nngoài trời.
\r\n\r\nD.1.10 Các bề mặt\r\nbên trong của các buồng thử của buồng nhiệt lượng cần là vật liệu không rỗ xốp\r\nvới tất cả các mối nối được làm kín chống rò lọt không khí và hơi ẩm. Cửa ra\r\nvào cần được bít thật kín chống rò lọt không khí và hơi ẩm bằng cách sử dụng\r\ncác miếng đệm hoặc các biện pháp thích hợp khác.
\r\n\r\nD.1.11 Nếu các điều\r\nkhiển xả băng trên bơm nhiệt dừng dòng không khí trong phòng, thì phải thực hiện\r\nbiện pháp dự phòng để dừng dòng không khí ở trang thiết bị thử đi vào thiết bị ở\r\ncả hai phía trong phòng và ngoài trời trong suốt chu kỳ xả băng đó. Nếu muốn\r\nduy trì hoạt động của trang thiết bị thiết lập lại điều kiện trong suốt chu kỳ\r\nxả băng này, có thể thực hiện các biện pháp để đưa tắt không khí đã được điều\r\nhòa vòng quanh thiết bị miễn là đảm bảo răng không khí đã được điều hòa này\r\nkhông hỗ trợ cho việc xả băng. Phải sử dụng công tơ oát-giờ để đo điện năng\r\ntích hợp cấp vào thiết bị được thử.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 buồng thử phía ngoài trời \r\n2 dàn ống làm lạnh \r\n3 dàn ống sưởi \r\n4 bộ tạo ẩm \r\n5 quạt \r\n | \r\n \r\n 6 bộ trộn \r\n7 ống lấy mẫu không\r\n khí \r\n8 thiết bị được thử \r\n9 buồng thử phía trong\r\n phòng \r\n10 cơ cấu cân bằng áp suất \r\n | \r\n
Hình D.1 - Buồng\r\nnhiệt lượng kiểu phòng được hiệu chuẩn điển hình
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 không gian không khí có nhiệt độ\r\n được kiểm soát \r\n2 buồng thử phía ngoài trời \r\n3 dàn ống làm lạnh \r\n4 dàn ống sưởi \r\n5 bộ tạo ẩm \r\n6 quạt \r\n | \r\n \r\n 7 bộ trộn \r\n8 ống lấy mẫu không\r\n khí \r\n9 thiết bị được thử \r\n10 buồng thử phía trong phòng \r\n11 cơ cấu cân bằng áp suất \r\n | \r\n
Hình D.2 - Buồng\r\nnhiệt lượng kiểu phòng có môi trường xung quanh\r\nđược cân bằng điển hình
\r\n\r\nD.2 Buồng nhiệt\r\nlượng kiểu phòng được hiệu chuẩn
\r\n\r\nD.2.1 Rò lọt nhiệt\r\ncó thể được xác định trong buồng thử phía trong phòng hoặc phía ngoài trời bằng\r\nphương pháp sau: Tất cả các lỗ hở cần được đóng kín. Một trong hai buồng thử có\r\nthể được gia nhiệt\r\nbằng các bộ sấy điện tới nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh ít nhất\r\n11 °C. Nhiệt độ môi trường xung quanh cần được duy trì không đổi\r\ntrong phạm vi sai số ± 1 K phía bên ngoài tất cả sáu bề mặt bao quanh buồng thử\r\nnày, bao gồm cả vách ngăn. Nếu kết cấu của vách ngăn giống hệt với kết cấu của\r\ncác thành khác, lượng rò lọt nhiệt qua vách ngăn này có thể được xác định dựa trên\r\ncơ sở diện tích tỷ lệ.
\r\n\r\nD.2.2 Để hiệu chuẩn\r\nnhiệt rò lọt qua một mình vách ngăn, có thể sử dụng quy trình sau: thực\r\nhiện một phép thử như mô tả ở D.2.1.\r\nSau đó nâng nhiệt độ của vùng liền kề trên bề mặt kia của vách ngăn bằng với\r\nnhiệt độ trong buồng thử đã được gia\r\nnhiệt, do vậy loại bỏ được nhiệt\r\nrò lọt qua vách ngăn, trong khi vẫn duy trì độ chênh 11 °C giữa buồng thử đã gia nhiệt\r\nvà không khí môi trường xung quanh năm bề mặt bao quanh khác.
\r\n\r\nĐộ chênh nhiệt cấp vào giữa lần thử đầu\r\ntiên với lần thử thứ hai cho phép xác định sự rò lọt qua một mình vách ngăn.
\r\n\r\nD.2.3 Đối với buồng thử\r\nphía ngoài trời được trang bị phương tiện làm lạnh, biện pháp hiệu chuẩn thay\r\nthế khác có thể làm lạnh buồng thử này tới nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường\r\nxung quanh ít nhất 11 °C (về sáu bên) và tiến hành phân tích tương tự.
\r\n\r\nD.2.4 Ngoài phương\r\npháp xác định các năng suất đồng thời hai phòng, tính năng của buồng thử phía trong phòng\r\ncó thể được kiểm tra xác nhận ít nhất sáu tháng một lần sử dụng dụng cụ hiệu\r\nchuẩn năng suất lạnh tiêu\r\nchuẩn công nghiệp. Một dụng cụ hiệu chuẩn cũng có thể là một mẫu thiết\r\nbị khác có tính năng đã được\r\nđo bằng phương pháp đo trong phòng và ngoài trời đồng thời ở một phòng thí nghiệm đã được\r\ncông nhận như một phần của chương trình kiểm tra xác nhận năng suất lạnh rộng\r\nrãi trong công nghiệp.
\r\n\r\nBuồng nhiệt lượng phía trong phòng bao\r\ngồm cả vách ngăn ở giữa và buồng nhiệt lượng phía ngoài trời phải được cách nhiệt\r\nsao cho rò lọt nhiệt\r\n(bao gồm cả bức xạ) không vượt quá 5 % năng suất của thiết bị. Phải\r\nđảm bảo có sẵn không gian đủ để lưu thông không khí ở phía dưới sàn của buồng nhiệt\r\nlượng kiểu phòng.
\r\n\r\nD.3 Buồng nhiệt\r\nlượng kiểu phòng có môi trường xung quanh được cân bằng
\r\n\r\nD.3.1 Buồng nhiệt\r\nlượng kiểu phòng có môi trường xung quanh được cân bằng được thể hiện trên Hình\r\nD.2 và được dựa trên nguyên lý duy trì các nhiệt độ bầu khô xung quanh buồng thử cụ thể bằng\r\nvới các nhiệt độ bầu khô được duy trì trong phạm vi buồng thử đó. Nếu nhiệt độ bầu\r\nướt môi trường xung quanh cũng được duy trì bằng với nhiệt độ bầu ướt trong phạm vi buồng\r\nthử, thì không yêu cầu các điều khoản về kín hơi của D.1.10.
\r\n\r\nD.3.2 Sàn, trần và\r\ncác thành của các buồng thử của buồng nhiệt lượng phải được đặt cách một khoảng\r\ncách đủ so với sàn, trần và các thành của các vùng được kiểm soát mà buồng thử được đặt\r\ntrong đó để cung cấp nhiệt độ không khí đồng đều trong không gian xen vào này.\r\nKhuyến nghị là khoảng cách này ít nhất bằng 0,3 m. Phải trang bị các phương tiện\r\nđể lưu thông không khí trong không gian xung quanh để ngăn chặn sự phân tầng.
\r\n\r\nD.3.3 Rò lọt nhiệt\r\nqua vách ngăn phải được đưa vào tính toán cân bằng nhiệt và có thể được hiệu\r\nchuẩn phù hợp với D.2.2 hoặc có thể được tính toán.
\r\n\r\nD.3.4 Khuyến nghị\r\nlà sàn, trần và các thành của các buồng thử của buồng nhiệt lượng được cách nhiệt\r\nsao cho giới hạn rò lọt nhiệt (gồm cả bức xạ) không lớn hơn 10 % năng suất của\r\nthiết bị, với độ chênh nhiệt độ 11 °C, hoặc 300 W cho cùng độ chênh nhiệt độ, lấy\r\ngiá trị nào lớn hơn, khi được thử bằng quy trình cho trong D.2.2.
\r\n\r\nD.4 Tính toán\r\nnăng suất lạnh
\r\n\r\nD.4.1 Các đại lượng\r\ndòng năng lượng được sử dụng để tính toán năng suất lạnh tổng dựa trên các đại lượng đo\r\nphía trong phòng và phía ngoài trời, được thể hiện trên Hình D.3.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 buồng thử phía ngoài trời
\r\n\r\n2 thiết bị được thử
\r\n\r\n3 buồng thử phía trong phòng
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các giá trị cho các biến được\r\nxác định trong hình vẽ này được tính toán bằng sử dụng các công thức (D.1) đến\r\n(D.6).
\r\n\r\nHình D.3 -\r\nDòng năng lượng ở buồng nhiệt lượng trong các thử nghiệm năng suất lạnh
\r\n\r\nD.4.2 Năng suất lạnh\r\ntổng ở phía trong phòng, ɸtci, khi được thử trong buồng\r\nnhiệt lượng kiểu phòng, được hiệu chuẩn hoặc môi trường xung quanh được\r\ncân bằng (xem các\r\nHình D.1 và D.2), được tính toán bằng sử dụng công thức (D.1):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (D.1) \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH: Nếu không có nước được đưa\r\nvào trong quá trình thử nghiệm, hw1 được lấy ở nhiệt\r\nđộ của nước trong khay bộ tạo ẩm của trang thiết bị thiết lập điều kiện.
\r\n\r\nKhi dàn ống làm lạnh của buồng nhiệt\r\nlượng phía trong phòng được sử dụng để thử nghiệm các cụm có năng suất nhỏ, để ổn định\r\nđiều kiện thử nghiệm, phải sử dụng công thức (D.2) và các yêu cầu về độ không đảm\r\nbảo đo quy định trong 8.2.2 phải được thỏa mãn. ɸc1 trong công\r\nthức (D.2) là lượng nhiệt trao đổi trong dàn ống làm lạnh của buồng nhiệt lượng\r\nphía trong\r\nphòng.
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (D.2) \r\n | \r\n
D.4.3 Khi không\r\nthuận tiện đo nhiệt độ của không khí rời buồng thử phía trong phòng và đi vào\r\nbuồng thử phía ngoài trời,\r\nnhiệt độ của nước ngưng có thể được giả\r\nđịnh là ở nhiệt độ bầu ướt đo được hoặc ước lượng được của không khí ra khỏi\r\nthiết bị thử.
\r\n\r\nD.4.4 Hơi nước bị\r\nngưng tụ bởi thiết bị được thử, Wr, có thể được xác định bằng lượng\r\nnước bốc hơi vào buồng thử phía trong phòng bởi thiết bị thiết lập\r\nlại điều kiện để duy trì độ ẩm yêu cầu.
\r\n\r\nD.4.5 Nhiệt rò lọt,\r\nɸlp, đi vào buồng\r\nthử phía trong phòng qua vách ngăn giữa các buồng thử phía trong\r\nphòng và phía ngoài trời có thể được xác định từ phép thử hiệu chuẩn, hoặc có thể dựa\r\ntrên các tính toán trong trường hợp buồng thử kiểu phòng có môi trường xung\r\nquanh được cân bằng.
\r\n\r\nD.4.6 Năng suất lạnh\r\ntổng ở phía ngoài trời, ɸtco, khi được thử trong buồng\r\nnhiệt lượng kiểu phòng, được hiệu chuẩn hoặc môi trường xung quanh được cân bằng\r\n(xem các Hình D.1 và D.2), được tính toán bằng sử dụng công thức (D.3):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (D.3) \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH: Entanpy hw3 được\r\nlấy ở nhiệt độ tại đó nước ngưng rời khỏi buồng thử phía ngoài\r\ntrời của trang thiết\r\nbị thiết lập lại điều\r\nkiện.
\r\n\r\nD.4.7 Tốc độ rò lọt\r\nnhiệt vào buồng thử phía trong phòng qua vách ngăn giữa các buồng thử phía trong\r\nphòng và phía ngoài trời, ɸlp, có thể được xác định\r\ntừ phép thử hiệu chuẩn hoặc có thể dựa trên các tính toán trong trường hợp buồng\r\nthử kiểu phòng có môi trường\r\nxung quanh được cân bằng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Đại lượng này về mặt số lượng\r\nbằng với giá trị sử dụng trong công thức D.1 khi và chỉ khi diện\r\ntích của vách ngăn tiếp xúc với phía ngoài trời\r\nbằng với diện tích tiếp xúc với\r\nbuồng thử phía trong\r\nphòng.
\r\n\r\nD.4.8 Năng suất lạnh\r\nẩn (năng suất hút ẩm phòng), ɸd, tính được bằng\r\nsử dụng công thức (D.4):
\r\n\r\n\r\n ɸd = Kl Wr \r\n | \r\n \r\n (D.4) \r\n | \r\n
D.4.9 Năng suất lạnh\r\nhiện, ɸsci, tính được bằng\r\nsử dụng công thức (D.5):
\r\n\r\n\r\n ɸsci = ɸsci - ɸd \r\n | \r\n \r\n (D.5) \r\n | \r\n
D.4.10 Tỉ số nhiệt\r\nhiện (SHR) tính được bằng sử dụng công thức (D.6):
\r\n\r\n\r\n SHR = ɸsci / ɸtci \r\n | \r\n \r\n (D.6) \r\n | \r\n
D.5 Tính toán\r\nnăng suất sưởi
\r\n\r\nD.5.1 Các đại lượng\r\ndòng năng lượng được sử dụng để tính toán năng suất sưởi tổng dựa trên các đại\r\nlượng đo phía trong phòng và phía ngoái trời, được thể hiện trên Hình D.4.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 buồng thử phía ngoài trời
\r\n\r\n2 thiết bị được thử
\r\n\r\n3 buồng thử phía trong phòng
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các giá trị cho các biến được\r\nxác định trong hình vẽ này được tính toán bằng sử dụng các công thức (D.7) và (D.8).
\r\n\r\nHình D.4 - Dòng năng\r\nlượng ở buồng nhiệt lượng trong các thử nghiệm năng suất sưởi
\r\n\r\nD.5.2 Xác định\r\nnăng suất sưởi phía trong phòng bằng phép đo trong buồng thử phía trong phòng của\r\nbuồng nhiệt lượng, ɸhi, được tính toán bằng sử dụng công thức (D.7):
\r\n\r\n\r\n ɸhi = ɸci - ΣPic\r\n - ɸlp - ɸli \r\n | \r\n \r\n (D.7) \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH: ΣPic là công suất khác cấp vào buồng\r\nthử phía trong phòng\r\n(như chiếu sáng, công suất điện và nhiệt cấp vào cho dụng cụ bù, cân bằng nhiệt\r\ncủa dụng cụ tạo ẩm), tính bằng oát.
\r\n\r\nD.5.3 Xác định\r\nnăng suất sưởi bằng phép đo phía hấp thụ nhiệt, ɸho, được tính\r\ntoán cho thiết bị trong đó dàn bay hơi lấy nhiệt từ dòng không khí bằng công thức\r\n(D.8):
\r\n\r\n\r\n ɸho = ΣPoc + Pt\r\n + (hw4 - hw5)qwo - ɸlp -\r\n ɸlo \r\n | \r\n \r\n (D.8) \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp thử entanpy không khí trong phòng
\r\n\r\nE.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nTrong phương pháp entanpy không khí,\r\ncác năng suất được xác định từ các phép đo nhiệt độ bầu khô và ướt vào và ra và lưu lượng\r\nkhông khí liên quan.
\r\n\r\nE.2 Áp dụng
\r\n\r\nE.2.1 Không khí ra\r\nkhỏi thiết bị được thử phải dẫn trực tiếp vào buồng xả. Nếu không thể tạo được kết\r\nnối trực tiếp giữa thiết bị và buồng xả, một hộp gió ngắn phải được gắn kèm với\r\nthiết bị. Trong trường hợp này, hộp gió ngắn này phải có cùng kích cỡ với cửa\r\nra của thiết bị hoặc phải được kết cấu sao cho không cản không khí đi ra do\r\ngiãn nở. Diện tích mặt\r\ncắt ngang của kênh dòng không khí xuyên qua buồng xả phải sao cho vận tốc không\r\nkhí trung bình nhỏ hơn\r\n1,25 m/s căn cứ theo lưu lượng không khí của thiết bị được thử. Độ chênh áp suất\r\ntĩnh giữa buồng xả và cửa hút của thiết bị được thử phải bằng không (0). Một ví\r\ndụ cài đặt thử nghiệm buồng xả được thể hiện trên Hình E.1.
\r\n\r\nE.2.2 Các phép đo\r\ndòng không khí phải được thực hiện phù hợp với các điều khoản quy định trong Phụ\r\nlục C.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Hướng dẫn bổ sung có thể được\r\ntìm thấy trong\r\nISO 3966 và ISO 5167-1, khi thích hợp, và trong các điều khoản của phụ lục này.
\r\n\r\nE.2.3 Khi tiến hành\r\ncác thử nghiệm năng suất lạnh hoặc sưởi ở trạng thái ổn định sử dụng phương pháp thử entanpy\r\nkhông khí trong phòng, phải áp dụng các dung sai thử nghiệm bổ sung cho trong Bảng\r\nE.1.
\r\n\r\nBảng E.1 -\r\nCác sai lệch cho phép trong các thử nghiệm năng suất lạnh và sưởi ở trạng thái ổn định chỉ áp dụng\r\nkhi sử dụng phương pháp entanpy không khí trong phòng
\r\n\r\n\r\n Số đọc \r\n | \r\n \r\n Sai lệch của\r\n các giá trị trung bình cộng so với điều kiện thử nghiệm quy định \r\n | \r\n \r\n Sai lệch của\r\n các số đọc riêng lẻ so với điều kiện thử nghiệm quy định \r\n | \r\n ||
\r\n ≤ 100 Pa \r\n | \r\n \r\n > 100 Pa \r\n | \r\n \r\n ≤ 100 Pa \r\n | \r\n \r\n > 100 Pa \r\n | \r\n |
\r\n Áp suất tĩnh bên ngoài (ESP) \r\n | \r\n \r\n ± 0,5 Pa \r\n | \r\n \r\n ± 5% \r\n | \r\n \r\n ± 0,10 Pa \r\n | \r\n \r\n ± 10% \r\n | \r\n
\r\n CHÚ THÍCH: Điều kiện\r\n thử này được xác định là trung bình\r\n cộng đo được của áp suất tĩnh được lấy trong phạm vi 5 min đầu tiên của\r\n giai đoạn thu thập dữ liệu. \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 vòi áp suất tĩnh
\r\n\r\n2 thiết bị được thử
\r\n\r\n3 van gió cho phương pháp trở lực ống gió\r\ncố định
\r\n\r\n4 áp suất tĩnh bên ngoài
\r\n\r\na đi đến bộ lấy\r\nmẫu không khí và trang thiết bị đo dòng không khí.
\r\n\r\nb J = 2De\r\ntrong đó\r\n và A và B là các\r\nkích thước của cửa ra của thiết bị.
\r\n\r\nc v2 là vận tốc không khí trung bình ở PL.2.
\r\n\r\nHình E.1 -\r\nCác yêu cầu buồng xả đối với phương pháp trở lực ống gió cố định khi sử dụng phương\r\npháp thử entanpy\r\nkhông khí trong phòng
\r\n\r\nE.2.4 Khi tiến hành\r\ncác thử nghiệm năng suất sưởi ở trạng thái không ổn định sử dụng phương pháp thử\r\nentanpy không khí trong phòng, phải áp dụng các dung sai thử nghiệm bổ sung cho\r\ntrong Bảng 8.
\r\n\r\nKhi thử nghiệm máy điều hòa không khí\r\nvà bơm nhiệt đa cụm, nhiệt độ của không khí vào tất cả các cụm trong phòng hoặc\r\ncụm ngoài trời phải nằm trong phạm vi sai lệch trung bình 0,5 K.
\r\n\r\nE.3 Tính toán\r\nnăng suất lạnh
\r\n\r\nNăng suất lạnh tổng dựa trên các dữ liệu\r\nthử nghiệm phía trong phòng, ɸtci, phải được tính toán\r\nbằng công thức (E.1):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (E.1) \r\n | \r\n
Năng suất lạnh hiện dựa trên các dữ liệu\r\nthử nghiệm phía trong phòng, ɸsci, phải được tính toán\r\nbằng công thức (E.2):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (E.2) \r\n | \r\n
Năng suất lạnh ẩn dựa trên các dữ liệu\r\nthử nghiệm phía trong phòng, ɸd, phải được tính toán bằng các công thức\r\n(E.3) hoặc (E.4):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (E.3) \r\n | \r\n
\r\n ɸd = ɸtci - ɸsci \r\n | \r\n \r\n (E.4) \r\n | \r\n
E.4 Tính toán\r\nnăng suất sưởi
\r\n\r\nNăng suất sưởi tổng dựa trên các dữ liệu\r\nthử nghiệm phía trong phòng, ɸthi, phải được tính toán\r\nbằng công thức (E.5).
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (E.5) \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH: Cpa1 có thể bằng\r\nCpa2.
\r\n\r\nCác công thức (E.1), (E.2), (E.3) và\r\n(E.5) không cung cấp dung sai cho rò lọt nhiệt trong ống gió thử và buồng xả.\r\nKhuyến nghị nên bao gồm hiệu chỉnh cho tổn thất nhiệt từ buồng nhận và/hoặc các\r\nống gió nối.
\r\n\r\nE.5 Đo entanpy\r\ndòng không khí
\r\n\r\nE.5.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nKhuyến nghị nên bố trí trang thiết bị\r\nthử nghiệm như dưới đây.
\r\n\r\nE.5.2 Phương pháp\r\nentanpy không khí kiểu đường hầm (kiểu tunnel)
\r\n\r\nThiết bị được thử nghiệm thường được đặt\r\ntrong một hoặc nhiều phòng thử. Một dụng cụ đo không khí được gắn với cửa không khí ra\r\ncủa thiết bị (trong phòng, ngoài trời hoặc cả hai, khi thích hợp). Dụng cụ này xả trực tiếp\r\nvào phòng hoặc không\r\ngian thử nghiệm, phòng hoặc không gian này được trang bị các phương tiện phù hợp\r\nđể duy trì không khí\r\nvào thiết bị ở các nhiệt độ bầu ướt và khô mong muốn (xem Hình E.2). Các phương\r\ntiện phù hợp để đo các nhiệt\r\nđộ bầu ướt và khô của không khí vào và ra khỏi thiết bị và trở lực bên\r\nngoài phải được trang bị.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 phòng thử phía ngoài trời \r\n2 cụm ngoài trời của thiết bị được\r\n thử \r\n3 phần dàn ống phía\r\n trong phòng của thiết bị được thử \r\n4 dụng cụ đo độ ẩm và nhiệt độ không\r\n khí \r\n5 bộ trộn \r\n6 trang thiết bị đo dòng không khí \r\n | \r\n \r\n 7 cửa/cửa sổ \r\n8 lớp cách nhiệt \r\n9 phòng thử phía trong phòng \r\n10 trang thiết bị điều hòa phòng \r\n11 trang thiết bị để đo áp suất\r\n chênh \r\n | \r\n
Hình E.2 - Bố\r\ntrí phương pháp thử entanpy không khí kiểu đường hầm
\r\n\r\nE.5.3 Phương pháp\r\nentanpy không khí kiểu quay vòng (kiểu loop)
\r\n\r\nCách bố trí này khác với cách bố trí\r\nđường ống gió ở chỗ cửa xả của dụng cụ đo không khí được kết nối với trang thiết\r\nbị thiết lập lại điều kiện phù hợp, trang thiết bị này được kết nối với cửa vào\r\nthiết bị (xem Hình E.3). “Vòng” thử nghiệm tạo thành này phải được làm kín sao cho rò lọt\r\nkhông khí ở các\r\nvị trí ảnh hưởng đến các phép đo năng suất không vượt quá 1,0 % lưu lượng không\r\nkhí thử nghiệm. Nhiệt độ bầu khô của không khí xung quanh thiết bị phải được\r\nduy trì trong phạm vi sai lệch ± 3,0 K so với nhiệt độ bầu khô cửa vào thử nghiệm\r\nmong muốn. Các nhiệt độ bầu ướt và khô và trở lực bên ngoài cần được đo bằng\r\nphương tiện phù hợp.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 phòng thử phía ngoài trời \r\n2 cụm ngoài trời của thiết bị được\r\n thử \r\n3 cụm trong phòng của thiết bị được\r\n thử \r\n4 dụng cụ đo độ ẩm và\r\n nhiệt độ \r\n5 trang thiết bị thiết lập lại điều\r\n kiện (điều hòa lại) \r\n | \r\n \r\n 6 trang thiết vị đo dòng không khí \r\n7 phòng thử phía trong phòng \r\n8 trang thiết bị để đo áp suất chênh \r\na Dòng không khí \r\n | \r\n
Hình E.3 - Bố\r\ntrí phương pháp thử entanpy\r\nkhông khí kiểu quay vòng
\r\n\r\nE.5.4 Phương pháp\r\nentanpy không khí kiểu buồng nhiệt lượng
\r\n\r\nĐối với thiết bị trong đó máy nén được\r\nthông gió làm mát độc lập với luồng không khí trong phòng, sự bố trí phương\r\npháp entanpy không khí kiểu buồng nhiệt lượng phải được sử dụng để tính đến bức\r\nxạ nhiệt từ máy nén (xem Hình E.4). Trong cách bố trí này, một vỏ bao được đặt\r\nphía trên thiết bị được thử, hoặc trên phần áp dụng được của thiết bị được thử.\r\nVỏ bao này có\r\nthể được làm bằng\r\nvật liệu phù hợp bất kỳ, nhưng phải là loại không hút ẩm, kín khí và\r\nnhất là cách nhiệt, vỏ bao phải đủ lớn để cho phép không khí vào lưu\r\nthông một cách tự do giữa thiết bị và vỏ bao và trong mọi trường hợp vỏ bao phải\r\ncách bất kỳ bộ phận nào của thiết bị không gần hơn 150 mm. Cửa vào vỏ bao này phải\r\nđược đặt cách xa cửa vào của thiết bị để gây ra sự lưu thông khắp toàn bộ không\r\ngian được bao kín này. Dụng cụ đo không khí sẽ được kết nối với cửa ra của thiết bị. Dụng\r\ncụ này phải được cách nhiệt tốt ở chỗ đi xuyên qua không gian được bao kín này.\r\nCác nhiệt độ bầu ướt và khô của không khí vào thiết bị sẽ được đo tại cửa vào vỏ bao.\r\nCác phép đo nhiệt độ và trở lực bên ngoài phải được tiến hành bằng phương tiện phù hợp.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 phòng thử phía ngoài trời \r\n2 cụm ngoài trời của thiết bị được thử \r\n3 cửa không khí vào \r\n4 dụng cụ đo độ ẩm và nhiệt độ không\r\n khí \r\n5 trang thiết bị để đo áp suất chênh \r\n6 phần dàn ống phía trong phòng của\r\n thiết bị được thử \r\n | \r\n \r\n 7 vỏ bao \r\n8 phòng thử phía trong phòng \r\n9 trang thiết bị đo dòng không khí \r\n10 trang thiết bị điều hòa phòng \r\na Dòng không\r\n khí \r\n | \r\n
Hình E.4 - Bố\r\ntrí phương pháp thử entanpy không khí kiểu buồng nhiệt lượng
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp thử entanpy môi chất lạnh
\r\n\r\nF.1 Mô tả chung
\r\n\r\nF.1.1 Trong phương\r\npháp thử này, năng suất được xác định từ sự thay đổi entanpy và lưu lượng môi\r\nchất lạnh. Các thay đổi entanpy được xác định từ các phép đo áp suất và nhiệt độ\r\ncủa môi chất lạnh đi vào và ra, và lưu lượng được xác định bằng lưu lượng kế\r\nphù hợp đặt trên đường ống môi chất lạnh lỏng.
\r\n\r\nF.1.2 Phương pháp này có thể được\r\nsử dụng cho các thử nghiệm thiết bị trong đó việc nạp môi chất lạnh không bị giới\r\nhạn và các quy trình lắp đặt thông thường đòi hỏi kết nối tại hiện trường của\r\ncác đường ống môi chất lạnh.
\r\n\r\nF.1.3 Phương pháp\r\nnày không nên sử dụng cho các thử nghiệm trong đó môi chất lạnh lòng ra khỏi\r\nlưu lượng kế bị quá lạnh ít hơn 2,0 °C\r\nvà cũng không sử dụng cho các thử nghiệm trong đó độ quá nhiệt của hơi ra phía\r\ntrong phòng ít hơn 3,0 °C.
\r\n\r\nF.1.4 Các năng suất\r\nlạnh và sưởi nhận được bằng phương pháp entanpy môi chất lạnh cần bao gồm cả\r\ncác ảnh hưởng nhiệt của quạt.
\r\n\r\nF.2 Phương pháp\r\nlưu lượng môi chất lạnh
\r\n\r\nF.2.1 Lưu lượng môi\r\nchất lạnh cần được đo bằng một lưu lượng kế kiểu tích hợp được kết nối ở phía đầu\r\ndòng đường ống lỏng của cơ cấu điều khiển môi chất lạnh. Lưu lượng kế này cần\r\ncó kích cỡ sao cho độ sụt áp của nó không vượt quá sự thay đổi áp suất hơi do\r\nthay đổi nhiệt độ 2,0 °C tạo ra.
\r\n\r\nF.2.2 Các dụng cụ\r\nđo nhiệt độ và áp suất và mắt ga cần được lắp đặt ngay phía xuôi dòng với lưu\r\nlượng kế để xác định xem môi chất lạnh lỏng có được quá lạnh thích đáng không. Độ\r\nquá lạnh 2,0 °C và không có bất kỳ bọt hơi nào trong chất lạnh lỏng ra khỏi lưu\r\nlượng kế được coi là thích đáng. Khuyến nghị nên lắp đặt lưu lượng kế ở đáy của\r\ndòng chảy thẳng đứng từ trên xuống trên đường chất lạnh lỏng để lợi dụng cột áp\r\ntĩnh của chất lỏng.
\r\n\r\nF.2.3 Thời điểm kết\r\nthúc phép thử, có thể lấy một mẫu hỗn hợp dầu và môi chất lạnh đang lưu thông từ thiết\r\nbị và nồng độ dầu của hỗn hợp, Xo, được tính bằng công thức (F.1):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (F.1) \r\n | \r\n
Lưu lượng chỉ thị tổng cần được hiệu\r\nchỉnh cho lượng dầu đang lưu thông.
\r\n\r\nF.3 Đo nhiệt độ\r\nvà áp suất môi chất lạnh
\r\n\r\nNhiệt độ của môi chất lạnh đi vào và\r\nra phần trong phòng của thiết bị cần được đo bằng các dụng cụ có độ chính xác\r\nbằng ±0,1 K. Áp suất của môi chất lạnh đi vào và ra phần trong phòng của thiết\r\nbị cần được đo bằng các dụng cụ có độ chính xác bằng ± 2,0 % giá trị được chỉ thị.
\r\n\r\nF.4 Tính toán\r\nnăng suất lạnh
\r\n\r\nNăng suất lạnh tổng, ɸtci, dựa trên dữ\r\nliệu dòng môi chất lạnh dễ bay hơi được tính toán bằng công thức (F.2):
\r\n\r\n\r\n ɸtci = Xrqro (hr2 - hr1) - Pi \r\n | \r\n \r\n (F.2) \r\n | \r\n
F.5 Tính toán\r\nnăng suất sưởi
\r\n\r\nNăng suất sưởi tổng, ɸthi, dựa trên dữ\r\nliệu dòng môi chất lạnh dễ bay hơi được tính toán bằng công thức (F.3):
\r\n\r\n\r\n ɸthi = Xrqro (hr1 - hr2) + Pi \r\n | \r\n \r\n (F.3) \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp thử entanpy không khí ngoài trời
\r\n\r\nG.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nG.1.1 Trong phương\r\npháp thử entanpy không khí, các năng suất\r\nđược xác định từ các phép đo nhiệt độ bầu khô và ướt vào và ra và lưu lượng\r\nkhông khí liên quan.
\r\n\r\nG.1.2 Các thử nghiệm\r\nentanpy không khí ngoài trời tuân theo các giới hạn bố trí trang thiết bị quy định\r\ntrong G.2.1. Nếu máy nén được thông gió làm mát độc lập thì áp dụng các điều\r\nkhoản bổ sung (xem G.2.2). Có thể thực hiện hiệu chỉnh tổn thất trên đường ống\r\ncho phép bởi G.4.3 nếu thiết bị sử dụng các dàn ống ngoài trời đặt\r\nxa.
\r\n\r\nG.2 Các yêu cầu\r\nphòng thử
\r\n\r\nG.2.1 Khi sử dụng\r\nphương pháp entanpy không khí cho các thử nghiệm phía ngoài trời, cần xác định\r\nxem việc gắn kèm dụng cụ đo dòng không khí có làm thay đổi tính năng của\r\nthiết bị được thử hay không và, nếu có, thì cần thực hiện các hiệu chỉnh cho thay đổi\r\nnày (xem Hình G.1). Để thực hiện việc này, thiết bị cần có các cặp nhiệt điện\r\nđược hàn mềm vào các chỗ uốn chữ U (cút chữ U) ở gần các điểm giữa của từng mạch\r\ndàn ống trong phòng và dàn ống ngoài trời. Cách khác, thiết bị không nhạy với lượng\r\nnạp môi chất lạnh có thể được trang bị các áp kế nối với các van dịch vụ hoặc\r\nđược đấu vào các đường hút và xả. Sau đó thiết bị cần được vận hành ở các điều kiện\r\nmong muốn, với trang thiết bị thử nghiệm phía trong phòng đã kết nối, còn trang thiết bị\r\nphía ngoài trời thì không. Dữ liệu cần được ghi lại ở các khoảng cách nhau 10\r\nmin cho một khoảng thời gian không nhỏ hơn 30 min sau khi đã đạt được cân bằng.\r\nSau đó trang thiết bị thử nghiệm phía ngoài trời cần được kết nối với thiết bị\r\nvà áp suất hoặc các nhiệt độ được chỉ thị bởi các áp kế hoặc các cặp nhiệt điện đã\r\nnói ở trên được ghi lại. Nếu sau khi lại đạt được cân bằng, các giá trị này không đạt\r\ntrung bình trong giới hạn sai số ± 0,3 K hoặc áp suất của nó tương đương với\r\ncác giá trị trung bình quan sát được trong phép thử sơ bộ, thì lưu lượng\r\nkhông khí ngoài trời cần được\r\nđiều chỉnh cho đến khi đạt được giá trị thỏa thuận quy định. Thử nghiệm cần được\r\ntiếp tục trong khoảng thời gian 30 min sau khi đạt được cân bằng ở các điều kiện\r\nthích hợp với trang thiết bị thử nghiệm phía ngoài trời được kết nối; các kết\r\nquả thử nghiệm phía trong phòng trong khoảng thời gian này cần trùng với các kết\r\nquả đạt được trong khoảng thời gian thử nghiệm sơ bộ trong phạm vi ± 2 %. Điều\r\nnày áp dụng cho cả chu kỳ làm lạnh và sưởi, nhưng chỉ cần được thực hiện ở một\r\nđiều kiện bất kỳ cho mỗi chu kỳ.
\r\n\r\nG.2.2 Đối với thiết\r\nbị trong đó máy\r\nnén được thông gió làm mát độc lập với luồng không khí ngoài trời, sự bố trí\r\nphương pháp entanpy không khí kiểu buồng nhiệt lượng cần được sử dụng để tính đến\r\nbức xạ nhiệt từ máy nén (xem Hình G.1).
\r\n\r\nG.2.3 Khi dòng\r\nkhông khí ngoài trời được điều chỉnh như mô tả trong G.2.1, lưu lượng không khí\r\nđã điều chỉnh được sử dụng trong tính toán năng suất. Tuy nhiên, trong trường hợp\r\nđó, công suất đầu vào cho quạt ngoài trời được quan sát trong các thử nghiệm sơ\r\nbộ cần được sử dụng cho các\r\nmục đích xác định thông số.
\r\n\r\nKhi thử nghiệm máy điều hòa không khí\r\nvà bơm nhiệt đa cụm, nhiệt độ của không khí vào tất cả các cụm trong phòng hoặc\r\ncụm ngoài trời phải\r\ntrong phạm vi sai lệch trung bình 0,5 K.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 trang thiết bị điều hòa phòng \r\n2 phòng thử phía ngoài trời \r\n3 trang thiết bị đo dòng không khí \r\n4 dụng cụ đo độ ẩm và nhiệt độ không\r\n khí \r\n5 bộ trộn \r\n6 cụm ngoài trời của thiết bị được thử \r\n | \r\n \r\n 7 lớp cách nhiệt \r\n8 trang thiết bị để đo áp suất chênh \r\n9 phần dàn ống phía trong\r\n phòng của thiết bị được thử \r\n10 cửa/cửa sổ \r\n11 phòng thử phía trong phòng \r\n | \r\n
Hình G.1 - Bố\r\ntrí phương pháp thử entanpy không khí ngoài trời
\r\n\r\nG.3 Điều kiện thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nKhi sử dụng phương pháp entanpy không\r\nkhí ngoài trời, các yêu cầu trong 6.1.3.1 áp dụng cho cả thử nghiệm sơ bộ (xem\r\nG.2.1) và thử nghiệm thiết bị chính thức.
\r\n\r\nG.4 Tính toán
\r\n\r\nG.4.1 Năng suất lạnh\r\ntổng trong phòng dựa trên dữ liệu phía ngoài trời, ɸtco, được tính\r\ntoán bằng công\r\nthức\r\n(G.1):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (G.1) \r\n | \r\n
G.4.2 Năng suất sưởi\r\ntổng dựa trên dữ liệu phía ngoài trời, ɸtho, được tính toán bằng\r\ncông thức (G.2):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (G.2) \r\n | \r\n
G.4.3 Nếu các hiệu\r\nchỉnh tổn thất\r\ntrên đường ống được thực hiện, chúng cần được bao gồm trong các tính toán năng suất.\r\nDung sai cần được tính bằng công thức (G.3):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (G.3) \r\n | \r\n
Trong đó
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (G.4) \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n (G.5) \r\n | \r\n
∆t là độ chênh nhiệt độ giữa phía\r\ntrong và phía ngoài ống, K;
\r\n\r\nT là chiều dày của lớp cách nhiệt của ống,\r\nm;
\r\n\r\nL là chiều dài của đường ống môi chất\r\nlạnh, m;
\r\n\r\nλ là độ dẫn nhiệt của ống kết nối,\r\nW/(m∙K);
\r\n\r\nαa là hệ số truyền\r\nnhiệt của ống kết nối, W/(m2∙K);
\r\n\r\nR1, R2 là\r\nnhiệt trở của mỗi đơn vị chiều dài (K∙m/W).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp thử xác nhận bằng buồng nhiệt lượng\r\ntrong phòng
\r\n\r\nH.1 Quy định chung
\r\n\r\nH.1.1 Phụ lục này\r\ncung cấp một phương pháp thử để xác nhận các kết quả thử nghiệm khi các năng suất\r\nlạnh và sưởi được xác định bằng phương pháp thử entanpy không khí trong phòng.
\r\n\r\nH.1.2 Trong phương\r\npháp thử này, việc xác nhận cần được tiến hành trong phòng thử quy định ở H.2,\r\nsử dụng phương pháp đo quy định ở H.3.
\r\n\r\nH.2 Yêu cầu phòng\r\nthử
\r\n\r\nMột phòng thử khuyến nghị được thể hiện\r\ntrên Hình H.1. Phòng\r\nthử này cần được\r\nxây dựng sao cho trang thiết bị thử entanpy không khí được lắp đặt\r\ntrong buồng thử phía trong\r\nphòng của buồng nhiệt lượng được mô tả ở Phụ lục D. Buồng nhiệt lượng cần là kiểu\r\nphòng được hiệu chuẩn hoặc kiểu phòng có môi trường xung quanh được cân bằng.\r\nTrang thiết bị thử entanpy\r\nkhông khí cần được trang bị các phương tiện không những để đo lưu lượng không\r\nkhí và các entanpy tại cửa vào và cửa\r\nra của thiết bị được thử, mà còn để đo công suất điện tổng cấp cho trang\r\nthiết bị thử entanpy không khí. Khuyến nghị là không khí ra khỏi trang thiết bị\r\nthử entanpy không khí được dẫn trực tiếp vào vùng lân cận của cửa hút của trang\r\nthiết bị thiết lập lại điều kiện của buồng nhiệt lượng.
\r\n\r\nH.3 Đo
\r\n\r\nH.3.1 Các phép đo cần\r\nđược thực hiện 1 h sau khi đạt được các điều kiện cân bằng.
\r\n\r\nH.3.2 Các phép đo đồng\r\nthời thực hiện bởi buồng nhiệt lượng và trang thiết bị thử entanpy không khí cần\r\nđược thực hiện phù hợp với các\r\nphương pháp đã quy định. Khi được xác định bằng phép đo sử dụng buồng nhiệt lượng, năng suất lạnh cần được\r\ntính toán theo công thức (D.1) và năng suất sưởi cần được tính toán theo công\r\nthức (D.7). Tương tự như vậy, khi được xác định bằng phép đo với trang thiết bị\r\nthử entanpy không khí, năng suất lạnh được tính toán theo công thức (E.1) và\r\nnăng suất sưởi theo công thức (E.5).
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 buồng thử phía ngoài trời \r\n2 thiết bị được thử - cụm\r\n ngoài trời \r\n3 ống lấy mẫu không khí \r\n4 thiết bị được thử - cụm trong\r\n phòng \r\n5 trang thiết bị đo dòng không khí \r\n6 bộ trộn \r\n | \r\n \r\n 7 quạt \r\n8 bộ tạo ẩm \r\n9 dàn ống sưởi \r\n10 dàn ống làm lạnh \r\n11 không gian không khí có nhiệt độ\r\n được kiểm soát \r\n12 buồng thử phía trong\r\n phòng \r\n | \r\n
Hình H.1 - Bố\r\ntrí phương pháp thử xác nhận bằng buồng nhiệt\r\nlượng trong phòng
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp thử xác nhận bằng buồng nhiệt lượng\r\nngoài trời
\r\n\r\nI.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nI.1.1 Phụ lục này\r\ncung cấp một phương pháp để xác nhận các kết quả thử nghiệm khi các năng suất lạnh\r\nvà sưởi được xác định bằng phương pháp thử entanpy không khí trong phòng.
\r\n\r\nI.1.2 Trong phương\r\npháp thử này, việc xác nhận cần được tiến hành trong phòng thử quy định ở I.2, sử dụng\r\nphương pháp đo quy định ở I.3.
\r\n\r\nI.2 Yêu cầu phòng\r\nthử
\r\n\r\nTrang thiết bị thử entanpy không khí\r\ntrong buồng thử phía trong phòng\r\ncần được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn này. Trang thiết bị phía ngoài trời là\r\nbuồng nhiệt lượng, nó cần được xây dựng và trang bị các phương tiện đo theo mô\r\ntả trong Phụ lục D. Một phòng thử khuyến nghị được thể hiện trên Hình 1.1.
\r\n\r\nI.3 Đo
\r\n\r\nI.3.1 Các phép đo\r\ncần được thực hiện 1 h sau khi đạt được các điều kiện cân bằng.
\r\n\r\nI.3.2 Các phép đo\r\nđồng thời cần được thực hiện bằng sử dụng trang thiết bị thử entanpy không khí\r\nphía trong phòng và buồng nhiệt lượng phía ngoài trời phù hợp với các phương\r\npháp đã quy định. Khi được xác định bằng phép đo sử dụng buồng nhiệt lượng,\r\nnăng suất lạnh cần được tính toán theo công thức (D.3) và năng suất sưởi cần được\r\ntính toán theo công thức (D.8).
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n CHÚ DẪN: \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 1 không gian không khí có nhiệt độ\r\n được kiểm soát \r\n2 buồng thử phía ngoài trời \r\n3 dàn ống làm lạnh \r\n4 dàn ống sưởi \r\n5 bộ tạo ẩm \r\n6 quạt \r\n | \r\n \r\n 7 bộ trộn \r\n8 thiết bị được thử -\r\n cụm ngoài trời \r\n9 ống lấy mẫu không khí \r\n10 thiết bị được thử - cụm trong\r\n phòng \r\n11 trang thiết bị đo dòng không khí \r\n12 buồng thử phía trong\r\n phòng \r\n | \r\n
Hình I.1 - Bố trí\r\nphương pháp thử xác nhận bằng buồng nhiệt lượng ngoài trời
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp thử xác nhận bằng buồng nhiệt lượng\r\nkiểu cân bằng
\r\n\r\nJ.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nJ.1.1 Phụ lục này\r\ncung cấp một phương pháp cho các nhà sản xuất để xác nhận các kết quả thử nghiệm\r\nkhi các năng suất lạnh và sưởi được xác định bằng phương pháp thử entanpy không khí\r\ntrong phòng.
\r\n\r\nKhông nên sử dụng phương pháp thử này làm\r\nphương pháp xác nhận bởi các phòng thí nghiệm (tổ chức thử nghiệm), do nó không\r\ncung cấp cho các kết quả thử xác nhận đồng thời.
\r\n\r\nJ.1.2 Phương pháp\r\nthử này cần được thực hiện bằng cách lắp đặt thiết bị, mà thiết bị này đã được\r\nđo bằng buồng nhiệt\r\nlượng kiểu cân bằng, trong trang thiết bị thử entanpy không khí trong phòng để\r\nđo trong cùng các điều kiện giống như trong buồng nhiệt lượng kiểu cân bằng.
\r\n\r\nJ.1.3 Tính năng của\r\ntrang thiết bị thử entanpy không khí trong phòng cần được kiểm tra xác nhận ít\r\nnhất 12 tháng một lần sử dụng dụng cụ hiệu chuẩn làm lạnh/sưởi theo tiêu\r\nchuẩn công nghiệp. Dụng cụ hiệu chuẩn cũng có thể là một mẫu thiết bị khác mà\r\ntính năng đã được đo ở một phòng thí nghiệm đã được công nhận như một phần của\r\nchương trình kiểm tra xác nhận năng suất lạnh/sưởi rộng rãi trong công\r\nnghiệp.
\r\n\r\nJ.2 Đo
\r\n\r\nJ.2.1 Khi phương\r\npháp thử này được sử dụng, mong muốn xác nhận là không có sự khác nhau giữa các\r\nnăng suất được đo bởi buồng nhiệt\r\nlượng và các năng suất được đo sử dụng trang thiết bị thử entanpy không khí\r\ntrong phòng. Để thực hiện việc này, thiết bị cần có các cặp nhiệt điện được hàn\r\nmềm vào các chỗ uốn chữ U ở gần\r\ncác điểm giữa của từng mạch dàn ống trong phòng và ngoài trời. Cách khác, thiết\r\nbị không nhạy với lượng nạp môi chất lạnh có thể được trang bị các áp kế nối với\r\ncác van dịch vụ hoặc được đấu vào các đường hút và xả.
\r\n\r\nJ.2.2 Trước tiên,\r\nthiết bị được thử cần được lắp đặt trong buồng nhiệt lượng kiểu cân bằng được\r\nmô tả trong Phụ lục D để tiến hành đo năng suất. Sau đó, thiết bị này được đưa\r\nvào trang thiết bị thử entanpy không khí trong phòng và được đo bằng phương\r\npháp quy định. Mong muốn là đo cả năng suất lạnh và sưởi, mặc dù có thể đo một\r\ntrong hai. Tuy nhiên, nếu năng suất lạnh được đo bằng buồng nhiệt lượng, thì cũng cần thực\r\nhiện cùng phép đo này trong trang thiết bị thử entanpy không khí trong phòng.
\r\n\r\nJ.2.3 Nếu không có\r\nthay đổi nào đối với việc lắp đặt thiết bị được thử, một loạt các thử nghiệm nối\r\ntiếp được tiến hành trong đó phép thử này diễn ra ngay sau phép thử khác sẽ được\r\ncoi là hợp lệ.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
K.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nNăng suất lạnh ẩn nên được xác định từ\r\ncác phép đo lưu lượng nước ngưng, ống dẫn thoát nước cần có bẫy để ổn\r\nđịnh dòng nước ngưng.
\r\n\r\nK.2 Tính toán
\r\n\r\nK.2.1 Năng suất lạnh\r\nẩn, ɸd, được tính toán bằng công thức (K.1):
\r\n\r\n\r\n ɸd = Kl .\r\n qwc \r\n | \r\n \r\n (K.1) \r\n | \r\n
K.2.2 Năng suất lạnh\r\nhiện, ɸsci, khi đó được tính\r\ntoán bằng công thức (K.2).
\r\n\r\n\r\n ɸsci = ɸtci - ɸq \r\n | \r\n \r\n (K.1) \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
L.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nL.1.1 Ngoại trừ\r\nnhư được lưu ý trong phụ lục này, thiết bị có ống gió mà không bao gồm quạt\r\ntrong phòng phải được thử và xác định thông số như quy định trong các phần bắt\r\nbuộc của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Thiết bị có ống gió mà\r\nkhông bao gồm quạt trong phòng cũng được gọi là thiết bị “chỉ có dàn ống”.
\r\n\r\nL.1.2 Thiết bị mà\r\nkhông bao gồm quạt trong phòng khi được thử thường được kết hợp với lò không\r\nkhí nóng khi được lắp đặt trong tòa nhà. Quạt của lò này cung cấp dòng không\r\nkhí qua dàn ống trong phòng của máy điều hòa không khí hoặc bơm nhiệt.
\r\n\r\nL.2 Lắp đặt dàn ống\r\ntrong phòng - các phép đo áp suất tĩnh
\r\n\r\nL.2.1 Một hộp gió\r\nngắn phải được gắn\r\nvào cả cửa vào và cửa ra của thiết bị. Các hộp gió này phải có các\r\nkích thước tiết diện ngang bằng với các kích thước tương ứng của cửa vào và cửa\r\nra của thiết bị. Một vòi áp suất tĩnh phải được đưa vào tại tâm của mỗi mặt của\r\nmỗi hộp gió nếu hộp gió hình chữ nhật, hoặc tại bốn vị trí phân bố đều nhau dọc\r\nchu vi của hộp gió hình ôvan hoặc\r\ntròn. Đối với mỗi hộp gió, bốn vòi áp suất tĩnh này phải được phân phối trên\r\ncùng đường ống. Chiều dài nhỏ nhất của hộp gió và vị trí của các vòi áp suất\r\ntĩnh so với cửa vào và cửa ra của thiết bị phải như thể hiện trên Hình L.1.
\r\n\r\nL.2.2 Các vòi áp suất\r\ntĩnh đã mô tả trong L.2.1 phải được chế tạo như mô tả trong C.4.1. Một áp kế\r\n(hoặc dụng cụ tương đương đề đo áp suất chênh) có độ chính xác trong phạm vi ±\r\n2,5 Pa phải được sử dụng để đo áp suất tĩnh giữa cửa vào và cửa ra không khí\r\ndàn ống trong phòng. Một đầu của áp kế này phải được kết nối với các vòi áp suất\r\nphân phối trên cùng đường ống được lắp trên hộp gió cửa ra. Đầu còn lại của áp\r\nkế phải được kết nối với các vòi áp\r\nsuất phân phối trên cùng đường ống được đặt trên hộp gió cửa vào.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n các áp kế \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n các vòi áp suất \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n ống gió cửa vào \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n phần dàn ống \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n ống gió cửa ra \r\n | \r\n
\r\n A và B \r\n | \r\n \r\n các kích thước cửa ra \r\n | \r\n
\r\n C và D \r\n | \r\n \r\n các kích thước cửa vào \r\n | \r\n
\r\n a \r\n | \r\n \r\n đi đến trang thiết bị đo dòng không\r\n khí \r\n | \r\n
CHÚ THÍCH 1: A và B là các kích thước\r\ncửa ra; C và D là các\r\nkích thước cửa\r\nvào.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Đối với các ống gió tròn,\r\nthay thế πDi 2/4 cho (C x D) và πDo 2/4 cho (A x B).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Chiều dài của ống gió cửa vào, 1,5 , là kích thước nhỏ\r\nnhất. Để các kết quả chính xác hơn, sử\r\ndụng 4.
\r\n\r\nHình L.1 - Đo\r\nđộ sụt áp suất tĩnh không khí đối với thiết bị chỉ có giàn
\r\n\r\nL.3 Lưu lượng\r\nkhông khí phía trong phòng
\r\n\r\nL.3.1 Đối với thiết\r\nbị được cung cấp mà không có quạt trong phòng, tất cả các thử nghiệm phải được\r\ntiến hành tại lưu lượng thể tích không khí do nhà sản xuất quy định, biểu thị\r\ndưới dạng không khí tiêu chuẩn, hoặc tại độ sụt áp tối đa 75 Pa qua khối dàn ống trong\r\nphòng, các vỏ bao và phương tiện đi kèm khuyến nghị, lấy giá trị nào dẫn đến\r\nlưu lượng thể tích không\r\nkhí thấp hơn. Nếu nhà sản xuất chỉ quy định một lưu lượng, khi đó lưu lượng thể tích\r\nkhông khí này phải được sử dụng cho tất cả các thử nghiệm tính năng và cho tất\r\ncả các thử nghiệm\r\nnăng suất sưởi. Nếu nhà sản\r\nxuất quy định các lưu lượng thể tích không khí khác nhau cho làm lạnh và sưởi\r\nvà phương pháp để đạt được các lưu lượng thể tích không khí khác nhau, thì các\r\nlưu lượng thể tích không khí này phải được sử dụng cho các thử nghiệm năng suất\r\nlạnh và sưởi và tính năng một\r\ncách tương ứng. Các phép đo độ\r\nsụt áp qua dàn ống phải được thực hiện bằng sử dụng các vòi áp suất tĩnh như\r\nquy định trong L.2.1 với máy nén hoặc các máy nén không hoạt động.
\r\n\r\nL.3.2 Dòng không\r\nkhí đi qua dàn ống trong phòng phải được tạo ra bởi một quạt tách riêng. Quạt\r\nnày phải được đặt xuôi dòng của dàn ống trong phòng, các vòi áp suất tĩnh cửa\r\nra thể hiện trên Hinh L.1 và, nếu được sử dụng, dụng cụ dùng để đo nhiệt độ bầu\r\nkhô và hàm lượng hơi nước của không khí cửa ra. Nếu lưu lượng thể tích không\r\nkhí được đo như mô tả trong Phụ lục C, thì quạt thải của trang thiết bị đo dòng không\r\nkhí có thể được\r\nsử dụng để phát ra dòng không khí đi qua dàn ống trong phòng.
\r\n\r\nL.4 Hiệu chỉnh\r\nnăng suất
\r\n\r\nNăng suất lạnh đo được phải được hiệu\r\nchỉnh bằng cách trừ đi công suất ước lượng được yêu cầu để lưu thông không khí\r\ntrong phòng, được xác định như mô tả trong L.3, và năng suất sưởi đo được phải\r\nđược hiệu chỉnh bằng cách cộng thêm công suất ước lượng được yêu cầu để lưu\r\nthông không khí trong phòng.
\r\n\r\nCông suất ước lượng của quạt đối với\r\nthiết bị không có quạt trong\r\nphòng, Pfan được tính toán bằng công thức (L.1):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (L.1) \r\n | \r\n
Trong đó ƞfan,i là hiệu suất\r\ntĩnh ước lượng của quạt trong phòng, và được tính toán bằng công thức (L.2):
\r\n\r\n\r\n ƞfan,i = 0,1881 x\r\n ln(Pe + Pc + 50) -\r\n 0,47 \r\n | \r\n \r\n (L.2) \r\n | \r\n
và ƞmot,i là hiệu suất\r\nước lượng của động cơ trong phòng, và được tính toán bằng công thức (L.3):
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n (L.3) \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Các ví dụ dạng hình ảnh về các quy trình thử\r\nnăng suất sưởi cho trong 7.1
\r\n\r\nM.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nSáu sơ đồ dạng biểu đồ cho trong các\r\nví dụ thể hiện trên các Hình M.2 đến M.7 thể hiện vài trường hợp có thể xảy ra\r\ntrong khi tiến hành thử nghiệm năng suất sưởi như quy định ở 7.1. Tất cả các ví dụ thể hiện\r\ncác trường hợp trong đó chu kỳ xả băng kết thúc giai đoạn thiết lập điều kiện\r\nban đầu. Các Hình M.2 đến M.7 trình bày các trường hợp trong đó sử dụng phương\r\npháp entanpy không khí trong phòng và, kết quả là, giai đoạn thu thập dữ liệu\r\ncho thử nghiệm ở trạng thái không ổn định kéo dài 3 h hoặc ba chu kỳ đầy đủ\r\n(trái với 6 h hoặc sáu chu kỳ đầy đủ nếu sử dụng phương pháp thử bằng buồng nhiệt\r\nlượng).
\r\n\r\nM.2 Sơ đồ khối quy\r\ntrình cho thử nghiệm năng suất sưởi
\r\n\r\nHình M.1 đưa ra các quy trình được chấp\r\nnhận và số điều trong tiêu chuẩn này được sử dụng khi tiến hành thử nghiệm năng\r\nsuất sưởi.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình M.1 - Sơ\r\nđồ khối quy trình
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 tuân thủ các dung sai thử nghiệm đạt\r\nđược đầu tiên
\r\n\r\n2 giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu\r\n(tối thiểu 10 min)
\r\n\r\n3 xả băng ở thời điểm kết thúc giai đoạn\r\nthiết lập điều kiện ban đầu
\r\n\r\n4 giai đoạn cân bằng (60 min)
\r\n\r\n5 giai đoạn thu thập dữ liệu (35 min)
\r\n\r\n6 độ chênh nhiệt độ không khí trong\r\nphòng, ∆tindoor air
\r\n\r\na ∆tindoor air giảm 2,5 %\r\nhoặc ít hơn trong suốt 35 min đầu tiên của giai đoạn thu thập dữ liệu.
\r\n\r\nb Thử nghiệm ở\r\ntrạng thái ổn định: kết thúc thử nghiệm khi giai đoạn thu thập dữ liệu bằng 35\r\nmin.
\r\n\r\nHình M.2 - Thử năng suất sưởi ở trạng\r\nthái ổn định
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 tuân thủ các dung sai\r\nthử nghiệm đạt được đầu tiên
\r\n\r\n2 giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu\r\n(tối thiểu 10 min)
\r\n\r\n3 xả băng ở thời điểm kết thúc giai đoạn\r\nthiết lập điều kiện ban đầu
\r\n\r\n4 giai đoạn cân bằng (60 min)
\r\n\r\n5 giai đoạn thu thập dữ liệu (3 h)
\r\n\r\n6 độ chênh nhiệt độ không khí trong phỏng,\r\n∆tindoor air
\r\n\r\na ∆tindoor air giảm nhiều\r\nhơn 2,5 % trong suốt 35 min đầu tiên của giai đoạn thu thập dữ liệu.
\r\n\r\nb Thử nghiệm ở\r\ntrạng thái không ổn định: kết thúc thử nghiệm khi giai đoạn thu thập dữ liệu bằng\r\n3 h.
\r\n\r\nHình M.3 - Thử\r\nnăng suất sưởi ở trạng thái không ổn định không có các chu kỳ xả băng
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 tuân thủ các dung sai thử nghiệm đạt\r\nđược đầu tiên
\r\n\r\n2 giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu\r\n(tối thiểu 10 min)
\r\n\r\n3 xả băng ở thời điểm kết thúc giai đoạn\r\nthiết lập điều kiện ban đầu
\r\n\r\n4 giai đoạn cân bằng (60 min)
\r\n\r\n5 giai đoạn thu thập dữ liệu (3 h)
\r\n\r\n6 chu kỳ xả băng tự động xảy ra
\r\n\r\n7 độ chênh nhiệt độ không khí trong\r\nphòng, ∆tindoor air
\r\n\r\na ∆tindoor air giảm nhiều\r\nhơn 2,5 % trong suốt 35 min đầu tiên của giai đoạn thu thập dữ liệu.
\r\n\r\nb Thử nghiệm ở\r\ntrạng thái không ổn định: kết\r\nthúc thử nghiệm khi giai đoạn thu thập dữ liệu băng 3 h.
\r\n\r\nHình M.4 - Thử\r\nnăng suất sưởi ở trạng\r\nthái không ổn định với một chu kỳ xả băng trong giai đoạn thu thập dữ liệu
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 tuân thủ các dung sai thử nghiệm đạt\r\nđược đầu tiên
\r\n\r\n2 giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu\r\n(tối thiểu 10 min)
\r\n\r\n3 xả băng ở thời điểm kết thúc giai đoạn thiết lập\r\nđiều kiện ban đầu
\r\n\r\n4 giai đoạn cân bằng (60 min)
\r\n\r\n5 giai đoạn thu thập dữ liệu (3 h)
\r\n\r\n6 một chu kỳ xả băng đầy đủ
\r\n\r\na Thử nghiệm ở trạng thái không ổn định:\r\nkết thúc thử nghiệm khi giai đoạn thu thập dữ liệu bằng 3 h.
\r\n\r\nHình M.5 - Thử\r\nnăng suất sưởi ở trạng\r\nthái không ổn định với một chu kỳ đầy đủ trong giai đoạn thu thập\r\ndữ liệu
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 tuân thủ các dung sai thử nghiệm đạt\r\nđược đầu tiên
\r\n\r\n2 giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu\r\n(tối thiểu 10 min)
\r\n\r\n3 xả băng ở thời điểm kết thúc giai đoạn\r\nthiết lập điều kiện ban đầu
\r\n\r\n4 giai đoạn cân bằng (60 min)
\r\n\r\n5 giai đoạn thu thập dữ liệu (3 h)
\r\n\r\n6 hai chu kỳ xả băng đầy đủ
\r\n\r\na Thử nghiệm ở trạng thái không ổn định:\r\nkết thúc thử nghiệm khi giai đoạn thu thập dữ liệu bằng 3 h.
\r\n\r\nHình M.6 - Thử\r\nnăng suất sưởi ở trạng\r\nthái không ổn định với hai chu kỳ đầy đủ trong giai đoạn thu thập dữ liệu
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN:
\r\n\r\n1 tuân thủ các dung sai thử nghiệm đạt\r\nđược đầu tiên
\r\n\r\n2 giai đoạn thiết lập điều kiện ban đầu\r\n(tối thiểu 10 min)
\r\n\r\n3 xả băng ở thời điểm kết thúc giai đoạn\r\nthiết lập điều kiện ban đầu
\r\n\r\n4 giai đoạn cân bằng (60 min)
\r\n\r\n5 giai đoạn thu thập dữ liệu
\r\n\r\n6 ba giờ
\r\n\r\n7 ba chu kỳ xả băng đầy đủ
\r\n\r\na Thử nghiệm ở trạng thái không ổn\r\nđịnh: kết thúc thử nghiệm ở thời điểm kết thúc ba chu kỳ đầy đủ trong phạm vi\r\ngiai đoạn thu thập dữ liệu.
\r\n\r\nHình M.7 - Thử\r\nnăng suất sưởi ở trạng thái không ổn định với ba chu kỳ đầy đủ trong giai đoạn\r\nthu thập dữ liệu
\r\n\r\n\r\n\r\n
Thư mục tài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\n[1] ISO 3966, Measurement of fluid\r\nflow in closed conduits - Velocity area method using Pitot static tubes
\r\n\r\n[2] ISO 5167-1, Measurement of\r\nfluid flow by means of pressure differential devices inserted in circular\r\ncross-section conduits running full - Part 1: General principles and\r\nrequirements
\r\n\r\n[3] TCVN 9981 (ISO 15042), Máy điều\r\nhòa không khí và bơm nhiệt gió-gió hệ thống đa cụm - Thử và xác định thông số tính năng
\r\n\r\n[4] ISO/TS 16491:2012, Guidelines\r\nfor the evaluation of uncertainty of measurement in air conditioner and heat\r\npump cooling and heating capacity tests
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mục lục
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2 Tài liệu viện\r\ndẫn
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và\r\nđịnh nghĩa
\r\n\r\n4 Ký hiệu
\r\n\r\n5 Cài đặt dòng\r\nkhông khí
\r\n\r\n6 Thử làm lạnh
\r\n\r\n6.1 Thử năng suất\r\nlạnh
\r\n\r\n6.2 Thử tính\r\nnăng làm lạnh tối đa
\r\n\r\n6.3 Thử tính năng\r\nlàm lạnh tối thiểu
\r\n\r\n6.4 Thử tính năng kiểm\r\nsoát ngưng tụ và đọng sương trên vỏ
\r\n\r\n7 Thử sưởi
\r\n\r\n7.1 Thử năng suất\r\nsưởi
\r\n\r\n7.2 Thử tính\r\nnăng sưởi tối đa
\r\n\r\n7.3 Thử tính\r\nnăng sưởi tối thiểu
\r\n\r\n7.4 Thử tính năng\r\nxả băng tự động
\r\n\r\n8 Phương pháp\r\nthử và độ không đảm bảo đo
\r\n\r\n8.1 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\n8.2 Độ không đảm\r\nbảo đo
\r\n\r\n8.3 Dung sai thử\r\nnghiệm cho các thử nghiệm năng suất lạnh và sưởi ở trạng thái ổn định
\r\n\r\n8.4 Dung sai thử\r\nnghiệm cho các thử nghiệm tính năng
\r\n\r\n9 Kết quả thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n9.1 Các kết quả\r\nnăng suất
\r\n\r\n9.2 Dữ liệu cần\r\nghi lại
\r\n\r\n9.3 Báo cáo thử\r\nnghiệm
\r\n\r\n10 Điều khoản\r\nghi nhãn
\r\n\r\n10.1 Các yêu cầu về\r\nnhãn
\r\n\r\n10.2 Thông tin\r\nnhãn
\r\n\r\n10.3 Các hệ thống\r\nhai cụm
\r\n\r\n11 Công bố các\r\nthông số tính năng
\r\n\r\n11.1 Thông số tính\r\nnăng tiêu chuẩn
\r\n\r\n11.2 Thông số tính năng\r\nkhác
\r\n\r\nPhụ lục A (Quy định) Cài đặt dòng\r\nkhông khí cho các thiết bị có ống gió
\r\n\r\nPhụ lục B (Quy định) Yêu cầu thử nghiệm
\r\n\r\nPhụ lục C (Tham khảo) Đo dòng\r\nkhông khí
\r\n\r\nPhụ lục D (Quy định) Phương pháp thử bằng\r\nbuồng nhiệt lượng
\r\n\r\nPhụ lục E (Quy định) Phương pháp thử entanpy\r\nkhông khí trong phòng
\r\n\r\nPhụ lục F (Tham khảo) Phương pháp thử\r\nentanpy môi chất lạnh
\r\n\r\nPhụ lục G (Tham khảo) Phương pháp thử\r\nentanpy không khí ngoài trời
\r\n\r\nPhụ lục H (Tham khảo) Phương pháp thử\r\nxác nhận bằng buồng nhiệt lượng trong phòng
\r\n\r\nPhụ lục I (Tham khảo) Phương pháp thử\r\nxác nhận bằng buồng nhiệt lượng ngoài trời
\r\n\r\nPhụ lục J (Tham khảo) Phương pháp thử\r\nxác nhận bằng buồng nhiệt lượng kiểu cân bằng
\r\n\r\nPhụ lục K (Tham khảo) Đo nước ngưng lạnh
\r\n\r\nPhụ lục L (Quy định) Yêu cầu bổ sung\r\nkhi xác định thông số tính năng các thiết bị kiểu không có quạt (chỉ có dàn ống)
\r\n\r\nPhụ lục M (Tham khảo) Các ví dụ dạng\r\nhình ảnh về các quy trình thử năng suất sưởi cho trong 7.1
\r\n\r\nThư mục tài liệu tham khảo
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6577:2020 (ISO 13253:2017) về Máy điều hòa không khí và bơm nhiệt gió – gió có ống gió – Thử và xác định thông số tính năng đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6577:2020 (ISO 13253:2017) về Máy điều hòa không khí và bơm nhiệt gió – gió có ống gió – Thử và xác định thông số tính năng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN6577:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Điện - điện tử |
Tình trạng | Còn hiệu lực |