TCVN\r\n13080:2020
\r\nIEC TR 62778:2014
HƯỚNG\r\nDẪN ÁP DỤNG TCVN 13079-1 (IEC 62471)
\r\nĐỂ ĐÁNH GIÁ NGUY HIỂM ÁNH SÁNG XANH CHO CÁC NGUỒN\r\nSÁNG VÀ ĐÈN ĐIỆN
Application\r\nof IEC 62471 for the assessment of blue light hazard to light sources and\r\nluminaires
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 13080:2020 hoàn toàn\r\ntương đương với IEC TR 62778:2014;
\r\n\r\nTCVN 13080:2020 do Ban kỹ\r\nthuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục\r\nTiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
HƯỚNG DẪN ÁP\r\nDỤNG TCVN 13079-1 (IEC 62471)
\r\nĐỂ ĐÁNH GIÁ\r\nNGUY HIỂM ÁNH SÁNG\r\nXANH CHO CÁC NGUỒN SÁNG VÀ ĐÈN ĐIỆN
Application\r\nof IEC 62471 for the assessment of blue light hazard to light sources and\r\nluminaires
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra phân loại và hướng\r\ndẫn liên quan đến đánh giá nguy hiểm ánh sáng xanh của tất cả các sản phẩm chiếu\r\nsáng có phát xạ chính nằm trong phổ nhìn thấy (380 nm đến 780 nm). Bằng cách\r\ntính quang và phổ, các phép đo an toàn quang sinh học như mô tả trong TCVN\r\n13079-1 (IEC 62471) sẽ cho biết về sản phẩm và, nếu sản phẩm này được thiết kế\r\nlà các bộ phận hợp thành của sản phẩm chiếu sáng cấp cao hơn, thì về cách thức\r\nthông tin có thể truyền tải từ sản phẩm là bộ phận hợp thành (ví dụ gói LED,\r\nmôđun LED hoặc bóng đèn) đến sản phẩm chiếu sáng cấp cao hơn (ví dụ đèn điện).
\r\n\r\nTổng hợp các khuyến cáo để hỗ trợ việc\r\náp dụng TCVN 13079-1 (IEC 62471) cho các nguồn sáng và đèn điện để đánh giá\r\nnguy hiểm ánh sáng xanh được cho trong Phụ lục C.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn an toàn sản\r\nphẩm HID và LED được kỳ vọng sẽ tham chiếu đến tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn dưới đây là cần\r\nthiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công\r\nbố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm\r\ncông bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
\r\n\r\nTCVN 8095 (IEC 60050), Từ vựng kỹ thuật\r\nđiện quốc tế
\r\n\r\nTCVN 12236:2018 (CIE s 017/E:2011), Từ\r\nvựng chiếu sáng quốc tế
\r\n\r\nTCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006), An\r\ntoàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ\r\nvà định nghĩa sau.
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nHiệu suất nguy hiểm ánh sáng xanh của\r\nbức xạ ánh sáng (blue light hazard efficacy of luminous radiation)
\r\n\r\nKB,v
\r\n\r\nTỷ số giữa đại lượng nguy hiểm ánh\r\nsáng xanh và đại lượng quang tương ứng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Hiệu suất nguy hiểm ánh\r\nsáng xanh của bức xạ ánh sáng được thể hiện bằng W/lm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Đại lượng Φλ(λ) trong công thức\r\ndưới đây có thể được thay bằng Lλ(λ) hoặc Eλ(λ).
\r\n\r\ntrong đó Km = 683 lm/W.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: KB,v = LB/L = EB/E.
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nHiệu suất nguy hiểm ánh sáng xanh của\r\nbức xạ\r\n(blue light hazard efficiency of radiation)
\r\n\r\nηB
\r\n\r\nTỷ số giữa đại lượng nguy hiểm ánh\r\nsáng xanh và đại lượng bức xạ tương ứng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Đại lượng Φλ(λ) trong công\r\nthức dưới đây có thể được thay bằng Lλ(λ) hoặc Eλ(λ).
\r\n\r\n3.3
\r\n\r\nNhiệt độ màu tương quan (correlated\r\ncolour temperature)
\r\n\r\nCCT
\r\n\r\nNhiệt độ của bức xạ Planck có màu gần\r\nvới màu liên quan đến phân bố phổ cho trước trên sơ đồ trong đó (dựa trên vật\r\nquan sát tiêu chuẩn CIE 1931) tọa độ u’, 2/3 v’ của quỹ đạo Planckian và kích\r\nthích thử nghiệm được mô tả.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Nhiệt độ màu tương quan\r\nđược thể hiện bằng độ kelvin (K).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Không nên sử dụng khái niệm\r\nvề nhiệt độ màu tương quan nếu màu của nguồn thử nghiệm khác biệt nhiều hơn so với bức xạ Planck,\r\ntrong đó u't, v't liên quan đến nguồn thử nghiệm, u'p,\r\nv'p liên quan đến bức xạ Planck.
CHÚ THÍCH 3: Nhiệt độ màu tương quan\r\ncó thể được tính bằng chương trình máy tính tìm kiếm tối thiểu đơn giản mà sẽ\r\ntìm nhiệt độ Planck cho chênh lệch màu nhỏ nhất, giữa màu thử nghiệm và quỹ đạo\r\nPlanck, hoặc ví dụ bằng phương pháp do Robertson, A. R. khuyến cáo "Tính\r\ntoán nhiệt độ màu tương quan và nhiệt độ phân bố”, J. Opt. Soc. Am. 58,\r\n1528-1535, 1968. (Lưu ý rằng các giá trị trong một số bảng trong tài liệu tham\r\nkhảo này chưa được cập nhật).
\r\n\r\n[NGUỒN: CIE S 017/E:2011, 17-258, có sửa\r\nđổi - không viện dẫn đến Tcp]
\r\n\r\n3.4
\r\n\r\nĐộ rọi (tại một điểm trên bề\r\nmặt) (illuminance <at a point of a surface>)
\r\n\r\nE
\r\n\r\nTỷ số giữa quang thông dΦ tới một phần\r\ntử của bề mặt chứa một điểm và diện tích dA của phần tử đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Độ rọi được thể hiện bằng\r\nlm/m2 hoặc Ix.
\r\n\r\n[NGUỒN: IEC 60050-845:1987, 845-01-38,\r\ncó sửa đổi - Bỏ đi một nửa định nghĩa]
\r\n\r\n3.5
\r\n\r\nĐộ chiếu xạ được lấy trọng số theo ánh\r\nsáng xanh\r\n(blue light vveighted irradiance)
\r\n\r\nEB
\r\n\r\nĐộ chiếu xạ được lấy trọng số theo phổ\r\nvới hàm trọng số phổ ánh sáng xanh như định nghĩa trong TCVN 13079-1 (IEC\r\n62471).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Độ chiếu xạ được lấy trọng\r\nsố theo ánh sáng xanh được thể hiện bằng W/m2.
\r\n\r\n3.6
\r\n\r\nNgưỡng độ rọi (threshold illuminance)
\r\n\r\nEthr
\r\n\r\nGiá trị ngưỡng độ rọi mà khi thấp hơn\r\ngiá trị đó nguồn sáng có thể không bao giờ gây ra thời gian phơi nhiễm tmax < 100 s, bất\r\nkể giá trị LB của nguồn sáng là bao nhiêu.
\r\n\r\nCHỦ THÍCH 1: Ngưỡng độ rọi có thể được\r\ntính bằng cách lấy giá trị EB đối với tmax = 100 s, khi\r\nđó EB = 1 W/m2,\r\nvà chia EB cho giá trị KB,v ứng với phổ\r\ncủa nguồn sáng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Ngưỡng độ rọi được thể hiện\r\nbằng lm/m2 hoặc Ix.
\r\n\r\n3.7
\r\n\r\nMức độ phát xạ ánh sáng từ một nguồn (etendue)
\r\n\r\nĐặc tính hình học của tập hợp các tia\r\nsáng trong hệ thống quang, được tính bởi tích phân trên tất cả các vị trí trong\r\nmặt phẳng mà các tia sáng này đi qua và trên tất cả các hướng mà chúng đi vào.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Đại lượng này được tính bằng\r\ntích của diện tích và góc khối. Nó có thể được xem là thể tích trong không gian\r\npha. Các định luật bảo toàn vật lý cơ bản, liên quan đến ‘luật thứ hai của nhiệt\r\nđộng’ quy định rằng các thành phần quang chỉ làm thay đổi hướng của sánh sáng\r\n(thấu kính, bộ phản xạ, tất cả các cơ cấu quang tạo hình chùm tia) mà có thể\r\nkhông bao giờ làm giảm mức độ phát xạ ánh sáng từ một nguồn đối với một dải\r\nthông lượng cho trước.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Mức độ phát xạ ánh sáng từ\r\nmột nguồn được thể hiện bằng m2sr.
\r\n\r\n3.8
\r\n\r\nĐộ chiếu xạ (tại một điểm của bề\r\nmặt) (irradiance (<at a point of a surface>)
\r\n\r\nEe
\r\n\r\nTỷ số giữa thông lượng bức xạ tới một\r\nđơn vị bề mặt có chứa một điểm và diện tích dA của phần tử đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Độ chiếu xạ (tại một điểm\r\ncủa bề mặt) được thể hiện bằng W/m2.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Phân bổ công suất phổ của\r\nđộ chiếu xạ, là hàm của bước sóng, được xác định bằng Eλ(λ).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Đối với mục đích của tiêu\r\nchuẩn này, điều quan trọng cần đề cập là khi đã biết Eλ(λ) thì có thể chuyển đổi\r\nsang độ chiếu xạ (E) khi được lấy trọng số với phổ độ nhạy sáng của mắt CIE\r\n1924 V(λ), và chuyển đổi sang độ chiếu xạ lấy trọng số theo ánh sáng xanh (E)\r\nkhi lấy trọng số với hàm trọng số phổ ánh sáng xanh như xác định trong TCVN\r\n13079-1 (IEC 62471).
\r\n\r\n[NGUỒN: IEC 60050-845:1987, 845-01-37,\r\ncó sửa đổi - Đưa thêm chú thích 2 và chú thích 3]
\r\n\r\n3.9
\r\n\r\nĐộ chói (theo hướng cho trước,\r\ntại điểm cho trước trong bề mặt thực hoặc bề mặt tưởng tượng) (luminance <in\r\na given direction, at a given point of a real or imaginary surface>)
\r\n\r\nĐại lượng được xác định bởi công thức
\r\n\r\ntrong đó dΦ là quang\r\nthông được truyền bởi chùm tia cơ sở đi qua điểm cho trước và lan truyền trong\r\ngóc khối dΩ chứa hướng cho trước; dA là diện tích mặt cắt chùm tia chứa điểm\r\ncho trước; θ là góc giữa đường vuông góc với diện tích mặt cắt chùm tia\r\nvà hướng của chùm tia.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Độ chói (theo hướng cho\r\ntrước, tại điểm cho trước trong bề mặt thực hoặc bề mặt tưởng tượng) được thể\r\nhiện bằng cd/m2.
\r\n\r\n[NGUỒN: IEC 60050-845:1987, 845-01-35,\r\ncó sửa đổi - sử dụng “L”\r\nthay\r\ncho “Lv”. Bỏ chú\r\nthích]
\r\n\r\n3.10
\r\n\r\nBức xạ lấy trọng số ánh sáng xanh (blue light\r\nvveighted radiance)
\r\n\r\nLB
\r\n\r\nBức xạ được lấy trọng số theo phổ với\r\nhàm trọng số phổ ánh sáng xanh như xác định trong TCVN 13079-1 (IEC 62471).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Bức xạ được lấy trọng số\r\nánh sáng xanh được thể hiện bằng W/(m2-sr).
\r\n\r\n3.11
\r\n\r\nNguồn sáng (light source)
\r\n\r\nSản phẩm bất kỳ tạo ra ánh sáng.
\r\n\r\nVÍ DỤ: Gói LED, môđun LED, bóng đèn,\r\nđèn điện.
\r\n\r\n3.12
\r\n\r\nĐèn điện (luminaire)
\r\n\r\nThiết bị phân bổ, lọc hoặc biến đổi ánh\r\nsáng phát ra từ một hoặc nhiều bóng đèn và, ngoài bản thân bóng đèn, đèn điện\r\ncòn bao gồm tất cả các bộ phận cần thiết để cố định và bảo vệ bóng đèn và, nếu\r\ncần, mạch điện phụ trợ cùng với phương tiện để nối chúng với nguồn điện.
\r\n\r\n[NGUỒN: IEC 60050-845:1987, 845-10-01,\r\ncó sửa đổi - Bỏ chú thích 1 và chú thích 2]
\r\n\r\n3.13
\r\n\r\nBộ phận quang của đèn điện (luminaire\r\noptics)
\r\n\r\nTất cả các bộ phận hợp thành của đèn\r\nđiện làm thay đổi đặc tính không gian và đặc tính về hướng của bức xạ phát ra bởi\r\nnguồn sáng sơ cấp bên trong đèn điện.
\r\n\r\n3.14
\r\n\r\nNguồn sáng sơ cấp (primary\r\nlight source)
\r\n\r\nBề mặt hoặc vật thể phát ra ánh sáng tạo\r\nra bởi sự biến đổi năng lượng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Với mục đích của tiêu chuẩn\r\nnày, có thể đề cập đến gói LED, môđun LED, hoặc bóng đèn.
\r\n\r\n[NGUỒN: IEC 60050-845:1987, 845-07-01,\r\ncó sửa đổi - Bổ sung chú thích mới]
\r\n\r\n3.15
\r\n\r\nBức xạ (theo hướng cho trước,\r\ntại điểm cho trước trong bề mặt thực hoặc bề mặt tưởng tượng)
\r\n\r\n(radiance <in a given direction, at\r\na given point of a real or imaginary surface>)
\r\n\r\nLe
\r\n\r\nĐại lượng được xác định bởi công thức
\r\n\r\ntrong đó dΦe\r\nlà thông lượng bức xạ được truyền bởi chùm tia cơ sở đi qua điểm cho trước và\r\nlan truyền trong góc khối dΩ chứa hướng cho trước; dA là diện tích mặt cắt chùm\r\ntia chứa điểm cho trước; θ là góc giữa đường vuông góc với diện tích mặt\r\ncắt chùm tia và hướng của chùm tia.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Bức xạ (theo hướng cho\r\ntrước, tại điểm cho trước trong bề mặt thực hoặc bề mặt tưởng tượng) được thể hiện\r\nbằng W/(m2-sr).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Phân bố công suất phổ của\r\nbức xạ, là hàm của bước sóng, được gọi là Lλ(λ).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Đối với mục đích của tiêu\r\nchuẩn này, điều quan trọng cần đề cập là khi đã biết Lλ(λ), thì có\r\nthể chuyển đổi sang độ chói (L) khi được lấy trọng số với phổ độ nhạy sáng của\r\nmắt CIE 1924 V(λ), và chuyển đổi sang độ rọi lấy trọng số theo ánh sáng xanh (LB)\r\nkhi lấy trọng số với hàm trọng số phổ ánh sáng xanh như xác định trong TCVN\r\n13079-1 (IEC 62471).
\r\n\r\n[NGUỒN: IEC 60050-845:1987, 845-01-34,\r\ncó sửa đổi - Bỏ chú thích 1 đến 5 và bổ sung các chú thích mới]
\r\n\r\n3.16
\r\n\r\nNhóm rủi ro (risk group)
\r\n\r\nRG
\r\n\r\nPhân loại rủi ro khi sản phẩm, ở vị\r\ntrí đánh giá liên quan, gây ra giá trị tmax nhất định, theo Bảng\r\n1, như xác định trong TCVN 13079-1 (IEC 62471).
\r\n\r\nBảng 1 - Tương\r\nquan giữa thời gian phơi nhiễm và nhóm rủi ro
\r\n\r\n\r\n Đánh số\r\n nhóm rủi ro \r\n | \r\n \r\n Tên nhóm rủi\r\n ro \r\n | \r\n \r\n Dải tmax tương ứng\r\n s \r\n | \r\n
\r\n RG0 \r\n | \r\n \r\n Loại trừ \r\n | \r\n \r\n > 10 000 \r\n | \r\n
\r\n RG1 \r\n | \r\n \r\n Rủi ro thấp \r\n | \r\n \r\n 100 đến 10\r\n 000 \r\n | \r\n
\r\n RG2 \r\n | \r\n \r\n Rủi ro\r\n trung bình \r\n | \r\n \r\n 0,25 đến\r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n RG3 \r\n | \r\n \r\n Rủi ro cao \r\n | \r\n \r\n < 0,25 \r\n | \r\n
3.17
\r\n\r\nThời gian phơi nhiễm lớn nhất cho phép (maximum\r\npermissible exposure time)
\r\n\r\ntmax
\r\n\r\nThời gian phơi nhiễm lớn nhất cho phép\r\nkhi được tính bằng cách sử dụng công thức liên quan trong 4.3.3 và 4.3.4 của\r\nTCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006).
\r\n\r\n3.18
\r\n\r\nĐộ chói thực (true luminance)
\r\n\r\nGiá trị độ chói đạt được bằng cách\r\ntích phân công thức như cho trong định nghĩa độ chói, trong một diện tích nhất\r\nđịnh của nguồn sáng, sao cho chỉ chứa bề mặt phát sáng (hoặc một phần của nó)\r\ntrong tích phân, và không có phần bề mặt nào bị tối xung quanh phần phát ánh\r\nsáng của nguồn sáng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khi thực hiện phép đo độ\r\nchói trên trường nhìn nhất định, phép đo này sẽ chỉ cho ra giá trị độ chói thực\r\nkhi trường nhìn chưa chiếm đủ phần phát sáng của nguồn sáng.
\r\n\r\n3.19
\r\n\r\nBức xạ thực (true radiance)
\r\n\r\nGiá trị bức xạ khi có được bằng cách\r\ntích phân công thức như cho trong định nghĩa về độ bức xạ, trên một diện tích\r\nnguồn sáng sao cho chỉ bề mặt phát sáng (hoặc một phần của bề mặt phát sáng) được\r\ntính đến trong tích phân và không có phần bề mặt nào bị tối xung quanh phần\r\nphát sáng của nguồn sáng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Khi phép đo bức xạ được thực hiện\r\ntrên một trường nhìn nhất định thì nó sẽ chỉ đưa ra giá trị bức xạ thực khi trường\r\nnhìn không điền đầy phần phát sáng của nguồn sáng.
\r\n\r\n3.20
\r\n\r\nGói LED (LED package)
\r\n\r\nMột linh kiện điện đơn lẻ về cơ bản chứa\r\nmột hoặc nhiều để LED, có thể\r\ncó các phần tử quang và các giao diện nhiệt, cơ và điện.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Linh kiện này không chứa\r\nkhối điều khiển của bộ điều khiển, không chứa đầu đèn và không được nối trực tiếp\r\nvới điện áp nguồn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Gói LED là linh kiện rời\r\nrạc và một phần của môđun LED. Đối với cấu tạo đơn giản của gói LED, xem Phụ lục\r\nA của IEC 62504.
\r\n\r\n3.21
\r\n\r\nCơ cấu quang thứ cấp (secondary\r\noptics)
\r\n\r\nCơ cấu quang không phải một phần của bản\r\nthân gói LED.
\r\n\r\n3.22
\r\n\r\nKhoảng cách ngưỡng (threshold\r\ndistance)
\r\n\r\ndthr
\r\n\r\nKhoảng cách từ nguồn sáng mà ở khoảng\r\ncách đó độ rọi tạo ra bởi nguồn sáng bằng giá trị Ethr của\r\nnguồn sáng đó.
\r\n\r\n\r\n\r\nTCVN 13079-1 (IEC 62471) là một tiêu\r\nchuẩn ngang toàn diện, mô tả tất cả các nguy hiểm về sức khỏe liên quan đến bức\r\nxạ quang nhân tạo, từ các phần cực tím, nhìn thấy và hồng ngoại của phổ. Tiêu\r\nchuẩn này đề cập riêng đến nguy hiểm mô tả trong 4.3.3 và 4.3.4 của TCVN\r\n13079-1:2020 (IEC 62471:2006). Nguy hiểm này được gọi là nguy hiểm ánh sáng\r\nxanh lên võng mạc vì nó là hiệu ứng chủ yếu gây ra bởi phần sáng xanh của phổ\r\nnhìn thấy, có tác động gây hỏng tiềm ẩn cho võng mạc. Các hiệu ứng này được mô\r\ntả trong Điều A.3 của TCVN 13079-1 (IEC 62471).
\r\n\r\nVì tác động lên võng mạc nên nó là hàm\r\nsố không chỉ của tổng lượng ánh sáng tới mắt mà còn phụ thuộc vào kích cỡ của\r\nnguồn sáng tạo ra ánh sáng đó. Các nguồn sáng càng lớn tạo ra hình ảnh trên phần\r\ncàng lớn của võng mạc, và do đó tạo ra độ chiếu xạ trên võng mạc thấp hơn các\r\nnguồn nhỏ hơn sinh ra cùng một lượng ánh sáng theo hướng của mắt người quan\r\nsát. Điều 4.3.3 của TCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006) có tính đến điều này bằng\r\ncách lấy quan hệ giữa thời gian phơi nhiễm lớn nhất cho phép, tmax, với bức xạ\r\ncủa nguồn sáng. Bức xạ (đơn vị: w/(m2-sr)) là đại lượng mô tả cường\r\nđộ bức xạ, là công suất bức xạ phát theo hướng nhất định, chia cho diện tích biểu\r\nkiến của nguồn sáng khi quan sát từ cùng hướng đó. Trong hệ thống tạo hình ảnh,\r\nví dụ như mắt, độ chiếu xạ cục bộ trên mặt phẳng hình ảnh (đối với mắt là trên\r\nvõng mạc) tỷ lệ thuận với bức xạ của nguồn.
\r\n\r\nChỉ khi nguồn sáng quá nhỏ để tạo ra\r\nhình ảnh sắc nét, hoặc khi nó quá nhỏ đến mức sẽ không cố định được lên cùng một\r\nphần của võng mạc đủ lâu để có thể gây hư hại bất kỳ, giá trị bức xạ không phải\r\nlà giá trị thích hợp. Trong trường hợp này, phải áp dụng 4.3.4 của TCVN\r\n13079-1:2020 (IEC 62471:2006), khi đó độ chiếu xạ lên đồng tử được sử dụng là\r\ngiá trị tỷ lệ thuận với độ chiếu xạ hiệu quả lên võng mạc.
\r\n\r\nCâu hỏi đặt ra là nguồn sáng được xem\r\nlà “lớn” để áp dụng 4.3.3 hay “nhỏ” để áp dụng 4.3.4 phụ thuộc vào kích cỡ của\r\nnguồn sáng cũng như vào khoảng cách quan sát. Góc trương của nguồn sáng được sử\r\ndụng làm đại lượng phân biệt. Khi thời gian cần thiết để gây hư hại dài hơn 10\r\ns thì TCVN 13079-1 (IEC 62471) nêu rằng góc trương giới hạn để xác định nguồn\r\nsáng là lớn hay nhỏ là 0,011 rad. Đối với các nguồn sáng nằm ngay trên giới hạn\r\ngiữa lớn và nhỏ, có thể tính tmax sử dụng một trong hai cách\r\n(sử dụng bức xạ của nó theo 4.3.3 và sử dụng độ chiếu xạ theo 4.3.4), mà sẽ tạo\r\nra cùng một kết quả trong phạm vi 5 %. Sai lệch 5 % là do làm tròn các\r\nhệ số chuyển đổi được sử dụng khi chuyển đổi đại lượng cường độ bức xạ sang tmax.
\r\n\r\nTrong TCVN 13079-1 (IEC 62471), “nguồn\r\nsáng” có nghĩa là sản phẩm bất kỳ được sử dụng để tạo ra ánh sáng. Trong thực tế\r\ncuộc sống, có một hệ phân cấp các sản phẩm chiếu sáng, trong đó nguồn sáng thường\r\nđược sử dụng để mô tả thành phần hợp thành của sản phẩm chiếu sáng mà thực sự tạo\r\nra ánh sáng. Vì một số các thành phần khác của sản phẩm chiếu sáng, hầu hết là\r\ncơ cấu quang của đèn điện, có thể thay đổi đặc tính bức xạ của nguồn sáng sơ cấp,\r\nnên điều quan trọng cần biết xem có thể và cách thức chuyển việc đánh giá quang\r\nsinh học của nguồn sáng sơ cấp thành của sản phẩm sử dụng nguồn sáng sơ cấp đó\r\nnhư một bộ phận phát ra ánh sáng.
\r\n\r\nBên cạnh đó, TCVN 13079-1 (IEC 62471)\r\nđưa ra tuyên bố về phân loại rủi ro của các sản phẩm. Vì giá trị tmax\r\nnhư được tính trong 4.3 của TCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006) được xác định bởi\r\ncả bản thân sản phẩm và bởi khoảng cách quan sát, nên không thể sử dụng bản\r\nthân các giá trị này để xác định phân loại rủi ro duy nhất cho sản phẩm. Vì lý\r\ndo này, Điều 6 của TCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006) quy định các điều kiện\r\ntiêu chuẩn mà tại đó an toàn quang sinh học phải được đánh giá để xác định phân\r\nloại rủi ro của các sản phẩm. Đối với bóng đèn được thiết kế cho mục đích chiếu\r\nsáng thông dụng (GLS), như định nghĩa trong 3.11 của tiêu chuẩn đó, các giá trị\r\nnguy hiểm phải được ghi lại ở khoảng cách tạo ra độ rọi là 500 Ix, nhưng không\r\nnhỏ hơn 200 mm. Đối với tất cả các nguồn sáng khác, kể cả các nguồn bóng đèn\r\nxung, các giá trị nguy hiểm phải được ghi lại ở khoảng cách 200 mm. Các ví dụ về\r\ncác nguồn sáng không GLS này được cho trong 3.11 và kể cả các bóng đèn được sử\r\ndụng như máy chiếu phim, thiết bị tạo phơi nắng và các quá trình công nghiệp.\r\nTrong một số trường hợp, cùng một bóng đèn có thể được sử dụng trong cả ứng dụng\r\nGLS và ứng dụng đặc biệt và trong trường hợp đó cần đánh giá và phân loại theo ứng\r\ndụng dự kiến, ở khoảng cách đánh giá, tmax được xác định\r\nvà khi nhỏ hơn 100 s thì sản phẩm được phân loại là rủi ro nhóm 2 (RG2) và cần\r\ncó nhãn lưu ý.
\r\n\r\nĐiều quan trọng là phải đánh giá cẩn\r\nthận thông tin mà hai điều kiện đánh giá khác nhau này có thể đưa ra có liên\r\nquan đến đánh giá rủi ro trong ứng\r\ndụng thực tế. Trong khi 500 Ix là giá trị điển hình đối với độ rọi trong dải rộng\r\ncác ứng dụng chiếu sáng, sẽ có một số ứng dụng không thể phủ nhận đối với độ rọi\r\nở vị trí quan sát lớn hơn 500 Ix. Khi đó phân loại rủi ro ở 500 Ix sẽ cho chúng\r\nta biết điều gì? Mặt khác, việc đặt khoảng cách quan sát ở 200 mm đối với tất cả\r\ncác nguồn sáng sẽ dẫn đến việc đánh giá rủi ro quá mức đối với các nguồn sáng\r\ncông suất cao được sử dụng trong các ứng dụng khi người sẽ không bao giờ ở gần\r\ncác nguồn sáng đang hoạt động; ví dụ như chiếu sáng đường phố và chiếu sáng sân\r\nvận động; điều này sẽ loại bỏ các vấn đề thực tế khi đo nguồn sáng này ở khoảng\r\ncách ngắn, mà sẽ làm hỏng thiết bị đo quang tiêu chuẩn bất kỳ.
\r\n\r\nMặc dù TCVN 13079-1 (IEC 62471) hướng\r\ndẫn phép đo ở 500 Ix đối với các trường hợp GLS, trên thực tế độ rọi ở mức\r\n500 Ix không nhất thiết đại diện cho kịch bản phơi nhiễm thích hợp, các mức độ\r\nrọi lớn hơn hoặc nhỏ hơn 500 Ix cũng rất thông dụng. Do đó tiêu chuẩn này khuyến\r\ncáo các phép đo ở 200 mm, 0,011 rad, với việc xác định điều kiện biên RG1/2 nếu\r\nthích hợp.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này sẽ nghiên cứu hai vấn đề\r\nsau: (a) chuyển thông tin về an toàn quang sinh học từ thành phần nguồn sáng tới\r\nsản phẩm chiếu sáng mức cao hơn trên cơ sở các thành phần này; (b) đưa ra khuyến\r\ncáo về phân tích các đại lượng liên quan đến nguy hiểm ánh sáng xanh, thông qua\r\ncác tính toán phổ và xem xét về quang.
\r\n\r\n5 Phổ, nhiệt độ màu\r\nvà nguy hiểm ánh sáng xanh
\r\n\r\n5.1 Tính đại\r\nlượng nguy hiểm ánh sáng xanh và đại lượng quang từ phổ phát xạ
\r\n\r\nĐể xác định nguy hiểm ánh sáng xanh,\r\nphép đo bức xạ hoặc độ chiếu xạ được thực hiện trên nguồn sáng.
\r\n\r\nTrong phép đo bức xạ, cần thận trọng\r\nkhi đầu thu đo tín hiệu tỷ lệ thuận với bức xạ của nguồn. Điều này có thể được\r\nthực hiện bằng cách tạo hình ảnh của nguồn sử dụng cơ cấu quang tạo hình ảnh và\r\nđặt đầu thu hoặc dàn đầu thu trong mặt phẳng hình ảnh. Một cách khác, có thể thực\r\nhiện bằng cách đặt màn chắn có lỗ hở quy định sát với nguồn sáng, sao cho chỉ\r\nánh sáng từ phần đã biết của diện tích mặt phẳng của nguồn đến được đầu thu. Bức\r\nxạ khi đó có thể được tính từ tín hiệu của đầu thu khi tất cả các tham số hình\r\nhọc đều đã biết (kích cỡ màn chắn, khoảng cách từ màn chắn đến nguồn sáng và đến\r\nđầu thu).
\r\n\r\nTrong phép đo độ chiếu xạ, cơ cấu\r\nquang tạo hình ảnh và các màn chắn không được đặt giữa nguồn sáng và đầu thu,\r\nvà đo lượng phát xạ tổng được phát ra từ nguồn đến lỗ mở nhạy sáng của đầu thu.
\r\n\r\nĐể xác định bức xạ hoặc độ chiếu xạ lấy\r\ntrọng số theo ánh sáng xanh, cả hai phép đo phải ghi lại không chỉ công suất bức\r\nxạ tổng mà còn cả phân bố công suất phổ của bức xạ rơi trên đầu thu. Phân bố\r\ncông suất phổ khi đó được nhân với hàm trọng số phổ ánh sáng xanh, như xác định\r\nbởi Bảng 4.2 và Hình 4.2 của TCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006). Nếu phép đo\r\nban đầu là phép đo bức xạ, đại lượng tính được là bức xạ lấy trọng số theo ánh\r\nsáng xanh LB. Nếu phép đo\r\nban đầu là phép đo độ chiếu xạ thì đại lượng tính được là độ chiếu xạ lấy trọng\r\nsố theo ánh sáng xanh EB.
\r\n\r\nQuan trọng là phải lưu ý rằng có mối\r\nquan hệ mật thiết giữa các đại lượng lấy trọng số theo ánh sáng xanh này và hai\r\nđại lượng quang tương ứng mà nhiều nhà thiết kế chiếu sáng và kỹ sư sản phẩm\r\nchiếu sáng rất quen thuộc. Bức xạ lấy trọng số theo ánh sáng xanh LB có quan hệ mật\r\nthiết với độ chói L (đơn vị: cd/m2). Độ chiếu xạ lấy trọng số theo\r\nánh sáng xanh EB có quan hệ mật thiết với độ rọi E (đơn vị:\r\nIx).
\r\n\r\nĐộ chói L về nguyên tắc được xác định\r\ntừ cùng một phép đo bức xạ phổ để có giá trị LB, nhưng trong\r\ntrường hợp L, phổ được nhân với đường cong độ nhạy của mắt với ánh sáng CIE\r\n1924 V(X). Đối với phổ cho trước bất kỳ, LB sẽ tỷ lệ thuận\r\nvới L
\r\n\r\nTheo cách tương tự, độ rọi E được xác\r\nđịnh từ phép đo độ chiếu xạ phổ và đối với phổ cho trước bất kỳ, EB\r\nsẽ tỷ lệ thuận với E.
\r\n\r\nĐiều quan trọng là nhận ra rằng các\r\ntính toán là tương tự về giá trị bằng số, bất kể phổ được xác định bằng phép đo\r\nđộ chiếu xạ hay phép đo bức xạ. Do đó, đối với phổ cho trước bất kỳ, hệ số tỷ lệ\r\ngiữa LB và L\r\nlà bằng với hệ số tỷ lệ giữa EB và E. Hệ số tỷ lệ này được gọi là hiệu\r\nsuất nguy hiểm ánh sáng xanh của bức xạ quang và được gọi là KB,v. Đơn vị là W/lm.
\r\n\r\nKhi KB,v được xác định\r\nđối với một dải các phổ nguồn sáng khác nhau, xuất hiện quan sát thú vị, xem\r\nHình 1. Đối với các nguồn sáng trắng, bất kể chúng từ công nghệ nung sáng,\r\nphóng điện công suất cao, huỳnh quang hay LED, mối tương quan mạnh được thấy giữa\r\nKB,v và nhiệt độ\r\nmàu tương quan (CCT) của phổ. Ngay cả với ánh sáng ban ngày, mặc dù đúng ra là\r\nkhông thuộc phạm vi áp dụng của TCVN 13079-1 (IEC 62471) vì chỉ đề cập đến các\r\nnguồn sáng nhân tạo, cũng tuân theo xu hướng này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: KB,v được hiển thị\r\ntheo nhiệt độ màu tương quan của phổ nguồn sáng để thể hiện mối tương quan mạnh\r\ngiữa CCT và KB,v.
\r\n\r\nHình 1 - Hiệu\r\nsuất nguy hiểm ánh sáng xanh của bức xạ quang, KB,v, đối với một\r\ndải các nguồn sáng từ các công nghệ khác nhau, và đối với một vài phổ ánh sáng\r\nban ngày điển hình
\r\n\r\nĐiều này có thể hiểu được từ quan sát\r\ndưới đây (Hình 2). Đường cong nhạy với ánh sáng của mắt theo định nghĩa bằng với\r\nđường cong Y CIE 1931. Hàm lấy trọng số theo phổ ánh sáng xanh tương đồng với\r\nđường cong Z CIE 1931. Đây là hai đường cong được sử dụng để xác định điểm màu\r\n(x, y) của một phổ nhất định. Do đó, kỳ vọng rằng KB,v tương quan với\r\nZ/Y. Từ định nghĩa của CIE 1931, tọa độ x, y được tính bằng
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (1) \r\n | \r\n
\r\n và | \r\n \r\n (2) \r\n | \r\n
\r\n có thể dễ dàng suy\r\n ra rằng | \r\n \r\n (3) \r\n | \r\n
Hình 3 thể hiện đối với tất cả các phổ\r\nnghiên cứu rằng mối tương quan giữa KB,v và\r\n(1-x-y)/y. Mặc dù không hoàn hảo, đại lượng (1-x-y)/y mà có thể được tính từ chỉ\r\nriêng tọa độ màu, khi chưa biết chi tiết về phổ, có thể cho giá trị xấp xỉ của KB,v với độ chính\r\nxác trong phạm vi 15 %.
\r\n\r\nCần chỉ ra rằng độ chính xác 15 % này\r\nkhông phản ánh độ chính xác của phép đo mà nó là độ không đảm bảo đo kỳ vọng\r\nkhi điểm màu tương quan với giá trị KB,v mà không biết\r\nchi tiết bất kỳ khác về phổ. Phép đo phổ đầy đủ sẽ luôn tạo ra giá trị độ chính\r\nxác KB,v.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Tất cả các đường cong đều\r\ncó thang đo tối đa là 1.
\r\n\r\nHình 2 - So\r\nsánh giữa các đường cong liên quan đến việc tính KB,v
\r\n(đường cong độ nhạy với ánh sáng của mắt và hàm lấy trọng số theo phổ ánh sáng\r\nxanh) và các đường cong Y và Z CIE 1931 khi tính toán các tọa độ màu x, y CIE 1931
Hiệu suất nguy hiểm ánh sáng xanh của\r\nbức xạ ánh sáng (KB,v) là giá trị hữu ích\r\nđối với các tính toán liên quan đến các nguồn sáng trắng. Đối với các nguồn\r\nsáng màu, ví dụ các gói LED màu lam, có thông lượng quy định bằng oát mà không\r\nphải bằng lumen, sẽ hữu ích hơn nếu sử dụng hiệu suất nguy hiểm ánh sáng xanh của\r\nbức xạ (ηB), là một số không thứ nguyên.
\r\n\r\nHình 3 - Đồ\r\nthị tương quan giữa đại lượng (1-x-y)/y, được tính từ các tọa độ màu x, y CIE 1931,\r\nvà giá trị KB,v, đối với tất cả các\r\nphổ được phân tích để tạo thành Hình 1
\r\n\r\n5.2 Các chế\r\nđộ của độ chói và độ rọi gây ra các giá trị tmax dưới 100 s
\r\n\r\nSử dụng đại lượng KB,v, có thể\r\nnghiên cứu cách mà các giá trị độ chói và độ rọi gây ra các giá trị tmax mà phải đòi\r\nhỏi ghi nhãn theo TCVN 13079-1 (IEC 62471). Đối với nguy hiểm ánh sáng xanh,\r\ngiá trị ngưỡng từ đó yêu cầu ghi nhãn là 100 s. Nhãn cần nêu các lưu ý cảnh báo\r\nkhông được nhìn trực diện vào nguồn sáng.
\r\n\r\nLưu ý là giá trị ngưỡng vẫn không gây\r\nra rủi ro đáng kể nào cho mắt vì phản ứng không thích bẩm sinh làm cho con người\r\nvà động vật nhắm mắt hoặc quay mắt đi khỏi nguồn ánh sáng chói, ngăn ngừa hư hại\r\nmắt khỏi nhìn trực tiếp vào mặt trời. Để so sánh, tmax đối với mặt trời, nếu\r\nthuộc phạm vi áp dụng của TCVN 13079-1 (IEC 62471), xung quang giá trị 1 s.
\r\n\r\nĐạt đến tmax = 100 s\r\ntrong các trường hợp sau:
\r\n\r\n- trường hợp nguồn lớn, đối với LB = 10 000 W/(m2-sr)\r\n(4.3.3 của TCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006));
\r\n\r\n- trường hợp nguồn nhỏ, đối với EB = 1 W/m2\r\n(4.3.4 của TCVN 13079-1:2020 (IEC 62471:2006)).
\r\n\r\nSử dụng các giá trị KB,v ước lượng đối\r\nvới tất cả các CCT, các đường cong như thể hiện trên Hình 4 và Hình 5 có thể được\r\ntạo ra. Với hai đường cong này, có thể thực hiện ước lượng nếu trường hợp nào\r\nđó (kết hợp của nguồn sáng và khoảng cách quan sát) là cao hơn hoặc thấp hơn\r\n100 s đối với tmax, dựa trên độ\r\nchói và CCT của nguồn sáng và mức độ rọi cục bộ tại vị trí mắt người quan sát\r\nnguồn sáng. Như đã đề cập trước đây, giá trị ước lượng chỉ có độ chính xác khoảng\r\n±15 %, do đó đòi hỏi phép đo phổ chi tiết hơn để xác định giá trị KB,v đúng đối với\r\nphổ của nguồn.
\r\n\r\nĐầu tiên, phải được xác định xem nguồn\r\nsáng tại vị trí mắt người quan sát lớn hay nhỏ. Nếu lớn, chỉ cần độ chói của\r\nnguồn sáng và phải sử dụng Hình 4. Nếu nhỏ, phải đánh giá độ rọi ở vị trí mắt\r\nngười quan\r\nsát\r\nvà phải sử dụng Hình 5. Hai đường cong này rất tương đồng vì chúng được rút ra\r\ntừ các giá trị KB,v là hàm của CCT.
\r\n\r\nHình 4 - Ước\r\nlượng mức độ chói khi LB = 10 000 w/(m2-sr),\r\nbiên giới giữa RG1 (tmax > 100 s) và RG2 (tmax < 100 s)\r\ntrong cơ chế nguồn lớn là hàm của CCT
\r\n\r\nHình 5 - Ước\r\nlượng mức độ rọi khi EB = 1 W/m2,\r\nbiên giới giữa RG1 (tmax > 100 s) và RG2 (tmax < 100 s) trong\r\ncơ chế nguồn nhỏ là hàm của CCT
\r\n\r\nLưu ý là cơ chế nguồn nhỏ thể hiện\r\nphân loại “trường hợp xấu nhất” theo độ chói của nguồn. Từ quan hệ hình học cơ\r\nbản giữa các đại lượng quang liên quan, như giải thích trong Phụ lục A, có thể\r\nsuy ra rằng độ rọi tại vị trí nhất định bằng với độ chói của nguồn, nhân với\r\ngóc trương của nguồn. Đối với các trường hợp có cùng giá trị độ rọi, các nguồn\r\ncó góc trương nhỏ phải có các giá trị độ chói cao hơn các nguồn có góc trương lớn.
\r\n\r\nViệc biết giá trị EB ở mức\r\nđộ rọi nhất định về cơ bản sẽ cho giới hạn lớn nhất tmax bất kể giá\r\ntrị độ chói là bao nhiêu. Điều này dẫn đến sự đơn giản hóa quan trọng của thảo\r\nluận. Nó có nghĩa là nếu mức độ rọi ở vị trí mắt người quan sát thấp hơn đáng kể\r\nđộ rọi khi EB = 1 W/m2\r\n(đường cong của Hình 5), tmax không thể thấp hơn\r\n100 s, bất kể độ chói của nguồn sáng là bao nhiêu. Lưu ý là biên giới 500 Ix nằm\r\nbên dưới đường cong trên suốt dải CCT liên quan trong chiếu sáng thông dụng.\r\nNói cách khác, tiêu chí 500 Ix có thể không bao giờ tạo ra phân loại RG2 đối với\r\nánh sáng trắng.
\r\n\r\nMột đơn giản hóa khác của thảo luận có\r\nthể rút ra từ Hình 4. Cơ chế nguồn lớn là hợp lệ ở các khoảng cách ngắn, và độ\r\nchói là đặc tính của nguồn sáng mà không phụ thuộc vào khoảng cách quan sát. Nếu\r\nnguồn sáng có LB < 10 000 W/(m2-sr),\r\nnguồn sẽ có tmax > 100 s\r\nngay cả ở các khoảng cách quan sát ngắn nhất, ở các khoảng cách dài hơn, khi nó\r\ncó thể đi từ cơ chế nguồn lớn sang cơ chế nguồn nhỏ, tmax chỉ có thể\r\ntăng mà không giảm. Một ví dụ về nguồn sáng lý tưởng hóa nhưng chưa được quy định\r\ntheo tất cả các cách khác được cho trong Phụ lục B. Do đó, nếu nguồn sáng có\r\ngiá trị LB thấp hơn 10\r\n000 W/(m2sr) (tức là khi độ chói của nó nằm dưới đường cong trong\r\nHình 4) thì nó không thể là RG2 không phụ thuộc vào khoảng cách mà nó được đánh\r\ngiá.
\r\n\r\nTừ hai nội dung được nêu trong hai đoạn\r\nở trên (“... nếu mức độ rọi tại vị trí mắt người quan sát...” và “... nếu nguồn\r\nsáng có giá trị LB thấp hơn\r\n...”) nó có nghĩa là bất cứ khi nào đáp ứng một trong hai điều kiện này thì\r\nkhông thể phân loại lớn hơn RG1. Để tạo ra trường hợp RG2, cả độ chói của nguồn\r\nsáng lẫn độ rọi tại vị trí mắt người quan sát phải lớn hơn giá trị giới hạn.\r\nTrong trường hợp này, độ chói của nguồn sáng cao hơn đường cong trên Hình 4, và\r\nđộ rọi tại vị trí người quan sát cao hơn đường cong trên Hình 5. Trong tất cả\r\ncác trường hợp khác, nhóm rủi ro lớn nhất là RG1.
\r\n\r\nLập luận như trên không chỉ hợp lệ đối\r\nvới các nguồn ánh sáng trắng mà cho tất cả các nguồn sáng có phát xạ chính\r\ntrong dải từ 380 nm đến 780 nm. Đối với các nguồn ánh sáng trắng trong dải CCT\r\nnhư hiển thị, Hình 4 và Hình 5 có thể được sử dụng để đạt được ước lượng của\r\ncác giá trị giới hạn của độ chói và độ rọi.
\r\n\r\nĐối với tất cả các nguồn sáng khác có\r\nphát xạ chính nằm trong dải từ 380 nm đến 780 nm, giá trị KB,v có thể được\r\ntính từ phép đo phổ và các giá trị giới hạn đối với độ chói và độ rọi có thể được\r\nxác định từ giá trị KB,v đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: RG3 đối với nguy hiểm ánh\r\nsáng xanh ít có thể xảy ra đối với các nguồn sáng trắng. RG3 được xác định\r\ntrong TCVN 13079-1 (IEC 62471) đối với tmax < 0,25 s.\r\nĐiều này xảy ra khi mức ánh sáng xanh có hệ số cao hơn 400 so với ở giới hạn dưới\r\ncủa RG2. Cùng luồng suy luận như trên đối với RG2, RG3 đối với ánh sáng xanh ở\r\nví dụ 6 000 K chỉ đạt được khi độ chói của nguồn sáng cao hơn 4 Gcd/m2\r\nvà khi độ rọi cao hơn 400 000 Ix. RG3 vẫn có thể đạt đến đối với các nguy hiểm\r\nkhông phải nguy hiểm ánh sáng xanh.
\r\n\r\n6 Gói LED, môđun\r\nLED, bóng đèn và đèn điện
\r\n\r\nTrong ngành công nghiệp chiếu sáng,\r\nphân cấp các sản phẩm dựa trên mức độ tích hợp. Các sản phẩm trên các mức tích\r\nhợp khác nhau thường được tạo ra bởi các nhà chế tạo khác nhau. Thông tin an\r\ntoàn\r\nquang\r\nsinh học cần được chuyển xuống dọc chuỗi sản phẩm để tránh đánh giá lại tại mỗi\r\nmức tiếp theo càng nhiều càng tốt. Điều này được đặc biệt mong muốn vì mỗi mức\r\ntiếp theo nhìn chung liên quan đến sự khác nhau càng nhiều của sản phẩm.
\r\n\r\nĐối với tất cả các công nghệ chiếu\r\nsáng tồn tại trước khi có công nghệ LED, có hai mức độ: bóng đèn và đèn điện.\r\nBóng đèn là nguồn sáng sơ cấp, được đặt trong đèn điện bằng cách sử dụng chuẩn\r\ncông nghiệp mở đối với giao diện cơ và điện. Đèn điện được thiết kế với loại\r\nbóng đèn nhất định, nhưng vì chuẩn giao diện là mở nên người sử dụng cuối của\r\nđèn điện có thể thay bóng đèn này bằng bóng đèn kiểu khác, với điều kiện nó phù\r\nhợp với cùng một chuẩn giao diện.
\r\n\r\nĐối với công nghệ LED, trường hợp này\r\nphức tạp hơn. Tồn tại chuỗi các mức sản phẩm, mà thông thường trong công nghiệp\r\nđánh số chúng theo cách dưới đây.
\r\n\r\n- Mức 0: chip LED hoặc đế LED.
\r\n\r\n- Mức 1: Gói LED, cho phép hàn và xử\r\nlý bên ngoài môi trường phòng sạch. Đối với các gói LED ánh sáng trắng, gói có\r\nchứa vật liệu phốt pho chuyển đổi ánh sáng xanh của chip thành các bước sóng\r\nkhác mà cùng sinh ra ánh sáng trắng.
\r\n\r\n- Mức 2: môđun LED cơ bản, bao gồm một\r\nhoặc nhiều gói LED trên tấm mạch in.
\r\n\r\n- Mức 3: môđun LED có chức năng được mở\r\nrộng, thường gồm tấm mạch in ở mức 2 với các đặc trưng bổ sung để cho phép lắp\r\nráp cơ khí, đấu nối điện hoặc chức năng quang. Đặc trưng bổ sung thực tế phụ\r\nthuộc vào kiểu của sản phẩm và có thể gồm một vài hoặc tất cả bộ điều khiển điện\r\ntử cần thiết để hoạt động môđun LED.
\r\n\r\n- Mức 4: đèn điện, sản phẩm LED khi được\r\nsử dụng như vậy trong ứng dụng.
\r\n\r\nKhông phải tất cả các mức đều tồn tại\r\ntrong sản phẩm; một số tấm mạch in ở mức 2 được làm trực tiếp từ các chip mức 0\r\n(“chip lắp trên tấm mạch in - chip on board”), và nhiều sản phẩm mức 4 được dựa\r\ntrực tiếp trên môđun LED mức 2 mà không có môđun LED mức 3 bổ sung nào ở giữa.\r\nBên cạnh việc xem xét về công nghệ, nó phụ thuộc vào năng lực công nghiệp của\r\nnhững người tham gia trong chuỗi sản phẩm.
\r\n\r\nThông thường, các môđun LED mức thấp\r\nhơn và các gói LED trong sản phẩm mức 4 không được thiết kế để dễ dàng thay thế\r\nbởi người sử dụng cuối cùng. Các giao diện giữa các mức này hiếm khi dựa trên\r\ncác chuẩn công nghiệp mở.
\r\n\r\nViệc thay thế bằng các bóng đèn LED thể\r\nhiện trường hợp đặc biệt. Chúng là các sản phẩm LED, được bán cho thị trường tự\r\ndo, được thiết kế cho các chuẩn công nghiệp mở của các công nghệ bóng đèn trước\r\nđó. Chúng sẽ được thay vào đèn điện bởi người sử dụng cuối, khi thay cho bóng\r\nđèn được thiết kế ban đầu để lắp cùng đèn điện.
\r\n\r\nĐiểm quan trọng cần lưu ý là sự đa dạng\r\ncủa sản phẩm sẽ tăng nhanh với từng mức tiếp theo trong chuỗi. Sẽ hợp lý khi thực\r\nhiện các phép đo an toàn quang sinh học ở mức sản phẩm thấp nhất có thể, và\r\ntruyền tất cả các thông tin liên quan dọc theo chuỗi theo cách để có thể đánh\r\ngiá nhóm rủi ro ở mức đèn điện hoặc mức 4 khi cần thiết, nếu có thể mà không\r\ncần đo thêm ở mức này vì mức đa dạng là rất lớn.
\r\n\r\nĐiều 7 đưa ra luồng thông tin chi tiết\r\nvề các phép đo khuyến cáo từ một mức đến mức tiếp theo. Nó thực hiện định luật\r\nquang nêu rằng các linh kiện quang thụ động không bao giờ có thể tăng bức xạ\r\ntheo cách bất kỳ nào, thường được biết đến như “định luật bảo toàn độ chói”.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nCác lưu ý cho phép luồng thông tin từ\r\nmột mức này đến mức khác dựa trên
\r\n\r\n- “định luật bảo toàn độ chói”;
\r\n\r\n- các phát hiện được giải thích trong\r\nĐiều 5 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n“Định luật bảo toàn độ chói” nêu rằng\r\nnếu độ chói (hoặc bức xạ) của nguồn sáng sơ cấp đã biết thì điều này cũng đưa\r\nra giới hạn trên đối với độ chói (hoặc bức xạ) của sản phẩm bất kỳ có chứa nguồn\r\nsáng sơ cấp này. Luật này là sự kết hợp của hai luật cơ bản: bảo toàn quang\r\nthông và bảo toàn mức độ phát xạ ánh sáng từ một nguồn. Bức xạ, mặc dù thường\r\nđược mô tả là cường độ trên diện tích bề mặt, cũng có thể được viết là thương của\r\nquang thông và mức độ phát xạ ánh sáng từ một nguồn, và cả hai đều bị cấm bởi định\r\nluật bảo toàn cơ bản. Trong khi dễ dàng giải thích tại sao quang thông không\r\ntăng trong hệ thống quang thụ động, nhưng lại khó để có thể hiểu tại sao việc\r\ngiảm mức độ phát xạ ánh sáng từ một nguồn là không thể. Tuy nhiên, định luật bảo\r\ntoàn mức độ phát xạ ánh sáng từ một nguồn chỉ vừa bị cấm; khi nghiên cứu sâu\r\nhơn, lập luận cơ bản là tương tự với “luật thứ hai về nhiệt động”.
\r\n\r\nKhi sử dụng “định luật bảo toàn độ\r\nchói”, phải thận trọng khi chỉ sử dụng các giá trị độ chói/bức xạ có được làm\r\ncác giá trị độ chói/bức xạ thực.
\r\n\r\nVì “định luật bảo toàn độ chói”, điểm\r\nbắt đầu tốt nhất của luồng thông tin là phép đo bức xạ. Giá trị bức xạ này có\r\nthể được truyền dọc theo chuỗi từ nguồn sáng sơ cấp đến đèn điện, mà không yêu\r\ncầu các phép đo bổ sung, với điều kiện nguồn sáng hoạt động trong đèn điện ở\r\ncác điều kiện tương tự như khi được thử nghiệm ở dạng bộ phận hợp thành.
\r\n\r\nChỉ khi thực hiện các biện pháp quang\r\ntrong đèn điện để giảm bức xạ (ví dụ nắp khuếch tán và/hoặc hoạt động ở dòng điện\r\nthấp hơn) phép đo bổ sung có thể được thực hiện để kiểm tra xác nhận giá trị\r\nsuy giảm của bức xạ. Nếu phép đo này không được thực hiện, giá trị bức xạ ban đầu\r\nvẫn được duy trì ước lượng trường hợp xấu nhất mà luôn ở phía an toàn.
\r\n\r\nNếu phép đo bức xạ trên nguồn sáng sơ\r\ncấp cho giá trị Lb trong vùng RGO (0 W(m2-sr) đến 100 W(m2-sr))\r\nhoặc RG1 (100 W(m2-sr) đến 10 000 W(m2-sr)), thông tin\r\nnày có thể truyền đến tất cả các sản phẩm có sử dụng nguồn sáng sơ cấp này.\r\nChúng có thể không bao giờ nằm trong vùng RG2, bất kể kiểu cơ cấu quang (kể cả\r\ncơ cấu quang làm sắc chùm tia tạo ra quang thông có định hướng) và bất kể khoảng\r\ncách quan sát trong ứng dụng.
\r\n\r\nNếu phép đo bức xạ trên nguồn sáng sơ\r\ncấp cho giá trị LB trong vùng\r\nRG2 (10 000 W(m2-sr) đến 4 000 000 W(m2-sr)), có khả năng\r\nsản phẩm cuối cùng cũng sẽ nằm trong vùng RG2, tùy thuộc vào trường hợp trong ứng\r\ndụng. Để tìm xem chúng có thuộc trường hợp này không, cần áp dụng các phát hiện\r\nmô tả trong Điều 5 của tiêu chuẩn này. Trong ứng này này, sẽ chỉ là trường hợp\r\nRG2 khi độ rọi tại vị\r\ntrí quan sát cao hơn giá trị ngưỡng Ethr, mà có thể tính được\r\nbằng cách sử dụng giới hạn trên của RG1 đối với Eb (1 W/m2) và giá\r\ntrị KB,v. Giá trị này\r\ncó thể được tính bằng cách sử dụng phổ thu được trong phép đo bức xạ.
\r\n\r\nLưu ý rằng, như thảo luận trong 5.2 của\r\ntiêu chuẩn này, ước lượng Ethr có thể đã được thực hiện nếu\r\nchỉ biết CCT của nguồn sáng sơ cấp, như thể hiện bởi đường cong trên Hình 5.
\r\n\r\nCác thành phần quang thụ động, ví dụ\r\nnhư thấu kính và cơ cấu phản xạ, sẽ không làm thay đổi Ethr.\r\nNếu bức xạ của nguồn sáng sơ cấp cao hơn 10 000 W(m2sr) thì giá trị Ethr có thể được\r\ntruyền dọc theo chuỗi, để xác định phân loại nhóm rủi ro thực trong ứng dụng.
\r\n\r\nLưu ý rằng trong nội dung này, tất cả\r\ncác thành phần về cơ bản làm thay đổi màu, ví dụ như cơ cấu phản xạ lưỡng sắc,\r\ncác thành phần chứa phốt pho và do đó phổ của nguồn sáng không được coi là thụ\r\nđộng. Khi phổ thay đổi, giá trị KB,v cũng thay đổi,\r\nvà do đó Ethr đạt đến giá trị khác nhau.
\r\n\r\nTổng hợp các phân tích nêu trên, phép\r\nđo bức xạ của nguồn sáng sơ cấp có thể cho ra ba khả năng:
\r\n\r\na) RG0 không giới hạn: nguồn sáng sơ cấp\r\ngây ra RG0 lớn nhất trong tất cả các đèn điện ở mọi khoảng cách;
\r\n\r\nb) RG1 không giới hạn: nguồn sáng sơ cấp\r\ngây ra RG1 lớn nhất trong tất cả các đèn điện ở mọi khoảng cách;
\r\n\r\nc) Ethr đối với RG2:\r\nnguồn sáng sơ cấp gây ra RG2 ở khoảng cách khi đèn điện chứa nguồn sáng tạo ra\r\nđộ rọi cao hơn Ethr, RG1 ở các khoảng cách khi đèn điện chứa\r\nnguồn sáng tạo ra độ rọi thấp hơn Ethr.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Các trường hợp RG3 đối với\r\nnguy hiểm ánh sáng xanh là cực kỳ hiếm xảy ra. Do đó chúng không được xem xét\r\ntrong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nNếu tạo ra khả năng thứ ba thì phân loại\r\nnhóm rủi ro phụ thuộc vào các điều kiện sử dụng, ở khoảng cách nhỏ nhất khi người\r\ncó nhiều khả năng quan sát đèn điện, độ rọi cao hơn hay thấp hơn giá trị Ethr?\r\nKhoảng cách này phụ thuộc vào cơ cấu quang của đèn điện và do đó có thể không\r\nđược truyền từ nguồn sáng sơ cấp đến đèn điện. Nó có thể được tính khi đỉnh của\r\nphân bố quang theo góc từ cơ cấu đèn điện là đã biết, cả về độ lớn và hướng. Đối\r\nvới nhiều cơ cấu quang làm sắc chùm tia, các phân bố ánh sáng này đều đã biết,\r\nvì các phân bố này đều cần thiết cho việc thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp.
\r\n\r\nĐể tìm hướng lớn nhất của chùm tia, tức\r\nlà hướng có cường độ sáng lớn nhất, cần sử dụng quang kế góc để đánh giá phân bố\r\ncường độ sáng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Để tính khoảng cách từ đường\r\ncong phân bố quang và giá trị Ethr, áp dụng công thức sau,\r\nxem Hình 6:
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (4) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nI là cường độ của nguồn theo hướng chứa\r\nvị trí đánh giá Ethr;
\r\n\r\nd là khoảng cách từ nguồn sáng đến vị\r\ntrí này;
\r\n\r\nα là góc giữa hướng của\r\nánh sáng và vuông góc với mặt phẳng tại đó xác định Ethr.
\r\n\r\nMặt phẳng trên đó xác định Ethr\r\nvuông góc với hướng của ánh sáng và cosin của góc α bằng 1. Điều\r\nnày thể hiện điều kiện khi mắt nhìn trực diện vào nguồn sáng.
\r\n\r\nHình 6 - Quan\r\nhệ giữa độ rọi E, khoảng cách d và cường độ I
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp khi nguồn\r\nánh sáng trắng được che bởi bộ lọc màu, ví dụ để chiếu sáng an toàn, có thể thực hiện\r\ntheo cách tiếp cận sau nếu ảnh hưởng của bộ lọc màu lên KB,v là chưa biết.\r\nCó thể sử dụng nguồn ánh sáng trắng để xác định Ethr (nếu áp\r\ndụng được) và sau đó tính dthr. Khi nguồn được che bởi bộ lọc,\r\ncách tiếp cận bảo toàn sẽ giữ dthr\r\nnhư trong trường hợp không bị che. Vì điều này sẽ dẫn đến việc đánh giá quá chặt\r\nchẽ nên có thể thực hiện theo cách thay thế để đo đèn điện với bộ lọc được lắp\r\nvào.
\r\n\r\n7.2 Các điều\r\nkiện đo bức xạ
\r\n\r\nĐối với việc thực hiện thực tế của luồng\r\nthông tin đo mô tả trong 7.1, phải thiết lập các điều kiện đo tiêu chuẩn cho\r\nphép đo bức xạ trên nguồn sáng sơ cấp. Các điều kiện này phải tối thiểu quy định\r\nkhoảng cách đo và trường nhìn mà qua đó bức xạ được lấy trung bình. Phù hợp với\r\nthông lệ hiện có như cho trong TCVN 13079-1 (IEC 62471), khoảng cách 200 mm và\r\ntrường quan sát 0,011 rad sẽ cho điểm bắt đầu tốt. Các điều kiện này cho ra giá\r\ntrị bức xạ thực nếu trường nhìn không điền đầy vùng phát của nguồn. Vì điều này\r\nứng với đường kính chỉ 2,2 mm, đây là trường hợp đối với nhiều nguồn sáng.
\r\n\r\nNhư đề cập ở trên, kết quả chỉ có thể\r\nchuyển giao khi các điều kiện thử nghiệm của nguồn sáng sơ cấp đồng nhất với\r\ncác điều kiện thử nghiệm đối với đèn điện. Vì nhà chế tạo nguồn sáng sơ cấp\r\nnhìn chung sẽ không biết về các điều kiện thử nghiệm đối với đèn điện nên tối\r\nthiểu kết quả đối với điều kiện thử nghiệm trường hợp xấu nhất cần được ghi lại\r\n(ví dụ đối với các gói LED ở dòng điện danh định lớn nhất), cho phép báo cáo bổ\r\nsung kết quả đối với các điều kiện thử nghiệm quy định khác (ví dụ các gói LED ở\r\ncác mức dòng điện quy định thấp hơn dòng điện danh định lớn nhất).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Trường nhìn trường hợp xấu\r\nnhất 0,0017 rad được đề xuất cho phép đo bức xạ thực. Trong trường hợp nguồn sáng đồng\r\nnhất, sẽ không có chênh lệch giữa giá trị 0,0017 và giá trị 0,0011 rad. Tuy\r\nnhiên, trong trường hợp nguồn sáng có các điểm nóng độ chói cao, phép đo ở\r\n0,0017 sẽ tạo ra giá trị cao hơn. Giá trị này chỉ liên quan đến phân loại nhóm\r\nrủi ro nếu điểm nóng độ chói cao được mở rộng bởi cơ cấu quang của đèn điện đến\r\nmức độ nó che trường nhìn 0,011 rad ở khoảng cách liên quan đến ứng dụng cụ thể.\r\nĐiều này chỉ xảy ra đối với các cơ cấu quang chùm tia rất hẹp mà không\r\nbào ép hay phân đoạn bất kỳ để phân loại ra sự không đều đặn trong nguồn sáng, được\r\nquan sát từ khoảng cách không lớn hơn nhiều so với 200 mm, và có thể được coi\r\nlà kịch bản ít có khả năng xảy ra.
\r\n\r\nNếu trường nhìn 0,011 rad chùm lên nguồn\r\nsáng ngay cả ở khoảng cách 200 mm, phép đo không đưa ra giá trị bức xạ thực.\r\nTrong trường hợp này, có thể tiến hành theo hai cách sau.
\r\n\r\na) Trường nhìn của phép đo có thể giảm\r\nxuống sao cho nó không chùm lên nguồn sáng. Trong trường hợp đó, giá trị bức xạ\r\nLB được xác định, và một trong ba trường hợp cho trong 7.1 có thể được\r\nấn định cho nguồn sáng.
\r\n\r\nb) Phép đo được thực hiện là phép đo độ\r\nchiếu xạ. Điều này sẽ đưa ra dữ liệu để tính Ethr. Vì không\r\nthực hiện phép đo bức xạ nên trường hợp xấu nhất được giả thiết và chỉ có thể\r\ntạo ra trường hợp c) của 7.1: giá trị Ethr đối với RG2.
\r\n\r\nMột số nguồn sáng có thể phát ra nhiều\r\nánh sáng đến mức về mặt kỹ thuật không thể tạo ra phép đo ở 200 mm, do quá nhiệt\r\nhoặc bão hòa thiết bị đo. Trong các trường hợp này, khoảng cách đo có thể được\r\ntăng lên đến giá trị thấp nhất mà khi đó phép đo trở nên có thể. Ngoài ra, nó\r\ncũng sẽ phải đánh giá nếu trường nhìn chùm hoặc không chùm lên nguồn sáng. Nếu\r\nnó không chùm lên nguồn sáng thì phép đo sẽ tạo ra giá trị bức xạ thực như mong\r\nmuốn. Nếu nó chùm lên nguồn sáng, cũng có lựa chọn để giảm góc nhìn hoặc thực\r\nhiện phép đo độ chiếu xạ và giả thiết trường hợp xấu nhất: trường hợp c) của\r\n7.1, giá trị Ethr đối với RG2.
\r\n\r\nHình 7 thể hiện sơ đồ luồng thông tin\r\ntổng hợp các phép đo cần thiết và thông tin cần được truyền xuống chuỗi từ nguồn\r\nsáng sơ cấp, để thực hiện phân loại đúng nhóm rủi ro của đèn điện trong ứng dụng.
\r\n\r\nCác phép đo trên nguồn sáng sơ cấp\r\nluôn được thực hiện ở 200 mm và trường nhìn 0,011 rad. Trong trường hợp RG0 được\r\nyêu cầu đối với ứng dụng nhất định của sản phẩm cuối cùng, có thể thực hiện\r\nphép đo thứ hai trên sản phẩm cuối cùng ở 200 mm và trường nhìn 0,1 rad. Trong\r\ntrường hợp này, kết quả sẽ không là “RG0 không giới hạn” và các kết quả đánh\r\ngiá không thể truyền cho các sản phẩm khác sử dụng cùng nguồn sáng.
\r\n\r\na Kết quả RGO\r\ntheo từ điều kiện ≤10 000 cd/m2 chỉ có hiệu lực đối với các nguồn\r\nsáng trắng.
\r\n\r\nHình 7 - Biểu\r\nđồ luồng thông tin từ nguồn sáng sơ cấp đến đèn điện dựa\r\ntrên nguồn sáng này
\r\n\r\nChuẩn an toàn sản phẩm áp dụng cho đèn\r\nđiện phải đưa ra hướng dẫn nhóm rủi ro phải được đánh giá ở khoảng cách nào hoặc\r\nở độ rọi nào. Điều này không liên quan đến tất cả các nguồn sáng sơ cấp không giới hạn\r\nRG0 và RG1, nhưng cần thiết trong trường hợp nguồn sáng sơ cấp có giá trị Ethr\r\nđối với RG2.
\r\n\r\n7.3 Trường hợp\r\nđặc biệt (I): Thay bằng bóng đèn hoặc môđun LED kiểu khác
\r\n\r\nĐiều 7.3 đưa ra khuyến cáo đối với trường\r\nhợp sau: khi bóng đèn hoặc môđun LED trong đèn điện có thể thay bằng bóng đèn\r\nhoặc môđun LED kiểu khác, kể cả thay bằng các bóng đèn LED mà đèn điện không được\r\nthiết kế để làm việc cùng.
\r\n\r\nPhân tích nêu chi tiết trong 7.1 và\r\n7.2 giả thiết rằng nhà chế tạo đèn điện biết chính xác nguồn sáng nào sẽ được sử\r\ndụng trong đèn điện. Trên thực tế, điều này thường chỉ đúng một phần. Trong khi\r\nđèn điện hiển nhiên được thiết kế với nguồn sáng sơ cấp nào đó, các chuẩn công\r\nnghiệp mở thường làm cho việc thay thế bằng bóng đèn khác kiểu trở nên khả thi.
\r\n\r\nKhuyến cáo rằng nhà chế tạo đèn điện\r\nđánh giá nhóm rủi ro đèn điện có sử dụng dữ liệu đối với nguồn sáng sơ cấp trường\r\nhợp xấu nhất (bóng đèn hoặc môđun LED) phù hợp với chuẩn giao diện. Điều này\r\nthường sẽ là nguồn sáng có độ chói cao (không nhất thiết có quang thông cao nhất)\r\nvà giá trị CCT cao nhất.
\r\n\r\n7.4 Trường hợp\r\nđặc biệt (II): Mảng và nhóm các nguồn sáng sơ cấp
\r\n\r\nĐiều 7.4 mô tả trường hợp phổ biến hơn\r\ntrong công nghệ chiếu sáng LED so với các công nghệ chiếu sáng khác. Nhiều\r\nmôđun LED gồm mảng các gói LED. Nhìn chung, vì không biết trước các hiệu ứng của\r\nbố trí hình học và/hoặc cơ cấu quang của đèn điện sẽ như thế nào trên độ chói\r\ntrung bình của mảng, nên tuân thủ cách tiếp cận bảo toàn để có kết quả hợp lệ đối\r\nvới tất cả các ứng dụng. Để bảo toàn, độ chói của một gói LED đơn lẻ được lấy\r\nlàm độ chói trung bình của toàn bộ mảng.
\r\n\r\nNhìn chung, sau đó cần lấy đầu ra của\r\nphép đo gói LED đơn lẻ làm cơ sở để đánh giá mảng các gói LED. Điều này có\r\nnghĩa là nếu trường hợp một gói LED đơn lẻ là RGO không giới hạn hoặc RG1 không\r\ngiới hạn, phân loại này cũng áp dụng trực tiếp cho mảng.
\r\n\r\nTrong trường hợp kết quả Ethr, Ethr của\r\ngói LED cũng áp dụng trực tiếp cho mảng. Mặt khác, Ethr của mảng là giống với\r\ngói LED. Khoảng cách ứng với Ethr khi đó được xác định bằng cách sử dụng cường\r\nđộ đỉnh của mảng đầy đủ.
\r\n\r\nĐối với đánh giá chi tiết hơn, tham khảo\r\nPhụ lục D. Việc đánh giá sử dụng các tham số hình học và tham số quang của mảng\r\nLED sẽ không tạo ra phân loại nhóm rủi ro cao hơn ở khoảng cách nhất định so với\r\ntiếp cận như nêu ở trên những trong một số trường hợp quy định có thể dẫn đến khoảng\r\ncách ngưỡng ngắn hơn đối với RG2.
\r\n\r\n\r\n\r\nQuan trọng cần lưu ý là, đối với những\r\nvấn đề nêu trên cần thực hiện theo cách có ý nghĩa, phải có phân biệt rõ ràng\r\ngiữa các điều kiện đối với phép đo\r\nvà điều kiện đánh giá rủi ro và thực hiện phân loại nhóm rủi ro. Trong khi khuyến\r\ncáo rằng các nguồn sáng sơ cấp được đo ở khoảng cách ngắn để thực hiện phép đo\r\nbức xạ thực, phân loại nhóm rủi ro vẫn phải phụ thuộc vào các điều kiện sử dụng\r\nthực tế. Vì điều này có thể thay đổi giữa các ứng dụng khác nhau, nên khuyến\r\ncáo xác định các điều kiện đánh giá trong tiêu chuẩn an toàn sản phẩm liên\r\nquan, bất cứ khi nào chúng khác với các điều kiện đánh giá (500 Ix đối với các\r\nsản phẩm chiếu sáng thông dụng, 200 mm đối với các ứng dụng chưa biết khác) như\r\nquy định trong tiêu chuẩn ngang, TCVN 13079-1 (IEC 62471).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Quan hệ về hình học giữa bức xạ, độ chiếu xạ\r\nvà cường độ bức xạ
\r\n\r\nTrường hợp hình học đơn giản hóa như\r\nthể hiện trên Hình A.1 được xem xét. Trong giới hạn của các góc trương nhỏ (khi\r\ncosin của góc trương xấp xỉ bằng 1), tồn tại các quan hệ sau giữa các đại lượng\r\nquang và hình học:
\r\n\r\n\r\n I = L . A \r\n | \r\n \r\n (A.1) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nI là cường độ nguồn sáng theo hướng\r\nđang xét;
\r\n\r\nL là độ chói của nguồn\r\nsáng;
\r\n\r\nA là diện tích biểu kiến\r\ncủa nguồn sáng, là diện tích thực chiếu lên mặt phẳng vuông góc với hướng đang\r\nxét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: ở đây nó được xác định theo\r\ncác đại lượng trắc quang. Các quan hệ này chính xác là như nhau đối với các đại\r\nlượng bức xạ và đại lượng nguy hiểm ánh sáng xanh.
\r\n\r\nQuan hệ này đi từ định nghĩa đèn điện.\r\nGiả thiết độ chói không đổi trong một diện tích bề mặt; nếu không, công thức\r\nnày có thể vẫn được áp dụng, nhưng khi đó L là độ chói trung bình trên diện\r\ntích bề mặt đó.
\r\n\r\nHình A.1 -\r\nHình ảnh phác họa trường hợp được xem xét trong Phụ lục A
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (A.2) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nΩ là góc khối trương;
\r\n\r\nA diện tích biểu kiến\r\ncủa nguồn sáng như xác định ở trên;
\r\n\r\nd là khoảng cách từ\r\nnguồn sáng đến mặt phẳng phát hiện.
\r\n\r\nCông thức này đi từ định nghĩa cơ bản\r\ncủa góc khối. Trong định nghĩa chính xác, A được xác định là diện tích trên quả\r\ncầu có bán kính d giao cắt với hình nón mô tả Ω. Khi Ω nhỏ, diện tích\r\nnày gần bằng diện tích của mặt phẳng giao cắt với hình nón mô tả Ω. Ω có thể được\r\ncoi là nhỏ khi cos α ≈ 1, trong đó α là góc tại đỉnh\r\ncủa hình nón chứa Ω. Đối với α = 0,011 rad, đây chính là trường hợp nêu\r\ntrên vì cos α = 0,999 94.
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (A.3) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nE là độ rọi lên mặt phẳng\r\nphát hiện;
\r\n\r\nI là cường độ theo hướng từ nguồn sáng\r\nđến mặt phẳng phát hiện;
\r\n\r\nd là khoảng cách từ\r\nnguồn sáng đến mặt phẳng phát hiện.
\r\n\r\nĐây là mối quan hệ nổi tiếng với nhiều\r\nnhà thiết kế chiếu sáng, có hiệu lực trong trường hợp một nguồn với góc khối nhỏ.
\r\n\r\nKết hợp công thức (A.1) với công thức\r\n(A.3) ta có
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (A.4) \r\n | \r\n
Và khi đó, kết hợp công thức (A.4) với\r\ncông thức (A.2) ta có:
\r\n\r\n\r\n E = L . Ω \r\n | \r\n \r\n (A.5) \r\n | \r\n
Quan hệ này có nghĩa là, khi mức độ rọi\r\nkhông đổi, có một quan hệ tỷ lệ nghịch giữa độ chói và góc khối. Góc khối càng\r\nlớn thì độ chói càng nhỏ, và ngược lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Sự phụ thuộc của tmax vào khoảng cách đối với\r\nmột nguồn sáng nhất định
\r\n\r\nMột bức tranh tổng thể về những gì xảy\r\nra với tmax là hàm phụ\r\nthuộc khoảng cách quan sát có thể có được theo cách dưới đây.
\r\n\r\nĐối với nguồn sáng có bức xạ lấy trọng\r\nsố theo ánh sáng xanh LB và đường kính D, có quan hệ tmax như dưới\r\nđây.
\r\n\r\nCơ chế nguồn lớn: khoảng cách quan sát\r\nd khi góc trương lớn hơn 0,011 rad: đây là trường hợp khi d < D / 0,011.\r\nTrong cơ chế này, tmax được xác định\r\nbằng giá trị LB qua công thức
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (B.1) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nLB là bức xạ lấy\r\ntrọng số theo ánh sáng xanh; và
\r\n\r\ntmax ngoài điều\r\nkiện biên d < D / 0,011 rad, không phụ thuộc vào khoảng cách.
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (B.2) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nEB là độ chiếu\r\nxạ lấy trọng số theo ánh sáng xanh.
\r\n\r\nGiá trị EB có thể được\r\ntính từ giá trị LB và từ diện\r\ntích biểu kiến A của nguồn sáng, sử dụng công thức (A.4):
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (B.3) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nEB là độ\r\nchiếu xạ lấy trọng số theo ánh sáng xanh;
\r\n\r\nLB là bức xạ lấy\r\ntrọng số theo ánh sáng xanh;
\r\n\r\nA diện tích biểu kiến\r\ncủa nguồn sáng; và
\r\n\r\nd là khoảng cách quan\r\nsát.
\r\n\r\nKết quả là tmax phụ thuộc\r\nvào bình phương khoảng cách quan sát:
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (B.4) \r\n | \r\n
Khi d = D/0,011, hai cơ chế đáp ứng;\r\nkhi được tính theo định nghĩa nguồn sáng lớn, tmax = 106\r\ns / (LB[W/(m2sr)])\r\nvẫn đúng (vì nó không phụ thuộc vào khoảng cách). Khi được đánh giá theo định\r\nnghĩa nguồn sáng nhỏ, thay d = D/0,011 và A = π(D/2)2 = (π/4)D2\r\n(giả thiết nguồn tròn hoặc nguồn cầu) và có:
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (B.4) \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nLB là bức xạ được\r\nlấy trọng số theo ánh sáng xanh; và
\r\n\r\nD là đường kính nguồn sáng.
\r\n\r\nKết quả này chỉ sai lệch vài phần trăm\r\nso với giá trị nguồn lớn tại khoảng cách này. Sai lệch chính xác phụ thuộc vào\r\nhình dạng của nguồn.
\r\n\r\nTừ điểm này về phía các khoảng cách lớn\r\nhơn, tmax sẽ tăng tỷ lệ\r\nthuận với d2. Với mục đích của thảo luận này, điều này có\r\nnghĩa là nguồn sáng bất kỳ sẽ có tmax ngắn nhất ở\r\ncác khoảng cách ngắn trong cơ chế nguồn lớn. Ở các khoảng cách lớn hơn, trong\r\ncơ chế nguồn nhỏ, tmax sẽ luôn dài\r\nhơn.
\r\n\r\nHình B.1 thể hiện đáp ứng chung của tmax là hàm của\r\nkhoảng cách, như được cho theo công thức ở trên. Để có đường cong chung, không\r\nphụ thuộc vào LB và D, trục\r\nhoành được chia theo D và trục tung được nhân với LB, để có tmax x LB = 106 đối với\r\ntất cả các nguồn sáng trong cơ chế nguồn lớn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điểm chuyển đổi từ cơ chế\r\nnguồn lớn (đường thẳng, không phụ thuộc vào d) sang cơ chế nguồn nhỏ (phụ thuộc\r\nvào bình phương của d) nằm tại d = D/0,011 = 91D.
\r\n\r\nHình B.1 - Thể\r\nhiện chung của tmax là hàm của khoảng cách quan sát d,
\r\nđối với nguồn sáng bất kỳ có độ chói đồng nhất L và đường kính D
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
C.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nPhụ lục C đưa ra bản tổng hợp\r\ncác khuyến cáo của tiêu chuẩn này để hỗ trợ cho việc áp dụng nhất quán TCVN\r\n13079-1 (IEC 62471) cho các nguồn sáng và đèn điện nhằm đánh giá nguy hiểm ánh\r\nsáng xanh. Điều C.2 mô tả các trường hợp khi việc đánh giá nhóm rủi ro có thể\r\nđược thực hiện mà không cần các phép đo phổ chi tiết. Đối với tất cả các trường\r\nhợp khác, Điều C.3 đến C.5 sẽ cung cấp hướng dẫn cách thức thực hiện phép đo và\r\nthông tin cần đạt được để xác định phân loại nhóm rủi ro.
\r\n\r\nC.2 Trường hợp\r\nphân loại RG0 hoặc RG1 không yêu cầu phép đo bức xạ hoặc độ chiếu xạ
\r\n\r\nC.2.1 Điều kiện\r\nbiên
\r\n\r\nĐối với chỉ ánh sáng trắng, nếu độ\r\nchói thực của nguồn sáng nhỏ hơn 10 000 cd/m2, nó được phân loại là\r\nRG0.
\r\n\r\nNgoài ra, đối với chỉ ánh sáng trắng,\r\nnguồn sáng và đèn điện bất kỳ sử dụng nguồn sáng đó được coi là RGO hoặc RG1,\r\nmà không có đánh giá phổ thêm, khi đó áp dụng một điều kiện bất kỳ trong các điều\r\nkiện được cho trong C.2.2 và C.2.3.
\r\n\r\nCác giá trị đề cập trong Bảng C.1 (xem\r\nHình C.1) và Bảng C.2 (xem Hình C.2) được thiết kế làm giới hạn trên khi không\r\ncần thực hiện các phép đo. Khi nguồn sáng hoặc đèn điện có độ chói hoặc độ rọi\r\nthấp hơn các giá trị đề cập, có thể dự đoán rằng phép đo bất kỳ sẽ luôn đưa ra\r\ncâu trả lời tối đa là RG1 không giới hạn; do đó không phải thực hiện phép đo.\r\nKhi nguồn sáng hoặc đèn điện có độ chói hoặc độ rọi cao hơn các giá trị được đề\r\ncập này, nó vẫn có thể là RG1 không giới hạn, nhưng yêu cầu phép đo để chứng\r\nminh điều này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Các giá trị độ chói và độ rọi được đề\r\ncập trong Bảng C.1 và Bảng C.2 dựa trên ước lượng nguy hiểm ánh sáng xanh liên\r\nquan đến CCT, ở đó biên an toàn có hệ số 2 được đưa vào để tính đến độ không đảm\r\nbảo đo trong ước lượng này. Sử dụng hệ số an toàn 2 là do việc sử dụng dữ liệu\r\nđo quang thay vì dữ liệu đo bức xạ.
\r\n\r\nC.2.2 Các giá trị độ\r\nchói thực xác định nhóm rủi ro không lớn hơn RG1
\r\n\r\nNếu độ chói thực của nguồn sáng phù hợp\r\nvới các giá trị dưới đây đối với các nhiệt độ màu tương quan (CCT), phân loại của\r\nnó sẽ không lớn hơn RG1.
\r\n\r\nBảng C.1 -\r\nCác giá trị độ chói xác định nhóm rủi ro không lớn hơn RG1
\r\n\r\n\r\n CCT danh định \r\nK \r\n | \r\n \r\n Độ chói L \r\nMcd/m2 \r\n | \r\n
\r\n CCT ≤ 2 350 \r\n | \r\n \r\n 40 \r\n | \r\n
\r\n 2 350 <\r\n CCT ≤ 2 850 \r\n | \r\n \r\n 18,5 \r\n | \r\n
\r\n 2 850 <\r\n CCT ≤ 3 250 \r\n | \r\n \r\n 14,5 \r\n | \r\n
\r\n 3 250 <\r\n CCT ≤ 3 750 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n
\r\n 3 750 <\r\n CCT ≤ 4 500 \r\n | \r\n \r\n 8,5 \r\n | \r\n
\r\n 4 500 <\r\n CCT ≤ 5 750 \r\n | \r\n \r\n 6,5 \r\n | \r\n
\r\n 5 750 <\r\n CCT ≤ 8 000 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n
\r\n Dữ liệu\r\n danh định của nhà chế tạo đối với CCT và độ chói có thể được sử dụng làm cơ sở\r\n cho đánh giá này. \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Hình C.1 -\r\nCác giá trị độ chói từ Bảng C.1 liên quan đến biên RG1/RG2 là hàm của nhiệt độ\r\nmàu tương quan
\r\n\r\nC.2.3 Các giá trị độ\r\nrọi xác định nhóm rủi ro không lớn hơn RG1
\r\n\r\nNếu độ chói thực của nguồn sáng không\r\nphù hợp với các giá trị trong C.2.2, nhưng độ rọi từ đèn điện theo hướng đó có cường độ\r\nlớn nhất, tại khoảng cách quy định, phù hợp với các giá trị dưới đây đối với\r\ncác nhiệt độ màu tương quan (CCT), phân loại của nó sẽ không lớn hơn RG1.
\r\n\r\nBảng C.2 -\r\nCác giá trị độ rọi xác định nhóm rủi ro không lớn hơn RG1
\r\n\r\n\r\n CCT danh định \r\nK \r\n | \r\n \r\n Độ rọi E \r\nIx \r\n | \r\n
\r\n CCT ≤ 2 350 \r\n | \r\n \r\n 4 000 \r\n | \r\n
\r\n 2 350 <\r\n CCT ≤ 2 850 \r\n | \r\n \r\n 1 850 \r\n | \r\n
\r\n 2 850 <\r\n CCT ≤ 3 250 \r\n | \r\n \r\n 1 450 \r\n | \r\n
\r\n 3 250 <\r\n CCT ≤ 3 750 \r\n | \r\n \r\n 1 100 \r\n | \r\n
\r\n 3 750 <\r\n CCT ≤ 4 500 \r\n | \r\n \r\n 850 \r\n | \r\n
\r\n 4 500 <\r\n CCT ≤ 5 750 \r\n | \r\n \r\n 650 \r\n | \r\n
\r\n 5 750 <\r\n CCT ≤ 8 000 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Hình C.2 -\r\nCác giá trị độ rọi từ Bảng C.2 liên quan đến biên RG1/RG2
\r\nlà hàm của nhiệt độ màu tương quan
C.3 Trường hợp đối\r\nvới phân loại các nguồn sáng lớn hơn 2,2 mm và đèn điện sử dụng các nguồn sáng\r\nnày
\r\n\r\nĐối với trường hợp các nguồn sáng có\r\nđường kính > 2,2 mm, cần áp dụng như sau.
\r\n\r\na) Các phép đo bức xạ TCVN 13079-1\r\n(IEC 62471) cần thực hiện ở khoảng cách 200 mm với trường nhìn 0,011 rad ở\r\n(các) dòng điện như xác định trong 7.2.
\r\n\r\nb) Nếu LB < 100 W(m2-sr),\r\nnguồn sáng được phân loại là RG0.
\r\n\r\nc) Nếu LB < 10 000\r\nW(m2-sr) và > 100 W(m2-sr), nguồn sáng được phân loại\r\nlà RG1.
\r\n\r\nd) Trường hợp LB > 10 000\r\nW(m2-sr), cần tính độ rọi lớn nhất Ethr tương ứng\r\nvới phân loại biên RG1/RG2 (EB = 1 W/m2).
\r\n\r\ne) Nhà chế tạo nguồn sáng cần cung cấp\r\nthông tin liên quan đến phân loại RGO, RG1 hoặc Ethr của nguồn\r\nsáng khi thích hợp.
\r\n\r\nf) Đối với các đèn điện sử dụng các\r\nnguồn sáng lớn được phân loại là RGO hoặc RG1, phân loại RG của nguồn có thể được\r\ntruyền trực tiếp cho đèn điện, không phụ thuộc vào hệ thống quang mà đèn điện sử\r\ndụng.
\r\n\r\ng) Đối với các đèn điện sử dụng các\r\nnguồn sáng lớn được phân loại với giá trị Ethr (điều kiện\r\nbiên RG1/RG2), cảnh báo không nhìn trực diện vào đèn điện hoặc cần ghi vào báo\r\ncáo khoảng cách từ đèn điện mà nguy hiểm ánh sáng xanh được suy giảm còn RG1.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Kỳ vọng có sự soát xét tiêu\r\nchuẩn TCVN 7722 (IEC 60598) để quy định chính xác các yêu cầu an toàn đối với\r\nđèn điện theo khía cạnh này.
\r\n\r\nC.4 Trường hợp\r\nphân loại các nguồn sáng nhỏ hơn 2,2 mm và đèn điện sử dụng các nguồn sáng này
\r\n\r\nĐối với trường hợp nguồn nhỏ có đường\r\nkính < 2,2 mm, cần áp dụng như sau: Phép đo có thể được thực hiện như nêu\r\nchi tiết bởi điểm a) hoặc điểm b) trong 7.2 để thiết lập thông số đặc trưng\r\nRG0, RG1 hoặc giá trị Ethr của nguồn sáng.
\r\n\r\nC.5 Trường hợp\r\nphân loại các nguồn sáng có những khó khăn thực tế khi đo ở\r\n200 mm
\r\n\r\nPhép đo có thể được thực hiện ở giá trị\r\nkhoảng cách ngắn nhất khi có thể thực hiện nó. ở khoảng cách này và ở trường\r\nnhìn 0,011 rad, nếu nguồn sáng này là lớn (tức là góc trương của nó lớn hơn\r\n0,011 rad), thực hiện theo quy trình nêu trong Điều C.3. ở khoảng cách này và ở\r\ntrường nhìn 0,011 rad, nếu nguồn sáng này là nhỏ (tức là góc trương của nó nhỏ\r\nhơn 0,011 rad), thực hiện theo quy trình nêu trong Điều C.4.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Đánh giá chi tiết các mảng và nhóm các nguồn\r\nsáng sơ cấp, bao gồm các gói LED
\r\n\r\nD.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nPhụ lục D đề cập đến việc đánh giá các\r\nmảng và nhóm các nguồn sáng sơ cấp. Nó thể hiện cách tiếp cận theo từng bước để\r\nđi đến đánh giá chi tiết hơn của nguy hiểm ánh sáng xanh của các mảng và nhóm\r\nLED. Các môđun LED, đèn điện LED và/hoặc bóng đèn LED thường bao gồm nhiều gói\r\nLED. Phụ lục này đưa ra đánh giá chi tiết đối với các sản phẩm có phân bố các gỏi\r\nLED riêng rẽ đã được xác định, có hoặc không có cơ cấu quang thứ cấp. Trong các\r\ntrường hợp đó, nó\r\ncó thể được kiểm tra xác nhận bằng các tính toán và các phép đo bổ sung mà cách\r\ntiếp cận bảo toàn như nêu chi tiết trong 7.4 có thể quá chặt chẽ. Đối với các\r\ntrường hợp ít xác định hơn, người đọc vẫn tham khảo nội dung chính của 7.4 ở đó\r\ngiải thích cách tiếp cận bảo toàn.
\r\n\r\nD.2 Cách tiếp cận
\r\n\r\nD.2.1 Đánh giá theo\r\nbước
\r\n\r\nCác tiếp cận theo bước dưới đây có thể\r\nđược xem xét để truyền dữ liệu từ một gói LED đơn lẻ đến toàn bộ mảng hoặc nhóm\r\ncuối cùng, ở đây đưa ra 4 bước sử dụng chung cho mọi kiểu mảng:
\r\n\r\nKhả năng áp dụng của các bước từ 1 đến\r\n6 được cho trong Bảng D.1.
\r\n\r\nBảng D.1 - Khả\r\nnăng áp dụng của các bước từ 1 đến 6
\r\n\r\n\r\n Trường hợp\r\n 1: có sẵn dữ liệu gói LED a \r\n | \r\n \r\n Trường hợp\r\n 2: không có sẵn dữ liệu gói LED a nhưng có thể đo \r\n | \r\n \r\n Trường hợp\r\n 3: không có sẵn dữ liệu gói LED a và không thể đo \r\n | \r\n
\r\n Cách tiếp cận: \r\nThực hiện đánh giá một gói LED đơn lẻ\r\n và đánh giá b cả mảng \r\n | \r\n \r\n Cách tiếp cận: \r\nĐánh giá b một gói LED\r\n đơn lẻ và sau đó đánh giá b cả mảng \r\n | \r\n \r\n Cách tiếp cận: \r\nĐánh giá b toàn bộ mảng\r\n các gói LED \r\n | \r\n
\r\n Áp dụng bước 1 đến 5. Bước 6 là tùy\r\n chọn. \r\n | \r\n \r\n Áp dụng bước 1 đến 5. Bước 6 là tùy\r\n chọn. \r\n | \r\n \r\n Áp dụng 7.4 và các bước 3 đến 4. \r\n | \r\n
\r\n a Dữ liệu\r\n gói LED là các kết quả đánh giá quang sinh học theo tiêu chuẩn này đối với một\r\n gói LED đơn lẻ. \r\nb Đánh giá\r\n có nghĩa là đánh giá quang sinh học\r\n theo tiêu chuẩn này. \r\n | \r\n
Dưới đây là các bước khác nhau được mô\r\ntả chi tiết hơn.
\r\n\r\nBước 1:
\r\n\r\n- Đánh giá gói LED đơn lẻ được sử dụng\r\nđể tạo thành mảng hoặc nhóm. Mảng hoặc nhóm không thể có phân loại cao hơn các\r\nthành phần của nó.
\r\n\r\n- Nếu gói LED là RGO không giới hạn\r\nthì mảng hoặc nhóm là RGO không giới hạn.
\r\n\r\n- Đánh giá có thể kết thúc ở đây.
\r\n\r\n- Nếu gói LED là RG1 không giới hạn\r\nthì mảng hoặc nhóm là RG1 không giới hạn.
\r\n\r\n- Đánh giá có thể kết thúc ở đây.
\r\n\r\n- Nếu gói LED được đánh giá có Ethr\r\nthì mảng hoặc nhóm sẽ cần phân tích thêm được cho trong các bước tiếp theo.
\r\n\r\nBước 2:
\r\n\r\n- Sử dụng giá trị độ rọi Ethr\r\ncủa gói LED đơn lẻ, có thể xác định khoảng cách dN ở đó toàn bộ\r\nmảng, được xét với trường nhìn đầy đủ, đạt đến độ rọi này. Khoảng cách tại đó mảng\r\nđạt đến ngưỡng độ rọi được xác định bởi cường độ đỉnh của toàn bộ mảng và sử dụng\r\nluật bình phương nghịch đảo.
\r\n\r\n- Việc đánh giá gói LED đơn lẻ thường\r\nđược thực hiện mà không có cơ cấu quang thứ cấp. Trong trường hợp các mảng hoặc\r\nnhóm được tạo thành từ các gói LED ghép nối với cơ cấu quang thứ cấp, dN cần được xác\r\nđịnh với các cơ cấu quang đặt đúng vị trí (tạo ra phân bố ánh sáng khác so với\r\ntrong phép đo gói LED đơn lẻ). Giá trị độ rọi được tìm thấy theo phương có cường\r\nđộ sáng lớn nhất.
\r\n\r\nBước 3:
\r\n\r\n- Ở khoảng cách dN, bức xạ\r\ntrung bình được lấy trọng số theo ánh sáng xanh của mảng đầy đủ có thể được\r\ntính bằng cách sử dụng công thức sau: LB,mảng = (1 W/m2.dN2) / Amảng, trong đó Amảng là diện tích\r\nnhỏ nhất chỉ vừa\r\nchứa đủ tất cả bề mặt phát ánh sáng của mảng. Công thức này được suy ra từ Điều\r\nD.3.
\r\n\r\nBước 4:
\r\n\r\n- Trong trường hợp bức xạ trung bình lấy\r\ntrọng số theo ánh sáng xanh lớn hơn 10 000 W/(m2-sr) thì toàn bộ mảng\r\ncó điều kiện biên tại khoảng cách dN. Trong trường\r\nhợp này, cách tiếp cận bảo toàn như nêu trong 7.4 là hợp lý và không bị quá chặt\r\nchẽ.
\r\n\r\nĐánh giá kết thúc ở đây
\r\n\r\n- Khi toàn bộ mảng không có bức xạ\r\ntrung bình lấy trọng số theo ánh sáng xanh lớn hơn 10 000 W/(m2.sr) thì ngưỡng\r\nkhoảng cách của mảng đối với điều kiện biên nhỏ hơn dN. Trong trường\r\nhợp này, các tiếp cận bảo toàn có thể được coi là quá chặt chẽ và phân tích và\r\ncác phép đo bổ sung có thể kiểm tra xác nhận khoảng cách ngắn hơn đối với điều\r\nkiện biên. Mảng vẫn có ngưỡng khoảng cách, vì gói LED đơn lẻ từ đó tạo thành mảng\r\ncó ngưỡng độ rọi.
\r\n\r\nTại điểm này, sau bước 4, đánh giá được\r\nhoàn thành với các bước bổ sung nêu trong D.2.2.
\r\n\r\nD.2.2 Kiểu mảng và\r\ncác bước bổ sung
\r\n\r\nMảng có thể được tạo thành theo các cấu\r\nhình khác nhau và có hoặc không có cơ cấu quang thứ cấp. Các mảng có cơ cấu quang\r\nthứ cấp thường được sử dụng cho chiếu sáng có định hướng, chiếu quét, chiếu lướt\r\nvà/hoặc khi yêu cầu chiếu sáng của công việc cụ thể. Hình D.1 thể hiện một số\r\nloại thấu kính thứ cấp được sử dụng cho các loại ứng dụng này.
\r\n\r\nHình D.1 - Ví\r\ndụ về các thấu kính thứ cấp có phân bố ánh sáng đồng nhất và sắp thẳng hàng
\r\n\r\nNhư thể hiện trên Hình D.1, thiết kế của\r\ncác loại thấu kính này có thể rất khác nhau, ở đây chỉ xem xét các loại thấu\r\nkính có biên rõ ràng đối với một gói LED đơn lẻ. Khi không như vậy thì việc đánh\r\ngiá mảng này được thực hiện có xét đến tiếp cận bảo toàn như nêu trong 7.4.
\r\n\r\nCác loại mảng khác được thể hiện trong\r\nHình D.2. Loại mảng này thường được sử dụng cho các ứng dụng chiếu sáng thông dụng\r\nkhi một vài gói LED được đặt cùng nhau để có thêm quang thông trong chùm tia rộng\r\nhơn hoặc được sử dụng cho hiệu ứng ánh sáng tuyến tính ví dụ như đèn dạng\r\nthanh. Trong hầu hết các trường hợp, bố trí này được sử dụng cùng với các cơ cấu\r\nphản xạ để định hướng quang thông của tất cả các gói LED.
\r\n\r\nHình D.2 - Ví\r\ndụ về mảng LED có các gói LED để trần
\r\n\r\nViệc đánh giá nguy hiểm ánh sáng xanh\r\nđối với loại mảng bất kỳ bắt đầu với quy trình từ bước 1 đến bước 4 của D.2.1.\r\nKhi xảy ra lựa chọn thứ hai của bước 4, nhà chế tạo sản phẩm cuối cùng (tức là\r\nnhà chế tạo bóng đèn LED, mô đun LED và/hoặc đèn điện) có thể tiếp tục phân\r\ntích để thể hiện bước 5. Như một tùy chọn, bước 6 cũng được thể hiện.
\r\n\r\nBước 5:
\r\n\r\n- Xác định khoảng cách d1, ở đó xảy ra\r\nEthr của các gói LED đơn lẻ (có hoặc không có cơ cấu quang).
\r\n\r\n- Ở khoảng cách d1 này, đánh\r\ngiá xem một hoặc nhiều thành phần LED có nằm trong trường nhìn 11 mrad không.
\r\n\r\n- Trong trường hợp chỉ có một thành phần\r\nLED, trường hợp a, thì d1 sẽ là khoảng cách tại đó xảy ra điều\r\nkiện biên đối với toàn bộ mảng. Việc đánh giá kết thúc ở đây và d1 được ghi lại\r\nlà khoảng cách ngưỡng đối với mảng, d1 = dthr.
\r\n\r\n- Trong trường hợp chỉ có một thành phần\r\nLED, trường hợp b, thì dN sẽ là khoảng cách tại đó xảy ra điều\r\nkiện biên đối với toàn bộ mảng. Việc đánh giá kết thúc ở đây và d1 được ghi lại\r\nlà khoảng cách ngưỡng đối với toàn bộ mảng,dN = dthr.
\r\n\r\nHình D.3 thể hiện sự khác nhau giữa\r\ntrường hợp a và trường hợp b. Điều kiện để xảy ra trường hợp b là trong trường\r\nnhìn 11 mrad thể hiện một thành phần hoàn toàn cộng với tối thiểu một phần của\r\nthành phần thứ hai.
\r\n\r\nHình D.3 -\r\nĐánh giá một hoặc nhiều thành phần LED nằm trong trường nhìn 11 mrad ở khoảng cách d1
\r\n\r\nBước 6 (tùy chọn):
\r\n\r\n- Nếu xảy ra trường hợp b, có thể thực\r\nhiện phép đo đánh giá quang sinh học của mảng bằng cách sử dụng trường nhìn 11\r\nmrad ở khoảng cách d1.
\r\n\r\n- Nếu bức xạ lấy trọng số ánh sáng\r\nxanh, được đo ở khoảng cách d1, không vượt quá 10 000 W/(m2.sr) thì điều\r\nkiện biên của toàn bộ mảng sẽ xảy ra ở khoảng cách d1, d1 = dthr.
\r\n\r\n- Nếu bức xạ lấy trọng số ánh sáng\r\nxanh, được đo ở khoảng cách d1, vượt quá 10 000 W/(m2-sr)\r\nthì điều kiện biên của toàn bộ mảng sẽ xảy ra ở khoảng cách d1, d1 = dthr.
\r\n\r\nĐối với các mảng có các cơ cấu quang\r\nkhác với cơ cấu đề cập ở trên thì các bước từ 1 đến 4 được coi là toàn diện và\r\nkhoảng cách ngưỡng được coi là dN. Ngoài ra, quan hệ giữa khoảng cách dN\r\nvà khoảng cách lắp đặt có thể tìm được có xét đến phân bố ánh sáng của sản phẩm\r\ncuối cùng.
\r\n\r\nD.2.3 Lưu đồ hoàn\r\nchỉnh
\r\n\r\nHình D.4 thể hiện bằng sơ đồ các bước\r\nđược mô tả trong D.2.1 và D.2.2 để đánh giá chi tiết nguy hiểm quang sinh học của\r\nmảng LED.
\r\n\r\nHình D.4 -\r\nLưu đồ hoàn chỉnh để đánh giá chi tiết các mảng và nhóm nguồn sáng sơ cấp
\r\n\r\nD.3 Nguồn gốc của\r\ncông thức bức xạ trung bình của toàn bộ mảng
\r\n\r\nĐiều này đưa ra nguồn gốc của công thức\r\nbức xạ được sử dụng trong lưu đồ để đánh giá bức xạ trung bình lấy trọng số\r\ntheo ánh sáng xanh của toàn bộ mảng.
\r\n\r\nVới công thức (A.4), bức xạ trung bình\r\nlấy trọng số theo ánh sáng xanh trong phạm vi trường nhìn 11 mrad được tính như\r\nsau:
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (D.1) \r\n | \r\n
Vì thực tế là ta đang đánh giá ở khoảng\r\ncách dN, độ chiếu xạ EB bằng 1 W/m2.\r\nTrong trường hợp đó, công thức (D.1) có thể được viết thành:
\r\n\r\n\r\n | \r\n \r\n (D.2) \r\n | \r\n
Từ công thức này có thể suy ra rằng chỉ\r\ncác mảng có bức xạ trung bình > 10 000 W/(m2.sr) sẽ có góc\r\nkhối < 10-4 sr; 10-4 sr là góc khối ứng với nón có góc\r\nở đỉnh là 11 mrad.
\r\n\r\nĐiều này có nghĩa là nếu mảng có bức xạ\r\ntrung bình lớn hơn hoặc bằng 10 000 w/(m2.sr) thì ở khoảng\r\ncách dN, góc khối được trương nhỏ hơn hoặc bằng góc ứng với 11 mrad.\r\nVà khi đó dN được lấy là khoảng cách ngưỡng đối với toàn bộ mảng.
\r\n\r\nNếu bức xạ trung bình nhỏ hơn 10 000 W/(m2.sr), toàn bộ\r\nmảng không có khoảng cách ngưỡng và khoảng cách thích hợp là gần mảng hơn và ở\r\nđó một thành phần đơn lẻ sẽ tạo ra độ chiếu xạ hoặc bức xạ cần thiết.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Thư mục tài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\n[1] TCVN 7722-1 (IEC 60598-1), Đèn\r\nđiện - Phần 1: Yêu cầu chung và thử nghiệm
\r\n\r\n[2] TCVN 13079-2 (IEC TR 62471-2), An\r\ntoàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn - Phần 2: Hướng dẫn về\r\ncác yêu cầu chế tạo liên quan đến an toàn bức xạ quang không laser
\r\n\r\n[3] TCVN 9894 (IEC/TS 62504), Chiếu\r\nsáng thông dụng - LED và mô đun LED - Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n[4] CHAVEZ, J., Introduction to\r\nNon-lmage Optics (CRC Press, Boca Raton, Florida,2008), sec. 3.2: “Conservation\r\nof Etendua”
\r\n\r\n[5] ROBERTSON, A. R. “Computation of correlated\r\ncolor temperature and distribution temperature", J. Opt. Soc. Am. 58,\r\n1528-1525, 1968.
\r\n\r\n[6] CIE 1924, Commission\r\ninternationale de l’Eciairage\r\nproceedings, 1924
\r\n\r\n[7] CIE 1931, Commission\r\nInternationale de\r\nl’Eclairage\r\nproceedings of the 8th Sesion of CIE, Cambridge,\r\n19-29, 1931
\r\n\r\nMục lục
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng\r\n
\r\n\r\n2 Tài liệu viện\r\ndẫn
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và\r\nđịnh nghĩa
\r\n\r\n4 Quy định\r\nchung
\r\n\r\n5 Phổ, nhiệt độ\r\nmàu và nguy hiểm ánh sáng xanh
\r\n\r\n6 Gói LED,\r\nmôđun LED, bóng đèn và đèn điện
\r\n\r\n7 Luồng thông\r\ntin phép đo
\r\n\r\n8 Phân loại\r\nnhóm rủi ro
\r\n\r\nPhụ lục A (tham khảo) - Quan hệ về\r\nhình học giữa bức xạ, độ chiếu xạ và cường độ bức xạ
\r\n\r\nPhụ lục B (tham khảo) - Sự phụ thuộc của\r\ntmax vào khoảng\r\ncách đối với một nguồn sáng nhất định
\r\n\r\nPhụ lục C (tham khảo) - Tổng hợp\r\ncác khuyến cáo để hỗ trợ áp dụng nhất quán TCVN 13079-1 (IEC 62471) nhằm đánh\r\ngiá nguy hiểm ánh sáng xanh cho các nguồn sáng và đèn điện
\r\n\r\nPhụ lục D (tham khảo) - Đánh giá chi\r\ntiết các mảng và nhóm các nguồn sáng sơ cấp, bao gồm các gói LED
\r\n\r\nThư mục tài liệu tham khảo
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 (IEC TR 62778:2014) về Hướng dẫn áp dụng TCVN 13079-1 (IEC 62471) để đánh giá nguy hiểm ánh sáng xanh cho các nguồn sáng và đèn điện đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 (IEC TR 62778:2014) về Hướng dẫn áp dụng TCVN 13079-1 (IEC 62471) để đánh giá nguy hiểm ánh sáng xanh cho các nguồn sáng và đèn điện
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN13080:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Điện - điện tử |
Tình trạng | Còn hiệu lực |