Electric\r\nvehicle conductive charging system - Part 21-1: Electric vehicle on-board\r\ncharger EMC requirements for conductive connection to an AC/DC supply
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 13078-21-1:2020 hoàn toàn tương\r\nđương với IEC 61851-21-1:2017;
\r\n\r\nTCVN 13078-21-1:2020 do Ban kỹ thuật\r\ntiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công\r\nbố.
\r\n\r\nBộ tiêu chuẩn TCVN 13078 (IEC 61851), Hệ\r\nthống sạc điện có dây dùng cho xe điện, gồm có các\r\nphần sau:
\r\n\r\n- TCVN 13078-1:2020 (IEC\r\n61851-1:2017), Phần 1: Yêu cầu chung
\r\n\r\n- TCVN 13078-21-1:2020 (IEC\r\n61851-21-1:2017), Phần 21-1: Yêu cầu tương thích điện từ của bộ sạc lắp trên xe\r\nđiện kết nối có dây với nguồn cấp điện xoay chiều/một chiều
\r\n\r\n- TCVN 13078-21-2:2020 (IEC\r\n61851-21-2:2018), Phần 21-2: Yêu cầu về xe điện kết nối có dây với nguồn cấp điện\r\nxoay chiều/một chiều - Yêu cầu tương thích điện từ của bộ sạc không lắp trên xe\r\nđiện
\r\n\r\n- TCVN 13078-23:2020 (IEC\r\n61851-21-2:2014), Phần 23: Trạm sạc điện một chiều cho xe điện
\r\n\r\n\r\n\r\n
HỆ THỐNG SẠC\r\nĐIỆN CÓ DÂY DÙNG CHO XE ĐIỆN - PHẦN 21-1: YÊU CẦU TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI BỘ\r\nSẠC LẮP TRÊN XE ĐIỆN KẾT NỐI CÓ DÂY VỚI NGUỒN CẤP ĐIỆN XOAY CHIỀU/MỘT CHIỀU
\r\n\r\nElectric\r\nvehicle conductive charging system - Part 21-1: Electric vehicle on-board\r\ncharger EMC requirements for conductive connection to an AC/DC supply
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng cùng với IEC\r\n61851-1:2010\r\n1, đưa ra các\r\nyêu cầu đối với kết nối có dây của xe điện (EV) với nguồn cấp điện AC hoặc DC.\r\nTiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các bộ sạc lắp trên xe điện được thử nghiệm trên\r\nxe điện hoàn chỉnh hoặc được thử nghiệm trên hệ thống sạc mức thành phần (ESA -\r\ncụm lắp ráp điện tử).
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đề cập đến các yêu cầu\r\nvề tương thích điện từ (EMC) đối với các phương tiện giao thông truyền động bằng\r\nđiện (trong tiêu chuẩn này được gọi là xe điện) ở chế độ sạc bất kỳ trong khi\r\nđược đấu nối với lưới\r\nđiện.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không áp dụng cho các\r\nxe buýt điện chở người, tàu\r\nđiện, xe tải công nghiệp và các xe được thiết kế chủ yếu sử dụng ở nơi ngoài địa\r\nhình ví dụ như xe chuyên dụng trong rừng và trên công trường xây dựng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Yêu cầu an toàn cụ thể áp\r\ndụng cho thiết bị trên xe điện trong quá trình sạc điện được đề cập trong tiêu\r\nchuẩn khác khi được\r\nchỉ ra trong các điều tương ứng của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Xe điện (EV) bao gồm xe\r\nđiện thuần túy cũng như các xe điện hybrid kiểu cắm vào có thêm động cơ đốt\r\ntrong.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn dưới đây là cần\r\nthiết để áp dụng tiêu\r\nchuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng các bản\r\nđược nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên\r\nbản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
\r\n\r\nTCVN 7909-3-2:2020 (IEC\r\n61000-3-2:2014), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 3-2: Các giới hạn\r\n- Giới hạn đối với phát xạ dòng điện hài (dòng điện vào thiết bị ≤ 16 A mỗi pha)
\r\n\r\nTCVN 7909-3-12:2020 (IEC\r\n61000-3-12:2011), Tương thích điện từ (EMC) - Phần 3-12: Các giới hạn - Giới\r\nhạn đối với dòng điện hài được sinh ra bởi thiết bị nối với hệ thống điện hạ áp\r\ncó dòng điện đầu vào > 16 A và ≤ 75 A mỗi pha
\r\n\r\nTCVN 9053:2018 (ISO/TR 8713:2012), Phương\r\ntiện giao thông đường bộ chạy điện - Từ vựng
\r\n\r\nIEC 60038:2009 2, IEC\r\nstandards voltage (Điện áp tiêu chuẩn)
\r\n\r\nIEC 61000-3-3:2013 3, Electromagnetic\r\ncompatibility (EMC) - Part 3-3: Limits - Limitation of voltage changes, voltage\r\nfluctuations and flicker in public low-voltage supply systems, for equipment\r\nwith rated current ≤ 16 A per phase and not subject to conditional\r\nconnection (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 3-3: Các giới hạn -\r\nGiới hạn đối với sự thay đổi điện áp, thăng\r\ngiáng điện áp và nháy trong các hệ thống điện hạ áp công cộng, dùng cho thiết bị\r\ncó dòng điện danh định ≤ 16 A mỗi pha và kết nối không điều kiện)
\r\n\r\nIEC 61000-3-11:2000 4, Electromagnetic\r\ncompatibility (EMC) - Part 3-11: Limits - Limitation of voltage changes,\r\nvoltage fluctuations and flicker in public low-voltage supply systems -\r\nEquipment with rated current ≤ 75 A and subject to\r\nconditional connection (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 3-11: Các giới hạn -\r\nGiới hạn đối với sự thay đổi điện áp, thăng giáng điện áp và nháy trong các hệ\r\nthống điện hạ áp công cộng, dùng cho thiết bị có dòng điện danh định ≤ 75 A mỗi pha\r\nvà kết nối có điều kiện)
\r\n\r\nIEC 61000-4-4:2012, Electromagnetic\r\ncompatibility (EMC) - Part 4-4: Testing and measurement techniques - Electrical\r\nfast transient/burst\r\nimmunity test (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-4: Phương pháp đo và thử nghiệm\r\n- Thử nghiệm miễn nhiễm đột biết/quá độ nhanh về điện)
\r\n\r\nIEC 61000-4-5:2014 5, Electromagnetic\r\ncompatibility (EMC) - Part 4-5: Testing and measurement techniques - Surge\r\nimmunity (Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4-5: Phương pháp đo và thử - Miễn\r\nnhiễm đối với xung)
\r\n\r\nIEC 61000-6-3:2006 with amendment\r\n1:2010, Electromagnetic compatibility (EMC) - Part 6-3: Generic standards -\r\nEmission standard for residential, commercial and light-industrial environments\r\n(Tương thích điện từ (EMC) - Phần 6-3: Tiêu chuẩn đặc trưng - Tiêu chuẩn phát xạ\r\nđối với môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ)
\r\n\r\nIEC 61851-1:2010 6, Hệ thống\r\nsạc điện có dây dùng cho xe điện - Phần 1: Yêu cầu chung (Electric vehicle\r\nconductive charging system - Part 1: General requirements)
\r\n\r\nCISPR 12:2007, Vehicles, boats and\r\ninternal combustion engines - Radio disturbance characteristics - Limits and\r\nmethods of measurement for the protection of off-board receivers (Phương tiện\r\ngiao thông, tàu và động cơ đốt trong - Đặc tính nhiễu điện từ - Giới hạn và\r\nphương pháp đo bảo vệ của bộ thu không lắp trên phương tiện)
\r\n\r\nCISPR 16-1-2:2014 7, Specification\r\nfor radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods - Part 1-2:\r\nRadio disturbance and immunity measuring apparatus - Ancillary equipment -\r\nConducted disturbances (Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo và phương pháp đo\r\nnhiễu và miễn nhiễm tần số radio - Phần 1-2: Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần\r\nsố radio - Thiết bị phụ trợ - Nhiễu dẫn)
\r\n\r\nCISPR 16-2-1:2014 8, Specification\r\nfor radio disturbance and immunity measuring apparatus and methods. Part 2:\r\nMethods of measurement of disturbance and immunity (Yêu cầu kỹ thuật đối với\r\nthiết bị đo và phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm tần số radiô - Phần 21:\r\nPhương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm - Đo nhiễu dẫn)
\r\n\r\nCISPR 22:2008 9, Information\r\ntechnology equipment. Radio disturbance characteristics. Limits and methods of\r\nmeasurement (Thiết bị công nghệ thông tin. Đặc tính nhiễu tần số radio. Giới hạn\r\nvà phương pháp đo)
\r\n\r\nCISPR 25:2016, Vehicles, boats and\r\ninternal combustion engines - Radio disturbance characteristics - Limits and\r\nmethods of measurement for the protection of on-board receivers (Phương tiện\r\ngiao thông, tàu và động cơ đốt trong - Đặc tính nhiễu điện từ - Giới hạn và\r\nphương pháp đo bảo vệ của bộ thu lắp trên phương tiện)
\r\n\r\nISO 7637-2:2011, Road vehicles -\r\nElectrical disturbances from conduction and coupling - Part 2: Electrical transient\r\nconduction along supply lines only (Phương tiện giao thông đường bộ - Nhiễu điện\r\nsinh ra do dẫn điện và ghép nối)
\r\n\r\nISO 11451-1:2015, Road vehicles -\r\nVehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated\r\nelectromagnetic energy - Part 1: General principles and terminology (Phương tiện\r\ngiao thông đường bộ - Phương pháp thử phương tiện giao thông đối với nhiễu điện\r\nsinh ra do năng lượng điện từ bức xạ băng hẹp - Phần 1 Nguyên lý chung và thuật\r\nngữ)
\r\n\r\nISO 11451-2:2015, Road vehicles -\r\nVehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated\r\nelectromagnetic energy - Part 2: Off-vehicle radiation sources (Phương tiện\r\ngiao thông đường bộ - Phương pháp thử phương tiện giao thông đối với nhiễu điện\r\nsinh ra do năng lượng điện từ bức xạ băng hẹp - Phần 2: Nguồn bức xạ không lắp\r\ntrên phương tiện)
\r\n\r\nISO 11452-1:2015, Road vehicles -\r\nComponent test methods for electrical disturbances from narrowband radiated\r\nelectromagnetic energy - Part 1: General principles and terminology (Phương tiện giao thông đường\r\nbộ - Phương pháp thử thành phần đối với nhiễu điện sinh ra do năng lượng điện từ\r\nbức xạ băng hẹp - Phần 1 Nguyên lý chung và thuật ngữ)
\r\n\r\nISO 11452-2:2004, Road vehicles -\r\nComponent test methods for electrical disturbances from narrowband radiated\r\nelectromagnetic energy - Part 2: Off-vehicle radiation sources\r\n(Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp thử thành phần đối với nhiễu điện\r\nsinh ra do năng lượng điện từ bức xạ băng hẹp - Phần 2: Nguồn bức xạ không lắp\r\ntrên phương tiện)
\r\n\r\nISO 11452-4:2011, Road vehicles -\r\nComponent test methods for electrical disturbances from narrowband radiated\r\nelectromagnetic energy - Part 4: Harness excitation methods (Phương tiện giao\r\nthông đường bộ - Phương pháp thử thành phần đối với nhiễu\r\nđiện sinh ra do năng lượng điện từ bức xạ băng hẹp - Phần 4: Phương pháp kích\r\nthích bộ dây điện)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ\r\nvà định nghĩa trong IEC 61851-1:2010 và TCVN 9053:2018 (ISO/TR 8713:2012), và\r\ncác thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nHệ thống tích trữ năng lượng sạc lại\r\nđược\r\n(rechargeable energy storage system)
\r\n\r\nRESS
\r\n\r\nHệ thống tích trữ năng lượng dùng để\r\ncáp điện năng và có thể sạc lại được.
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nHệ thống sạc lắp trên EV (on-board EV\r\ncharging system)
\r\n\r\nTất cả các thiết bị trong chuỗi cấp điện\r\nđể sạc nằm trên xe điện.
\r\n\r\n3.3
\r\n\r\nCụm lắp ráp điện/điện tử\r\n(electrical/electronic sub-assembly)
\r\n\r\nESA
\r\n\r\nThiết bị điện và/hoặc điện tử hoặc\r\n(các) bộ thiết bị được thiết kế là một phần của xe điện cùng với các đấu nối điện\r\nkết hợp bất kỳ và hệ thống đi dây thực hiện một hoặc nhiều chức năng chuyên dụng.
\r\n\r\n3.4
\r\n\r\nĐiện áp thấp (low voltage)
\r\n\r\nLV
\r\n\r\nĐiện áp làm việc một chiều dưới 60 V.
\r\n\r\nVÍ DỤ: Điện áp danh nghĩa 12 V, 24 V,\r\n48 V.
\r\n\r\n3.5
\r\n\r\nBộ dây điện áp thấp (LV harness)
\r\n\r\nBộ dây điện áp thấp có điện áp làm việc\r\ndưới 60 V.
\r\n\r\n3.6
\r\n\r\nĐiện áp cao (high voltage)
\r\n\r\nHV
\r\n\r\nĐiện áp làm việc từ 60 V đến 1 000 V.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: HV+ và HV- là các ký hiệu cho đường\r\ndây của đầu nối dương và âm tương ứng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Định nghĩa HV lấy theo\r\nCISPR 25, ISO 11451-1 và ISO 11452-1.
\r\n\r\n3.7
\r\n\r\nXe điện (electric vehicle)
\r\n\r\nEV
\r\n\r\nXe điện thuần túy cũng như xe điện\r\nhybrid kiểu cắm vào có thêm động cơ đốt trong.
\r\n\r\n4 Điều kiện thử nghiệm\r\nchung
\r\n\r\nHệ thống xe điện phải làm việc đúng\r\ntrong phạm vi +10 % đến -15 % điện áp nguồn danh nghĩa tiêu chuẩn. Khoảng dung\r\nsai này có tính đến các thay đổi được đưa vào bởi hệ thống lắp đặt\r\nnhư xác định trong Phụ lục A của IEC 60038:2009. Giá trị danh định của tần số\r\nlà 50 Hz ± 1 % hoặc 60 Hz ± 1 %.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: IEC 60038:2009 quy định điện\r\náp tại điểm cáp điện. Phụ lục A đề xuất quy định các giá trị rộng hơn để cho phép những\r\nthay đổi điện áp hơn\r\nnữa do lắp đặt.
\r\n\r\nCác phương pháp thử nghiệm chỉ liên\r\nquan đến hệ thống sạc điện cho xe điện với “RESS ở chế độ sạc kết nối với\r\nlưới điện”. Các thử nghiệm phải được thực hiện trên các mẫu riêng rẽ hoặc trên\r\ntoàn bộ xe điện khi có yêu cầu của nhà chế tạo xe điện như xác định trong kế hoạch\r\nthử nghiệm.
\r\n\r\nXe điện phải trong điều kiện không tải\r\nngoại trừ khi đối với thiết bị thử nghiệm cần thiết.
\r\n\r\nXe điện phải đứng yên, động cơ tắt và ở chế độ sạc.
\r\n\r\nTất cả các thiết bị khác có thể luôn bật\r\nnguồn bởi tài xế hoặc hành khách cũng phải được tắt.
\r\n\r\nCác thử nghiệm phải được tiến hành với\r\nthiết bị cần thử nghiệm (EUT) hoặc phần chuyển động được bất kỳ của nó được đặt\r\nở tư thế bất lợi\r\nnhất như xác định trong kế hoạch thử nghiệm.
\r\n\r\nNếu không có quy định khác, các thử\r\nnghiệm phải được tiến hành ở nơi không có gió lùa và ở nhiệt độ môi trường 23 °C ± 5 °C theo ISO\r\n11451-1:2015 và ISO 11452-1:2015.
\r\n\r\n5 Phương pháp thử\r\nnghiệm và các yêu cầu
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1.1 Tổng quan
\r\n\r\nTất cả các thử nghiệm phải\r\nđược thực hiện bằng cách sử dụng cáp sạc quy định hoặc được cung cấp bởi nhà chế tạo\r\nthiết bị cấp điện cho xe điện (EVSE) hoặc nhà chế tạo xe điện như mô tả trong bản\r\nmô tả chi tiết của kế hoạch thử nghiệm, ví dụ các đoạn cáp.
\r\n\r\nNếu cáp sạc được cung cấp bởi nhà chế tạo\r\nxe điện thì đoạn cáp nằm bên ngoài phải được gập zic zac với độ dài 0,5 m.
\r\n\r\nMạng (nguồn) giả (AN/AMN) để cấp điện\r\nvà mạng giả không đối xứng (AAN) dùng cho truyền thông sạc điện sử dụng cho các\r\nthử nghiệm này được mô tả trong Phụ lục A.
\r\n\r\nĐối với các thử nghiệm bộ sạc lắp trên\r\nxe điện có các cụm lắp ráp điện/điện tử (ESA) tách rời, phải sử dụng tải thích\r\nhợp để mô phông các đầu nối hệ thống HV của xe điện, ví dụ pin/acquy HV. Nếu sử dụng\r\ncác hộp tải cụ thể, chúng cũng phải được mô tả trong kế hoạch thử nghiệm.
\r\n\r\n5.1.2 Ngoại lệ
\r\n\r\nXe điện và/hoặc ESA được thiết kế để sử\r\ndụng trong "chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện" trong cấu hình nối\r\nvới trạm sạc một chiều với chiều dài cáp mạng một chiều ngắn hơn 30 m không phải\r\nđáp ứng các yêu cầu của phát xạ dẫn, đột biến và quá độ nhanh (bướu xung) trên\r\nxe điện cũng như ở mức ESA.
\r\n\r\nTrong trường hợp này, nhà chế tạo phải\r\nđưa ra nội dung quy định rằng xe điện và/hoặc ESA có thể được sử dụng trong\r\n"chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” chỉ với trạm sạc DC cục bộ/cá\r\nnhân không có những người tham gia khác. Thông tin này phải được công bố rộng\r\nrãi sau khi được phê duyệt kiểu.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nCác thử nghiệm phải được tiến hành\r\nriêng rẽ như các thử nghiệm đơn lẻ một cách tuần tự. Các thử nghiệm có thể được\r\nthực hiện theo trình tự bất kỳ.
\r\n\r\nNhìn chung, EUT phải được thử nghiệm\r\ntheo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện”.
\r\n\r\nNếu có thể điều chỉnh dòng điện tiêu\r\nthụ, dòng điện phải được đặt đến tối thiểu 20 % giá trị danh nghĩa của nó.
\r\n\r\nNếu không thể điều chỉnh dòng điện\r\ntiêu thụ, trạng thái sạc (SOC) REESS phải được giữ trong phạm vi 20 % đến 80 % SOC\r\nlớn nhất trong toàn bộ thời gian của phép đo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều này có thể dẫn đến việc\r\nchia phép đo thành các khoảng thời gian khác nhau với nhu cầu phóng điện của\r\npin/acquy kéo của xe điện trước khi bắt đầu khoảng thời gian thử nghiệm tiếp theo.
\r\n\r\nEUT phải được bật nguồn và phải hoạt động\r\nnhư xác định trong kế hoạch thử nghiệm.
\r\n\r\nBản mô tả thử nghiệm, máy phát liên\r\nquan, phương pháp thích hợp và bố trí được sử dụng được cho trong các tiêu chuẩn\r\ncơ bản và được đề cập trong Bảng 1.
\r\n\r\nNội dung của các tiêu chuẩn cơ bản đó\r\nkhông được lặp lại ở đây, tuy nhiên việc sửa đổi hoặc thông tin bổ sung cần thiết\r\ncho ứng dụng thực tế của các thử nghiệm được cho trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nChỉ những thiết bị không phát nhiễu mới\r\nđược sử dụng trong khi theo dõi xe điện hoặc ESA. Phía ngoài xe điện và khoang\r\nhành khách/ESA phải được theo dõi để xác định xem các yêu cầu có được đáp ứng\r\nhay không (ví dụ đối với\r\nthử nghiệm xe điện bằng cách sử dụng (các) camera hình ảnh, micrô. v.v.).
\r\n\r\nXe điện không được trở nên nguy hiểm\r\nhoặc không an toàn do việc áp dụng các thử nghiệm xác định trong tiêu chuẩn\r\nnày.
\r\n\r\n5.2.2 Tiêu\r\nchí tính năng của chức năng
\r\n\r\nĐiều 5.2.2 này xác định mục tiêu tính\r\nnăng kỳ vọng đối với chức năng của xe điện trong các điều kiện thử nghiệm. Tiêu\r\nchí tính năng của chức năng (đáp ứng kỳ vọng của chức năng quan sát được trong\r\nquá trình thử nghiệm) được liệt kê dưới đây.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điều này được áp dụng cho từng\r\nchức năng riêng rẽ của thiết bị cần thử nghiệm và mô tả trạng thái làm việc của\r\nchức năng xác định trong và sau thử nghiệm.
\r\n\r\nTiêu chí tính năng A: Xe điện không được\r\nthiết lập chuyển động. Chức năng sạc phải tiếp tục làm việc như dự kiến trong\r\nvà sau thử nghiệm. Không được phép suy giảm tính năng hoặc mất chức năng.
\r\n\r\nTiêu chí tính năng B: Xe điện không được\r\nthiết lập chuyển động. Chức năng sạc phải tiếp tục làm việc như dự\r\nkiến sau thử nghiệm. Không được phép suy giảm tính năng hoặc mất chức năng sau khi\r\nthử nghiệm. Trong thời gian thử nghiệm, việc tạm thời mất chức năng sạc là được\r\nphép với điều kiện chức năng sạc được phục hồi tự động mà không cần người sử dụng\r\ntương tác.
\r\n\r\nTiêu chí tính năng C: Xe điện không được\r\nthiết lập chuyển động. Việc tạm thời mất chức năng là được phép với điều kiện\r\nchức năng đó được phục hồi bởi các thao tác đơn giản của cơ cấu điều khiển và không cần\r\nsử dụng dụng cụ, bởi người sử dụng thiết bị hoặc người vận hành từ xa.
\r\n\r\n5.2.3 Mức khắc\r\nnghiệt thử nghiệm
\r\n\r\nĐiều 5.2.3 này xác định quy định kỹ\r\nthuật của mức khắc nghiệt thử nghiệm của các tham số tín hiệu thiết yếu. Mức khắc\r\nnghiệt thử nghiệm là mức ứng suất đặt lên thiết bị cần thử nghiệm đối với\r\nphương pháp thử nghiệm cho trước bất kỳ. Mức khắc nghiệt thử nghiệm phụ thuộc\r\nvào đặc tính làm việc yêu cầu của chức năng. Các mức khắc nghiệt thử nghiệm được\r\ncho trong Bảng 1.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.2.4.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nThiết bị sạc EV được cấp điện trực tiếp\r\nbởi các đường dây điện AC và đường dây điện DC phải chịu được các nhiễu dẫn\r\nphương thức chung đến các mức cho trong Bảng 1, thường gây ra do đóng cắt các tải\r\ncảm ứng nhỏ, nhảy các tiếp điểm rơ le, hoặc chuyển mạch các cơ cấu đóng cắt điện\r\náp cao.
\r\n\r\n5.2.4.2 Thử nghiệm\r\nthiết bị sạc cho xe điện
\r\n\r\nThử nghiệm này được thiết kế để chứng\r\ntỏ sự miễn nhiễm của các mạng hệ thống điện tử trong xe điện theo IEC\r\n61400-4-4:2012. Thiết bị sạc điện cho xe điện phải chịu được các nhiễu quá độ\r\nđiện nhanh/bướu xung được dẫn dọc theo đường dây điện AC và đường dây điện DC của\r\nxe điện như mô tả trong 5.2.5.2. Xe điện phải được theo dõi trong các thử nghiệm.
\r\n\r\nBố trí thử nghiệm được mô tả trên Hình\r\n1.
\r\n\r\nXe điện phải được đặt trực tiếp trên mặt\r\nphẳng đất. Cáp phải được gập zic zac với chiều dài nhỏ hơn 0,5 m nếu dài hơn\r\n1 m, đặt ở độ cao 0,1\r\n(± 0,025) m so với mặt đất và ở cách thân xe tối thiểu 0,1 m.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Bộ tạo quá độ\r\nđiện nhanh/bướu xung
\r\n\r\n2 Lưới điện\r\nAC/DC
\r\n\r\n3 Bộ lọc
\r\n\r\nHình 1 - Bố\r\ntrí xe điện thử nghiệm quá độ điện nhanh/bướu xung
\r\n\r\n5.2.4.3 Thử nghiệm bộ\r\nsạc lắp trên xe điện có ESA tách rời
\r\n\r\nQuy trình thử nghiệm theo IEC\r\n61000-4-4:2012 phải được áp dụng cho các thử nghiệm bộ sạc riêng rẽ lắp trên\r\nxe.
\r\n\r\nVỏ bọc của ESA không nhất thiết phải\r\nđược liên kết trực tiếp với mặt phẳng đất.
\r\n\r\n5.2.5 Miễn\r\nnhiễm của xe điện với các đột biết dẫn dọc theo các đường dây điện AC và DC
\r\n\r\n5.2.5.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nThiết bị sạc điện cho EV lắp trên xe\r\nđiện được cấp điện trực tiếp bởi lưới điện xoay chiều phải chịu được các đột biến\r\nđiện áp, thường gây ra do hiện tượng đóng cắt trên lưới điện, sự cố hoặc các cú\r\nsét (sét gián tiếp) như mô tả trong Bảng 1.
\r\n\r\nThiết bị thử nghiệm gồm mặt phẳng đất\r\ntham chiếu (không yêu cầu phòng có che chắn), máy phát đột biến và mạng ghép/khử\r\nghép (CDN).
\r\n\r\n5.2.5.2 Thử nghiệm hệ\r\nthống sạc điện cho xe điện
\r\n\r\nThử nghiệm này được thiết kế để chứng\r\ntỏ sự miễn nhiễm của các hệ thống điện tử của xe điện theo IEC 61000-4-5:2014.\r\nXe điện phải chịu các đột biến dẫn dọc theo các đường dây điện AC và DC của xe\r\nđiện. Xe điện phải được theo dõi trong các thử nghiệm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu bộ truyền là một phần của\r\nquá trình cấp phép và thanh toán có thể không bị cắt điện trong quá trình sạc\r\nthì áp dụng chuẩn cụ thể cho bộ truyền đó (ví dụ 3G, 4G, RFID).
\r\n\r\nXe điện phải được đặt trên mặt phẳng đất.\r\nĐột biến điện phải được đặt lên xe điện trên các đường dây điện AC và DC giữa từng\r\nđường dây và đất và giữa các đường dây bằng cách sử dụng CDN như mô tả trong\r\ncác bảng từ Bảng 2 đến Bảng 5.
\r\n\r\nCáp phải được gập zic zac với chiều\r\ndài nhỏ hơn 0,5 m nếu\r\ndài hơn 1 m, đặt ở độ cao 0,1\r\n(± 0,025) m so với mặt đất và ở cách thân xe tối thiểu 0,1 m.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Bộ tạo quá độ\r\nđiện nhanh/bướu xung
\r\n\r\n2 Lưới điện\r\nAC/DC
\r\n\r\n3 Bộ lọc
\r\n\r\nHình 2 - Xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” - ghép nối giữa\r\ncác đường dây đối với đường dây điện AC (một pha) và DC
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Bộ tạo quá độ\r\nđiện nhanh/bướu xung
\r\n\r\n2 Lưới điện\r\nAC/DC
\r\n\r\n3 Bộ lọc
\r\n\r\nHình 3 - Xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” - ghép nối giữa từng\r\nđường dây và đất đối với đường dây điện AC (một pha) và DC
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Bộ tạo quá độ\r\nđiện nhanh/bướu xung
\r\n\r\n2 Lưới điện\r\nAC/DC
\r\n\r\n3 Bộ lọc
\r\n\r\nHình 4 - Xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” - ghép nối giữa\r\ncác đường dây đối với đường dây điện AC (ba pha)
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Bộ tạo quá độ\r\nđiện nhanh/bướu xung
\r\n\r\n2 Lưới điện\r\nAC/DC
\r\n\r\n3 Bộ lọc
\r\n\r\nHình 5 - Xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” - ghép nối giữa từng\r\nđường dây và đất đối với đường dây điện AC (ba pha)
\r\n\r\n5.2.5.3 Thử nghiệm bộ\r\nsạc trên xe điện tách rời, ESA
\r\n\r\nQuy trình thử nghiệm theo\r\nIEC 61000-4-5:2014 phải được áp dụng cho các thử nghiệm bộ sạc lắp trên xe điện\r\ntách rời. Vỏ bọc của ESA\r\nkhông nhất thiết phải được liên kết trực tiếp với mặt phẳng đất.
\r\n\r\n5.2.6 Miễn\r\nnhiễm với trường tần số radio bức xạ điện từ
\r\n\r\n5.2.6.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nHệ thống sạc điện cho EV phải chịu được\r\ncác nhiễu điện từ bức xạ theo ISO 11451-2:2015.
\r\n\r\n5.2.6.2 Thử nghiệm hệ\r\nthống sạc điện cho xe điện
\r\n\r\nĐiểm tham chiếu là điểm giữa của xe điện\r\n(từ hình chiếu đứng), cách trục bánh xe phía trước 0,2 m.
\r\n\r\nĐối với các cáp sạc được cung cấp bởi\r\nnhà chế tạo xe điện, đoạn cáp bên ngoài phải được gập zic zac với chiều dài nhỏ hơn 0,5 m.\r\nCáp phải được gập zic zac với chiều dài nhỏ hơn 0,5 m nếu dài hơn 1 m, đặt ở độ cao 0,1\r\n(± 0,025) m so với mặt đất và ở cách thân xe tối thiểu 0,1 m.
\r\n\r\nEV theo cấu hình “chế độ sạc REESS\r\nghép nối với lưới điện” phải phù hợp với các yêu cầu của thử nghiệm buồng thử\r\nbán vang theo ISO 11451-2:2015 khi có sự đồng ý của nhà chế tạo. Các phép đo phải\r\nđược thực hiện trong dải tần từ 20 MHz đến 2 000 MHz với các bước tần số theo\r\nISO 11451-1:2015.
\r\n\r\nEV theo cấu hình “chế độ\r\nsạc REESS ghép nối với lưới điện” phải cho chịu bức xạ điện từ như xác định\r\ntrong 1.2 đến 1.3 của Bảng 1.
\r\n\r\nĐối với các xe điện có phích cắm sạc\r\nđiện ở phía bên cạnh của xe điện thì AMN/AN phải được đặt thẳng hàng với phích\r\ncắm sạc điện của xe điện và cáp sạc của xe điện.
\r\n\r\nĐối với xe điện có phích cắm đặt ở\r\nphía trước/phía sau hoặc phích cắm sạc điện đặt ở phía trước/phía sau xe điện\r\nthì AMN/AN phải được đặt vuông góc với phích cắm sạc điện của xe điện và phải\r\nđược đặt thẳng hàng với cáp sạc của xe điện.
\r\n\r\nHình 6 đến Hình 9 minh họa các cấu\r\nhình xe điện trong chế độ sạc có và không có truyền thông.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Xe điện cần\r\nthử nghiệm
\r\n\r\n2 Giá đỡ cách\r\nđiện
\r\n\r\n3 Cáp sạc (đoạn\r\nnằm bên ngoài được gập zic zac)
\r\n\r\n4 (Các) mạng\r\nnguồn giả (lưới điện giả) được nối đất
\r\n\r\n5 Ổ cắm với lưới\r\nđiện AC hoặc trạm sạc AC/DC (đường nét đứt: vị trí tùy ý)
\r\n\r\n6 Điểm tham\r\nchiếu
\r\n\r\nHình 6 - Ví dụ\r\nvề bố trí thử nghiệm đối với xe điện có ổ nối vào đặt ở phía bên cạnh\r\ncủa xe điện (sạc điện AC/DC không có truyền thông)
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Xe điện cần\r\nthử nghiệm
\r\n\r\n2 Giá đỡ cách\r\nđiện
\r\n\r\n3 Cáp sạc (đoạn\r\nnằm bên ngoài được gập zic zac)
\r\n\r\n4 (Các) mạng\r\nnguồn giả (lưới điện giả) được nối đất
\r\n\r\n5 Ổ cắm với lưới\r\nđiện AC hoặc trạm sạc AC/DC (đường nét đứt: vị trí tùy ý)
\r\n\r\n6 Điểm tham\r\nchiếu
\r\n\r\nHình 7 - Ví dụ\r\nvề bố trí thử nghiệm đối với xe điện có ổ nối vào đặt phía trước/phía sau xe điện\r\n(sạc điện AC/DC không có truyền thông)
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Xe điện cần\r\nthử nghiệm
\r\n\r\n2 Giá đỡ cách\r\nđiện
\r\n\r\n3 Cáp sạc (đoạn\r\nnằm bên ngoài được gập zic zac)
\r\n\r\n4 (Các) mạng\r\nnguồn giả (lưới điện\r\ngiả) được nối đất
\r\n\r\n5 Ổ cắm với lưới\r\nđiện AC hoặc trạm sạc AC/DC (đường nét đứt: vị trí tùy ý)
\r\n\r\n6 Điểm tham chiếu
\r\n\r\nHình 8 - Ví dụ\r\nvề bố trí thử nghiệm đối với xe điện có ổ nối vào đặt ở phía bên cạnh của xe điện\r\n(sạc điện AC/DC có truyền thông)
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Xe điện cần\r\nthử nghiệm
\r\n\r\n2 Giá đỡ cách\r\nđiện
\r\n\r\n3 Cáp sạc (đoạn\r\nnằm bên ngoài được gập zic zac)
\r\n\r\n4 (Các) mạng\r\nnguồn giả (lưới điện giả) được nối đất
\r\n\r\n5 Ổ cắm với lưới\r\nđiện AC hoặc trạm sạc AC/DC (đường nét đứt: vị trí tùy ý)
\r\n\r\n6 Điểm tham chiếu
\r\n\r\nHình 9 - Ví dụ\r\nvề bố trí thử nghiệm đối với xe điện có ổ nối vào đặt phía trước/phía sau xe điện\r\n(sạc điện AC/DC có truyền thông)
\r\n\r\n5.2.6.3 Thử nghiệm bộ\r\nsạc trên xe điện tách rời, ESA
\r\n\r\nESA theo cấu hình “chế độ sạc REESS\r\nghép nối với lưới điện" phải phù hợp với các yêu cầu của tổ hợp thử nghiệm\r\nphòng bán vang theo ISO 11452-2:2004 và thử nghiệm tiêm dòng điện theo ISO\r\n11452-4:2011 theo yêu cầu của nhà chế tạo. Các phép đo phải được thực hiện\r\ntrong dải tần từ 20 MHz đến 2 000 MHz với các bước tần số theo ISO\r\n11452-1:2015.
\r\n\r\nVỏ bọc của ESA không nhất thiết phải\r\nđược liên kết trực tiếp với mặt phẳng đất.
\r\n\r\nESA theo cấu hình “chế độ sạc REESS\r\nghép nối với lưới điện” phải bị phơi\r\nnhiễm với bức xạ điện từ như xác định trong 1.9 của Bảng 1.
\r\n\r\n5.2.7 Miễn\r\nnhiễm với các xung trên đường dây nguồn
\r\n\r\nMiễn nhiễm của ESA có kiểu đại diện phải\r\nđược thử nghiệm bằng (các) phương pháp theo ISO 7637-2:2011 trên đường dây nguồn\r\ncũng như với các đấu nối khác của ESA mà có thể được nối tới dây nguồn.
\r\n\r\nVỏ bọc của ESA không nhất thiết phải\r\nđược liên kết trực tiếp với mặt phẳng đất.
\r\n\r\nCác mức thử nghiệm và các kiểu xung thử\r\nnghiệm được cho trong 1.9 của Bảng 1.
\r\n\r\n5.2.8 Tổng quan về\r\nthử nghiệm miễn nhiễm và mức khắc nghiệt
\r\n\r\nBảng 1 - Các\r\nthử nghiệm miễn nhiễm
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n Hiện tượng\r\n môi trường \r\n | \r\n \r\n Mức khắc\r\n nghiệt thử nghiệm \r\n | \r\n \r\n Đơn vị \r\n | \r\n \r\n Tiêu chuẩn\r\n cơ bản \r\n | \r\n \r\n Ghi chú \r\n | \r\n \r\n Tiêu chí tính\r\n năng \r\n | \r\n
\r\n 1.1 \r\n | \r\n \r\n Trường điện từ tần số radio. Điều chế\r\n biên độ \r\n | \r\n \r\n 20 đến 800g \r\n30 \r\n80 \r\n | \r\n \r\n MHz \r\nV/m (rms) \r\n% AM (1kHz) \r\n | \r\n \r\n ISO 11451-2:2015 \r\n | \r\n \r\n Thử nghiệm xe điện \r\nPhân cực dọc của trường Ea b d \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n
\r\n 1.2 \r\n | \r\n \r\n Trường điện từ tần số radio. Điều chế\r\n xung \r\n | \r\n \r\n 800 đến 2 000g \r\n30 \r\ntON: 577 \r\nT: 4 600 \r\n | \r\n \r\n MHz \r\nV/m (rms) \r\nμs \r\nμs \r\n | \r\n \r\n ISO 11451-2:2015 \r\n | \r\n \r\n Thử nghiệm xe điện \r\nPhân cực dọc của trường Ea b \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n
\r\n 1.3 \r\n | \r\n \r\n Quá độ nhanh (đường dây điện aC và DC) \r\n | \r\n \r\n ± 2 \r\n5/50 \r\n5 \r\n | \r\n \r\n kV (điện áp thử nghiệm mạch hở) \r\nTr/Th ns \r\nTần số lặp kHz \r\n | \r\n \r\n IEC 61000-4-4:2012 \r\n | \r\n \r\n Thử nghiệm xe điện\r\n hoặc ESA \r\nĐường I/O riêng như các đường\r\n điều khiển được đề cập bởi ghép nối điện dung trong cáp sạc c \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n
\r\n 1.4 \r\n | \r\n \r\n Đôt biến (đường dây điện AC) \r\n | \r\n \r\n 1,2/50 (8/20) \r\n | \r\n \r\n Tr/Th\r\n ns \r\n | \r\n \r\n IEC 61000-4-5:2014 \r\n | \r\n \r\n Thử nghiệm xe điện hoặc ESA \r\nTừng đột biến phải được đặt vào 5 lần ở các khoảng\r\n 1 min (hoặc nhỏ hơn, tối thiểu là 10 s) đối với từng góc sau: 0°, 90°, 180°\r\n và 270° \r\n | \r\n \r\n Bg \r\n | \r\n
\r\n pha-đất \r\n | \r\n \r\n ±2 \r\n | \r\n \r\n kV (điện áp thử nghiệm mạch hở) \r\n | \r\n ||||
\r\n pha-pha \r\n | \r\n \r\n ±1 \r\n | \r\n \r\n kV (điện áp thử nghiệm mạch hở) \r\n | \r\n ||||
\r\n 1.5 \r\n | \r\n \r\n Đôt biến (đường dây điện DC) \r\n | \r\n \r\n 1,2/50 (8/20) \r\n | \r\n \r\n Tr/Th ns \r\n | \r\n \r\n IEC 61000-4-5:2014 \r\n | \r\n \r\n Thử nghiệm xe điện hoặc ESA \r\nTừng đột biến phải được đặt vào 5 lần\r\n ở các khoảng 1 min (hoặc nhỏ hơn, tối thiểu là 10 s)e f \r\n | \r\n \r\n Bg \r\n | \r\n
\r\n pha-đất \r\n | \r\n \r\n ± 0,5 \r\n | \r\n \r\n kV (điện áp thử nghiệm mạch hở) \r\n | \r\n ||||
\r\n pha-pha \r\n | \r\n \r\n ± 0,5 \r\n | \r\n \r\n kV (điện áp thử nghiệm mạch hở) \r\n | \r\n ||||
\r\n 1.6 \r\n | \r\n \r\n Tiêm dòng điện (BCI) \r\nĐiều chế biên độ \r\n | \r\n \r\n 20 đến 200 \r\n60 \r\n80 \r\n | \r\n \r\n MHz \r\nV/m (rms) \r\n% AM (1kHz) \r\n | \r\n \r\n ISO 11452-4:2011 \r\n | \r\n \r\n ESA b d \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n
\r\n 1.7 \r\n | \r\n \r\n Trường điện từ tần số radio. Điều chế\r\n biên độ \r\n | \r\n \r\n 200 đến 800 \r\n30 \r\n80 \r\n | \r\n \r\n MHz \r\nV/m (rms) \r\n% AM (1kHz) \r\n | \r\n \r\n ISO 11452-2:2004 \r\n | \r\n \r\n ESA \r\nPhân cực dọc của trường E a b d \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n
\r\n 1.8 \r\n | \r\n \r\n Trường điện từ tần số radio. Điều chế\r\n xung \r\n | \r\n \r\n 800 đến 2 000 g \r\n30 \r\ntON: 577 \r\nT: 4 600 \r\n | \r\n \r\n MHz \r\nV/m (rms) \r\nμs \r\nμs \r\n | \r\n \r\n ISO 11452-2:2004 \r\n | \r\n \r\n ESA \r\nPhân cực dọc của trường E a b \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n
\r\n 1.9 \r\n | \r\n \r\n Miễn nhiễm với xung trên đường dây\r\n nguồn \r\n | \r\n \r\n III \r\n | \r\n \r\n Xung số 1 và 2b \r\n | \r\n \r\n ISO 7637-2:2011 \r\n | \r\n \r\n ESA \r\n | \r\n \r\n C \r\n | \r\n
\r\n III \r\n | \r\n \r\n Xung số 2a và 4 \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n ||||
\r\n III \r\n | \r\n \r\n Xung số 3a/3b \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n ||||
\r\n a Cường độ\r\n trường là 30 V/m rms\r\n trong hơn 90 % dải tần số từ 20 MHz đến 2 000 MHz và tối thiểu là 25 V/m trên\r\n toàn bộ dải tần từ 20 MHz đến 2 000 MHz. \r\nb Mạng nguồn\r\n giả được sử dụng cho thử nghiệm này trên xe điện được xác định trong Phụ lục\r\n A. \r\nc Khi mạng ghép nối/khử ghép không\r\n thể sử dụng trên các đường dây điện AC, cho phép sử dụng kẹp ghép nối điện\r\n dung xác định trong 6.3 của IEC 61000-4-4:2012. \r\nd AM là đỉnh\r\n thận trọng theo ISO 11451-1:2015 và ISO 11452-1:2015. \r\ne Xe điện và/hoặc\r\n ESA được thiết kế để sử dụng trong “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới\r\n điện” theo cấu hình được nối\r\n với trạm sạc DC với chiều dài cáp mạng DC ngắn hơn 30 m không nhất thiết phải\r\n đáp ứng các yêu cầu này. \r\nf Xe điện và/hoặc\r\n ESA được thiết kế để sử dụng trong “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện”\r\n theo cấu hình được nối với trạm sạc DC cục bộ/cá nhân không có người tham gia\r\n khác thì không cần đáp ứng các yêu cầu này. \r\ng Nếu thiết bị bảo vệ\r\n và/hoặc chức năng an toàn được thực hiện trong EUT, tiêu chí tính năng có\r\n thể hạ xuống đến C. \r\n | \r\n
5.3.1.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nNếu dòng điện tiêu thụ không thể điều\r\nchỉnh thì trạng thái sạc (SOC) của pin/acquy kéo phải được giữ trong khoảng 20\r\n% đến 80 % của SOC lớn nhất trong toàn bộ thời gian của phép đo (điều này có thể dẫn đến việc\r\nchia phép đo thành các khoảng thời gian khác nhau với nhu cầu xả pin/acquy kéo\r\ncủa xe điện trước khi bắt đầu khoảng thời gian thử nghiệm tiếp theo). Nếu dòng\r\nđiện tiêu thụ có thể điều chỉnh, dòng điện phải được đặt đến tối thiểu 80 % giá\r\ntrị danh nghĩa của chúng.
\r\n\r\n5.3.1.2 Ngoại lệ của\r\nđường dây viễn thông
\r\n\r\nKhi không có đấu nối trực tiếp\r\nvới mạng viễn thông công cộng bao gồm cả dịch vụ viễn thông ngoài dịch vụ truyền\r\nthông dùng cho việc sạc, không áp dụng các phương pháp thử nghiệm phát xạ nhiễu\r\ndẫn RF trên mạng và truy cập viễn thông từ xe điện và ESA (cả hai theo CISPR\r\n22:2008).
\r\n\r\nKhi việc truy cập mạng lưới và viễn\r\nthông của xe điện sử dụng truyền tải trên đường dây điện (PLT) trên các đường\r\ndây điện AC và DC, không áp dụng các phương pháp thử nghiệm phát xạ nhiễu dẫn\r\nRF khi truy cập mạng lưới và viễn thông từ các xe điện.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Đường dây điều khiển không phải đường\r\ndây viễn thông theo CISPR 22:2008.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2: Ở Châu Âu (các\r\nthành viên của CENELEC), tiêu chuẩn EN 5056-1 đưa ra các giới hạn cho hệ thống\r\nPLT được ghép nối có chủ ý với lưới điện cho mục đích truyền thông.
\r\n\r\n5.3.2 Phát xạ\r\ncủa hài lên đường dây điện AC
\r\n\r\n5.3.2.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nCác phép đo hài dòng điện bậc chẵn và\r\nlẻ phải được thực hiện đến hài bậc 40 (xem Bảng 2).
\r\n\r\nThời gian quan sát được sử dụng cho\r\ncác phép đo phải như với thiết bị tựa tĩnh như xác định trong Bảng 4, IEC\r\n61000-3-2:2014.
\r\n\r\nCác giới hạn hài đối với dòng điện đầu\r\nvào AC của hệ thống sạc điện cho xe điện (đối với dòng điện danh định nhỏ hơn\r\n16 A mỗi pha) được đề cập trong IEC 61000-3-2:2014 với các điều kiện thử nghiệm\r\nchung. Trong trường hợp này, kiểm tra sự phù hợp theo Bảng 2 của IEC\r\n61000-3-2:2014.
\r\n\r\nBảng 2 - Các\r\nhài lớn nhất cho phép (dòng điện vào ≤ 16 A mỗi pha)
\r\n\r\n\r\n Hài số \r\n | \r\n \r\n Dòng điện\r\n hài lớn nhất cho phép \r\n | \r\n
\r\n N \r\n | \r\n \r\n A \r\n | \r\n
\r\n Hài bậc lẻ \r\n | \r\n |
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 1,14 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 0,77 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 0,40 \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n 0,33 \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n 0,21 \r\n | \r\n
\r\n 15 ≤ n ≤ 39 \r\n | \r\n \r\n 0,15 x 15/n \r\n | \r\n
\r\n Hài bậc chẵn \r\n | \r\n |
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 1,08 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 0,43 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 0,30 \r\n | \r\n
\r\n 8 ≤ n ≤ 40 \r\n | \r\n \r\n 0,23 x 8/n \r\n | \r\n
Các giới hạn hài đối với dòng điện đầu\r\nvào AC (Ii) của hệ thống\r\nsạc điện cho xe điện (đối với dòng điện danh định lớn hơn 16 A và nhỏ hơn 75 A mỗi\r\npha) được đề cập trong IEC 61000-3-12:2011 với các điều kiện thử nghiệm chung.\r\nTrong trường hợp này, kiểm tra sự phù hợp theo IEC 61000-3-12:2011 với Rsce\r\nbằng 33 (xem Bảng 3).
\r\n\r\nBảng 3 - Các\r\nhài chấp nhận được đối với Rsce = 33 (16 A Ii ≤ 75 A)
\r\n\r\n\r\n Dòng điện\r\n hài riêng rẽ chấp nhận dược In/I1 \r\n% \r\n | \r\n \r\n Tỷ số hài\r\n dòng điện lớn nhất \r\n% \r\n | \r\n ||||||
\r\n I3 \r\n | \r\n \r\n I5 \r\n | \r\n \r\n I7 \r\n | \r\n \r\n I9 \r\n | \r\n \r\n I11 \r\n | \r\n \r\n I13 \r\n | \r\n \r\n THD \r\n | \r\n \r\n PWHD \r\n | \r\n
\r\n 21,6 \r\n | \r\n \r\n 10,7 \r\n | \r\n \r\n 7,2 \r\n | \r\n \r\n 3,8 \r\n | \r\n \r\n 3,1 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 23 \r\n | \r\n \r\n 23 \r\n | \r\n
Các giá trị tương đối của hài bậc chẵn\r\nthấp hơn hoặc bằng 12 phải thấp hơn 16/n %. Thậm chí các hài lớn hơn 12 cũng được\r\ntính đến trong méo hài tổng (THD) và méo hài lấy trọng số từng phần (PWHD) theo\r\ncách tương tự với các hài bậc lẻ.
\r\n\r\nThiết bị có thể làm việc trên toàn bộ\r\ndải công suất được đề cập trong cả hai tiêu chuẩn IEC 61000-3-2:2014 và IEC\r\n61000-3-12:2011 phải phù hợp với từng tiêu chuẩn đó trong dải dòng điện tương ứng.
\r\n\r\nThiết bị có dòng điện danh định ≤ 16 A phải được\r\nthử nghiệm theo IEC 61000-3-2:2014. Thiết bị có dòng điện danh định, ví dụ, bằng\r\n20 A phải được thử nghiệm theo IEC 61000-3-12:2011 và IEC 61000-3-2:2014 với\r\ndòng điện được giới hạn ở 16 A.
\r\n\r\n5.3.2.2 Thử nghiệm hệ\r\nthống sạc điện cho xe điện
\r\n\r\nBố trí thử nghiệm đối với xe điện một\r\npha theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” được thể hiện trên\r\nHình 10.
\r\n\r\nĐối với cáp sạc được cung cấp bởi nhà chế tạo\r\nxe điện, chiều dài bên ngoài phải được gập zic zac thành các đoạn có độ dài nhỏ\r\nhơn 0,5 m, nếu cáp dài hơn 1 m. Cáp phải được đặt ở độ cao 0,1 (± 0,025) m so với\r\nmặt đất và cách thân xe ít nhất 100 mm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Nguồn điện có\r\ntrở kháng trong ZG và điện áp mạch\r\nhở G
\r\n\r\n2 Thiết bị đo\r\ncó trở kháng vào ZM
\r\n\r\nHình 10 - Xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” - Bố trí thử nghiệm\r\nbộ sạc một pha
\r\n\r\nBố trí thử nghiệm đối với bộ sạc ba\r\npha theo cấu hình "chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” được thể hiện\r\ntrên Hình 11. Đối với\r\ncáp sạc được cung cấp bởi nhà chế tạo xe điện, chiều dài bên ngoài phải được gập\r\nzic zac thành các đoạn có độ dài nhỏ hơn 0,5 m, nếu cáp dài hơn 1 m. Cáp phải được đặt\r\nở độ cao 0,1 (± 0,025) m so với mặt đất và cách thân xe ít nhất 100 mm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Nguồn điện\r\ncó trở kháng trong\r\nZG và điện áp mạch\r\nhở G
\r\n\r\n2 Thiết bị đo\r\ncó trở kháng vào ZM
\r\n\r\nHình 11 - Xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” - Bố trí thử nghiệm\r\nbộ sạc ba pha
\r\n\r\n5.3.2.3 Thử nghiệm bộ\r\nsạc trên xe điện tách rời, ESA
\r\n\r\nQuy trình thử nghiệm theo IEC\r\n61000-3-2:2014 với các điều kiện thử nghiệm chung phải được áp dụng cho các thử\r\nnghiệm bộ sạc trên xe điện tách rời (đối với dòng điện danh định nhỏ hơn 16 A mỗi\r\npha).
\r\n\r\nQuy trình thử nghiệm theo IEC\r\n61000-3-12:2011 với các điều kiện thử nghiệm chung phải được áp dụng cho các thử\r\nnghiệm bộ sạc trên xe điện tách rời (đối với dòng điện danh định lớn hơn 16 A\r\nvà nhỏ hơn 75 A mỗi\r\npha).
\r\n\r\n5.3.3 Phát xạ\r\ncủa thay đổi điện áp, thăng giáng điện áp và nháy trên đường dây điện AC
\r\n\r\n5.3.3.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nCác giới hạn đối với dòng điện danh định\r\n(đối với dòng điện danh định nhỏ hơn 16 A mỗi pha) và không chịu các đấu nối có điều kiện được\r\nxác định trong Điều 5 của IEC 61000-3-3:2013.
\r\n\r\nCác giới hạn đối với dòng điện danh định\r\n(đối với dòng điện danh định lớn hơn 16 A và nhỏ hơn 75 A mỗi pha) và chịu các\r\nđấu nối có điều kiện được xác định trong Điều 5 của IEC 61000-3-11:2000.
\r\n\r\nThiết bị có thể làm việc trên toàn dải\r\ncông suất được đề cập trong IEC 61000-3-3:2013 và IEC 61000-3-11:2000 phải phù\r\nhợp với từng tiêu chuẩn này trong dải dòng điện tương ứng.
\r\n\r\nThiết bị có dòng điện danh định ≤ 16 A phải được\r\nthử nghiệm theo IEC 61000-3-3:2013. Thiết bị có dòng điện danh định, ví dụ, bằng\r\n20 A phải được thử nghiệm theo IEC 61000-3-11:2000 và IEC 61000-3-3:2013 với\r\ndòng điện được giới hạn ở 16 A.
\r\n\r\nCác tham số cần được xác định trong thời\r\ngian thực là “giá trị nháy\r\nthời gian ngắn”, “giá trị\r\nnháy thời gian dài” và “sự thay đổi điện áp tương đối”.
\r\n\r\n5.3.3.2 Thử nghiệm hệ\r\nthống sạc điện cho xe điện
\r\n\r\nBố trí thử nghiệm đối với xe điện một\r\npha theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” được thể hiện trên\r\nHình 12. Cáp phải được gập zic zac thành các đoạn có độ dài nhỏ hơn 0,5 m, nếu\r\ncáp dài hơn 1 m, được đặt ở độ cao 0,1 (± 0,025) m so với mặt đất và cách thân xe ít\r\nnhất 0,1 m.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Nguồn điện\r\ncó điện áp mạch hở G và trở kháng (RP + jXP)
\r\n\r\n2 Thiết bị đo
\r\n\r\nHình 12 - Xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện”
\r\n\r\n5.3.3.3 Thử nghiệm bộ\r\nsạc trên xe điện tách rời, ESA
\r\n\r\nQuy trình thử nghiệm trên các hài tần\r\nsố thấp theo IEC 61000-3-3:2013 với các điều kiện thử nghiệm chung phải được áp\r\ndụng cho các thử nghiệm bộ sạc trên xe điện tách rời (đối với dòng điện danh định\r\nnhỏ hơn 16 A mỗi pha).
\r\n\r\nQuy trình thử nghiệm theo IEC\r\n61000-3-11:2000 với các điều kiện thử nghiệm chung phải được áp dụng cho các thử\r\nnghiệm bộ sạc trên xe điện tách rời (đối với dòng điện danh định lớn hơn 16 A\r\nvà nhỏ hơn 75 A mỗi pha).
\r\n\r\n5.3.4 Nhiễu\r\ndẫn tần số cao trên đường dây điện AC hoặc DC
\r\n\r\n5.3.4.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nThử nghiệm này được thiết kế để đo mức\r\nnhiễu dẫn tần số radio phát ra bởi xe điện/ESA theo cấu hình “chế độ sạc REESS\r\nghép nối với lưới điện” thông qua các đường dây điện AC hoặc DC để đảm bảo nó\r\ntương thích với môi trường dân cư, thương mại và công nghiệp nhẹ.
\r\n\r\nCác mạng (nguồn) giả dùng cho nguồn cấp\r\nđiện và các mạng giả không đối xứng (AAN) dùng cho truyền thông để sạc điện được\r\nsử dụng cho thử nghiệm này được mô tả trong Phụ lục A của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện với bộ\r\nphân tích phổ hoặc máy thu quét. Các tham số được sử dụng được xác định tương ứng\r\ntrong 4.4.1 (Bảng 1) và 4.4.2 (Bảng 2) của CISPR 25:2016.
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện với bộ\r\nphát hiện trung bình và bộ phát hiện tựa đỉnh hoặc đỉnh. Nếu sử dụng\r\nbộ phát hiện đỉnh thì hệ số hiệu chỉnh như xác định trong CISPR 12:2007 và sửa đổi\r\n1:2009 phải được áp dụng.
\r\n\r\nCác giới hạn trên đường dây điện AC được\r\nxác định trong IEC 61000-6-3:2006 và sửa đổi 1:2010 và được cho trong Bảng 4.
\r\n\r\nBảng 4 - Nhiễu\r\ndẫn tần số radio lớn nhất cho phép trên đường dây điện AC
\r\n\r\n\r\n Tần số | \r\n \r\n Giới hạn và\r\n bộ phát hiện \r\n | \r\n
\r\n 0,15 đến\r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 66 dB(μV) đến 56 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n56 dB(μV) đến 46 dB(μV) (trung bình)\r\n \r\n(giảm tuyến tính theo loga của tần\r\n số) \r\n | \r\n
\r\n 0,5 đến 5 \r\n | \r\n \r\n 56 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n46 dB(μV) (trung bình) \r\n | \r\n
\r\n 5 đến 30 \r\n | \r\n \r\n 60 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n50 dB(μV) (trung bình) \r\n | \r\n
Các giới hạn trên đường dây điện DC được\r\nxác định trong IEC 61000-6-3:2006 và sửa đổi 1:2010 và được cho trong Bảng 5.
\r\n\r\nBảng 5 - Nhiễu\r\ndẫn tần số radio lớn nhất cho phép trên đường dây điện DC
\r\n\r\n\r\n Tần số \r\n(MHz) \r\n | \r\n \r\n Giới hạn và\r\n bộ phát hiện \r\n | \r\n
\r\n 0,15 đến\r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 79 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n66 dB(μV) (trung bình) \r\n | \r\n
\r\n 0,5 đến 30 \r\n | \r\n \r\n 73 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n60 dB(μV) (trung bình) \r\n | \r\n
Các giới hạn này áp dụng trên toàn bộ\r\ndải tần số 0,15 MHz đến 30 MHz đối với các phép đo được thực hiện trong phòng\r\nbán vang hoặc tại khu vực thử nghiệm thoáng.
\r\n\r\n5.3.4.2 Thử nghiệm hệ\r\nthống sạc điện cho xe điện
\r\n\r\nBố trí thử nghiệm đối với xe điện một\r\npha theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” được thể hiện trên\r\nHình 13.
\r\n\r\nCấu hình cáp (các đường dây truyền\r\nthông tách rời hoặc là một phần của cáp sạc) phải được xác định trong kế hoạch\r\nthử nghiệm. Cáp phải được gập zic zac thành các đoạn có độ dài nhỏ hơn 0,5 m, nếu\r\ncáp dài hơn 1 m, được đặt ở độ cao 0,1 (± 0,025) m so với mặt đất và cách thân xe ít\r\nnhất 0,1 m.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Xe điện cần thử nghiệm
\r\n\r\n2 Giá đỡ cách điện
\r\n\r\n3 Cáp sạc
\r\n\r\n4 (Các) mạng nguồn già (lưới điện giả)\r\nđược nối đất
\r\n\r\n5 Ổ cắm với lưới điện AC hoặc trạm sạc\r\nAC/DC (đường nét đứt: vị trí tùy ý)
\r\n\r\n6 Điểm tham chiếu
\r\n\r\nHình 13 - Xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện”
\r\n\r\n5.3.4.3 Thử nghiệm bộ\r\nsạc lắp trên xe điện tách rời, ESA
\r\n\r\nPhải áp dụng quy trình thử nghiệm theo\r\n7.4.1 của CISPR 16-2-1:2014 với các điều kiện thử nghiệm chung.
\r\n\r\nĐấu nối điện của vỏ bọc ESA và các mạng\r\nnguồn giả với mặt phẳng đất cần được thực hiện cùng với thử nghiệm xe điện, và\r\ncấu hình nối đất phải được xác định trong kế hoạch thử nghiệm.
\r\n\r\n5.3.5 Nhiễu\r\ndẫn tần số cao khi truy cập mạng lưới và viễn thông
\r\n\r\n5.3.5.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nBố trí thử nghiệm phải được thực hiện\r\ntheo CISPR 22:2008, Điều 5 đối với các phát xạ dẫn.
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện với bộ\r\nphân tích phổ hoặc máy thu quét. Các tham số được sử dụng được xác định tương ứng\r\ntrong 4.4.1 (Bảng 1) và 4.4.2 (Bảng 2) của CISPR 25:2016.
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện với bộ\r\nphát hiện trung bình và bộ phát hiện tựa đỉnh hoặc đỉnh. Nếu sử dụng\r\nbộ phát hiện đỉnh thì hệ số hiệu chỉnh như xác định trong CISPR 12:2007 và sửa\r\nđổi 1:2009 phải được áp dụng.
\r\n\r\nCác giới hạn đối với truy cập mạng lưới\r\nvà viễn thông được xác định trong IEC 61000-6-3:2006 và sửa đổi 1:2010 và\r\nđược cho trong Bảng 6.
\r\n\r\nBảng 6 - Nhiễu\r\ndẫn tần số radio lớn\r\nnhất cho phép khi truy cập mạng điện và viễn thông
\r\n\r\n\r\n Tần số \r\n(MHz) \r\n | \r\n \r\n Giới hạn và\r\n bộ phát hiện \r\n | \r\n |
\r\n 0,15 đến\r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 84 dB(μV) đến 74 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n74 dB(μV) đến 64 dB(μV) (trung bình)\r\n \r\n(giảm tuyến tính theo\r\n loga của tần\r\n số) \r\n | \r\n \r\n 40 dB(μV) đến 30 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n30 dB(μV) đến 20 dB(μV) (trung bình) \r\n(giảm tuyến tính theo loga của tần\r\n số) \r\n | \r\n
\r\n 0,5 đến 30 \r\n | \r\n \r\n 74 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n64 dB(μV) (trung bình) \r\n | \r\n \r\n 30 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n20 dB(μV) (trung bình) \r\n | \r\n
Các giới hạn này áp dụng trên toàn bộ\r\ndải tần số 0,15 MHz đến 30 MHz đối với các phép đo được thực hiện trong phòng\r\nbán vang hoặc tại khu vực thử nghiệm thoáng.
\r\n\r\n5.3.5.2 Thử nghiệm hệ\r\nthống sạc điện cho xe điện
\r\n\r\nBố trí thử nghiệm đối với xe điện một\r\npha theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” được thể hiện trên\r\nHình 14.
\r\n\r\nCấu hình cáp (các đường dây truyền\r\nthông tách rời hoặc là một phần của cáp sạc) phải được xác định trong kế hoạch\r\nthử nghiệm. Cáp phải được gập zic zac thành các đoạn có độ dài nhỏ hơn 0,5 m, nếu\r\ncáp dài hơn 1 m, được đặt ở độ cao 0,1 (± 0,025) m so với mặt đất và cách thân\r\nxe ít nhất 0,1 m.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Xe điện cần\r\nthử nghiệm
\r\n\r\n2 Giá đỡ cách\r\nđiện
\r\n\r\n3 Cáp sạc
\r\n\r\n4 (Các) mạng\r\nnguồn giả (lưới điện giả) được nối đất
\r\n\r\n5 Ổ cắm với lưới\r\nđiện AC hoặc trạm sạc AC/DC (đường nét đứt: vị trí tùy ý)
\r\n\r\n6 (Các) mạng\r\ngiả không đối xứng được nối đất
\r\n\r\n7 Máy thu đo
\r\n\r\nHình 14 - Xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc\r\nREESS ghép nối với lưới điện”
\r\n\r\n5.3.5.3 Thử nghiệm bộ\r\nsạc lắp trên xe điện tách rời, ESA
\r\n\r\nPhải áp dụng quy trình thử nghiệm theo\r\nĐiều 5 của CISPR 22:2008 với các điều kiện thử nghiệm chung.
\r\n\r\nĐấu nối điện của vỏ bọc ESA và các mạng nguồn\r\ngiả với mặt phẳng đất cần được thực hiện cùng với thử nghiệm xe điện, và cấu\r\nhình nối đất phải được xác định trong kế hoạch thử nghiệm.
\r\n\r\n5.3.6 Nhiễu\r\nbức xạ tần số cao
\r\n\r\n5.3.6.1 Mục đích
\r\n\r\nThử nghiệm này được thiết kế để đo mức\r\nnhiễu bức xạ tần số radio phát ra bởi xe điện theo cấu hình “chế độ sạc REESS\r\nghép nối với lưới điện” để đảm bảo tương thích với các môi trường dân cư,\r\nthương mại và công nghiệp nhẹ.
\r\n\r\nBố trí thử nghiệm phải được thực hiện\r\ntheo CISPR 12:2007 và sửa đổi 1:2009.
\r\n\r\n5.3.6.2 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nĐối với xe điện theo cấu hình “chế độ\r\nsạc REESS ghép nối với lưới điện”, vị trí của anten hướng về phần giữa của xe\r\n(Hình 15).
\r\n\r\nCác mạng (nguồn) giả dùng để cấp điện\r\nvà mạng giả không đối xứng (AAN) dùng cho truyền thông sạc cho thử nghiệm này\r\nđược mô tả trong Phụ lục A.
\r\n\r\n5.3.6.3 Thử nghiệm\r\nthiết bị sạc điện cho xe điện
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện với bộ\r\nphân tích phổ hoặc bộ thu quét. Các tham số cần sử dụng được xác định một cách\r\ntương ứng trong 4.4.1 (Bảng 1) và 4.4.2 (Bảng 2) CISPR 25:2016.
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện với bộ\r\nphát hiện tựa đỉnh hoặc bộ\r\nphát hiện đỉnh. Nếu sử dụng bộ phát hiện đỉnh, phải áp dụng hệ số hiệu chỉnh\r\nnhư xác định trong CISPR 12:2007 và sửa đổi 1:2009.
\r\n\r\nCác giới hạn theo Bảng 7 phải áp dụng\r\ntrong toàn bộ dải tần số từ 30 MHz đến 1 000 MHz đối với các phép đo được thực\r\nhiện trong phòng bán vang hoặc tại khu vực thử nghiệm thoáng.
\r\n\r\nBảng 7 - Nhiễu bức xạ\r\ntần số cao lớn\r\nnhất cho phép của xe điện
\r\n\r\n\r\n Tần số \r\n(MHz) \r\n | \r\n \r\n Giới hạn và\r\n bộ phát hiện \r\nKhoảng cách\r\n xe điện-anten\r\n 10,0 m ± 0,2 m \r\n | \r\n \r\n Giới hạn và\r\n bộ phát hiện \r\nKhoảng cách\r\n xe điện-anten 3,0 m + 0,05 m \r\n | \r\n
\r\n 30 đến 75 \r\n | \r\n \r\n 32 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n | \r\n \r\n 42 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n | \r\n
\r\n 75 đến 400 \r\n | \r\n \r\n 32 dB(μV) đến 43 dB(μV) (tựa đỉnh)\r\n (tăng tuyến tính theo loga của tần số) \r\n | \r\n \r\n 42 dB(μV) đến 53 dB(μV) (tựa đỉnh)\r\n (tăng tuyến tính theo\r\n loga của tần số) \r\n | \r\n
\r\n 400 đến 1\r\n 000 \r\n | \r\n \r\n 43 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n | \r\n \r\n 53 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n | \r\n
Cho phép sử dụng phòng thử nghiệm khép\r\nkín nếu có thể thể hiện sự tương quan giữa các kết quả đạt được trong phòng thử\r\nnghiệm khép kín và kết quả đạt được tại khu vực thử nghiệm ngoài trời. Phòng thử\r\nnghiệm khép kín không nhất thiết đáp ứng các yêu cầu về kích thước của vị trí thử nghiệm\r\nngoài trời trừ khoảng cách từ anten đến xe điện và chiều cao của anten.
\r\n\r\nSố đọc lớn nhất tương ứng với giới hạn\r\n(phân cực ngang và phân cực dọc và vị trí của anten trên phía bên phải và bên\r\ntrái của xe điện) phải được lấy là số đọc đặc trưng tại tần số thực hiện phép\r\nđo.
\r\n\r\nVí dụ về bố trí thử nghiệm để nối xe\r\nđiện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện” được thể hiện\r\ntrên Hình 15. Đối với các cấu hình khác có hoặc không có truyền thông, xem thêm\r\ncác hình từ Hình 6 đến Hình 9.
\r\n\r\nĐối với các cáp sạc được cung cấp bởi\r\nnhà chế tạo xe điện, đoạn cáp bên ngoài phải được gập zic zac thành các đoạn có độ dài nhỏ\r\nhơn 0,5 m, nếu cáp dài hơn 1 m, được đặt ở độ cao 0,1 (± 0,025) m so với mặt đất và\r\ncách thân xe ít nhất 0,1 m.
\r\n\r\nĐối với các xe điện có phích cắm sạc điện được\r\nở phía bên cạnh\r\ncủa xe điện thì AMN/AN phải được đặt thẳng hàng với phích cắm sạc điện cho xe\r\nđiện và cáp sạc của xe điện.
\r\n\r\nĐối với các xe điện có phích cắm sạc\r\nđiện được ở phía trước/phía\r\nsau của xe điện thì AMN/AN phải được đặt vuông góc với phích cắm sạc điện cho\r\nxe điện và phải được gióng thẳng hàng với cáp sạc của xe điện.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Xe điện cần\r\nthử nghiệm
\r\n\r\n2 Giá đỡ cách\r\nđiện
\r\n\r\n3 Cáp sạc
\r\n\r\n4 (Các) mạng\r\nnguồn giả (lưới điện giả) được nối đất
\r\n\r\n5 Ổ cắm với lưới\r\nđiện AC hoặc trạm sạc AC/DC (đường nét đứt: vị trí tùy ý)
\r\n\r\n6 Anten: cao\r\n1,8 m đối với khoảng cách 3,0 (± 0,05) m và 3,0 m đối với khoảng cách 10,0 (±\r\n0,2) m tính đến điểm tham chiếu
\r\n\r\nHình 15 - Ví\r\ndụ về xe điện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện”
\r\n\r\n5.3.6.4 Thử nghiệm bộ\r\nsạc lắp trên xe điện tách rời, ESA
\r\n\r\n5.3.6.4.1 Bố trí thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nĐối với ESA theo cấu hình “chế độ sạc\r\nREESS ghép nối với lưới điện”, bố trí thử nghiệm phải theo Hình 16.
\r\n\r\nĐấu nối điện của vỏ bọc ESA và mang\r\nnguồn giả với mặt phẳng đất cần được thực hiện cùng với thử nghiệm xe điện, và\r\ncấu hình nối đấy phải được xác định trong kế hoạch thử nghiệm.
\r\n\r\nCấu hình che chắn phải theo cấu hình của\r\nxe điện. Nhìn chung tất cả các phần HV được che chắn phải được nối đúng với trở\r\nkháng thấp với đất (ví dụ mạng nguồn giả (AN), cáp, phích nối, v.v.). ESA và tải\r\nphải được nối với đất. Nguồn điện áp cao (HV) bên ngoài phải được nối thông qua\r\nbộ lọc nhiễu.
\r\n\r\nNếu không có quy định khác, chiều dài\r\ncủa bộ dây điện áp thấp (LV) và bộ dây điện áp cao (HV) phải là mm. Đoạn dài của bộ dây thử nghiệm\r\nđường dây HV phải đặt cách bộ dây thử nghiệm đường dây LV mm (như thế hiện trên\r\nHình 16). Nếu không có\r\nquy định nào khác trong kế hoạch thử nghiệm, cấu hình với đoạn dài của bộ dây thử\r\nnghiệm đường dây HV ở khoảng cách (100 ±10) mm tính từ các mép và bộ dây thử\r\nnghiệm đường dây LV cách đường dây HV mm cũng phải được thử nghiệm.
\r\n\r\nTất cả các bộ dây phải được đặt trên vật\r\nliệu có độ từ thẩm tương đối thấp (εr ≤ 1,4), không dẫn ở (50 ± 5) mm tính từ mặt phẳng\r\nđất.
\r\n\r\nCác dây nguồn bọc kim dùng cho các đường\r\ndây ba pha HV+ và HV- có thể là các\r\ncáp đồng trục trong vỏ bọc kim chung tùy thuộc vào phích nối điện áp cao được sử\r\ndụng. Bộ dây HV ban đầu từ xe điện có thể được sử dụng tùy chọn.
\r\n\r\nNếu không có quy định khác, vỏ bọc ESA\r\nphải được nối với mặt phẳng đất trực tiếp hoặc thông qua trở khác xác định.
\r\n\r\nĐối với bộ sạc trên xe, các đường dây\r\nđiện AC/DC phải được đặt xa anten nhất (phía sau bộ dây HV và LV). Khoảng cách\r\ngiữa các dây nguồn AC/DC và bộ dây (LV hoặc HV) gần nhất phải là mm.
\r\n\r\nĐể thay cho vỏ bọc kim nối với bộ hấp\r\nthụ (ALSE), cho phép sử dụng vị trí thử nghiệm thoáng (OATS) phù hợp với các\r\nyêu cầu của CISPR 16-1-4:2010.
\r\n\r\n5.3.6.4.2 Yêu cầu thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nCác phép đo phải được thực hiện với bộ\r\nphát hiện tựa đỉnh và bộ phát hiện đỉnh. Nếu sử dụng bộ phát hiện đỉnh, phải áp\r\ndụng hệ số điều chỉnh như xác định trong CISPR 12:2007 và sửa đổi 1:2009.
\r\n\r\nCác giới hạn theo Bảng 8 áp dụng trong\r\ntoàn bộ dải tần số từ 30 MHz đến 1 000 Mhz đối với các phép đo thực hiện trong\r\nphòng bán vang hoặc vị trí thử nghiệm ngoài trời.
\r\n\r\nBảng 8 - Nhiễu\r\nbức xạ tần số cao lớn nhất cho phép của ESA
\r\n\r\n\r\n Tần số \r\n(MHz) \r\n | \r\n \r\n Giới hạn và\r\n bộ phát hiện \r\nKhoảng cách\r\n xe điện-anten\r\n 10,0 m + 0,2 m \r\n | \r\n
\r\n 30 đến 75 \r\n | \r\n \r\n 62 dB(μV) đến 52 dB(μV) (tựa đỉnh)\r\n (tăng tuyến tính theo loga của tần số) \r\n | \r\n
\r\n 75 đến 400 \r\n | \r\n \r\n 52 dB(μV) đến 63 dB(μV) (tựa đỉnh) (tăng tuyến tính\r\n theo loga của tần số) \r\n | \r\n
\r\n 400 đến 1\r\n 000 \r\n | \r\n \r\n 63 dB(μV) (tựa đỉnh) \r\n | \r\n
Tâm pha của anten phải thẳng hàng với\r\ntâm của phần bộ dây đi dây theo chiều dọc.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 ESA
\r\n\r\n2 Bộ dây thử\r\nnghiệm LV
\r\n\r\n3 Bộ mô phỏng tải\r\nLV (đặt và nối đất theo CISPR 25:2016, 6.4.2.5)
\r\n\r\n4 Nguồn điện (vị\r\ntrí tùy chọn)
\r\n\r\n5 Mạng nguồn giả
\r\n\r\n6 Mặt phẳng đất\r\n(liên kết với vỏ bọc kim)
\r\n\r\n7 Giá đỡ có độ từ thẩm\r\ntương đối thấp
\r\n\r\n8 Anten loa
\r\n\r\n10 Cáp đồng trục\r\nchất lượng cao, ví dụ bọc kim\r\nkép
\r\n\r\n11 Phích nối
\r\n\r\n12 Thiết bị đo
\r\n\r\n13 Vật liệu hấp\r\nthụ RF
\r\n\r\n14 Hệ thống kích\r\nthích và theo dõi
\r\n\r\n15 Bộ dây HV
\r\n\r\n16 Bộ mô phỏng tải\r\nHV
\r\n\r\n17 Mạng nguồn\r\nHV
\r\n\r\n18 Lọc nhiễu HV
\r\n\r\n19 Bộ dây bộ sạc\r\nAC/DC
\r\n\r\n25 Bộ mô phỏng tải AC/DC
\r\n\r\n26 AMN 50 mH\r\n(AC) hoặc mạng nguồn giả HV (DC)
\r\n\r\n27 Nguồn điện\r\nAC/DC
\r\n\r\n28 Lọc nhiễu c./DC
\r\n\r\nHình 16 - Ví\r\ndụ về xe điện theo cấu hình “chế độ sạc REESS ghép nối với lưới điện”
\r\n\r\n5.3.7 \r\nNhiễu bức xạ trên đường dây nguồn
\r\n\r\nPhát xạ của kiểu đại diện của ESA phải\r\nđược thử nghiệm bởi (các)\r\nphương pháp theo ISO 7637-2:2011 trên đường dây nguồn cũng như với các đấu nối\r\nkhác của ESA có thể được nối với đường dây nguồn.
\r\n\r\nCác mức phát xạ lớn nhất cho phép được\r\ncho trong Bảng 9 dưới đây.
\r\n\r\nBảng 9 - Nhiễu\r\nbức xạ lớn nhất cho phép của ESA trên đường dây nguồn
\r\n\r\n\r\n Cực tính của\r\n biên độ xung \r\n | \r\n \r\n Xe điện có\r\n hệ thống 12 V \r\n | \r\n \r\n Xe điện có\r\n hệ thống 24 V \r\n | \r\n
\r\n Dương \r\n | \r\n \r\n +75 V \r\n | \r\n \r\n +150 V \r\n | \r\n
\r\n Âm \r\n | \r\n \r\n -100 V \r\n | \r\n \r\n -450 V \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Mạng nguồn giả, mạng giả không đối xứng và tích hợp các\r\ntrạm sạc vào bố trí thử nghiệm
\r\n\r\n\r\n\r\nPhụ lục A mô tả các mạng nguồn giả\r\n(AMN/AN) để kết thúc các\r\nđường dây điện AC và DC. Cần sử dụng\r\ncác mạng để cung cấp trở kháng tải cụ\r\nthể và cách ly thành phần với nguồn cấp điện.
\r\n\r\n• mạng giả (AN) được sử dụng cho các\r\nnguồn điện DC;
\r\n\r\n• mạng nguồn giả (AMN) chỉ được sử dụng\r\ncho các lưới điện xoay chiều.
\r\n\r\nPhụ lục này cũng cung cấp các mạng giả\r\nkhông đối xứng (AAN) để kết thúc và ghép nối truyền thông sạc cho các đường dây\r\ntruyền thông đối xứng và đường dây truyền thông không đối xứng.
\r\n\r\nNgoài ra, phụ lục này cung cấp hướng dẫn\r\nvề cách thức thực hiện các đấu nối nguồn trong bố trí thử nghiệm.
\r\n\r\nA.2 Trạm sạc và đấu\r\nnối lưới điện
\r\n\r\nTrạm sạc có thể được đặt trên vị trí thử\r\nnghiệm hoặc bên ngoài vị trí thử nghiệm.
\r\n\r\nTrong cả hai trường hợp, ổ cắm nguồn\r\nđiện và ổ cắm truyền thông phải đáp ứng các điều kiện sau.
\r\n\r\n• Ổ cắm phải được đặt trực tiếp trên mặt\r\nphẳng đất.
\r\n\r\n• Chiều dài của bộ dây giữa các ổ cắm\r\nvà mạng giả/mạng giả không đối xứng tương ứng phải càng ngắn càng tốt.
\r\n\r\n• Bộ dây giữa ổ cắm và mạng giả/mạng\r\ngiả không đối xứng phải được đặt trực tiếp trên mặt phẳng đất.
\r\n\r\nNếu trạm sạc được đặt trên vị trí thử\r\nnghiệm nối cáp phải
\r\n\r\n• treo thẳng đứng tại cạnh của trạm sạc\r\nnối đất, và
\r\n\r\n• đoạn cáp bên ngoài bất kỳ phải được\r\nđặt trực tiếp trên mặt phẳng đất (được gập zic zac nếu cần).
\r\n\r\nNếu trạm sạc được đặt trên vị trí thử\r\nnghiệm thì nó không được đặt trực tiếp trên đường ngắm giữa anten đo và xe điện.
\r\n\r\nTrong trường hợp trạm sạc đặt bên\r\nngoài vị trí thử nghiệm, ổ cắm nguồn và ổ cắm đường dây truyền thông cần được lọc.
\r\n\r\nNếu truyền thông giữa xe điện và trạm\r\nsạc có thể được mô\r\nphỏng, việc mô phỏng truyền thông này và nguồn trực tiếp từ nguồn lưới có thể\r\nthay cho trạm sạc.
\r\n\r\n\r\n\r\nA.3.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nCác kiểu nguồn điện khác nhau hiện\r\nhành và nối cáp nguồn điện được sử dụng cho thành phần được cấp điện bởi điện áp thấp\r\n(LV) và/hoặc điện áp cao (HV).
\r\n\r\nA.3.2 Thành phần\r\nđược cấp điện áp thấp (LV)
\r\n\r\nĐối với thành phần được cấp điện áp thấp\r\nthì phải sử dụng AN 5 μH/50 Ω như xác định trong CISPR 25:2016, Phụ lục E\r\nvà được thể hiện trên Hình A.1.
\r\n\r\n(Các) AN phải được lắp trực tiếp trên\r\nmặt phẳng đất. Vỏ bọc của\r\n(các) AN phải được liên kết với mặt phẳng đất. Điện trở DC giữa đất của cổng đo\r\nAN và mặt phẳng đất không được vượt quá 2,5 mΩ.
\r\n\r\nCác cổng đo của (các) AN phải được kết\r\nthúc bằng một tải 50 Ω.
\r\n\r\nTrở kháng ZPB của AN (dung\r\nsai ± 20 %) trong dải tần số đo từ 0,1 MHz đến 100 MHz được thể hiện trên Hình\r\nA.2. Trở kháng này được đo giữa các đầu nối P và B (trên Hình A.1) với tải 50 Ω trên cổng đo\r\nvới các đầu nối A và B (trên Hình A.1) được nối tắt.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n1 Cổng dùng cho\r\nEUT
\r\n\r\n2 Cổng nguồn
\r\n\r\n3 Cổng đo
\r\n\r\nHình A.1 - Ví\r\ndụ về sơ đồ mạch AN 5 μH
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.2 - Đặc trưng\r\ncủa trở kháng AN
\r\n\r\nA.3.3 Thành phần được cấp điện\r\náp cao (HV)
\r\n\r\nĐối với thành phần được cấp điện áp\r\ncao thì phải sử dụng AN 5 μH/50 Ω như xác định trên Hình A.3.
\r\n\r\n(Các) AN phải được lắp trực tiếp trên\r\nmặt phẳng đất. Vỏ bọc của\r\n(các) AN phải được liên kết với mặt phẳng đất. Điện trở DC giữa đất của cổng đo\r\nAN và mặt phẳng đất không được vượt quá 2,5 mΩ.
\r\n\r\nCác cổng đo của (các) AN phải được kết\r\nthúc bằng một tải 50 Ω.
\r\n\r\nTrở kháng ZPB của AN (dung\r\nsai ± 20 %) trong dải tần số đo từ 0,1 MHz đến 100 MHz được thể hiện trên Hình\r\nA.4. Trở kháng này được đo giữa các đầu nối P và B (trên Hình A.1) với tải 50 Ω\r\ntrên cổng đo với các đầu nối A và B (trên Hình A.1) được nối tắt.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\n\r\n 1 Cổng dùng\r\n cho EUT \r\n | \r\n \r\n C1: 0,1 μF \r\n | \r\n
\r\n 2 Cổng nguồn \r\n | \r\n \r\n C2: 0,1 μF \r\n | \r\n
\r\n 3 Cổng đo \r\n | \r\n \r\n R1: 1 kΩ \r\n | \r\n
\r\n L1: 5 μH \r\n | \r\n \r\n R2: 1 MΩ (phóng điện C2\r\n đến < 50 VDC trong vòng\r\n 60 s) \r\n | \r\n
Hình A.3 - Ví\r\ndụ về sơ đồ mạch AN 5 μH
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.4 - Đặc\r\ntrưng của trở kháng AN HV
\r\n\r\nNếu sử dụng các AN HV không được che\r\nchắn trong cùng một hộp có chống nhiễu thì phải có che chắn bên trong giữa các\r\nAN HV như mô tả trên Hình A.5.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.5 - Ví\r\ndụ về kết hợp các AN HV trong cùng một hộp có chống nhiễu
\r\n\r\nMạng phối hợp trở kháng tùy chọn\r\ncó thể được sử dụng để mô phỏng trở\r\nkháng phương thức chung/phương thức vi sai được nhìn từ thiết bị cần thử nghiệm\r\n(EUT) được cắm vào nguồn HV (xem Hình A.6). Các tham số của mạng phối hợp trở kháng tùy chọn\r\nnày phải được xác định trong kế hoạch thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.6 - Mạng phối\r\nhợp trở kháng gắn giữa các AN HV và EUT
\r\n\r\nA.3.4 Các thành phần\r\nliên quan đến chế độ sạc được nối với nguồn DC
\r\n\r\nĐối với thành phần liên quan đến chế độ\r\nsạc (ví dụ bộ sạc) được nối với nguồn DC, phải sử dụng AN 5 μH/50 Ω như xác định\r\ntrên Hình A.3.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐối với các thành phần liên quan đến\r\nchế độ sạc (ví dụ bộ sạc) được nối với nguồn lưới xoay chiều thì phải sử dụng\r\nAN 50 μH/50 Ω\r\nnhư\r\nxác định trong 4.3 của CISPR 16-1-2:2014.
\r\n\r\n(Các) AMN phải được lắp trực tiếp trên\r\nmặt phẳng đất. Vỏ bọc của\r\n(các) AMN phải được liên kết với mặt phẳng đất. Điện trở DC giữa đất của cổng\r\nđo AN và mặt phẳng đất không được vượt quá 2,5 mΩ.
\r\n\r\nCác cổng đo của (các) AMN phải được kết\r\nthúc bằng một tải 50 Ω.
\r\n\r\nA.5 Mạng giả không đối\r\nxứng (AAN)
\r\n\r\nA.5.1 Quy định\r\nchung
\r\n\r\nCác kiểu hệ thống truyền thông khác\r\nnhau hiện hành và nối cáp truyền thông được sử dụng cho truyền thông giữa trạm\r\nsạc và xe điện. Do đó phân biệt giữa một số kiểu nối cáp/làm việc cụ thể là cần\r\nthiết.
\r\n\r\n(Các) AAN phải được lắp trực tiếp trên\r\nmặt phẳng đất. Đấu nối đất của (các) AAN phải được liên kết với mặt phẳng đất bằng\r\nmột đấu nối có tính cảm thấp.
\r\n\r\nCác cổng đo không được sử dụng của\r\n(các) AAN phải được kết thúc bằng một tải tương ứng (50 Ω đối với đầu ra đồng\r\ntrục của IS trên Hình A.7).
\r\n\r\nA.5.2 Đường truyền\r\nthông đối xứng (ví dụ CAN)
\r\n\r\nMạng giả không đối xứng được nối giữa\r\nxe điện và trạm sạc, tương ứng. Mô phỏng truyền thông được xác định trong CISPR\r\n22:2008, 9.6.2 và Phụ lục D, xem ví dụ trên Hình A.6. IS có trở kháng phương thức\r\nchung là 150 Ω. Trở kháng Zcat điều chỉnh tính đối xứng của việc nối cáp và thiết\r\nbị ngoại vi gắn cùng thường được biểu diễn là tổn thất do chuyển đổi dọc trục\r\n(LCL). Giá trị LCL cần được xác định trước bằng phép đo hoặc được xác định trước\r\nbởi nhà chế tạo trạm sạc/cáp sạc. Giá trị chọn trước đối với LCL và nguồn gốc của\r\nnó phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CHÚ DẪN
\r\n\r\nC: 4,7 μF
\r\n\r\nR: 200 kΩ
\r\n\r\nL1: 2 x 38 μH
\r\n\r\nL2: 2 x 38 μH
\r\n\r\nAE: Thiết bị kết hợp
\r\n\r\nEUT: Thiết bị cần thử nghiệm
\r\n\r\nNguồn: CISPR 22:2008, Phụ lục D
\r\n\r\nHình A.7 - Ví\r\ndụ về mạng ổn định trở kháng dùng cho các đường dây truyền thông đối\r\nxứng
\r\n\r\nA.5.3 PLC trên đường\r\ndây điện
\r\n\r\nHiện tại, không có tiêu chuẩn CISPR\r\nnào đề cập đến EMC của toàn bộ hệ thống truyền thông trên đường dây điện (PLC).\r\nCác mạch điện thể hiện trên Hình A.8 và Hình A.9 cho phép tối thiểu các phép đo\r\nphát xạ của các phát xạ ngoài băng và các thử nghiệm miễn nhiễm. Đối với các\r\nphép đo phát xạ trong băng, có thể thực hiện phép đo dòng điện nhiễu (phương thức\r\nchung) (như xác định trong CISPR 16-2-1:2014) trên cáp sạc. Trong trường hợp\r\ncác phép đo phát xạ trong băng, dòng điện nhiễu cần đáp ứng các yêu cầu đối với\r\ndòng điện nhiễu\r\ndẫn khi truy cập mạng điện và viễn thông.
\r\n\r\nMạch điện trong Hình A.8 cung cấp kết\r\nthúc phương thức chung bởi AN. Đối với thử nghiệm phát xạ, chỉ cần đo những\r\nphát xạ từ modem PLC của EUT. Trong trường hợp các mức tín hiệu thiết bị phụ trợ\r\nkhông thể đặt bằng phần mềm (tham khảo ISO 15118-3) thì bộ suy giảm được đặt\r\nvào giữa các đường dây điện và modem PLC trên phía AE trong mạch điện dùng cho\r\ncác thử nghiệm phát xạ. Bộ suy giảm này bao gồm hai điện trở kết hợp với trở\r\nkháng đầu vào/đầu ra của các modem PLC và suy giảm cho phép đối với hệ thống\r\nPLC.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Giá trị điện trở phụ thuộc vào suy giảm\r\ncho phép và trở kháng thiết kế của modem PLC (ở đây có: suy giảm 40 dB, trở kháng thiết\r\nkế PLC 100\r\nΩ).
\r\n\r\nHình A.8 - Ví\r\ndụ về mạch điện dùng cho các thử nghiệm phát xạ của PLC trên đường dây điện AC\r\nhoặc DC
\r\n\r\nBộ suy giảm giữa hai modem PLC sẽ giảm\r\ntỷ số tín hiệu-tạp trên đường dây, mà cho ra các kết quả không thực tế trong thử\r\nnghiệm miễn nhiễm. Do đó, các thử nghiệm miễn nhiễm cần được thực hiện khi\r\nkhông có bộ suy giảm (xem Hình A.9).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.9 - Ví\r\ndụ về mạch điện dùng cho các thử nghiệm miễn nhiễm của PLC\r\ntrên đường dây điện AC hoặc DC
\r\n\r\nA.5.4 (Công nghệ)\r\nPLC đối với điều khiển quá trình sạc
\r\n\r\nMột số hệ thống truyền thông sử dụng\r\nđường dây điều khiển (đối lập với PE) với truyền thông (cao tần) xếp chồng. Điển\r\nhình, công nghệ phát triển đối với truyền thông trên đường dây điện (PLC) được\r\nsử dụng cho mục đích đó. Một mặt các đường dây truyền thông hoạt động không đối\r\nxứng, mặt khác hai hệ thống truyền thông khác nhau hoạt động trên cùng một đường\r\ndây. Do đó, phải sử dụng mạng đặc biệt. Mạng này được thể hiện trên Hình A.10\r\ncung cấp trở kháng phương thức chung 150 Ω ± 20 Ω (150\r\nkHz đến 30 MHz) trên đường dây điều khiển quá trình sạc (giả thiết trở\r\nkháng thiết kế của modem là 100 Ω). Cả hai kiểu truyền thông (điều khiển quá\r\ntrình sạc, PLC) được phân tách bởi mạng này. Do đó, mô phỏng truyền thông thường\r\nđược sử dụng kết hợp với modem PLC để chắc chắn rằng tín hiệu trên cáp sạc chiếm\r\nưu thế bởi các tín hiệu\r\ntruyền thông của EUT hơn là của modem PLC AE.
\r\n\r\nMột cách khác, để đảm bảo rằng tín hiệu\r\nđược chiếm ưu thế bởi tín hiệu truyền thông của EUT, công suất truyền của modem\r\nAE PLC cần được điều chỉnh thích hợp để thấp hơn công suất truyền của EUT.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Giá trị của ba điện trở phụ thuộc vào\r\ntrở kháng thiết kế của modem\r\nPLC được nối trên phía AE. Các giá trị được cho trong sơ đồ này là có hiệu lực\r\nđối với trở kháng thiết\r\nkế 100 Q.
\r\n\r\nHình A.10 -\r\nVí dụ về mạch điện dùng cho các thử nghiệm phát xạ của PLC trên đường dây điều\r\nkhiển quá trình sạc
\r\n\r\nBộ suy giảm giữa hai modem PLC sẽ giảm\r\ntỷ số tín hiệu-tạp trên đường dây, mà cho ra các kết quả không thực tế trong thử\r\nnghiệm miễn nhiễm. Do đó, các thử nghiệm miễn nhiễm cần được thực hiện khi không\r\ncó bộ suy giảm (xem Hình A.11).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.11 -\r\nVí dụ về mạch điện dùng cho các thử nghiệm miễn nhiễm của PLC trên dường dây điều\r\nkhiển quá trình sạc
\r\n\r\n\r\n\r\n
Thư mục tài\r\nliệu tham khảo
\r\n\r\n[1] TCVN 13078-21-2:2020 (IEC\r\n61851-21-2:2018), Hệ thống sạc điện cho xe điện - Phần 21-2: Yêu cầu EMC đối\r\nvới hệ thống sạc điện cho xe điện không được lắp trên xe
\r\n\r\n[2] ISO 15118-3, Road vehicles - Vehicle to\r\ngrid communication interface - Part 3: Physical and\r\ndata link layer requirements
\r\n\r\n[3] CISPR 16-1-4:2010, with amendment\r\n1:2012 and amendment 2:2017, Specification for radio disturbance and\r\nimmunity measuring apparatus and methods - Part 1-4: Radio disturbance and\r\nimmunity measuring apparatus - Antennas and test sites for radiated disturbance\r\nmeasurements
\r\n\r\n\r\n\r\n
Mục lục
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng\r\n
\r\n\r\n2 Tài liệu viện\r\ndẫn
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và\r\nđịnh nghĩa
\r\n\r\n4 Điều kiện thử\r\nnghiệm chung
\r\n\r\n5 Phương pháp\r\nthử nghiệm và các yêu cầu
\r\n\r\nPhụ lục A (quy định) - Mạng nguồn giả,\r\nmạng giả không đối xứng và tích hợp các trạm sạc vào bố trí thử\r\nnghiệm
\r\n\r\nThư mục tài liệu tham khảo
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
1 Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có\r\nTCVN 13078-1:2020 hoàn toàn tương đương với IEC 61851-1:2017.
\r\n\r\n2 Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có\r\nTCVN 7995 : 2009 hoàn toàn tương đương với IEC 60038 : 2002.
\r\n\r\n3 Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có\r\nTCVN 7909-3-3:2020 hoàn toàn tương đương với IEC 61000-3-3:2017.
\r\n\r\n4 Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có\r\nTCVN 7909-3-11:2020 hoàn toàn tương đương với IEC 61000-3-11:2018.
\r\n\r\n5 Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN 13078-1:2020 hoàn toàn tương\r\nđương với IEC 61851-1:2017.
\r\n\r\n6 Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có\r\nTCVN 8241-4-5:2009 hoàn toàn tương đương với IEC 61000-4-5:2005.
\r\n\r\n7 Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN 6989-1-2:2010 hoàn toàn tương\r\nđương với CISPR 16-1-2:2006.
\r\n\r\n8 Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN\r\n6989-2-1:2010 hoàn toàn tương đương với CISPR 16-2-1:2008.
\r\n\r\n9 Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có\r\nTCVN 7189:2002 hoàn toàn tương đương với CISPR 22:1997.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13078-21-1:2020 (IEC 61851-21-1:2017) về Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện – Phần 21-1: Yêu cầu tương thích điện từ của bộ sạc lắp trên xe điện kết nối có dây với nguồn cấp điện xoay chiều/một chiều đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13078-21-1:2020 (IEC 61851-21-1:2017) về Hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện – Phần 21-1: Yêu cầu tương thích điện từ của bộ sạc lắp trên xe điện kết nối có dây với nguồn cấp điện xoay chiều/một chiều
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN13078-21-1:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Điện - điện tử |
Tình trạng | Còn hiệu lực |