Road vehicles\r\n-\r\nEquipment\r\nand Parts which can be Fitted and/or be Used on Wheeled Vehicles - Requirements\r\nand test methods in type approval for the electric power train
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 13060:2020 được biên soạn\r\ntrên cơ sở của ECE 136; Soát xét 2:2016.
\r\n\r\nTCVN 13060:2020 do Ban kỹ\r\nthuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên\r\nsoạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ\r\ncông bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHƯƠNG TIỆN\r\nGIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - THIẾT BỊ VÀ BỘ PHẬN CÓ THỂ LẮP VÀ/HOẶC SỬ DỤNG TRÊN\r\nPHƯƠNG TIỆN CÓ BÁNH XE - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU XE\r\nTRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
\r\n\r\nRoad vehicles\r\n-\r\nEquipment\r\nand Parts which can be Fitted and/or be Used on Wheeled Vehicles - Requirements\r\nand test methods in type approval for the electric power train
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về\r\nan toàn đối với hệ động lực điện của các kiểu xe L1) với tốc\r\nđộ thiết kế lớn nhất vượt quá 6 km/h, được trang bị một hoặc nhiều động cơ kéo\r\nchạy bằng năng lượng điện và không được kết nối liên tục với lưới điện, cũng như\r\ncác thành phần và hệ thống điện áp cao của chúng được kết nối galvanic với mạch\r\ndẫn điện cao áp của hệ động lực điện.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về\r\nan toàn đối với hệ thống tích điện nạp lại được (REESS) của xe loại L với tốc độ\r\nthiết kế lớn nhất trên 6 km/h, được trang bị một hoặc nhiều động cơ kéo chạy bằng\r\nnăng lượng điện và không được kết nối liên tục với lưới điện.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không áp dụng cho các\r\nREESS có công dụng chính là cung cấp\r\nnăng lượng để khởi động động\r\ncơ và/hoặc chiếu sáng và/hoặc các hệ thống phụ khác của xe.
\r\n\r\nTiêu chuẩn không đề cập đến các yêu cầu\r\nvề an toàn sau va chạm của phương tiện cơ giới đường bộ.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau là rất cần\r\nthiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm\r\ncông bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi\r\nnăm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu\r\ncó).
\r\n\r\nECE 78, Motorcycle braking-\r\nHarmonization of motorcycle braking requirements (Phanh xe máy - Hài hòa các\r\nyêu cầu về phanh xe máy).
\r\n\r\nECE 781, Adaptive Control (Kiểm\r\nsoát thích ứng)
\r\n\r\nUN Recommendations on the Transport of\r\nDangerous Goods - Model Regulations (Revision 17 from June 2011), Volume I,\r\nChapter 2.3 (Khuyến nghị của Liên Hợp Quốc về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm -\r\nQuy định mẫu (Bản sửa đổi 17, tháng 6 năm 2011), Tập I, Chương 2.3).
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật\r\nngữ, định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1
\r\n\r\nChế độ có thể chủ động lái xe (Active\r\ndriving possible mode)
\r\n\r\nChế độ xe khi tác động áp lực lên bàn\r\nđạp ga (hoặc kích hoạt một điều khiển tương đương) hoặc nhả hệ thống phanh phải làm cho hệ động lực\r\nđiện di chuyển xe.
\r\n\r\n3.2
\r\n\r\nLớp ngăn (Barrier)
\r\n\r\nBộ phận cung cấp bảo vệ chống tiếp xúc\r\ntrực tiếp với các bộ phận có dòng điện chạy qua từ bất kỳ hướng tiếp cập\r\nnào.
\r\n\r\n3.3
\r\n\r\nCách điện cơ bản (Basic\r\ninsulation)
\r\n\r\nCách điện được áp dụng cho các bộ phận\r\ncó dòng điện chạy qua để bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp trong các điều kiện\r\nkhông có lỗi.
\r\n\r\n3.4
\r\n\r\nPin (Cell)
\r\n\r\nMột đơn vị điện hóa được bao kín, chứa\r\nmột cực dương và một cực âm và có sự chênh lệch điện áp trên hai đầu cực của\r\nnó.
\r\n\r\n3.5
\r\n\r\nKhung được kết nối với mạch điện (Chassis\r\nconnected to the electric circuit)
\r\n\r\nMạch điện xoay chiều (AC) và một chiều\r\n(DC) được kết nối với khung dẫn điện.
\r\n\r\n3.6
\r\n\r\nKết nối dẫn điện (Conductive\r\nconnection)
\r\n\r\nKết nối sử dụng các đầu nối với nguồn\r\nđiện bên ngoài khi REESS được nạp.
\r\n\r\n3.7
\r\n\r\nHệ thống khớp nối để nạp REESS (Coupling\r\nsystem for charging the REESS)
\r\n\r\nMạch điện được sử dụng để nạp REESS từ\r\nnguồn điện bên ngoài bao gồm bộ đầu vào xe hoặc cáp nạp được gắn thường xuyên.
\r\n\r\n3.8
\r\n\r\nTốc độ C của n C (C Rate of\r\nnC)
\r\n\r\nCường độ dòng điện không đổi của thiết\r\nbị cần thử, mất 1/n giờ\r\nđể nạp hoặc xả thiết bị cần thử từ trạng thái nạp bằng 0% đến trạng thái nạp đạt\r\nđầy 10 0%.
\r\n\r\n3.9
\r\n\r\nTiếp xúc trực tiếp (Direct\r\ncontact)
\r\n\r\nTiếp xúc của người với các bộ phận có\r\ndòng điện chạy qua.
\r\n\r\n3.10
\r\n\r\nCách điện kép (Double insulation)
\r\n\r\nCách điện bao gồm cả cách điện cơ bản\r\nvà cách điện bổ sung.
\r\n\r\n3.11
\r\n\r\nKhung dẫn điện (Electrical\r\nchassis)
\r\n\r\nMột bộ mạch điện cấu tạo từ các chi tiết\r\ndẫn điện được liên kết với nhau, có điện thế của chúng được lấy làm diện áp chuẩn.
\r\n\r\n3.12
\r\n\r\nMạch điện (Electrical circuit)
\r\n\r\nTập hợp các bộ phận có dòng điện chạy\r\nqua được thiết kế để cung cấp điện trong hoạt động bình thường.
\r\n\r\n3.13
\r\n\r\nHệ thống chuyển đổi năng lượng điện (Electric\r\nenergy conversion system)
\r\n\r\nMột hệ thống tạo ra và cung cấp năng\r\nlượng điện cho động cơ đẩy chạy điện.
\r\n\r\n3.14
\r\n\r\nHệ động lực điện (Electric\r\npower train)
\r\n\r\nMạch điện bao gồm (các) động cơ kéo và\r\ncó thể bao gồm REESS, hệ thống chuyển đổi năng lượng điện, bộ chuyển đổi điện tử,\r\nhệ thống dây điện\r\nvà các đầu nối dây liên quan và hệ thống khớp nối để nạp REESS.
\r\n\r\n3.15
\r\n\r\nBộ chuyển đổi điện tử (Electronic\r\nconverter)
\r\n\r\nMột thiết bị có khả năng điều khiển\r\nvà/hoặc chuyển đổi năng lượng điện cho động cơ điện.
\r\n\r\n3.16
\r\n\r\nVỏ bao kín/buồng kín (Enclosure)
\r\n\r\nPhần bao quanh các chi tiết bên trong\r\nvà bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp từ bất kỳ hướng tiếp cận nào.
\r\n\r\n3.17
\r\n\r\nChi tiết dẫn điện để trần (Exposed\r\nconductive part)
\r\n\r\nChi tiết dẫn điện có thể chạm vào theo\r\ncác quy định về bảo vệ của IPXXB và trở thành có điện trong điều kiện cách điện\r\nbị hỏng. Điều này\r\nbao gồm các chi tiết ở dưới lớp che\r\nphủ có thể được gỡ bỏ mà không cần sử dụng các dụng cụ.
\r\n\r\n3.18
\r\n\r\nNổ (Explosion)
\r\n\r\nSự giải phóng năng lượng đột ngột đủ để gây ra\r\nsóng áp lực và/hoặc mảnh văng ra có thể gây ra thiệt hại về kết cấu và/hoặc vật\r\nlý cho môi trường xung quanh thiết bị cần thử.
\r\n\r\n3.19
\r\n\r\nNguồn cấp điện bên ngoài (External\r\nelectric power supply)
\r\n\r\nNguồn điện xoay chiều (AC) hoặc dòng\r\nđiện một chiều (DC) ở bên ngoài xe.
\r\n\r\n3.20
\r\n\r\nĐiện áp cao (High Voltage)
\r\n\r\nSự phân loại của một bộ phận điện hoặc\r\nmạch điện, nếu điện áp làm việc của nó là > 60 V và ≤ 1500 Vrms một\r\nchiều (DC) hoặc > 30 V và ≤ 1000 V rms xoay chiều (AC) (rms - giá trị bình phương trung\r\nbình).
\r\n\r\n3.21
\r\n\r\nCháy (Fire)
\r\n\r\nSự phát ra ngọn lửa từ một thiết bị cần\r\nthử. Tia lửa và hồ quang không được coi là ngọn lửa.
\r\n\r\n3.22
\r\n\r\nChất điện phân dễ cháy (Flammable\r\nelectrolyte)
\r\n\r\nChất điện phân có chứa các chất được\r\nphân loại là chất lỏng dễ cháy Loại\r\n3 theo Khuyến nghị của Liên Hợp Quốc về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm - Quy định\r\nmẫu,
\r\n\r\n3.23
\r\n\r\nMạch dẫn điện cao áp (High\r\nvoltage bus)
\r\n\r\nMạch điện, bao gồm hệ thống khớp nối để\r\nnạp REESS làm việc với điện áp cao.
\r\n\r\nChỉ có các bộ phận hoặc chi tiết của mạch\r\nđiện làm việc với điện áp cao được phân loại là mạch dẫn điện cao áp trong trường\r\nhợp các mạch điện được kết nối galvanic với nhau và chúng được kết nối galvanic\r\nvới khung dẫn điện và trị số điện áp lớn nhất giữa bất kỳ chi tiết có dòng điện chạy\r\nqua và khung dẫn điện hoặc bất kỳ chi tiết dẫn điện để trần nào phải bằng ≤ 30 V AC và ≤ 60 V DC.
\r\n\r\n3.24
\r\n\r\nTiếp xúc gián tiếp (Indirect\r\ncontact)
\r\n\r\nSự tiếp xúc của người với chi tiết dẫn\r\nđiện để trần.
\r\n\r\n3.25
\r\n\r\nChi tiết có dòng điện chạy qua (Live parts)
\r\n\r\n(Các) bộ phận dẫn điện dự định được\r\ncung cấp năng lượng điện trong sử dụng bình thường
\r\n\r\n3.26
\r\n\r\nKhoang hành lý (Luggage\r\ncompartment)
\r\n\r\nKhông gian kín trong xe dành cho để\r\nhành lý.
\r\n\r\n3.27
\r\n\r\nNhà sản xuất (Manufacturer)
\r\n\r\nNgười hoặc cơ quan chịu trách nhiệm\r\ntrước cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về tất cả các khía cạnh của quy trình phê\r\nduyệt kiểu và đảm bảo sự phù hợp của sản xuất. Không nhất thiết là người hoặc\r\ncơ quan phải tham gia trực tiếp vào tất cả các giai đoạn chế tạo xe, hệ thống\r\nhoặc bộ phận là đối tượng của quá trình phê duyệt.
\r\n\r\n3.28
\r\n\r\nHệ thống giám sát điện trở cách điện\r\ntrên xe\r\n(Onboard isolation resistance monitoring system)
\r\n\r\nThiết bị giám sát điện trở cách điện giữa\r\ncác mạch dẫn điện cao áp và khung dẫn điện.
\r\n\r\n3.29
\r\n\r\nẮc quy kéo kiểu mở (Open type\r\ntraction battery)
\r\n\r\nẮc quy nước cần đổ đầy nước và tạo ra khí\r\nhydro thoát ra khí quyển.
\r\n\r\n3.30
\r\n\r\nKhoang hành khách (Passenger\r\ncompartment)
\r\n\r\nKhông gian dành tiện nghi cho hành\r\nkhách được giới hạn bởi ít nhất 4\r\ntrong số yếu tố sau: mái, sàn, thành bên, cửa ra vào, kính cửa sổ, vách ngăn\r\nphía trước và vách ngăn phía sau, hoặc cửa sau, cũng như bởi các lớp ngăn và vỏ\r\nbao kín được trang bị để bảo vệ hành khách tránh tiếp xúc trực tiếp với các chi\r\ntiết có dòng điện chạy qua.
\r\n\r\n3.31
\r\n\r\nCấp độ bảo vệ (Protection degree)
\r\n\r\nSự bảo vệ được cung cấp bởi một lớp\r\nngăn/vỏ bao kín liên quan đến sự tiếp xúc với các chi tiết có dòng điện chạy\r\nqua bằng đầu dò thử nghiệm, chẳng hạn đầu thử điện (IPXXB) hoặc dây thử điện (IPXXD),\r\nnhư được định nghĩa trong Phụ lục C.
\r\n\r\n3.32
\r\n\r\nHệ thống tích điện nạp lại được (REESS)
\r\n\r\nHệ thống lưu trữ năng lượng có thể nạp\r\nlại cung cấp năng lượng điện cho động cơ điện
\r\n\r\nREESS có thể bao gồm (các) hệ thống\r\ncon cùng với các hệ thống phụ trợ cần thiết để hỗ trợ vật lý, quản lý nhiệt,\r\nđiều khiển điện tử và vỏ bao kín.
\r\n\r\n3.33
\r\n\r\nCách điện tăng cường (Reinforced\r\ninsulation)
\r\n\r\nCách điện của các chi tiết có dòng điện\r\nchạy qua để bảo vệ chống điện giật tương đương với cách điện kép. Cách điện\r\ntăng cường có thể làm tổn hại một số lớp mà chúng không thể được thử nghiệm riêng\r\nlẻ như cách điện bổ sung hoặc cơ bản.
\r\n\r\n3.34
\r\n\r\nREESS có thể tháo rời (Removable\r\nREESS)
\r\n\r\nMột REESS mà theo thiết kế có thể được\r\nlấy ra khỏi xe bởi người sử dụng\r\nxe để nạp bên ngoài xe.
\r\n\r\n3.35
\r\n\r\nPhá vỡ (Rupture)
\r\n\r\nSự chọc thủng vỏ của bất kỳ cụm pin chức\r\nnăng nào được tạo hoặc mở rộng bởi một thao tác đủ mạnh để đầu thử có đường\r\nkính 12 mm (IPXXB) xâm nhập và tiếp xúc với các chi tiết có dòng điện chạy qua\r\n(xem Phụ lục C).
\r\n\r\n3.36
\r\n\r\nNgắt kết nối với nguồn cấp điện (Service\r\ndisconnect)
\r\n\r\nThiết bị dùng để tắt kích hoạt mạch điện\r\nkhi tiến hành kiểm tra và hoạt động của REESS, khay chứa pin nhiên liệu, v.v.
\r\n\r\n3.37
\r\n\r\nTrạng thái nạp điện (SOC) (State of\r\nCharge (SOC))
\r\n\r\nLượng điện nạp đang có trong thiết bị\r\ncần thử, được tính bằng phần\r\ntrăm của dung lượng danh định của nó
\r\n\r\n3.38
\r\n\r\nChất cách điện rắn (Solid\r\ninsulator)
\r\n\r\nLớp cách điện của các dây điện được cung cấp\r\nđể che và bảo vệ các chi tiết có dòng điện chạy qua khỏi sự tiếp xúc trực tiếp\r\ntừ mọi hướng tiếp cận; các lớp bao bọc để cách điện các chi tiết có dòng điện chạy\r\nqua của đầu nối, và phủ véc-ni hoặc sơn cho mục đích cách nhiệt.
\r\n\r\n3.39
\r\n\r\nHệ thống con (Subsystem)
\r\n\r\nBất kỳ cụm chức năng nào của các bộ phận\r\ncủa REESS.
\r\n\r\n3.40
\r\n\r\nCách điện bổ sung\r\n(Supplementary insulation)
\r\n\r\nCách điện độc lập được bổ sung thêm\r\ncùng với cách điện cơ bản để bảo vệ chống điện giật trong trường hợp hỏng cách điện\r\ncơ bản.
\r\n\r\n3.41
\r\n\r\nThiết bị cần thử\r\n(Tested-device)
\r\n\r\nREESS đồng bộ hoặc hệ thống con của\r\nREESS phải chịu các thử nghiệm theo quy định của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n3.42
\r\n\r\nKiểu của REESS (Type of\r\nREESS)
\r\n\r\nCác hệ thống không khác biệt đáng kể về\r\ncác khía cạnh thiết yếu như:
\r\n\r\na) Tên thương mại hoặc nhãn hiệu của\r\nnhà sản xuất;
\r\n\r\nb) Thành phần hóa học, dung lượng và\r\nkích thước vật lý của các pin của nó;
\r\n\r\nc) Số lượng pin, chế độ kết nối của\r\ncác pin và gá đỡ vật lý của các pin;
\r\n\r\nd) Cấu tạo, vật liệu và kích thước vật\r\nlý của vỏ bao kín; và;
\r\n\r\ne) Các thiết bị phụ trợ cần thiết để\r\ngá đỡ vật lý, quản lý nhiệt và điều khiển điện tử.
\r\n\r\n3.43
\r\n\r\nKiểu xe (Vehicle type)
\r\n\r\nCác xe không khác nhau về các khía cạnh\r\nthiết yếu như:
\r\n\r\ni. Lắp đặt của hệ động lực điện và mạch\r\ndẫn điện cao áp được kết nối galvanic;
\r\n\r\nii. Bản chất và kiểu hệ động lực điện\r\nvà các bộ phận điện áp cao được kết nối galvanic.
\r\n\r\n3.44.
\r\n\r\nĐiện áp chịu đựng (Withstand\r\nvoltage)
\r\n\r\nĐiện áp được đặt vào mẫu thử trong các\r\nđiều kiện thử quy định mà không gây hư hỏng và/hoặc đánh lửa cho mẫu thử đạt\r\nyêu cầu.
\r\n\r\n3.45.
\r\n\r\nĐiện áp làm việc (Working\r\nvoltage)
\r\n\r\nGiá trị điện áp cao nhất (rms - giá trị\r\nbình phương trung bình) của mạch điện, được quy định bởi nhà sản xuất, có thể xảy\r\nra giữa bất kỳ chi tiết dẫn điện nào trong điều kiện mạch hở hoặc trong điều kiện\r\nhoạt động bình thường. Nếu mạch điện được chia bằng cách điện galvanic, điện áp\r\nlàm việc được xác định tương ứng cho mỗi mạch được chia.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1 Phê duyệt một\r\nkiểu xe liên quan đến an toàn về điện có hệ thống điện cao áp
\r\n\r\n4.1.1 Tài liệu kỹ\r\nthuật xin phê duyệt kiểu xe liên quan đến các yêu cầu riêng đối với hệ động lực\r\nđiện phải được nộp bởi nhà sản xuất xe hoặc bởi đại diện được công nhận hợp lệ của họ.
\r\n\r\n4.1.2 Tài liệu kỹ\r\nthuật này phải được đính kèm ba bộ hồ sơ được đề cập dưới đây:
\r\n\r\n4.1.2.1 Mô tả chi tiết\r\nvề kiểu xe liên quan đến hệ động lực điện và mạch dẫn điện (bus) cao áp được kết\r\nnối galvanic.
\r\n\r\n4.1.2.2 Đối với các\r\nxe có REESS, phải có bằng chứng bổ sung cho thấy rằng REESS tuân thủ các yêu cầu\r\ncủa Điều 6.
\r\n\r\n4.1.3 Một xe mẫu đại\r\ndiện của kiểu xe đề nghị được phê duyệt phải được gửi đến cơ sở thử nghiệm chịu\r\ntrách nhiệm tiến hành các thử nghiệm phê duyệt và, nếu có thể, theo quyết định\r\ncủa nhà sản xuất với sự thỏa thuận của cơ sở thử nghiệm, các xe bổ sung, hoặc\r\ncác bộ phận đó của xe được cơ sở thử nghiệm coi là thiết yếu cho\r\n(các) thử nghiệm được đề cập trong điều 6.
\r\n\r\n4.2 Phê duyệt hệ\r\nthống tích điện nạp lại được (REESS)
\r\n\r\n4.2.1 Tài liệu kỹ\r\nthuật xin phê duyệt một kiểu REESS hoặc cụm kỹ thuật riêng liên quan đến các\r\nyêu cầu về an toàn của REESS phải được nhà sản xuất REESS hoặc đại diện được\r\ncông nhận hợp lệ của họ gửi đến.
\r\n\r\n4.2.2 Tài liệu kỹ\r\nthuật này phải được đính kèm theo ba bộ các tài liệu được đề cập dưới đây và\r\ntuân thủ các chi tiết sau:
\r\n\r\n4.2.2.1 Mô tả chi tiết\r\nvề kiểu REESS hoặc cụm kỹ thuật riêng liên quan đến sự an toàn của REESS.
\r\n\r\n4.2.3 (Các) đại diện\r\ncho bộ phận của kiểu REESS đã được phê duyệt cộng, theo quyết định của nhà sản\r\nxuất và với sự đồng ý của cơ sở thử nghiệm, những bộ phận của xe được cơ sở thử\r\nnghiệm coi là thiết yếu cho thử nghiệm, phải được gửi tới cơ sở thử nghiệm chịu\r\ntrách nhiệm thực hiện các thử nghiệm phê duyệt.
\r\n\r\n4.3 Cơ quan có thẩm\r\nquyền phê duyệt kiểu phải kiểm tra xác nhận sự tồn tại của các biện pháp thỏa đáng\r\nđể đảm bảo kiểm soát hiệu quả sự phù hợp của sản xuất trước khi cấp phê duyệt\r\nkiểu..
\r\n\r\n5 Yêu cầu kỹ thuật\r\nliên quan đến an toàn về điện đối với xe
\r\n\r\n\r\n\r\nNhững yêu cầu về an toàn điện này áp dụng\r\ncho mạch dẫn điện cao áp trong điều kiện không được kết nối với nguồn điện áp\r\ncao ở bên ngoài.
\r\n\r\n5.1.1 Bảo vệ chống\r\ntiếp xúc trực tiếp
\r\n\r\nBảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với\r\ncác chi tiết có dòng điện chạy qua có điện áp cao cũng được yêu cầu đối với xe\r\nđược trang bị bất kỳ kiểu\r\nREESS nào được phê duyệt theo Điều 6.
\r\n\r\nViệc bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với\r\ncác chi tiết có dòng điện chạy qua, phải tuân theo 5.1.1.1 và 5.11.2.
\r\n\r\nCác biện pháp bảo vệ này (cách điện rắn,\r\nlớp ngăn, vỏ bao kín v.v.) phải không thể mở, tháo rời hoặc gỡ bỏ mà không sử dụng\r\ncác dụng cụ.
\r\n\r\n5.1.1.1 Phải trang bị\r\ncấp bảo vệ IPXXD để bảo vệ cho các chi tiết có dòng điện chạy qua ở bên trong khoang\r\nhành khách hoặc khoang hành lý.
\r\n\r\n5.1.1.2 Bảo vệ cho\r\ncác chi tiết có dòng điện chạy qua ở các khu vực khác ngoài khoang lái và khoang hành\r\nlý hành khách hoặc khoang hành lý:
\r\n\r\n5.1.1.2.1 Phải trang bị\r\ncấp bảo vệ IPXXB để bảo vệ cho các xe có khoang hành khách.
\r\n\r\n5.1.1.2.2 Phải đáp ứng\r\ncấp bảo vệ IPXXD để bảo vệ cho các xe không có khoang hành khách.
\r\n\r\n5.1.1.3 Các đầu nối
\r\n\r\nCác đầu nối (bao gồm cả bộ đầu vào xe)\r\nđược coi là đáp ứng yêu cầu này nếu:
\r\n\r\n(a) Chúng phù hợp với 5.1.1.1 và\r\n5.1.1.2 khi ngắt ra mà không cần dụng cụ; hoặc là
\r\n\r\n(b) Chúng được đặt bên dưới sàn xe và\r\nđược trang bị một cơ chế khóa; hoặc là
\r\n\r\n(c) Chúng được trang bị một cơ cấu\r\nkhóa, còn các bộ phận khác phải được loại bỏ bằng cách dùng các dụng cụ để ngắt\r\nđầu nối; hoặc là
\r\n\r\n(d) Trị số điện áp của các chi\r\ntiết có dòng điện chạy qua bằng hoặc dưới 60 V DC hoặc bằng hoặc dưới 30 V AC\r\n(rms) trong vòng một giây sau khi ngắt đầu nối
\r\n\r\n5.1.1.4 Ngắt kết nối\r\nđiện
\r\n\r\nCó thể chấp nhận được một ngắt kết nối\r\nđiện mà có thể mở, tháo hoặc lấy ra mà không cần dụng cụ nếu đáp ứng được cấp bảo\r\nvệ IPXXB trong điều kiện mà khi mở, tháo hoặc lấy nó ra mà không cần dụng cụ.
\r\n\r\n5.1.1.5 Ghi nhãn
\r\n\r\n5.1.1.5.1 Trong trường\r\nhợp REESS có khả năng có điện áp cao,\r\nký hiệu trong Hình 1 phải xuất hiện ở trên hoặc gần REESS. Nền biểu\r\ntượng phải có màu vàng, viền\r\nvà mũi tên phải có màu đen.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 1 - Ghi\r\nnhãn điện áp cao
\r\n\r\n5.1.1.5.2 Biểu tượng\r\ncũng phải nhìn thấy được trên vỏ bao kín và lớp ngăn, khi bị loại bỏ phải làm lộ\r\nra các chi tiết có dòng điện chạy qua của mạch điện có điên áp cao. Quy định\r\nnày là tùy chọn cho bất kỳ đầu nối\r\nnào cho mạch dẫn điện cao áp. Quy định này không được áp dụng cho bất kỳ trường\r\nhợp nào sau đây:
\r\n\r\n(a) Ở đâu các lớp ngăn hoặc vỏ bao\r\nkín không thể được tiếp cận vật lý, mở hoặc gỡ bỏ; trừ khi các bộ phận khác của xe\r\nđược lấy ra với việc sử dụng các dụng cụ;
\r\n\r\n(b) Ở nơi các lớp ngăn hoặc\r\nvỏ bao kín được đặt ở dưới sàn xe.
\r\n\r\n5.1.1.5.3 Cáp cho mạch\r\ndẫn điện cao áp không nằm trong vỏ bao kín phải nhận biết được bằng một lớp bọc\r\ncó màu cam ở phía ngoài
\r\n\r\n5.1.2 Bảo vệ chống\r\ntiếp xúc gián tiếp
\r\n\r\nBảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp cũng\r\nđược yêu cầu đối với các xe có có dòng điện cao áp chạy qua được lắp bất kỳ kiểu\r\nREESS nào được phê duyệt theo Điều 6.
\r\n\r\n5.1.2.1 Để bảo vệ chống\r\nđiện giật có thể phát sinh do tiếp xúc gián tiếp, các chi tiết dẫn điện để trần,\r\nnhư lớp ngăn và vỏ bao kín dẫn điện, phải được kết nối galvanic một cách an\r\ntoàn với khung dẫn điện bằng cách đấu nối với dây điện hoặc cáp nối đất, hoặc bằng\r\ncách hàn hoặc bằng kết nối sử dụng bu lông, v.v... để không có nguy cơ nguy hiểm\r\nsinh ra.
\r\n\r\n5.1.2.2 Điện trở giữa\r\ncác chi tiết dẫn điện để trần và khung dẫn điện phải thấp hơn 0,1 Ω khi có dòng\r\nđiện ít nhất là 0,2 A chạy qua.
\r\n\r\nYêu cầu này được thỏa mãn nếu kết nối\r\ngalvanic được tạo ra bằng cách hàn
\r\n\r\n5.1.2.3 Trong trường\r\nhợp xe cơ giới dự định kết nối với nguồn cấp điện bên ngoài đã được nối đất thông\r\nqua kết nối dẫn điện, phải cung cấp một thiết bị có khả năng kết nối galvanic của\r\nkhung dẫn điện với đất.
\r\n\r\nThiết bị phải có khả năng kết\r\nnối với đất trước khi điện áp bên ngoài được đặt vào xe và giữ lại kết nối cho\r\nđến khi điện áp bên ngoài được ngắt ra khỏi xe.
\r\n\r\nSự phù hợp với yêu cầu này phải được\r\nchứng minh bằng cách sử dụng đầu nối được chỉ định bởi nhà sản xuất xe hoặc bằng\r\nphân tích.
\r\n\r\n5.1.2.4 Yêu cầu của\r\n5.1.2.3 không được áp dụng cho các xe đã đáp ứng các khoản (a) hoặc (b) dưới\r\nđây:
\r\n\r\n(a) Chỉ có thể nạp REESS cho xe\r\nthông qua nguồn điện bên ngoài bằng cách sử dụng bộ nạp bên ngoài với\r\ncách điện kép hoặc kết cấu cách điện tăng cường giữa đầu vào và đầu ra.
\r\n\r\nCác yêu cầu về đặc tính làm việc liên\r\nquan đến kết cấu cách điện được đề cập trước đó phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại\r\n5.1.2.4.1 đến 5.1.2.4.3 và nêu trong sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe.
\r\n\r\n(b) Bộ nạp trên xe có cấu trúc cách điện\r\nkép hoặc tăng cường giữa đầu vào và các chi tiết dẫn điện để trần của xe/khung\r\ndẫn điện.
\r\n\r\nCác yêu cầu về đặc tính làm việc liên\r\nquan đến kết cấu cách điện đã đề cập trước đó phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại\r\n5.1.2.4.1,\r\n5.1.2.4.2\r\nvà 5.1.2.4.3.
\r\n\r\nNếu cả hai hệ thống được lắp đặt thì\r\nphải thực hiện cả (a) và (b).
\r\n\r\n5.1.2.4.1 Điện áp chịu\r\nđựng
\r\n\r\n5.1.2.4.1.1 Đối với xe\r\ncó bộ nạp trên xe, thử nghiệm phải được thực hiện theo Phụ lục JA.
\r\n\r\n5.1.2.4.1.2 Tiêu chí nghiệm\r\nthu
\r\n\r\nĐiện trở cách điện phải bằng hoặc lớn\r\nhơn 7 MΩ khi cấp điện 500 V DC giữa tất cả các đầu vào được đấu nối với nhau và\r\ncác chi tiết dẫn điện để trần của xe/khung dẫn điện.
\r\n\r\n5.1.2.4.2 Bảo vệ chống\r\nlại sự xâm nhập của nước
\r\n\r\n5.1.2.4.2.1 Thử nghiệm\r\nnày phải được thực hiện theo Phụ lục JB.
\r\n\r\n5.1.2.4.2.2 Tiêu chí nghiệm\r\nthu
\r\n\r\nĐiện trở cách điện phải bằng\r\nhoặc lớn hơn 7 MΩ, khi cấp điện 500 V DC.
\r\n\r\n5.1.2.4.2.3 Hướng dẫn xử\r\nlý
\r\n\r\n5.1.2.4.2.4 Hướng dẫn\r\nthích hợp để nạp phải được cung cấp và đưa vào trong sổ tay hướng dẫn\r\nsử dụng\r\n4).
\r\n\r\n5.1.2.4.3 Hướng dẫn sử\r\ndụng
\r\n\r\nPhải cung cấp các hướng dẫn thích hợp\r\nđể nạp và phải có trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.
\r\n\r\n5.1.3 Điện trở cách điện
\r\n\r\nĐiều này không áp dụng cho khung dẫn\r\nđiện được đấu nối với các mạch điện trong đó điện áp lớn nhất có trị số không\r\nvượt quá 30 V AC (rms) hoặc 60 V DC giữa bất kỳ chi tiết có dòng điện chạy qua và\r\nkhung dẫn điện hoặc bất kỳ chi tiết dẫn điện để trần nào.
\r\n\r\n5.1.3.1 Hệ động lực\r\nđiện bao gồm các mạch dẫn điện một chiều DC hoặc điện xoay chiều AC riêng biệt.
\r\n\r\nNếu thanh dẫn AC và thanh dẫn DC được\r\ncách điện galvanic với nhau, điện trở cách điện giữa mạch dẫn điện cao áp và\r\nkhung dẫn điện phải có giá trị tối\r\nthiểu 100 Ω/V của điện áp\r\nlàm việc đối với thanh dẫn DC và giá trị tối thiểu là 500 Ω/V của điện áp\r\nlàm việc với mạch dẫn điện AC.
\r\n\r\nPhép đo phải được thực hiện theo Phụ lục\r\nDA - Phương pháp đo điện trở cách điện đối với các thử nghiệm trên cấp độ xe.
\r\n\r\n5.1.3.2 Hệ động lực\r\nđiện bao gồm các mạch dẫn điện kết hợp điện một chiều (DC) và xoay chiều (AC)
\r\n\r\nNếu thanh dẫn AC và thanh dẫn DC được\r\nkết nối điện galvanic, điện trở cách điện giữa bất kỳ mạch dẫn điện cao áp và\r\nkhung dẫn điện nào phải có giá trị tối thiểu 500 Ω/V của điện áp làm việc.
\r\n\r\nTuy nhiên, nếu tất cả các mạch dẫn điện cao áp\r\nAC được bảo vệ bằng một trong hai biện pháp sau đây thì điện trở cách điện giữa\r\nbất kỳ mạch dẫn điện cao áp nào và khung dẫn điện phải có giá trị tối thiểu là\r\n100 Ω/V ứng với\r\nđiện áp làm việc:
\r\n\r\n5.1.3.2.1 Tăng gấp đôi\r\nhoặc nhiều hơn các lớp bằng chất cách điện rắn, lớp ngăn hoặc vỏ bao kín đáp ứng\r\nmột cách độc lập yêu cầu trong 5.1.1, ví dụ hệ thống dây điện;
\r\n\r\n5.1.3.2.2 Các biện pháp\r\nbảo vệ cứng chắc về mặt cơ học, có đủ độ bền đối với tuổi thọ của xe như vỏ động\r\ncơ, vỏ bộ chuyển đổi điện tử hoặc\r\ncác đầu nối;
\r\n\r\nĐiện trở cách điện giữa mạch\r\ndẫn điện cao áp và khung dẫn điện có thể chứng minh được bằng tính toán, đo lường\r\nhoặc kết hợp cả hai.
\r\n\r\nPhép đo phải được thực hiện theo Phụ lục\r\nDA - Phương pháp đo điện trở cách điện đối\r\nvới các thử nghiệm trên cấp độ xe.
\r\n\r\n5.1.3.2.3 Xe chạy pin\r\nnhiên liệu
\r\n\r\nNếu yêu cầu điện trở cách điện tối\r\nthiểu không thể duy trì được theo thời gian, thì việc bảo vệ phải đạt được bằng\r\nbất kỳ một trong số các cách sau đây:
\r\n\r\n5.1.3.2.3.1 Tăng gấp đôi\r\nhoặc nhiều hơn các lớp có chất cách điện\r\nrắn, lớp ngăn hoặc vỏ bao kín đáp ứng một cách độc lập các yêu cầu trong 5.1.1;
\r\n\r\n5.1.3.2.3.2 Hệ thống\r\ngiám sát điện trở cách điện\r\ntrên xe cùng với cảnh báo cho người lái nếu điện trở cách điện giảm xuống thấp\r\nhơn giá trị nhỏ nhất theo yêu cầu. Không cần giám sát điện trở cách điện giữa\r\nmạch dẫn điện cao áp của hệ thống khớp nối để nạp REESS và khung dẫn điện, bởi\r\nvì hệ thống khớp nối để nạp chỉ được cấp điện trong quá trình nạp REESS. Chức\r\nnăng của hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe phải được xác nhận như mô\r\ntả trong Phụ lục E.
\r\n\r\n5.1.3.2.4 Yêu cầu điện\r\ntrở cách điện cho hệ thống khớp nối được sử dụng để nạp REESS
\r\n\r\nĐối với hệ thống khớp nối (được sử dụng\r\nđể nạp REESS và dự định được kết nối với nguồn điện AC bên ngoài được nối đất),\r\nđiện trở cách điện phải tối thiểu bằng 1 MΩ khi bộ nạp ngắt kết nối. REESS có\r\nthể bị ngắt kết nối trong quá trình đo.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.2.1 Đối với một\r\nchiếc xe có REESS, phải đáp ứng yêu cầu của 5.2.1.1 hoặc 5.2.1.2.
\r\n\r\n5.2.1.1 Đối với REESS\r\nđã được phê duyệt kiểu phù hợp với yêu cầu về an toàn đối với hệ thống tích điện\r\nnạp lại được (REESS) của xe loại L, việc lắp đặt phải tuân theo hướng dẫn do\r\nnhà sản xuất REESS cung cấp và phù hợp với mô tả được cung cấp trong Phụ lục\r\nF.2.
\r\n\r\n5.2.1.2 REESS phải\r\nđáp ứng các yêu cầu tương ứng của điều 6.
\r\n\r\n5.2.2 Tích tụ khí
\r\n\r\nKhông gian dành cho ắc quy kéo kiểu hở có thể sinh\r\nra khí hydro phải được trang bị một quạt thông gió, ống thông gió hoặc bất kỳ\r\nphương tiện thích hợp nào khác để ngăn chặn sự tích tụ của khí hydro.
\r\n\r\n5.2.3 Bảo vệ chống\r\ntràn chất điện phân
\r\n\r\nPhải thấy trước rằng không có chất điện\r\nphân bị đổ ra xe từ REESS và các thành phần của nó không lan đến tay\r\nngười lái xe, người lái môtô hoặc hành khách hoặc bất kỳ người nào ở xung quanh\r\nxe trong điều kiện sử dụng bình thường và/hoặc vận hành chức năng.
\r\n\r\nKhi REESS ở vị trí lộn\r\nngược, không được có chất điện phân nào bị đổ ra ngoài.
\r\n\r\n5.2.4 Tình cờ hoặc\r\nvô ý tách rời ra
\r\n\r\nREESS và các bộ phận của nó phải được\r\nlắp đặt trong xe theo cách để loại trừ khả năng vô tình hoặc không chủ ý của\r\nREESS.
\r\n\r\nREESS lắp trong xe phải không bị bật\r\nra khi xe bị nghiêng. Các thành phần REESS phải không bị tách rời ra khi REESS\r\nđược đặt ở phía trên
\r\n\r\n\r\n\r\nMột chỉ dẫn tức thời, ngắn gọn, phải\r\nđược cung cấp ngay cho người lái xe khi xe đang ở chế độ có thể chủ động\r\nlái xe.
\r\n\r\nTuy nhiên, quy định này không áp dụng\r\ntrong các điều kiện trong đó động cơ đốt trong trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp\r\ncông suất đẩy cho xe.
\r\n\r\nKhi rời khỏi xe, người lái xe phải được\r\nthông báo bằng tín hiệu (ví dụ: tín hiệu ánh sáng hoặc âm thanh) nếu xe vẫn ở\r\nchế độ có thể chủ động lái xe.
\r\n\r\nNếu REESS trên xe có thể được nạp ở bên ngoài bởi người dùng,\r\ndịch chuyển của xe gây ra bởi hệ thống đẩy của xe phải không\r\nthể thực hiện được trong khi nguồn điện bên ngoài được kết nối vật lý với đầu\r\nvào xe.
\r\n\r\nĐối với xe có cáp nạp được kết nối thường\r\nxuyên với xe, yêu cầu trên không được áp dụng nếu việc sử dụng cáp nạp cho xe\r\nngăn cản việc sử dụng xe (ví dụ: ghế không thể gập vào, vị trí cáp không cho phép\r\nngười lái ngồi vào hoặc bước vào xe). Yêu cầu này phải được chứng minh bằng\r\ncách sử dụng đầu nối được nhà sản xuất xe quy định. Tình trạng của bộ\r\nđiều khiển hướng lái xe phải được người lái nhận biết.
\r\n\r\n5.3.1 Yêu cầu về an\r\ntoàn chức năng bổ sung
\r\n\r\n5.3.1.1 Ít nhất hai\r\nhành động có chủ ý và đặc biệt\r\nphải được thực hiện bởi người lái xe\r\nkhi khởi động để chọn\r\nchế độ có thể chủ động lái xe.
\r\n\r\n5.3.1.2 Chỉ một hành\r\nđộng duy nhất được yêu cầu để hủy kích hoạt chế độ chủ động lái xe.
\r\n\r\n5.3.1.3 Chỉ báo về\r\ncông suất và/hoặc trạng thái nạp điện (SOC) của REESS giảm tức thời (tức là không\r\nphải do lỗi).
\r\n\r\n5.3.1.3.1 Xe phải có một\r\nchức năng/thiết bị chỉ báo cho người\r\nlái xe/lái mô tô biết nếu công suất tự động giảm xuống thấp hơn một mức nhất định,\r\n(ví dụ do kích hoạt bộ điều khiển đầu ra để bảo vệ REESS hoặc hệ thống đẩy) hoặc do SOC thấp.
\r\n\r\n5.3.1.3.2 Các điều kiện\r\ntheo đó các chỉ dẫn được đưa ra phải do nhà sản xuất quy định.
\r\n\r\nMột mô tả ngắn gọn về suy giảm công suất\r\nvà chỉ ra chiến lược phải được quy định trong Phụ lục F.
\r\n\r\n5.3.1.4. Lái xe hoặc\r\nlái mô tô chạy lùi
\r\n\r\nKhông thể kích hoạt chức năng\r\nđiều khiển lùi xe trong khi xe đang di chuyển về phía trước.
\r\n\r\n5.4 Xác định\r\nlượng phát thải hydro
\r\n\r\n5.4.1 Thử nghiệm\r\nnày phải được thực hiện trên tất cả các xe được trang bị ắc quy kéo loại hở. Nếu REESS\r\nđã được phê duyệt theo Điều 6 và được lắp đặt theo 5.2.1.1 có thể được bỏ qua\r\nthử nghiệm này khi phê duyệt xe.
\r\n\r\n5.4.2 Thử nghiệm phải\r\nđược tiến hành theo phương pháp trong Phụ lục G. Việc lấy mẫu và phân tích hydro\r\nphải được quy định. Các phương pháp phân tích khác có thể được phê duyệt\r\nnếu chứng minh được rằng chúng cho kết quả tương đương.
\r\n\r\n5.4.3 Trong quy\r\ntrình nạp bình thường trong các điều kiện được nêu trong Phụ lục G, lượng phát\r\nthải hydro phải dưới 125 g trong 5 h hoặc nhỏ hơn (25 x t2)\r\ng trong quãng thời gian t2 (tính bằng h).
\r\n\r\n5.4.4 Trong quá\r\ntrình nạp được thực hiện bởi bộ nạp có lỗi (điều kiện được nêu trong Phụ lục\r\nG), lượng phát thải hydro phải dưới 42 g. Bộ nạp phải giới hạn một lỗi xảy ra\r\nđó xảy ra không quá lớn nhất 30 min
\r\n\r\n5.4.5 Tất cả các hoạt\r\nđộng được liên quan với nạp REESS phải được điều khiển tự động, bao gồm cả dừng\r\nnạp.
\r\n\r\n5.4.6 Không thể điều\r\nkhiển bằng tay các pha nạp.
\r\n\r\n5.4.7 Các hoạt động\r\nbình thường của kết nối và ngắt kết nối với nguồn điện lưới hoặc cắt điện phải không\r\nđược ảnh hưởng đến hệ thống điều khiển của các pha nạp.
\r\n\r\n5.4.8 Lỗi quan trọng\r\nvề nạp phải được cảnh báo thường xuyên. Một lỗi quan trọng là một lỗi có thể dẫn\r\nđến làm sai chức năng của bộ nạp trong quá trình nạp sau này.
\r\n\r\n5.4.9 Nhà sản xuất\r\nphải cho biết, sự phù hợp của xe trong sách hướng dẫn sử dụng của chủ sở hữu đối\r\nvới các yêu cầu này.
\r\n\r\n5.4.10 Phê duyệt được\r\ncấp cho kiểu xe liên quan đến phát thải hydro có thể được mở rộng cho các\r\nkiểu xe khác thuộc cùng một dòng xe, theo định nghĩa của dòng xe được nêu trong\r\nPhụ lục G.2
\r\n\r\n6 Yêu cầu kỹ thuật\r\nliên quan đến an toàn của hệ thống tích năng lượng điện có thể nạp lại (REESS)
\r\n\r\n6.1 Tổng quan
\r\n\r\nCác quy trình nêu tại Phụ lục H phải\r\nđược áp dụng.
\r\n\r\n6.2 Rung
\r\n\r\n6.2.1 Thử nghiệm phải\r\nđược thực hiện theo Phụ lục H.
\r\n\r\n6.2.2 Tiêu chí nghiệm\r\nthu
\r\n\r\n6.2.2.1 Trong quá\r\ntrình thử nghiệm, không được có bằng chứng về:
\r\n\r\n(a) Rò rỉ điện phân
\r\n\r\n(b) Vỡ (chỉ áp dụng cho REESS có điện\r\náp cao);
\r\n\r\n(c) Cháy;
\r\n\r\n(d) Nổ.
\r\n\r\nBằng chứng rò rỉ chất điện phân phải\r\nđược kiểm tra xác nhận bằng kiểm tra trực quan mà không tháo rời bất kỳ chi tiết\r\nnào của thiết bị cần thử
\r\n\r\n6.2.2.2. Đối với REESS điện áp cao, điện\r\ntrở cách điện được đo sau khi thử nghiệm theo Phụ lục DB không được nhỏ hơn 100\r\nΩ/V.
\r\n\r\n6.3 Sốc nhiệt và\r\nthử chu kỳ
\r\n\r\n6.3.1 Thử nghiệm phải\r\nđược thực hiện theo Phụ lục HB.
\r\n\r\n6.3.2 Tiêu chí chấp\r\nnhận
\r\n\r\n6.3.2.1 Trong quá\r\ntrình thử nghiệm, phải không được có bằng chứng về:
\r\n\r\n(a) Rò rỉ điện giải;
\r\n\r\n(b) Vỡ (chỉ áp dụng cho REESS (s) điện\r\náp cao);
\r\n\r\n(c) Cháy;
\r\n\r\n(d) Nổ.
\r\n\r\nBằng chứng rò rỉ chất điện\r\nphân phải được kiểm tra xác nhận bằng cách kiểm tra trực quan mà không tháo rời\r\nbất kỳ bộ phận nào của thiết bị cần thử.
\r\n\r\n6.4. Thử nghiệm cơ học
\r\n\r\n6.4.1 Thử nghiệm\r\nthả rơi REESS có thể tháo ra.
\r\n\r\n6.4.1.1 Thử nghiệm phải\r\nđược thực hiện theo Phụ lục HC.
\r\n\r\n6.4.1.2 Tiêu chí nghiệm\r\nthu
\r\n\r\n6.4.1.2.1 Trong quá\r\ntrình thử nghiệm phải không được có bằng chứng về:
\r\n\r\n(a) Rò rỉ điện phân;
\r\n\r\n(b) Vỡ (chỉ áp dụng cho REESS có điện\r\náp cao);
\r\n\r\n(c) Cháy;
\r\n\r\n(d) Nổ.
\r\n\r\nBằng chứng rò rỉ chất điện phân phải\r\nđược kiểm tra xác nhận bằng kiểm tra trực quan mà không tháo rời bất kỳ bộ phận\r\nnào của thiết bị cần thử.
\r\n\r\n6.4.1.2.2 Đối với REESS\r\nđiện áp cao, điện trở cách điện đo được sau khi thử nghiệm theo Phụ lục DB không\r\nđược nhỏ hơn 100 Ω/V
\r\n\r\n6.5 Chống cháy
\r\n\r\nThử nghiệm này chỉ áp dụng cho các xe\r\ncó khoang hành khách. Thử nghiệm này là cần thiết đối với REESS có chứa chất điện\r\nphân dễ cháy. Thử nghiệm phải được thực hiện trên một mẫu thử.
\r\n\r\nTheo lựa chọn của nhà sản xuất, các thử\r\nnghiệm có thể được thực hiện như sau:
\r\n\r\na) Một thử nghiệm trên\r\ncấp độ xe theo 6.5.1, hoặc
\r\n\r\nb) Một thử nghiệm trên\r\ncấp độ bộ phận theo 6.5.2.
\r\n\r\n6.5.1 Thử nghiệm ở\r\ncấp độ xe
\r\n\r\nThử nghiệm phải được thực hiện theo Phụ\r\nlục HE có tính đến HE.3.2.1 Phụ\r\nlục HE.
\r\n\r\nViệc phê duyệt REESS được thử nghiệm\r\ntheo điều này phải được giới hạn khi phê duyệt một kiểu xe cụ thể.
\r\n\r\n6.5.2 Thử nghiệm ở\r\ncấp độ bộ phận
\r\n\r\nThử nghiệm phải được thực hiện theo Phụ\r\nlục HE có tính đến HE.3.2.2 Phụ lục HE.
\r\n\r\n6.5.3 Tiêu chí nghiệm\r\nthu
\r\n\r\n6.5.3.1 Trong quá\r\ntrình thử nghiệm, thiết bị cần thử phải không được có bằng chứng/dấu vết về nổ
\r\n\r\n6.6. Bảo vệ ngắn mạch\r\nbên ngoài
\r\n\r\n6.6.1 Thử nghiệm\r\nphải được thực hiện theo Phụ lục HF.
\r\n\r\n6.6.2 Tiêu chí nghiệm\r\nthu;
\r\n\r\n6.6.2.1 Trong quá\r\ntrình thử nghiệm phải không được có bằng chứng về:
\r\n\r\n(a) Rò rỉ điện phân;
\r\n\r\n(b) Vỡ (chỉ áp dụng cho REESS có điện\r\náp cao);
\r\n\r\n(c) Cháy;
\r\n\r\n(d) Nổ.
\r\n\r\nBằng chứng rò rỉ chất điện phân phải\r\nđược kiểm tra xác nhận bằng cách kiểm tra trực quan mà không tháo rời bất kỳ bộ\r\nphận nào của thiết bị cần thử.
\r\n\r\n6.6.2.2 Đối với\r\nREESS có điện áp cao, điện trở cách điện đo được sau khi thử nghiệm theo Phụ lục\r\nDB không được nhỏ hơn 100 Ω/V.
\r\n\r\n6.7 Bảo vệ chống\r\nquá tải
\r\n\r\n6.7.1 Thử nghiệm phải\r\nđược thực hiện theo Phụ lục HG.
\r\n\r\n6.7.2 Tiêu chí nghiệm\r\nthu
\r\n\r\n6.7.2.1 Trong quá\r\ntrình thử nghiệm phải không được có dấu vết về:
\r\n\r\n(a) Rò rỉ điện phân;
\r\n\r\n(b) Vỡ (chỉ áp dụng cho REESS có điện\r\náp cao);
\r\n\r\n(c) Cháy;
\r\n\r\n(d) Nổ.
\r\n\r\nBằng chứng rò rỉ chất điện phân phải\r\nđược kiểm tra xác nhận bằng cách kiểm tra trực quan mà không tháo rời bất kỳ bộ\r\nphận nào của thiết bị cần thử.
\r\n\r\n6.7.2.2 Đối với REESS\r\nđiện áp cao, điện trở cách điện được đo sau khi thử nghiệm theo Phụ lục DB không\r\nđược nhỏ hơn 100 Ω/V.
\r\n\r\n6.8 Bảo vệ chống\r\nquá xả
\r\n\r\n6.8.1 Thử nghiệm phải\r\nđược thực hiện theo Phụ lục HH.
\r\n\r\n6.8.2 Tiêu chí nghiệm\r\nthu
\r\n\r\n6.8.2.1 Trong quá\r\ntrình thử nghiệm phải không được có bằng chứng về:
\r\n\r\n(a) Rò rỉ điện phân;
\r\n\r\n(b) Vỡ (chỉ áp dụng cho REESS có điện\r\náp cao);
\r\n\r\n(c) Cháy;
\r\n\r\n(d) Nổ.
\r\n\r\nBằng chứng rò rỉ chất điện phân phải\r\nđược kiểm tra xác nhận bằng cách kiểm tra trực quan mà không tháo rời bất kỳ bộ\r\nphận nào của thiết bị cần thử.
\r\n\r\n6.8.2.2 Đối với REESS\r\nđiện áp cao, điện trở cách điện đo được không được nhỏ hơn 100 Ω/V sau khi thử\r\nnghiệm theo Phụ lục DB.
\r\n\r\n6.9 Bảo vệ chống\r\nquá nhiệt
\r\n\r\n6.9.1 Thử nghiệm phải\r\nđược thực hiện theo Phụ lục HI.
\r\n\r\n6.9.2 Tiêu chí chấp\r\nnhận
\r\n\r\n6.9.2.1 Trong quá\r\ntrình thử nghiệm phải không được có bằng chứng về:
\r\n\r\n(a) Rò rỉ điện giải;
\r\n\r\n(b) Vỡ (chỉ áp dụng cho REESS điện áp\r\ncao);
\r\n\r\n(c) Cháy;
\r\n\r\n(d) Nổ.
\r\n\r\nBằng chứng rò rỉ chất điện phân phải được\r\nkiểm tra xác nhận bằng cách kiểm tra trực quan mà không tháo rời bất kỳ bộ phận\r\nnào của thiết bị cần thử.
\r\n\r\n6.9.2.2 Đối với REESS\r\ncó điện áp cao, điện trở cách điện đo được không được nhỏ hơn 100 Ω/V sau khi\r\nthử nghiệm theo Phụ lục DB.
\r\n\r\n6.10 Phát thải
\r\n\r\nPhát thải khí có thể sinh ra bởi quá trình\r\nchuyển đổi năng lượng trong quá trình sử dụng bình thường phải được xem xét.
\r\n\r\n6.10.1 Ắc quy kéo loại\r\nhở phải đáp ứng\r\ncác yêu cầu của 5.4 đối với khí thải hydro.
\r\n\r\nCác hệ thống có quy trình hóa học khép\r\nkín phải được coi là không có khí thải trong hoạt động bình thường (ví dụ: ắc\r\nquy lithi-ion).
\r\n\r\nQuá trình hóa học khép kín phải được\r\nmô tả và ghi lại bởi nhà sản xuất\r\nắc quy trong Phụ lục F.2.
\r\n\r\nCác công nghệ khác phải được nhà sản\r\nxuất và cơ sở thử nghiệm đánh giá về mọi phát thải có thể xảy ra trong hoạt động\r\nbình thường.
\r\n\r\n6.10.2 Tiêu chí nghiệm\r\nthu
\r\n\r\nĐối với phát thải hydro, xem 6.4.
\r\n\r\nĐối với các hệ thống không có khí thải\r\nvới quy trình hóa học khép kín, không cần kiểm tra xác nhận.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Tham\r\nthảo)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n (Khổ lớn nhất: A4 (210 x 297 mm) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n Ban hành bởi: Tên Cơ quan: \r\n…………………………. \r\n…………………………. \r\n…………………………. \r\n………………………… \r\n | \r\n |
\r\n Liên quan:2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n Phê duyệt được cấp \r\nPhê duyệt được mở rộng \r\nPhê duyệt bị từ chối \r\nSản xuất bị ngưng hoàn toàn \r\nPhê duyệt bị thu hồi \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n | \r\n |
của một kiểu xe liên quan đến an toàn\r\nđiện theo TCVN 13060 hoặc ECE số 136
\r\n\r\nPhê duyệt số ……………………………………………………………… Mở rộng\r\nsố
\r\n\r\n1 Tên thương mại\r\nhoặc nhãn hiệu của chiếc xe: …………………………………………………..
\r\n\r\n2 Kiểu xe: ……………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n3 Kiểu xe: ……………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n4 Tên và địa chỉ\r\ncủa nhà sản xuất: …………………………………………………………………..
\r\n\r\n5 Nếu có thể,\r\ntên và địa chỉ của đại diện nhà sản xuất: ……………………………………………
\r\n\r\n6 Mô tả về chiếc\r\nxe: …………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n6.1 Kiểu của\r\nREESS: ………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n6.1 1 Số hiệu phê\r\nduyệt của REESS hoặc mô tả của REESS2
\r\n\r\n6.2 Điện áp làm\r\nviệc: …………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n6.3 Hệ thống đẩy\r\n(ví dụ. hybrid,điện): ………………………………………………………………..
\r\n\r\n7 Xe đệ trình\r\nđể phê duyệt: …………………………………………………………………………….
\r\n\r\n8 Cơ sở thử\r\nnghiệm chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra phê duyệt: ………………………………
\r\n\r\n9 Ngày cơ sở thử\r\nnghiệm ban hành báo cáo:
\r\n\r\n10 Số lượng báo\r\ncáo được cung cấp bởi cơ sở thử nghiệm đó: ………………………………..
\r\n\r\n11 Vị trí của\r\nnhãn phê duyệt: ………………………………………………………………………..
\r\n\r\n12 Lý do gia hạn\r\nphê duyệt (nếu có): 2 …………………………………………………………….
\r\n\r\n13 Phê duyệt được\r\ncấp/gia hạn/từ chối/thu hồi: 2 …………………………………………………
\r\n\r\n14 Địa điểm: ………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n15 Ngày: ……………………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n16 Chữ ký: …………………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n17 Các tài liệu\r\nđược đệ trình với yêu cầu phê duyệt hoặc gia hạn có thể được lấy theo\r\nyêu cầu.
\r\n\r\n_________________________
\r\n\r\n1 Số phân biệt\r\nsố quốc gia đã cấp/mở rộng/từ chối/thu hồi phê duyệt (xem quy định phê duyệt\r\ntrong TCVN-ECE này.
\r\n\r\n2 Gạch phần\r\nkhông áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n (Khổ lớn nhất: A4 (210 x 297 mm) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n Ban hành bởi: Tên Cơ quan: \r\n…………………………. \r\n…………………………. \r\n…………………………. \r\n………………………… \r\n | \r\n |
\r\n Liên quan:2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n Phê duyệt được cấp \r\nPhê duyệt được mở rộng \r\nPhê duyệt bị từ chối \r\nSản xuất bị ngưng hoàn toàn \r\nPhê duyệt bị thu hồi \r\n | \r\n |
\r\n | \r\n | \r\n |
Của một kiểu REESS như là một thành phần/cụm\r\nkỹ thuật riêng2 theo TCVN 13060 hoặc ECE số 136
\r\n\r\nPhê duyệt số………………………….. Mở rộng số: ……………………………………………..
\r\n\r\n1 Tên thương mại\r\nhoặc nhãn hiệu của REESS: ……………………………………………….
\r\n\r\n2 Kiểu của\r\nREESS: ……………………………………………………………………………….
\r\n\r\n3 Tên và địa chỉ\r\ncủa nhà sản xuất: ………………………………………………………………
\r\n\r\n4 Nếu có thể, tên và\r\nđịa chỉ của đại diện nhà sản xuất: ………………………………………
\r\n\r\n5 Mô tả về\r\nREESS: ………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n6 Những hạn chế\r\nvề lắp đạt có thể áp dụng với REESS: …………………………………….
\r\n\r\n7 REESS đề\r\ntrình để phê duyệt ngày: ……………………………………………………………
\r\n\r\n8 Cơ sở thử\r\nnghiệm chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra phê duyệt: ……………………………..
\r\n\r\n9 Ngày cơ sở thử\r\nnghiệm ban hành báo cáo: ……………………………………………………….
\r\n\r\n10 Số của báo\r\ncáo được ban hành bởi cơ sở thử\r\nnghiệm đó: …………………………………….
\r\n\r\n11 Vị trí của\r\nnhãn phê duyệt: …………………………………………………………………………..
\r\n\r\n12 Lý do để mở rộng\r\nphê duyệt (nếu có):2 ……………………………………………………………
\r\n\r\n13 Phê duyệt được\r\ncấp/mở rộng/từ chối/thu hồi:2 …………………………………………………..
\r\n\r\n14 Địa điểm: ……………………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n15 Ngày: …………………………………………………………………………………………………
\r\n\r\n16 Chữ ký: ……………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\n17 Các tài liệu\r\nđược đệ trình với yêu cầu phê duyệt hoặc mở rộng có thể được lấy theo yêu cầu.
\r\n\r\n___________________________
\r\n\r\n1 Số phân biệt\r\nquốc gia đã cấp/mở rộng/từ chối/thu\r\nhồi phê duyệt (xem quy định phê duyệt trong TCVN-ECE.
\r\n\r\n2 Gạch phần\r\nkhông áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình 1
\r\n\r\nDấu phê duyệt trong Hình 1 được dán\r\ntrên xe cho thấy kiểu phương tiện giao thông đường bộ có liên quan đã\r\nđược phê duyệt ở Hà Lan (E\r\n4), theo ECE 136 và theo số hiệu phê duyệt 002492. Hai chữ số đầu tiên của số\r\nhiệu phê duyệt cho biết rằng phê duyệt đã được cấp theo các yêu cầu của ECE136 hoặc\r\nTCVN 13060 ở dạng ban đầu.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 2
\r\n\r\nDấu phê duyệt trong Hình 2 được gắn\r\nvào REESS cho thấy kiểu REESS (ES) có liên quan đã được phê duyệt ở Hà Lan (E4),\r\ntheo ECE136 hoặc TCVN 13060 và theo số hiệu phê duyệt 002492. Hai chữ số đầu\r\ntiên về số hiệu phê duyệt cho biết rằng phê duyệt đã được cấp theo các yêu cầu\r\ncủa ECE136 hoặc TCVN 13060 ở dạng ban đầu.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Dấu phê duyệt ở trên được gắn vào một\r\nxe cho thấy rằng phương tiện giao thông đường bộ có liên quan đã được phê duyệt\r\nở Hà Lan (E4)\r\ntheo ECE136 hoặc TCVN 13060 và ECE 78. Số hiệu phê duyệt cho biết, tại thời điểm\r\nphê duyệt tương ứng được cấp, ECE136 hoặc TCVN 13060 vẫn còn ở dạng ban đầu và\r\nECE 78 đã được sửa đổi bởi loạt sửa đổi 03.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp của các chi\r\ntiết có điện áp
\r\n\r\nC.1 Tiếp cận mẫu\r\nthử
\r\n\r\nTiếp cận mẫu thử để kiểm tra xác nhận\r\nsự bảo vệ người chống lại quyền tiếp cận vào các chi tiết có dòng\r\nđiện chạy qua được nêu trong Bảng C.1.
\r\n\r\nC.2 Điều kiện thử
\r\n\r\nĐầu thử tiếp cận được ấn vào bất kỳ\r\nkhe hở nào của vỏ\r\nbao kín với một lực được quy định trong Bảng 1. Nếu đầu thử xâm nhập được một\r\nphần hoặc toàn bộ, nó có thể chạm vào mọi vị trí, nhưng trong mọi trường hợp mặt\r\ntựa không được xuyên thủng qua khe hở.
\r\n\r\nLớp ngăn bên trong được coi là một phần\r\ncủa vỏ bao kín.
\r\n\r\nCần đấu nối một nguồn cấp điện áp thấp\r\n(không dưới 40 V và không quá 50 V) nối tiếp với một đèn thích hợp, nếu cần, giữa\r\nđầu thử và các chi tiết có dòng điện chạy qua bên trong lớp ngăn hoặc vỏ\r\nbao kín.
\r\n\r\nPhương pháp mạch tín hiệu cũng nên được\r\náp dụng cho các chi tiết chuyển động có dòng điện chạy qua của thiết bị có điện\r\náp cao.
\r\n\r\nCác chi tiết động bên trong có thể hoạt\r\nđộng chậm, nếu điều đó có thể xảy ra
\r\n\r\nC.3 Điều kiện\r\nnghiệm thu
\r\n\r\nĐầu thử không được tiếp xúc với các\r\nchi tiết có dòng điện chạy qua.
\r\n\r\nNếu yêu cầu này cần được kiểm tra xác\r\nnhận bởi một mạch tín hiệu giữa mẫu thử và các chi tiết có dòng điện chạy qua\r\nthì đèn phải không sáng.
\r\n\r\nTrong trường hợp thử nghiệm đối với\r\nIPXXB có nối với đầu thử để có thể xuyên qua một chiều sâu 80 mm, nhưng mặt tựa\r\n(đường kính 50 mm x 20 mm) không\r\nđược xuyên qua khe hở. Bắt đầu từ\r\nvị trí thẳng, cả hai khớp của đầu thử phải uốn gập liên tiếp được một góc tới\r\n90 độ so với trục của phần kề bên đầu thử và phải có thể để được ở mọi vị trí.
\r\n\r\nTrong trường hợp kiểm tra IPXXD, đầu thử có thể xuyên\r\nqua toàn bộ chiều dài của nó, nhưng mặt tựa phải không được xuyên thủng qua khe hở.
\r\n\r\nBảng C.1 - Đầu\r\nthử để thử nghiệm bảo vệ người chống lại sự tiếp cận các chi tiết nguy hiểm
\r\n\r\n\r\n Số đầu \r\n | \r\n \r\n Chữ thêm vào \r\n | \r\n \r\n Đầu thử \r\nKích thước theo mm \r\n | \r\n \r\n Lực thử \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n B \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 10 N ± 10% \r\n | \r\n
\r\n 4,5,6 \r\n | \r\n \r\n D \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n 10 N ± 10% \r\n | \r\n
\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình C-1 - Đầu thử có khớp\r\nnối
\r\n\r\nCHÚ DẪN:
\r\n\r\nVật liệu: kim loại, trừ khi có quy định\r\nkhác
\r\n\r\nKích thước theo chiều dài tính bằng\r\nmilimét
\r\n\r\nDung sai trên kích thước mà không ghi\r\ndung sai riêng:
\r\n\r\n(a) Trên các góc: 0/-10°;
\r\n\r\n(b) Đối với kích thước dài:
\r\n\r\n- đến 25 mm: 0/ -0,05 mm,
\r\n\r\n- trên 25 mm: ± 0,2 mm
\r\n\r\nCả hai khớp phải cho phép chuyển động\r\ntrong cùng một mặt phẳng và cùng một hướng qua một góc 90° với sai số 0 đến +10°
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp đo điện trở cách điện cho các thử\r\nnghiệm trên cấp độ xe
\r\n\r\nDA.1 Tổng quát
\r\n\r\nĐiện trở cách điện cho mỗi mạch dẫn điện\r\ncao áp của xe phải được đo hoặc phải được xác định bằng tính toán qua việc sử dụng\r\ncác giá trị đo từ mỗi chi tiết hoặc cụm thành phần của mạch dẫn điện cao áp\r\n(sau đây gọi là phép đo chia).
\r\n\r\nDA.2 Phương pháp\r\nđo
\r\n\r\nPhép đo điện trở cách điện phải được\r\ntiến hành bằng cách chọn một phương pháp đo thích hợp trong số các phương pháp\r\nđược liệt kê trong DA.2.1 và DA.2.2, tùy thuộc vào điện tích của các chi tiết\r\ncó dòng điện chạy qua hoặc điện trở cách điện, v.v.
\r\n\r\nPhạm vi của mạch điện cần đo phải được\r\nlàm rõ trước, có sử dụng sơ đồ mạch điện, v.v.
\r\n\r\nNgoài ra, có thể tiến hành chính sửa cần\r\nthiết để đo điện trở cách điện, chẳng hạn như tháo vỏ bao kín để tiếp cận các\r\nchi tiết có dòng điện chạy qua, vạch các đường đo, thay đổi phần mềm, v.v.
\r\n\r\nTrong trường hợp các giá trị đo được\r\nkhông ổn định do hoạt động của hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe, v.v.,\r\ncó thể chỉnh sửa cần thiết để tiến hành đo, chẳng hạn như dừng hoạt động của\r\nthiết bị liên quan hoặc gỡ bỏ thiết bị. Hơn nữa, khi thiết bị\r\nđược gỡ bỏ, nó phải được chứng minh bằng cách sử dụng bản vẽ, v.v., rằng nó phải\r\nkhông làm thay đổi điện trở cách điện giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua\r\nvà khung dẫn điện.
\r\n\r\nPhải hết sức cẩn thận khi bị đoản mạch,\r\nđiện giật, v.v., để xác nhận điều này có thể yêu cầu có hoạt động trực tiếp của\r\nmạch điện áp cao.
\r\n\r\nDA.2.1 Phương pháp\r\nđo sử dụng điện áp từ các nguồn bên ngoài xe
\r\n\r\nDA.2.1.1 Dụng cụ đo
\r\n\r\nPhải sử dụng dụng cụ kiểm tra điện trở\r\ncách điện có khả năng áp điện áp một chiều cao hơn điện áp làm việc của mạch dẫn\r\nđiện cao áp.
\r\n\r\nDA.2.1.2 Phương pháp\r\nđo
\r\n\r\nMột dụng cụ kiểm tra điện trở cách điện\r\nphải được đấu nối giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua và khung dẫn điện.\r\nSau đó, điện trở\r\ncách điện phải được đo bằng cách cho một dòng điện một chiều (DC) có trị số điện\r\náp ít nhất bằng một nửa điện áp làm việc của mạch dẫn điện cao áp.
\r\n\r\nNếu hệ thống có một vài phạm vi điện\r\náp (ví dụ do có bộ biến đổi tăng áp) trong mạch được kết nối galvanic và một số\r\nthành phần không thể chịu được điện áp làm việc của toàn bộ mạch, thì có thể đo\r\nriêng điện trở giữa các thành phần đó và khung dẫn điện bằng cách cho một dòng\r\nđiện có trị số một nửa điện áp làm việc của chính nó với các thành phần bị ngắt\r\nkết nối
\r\n\r\nDA.2.2 Phương pháp\r\nđo sử dụng REESS của xe riêng làm nguồn điện áp DC
\r\n\r\nDA.2.2.1 Điều kiện thử\r\nxe
\r\n\r\nMạch dẫn điện cao áp phải được cung cấp\r\nnăng lượng bởi hệ thống\r\nchuyển đổi năng lượng và/hoặc REESS riêng của xe và mức điện áp của hệ thống\r\nchuyển đổi năng lượng\r\nvà/hoặc REESS trong toàn bộ thử nghiệm ít nhất phải là điện áp làm việc danh định\r\ntheo quy định của nhà sản xuất xe.
\r\n\r\nDA.2.2.2 Dụng cụ đo lường
\r\n\r\nDA.2.3 Vôn kế được sử dụng\r\ntrong thử nghiệm này phải đo các giá trị DC và phải có điện trở trong tối thiểu\r\nbằng 10 MΩ.
\r\n\r\nDA.2.2.3 Phương pháp\r\nđo
\r\n\r\nDA.2.2.3.1 Bước đầu tiên
\r\n\r\nĐiện áp được đo như trong Hình DA.1 và\r\nkhung điện dẫn điện cao áp (Vb) được ghi lại. Vb phải bằng hoặc lớn hơn điện áp\r\nhoạt động danh nghĩa của hệ thống chuyển đổi năng lượng và/hoặc REESS theo quy\r\nđịnh của nhà sản xuất xe.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình DA-1 -\r\nĐo lường Vb, V1, V2
\r\n\r\nDA.2.2.3.2 Bước thứ hai
\r\n\r\nĐo và ghi lại điện áp (V1)\r\ngiữa phía âm của mạch dẫn điện cao áp và khung dẫn điện (xem Hình DA.1).
\r\n\r\nDA.2.2.3.3 Bước thứ ba
\r\n\r\nĐo và ghi lại điện áp (V2)\r\ngiữa cực dương của mạch dẫn điện cao áp và khung dẫn điện (xem Hình DA.1).
\r\n\r\nDA.2.2.3.4 Bước thứ tư
\r\n\r\nNếu V1 lớn hơn hoặc\r\nbằng V2, hãy chèn một điện trở tiêu chuẩn đã biết (Ro) giữa phía âm\r\ncủa mạch dẫn điện cao áp và khung dẫn điện. Khi Ro được lắp đặt, đo điện áp (V1’) giữa phía\r\nâm của mạch dẫn điện cao áp và khung dẫn điện (xem Hình DA.2).
\r\n\r\nTính cách điện (Ri) theo công thức\r\nsau:
\r\n\r\nRi = Ro*(Vb/V1’ - Vb/V1) hoặc Ri = Ro*Vb*(1/V1’ - 1/V1)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình DA-2 -\r\nĐo lường của V1
\r\n\r\nNếu V2 lớn hơn V1, chèn điện\r\ntrở tiêu chuẩn đã biết (Ro) vào giữa cực dương của mạch dẫn điện cao áp và\r\nkhung dẫn điện. Khi Ro được cài đặt, đo điện áp (V2’) giữa phía\r\ndương của mạch dẫn điện cao áp và khung dẫn điện (xem Hình DA.3). Tính độ cách\r\nđiện (Ri) theo công thức đã nêu. Chia giá trị độ cách điện này (tính bằng Ω)\r\ncho điện áp hoạt động danh định của mạch dẫn điện cao áp (tính bằng Vôn).
\r\n\r\nTính toán cách điện điện (Ri) theo\r\ncông thức sau:
\r\n\r\nRi = Ro*(Vb/V2’ - Vb/V2) hoặc Ri =\r\nRo*Vb*(1/V2’ -1/V2)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình DA-3
\r\n\r\nDA.2.2.3.5 Bước thứ năm
\r\n\r\nGiá trị độ cách điện Ri (tính bằng Ω)\r\nchia cho điện áp làm việc của mạch dẫn điện cao áp (tính bằng Vôn) dẫn đến điện\r\ntrở cách điện (tính bằng Ω/V).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Điện trở tiêu chuẩn Ro đã\r\nbiết (tính bằng Ω) phải là giá trị của điện trở cách điện nhỏ nhất theo yêu cầu\r\n(tính bằng Ω/V) nhân với điện áp làm việc của xe cộng/trừ 2 0% (tính bằng vôn).\r\nRo không bắt buộc giá trị này phải chính xác vì các phương trình có hiệu lực\r\ncho bất kỳ Ro nào; tuy nhiên, giá trị Ro trong phạm vi này phải cho độ phân giải\r\ntốt cho các phép đo điện áp
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp đo điện trở cách điện cho các thử\r\nnghiệm trên cấp độ bộ phận của một REESS
\r\n\r\nDB.1 Phương pháp đo
\r\n\r\nPhép đo điện trở cách điện phải được\r\ntiến hành bằng cách chọn một phương pháp đo thích hợp trong số các phương pháp\r\nđược liệt kê trong điều DB.1.1 đến DB.1.2, tùy thuộc vào nạp điện của các chi\r\ntiết có dòng điện chạy qua hoặc điện trở cách điện, v.v.
\r\n\r\nNếu không thể đo được điện áp đang sử\r\ndụng của thiết bị cần thử (Vb, Hình DB.1) (ví dụ do ngắt kết nối mạch điện gây\r\nra công tắc tơ chính hoặc hoạt động của cầu chì), thử nghiệm có thể được thực\r\nhiện với thiết bị thử đã được sửa\r\nđổi để cho phép đo điện áp bên trong (thượng nguồn của công tắc tơ chính). Những\r\nsửa đổi này phải không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
\r\n\r\nPhải làm rõ trước phạm vi của mạch điện\r\ncần đo bằng cách sử dụng sơ đồ mạch điện, v.v ... Nếu các mạch dẫn điện cao áp\r\nđược cách điện galvanic với nhau, thì phải đo điện trở cách điện cho từng mạch điện.
\r\n\r\nNgoài ra, có thể tiến hành sửa đổi để\r\nđo điện trở cách điện, chẳng hạn như tháo vỏ che để tiếp cận các chi tiết có\r\ndòng điện chạy qua, vạch các đường đo, thay đổi phần mềm, v.v.
\r\n\r\nTrong trường hợp các giá trị đo được\r\nkhông ổn định do hoạt động của hệ thống giám sát điện trở cách điện, v.v., có thể tiến\r\nhành sửa đổi cần thiết để tiến hành đo, chẳng hạn như dừng hoạt động của thiết bị\r\nliên quan hoặc loại bỏ nó ra. Hơn nữa, khi thiết bị được tháo ra, nó phải được chứng\r\nminh bằng cách sử dụng bản vẽ, v.v., rằng nó phải\r\nkhông được làm thay đổi điện trở cách điện giữa các chi tiết có dòng điện chạy\r\nqua và kết nối đất được quy định bởi nhà sản xuất như một điểm được kết nối với\r\nkhung dẫn điện khi lắp đặt trên xe.
\r\n\r\nPhải hết sức cẩn thận khi bị đoản mạch,\r\nđiện giật, v.v., để xác nhận\r\nđiều này có thể yêu cầu hoạt động trực tiếp của mạch điện có điện áp cao.
\r\n\r\nDB.1.1 Phương pháp\r\nđo sử dụng điện áp từ các nguồn bên ngoài
\r\n\r\nDB.1.1.1 Dụng cụ đo lường
\r\n\r\nPhải sử dụng dụng cụ thử điện trở cách\r\nđiện có khả năng cho dòng điện một chiều có điện áp cao hơn điện áp danh định của\r\nthiết bị được thử.
\r\n\r\nDB.1.1.2 Phương pháp\r\nđo
\r\n\r\nMột dụng cụ kiểm tra điện trở cách điện\r\nphải được kết nối giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua và kết nối đất. Sau\r\nđó phải đo điện trở cách điện.
\r\n\r\nNếu hệ thống có một vài dải điện áp\r\n(ví dụ do bộ biến đổi tăng áp) trong mạch được kết nối galvanic và một số thành\r\nphần không thể chịu được điện áp làm việc của toàn mạch, thì có thể đo riêng điện\r\ntrở giữa các thành phần đó và kết nối đất bằng cách cho một dòng điện đi vào có\r\ntrị số điện áp ít nhất bằng một nửa điện áp làm việc của chính nó với các thành\r\nphần bị ngắt kết nối.
\r\n\r\nDB.1.2 Phương pháp\r\nđo sử dụng thiết bị cần thử làm nguồn điện áp DC
\r\n\r\nDB.1.2.1 Điều kiện thử
\r\n\r\nMức điện áp của thiết bị cần thử trong\r\nsuốt quá trình thử nghiệm ít nhất phải là điện áp làm việc danh định của thiết\r\nbị cần thử.
\r\n\r\nDB.1.2.2 Dụng cụ đo
\r\n\r\nVôn kế được sử dụng trong thử nghiệm\r\nnày phải đo các giá trị DC và phải có điện trở trong tối thiểu 10 MΩ.
\r\n\r\nDB.1.2.3 Phương pháp\r\nđo lường
\r\n\r\nDB.1.2.3.1 Bước đầu\r\ntiên
\r\n\r\nĐiện áp được đo như trong Hình DB.1 và\r\nđiện áp làm việc của thiết bị cần thử (Vb, Hình DB.1) được ghi lại. Vb phải bằng\r\nhoặc lớn hơn điện áp hoạt động danh định của thiết bị cần thử.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình DB-1
\r\n\r\nDB.1.2.3.2 Bước thứ hai
\r\n\r\nĐo và ghi lại điện áp (V1) giữa cực âm\r\ncủa thiết bị cần thử và kết nối đất (Hình DB.1).
\r\n\r\nDB.1.2.3.3 Bước thứ ba
\r\n\r\nĐo và ghi lại điện áp (V2)\r\ngiữa cực dương của thiết bị cần thử và kết nối đất (Hình DB.1).
\r\n\r\nDB.1.2.3.4 Bước thứ tư
\r\n\r\nNếu V1 lớn hơn hoặc\r\nbằng V2, hãy chèn điện trở tiêu chuẩn đã biết (Ro) giữa cực âm của\r\nthiết bị cần thử và kết nối đất. Khi Ro được cài đặt, đo điện áp (V1,) giữa cực âm\r\ncủa thiết bị cần thử và kết nối đất (xem Hình DB.2).
\r\n\r\nTính độ cách điện (Ri) theo công\r\nthức sau:
\r\n\r\nRi\r\n= Ro*(Vb/V1’ - Vb/V1)\r\nhoặc Ri = Ro*Vb*(1/V1’ - 1/V1)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình DB-2
\r\n\r\nNếu V2 lớn hơn V1, hãy chèn một\r\nđiện trở tiêu chuẩn đã biết (Ro) giữa cực dương của thiết bị cần thử và kết\r\nnối đất. Khi Ro được cài đặt, đo điện áp (V2,) giữa cực dương của\r\nthiết bị cần thử và kết nối đất (xem\r\nHình DB.3).
\r\n\r\nTính toán cách ly điện (Ri) theo công\r\nthức sau:
\r\n\r\nRi = Ro *\r\n(Vb/V2, - Vb/V2)\r\nhoặc Ri = Ro * Vb * (1/V2, - 1/V2)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình DB.3
\r\n\r\nDB.1.2.3.5 Bước thứ năm
\r\n\r\nGiá trị độ cách điện Ri (tính bằng Ω)\r\nchia cho điện áp danh định của thiết bị cần thử (tính bằng Vôn) dẫn đến điện trở\r\ncách ly (tính bằng Ω/V).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1: Điện trở tiêu chuẩn đã biết\r\nRo (tính bằng Ω) phải là giá trị của điện trở cách điện nhỏ nhất theo yêu cầu\r\n(tính bằng Ω/V) nhân với điện\r\náp danh định của thiết bị cần thử ± 2 0% (tính bằng vôn). Ro không bắt\r\nbuộc giá trị này phải chính xác vì các phương trình có hiệu lực cho bất kỳ Ro\r\nnào; tuy nhiên, giá trị Ro trong phạm vi này phải có độ phân giải tốt cho các\r\nphép đo điện áp.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Phương pháp xác nhận chức năng của hệ thống\r\ngiám sát điện trở cách điện trên xe
\r\n\r\nChức năng của hệ thống giám sát cách\r\nđiện trên xe phải được xác nhận theo phương pháp sau:
\r\n\r\nChèn một điện trở mà nó không làm cho điện\r\ntrở cách điện giữa thiết bị đầu cuối được giám sát và khung dẫn điện giảm xuống\r\nthấp hơn giá trị điện trở cách điện nhỏ nhất theo yêu cầu. Cảnh báo phải được\r\nkích hoạt.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Đặc tính chủ yếu của phương tiện hoặc hệ thống\r\ngiao thông đường bộ
\r\n\r\nF.1-1 Tổng quát
\r\n\r\nF.1- 1.1 Tên thương mại\r\n(Nhãn hiệu của nhà sản xuất): ……………………………………………
\r\n\r\nF.1- 1.2 Kiểu:
\r\n\r\nF.1- 1.3 Kiểu xe:
\r\n\r\nF.1- 1.4 Tên thương mại,\r\nnếu có: ……………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 1.5 Tên và địa chỉ\r\ncủa nhà sản xuất: …………………………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 1.6 Tên và địa chỉ\r\nngười đại diện của nhà sản xuất, nếu có: ………………………………..
\r\n\r\nF.1- 1.7 Bản vẽ và/hoặc\r\nảnh của xe: ………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 1.8 Số hiệu phê\r\nduyệt của REESS ……………………………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 1.9 Khoang hành\r\nkhách: Có/không:1 ……………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 1.10 Chỗ đứng ở trung tâm\r\nhay ở phía bên:Có/không:1 ………………………………………
\r\n\r\nF.1-2 Động cơ điện\r\n(Động cơ kéo)
\r\n\r\nF.1- 2.1. Kiểu (dây cuốn,\r\nkích thích): …………………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 2.2. Công suất\r\nròng lớn nhất và/hoặc công suất lớn nhất 30 phút (kW): …………………..
\r\n\r\nF.1-3 REESS
\r\n\r\nF.1- 3.1 Tên thương mại,\r\nvà nhãn hiệu của REESS: ………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 3.2 Chỉ báo của tất\r\ncả các loại pin: ………………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 3.2.1 Hóa chất của\r\npin: …………………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 3.2.2 Kích thước vật\r\nlý: ………………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 3.2.3 Dung lượng của\r\npin (Ah): ……………………………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 3.3 Mô tả hoặc bản\r\nvẽ hoặc ảnh giải thích cho REESS: ……………………………………
\r\n\r\nF.1- 3.3.1 Kết cấu: ……………………………………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 3.3.2 Cấu hình (số\r\nlượng pin, chế độ đấu nối, v.v...): ……………………………………….
\r\n\r\nF.1- 3.3.3 Kích thước: ………………………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 3.3.4 Hộp (cấu tạo,\r\nvật liệu và kích thước vật lý): …………………………………………
\r\n\r\nF.1- 3.4 Tính năng về\r\nđiện: ………………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 3.4.1 Điện áp danh\r\nđịnh (V): ………..………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 3.4.2 Điện áp làm\r\nviệc (V): ……………………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 3.4.3 Dung lượng\r\ndanh định (Ah): ……………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 3.4.4 Dòng điện lớn\r\nnhất (A): ………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 3.5 Tốc độ kết hợp\r\nkhí (tính theo %): ………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 3.6 Mô tả hoặc bản\r\nvẽ hoặc hình ảnh của việc lắp đặt REESS trên xe: ………………….
\r\n\r\nF.1- 3.6.1 Giá đỡ vật\r\nlý: ……………………………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 3.7 Kiểu quản lý\r\nnhiệt ………………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 3.8 Điều khiển điện\r\ntử: ………………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 4 Pin nhiên liệu\r\n(nếu có)\r\n
\r\n\r\nF.1- 4.1 Tên thương mại\r\nvà nhãn hiệu của pin nhiên liệu: ………………………………………
\r\n\r\nF.1- 4.2 Kiểu của pin\r\nnhiên liệu: …………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 4.3 Điện áp danh\r\nđịnh (V): ……………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 4.4 Số lượng pin:\r\n……………………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 4.5 Loại hệ thống\r\nlàm mát (nếu có): …………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 4.6 Công suất lớn\r\nnhất (kW): …………………………………………………………………
\r\n\r\nF.1-5 Cầu chì\r\nvà/hoặc cầu dao
\r\n\r\nF.1- 5.1 Kiểu: …………………………………………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 5.2 Sơ đồ hiển thị\r\nphạm vi chức năng: ………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 6 Hệ thống dây\r\nđiện lực
\r\n\r\nF.1- 6.1 Kiểu: …………………………………………………………………………………………
\r\n\r\nF.1- 7 Bảo vệ chống\r\nđiện giật
\r\n\r\nF.1- 7.1 Mô tả khái niệm\r\nbảo vệ: ………………………………………….
\r\n\r\nF.1- 8 Số liệu bổ\r\nsung
\r\n\r\nF.1- 8.1 Mô tả ngắn gọn\r\nvề việc lắp đặt các thành phần mạch điện hoặc bản vẽ/hình ảnh minh họa vị trí lắp đặt\r\ncác thành phần của mạch điện: ……………………………………..
\r\n\r\nF.1- 8.2 Sơ đồ nguyên\r\nlý của tất cả các chức\r\nnăng điện có trong mạch\r\nđiện: …………………
\r\n\r\nF.1- 8.3 Điện áp làm\r\nviệc (V): ………………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.1- 8.4 Mô tả hệ thống\r\ncho (các) chế độ lái hiệu suất thấp ……………………………………..
\r\n\r\nF.1- 8.4.1 Các mức của hệ\r\nthống SOC cho phép giảm công suất được kích hoạt, mô tả, hợp lý ..
\r\n\r\nF.1- 8.4.2 Mô tả cho\r\ncác chế độ giảm năng lượng của hệ thống và chế độ tương tự, hợp lý ……
\r\n\r\n__________________
\r\n\r\n1 Gạch phần\r\nkhông áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
F.2-1 REESS
\r\n\r\nF.2- 1.1 Tên thương mại,\r\nvà nhãn hiệu của REESS: ………………………………………………
\r\n\r\nF.2- 1.2 Chỉ dẫn của tất\r\ncả các loại pin: ……………………………………………………………..
\r\n\r\nF.2- 1.2.1 Hóa chất của\r\npin: …………………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.2- 1.2.2 Kích thước vật\r\nlý: ………………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.2- 1.2.3 Dung lượng của\r\npin (Ah): ………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.2- 1.3 Mô tả hoặc bản\r\nvẽ hoặc hình ảnh về giải thích REESS ………………………………..
\r\n\r\nF.2- 1.3.1 Kết cấu: …………………………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.2- 1.3.2 Cấu hình (số\r\nlượng pin, chế độ kết nối, v.v..): ………………………………………….
\r\n\r\nF.2- 1.3.3 Kích thước: …………………………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.2- 1.3.4 Vỏ hộp (cấu tạo,\r\nvật liệu và kích thước vật lý): ……………………………………………
\r\n\r\nF.2- 1.3.5 Khối lượng của\r\nREESS (kg): ……………………………………………………………….
\r\n\r\nF.2- 1.4 Tính năng kỹ\r\nthuật điện\r\n………………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.2- 1.4.1 Điện áp danh\r\nđịnh (V): ……………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.2- 1.4.2 Điện áp làm\r\nviệc (V): ……………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.2- 1.4.3 Dung lượng\r\ndanh định (Ah): ………………………………………………………………
\r\n\r\nF.2- 1.4.4 Dòng điện lớn\r\nnhất (A): ……………………………………………………………………
\r\n\r\nF.2- 1.5 Hệ số kết hợp\r\nkhí (tính theo %): …………………………………………………………….
\r\n\r\nF.2- 1.6 Mô tả hoặc bản\r\nvẽ hoặc hình ảnh của việc lắp đặt REESS trên xe: …………………….
\r\n\r\nF.2- 1.6.1 Giá đỡ vật\r\nlý:………………………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.2- 1.7 Kiểu quản lý\r\nnhiệt: …………………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.2- 1.8 Điều khiển điện\r\ntử: ……………………………………………………………………………
\r\n\r\nF.2- 1.9 Kiểu xe có thể\r\ncài đặt REESS lên đó: ……………………………………………………..
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Đặc tính chủ yếu của xe hoặc hệ thống giao\r\nthông đường bộ với khung xe được đấu nối với mạch điện
\r\n\r\nF.3 -1 Tổng quát
\r\n\r\nF.3 - 1.1 Tên thương mại\r\n(Nhãn hiệu của nhà sản xuất): …………………………………………….
\r\n\r\nF.3 - 1.1.2 Kiểu:
\r\n\r\nF.3 - 1.1.3 Kiểu xe:
\r\n\r\nF.3 - 1.1.4 Các tên\r\nthương mại, nếu có: …………………………………………………………….
\r\n\r\nF.3 - 1.1.5 Tên và địa chỉ\r\ncủa nhà sản xuất: ………………………………………………………..
\r\n\r\nF.3 - 1.1.6 Nếu có thể,\r\ntên và địa chỉ của đại diện nhà sản xuất: …………………………………..
\r\n\r\nF.3 - 1.1.7 Bản vẽ và/hoặc\r\nhình ảnh của xe: …………………………………………………………
\r\n\r\nF.3 - 1.1.8 Số hiệu phê\r\nduyệt của REESS: ………………………………………………………….
\r\n\r\nF.3 - 1.1.9 Khoang hành\r\nkhách: Có/Không:1 ………………………………………………………….
\r\n\r\nF.3 - 1.1.10 Chỗ đứng ở giữa hay\r\nphía bên: Có/Không:1 …………………………………………..
\r\n\r\nF.3 - 2 REESS
\r\n\r\nF.3 - 2.1 Tên thương mại\r\nvà nhãn hiệu của REESS: ………………………………………………
\r\n\r\nF.3 - 2.2 Hóa chất của\r\npin: …………………………………………………………………………….
\r\n\r\nF.3 - 2.3 Tính năng kỹ\r\nthuật điện:\r\n……………………………………………………………………..
\r\n\r\nF.3 - 2.3.1 Điện áp danh\r\nđịnh (V): ……………………………………………………………………....
\r\n\r\nF.3 - 2.3.2 Dung lượng\r\ndanh định (Ah): ………………………………………………………………
\r\n\r\nF.3 - 2.3.3 Dòng điện lớn\r\nnhất (A): ……………………………………………………………………
\r\n\r\nF.3 - 2.4 Tốc độ kết hợp\r\nkhí (tính theo %): …………………………………………………………..
\r\n\r\nF.3 - 2.5 Mô tả hoặc bản\r\nvẽ hoặc hình ảnh của việc lắp đặt RESSS trên xe: …………………….
\r\n\r\nF.3 - 3 Số liệu bổ\r\nsung
\r\n\r\nF.3 - 3.1 Điện áp làm\r\nviệc mạch xoay chiều (V) AC: ………………………………………………
\r\n\r\nF.3 - 3.2 Điện áp làm\r\nviệc mạch một chiều (V) DC: ………………………………………………
\r\n\r\n______________________
\r\n\r\n1 Gạch phần\r\nkhông áp dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Xác định lượng phát thải hydro trong các quy\r\ntrình nạp của REESS
\r\n\r\n\r\n\r\nPhụ lục này mô tả quy trình xác định\r\nlượng phát thải hydro trong các quy trình nạp cho REESS của tất cả các\r\nphương tiện giao thông đường bộ, theo 5.4 của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\n\r\n\r\nThử nghiệm phát thải hydro (Hình G.1)\r\nđược thực hiện để xác định lượng phát thải hydro trong quy trình nạp cho REESS\r\nvới bộ nạp. Thử nghiệm bao gồm các bước sau:
\r\n\r\n(a) Chuẩn bị xe/REESS,
\r\n\r\n(b) Xả điện của REESS,
\r\n\r\n(c) Xác định lượng phát thải hydro\r\ntrong một lần nạp bình thường,
\r\n\r\n(d) Xác định lượng phát thải hydro\r\ntrong quá trình nạp được thực hiện với lỗi bộ nạp.
\r\n\r\n\r\n\r\nG.3.1 Thử nghiệm\r\ntrên cấp độ xe
\r\n\r\nG.3.1.1 Xe phải ở\r\ntrong tình trạng cơ học tốt và đã được lăn bánh ít nhất 300 km trong bảy ngày\r\ntrước khi thử nghiệm. Xe phải được trang bị REESS cần thử lượng khí thải hydro,\r\ntrong thời kỳ này.
\r\n\r\nG.3.1.2 Nếu REESS được\r\nsử dụng ở nhiệt độ cao\r\nhơn nhiệt độ môi trường, người vận hành phải tuân theo quy trình của nhà sản xuất\r\nđể giữ nhiệt độ REESS trong phạm vi hoạt động bình thường.
\r\n\r\nĐại diện của nhà sản xuất phải có thể chứng\r\nminh được rằng hệ thống điều hòa nhiệt độ của REESS không bị hư hỏng cũng như\r\nkhông có khiếm khuyết về công suất.
\r\n\r\nG.3.2 Thử nghiệm\r\ntrên cấp độ bộ phận
\r\n\r\nG.3.2.1 REESS phải ở\r\ntrong điều kiện cơ học tốt và phải chịu tối thiểu 5 chu kỳ tiêu chuẩn (như quy định\r\ntrong Phụ lục H.1).
\r\n\r\nG.3.2.2 Nếu REESS được\r\nsử dụng ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường, người vận hành phải tuân theo quy\r\ntrình của nhà sản xuất để giữ nhiệt độ REESS trong phạm vi hoạt động bình thường.
\r\n\r\nĐại diện của nhà sản xuất phải có thể\r\nchứng minh được rằng hệ thống điều hòa nhiệt độ của REESS không bị hư hỏng cũng như\r\nkhông có khiếm khuyết về công suất
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình G.1 - Xác\r\nđịnh lượng phát thải hydro trong các quy trình nạp của REESS
\r\n\r\nG.4 Thiết bị thử\r\nnghiệm phát thải hydro
\r\n\r\nG.4.1 Buồng kín để\r\nđo phát thải hydro
\r\n\r\nBuồng kín để đo phát thải hydro phải\r\nlà buồng kín khí có thể chứa xe/REESS đang thử nghiệm. Phải có thể tiếp cận\r\nxe/REESS từ mọi phía và buồng kín khi khép lại phải kín khí theo Phụ lục G.1\r\nnày. Bề mặt bên trong của buồng kín phải không thấm nước và không có phản ứng với\r\nhydro. Hệ thống điều hòa nhiệt độ phải có khả năng kiểm soát nhiệt độ không khí\r\nbên trong để đảm bảo nhiệt độ quy định trong suốt quá trình thử nghiệm, với\r\nsai số trung bình là ± 2 K trong suốt giai đoạn thử nghiệm.
\r\n\r\nĐể điều tiết sự thay đổi thể tích do\r\nphát thải hydro trong buồng kín, có thể sử dụng hoặc là một thiết bị thử nghiệm\r\ncó thể thay đổi thể tích hoặc một thiết bị thử nghiệm khác. Buồng kín có thể\r\nthay đổi thể tích phải dãn rộng ra hoặc thu hẹp lại tương ứng với lượng phát thải\r\nhydro trong buồng kín. Hai phương tiện tiềm năng để điều chỉnh sự thay đổi thể\r\ntích bên trong là tấm di động, hoặc kết cấu kiểu ống xi-phông, trong đó các túi\r\nkhông thấm nước bên trong buồng kín phải dãn rộng hoặc co lại để thay đổi áp suất\r\nbên trong bằng cách trao đổi không khí từ bên ngoài buồng kín. Bất kỳ thiết kế\r\nnào cho việc điều tiết thể tích phải duy trì được tính toàn vẹn của buồng kín\r\nnhư được quy định trong Phụ lục G.1.
\r\n\r\nBất kỳ phương pháp thể tích thể tích\r\nnào cũng phải giới hạn chênh lệch giữa áp\r\nsuất bên trong và áp suất khí quyển ở giá trị lớn nhất là ± 5 hPa.
\r\n\r\nBuồng kín phải có khả năng chứa đựng một\r\nthể tích cố định. Buồng kín có thể thay đổi thể tích phải có khả năng điều tiết từ\r\nthể tích danh định của nó (xem Phụ lục G.1, G.1- 2.1.1.), có tính đến lượng\r\nphát thải hydro trong quá trình thử nghiệm.
\r\n\r\nG.4.2 Hệ thống\r\nphân tích
\r\n\r\nG.4.2.1 Máy phân tích\r\nhydro
\r\n\r\nG.4.2.1.1 Bầu không khí\r\ntrong buồng kín được theo dõi bằng máy phân tích hydro (loại máy dò điện hóa)\r\nhoặc máy sắc ký có phát hiện độ dẫn nhiệt. Khí mẫu phải được rút ra từ điểm giữa\r\ncủa một bên thành hoặc từ mái của buồng đo và bất kỳ dòng chảy vòng tránh qua\r\nnào cũng phải được đưa trở về buồng\r\nkín, tốt nhất là đến một điểm ngay phía dưới của quạt trộn.
\r\n\r\nG.4.2.1.2 Máy phân tích\r\nhydro phải có thời gian đáp ứng tới 90% số đọc cuối cùng dưới 10 s. Độ ổn định\r\ncủa nó phải tốt hơn so với 2% của toàn thang đo từ mức 0 và ở mức 8 0% ± 2 0% của\r\ntoàn thang đo, trong khoảng thời gian 15 min cho tất cả các phạm vi thực hiện\r\nphép đo.
\r\n\r\nG.4.2.1.3 Độ lặp lại của\r\nmáy phân tích được biểu thị bằng một độ lệch chuẩn phải tốt hơn so với 1% của\r\ntoàn thang đo, tại mức 0 và ở mức 8 0% ± 2 0% của toàn thang đo trên tất cả các\r\nphạm vi\r\nthực\r\nhiện phép đo.
\r\n\r\nG.4.2.1.4 Phải chọn phạm\r\nvi hoạt động của máy phân tích để đạt được độ phân giải tốt nhất trong các quy\r\ntrình kiểm tra đo lường, hiệu chuẩn và kiểm tra rò rỉ.
\r\n\r\nG.4.2.2 Hệ thống ghi\r\ndữ liệu phân tích hydro
\r\n\r\nMáy phân tích hydro phải được gắn thiết\r\nbị để ghi lại đầu ra tín hiệu điện, với tần suất ít nhất một lần mỗi phút. Hệ\r\nthống ghi phải có các đặc tính làm việc ít nhất tương đương với tín hiệu được\r\nghi và phải cung cấp một ghi chép liên tục về kết quả. Ghi chép phải hiển thị một\r\ndấu hiệu rõ ràng về sự bắt đầu và kết thúc của thử nghiệm bộ nạp bình thường và\r\nkhi bộ nạp bị lỗi.
\r\n\r\nG.4.3 Ghi nhiệt độ
\r\n\r\nG.4.3.1 Nhiệt độ\r\ntrong buồng đo phải được ghi lại tại hai điểm bằng các cảm biến nhiệt độ. Những\r\ncảm biến này được kết nối để hiển thị giá trị trung bình. Các điểm đo phải cách\r\nxa khoảng 0,1 m vào phía trong buồng kín tính từ đường tâm thẳng đứng của mỗi\r\nthành bên ở độ cao 0,9 ±\r\n0,2 m.
\r\n\r\nG.4.3.2 Nhiệt độ\r\ntrong vùng lân cận các pin được ghi lại bằng các cảm biến.
\r\n\r\nG.4.3.3 Trong suốt\r\nthời gian đo phát thải hydro phải được ghi lại nhiệt độ với tần số ít nhất một\r\nlần mỗi phút.
\r\n\r\nG.4.3.4 Độ chính xác của\r\nhệ thống ghi nhiệt độ phải nằm trong phạm vi ±1,0 K và nhiệt độ phải có khả năng phân\r\ngiải đến ± 0,1 K.
\r\n\r\nG.4.3.5 Hệ thống ghi\r\nhoặc xử lý số liệu phải có khả năng thời\r\ngian phân giải đến ± 15 s.
\r\n\r\nG.4.4 Ghi áp suất
\r\n\r\nG.4.4.1 Chênh lệch ∆p\r\ngiữa áp suất khí quyển trong khu vực thử nghiệm và áp suất bên trong buồng kín\r\ntrong suốt phép đo phát thải hydro phải được ghi lại với tần suất ít nhất một lần\r\nmỗi phút.
\r\n\r\nG.4.4.2 Độ chính xác của\r\nhệ thống ghi áp suất phải nằm trong phạm vi ± 2 hPa và áp suất phải có khả năng được\r\nphân giải đến ± 0,2 hPa.
\r\n\r\nG.4.4.3 Hệ thống ghi\r\nhoặc xử lý dữ liệu phải có khả năng phân giải thời gian đến ± 15 s.
\r\n\r\nG.4.5 Ghi điện áp\r\nvà cường độ dòng điện
\r\n\r\nG.4.5.2 Trong suốt thời\r\ngian đo phát thải hydro phải ghi lại điện áp của bộ nạp và cường độ dòng điện (ắc\r\nquy) với tần suất ít nhất một lần mỗi phút.
\r\n\r\nG.4.5.3 Độ chính xác\r\ncủa hệ thống ghi điện áp phải nằm trong phạm vi ± 1 V và điện áp phải có khả năng\r\nphân giải tới ±\r\n0,1\r\nV.
\r\n\r\nG.4.5.4 Độ chính xác của\r\nhệ thống ghi cường độ dòng điện phải nằm trong phạm vi ± 0,5 A và cường độ dòng\r\nđiện phải có khả năng phân giải tới ± 0,05 A.
\r\n\r\nG.4.5.5 Hệ thống ghi\r\nhoặc xử lý dữ liệu phải có khả năng phân giải thời gian đến ± 15 s
\r\n\r\nG.4.6 Quạt
\r\n\r\nBuồng đo phải được trang bị một hoặc\r\nnhiều quạt hoặc máy thổi với lưu lượng có thể từ 0,1 đến 0,5 m3/s để\r\npha trộn kỹ không khí trong buồng đo. Có thể đạt được nhiệt độ đồng nhất và nồng\r\nđộ hydro trong buồng đo trong quá trình đo. Xe trong buồng kín không được chịu\r\nluồng khí thổi trực tiếp từ quạt hoặc máy thổi.
\r\n\r\nG.4.7 Các khí
\r\n\r\nG.4.7.1 Các khí tinh\r\nkhiết sau đây phải có sẵn để hiệu chuẩn và vận hành:
\r\n\r\n(a) Không khí tổng hợp tinh khiết (độ\r\ntinh khiết < 1 ppm tương đương C1 < 1 ppm CO; < 400 ppm CO2 < 0,1 ppm\r\nNO); hàm lượng oxy từ 18 % đến 21 % theo thể tích,
\r\n\r\n(b) Hydrogen (H2), độ tinh\r\nkhiết tối thiểu 99,5 %.
\r\n\r\nG.4.7.2 Hiệu chuẩn và\r\nkhí span (mẫu) phải chứa hỗn hợp hydro (H2) và không khí tổng hợp\r\ntinh khiết. Nồng độ thực của khí hiệu chuẩn phải nằm trong phạm vi ± 2 % giá trị\r\ndanh định. Độ chính xác của khí pha loãng thu được khi sử dụng bộ chia khí phải\r\nnằm trong phạm vi ± 2 % giá trị danh định. Nồng độ quy định trong Phụ lục con 1\r\ncũng có thể thu được bằng bộ chia khí sử dụng không khí tổng hợp làm khí\r\npha loãng.
\r\n\r\n\r\n\r\nThử nghiệm bao gồm năm bước sau:
\r\n\r\n(a) Chuẩn bị xe/REESS;
\r\n\r\n(b) Xả điện của REESS;
\r\n\r\n(c) Xác định lượng phát thải hydro\r\ntrong một lần nạp bình thường;
\r\n\r\n(d) Xả ắc quy kéo;
\r\n\r\n(e) Xác định lượng phát thải hydro\r\ntrong quá trình nạp được thực hiện với bộ nạp bị lỗi.
\r\n\r\nNếu giữa hai bước thử phải di chuyển\r\nxe/REESS thì phải đẩy nó đến khu vực thử tiếp theo.
\r\n\r\nG.5.1 Kiểm tra\r\ntrên cấp độ xe
\r\n\r\nG.5.1.1 Chuẩn bị xe
\r\n\r\nPhải kiểm tra sự lão hóa của REESS bằng\r\ncách chứng minh rằng xe đã chạy ít nhất 300 km trong bảy ngày trước khi thử nghiệm.\r\nTrong thời gian này, xe phải được trang bị ắc quy kéo được đệ trình để thử phát\r\nthải khí hydro. Nếu điều này không thể chứng minh được thì phải áp dụng quy trình\r\nsau đây.
\r\n\r\nG.5.1.1.1 Xả và nạp ban\r\nđầu của REESS
\r\n\r\nQuy trình bắt đầu bằng việc xả REESS của\r\nxe trong khi lái xe trên đường thử với tốc độ ổn định 7 0% ± 5 % tốc độ lớn nhất\r\ncủa xe trong 30 min.
\r\n\r\nViệc xả thải bị dừng lại:
\r\n\r\n(a) Khi xe không thể chạy ở tốc độ bằng\r\n65 % tốc độ lớn nhất trong suốt ba mươi phút, hoặc
\r\n\r\n(b) Khi có chỉ thị dừng xe được cung cấp\r\ncho người lái bằng thiết bị tiêu chuẩn trên xe, hoặc
\r\n\r\n(c) Sau khi đã vượt qua khoảng cách\r\n100 km.
\r\n\r\nG.5.1.1.2 Nạp ban đầu của\r\nREESS
\r\n\r\nNạp được thực hiện:
\r\n\r\n(a) Với bộ nạp;
\r\n\r\n(b) Trong nhiệt độ môi trường từ 293 K\r\nđến 303 K. Quy trình loại trừ tất cả các loại bộ nạp bên ngoài.
\r\n\r\nTiêu chí kết thúc nạp của\r\nREESS tương ứng với việc dừng tự động do bộ nạp đưa ra.
\r\n\r\nQuy trình này bao gồm tất cả các kiểu\r\nnạp đặc biệt có thể tiến hành tự động hoặc bằng tay như, ví dụ, nạp cân bằng hoặc\r\nnạp dịch vụ.
\r\n\r\nG.5.1.1.3 Quy trình từ\r\ncác điều G.5.1.1.1 và G.5.1.1.2 phải được lặp lại hai lần.
\r\n\r\nG.5.1.2 Xả REESS
\r\n\r\nREESS được xả trong khi lái xe trên đường\r\nthử với tốc độ ổn định bằng 7\r\n0% ± 5 % từ tốc độ lớn nhất trong ba mươi phút của xe.
\r\n\r\nDừng xả xảy ra khi:
\r\n\r\n(a) có cảnh báo dừng xe được cấp cho\r\nngười lái bằng thiết bị tiêu chuẩn trên xe, hoặc
\r\n\r\n(b) tốc độ lớn nhất của xe thấp hơn 20\r\nkm/h.
\r\n\r\nG.5.1.3 Ngâm
\r\n\r\nTrong vòng mười lăm phút kể từ khi\r\nhoàn thành thao tác xả ắc quy được chỉ định trong 5.2, cho đỗ xe trong khu vực\r\nngâm. Cho xe đỗ ít nhất 12 h và nhiều nhất 36 h, giữa thời điểm hết ắc quy kéo\r\nvà bắt đầu rò thử nghiệm phát thải hydro trong một lần nạp bình thường. Trong\r\nkhoảng thời gian này, phải ngâm xe ở 293 K ± 2 K.
\r\n\r\nG.5.1.4 Thử nghiệm\r\nphát thải hydro trong một lần nạp bình thường
\r\n\r\nG.5.1.4.2 Trước khi hết\r\nthời gian ngâm, buồng đo phải được làm sạch trong vài phút cho đến khi đạt được\r\nnền hydro ổn định. Quạt trộn cũng phải được bật tại thời điểm này.
\r\n\r\nG.5.1.4.3 Máy phân\r\ntích hydro phải hiệu chỉnh về mốc 0 và kiểm tra toàn dải (span) vào ngay trước khi\r\nthử.
\r\n\r\nG.5.1.4.4 Khi kết thúc\r\nquá trình ngâm phải chuyển vào buồng đo xe được thử nghiệm với động cơ đã tắt\r\nvà phải mở cửa sổ xe\r\nđang thử và khoang hành lý.
\r\n\r\nG.5.1.4.5 Xe phải được\r\nkết nối với nguồn điện. REESS được tính nạp theo quy trình nạp thông thường như\r\nđược quy định trong G.5.1.4.7.
\r\n\r\nG.5.1.4.6 Các cửa của\r\nbuồng đo được đóng kín và khép kín khí trong vòng hai phút kể từ lúc khóa điện\r\nliên động của bước nạp bình thường.
\r\n\r\nG.5.1.4.6 Việc bắt đầu\r\nnạp bình thường trong giai đoạn thử nghiệm phát thải hydro bắt đầu khi buồng được\r\nniêm phong. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra số đọc\r\nban đầu CH2i, Ti và Pi cho phép thử điện tích bình thường.
\r\n\r\nNhững số liệu này được sử dụng trong\r\ntính toán phát thải hydro (G.6). Nhiệt độ buồng kín xung quanh T không được nhỏ\r\nhơn 291 K và không quá 295 K trong suốt thời gian nạp bình thường.
\r\n\r\nG.5.1.4.7 Quy trình nạp\r\nbình thường
\r\n\r\nNạp bình thường được thực hiện với bộ\r\nnạp và gồm các bước sau:
\r\n\r\n(a) Nạp ở công suất không đổi trong thời\r\ngian t1;
\r\n\r\n(b) Nạp quá mức ở dòng không đổi trong\r\nt2. Cường độ nạp quá mức được chỉ định bởi nhà sản xuất và tương ứng\r\nvới cường độ được sử dụng trong quá trình nạp cân bằng.
\r\n\r\nTiêu chí kết thúc nạp REESS tương ứng\r\nvới việc dừng tự động do bộ nạp phát ra với thời gian nạp là t1 + t2.\r\nThời gian nạp này phải được giới hạn ở t1 + 5 h, ngay cả khi\r\ncó chỉ dẫn rõ ràng cấp cho người lái xe bằng bộ thiết bị tiêu chuẩn rằng ắc quy\r\nchưa được nạp đầy.
\r\n\r\nG.5.1.4.8 Máy phân\r\ntích hydro phải hiệu chỉnh về mốc 0 và phải cho khí span vào ngay trước khi kết\r\nthúc thử nghiệm.
\r\n\r\nG.5.1.4.9 Việc kết thúc\r\ngiai đoạn lấy mẫu phát thải xảy ra t1 + t2 hoặc t1 + 5 h (giờ) sau\r\nkhi bắt đầu lấy mẫu ban đầu, như quy định trong G.5.1.4.6. Thời gian trôi khác\r\nnhau được ghi lại. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để ghi\r\nlại số đọc cuối cùng CH2f, Tf và Pf đối với thử\r\nnghiệm nạp bình thường và được dùng để tính toán trong G.6.
\r\n\r\nG.5.1.5 Kiểm tra\r\nphát thải hydro với bộ nạp bị lỗi.
\r\n\r\nG.5.1.5.1 Với lớn nhất\r\nbảy ngày sau khi hoàn thành thử nghiệm trước đó, quy trình bắt đầu bằng việc xả\r\nREESS của xe theo G.5.1.2.
\r\n\r\nG.5.1.5.2 Các bước của\r\nquy trình trong G.5.1.3 phải được lặp lại.
\r\n\r\nG.5.1.5.3 Trước khi kết\r\nthúc thời gian ngâm, buồng đo phải được làm sạch trong vài phút cho đến khi đạt\r\nđược nền hydro ổn định. Quạt trộn cũng phải được bật tại thời điểm này.
\r\n\r\nG.5.1.5.4 Máy phân tích\r\nhydro phải hiệu chỉnh về mốc 0 và kiểm tra toàn dải (span) vào ngay trước khi\r\nthử.
\r\n\r\nG.5.1.5.5 Khi kết thúc\r\nquá trình ngâm, phải chuyển vào buồng đo xe thử nghiệm với động cơ đã tắt và phải\r\nmở cửa sổ và\r\nkhoang hành lý của xe được thử nghiệm.
\r\n\r\nG.5.1.5.6 Xe phải được\r\nkết nối với nguồn điện lưới. REESS được nạp theo quy trình nạp với bộ nạp bị lỗi\r\nnhư được quy định trong G.5.1.5.9.
\r\n\r\nG.5.1.5.7 Các cửa của\r\nbuồng kín được đóng và khép kín khí trong vòng hai phút kể từ lúc khóa điện liên\r\nđộng của bước nạp điện.
\r\n\r\nG.5.1.5.8 Việc bắt đầu\r\nnạp lỗi trong giai đoạn thử nghiệm phát thải hydro bắt đầu khi buồng được khép kín.\r\nNồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra số đọc ban đầu CH2i, Ti\r\nvà Pi\r\ncho\r\nphép thử nạp với bộ nạp\r\nbị lỗi.
\r\n\r\nNhững số liệu này được sử dụng trong\r\ntính toán phát thải hydro (G.6). Nhiệt độ môi trường của buồng kín T không được\r\nnhỏ hơn 291 K và không quá 295 K trong suốt thời gian nạp với bộ nạp bị lỗi.
\r\n\r\nG.5.1.5.9 Quy trình nạp\r\nlỗi
\r\n\r\nNạp lỗi được thực hiện với bộ nạp phù\r\nhợp và bao gồm các bước sau:
\r\n\r\n(a) Nạp ở công suất không đổi\r\ntrong thời gian t'1;
\r\n\r\n(b) Nạp ở mức lớn nhất theo khuyến nghị\r\ncủa nhà sản xuất trong 30 min. Trong giai đoạn này, bộ nạp phải cung cấp dòng\r\nđiện lớn nhất theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
\r\n\r\nG.5.1.5.10 Máy phân\r\ntích hydro phải hiệu chỉnh về mốc 0 và phải cho khí span vào ngay trước khi kết\r\nthúc thử nghiệm.
\r\n\r\nG.5.1.5.11 Kết thúc thời\r\ngian thử nghiệm xảy ra t'1 + 30 min sau khi bắt đầu lấy mẫu ban đầu, như\r\nđược quy định trong G.5.1.5.8. Thời gian trôi được ghi lại. Nồng độ hydro, nhiệt\r\nđộ và áp suất khí quyển được đo để ghi lại số đọc cuối cùng CH2f, Tf\r\nvà Pf đối với thử nghiệm nạp bị lỗi và được dùng\r\nđể tính toán trong G.6.
\r\n\r\nG.5.2 Thử nghiệm\r\ntrên cấp độ bộ phận
\r\n\r\nG.5.2.1 Chuẩn bị\r\nREESS
\r\n\r\nPhải thử nghiệm độ lão hóa của\r\nREESS để xác nhận rằng REESS đã thực hiện ít nhất 5 chu kỳ tiêu chuẩn (như được\r\nquy định trong Phụ lục H.1).
\r\n\r\nG.5.2.2 Xả REESS
\r\n\r\nREESS được xả ở mức 7 0% ± 5\r\n% công suất danh định của hệ thống.
\r\n\r\nDừng xả thải xảy ra khi đạt SOC tối\r\nthiểu theo quy định của nhà sản xuất.
\r\n\r\nG.5.2.3 Ngâm
\r\n\r\nTrong vòng 15 min sau khi kết thúc quá\r\ntrình xả REESS được chỉ định trong G.5.2.2 và trước khi bắt đầu thử nghiệm phát\r\nthải hydro, REESS phải được ngâm ở 293 K ± 2 K trong khoảng thời gian tối thiểu\r\nlà 12 h và lớn nhất là 36 h.
\r\n\r\nG.5.2.4 Kiểm tra phát\r\nthải hydro trong một lần nạp bình thường
\r\n\r\nG.5.2.4.1 Trước khi\r\nhoàn thành giai đoạn ngâm REESS, buồng đo phải được làm sạch trong vài phút cho\r\nđến khi đạt được nền hydro ổn định. Quạt trộn cũng phải được bật tại thời\r\nđiểm này.
\r\n\r\nG.5.2.4.2 Máy phân\r\ntích hydro phải hiệu chỉnh về mốc 0 và kiểm tra toàn dải (span) vào ngay trước khi\r\nthử.
\r\n\r\nG.5.2.4.3. Vào cuối\r\ngiai đoạn ngâm phải chuyển REESS vào buồng đo.
\r\n\r\nG.5.2.4.4 REESS phải được\r\nnạp theo quy trình nạp thông thường theo quy định tại G.5.2.4.7.
\r\n\r\nG.5.2.4.5 Buồng đo phải\r\nđược đóng lại và khép kín khí trong vòng hai phút kể từ lúc khóa điện liên động\r\ncủa bước nạp bình thường.
\r\n\r\nG.5.2.4.6 Việc bắt đầu\r\nnạp bình thường trong giai đoạn thử phát thải hydro phải bắt đầu khi buồng được\r\nkhép kín. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra số đọc\r\nban đầu CH2i, Ti\r\nvà Pi cho phép thử nạp bình thường.
\r\n\r\nNhững số liệu này được sử dụng trong\r\ntính toán phát thải hydro (G.6). Nhiệt độ môi trường buồng kín T không được\r\nnhỏ hơn 291 K và không quá 295 K trong suốt thời gian nạp bình thường.
\r\n\r\nG.5.2.4.7 Quy trình nạp\r\nbình thường
\r\n\r\nNạp bình thường được thực hiện\r\nvới bộ nạp phù hợp và bao gồm các bước sau:
\r\n\r\n(a) Nạp ở công suất không đổi trong thời\r\ngian t1;
\r\n\r\n(b) Nạp quá mức ở dòng không đổi\r\ntrong t2. Cường độ nạp quá mức được chỉ định bởi nhà sản xuất\r\nvà tương ứng với cường độ được sử dụng trong quá trình nạp cân bằng.
\r\n\r\nKết thúc tiêu chí nạp REESS tương ứng\r\nvới việc dừng tự động do bộ nạp phát ra với thời gian nạp là t1 + t2. Thời gian nạp\r\nnày phải được giới hạn ở t1 + 5 h, ngay\r\ncả khi chỉ dẫn rõ ràng được đưa ra bởi một thiết bị phù hợp rằng REESS chưa\r\nđược nạp đầy.
\r\n\r\nG.5.2.4.8 Máy phân tích\r\nhydro phải hiệu chỉnh về mốc 0 và kiểm tra toàn dải (span) vào ngay trước khi kết\r\nthúc thử nghiệm.
\r\n\r\nG.5.2.4.9 Việc kết\r\nthúc giai đoạn lấy mẫu phát thải xảy ra ở t1 + t2\r\nhoặc t1 + 5 h sau\r\nkhi bắt đầu lấy mẫu ban đầu, như quy định trong G.5.2.4.6. Thời gian trôi khác\r\nnhau được ghi lại. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyền được đo để đưa\r\nra số đọc cuối cùng CH2f, Tf và Pf cho phép thử\r\nnạp bình thường, được sử dụng để tính toán trong điều G.6.
\r\n\r\nG.5.2.5. Kiểm tra phát thải\r\nhydro với lỗi của bộ nạp
\r\n\r\nG.5.2.5.1 Phương pháp\r\nthử nghiệm phải bắt đầu trong vòng lớn nhất bảy ngày sau khi hoàn thành thử nghiệm\r\ntrong G.5.2.4, quy trình phải bắt đầu bằng việc xả REESS của xe theo G.5.2.2.
\r\n\r\nG.5.2.5.2 Các bước của\r\nquy trình trong G.5.2.3 phải được lặp lại.
\r\n\r\nG.5.2.5.3 Trước khi kết\r\nthúc thời gian ngâm, buồng đo phải được làm sạch trong vài phút cho đến khi đạt\r\nđược nền hydro ổn định. Quạt trộn cũng phải được bật tại thời điểm này.
\r\n\r\nG.5.2.5.4 Máy phân\r\ntích hydro phải hiệu chỉnh về mốc 0 và kiểm tra toàn dải (span) vào ngay trước\r\nkhi thử.
\r\n\r\nG.5.2.5.5 Khi kết thúc\r\nquá trình ngâm, phải chuyển REESS vào buồng đo.
\r\n\r\nG.5.2.5.6 REESS phải được\r\nnạp theo quy trình nạp bị lỗi theo quy định tại G.5.2.5.9.
\r\n\r\nG.5.2.5.7 Buồng đo phải\r\nđóng lại và khép kín khí trong vòng hai phút kể từ lúc khóa điện liên động của bước\r\nnạp điện.
\r\n\r\nG.5.2.5.8 Việc bắt đầu\r\nnạp bị lỗi trong giai đoạn thử phát thải hydro bắt đầu khi buồng được đóng kín khít.\r\nNồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển được đo để đưa ra số đọc ban đầu\r\nCH2i, Ti và Pi cho phép thử nạp bị lỗi.
\r\n\r\nNhững số liệu này được sử dụng trong\r\ntính toán phát thải hydro (G.6). Nhiệt độ môi trường buồng kín T không được nhỏ hơn 291 K và\r\nkhông quá 295 K trong suốt thời gian nạp bị lỗi.
\r\n\r\nG.5.2.5.9 Quy trình nạp\r\nlỗi
\r\n\r\nNạp lỗi được thực hiện với bộ nạp phù\r\nhợp và bao gồm các bước sau:
\r\n\r\n(a) Nạp với công suất không đổi trong\r\nthời gian t'1,
\r\n\r\n(b) Nạp ở mức lớn nhất theo\r\nkhuyến nghị của nhà sản xuất trong 30 min. Trong giai đoạn này, bộ nạp phải cung\r\ncấp dòng điện lớn nhất theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
\r\n\r\nG.5.2.5.10 Máy phân tích\r\nhydro phải hiệu chỉnh về mốc 0 và kiểm tra toàn dải (span) vào ngay trước khi kết\r\nthúc thử nghiệm.
\r\n\r\nG.5.2.5.11 Việc kết thúc\r\nthời gian thử nghiệm xảy ra t'1+30 min sau khi bắt đầu lấy mẫu ban đầu,\r\nnhư được quy định trong\r\nG.5.2.5.8. Thời gian trôi được ghi lại. Nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển\r\nđược đo để đưa ra số đọc cuối cùng CH2f, Tf và Pf\r\nđối với phép thử nạp bị lỗi, được sử dụng để tính toán trong G.6.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác thử nghiệm phát thải hydro được mô\r\ntả trong G.5 cho phép tính toán lượng phát thải hydro từ các giai đoạn nạp bình\r\nthường và nạp lỗi. Phát thải hydro từ mỗi một pha trong số đó được tính bằng\r\ncách sử dụng nồng độ, nhiệt độ và áp suất hydro ban đầu và sau cùng trong buồng\r\nkín, cùng với thể tích ròng của buồng kín.
\r\n\r\nCông thức dưới đây được sử dụng:
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nMH2 khối lượng hydro, tính bằng gam;
\r\n\r\nCH2 nồng độ hydro đo được trong buồng kín, tính\r\ntheo thể tích ppm;
\r\n\r\nV thể tích buồng\r\nkín tính bằng mét khối (m3) được hiệu chỉnh cho thể tích của xe, với\r\ncác cửa sổ và khoang\r\nhành lý mở. Nếu thể tích của xe không xác định được, khối thể tích 1,42 m3\r\nphải bị loại trừ;
\r\n\r\nVout khối lượng bù\r\ntính bằng m3, ở nhiệt độ và áp suất thử;
\r\n\r\nT nhiệt độ môi\r\ntrường trong buồng đo kín, tính\r\nbằng K;
\r\n\r\nP áp suất tuyệt\r\nđối của buồng đo kín,\r\ntính bằng kPa;
\r\n\r\nk = 2,42.
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\ni là số đọc ban đầu;
\r\n\r\nf là số đọc cuối cùng.
\r\n\r\nG.6.1 Kết quả thử
\r\n\r\nLượng phát thải hydro do REESS là:
\r\n\r\nMN = khối lượng phát thải\r\nhydro khi thử nạp bình thường, tính bằng gam;
\r\n\r\nMD = khối lượng phát thải\r\nhydro khi thử nạp lỗi, tính bằng gam.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Hiệu chuẩn thiết bị để thử phát thải hydro
\r\n\r\nG.1-1 Hiệu chuẩn tần\r\nsuất và phương pháp
\r\n\r\nTất cả các thiết bị phải được hiệu chuẩn\r\ntrước khi sử dụng lần đầu và sau đó được hiệu chuẩn ngay khi cần thiết và trong\r\nmọi trường hợp trong một tháng trước khi thử phê duyệt kiểu. Các phương pháp hiệu\r\nchuẩn được sử dụng được mô tả trong phụ lục này.
\r\n\r\n\r\n\r\nG.1- 2.1 Xác định ban\r\nđầu thể tích bên trong buồng kín
\r\n\r\nG.1- 2.1.1 Trước khi sử\r\ndụng lần đầu, thể tích\r\nbên trong của buồng kín phải được xác định như sau:
\r\n\r\nĐo cẩn thận kích thước bên trong của buồng\r\nkín, có tính đến bất kỳ sự bất thường nào như các thanh giằng.
\r\n\r\nThể tích bên trong của buồng kín được\r\nxác định từ các phép đo này.
\r\n\r\nBuồng kín phải được giữ nguyên ở một\r\nthể tích cố định khi buồng kín được duy trì ở nhiệt độ môi trường là 293 K. Thể tích danh\r\nđịnh này phải được lặp lại được trong phạm vi ± 0,5 % giá trị được báo cáo.
\r\n\r\nG.1- 2.1.2 Thể tích bên\r\ntrong được xác định bằng cách trừ 1,42 m3 khỏi thể tích bên trong của\r\nbuồng. Ngoài ra, thể tích của xe thử nghiệm với khoang hành lý và cửa sổ mở hoặc\r\nREESS có thể được sử dụng thay vì 1,42 m3
\r\n\r\nG.1- 2.1.3 Buồng kín phải\r\nđược kiểm tra như trong G.1- 2.3. Nếu khối lượng hydro không phù hợp với khối\r\nlượng được phun trong phạm vi ± 2 % thì cần phải có sự hiệu chỉnh.
\r\n\r\nG.1- 2.2 Xác định phát\r\nthải nền của buồng đo
\r\n\r\nCông đoạn này xác định rằng buồng đo\r\nkhông chứa bất kỳ vật liệu nào phát ra lượng hydro đáng kể. Việc kiểm tra phải\r\nđược thực hiện khi đưa buồng kín vào sử dụng sau bất kỳ công đoạn nào trong buồng\r\nkín vì có thể ảnh hưởng\r\nđến lượng phát thải nền và với tần\r\nsuất ít nhất một lần mỗi năm.
\r\n\r\nG.1- 2.2.1 Buồng kín có\r\nthể tích biến có thể được sử dụng trong cấu hình hoặc là thể tích được giữ nguyên\r\nhoặc không giữ nguyên, như mô tả trong G.1- 2.1.1. Nhiệt độ môi trường phải được\r\nduy trì ở mức\r\n293 K ± 2 K, trong suốt thời hạn bốn giờ được đề cập dưới đây.
\r\n\r\nG.1- 2.2.2 Buồng kín có\r\nthể được đóng kín khít và quạt trộn hoạt động trong khoảng thời gian lên đến 12\r\nh trước khi giai đoạn lấy mẫu nền 4 h bắt đầu.
\r\n\r\nG.1- 2.2.3 Máy phân tích\r\n(nếu cần) phải được hiệu chuẩn, hiệu chỉnh về mốc 0 (zero) và kiểm tra toàn dải\r\n(span)
\r\n\r\nG.1- 2.2.4 Buồng kín phải\r\nđược làm sạch cho đến khi đạt được số đọc hydro ổn định và quạt trộn phải hoạt\r\nđộng nếu chưa bật.
\r\n\r\nG.1- 2.2.5 Buồng kín sau\r\nđó được đóng kín khít và tiến hành đo nồng độ hydro nền, nhiệt độ và áp suất\r\nkhí quyển nền. Đây là các số đọc ban đầu CH2i, Ti và Pi\r\nđược sử dụng trong tính toán nền của buồng kín.
\r\n\r\nG.1- 2.2.6 Buồng kín được\r\nphép không bị xáo trộn với quạt trộn trong khoảng thời gian bốn giờ.
\r\n\r\nG.1- 2.2.7 Vào cuối thời\r\ngian này, cũng máy phân tích đó được sử dụng để đo nồng độ hydro trong buồng\r\nkín. Nhiệt độ và áp suất khí quyển cũng được đo. Đây là các số đọc cuối\r\ncùng CH2f, Tf\r\nvà Pf.
\r\n\r\nG.1- 2.2.8 Sự thay đổi về khối lượng\r\nhydro trong buồng kín phải được tính trong suốt thời gian thử theo\r\nG.1- 2.4 và không được vượt quá 0,5 g.
\r\n\r\nG.1- 2.3 Hiệu chuẩn và\r\nthử giữ được hydro của buồng kín
\r\n\r\nHiệu chuẩn và thử nghiệm sự giữ được\r\nhydro trong buồng kín đảm bảo việc kiểm tra thể tích tính toán (G.1- 2.1) và\r\ncũng đo được bất kỳ tốc độ rò rỉ nào. Mức độ rò rỉ của buồng kín phải được xác\r\nđịnh khi đưa buồng kín vào sử dụng sau bất kỳ công đoạn nào trong buồng kín vì\r\nnó có thể ảnh hưởng\r\nđến tính nguyên vẹn của buồng kín, và ít nhất là hàng tháng sau đó. Nếu sáu tháng\r\nkiểm tra liên tiếp sự giữ được vẫn đạt mà không cần hiệu chỉnh, thì mức độ\r\nrò rỉ của buồng kín có thể được xác định hàng quý nếu như không cần thực hiện\r\nviệc hiệu chỉnh.
\r\n\r\nG.1- 2.3.1 Buồng kín phải\r\nđược làm sạch cho đến khi đạt được nồng độ hydro ổn định. Quạt trộn được\r\nbật, nếu chưa được bật. Máy phân tích hydro hiệu chỉnh về mốc 0, được hiệu\r\nchuẩn nếu cần và được cho khí span vào.
\r\n\r\nG.1- 2.2.6 Buồng kín được\r\nphép không bị xáo trộn bởi quạt trộn\r\ntrong khoảng thời gian bốn giờ.
\r\n\r\nG.1- 2.2.7 Vào cuối thời\r\ngian này, đo nồng độ hydro trong buồng bằng cùng máy phân tích như vậy. Nhiệt độ\r\nvà áp suất khí quyển cũng được đo. Đây là các số đọc cuối cùng CH2f,\r\nTf và Pf.
\r\n\r\nG.1- 2.2.8 Sự thay đổi về\r\nkhối lượng hydro trong buồng kín phải được tính trong suốt thời gian thử theo\r\nG.1- 2.4 và không được vượt quá 0,5 g.
\r\n\r\nG.1- 2.3 Hiệu chuẩn và\r\nthử giữ được hydro của buồng kín
\r\n\r\nThử nghiệm hiệu chuẩn và giữ hydro\r\ntrong buồng kín đảm bảo việc kiểm tra thể tích tính toán (điều G.1- 2.1)\r\nvà cũng đo bất kỳ mức độ rò rỉ nào. Mức độ rò rỉ của buồng kín phải được xác định\r\nkhi đưa buồng kín vào sử dụng sau bất kỳ công đoạn nào trong buồng kín vì nó có\r\nthể ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của buồng kín, và ít nhất là hàng tháng sau\r\nđó. Nếu sáu lần kiểm tra duy trì hàng tháng liên tiếp có kết quả đạt mà không\r\nphải hiệu chỉnh, tỷ lệ rò rỉ buồng kín có thể được xác định hàng quý kế tiếp miễn\r\nlà không cần thực hiện việc hiệu chỉnh
\r\n\r\nG.1- 2.3.1 Buồng kín phải\r\nđược làm sạch cho đến khi đạt được nồng độ hydro ổn định. Quạt trộn được bật, nếu\r\nchưa được bật. Máy phân tích hydro hiệu chỉnh về mốc 0, được hiệu chuẩn nếu cần và được cho khí\r\nspan vào.
\r\n\r\nG.1- 2.3.2 Buồng kín phải\r\nđược giữ cố định ở vị trí có thể tích danh định.
\r\n\r\nG.1- 2.3.3 Hệ thống điều\r\nkhiển nhiệt độ môi trường sau đó được bật (nếu chưa bật) và được điều chỉnh ở\r\nnhiệt độ ban đầu là 293 K.
\r\n\r\nG.1- 2.3.4 Khi nhiệt độ\r\nbuồng kín ổn định ở 293 K ± 2 K,\r\nbuồng kín được bịt lại và đo nồng độ nền, nhiệt độ và áp suất khí quyển nền.\r\nĐây là các số đọc ban đầu CH2i, Ti và Pi\r\nđược sử dụng trong hiệu chuẩn buồng kín.
\r\n\r\nG.1- 2.3.5 Buồng kín phải\r\nđược giải phóng khỏi thể tích danh định.
\r\n\r\nG.1- 2.3.6 Một lượng\r\nkhoảng 100 g hydro được bơm vào buồng kín. Khối lượng hydro này phải được đo\r\nchính xác đến ± 2 % giá trị đo được.
\r\n\r\nG.1- 2.3.7 Các thành phần\r\ncủa buồng kín phải được trộn với nhau trong năm phút và sau đó đo nồng độ\r\nhydro, nhiệt độ và áp suất khí quyển. Đây là các số đọc cuối cùng CH2f,\r\nTf và Pf để hiệu chuẩn buồng kín cũng như các số đọc ban\r\nđầu CH2i, Ti và Pi để kiểm tra lưu giữ được\r\nkhí.
\r\n\r\nG.1- 2.3.8 Trên cơ sở\r\ncác số đọc trong điều G.1- 2.3.4 và G.1- 2.3.7 ở trên và công thức trong điều G.1-\r\n2.4 bên dưới, tính toán được khối lượng hydro trong buồng kín. Khối lượng này\r\nphải nằm trong phạm vi ± 2 % khối lượng hydro đo được trong G.1- 2.3.6.
\r\n\r\nG.1- 2.3.9 Các thành phần\r\ncủa buồng kín phải được trộn với nhau trong tối thiểu 10 h. Khi giai đoạn này\r\nkết thúc đo và ghi lại kết quả cuối cùng của nồng độ hydro, nhiệt độ và áp suất\r\nkhí quyển. Đây là các số đọc cuối cùng CH2f, Tf và Pf\r\nđể kiểm tra mức lưu giữ được hydro.
\r\n\r\nG.1- 2.3.10 Sử dụng công\r\nthức trong G.1- 2.4, khối lượng hydro sau đó được tính toán từ các số đọc trong\r\nG.1- 2.3.7 và G.1- 2.3.9. Khối lượng này có thể không khác hơn 5 % so với khối\r\nlượng hydro được cho trong G.1- 2.3.8.
\r\n\r\nG.1- 2.4 Tính toán
\r\n\r\nViệc tính toán sự thay đổi khối lượng\r\nhydro ròng trong buồng kín được sử dụng để xác định nền hydro-carbon và mức độ\r\nrò rỉ của buồng kín. Các số đọc ban đầu và cuối cùng về nồng độ hydro, nhiệt độ\r\nvà áp suất khí quyển được sử dụng trong công thức sau đây để tính toán sự thay\r\nđổi khối lượng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nMH2 khối lượng hydro, tính bằng gam;
\r\n\r\nCH2 nồng độ hydro đo được trong buồng kín, tính bằng\r\nppm thể tích;
\r\n\r\nVout khối lượng bù\r\ntính bằng m3, ở nhiệt độ và áp suất thử bù tính bằng m3, ở\r\nnhiệt độ và áp suất thử;
\r\n\r\nT nhiệt độ môi\r\ntrường trong buồng, tính bằng K;
\r\n\r\nP áp suất tuyệt\r\nđối trong buồng, tính bằng kPa;
\r\n\r\nk 2.42.
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\ni là số đọc ban đầu;
\r\n\r\nf là số đọc cuối cùng.
\r\n\r\nG.1-3 Hiệu chuẩn máy\r\nphân tích hydro
\r\n\r\nMáy phân tích phải được hiệu chuẩn bằng\r\nhydro có có trong không khí và không khí tổng hợp được lọc tinh khiết. Xem\r\nG.4.7.2.
\r\n\r\nMỗi phạm vi hoạt động thường dùng được\r\nhiệu chỉnh theo quy trình sau:
\r\n\r\nG.1- 3.1 Thiết lập đường\r\ncong hiệu chuẩn bằng ít nhất năm điểm hiệu chuẩn cách đều nhau nhất có thể\r\ntrong phạm vi làm việc. Nồng độ danh định của khí hiệu chuẩn với nồng độ cao nhất\r\nít nhất bằng 8 0% của toàn thang đo.
\r\n\r\nG.1- 3.2 Tính đường cong\r\nhiệu chuẩn bằng phương pháp bình phương tối thiểu. Nếu mức độ đa thức nhận được\r\nlớn hơn ba, thì số điểm hiệu chuẩn ít nhất phải bằng bậc của đa thức cộng với\r\nhai.
\r\n\r\nG.1- 3.3 Đường cong\r\nhiệu chuẩn không được chênh lệch quá 2 % so với giá trị danh định của mỗi loại khí\r\nhiệu chuẩn.
\r\n\r\nG.1- 3.4 Sử dụng các\r\nhệ số của đa thức nhận được từ G.1- 3.2, một bảng số đọc của máy phân tích so với\r\nnồng độ thực phải được rút ra bằng các bước không lớn hơn 1 % trên toàn thang\r\nđo. Điều này được thực hiện cho từng phạm vi của máy phân tích được hiệu chuẩn.
\r\n\r\nBảng này cũng phải chứa các số liệu\r\nliên quan khác như:
\r\n\r\n(a) Ngày hiệu chuẩn;
\r\n\r\n(b) Số đọc của khí span và chiết áp kế\r\nsố 0 (nếu có);
\r\n\r\n(c) Thang đo danh định;
\r\n\r\n(d) Số liệu chuẩn của từng loại khí hiệu\r\nchuẩn được sử dụng;
\r\n\r\n(e) Giá trị thực và chỉ định của từng\r\nkhí hiệu chuẩn được sử dụng cùng với % chênh lệch;
\r\n\r\n(f) Áp suất hiệu chuẩn của máy phân\r\ntích.
\r\n\r\nG.1- 3.5. Có thể sử dụng\r\nphương pháp thay thế (ví dụ: máy tính, bộ chuyển mạch điều khiển điện tử từ xa)\r\nnếu chứng minh được với cơ sở thử nghiệm rằng các phương pháp này cho độ chính\r\nxác tương đương.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
G.2-1 Các thông số\r\nxác định dòng xe liên quan đến phát thải hydro
\r\n\r\nDòng xe có thể được xác định bởi các\r\nthông số thiết kế cơ bản mà chúng phải phổ cập cho các xe trong dòng xe. Trong\r\nmột số trường hợp có thể có sự tương tác của các thông số. Những ảnh hưởng này\r\ncũng phải được xem xét để đảm bảo rằng chỉ những xe có đặc điểm phát thải hydro\r\ntương tự mới được đưa vào dòng xe.
\r\n\r\nG.2-2 Cuối cùng, những\r\nkiểu xe cỏ thông số được mô tả dưới đây giống hệt nhau được coi là thuộc về cùng\r\nmột phát thải hydro như nhau.
\r\n\r\nREESS:
\r\n\r\n(a) Tên thương mại hoặc nhãn hiệu của\r\nREESS;
\r\n\r\n(b) Chỉ dẫn của tất cả các kiểu khớp nối\r\nđiện hóa được sử dụng;
\r\n\r\n(c) Số lượng pin của REESS;
\r\n\r\n(d) Số lượng hệ thống con của REESS;
\r\n\r\n(e) Điện áp danh định của REESS (V);
\r\n\r\n(f) Dung lượng REESS (kWh);
\r\n\r\n(g) Tốc độ kết hợp khí (tính theo %);
\r\n\r\n(h) Kiểu thông gió cho (các) hệ thống\r\ncon REESS;
\r\n\r\n(i) Kiểu hệ thống làm mát (nếu có).
\r\n\r\nBộ nạp trên xe:
\r\n\r\n(a) Nhãn và kiểu các chi tiết khác\r\nnhau của bộ nạp;
\r\n\r\n(b) Dung lượng danh định đầu ra (kW);
\r\n\r\n(c) Điện áp cực đại của nạp (V);
\r\n\r\n(d) Cường độ nạp cực đại (A);
\r\n\r\n(e) Nhãn và kiểu của cụm điều khiển (nếu\r\ncó);
\r\n\r\n(f) Sơ đồ vận hành, kiểm soát và an\r\ntoàn;
\r\n\r\n(g) Đặc điểm của các giai đoạn nạp
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Quy trình tiến hành một chu kỳ tiêu chuẩn
\r\n\r\nMột chu kỳ tiêu chuẩn phải bắt đầu với\r\nmột lần xả tiêu chuẩn theo sau là một xả tiêu chuẩn.
\r\n\r\n\r\n Xả tiêu chuẩn: \r\n | \r\n |
\r\n Tốc độ xả: \r\n | \r\n \r\n Quy trình xả bao gồm các tiêu chí kết\r\n thúc phải được xác định bởi nhà sản xuất. Nếu không được quy định, thì\r\n đó phải là một phóng điện với dòng 1C. \r\n | \r\n
\r\n Giới hạn xả (điện áp khi kết thúc): \r\n | \r\n \r\n Được chỉ định bởi nhà sản xuất \r\n | \r\n
\r\n Thời gian nghỉ sau khi xả: \r\n | \r\n \r\n Tối thiểu 30 min \r\n | \r\n
\r\n Nạp tiêu chuẩn: \r\n | \r\n \r\n Quy trình nạp bao gồm các tiêu chí kết\r\n thúc\r\n phải\r\n được xác định bởi nhà sản xuất. Nếu không được quy định, thì đó phải là nạp\r\n với dòng C/3. \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
HA.1 Mục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là để kiểm\r\ntra xác nhận tính năng an toàn của REESS trong môi trường rung mà REESS có thể\r\ngặp phải trong quá trình vận hành bình thường của xe.
\r\n\r\nHA.2 Lắp đặt
\r\n\r\nHA.2.1 Thử nghiệm\r\nnày phải được tiến hành hoặc với REESS đồng bộ hoặc với REESS lắp cùng (các) hệ\r\nthống con liên quan đến REESS bao gồm các pin và các kết nối điện của chúng. Nếu\r\nnhà sản xuất chọn thử nghiệm với (các) hệ thống con có liên quan thì họ phải chứng\r\nminh rằng kết quả thử nghiệm có thể đại diện hợp lý cho đặc tính của REESS đồng\r\nbộ về tính năng an toàn của nó trong cùng điều kiện. Nếu bộ quản lý điện tử cho\r\nREESS không được tích hợp trong hộp chứa các pin, thì khi đó bộ quản lý điện tử có thể được\r\nbỏ qua khỏi việc lắp đặt trên thiết bị cần thử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
\r\n\r\nHA.2.2 Thiết bị được\r\nthử phải được gá chắc chắn vào bệ của máy rung sao cho đảm bảo rằng các rung động\r\nđược truyền trực tiếp đến thiết bị được thử
\r\n\r\nHA.3 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nHA.3.1 Điều kiện thử\r\nchung
\r\n\r\nCác điều kiện sau đây phải được áp dụng\r\ncho thiết bị cần thử:
\r\n\r\n(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở nhiệt độ môi\r\ntrường xung quanh 20 ± 10°C;
\r\n\r\n(b) Khi bắt đầu thử nghiệm, SOC phải\r\nđược điều chỉnh về giá trị\r\ntrên 5 0% phạm vi của SOC khi thiết bị cần thử hoạt động bình thường;
\r\n\r\n(c) Khi bắt đầu thử nghiệm, phải cho vận\r\nhành tất cả các thiết bị bảo vệ có ảnh hưởng đến (các) chức năng của thiết bị cần\r\nthử mà các chức năng này cỏ liên quan đến kết quả của thử nghiệm.
\r\n\r\nHA.3.2 Phương pháp thử
\r\n\r\nCác thiết bị cần thử phải chịu rung động\r\ncó dạng sóng hình sin với độ quét theo hàm logarit giữa 7 Hz và 200 Hz và quay\r\ntrở về 7 Hz\r\ntrong 15 min
\r\n\r\nChu kỳ này phải được lặp lại 12 lần\r\ntrong tổng số 3 h theo phương thẳng đứng của hướng lắp của REESS theo quy định của\r\nnhà sản xuất.
\r\n\r\nMối tương quan giữa tần số và gia tốc\r\nphải được thể hiện trong Bảng HA.1 và Bảng HA.2.
\r\n\r\nBảng HA.1 - Tần\r\nsố và gia tốc (khối lượng toàn bộ thiết bị cần thử ít hơn 12 kg)
\r\n\r\n\r\n Tần số [Hz] \r\n | \r\n \r\n Gia tốc [m/s2] \r\n | \r\n
\r\n 7 - 18 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n 18 - xấp xỉ\r\n 501) \r\n | \r\n \r\n được tăng dần\r\n từ 10 đến 80 \r\n | \r\n
\r\n 50 - 200 \r\n | \r\n \r\n 80 \r\n | \r\n
Bảng HA.2 - Tần\r\nsố và gia tốc (khối lượng toàn bộ thiết bị cần thử bằng 12 kg hoặc cao hơn)
\r\n\r\n\r\n Tần số [Hz] \r\n | \r\n \r\n Gia tốc [m/s2] \r\n | \r\n
\r\n 7 - 18 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n
\r\n 18 - xấp xỉ 251) \r\n | \r\n \r\n được tăng dần\r\n từ 10 đến 20 \r\n | \r\n
\r\n 25 - 200 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n
\r\n 1) Biên độ sau đó được duy trì ở mức\r\n 0,8 mm (tổng hành trình dao động 1,6 mm) và tần số được tăng cho đến\r\n khi gia tốc đạt lớn nhất như mô tả trong bảng HA.1 hoặc bảng HA.2 xảy ra \r\n | \r\n
Theo yêu cầu của nhà sản xuất có thể sử\r\ndụng mức gia tốc cao hơn cũng như tần số lớn nhất cao hơn.
\r\n\r\nTheo yêu cầu của nhà sản xuất, hồ sơ\r\nthử rung được xác định bởi nhà sản xuất xe được kiểm tra xác nhận cho ứng dụng\r\nxe và được thỏa thuận với cơ sở thử nghiệm thì có thể được sử dụng để thay thế cho\r\nmối tương quan tần số - gia tốc của Bảng HA.1 hoặc Bảng HA.2. Việc phê duyệt một\r\nREESS được thử nghiệm theo điều kiện này phải được giới hạn cho các phê duyệt\r\ncho một kiểu xe cụ thể.
\r\n\r\nSau khi rung, một chu trình tiêu chuẩn\r\nnhư được mô tả trong Phụ lục H.1 phải được thực hiện, nếu không bị thiết bị cần\r\nthử cản trở.
\r\n\r\nThử nghiệm phải kết thúc với thời gian\r\nquan sát là 1h ở điều kiện nhiệt độ môi trường của môi trường thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
HB.1 Mục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là để kiểm\r\ntra xác nhận sức chịu đựng của REESS trước những thay đổi đột ngột về nhiệt độ.\r\nREESS phải trải qua một số chu kỳ nhiệt độ xác định, bắt đầu ở nhiệt độ môi trường,\r\nsau đó là chu trình nhiệt độ cao và thấp. Nó mô phỏng sự thay đổi nhanh chóng\r\nnhiệt độ môi trường mà REESS có thể phải trải qua trong suốt vòng đời của nó.
\r\n\r\nHB.2 Lắp đặt
\r\n\r\nThử nghiệm này phải được tiến hành hoặc\r\nvới REESS đồng bộ hoặc với REESS và (các) hệ thống con liên quan của REESS bao\r\ngồm các pin và các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất chọn thử nghiệm với\r\n(các) hệ thống con có liên quan, nhà sản xuất phải chứng minh rằng kết quả thử\r\nnghiệm có thể đại diện hợp lý cho đặc tính của REESS đồng bộ đối với tính năng\r\nan toàn của nó trong cùng điều kiện. Nếu bộ quản lý điện tử cho REESS không được\r\ntích hợp trong hộp chứa các pin, thì bộ quản lý điện tử có thể được bỏ qua khỏi\r\nlắp đặt trên thiết bị cần thử nếu nhà sản xuất yêu cầu
\r\n\r\nHB.3 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nHB.3.1 Điều kiện kiểm\r\ntra chung
\r\n\r\nCác điều kiện sau đây phải được áp dụng\r\ncho thiết bị cần thử khi bắt đầu thử:
\r\n\r\n(a) SOC phải được điều chỉnh tới một\r\ngiá trị trên 5 0% phạm vi của SOC khi hoạt động bình thường;
\r\n\r\n(b) Phải vận hành tất cả các thiết bị\r\nbảo vệ có ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị cần thử mà các chức\r\nnăng này có liên quan đến kết quả của thử nghiệm.
\r\n\r\nHB.3.2 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nThiết bị cần thử phải được\r\nlưu giữ ít nhất sáu giờ ở nhiệt độ thử nghiệm bằng 60° C ± 2° C hoặc cao hơn nếu\r\nnhà sản xuất yêu cầu, sau đó lưu giữ ít nhất sáu giờ ở nhiệt độ thử nghiệm bằng\r\n-40° C ± 2° C hoặc thấp hơn nếu nhà sản xuất yêu cầu. Khoảng thời gian lớn nhất\r\ngiữa các cực trị nhiệt độ thử nghiệm phải là 30 min. Quy trình này phải được lặp\r\nlại cho đến khi hoàn thành tối thiểu 5 chu kỳ, sau đó thiết bị cần thử phải được\r\nlưu giữ trong 24 h ở nhiệt độ môi trường là 20° C ± 10° C.
\r\n\r\nSau khi lưu giữ trong 24 h, một chu\r\ntrình tiêu chuẩn như được mô tả trong Phụ lục H.1 phải được tiến hành, nếu\r\nkhông bị thiết bị cần thử hạn chế.
\r\n\r\nThử nghiệm phải kết thúc với thời gian\r\nquan sát là 1h ở điều kiện\r\nnhiệt độ môi trường của mới trường thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Thử cơ học thả rơi REESS có thể tháo ra
\r\n\r\nHC.1 Mục đích
\r\n\r\nMô phỏng tải trọng tác động cơ học có\r\nthể xảy ra ở mức rơi\r\nngoài ý muốn sau khi tháo REESS ra.
\r\n\r\nHC.2 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nHC.2.1 Điều kiện kiểm\r\ntra chung
\r\n\r\nCác điều kiện sau đây phải được áp dụng\r\ncho REESS đã tháo ra khi bắt đầu thử nghiệm:
\r\n\r\n(a) Điều chỉnh SOC đến ít nhất 90 %\r\ndung lượng danh định như được quy định trong Phụ lục F.1, F.1- 3.4.3 hoặc Phụ lục\r\nF.2, F.2-1.4.3 hoặc Phụ lục F.3, F.3 -2.3.2.
\r\n\r\n(b) Thử nghiệm phải được thực hiện ở\r\n20 °C ± 10 °C
\r\n\r\nHC.2.2 Quy trình kiểm\r\ntra
\r\n\r\nCho rơi tự do REESS đã được tháo ra từ\r\nđộ cao 1,0 m (tính từ mặt đáy của REESS) xuống một tấm bê tông phẳng, nằm ngang\r\nhoặc loại sàn khác có độ cứng tương đương.
\r\n\r\nREESS đã tháo ra phải cho thả rơi sáu\r\nlần từ các hướng khác nhau theo quyết định của cơ sở thử nghiệm. Nhà sản xuất\r\ncó thể quyết định sử dụng REESS đã tháo rời khác nhau cho mỗi lần thả.
\r\n\r\nNgay sau khi kết thúc thử thả rơi, một\r\nchu kỳ tiêu chuẩn như được mô tả trong Phụ lục H.1 phải được tiến hành, nếu\r\nkhông bị hạn chế.
\r\n\r\nThử nghiệm phải kết thúc với thời gian\r\nquan sát là 1h ở điều kiện\r\nnhiệt độ môi trường của môi trường thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
HD.1 Mục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là để kiểm\r\ntra xác nhận đặc tính an\r\ntoàn của REESS khi bị va chạm cơ học có thể xảy ra khi bị rơi ở phía bên cạnh\r\ntrong tình huống đứng yên hoặc dừng đỗ.
\r\n\r\nHD.2 Lắp đặt
\r\n\r\nHD.2.1 Thử nghiệm\r\nnày phải được tiến hành hoặc với REESS đồng bộ hoặc với REESS đi cùng các hệ thống\r\ncon liên quan của REESS bao gồm các pin và các kết nối điện của chúng.
\r\n\r\nNếu nhà sản xuất chọn thử nghiệm với\r\n(các) hệ thống con có liên quan, nhà sản xuất phải chứng minh được rằng kết quả\r\nthử nghiệm có thể đại diện hợp lý cho đặc tính của REESS đồng bộ đối với REESS an\r\ntoàn của nó trong cùng điều kiện.
\r\n\r\nNếu bộ quản lý điện tử cho REESS không\r\nđược tích hợp, thì có thể bỏ qua cụm điều khiển như vậy khỏi quá trình lắp đặt\r\nvào thiết bị cần thử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
\r\n\r\nHD.2.2 Thiết bị cần\r\nthử chỉ được kết nối với giá thử nghiệm bằng các gá lắp dự định cung cấp cho mục\r\nđích lắp hệ thống con REESS hoặc REESS vào xe.
\r\n\r\nHD.3 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nHD.3.1 Điều kiện thử\r\nvà yêu cầu chung.
\r\n\r\nĐiều kiện sau đây phải được áp dụng\r\ncho thử nghiệm:
\r\n\r\n(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở\r\nnhiệt độ môi trường xung quanh 20 °C ± 10 °C.
\r\n\r\n(b) Khi bắt đầu thử nghiệm, SOC phải\r\nđược điều chỉnh về giá trị\r\ntrên 50 % phạm vi của SOC khi hoạt động bình thường.
\r\n\r\n(c) Khi bắt đầu thử nghiệm, phải vận\r\nhành tất cả các thiết bị bảo vệ mà chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng của thiết\r\nbị cần thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm.
\r\n\r\nHD.3.2 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nThiết bị được thử phải được lắp chắc\r\nchắn vào thiết bị thí nghiệm bằng các giá kẹp cứng có tác dụng giữ chặt các bề\r\nmặt lắp của thiết bị được thử.
\r\n\r\nThiết bị cần thử với:
\r\n\r\n(a) Khối lượng toàn bộ dưới 12 kg phải\r\nchịu một va chạm dạng nửa hình sin có gia tốc đỉnh là 1 500 m/s2 và\r\nthời gian xung là 6 mms (miligiây).
\r\n\r\n(b) Khối lượng toàn bộ từ 12 kg trở lên\r\nphải chịu một va chạm dạng nửa hình sin có gia tốc đỉnh là 500 m/s2 và thời gian\r\nxung là 11 mms (miligiây).
\r\n\r\nCả hai thiết bị cần thử phải\r\nchịu ba tác động va chạm theo hướng dương, sau đó là ba lần va chạm theo hướng\r\nâm để mỗi một trong ba vị trí lắp vuông góc với nhau của thiết bị cần thử phải\r\ntrải qua tổng cộng 18 lần va chạm.
\r\n\r\nNgay sau khi kết thúc thử va chạm cơ học,\r\nmột chu trình tiêu chuẩn như được mô tả trong Phụ lục H.1 phải được tiến hành,\r\nnếu không bị hạn chế.
\r\n\r\nThử nghiệm phải kết thúc với thời gian\r\nquan sát là 1h ở điều kiện\r\nnhiệt độ môi trường của môi trường thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
HE.1 Mục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là để kiểm\r\ntra xác nhận khả năng chịu đựng của REESS khi phơi trước lửa từ bên ngoài xe\r\ndo, ví dụ: một sự cố đổ tràn nhiên liệu từ một xe (có thể là chính chiếc xe đó\r\nhoặc một chiếc xe gần đó). Tình huống này tạo điều kiện cho tài xế và hành\r\nkhách có đủ thời gian để sơ tán.
\r\n\r\nHE.2 Lắp đặt
\r\n\r\nHE.2.1 Thử nghiệm\r\nnày phải được tiến hành hoặc với REESS đồng bộ hoặc với (các) hệ thống con liên\r\nquan của REESS bao gồm các pin và các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất\r\nchọn thử nghiệm với (các) hệ thống con có liên quan, nhà sản xuất phải chứng\r\nminh được rằng kết quả thử nghiệm có thể đại diện hợp\r\nlý cho đặc tính của REESS đồng bộ đối với tính năng an toàn của nỏ trong cùng\r\nđiều kiện. Nếu bộ quản lý điện tử cho REESS không được tích hợp trong hộp chứa\r\ncác pin, thì cụm quản lý điện tử có thể được bỏ qua khỏi cài đặt trên thiết bị\r\ncần thử nếu nhà sản xuất yêu cầu. Khi các hệ thống con REESS có liên quan được\r\nlắp trên toàn bộ chiếc xe, thử nghiệm có thể được tiến hành trên từng hệ thống\r\ncon REESS có liên quan.
\r\n\r\nHE.3 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nHE.3.1 Điều kiện thử\r\nchung
\r\n\r\nCác yêu cầu và điều kiện sau đây phải\r\nđược áp dụng cho thử nghiệm:
\r\n\r\n(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở\r\nnhiệt độ ít nhất bằng 0°C;
\r\n\r\n(b) Khi bắt đầu thử nghiệm, SOC phải\r\nđược điều chỉnh về giá trị trên 5 0% phạm vi của SOC khi hoạt động bình thường;
\r\n\r\n(c) Khi bắt đầu thử nghiệm phải vận\r\nhành tất cả các thiết bị bảo vệ mà chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng của thiết\r\nbị cần thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm.
\r\n\r\nHE.3.2 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nThử nghiệm trên cấp độ xe hoặc thử\r\nnghiệm trên cấp độ bộ phận phải được thực hiện theo quyết định của nhà sản xuất:
\r\n\r\nHE.3.2.1 Thử nghiệm trên\r\ncấp độ xe
\r\n\r\nThiết bị cần thử phải được lắp vào giá\r\nthử mô phỏng các điều kiện lắp đặt thực tế càng gần giống thực tế càng tốt;\r\nkhông được sử dụng vật liệu dễ cháy cho việc thử này ngoại trừ vật liệu đó là một phần của REESS.\r\nPhương pháp theo đó thiết bị cần thử được lắp cố định vào\r\ngiá thử phải tương ứng với các thông số kỹ thuật có liên quan để lắp đặt REESS\r\ntrên xe. Trong trường hợp REESS được thiết kế cho mục đích sử dụng một xe cụ thể,\r\ncác bộ phận của xe có ảnh hưởng đến quá trình cháy theo bất kỳ cách nào phải được\r\nxem xét.
\r\n\r\nHE.3.2.2 Thử nghiệm\r\ntrên cấp độ bộ phận
\r\n\r\nThiết bị cần thử phải được đặt trên một\r\nbàn ngăn cách đặt phía trên một cái khay, theo một hướng như dự tính trong thiết\r\nkế của nhà sản xuất.
\r\n\r\nMột bản dày có dạng lưới được cấu tạo\r\nbằng các thanh thép có đường kính 6-10 mm, hai thanh liền kề phải cách nhau 4-6\r\ncm. Để tăng khả năng chống uốn võng cho các thanh thép phải sử dụng thêm các thanh\r\nthép dẹt để đỡ.
\r\n\r\nHE.3.3 Ngọn lửa mà\r\nthiết bị cần thử được phơi phải được tạo ra bằng cách đốt nhiên liệu thương mại\r\ndùng cho động cơ nén cháy (sau đây gọi là nhiên liệu) trong khay. Lượng nhiên\r\nliệu phải đủ để trong điều\r\nkiện cháy tự do cho phép ngọn lửa cháy trong suốt toàn bộ quá trình thử nghiệm.
\r\n\r\nNgọn lửa phải bao phủ toàn bộ khu vực\r\ncủa khay trong suốt quá trình phơi trước lửa. Kích thước khay phải được chọn\r\nsao cho đảm bảo rằng các cạnh của thiết bị được thử phơi trước ngọn lửa. Do đó,\r\nkhay phải rộng hơn hình chiếu bằng của thiết bị được thử ít nhất 20 cm, nhưng\r\nkhông quá 50 cm. Các thành bên của khay không được cao quá 8 cm so với mức\r\nnhiên liệu khi bắt đầu thử nghiệm.
\r\n\r\nHE.3.4 Khay chứa đầy\r\nnhiên liệu phải được đặt bên dưới thiết bị được thử theo cách sao cho khoảng cách\r\ngiữa mức nhiên liệu trong khay và mặt đáy của thiết bị được thử tương ứng với\r\nchiều cao thiết kế của thiết bị cần thử ở phía trên mặt đường bộ khi khối lượng\r\nxe không tải nếu điều kiện nêu tại HE.3.2.1 được áp dụng hoặc khoảng 50 cm nếu\r\nđiều kiện nêu tại HE.3.2.2 được áp dụng. Khay hoặc thiết bị thử nghiệm hoặc cả\r\nhai đều có thể dịch chuyển tự do.
\r\n\r\nHE.3.5 Trong pha C của thử\r\nnghiệm, phải che khay bằng một tấm dạng màn. Tấm dạng màn này phải để cao hơn 3\r\ncm so với mức nhiên liệu đo được trước khi châm lửa nhiên liệu.Tấm dạng màn được\r\nlàm bằng vật liệu chịu lửa, như được quy định trong Phụ lục HE.1. Không được có\r\nkhe hở giữa các viên gạch và chúng phải được để bên trên khay nhiên liệu sao\r\ncho các lỗ trên các viên gạch không bị tắc nghẽn. Chiều dài và chiều rộng của\r\nkhung phải nhỏ hơn 2 cm đến\r\n4 cm so với kích thước bên trong của khay sao cho tạo được một khe hở từ 1 cm đến\r\n2 cm giữa khung và thành khay để thông gió. Trước khi thử, tấm dạng\r\nmàn ít nhất phải ở nhiệt độ môi trường. Các viên gạch chịu lửa có thể được làm\r\nướt để đảm bảo các\r\nđiều kiện thử nghiệm có thể lặp lại.
\r\n\r\nHE.3.6 Nếu các thử\r\nnghiệm được thực hiện ngoài trời, phải che chắn gió và tốc độ gió ở cao độ của khay\r\nkhông được vượt quá 2,5 km/h.
\r\n\r\nHE.3.7 Thử nghiệm phải\r\nbao gồm ba pha B-D, nếu nhiệt độ nhiên liệu ít nhất ở 20°C. Nếu\r\nkhông, thử nghiệm\r\nphải bao gồm bốn pha trong đó có thêm Pha A.
\r\n\r\nHE.3.7.1 Pha A: Làm\r\nnóng sơ bộ (Hình HE-1)
\r\n\r\nNhiên liệu trong khay phải được đốt\r\ncháy ở cách xa ít\r\nnhất 3 m so với thiết bị cần thử. Sau 60 s làm nóng sơ bộ, khay phải được đặt ở bên dưới thiết\r\nbị được thử. Nếu kích\r\nthước của khay quá lớn để di chuyển mà không tránh khỏi nguy cơ làm đổ tràn chất\r\nlỏng, v.v. thì thiết bị thử nghiệm và giàn thử có thể được di chuyển qua phía\r\ntrên của khay thay cho việc di chuyển khay.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình HE-1 -\r\nPha A: Làm nóng sơ bộ
\r\n\r\nHE.3.7.2 Pha B: Phơi\r\ntrực tiếp trước ngọn lửa (Hình HE-2)
\r\n\r\nThiết bị được thử phải được phơi trực\r\ntiếp trước ngọn lửa từ nhiên liệu cháy tự do trong 70 s.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình HE-2 -\r\nPha B: Phơi trực tiếp trước ngọn lửa
\r\n\r\nHE.3.7.3 Pha C: Phơi\r\ngián tiếp trước ngọn lửa (Hình 3)
\r\n\r\nNgay sau khi kết thúc pha B, tấm dạng\r\nmàn phải được đặt giữa khay đang cháy và thiết bị cần thử. Thiết bị cần thử phải\r\nđược phơi trước ngọn lửa đang cháy nhỏ đi này trong 60 s nữa.
\r\n\r\nThay vì tiến hành pha C của thử nghiệm,\r\ncó thể theo quyết định của nhà sản xuất, mà pha B được tiếp tục thực hiện trong\r\n60 s nữa.
\r\n\r\nTuy nhiên, điều này chỉ được cho phép\r\nkhi có thể chứng minh rằng sự chấp thuận của cơ sở thử nghiệm là nó phải không\r\nlàm giảm mức độ nghiêm trọng của thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình HE-3 -\r\nPha C: Phơi gián tiếp trước ngọn lửa
\r\n\r\nHE.3.7.4 Pha D: Kết\r\nthúc thử nghiệm (Hình HE-4)
\r\n\r\nKhay đang cháy được che phủ bằng tấm màn\r\nphải được chuyển về vị trí được mô tả trong pha A.
\r\n\r\nKhông được dập tắt thiết bị cần thử.\r\nSau khi lấy khay ra, thiết bị cần thử phải được theo dõi cho đến khi nhiệt độ bề\r\nmặt của thiết bị cần thử để nguội xuống nhiệt độ môi trường hoặc đã để nguội\r\ntrong tối thiểu 3 h.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình HE-4 - Pha D: Kết\r\nthúc thử nghiệm
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Kích thước và thông số kỹ thuật của gạch chịu\r\nlửa
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n Độ chống cháy: \r\n | \r\n \r\n (Seger-Kegel) SK 30 \r\n | \r\n
\r\n Hàm lượng Al2O3: \r\n | \r\n \r\n 30 - 33% \r\n | \r\n
\r\n Độ xốp rỗng (Po): \r\n | \r\n \r\n 20 - 22% \r\n | \r\n
\r\n Mật độ theo thể tích: \r\n | \r\n \r\n 1.900 - 2.000 kg/m3\r\n \r\n | \r\n
\r\n Diện tích lỗ hiệu dụng: \r\n | \r\n \r\n 44,18% \r\n | \r\n
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
Bảo vệ chống ngắn mạch bên ngoài
\r\n\r\nHF.1 Mục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là để kiểm\r\ntra xác nhận đặc tính của bảo vệ chống ngắn mạch. Chức năng này, nếu được triển\r\nkhai, phải ngắt hoặc giới hạn dòng ngắn mạch để ngăn REESS khỏi bất kỳ tình huống\r\nnghiêm trọng nào khác có liên quan do dòng điện ngắn mạch gây ra.
\r\n\r\nHF.2 Lắp đặt
\r\n\r\nThử nghiệm này phải được tiến hành với\r\nREESS đồng bộ hoặc với (các) hệ thống con liên quan của REESS, bao gồm các pin\r\nvà các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất chọn thử nghiệm với (các) hệ thống\r\ncon có liên quan, nhà sản xuất phải chứng minh rằng kết quả thử nghiệm có thể\r\nđại diện hợp lý cho đặc tính của REESS đồng bộ đối với tính năng an toàn của nó trong cùng\r\nđiều kiện. Nếu cụm quản lý điện tử cho REESS không được tích hợp trong hộp chứa\r\ncác pin, thì cụm quản lý điện tử có thể được bỏ qua khỏi lắp đặt vào thiết bị cần\r\nthử nếu nhà sản xuất yêu cầu.
\r\n\r\nHF.3 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nHF.3.1 Điều kiện thử\r\nchung
\r\n\r\nĐiều kiện sau đây phải được áp dụng\r\ncho thử nghiệm:
\r\n\r\n(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở\r\nnhiệt độ môi trường xung quanh 20°C ± 10°C hoặc ở nhiệt độ cao hơn nếu\r\nnhà sản xuất yêu cầu;
\r\n\r\n(b) Khi bắt đầu thử nghiệm, SOC phải\r\nđược điều chỉnh về giá trị trên\r\n5 0% phạm vi của SOC khi làm việc bình thường;
\r\n\r\n(c) Khi bắt đầu thử nghiệm, phải vận\r\nhành tất cả các thiết bị bảo vệ mà chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng của thiết\r\nbị cần thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm.
\r\n\r\nHF.3.2 Ngắn mạch
\r\n\r\nKhi bắt đầu thử nghiệm, tất cả các\r\ncông tắc tơ chính có liên quan để nạp và xả phải được đóng lại để cho\r\nbiết chế độ có thể chủ động lái xe cũng như chế độ cho phép nạp từ bên ngoài. Nếu\r\nđiều này không thể được hoàn thành trong một thử nghiệm, thì phải tiến hành hai\r\nhoặc nhiều thử nghiệm.
\r\n\r\nCác cực dương và cực âm của thiết bị cần\r\nthử phải được kết nối với nhau để tạo ra ngắn mạch. Kết nối được sử dụng cho mục\r\nđích này phải có điện trở không quá 5 mΩ.
\r\n\r\nTình trạng ngắn mạch phải được tiếp tục\r\ncho đến khi hoạt động của chức năng bảo vệ REESS làm ngắt hoặc giới hạn dòng ngắn\r\nmạch được xác nhận hoặc trong ít nhất một giờ sau khi nhiệt độ đo trên vỏ che của\r\nthiết bị cần thử đã ổn định, như vậy gradian nhiệt độ thay đổi dưới 4°C trong 1h\r\nsau.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
HG.1 Mục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là để kiểm\r\ntra xác nhận đặc tính của bảo vệ quá tải.
\r\n\r\nHG.2 Lắp đặt
\r\n\r\nThử nghiệm này phải được tiến hành,\r\ntrong các điều kiện vận hành tiêu chuẩn, với REESS đồng bộ (có thể là một chiếc\r\nxe hoàn chỉnh) hoặc với (các) hệ thống con liên quan của REESS, bao gồm các pin\r\nvà các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất chọn thử nghiệm với (các) hệ thống\r\ncon có liên quan, nhà sản xuất phải chứng minh rằng kết quả thử nghiệm có thể đại diện\r\nhợp lý cho đặc tính của REESS đồng bộ đối với hiệu tính năng an toàn của nó\r\ntrong cùng điều kiện.
\r\n\r\nThử nghiệm có thể được thực hiện với một\r\nthiết bị thử nghiệm đã được sửa đổi theo thỏa thuận của nhà sản xuất và cơ sở\r\nthử nghiệm. Những sửa đổi này phải không được ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
\r\n\r\nHG.3 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nHG.3.1 Điều kiện thử\r\nchung
\r\n\r\nCác yêu cầu và điều kiện sau đây phải\r\nđược áp dụng cho thử nghiệm:
\r\n\r\n(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở\r\nnhiệt độ môi trường là 20°C ± 10°C hoặc ở nhiệt độ cao hơn nếu nhà sản xuất yêu\r\ncầu;
\r\n\r\n(b) Khi bắt đầu thử nghiệm, phải vận\r\nhành tất cả các thiết bị bảo vệ mà chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng của thiết\r\nbị cần thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm
\r\n\r\nHG.3.2 Nạp
\r\n\r\nLúc đầu phải đóng tất cả các\r\ncông tắc tơ chính có liên quan để nạp. Các giới hạn điều khiển nạp của thiết bị\r\nthử nghiệm phải bị vô hiệu hóa.
\r\n\r\nThiết bị cần thử phải được nạp với\r\ndòng điện nạp có tốc độ tối thiểu 1/3 C nhưng không vượt quá dòng lớn nhất\r\ntrong phạm vi hoạt động bình thường theo quy định của nhà sản xuất.
\r\n\r\nViệc nạp phải được tiếp tục cho đến\r\nkhi thiết bị cần thử (tự động) ngắt hoặc giới hạn quá trình nạp. Trong trường hợp\r\nchức năng ngắt tự động bị lỗi không hoạt động hoặc nếu không có chức năng đó\r\nthì việc nạp phải được tiếp tục cho đến khi thiết bị cần thử được nạp tới hai lần\r\ncông suất nạp định mức.
\r\n\r\nHG.3.3 Chu kỳ tiêu\r\nchuẩn và thời gian quan sát
\r\n\r\nNgay sau khi kết thúc nạp một chu kỳ\r\ntiêu chuẩn như được mô tả trong Phụ lục H.1 phải được tiến hành, nếu không bị\r\nthiết bị cần thử hạn chế.
\r\n\r\nThử nghiệm phải kết thúc với thời gian\r\nquan sát là 1h ở điều kiện nhiệt độ môi trường của môi trường thử nghiệm.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
HH.1 Mục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là để kiểm\r\ntra xác nhận đặc tính của bảo vệ quá xả. Chức năng này, nếu được triển khai, phải\r\nlàm gián đoạn hoặc hạn chế dòng xả để ngăn REESS khỏi mọi tình huống nghiêm trọng\r\ndo SOC xuống quá thấp theo quy định của nhà sản xuất.
\r\n\r\nHH.2 Lắp đặt
\r\n\r\nThử nghiệm này phải được tiến hành,\r\ntrong các điều kiện vận hành tiêu chuẩn, với REESS đồng bộ (đây có thể là một\r\nchiếc xe hoàn chỉnh) hoặc với (các) hệ thống con liên quan của REESS, bao gồm các\r\npin và các kết nối điện của chúng. Nếu nhà sản xuất chọn thử nghiệm với (các) hệ\r\nthống con có liên quan, nhà sản xuất phải chứng minh rằng kết quả thử nghiệm có\r\nthể đại diện hợp lý cho đặc tính của REESS đồng bộ về tính năng an toàn của nỏ\r\ntrong cùng điều kiện.
\r\n\r\nThử nghiệm có thể được thực hiện với một\r\nthiết bị thử đã được sửa đổi theo thỏa thuận của nhà sản xuất và cơ sở thử nghiệm.\r\nNhững sửa đổi này phải\r\nkhông ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm
\r\n\r\nHH.3 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nHH.3.1 Điều kiện thử chung
\r\n\r\nCác yêu cầu và điều kiện sau đây phải\r\nđược áp dụng cho thử nghiệm:
\r\n\r\n(a) Thử nghiệm phải được tiến hành ở\r\nnhiệt độ môi trường xung quanh 20°C ± 10°C hoặc ở nhiệt độ cao hơn nếu nhà sản\r\nxuất yêu cầu;
\r\n\r\n(b) Bắt đầu thử nghiệm, phải vận hành\r\ntất cả các thiết bị bảo vệ mà chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng của\r\nthiết bị cần thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm.
\r\n\r\nHH.3.2 Xả
\r\n\r\nKhi bắt đầu thử nghiệm, tất cả các\r\ncông tắc tơ chính có liên quan phải được đóng lại.
\r\n\r\nViệc phóng điện phải được thực hiện với\r\ntốc độ tối thiểu 1/3 C nhưng không được vượt quá dòng lớn nhất trong phạm vi hoạt\r\nđộng bình thường theo quy định của nhà sản xuất.
\r\n\r\nViệc xả thải phải được tiếp tục cho đến\r\nkhi thiết bị cần thử (tự động) ngắt hoặc hạn chế việc xả. Trong trường hợp chức\r\nnăng ngắt tự động không hoạt động hoặc nếu không có chức năng đó thì việc phóng điện\r\nphải được tiếp tục cho đến khi thiết bị cần thử xả được đến 25% mức điện áp\r\ndanh định.
\r\n\r\nHH.3.3 Nạp tiêu chuẩn\r\nvà thời gian quan sát
\r\n\r\nNgay sau khi kết thúc việc xả thiết bị\r\ncần thử phải được nạp tiêu chuẩn như quy định trong Phụ lục H.1 nếu không bị\r\nthiết bị cần thử hạn chế.
\r\n\r\nThử nghiệm phải kết thúc với thời gian\r\nquan sát là 1h ở điều kiện\r\nnhiệt độ môi trường của môi trường thử nghiệm
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
HI.1 Mục đích
\r\n\r\nMục đích của thử nghiệm này là để kiểm\r\ntra xác nhận đặc tính của các biện pháp bảo vệ của REESS chống lại quá nhiệt\r\nbên trong trong quá trình làm việc, ngay cả khi không có chức năng làm mát nếu có.\r\nTrong trường hợp không có biện pháp bảo vệ cụ thể nào là cần thiết để ngăn\r\nREESS đạt đến trạng thái không an toàn do nhiệt độ bên trong quá cao, hoạt động\r\nan toàn này phải được thể hiện.
\r\n\r\nHI.2 Lắp đặt
\r\n\r\nHI.2.1 Thử nghiệm\r\nsau đây phải được thực hiện với REESS đồng bộ (có thể là một chiếc xe hoàn chỉnh)\r\nhoặc với (các) hệ thống con REESS liên quan, bao gồm các tế bào và các kết nối\r\nđiện của chúng. Nếu nhà sản xuất chọn thử nghiệm với (các) hệ thống con có liên\r\nquan, nhà sản xuất phải chứng minh được rằng kết quả thử nghiệm có thể thể hiện\r\nhợp lý đặc tính của REESS đồng bộ đối với đặc tính an toàn của nó trong cùng điều\r\nkiện. Thử nghiệm có thể được thực hiện với một thiết bị thử nghiệm đã được sửa\r\nđổi theo thỏa thuận của nhà sản xuất và cơ sở thử nghiệm. Những sửa đổi này phải\r\nkhông ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
\r\n\r\nHI.2.2 Khi REESS được\r\ntrang bị chức năng làm mát mà hệ thống chức năng làm mát này lại không làm việc\r\nnhưng REESS vẫn duy trì hoạt động thì hệ thống làm mát phải bị vô hiệu hóa để\r\nthử nghiệm.
\r\n\r\nHI.2.3 Nhiệt độ của\r\nthiết bị cần thử phải được đo liên tục bên trong hộp chứa tại một khu vực\r\nlân cận các pin trong quá trình thử để giám sát sự thay\r\nđổi nhiệt độ. Có thể sử dụng\r\ncảm biến trên xe, nếu có. Nhà sản xuất và cơ sở thử nghiệm phải thống nhất về vị\r\ntrí của (các) cảm biến nhiệt độ được sử dụng.
\r\n\r\nHI.3 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nHI.3.1 Khi bắt đầu\r\nthử nghiệm, phải vận hành tất cả các thiết bị bảo vệ mà chúng có thể ảnh hưởng đến\r\nchức năng của thiết bị cần thử và có liên quan đến kết quả của thử nghiệm, ngoại\r\ntrừ bất kỳ sự hủy kích hoạt của\r\nhệ thống được thực hiện theo HI.2.2.
\r\n\r\nHI.3.2 Trong quá\r\ntrình thử nghiệm, thiết bị cần thử phải được nạp và xả liên tục với dòng điện ổn\r\nđịnh và điều đó sẽ làm tăng nhiệt độ của pin càng nhanh càng tốt trong phạm vi\r\nhoạt động bình thường như được xác định bởi nhà sản xuất.
\r\n\r\nHI.3.3 Thiết bị cần\r\nthử phải được đặt trong lò sấy đối lưu hoặc buồng khí hậu. Nhiệt độ của buồng hoặc\r\nlò sấy phải được tăng dần cho đến khi đạt đến nhiệt độ được xác định theo\r\nHI.3.3.1\r\nhoặc\r\nlà HI.3.3.2, nếu áp dụng được, và sau đó duy trì ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn mức này, cho đến\r\nkhi kết thúc thử nghiệm.
\r\n\r\nHI.3.3.1 Trong trường\r\nhợp REESS được trang bị các biện pháp bảo vệ chống quá nhiệt bên trong, nhiệt độ\r\nphải được tăng lên đến nhiệt độ được xác định bởi nhà sản xuất\r\nlà ngưỡng nhiệt độ hoạt động của các biện pháp bảo vệ đó, để đảm bảo rằng nhiệt\r\nđộ của thiết bị cần thử phải tăng như quy định trong HI.3.2.
\r\n\r\nHI.3.3.2 Trong trường\r\nhợp REESS không được trang bị bất kỳ biện pháp cụ thể nào để bảo vệ chống quá\r\nnhiệt bên trong, nhiệt độ phải được tăng lên đến nhiệt độ hoạt động lớn nhất\r\ntheo quy định của nhà sản xuất.
\r\n\r\nHI.3.4 Kết thúc thử\r\nnghiệm: Thử nghiệm phải kết thúc khi quan sát thấy một trong những điều sau đây:
\r\n\r\n(a) Thiết bị cần thử hạn chế và/hoặc\r\ngiới hạn việc nạp và/hoặc xả để ngăn cản việc tăng nhiệt độ;
\r\n\r\n(b) Nhiệt độ của thiết bị cần thử được\r\nổn định, là nhiệt độ thay đổi theo gradian nhỏ hơn 4 °C trong 2 h;
\r\n\r\n(c) Bất kỳ sự không tương thích nào của\r\ncác tiêu chí nghiệm được quy định trong 6.9.2.1.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
JA.1 Tổng quát
\r\n\r\nPhải đo điện trở cách điện sau khi cho\r\n(áp) điện áp thử nghiệm vào xe bằng bộ nạp (tích hợp) trên xe.
\r\n\r\nJA.2 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nPhương pháp thử nghiệm sau đây phải được\r\náp dụng cho các xe có bộ nạp trên xe (tích hợp):
\r\n\r\nGiữa tất cả các đầu vào của bộ nạp (giắc\r\ncắm) và các chi tiết dẫn điện để trần của xe bao gồm cả khung dẫn điện, nếu có, cho (xông)\r\nmột điện áp xoay chiều (AC) thử nghiệm bằng 2 x (Un + 1200) V (rms) ở tần số 50 Hz\r\nhoặc 60 Hz trong 1 min, trong đó Un là điện áp xoay chiều (AC) đầu vào (rms);
\r\n\r\nThử nghiệm phải được thực hiện trên xe\r\nhoàn chỉnh; Tất cả các thiết bị điện phải được kết nối.
\r\n\r\nThay vì điện áp xoay chiều đã quy định\r\n(AC), có thể cho áp\r\nđiện trong một phút với điện áp một chiều (DC) có giá trị tương đương với giá\r\ntrị đỉnh của điện áp xoay chiều đã quy định (AC).
\r\n\r\nSau khi thử nghiệm, đo điện trở\r\ncách điện khi áp điện áp 500 V một chiều (DC) giữa tất cả các đầu vào và các\r\nchi tiết dẫn điện để trần của xe bao gồm cả khung dẫn điện nếu có.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
JB.1 Tổng quát
\r\n\r\nPhải đo điện trở cách điện sau khi đã\r\nđược thực hiện xong thử đặc tính chịu nước.
\r\n\r\nJB.2 Phương pháp\r\nthử
\r\n\r\nPhương pháp thử sau đây phải\r\nđược áp dụng cho các xe có bộ nạp trên xe (tích hợp).
\r\n\r\nTheo phương pháp thử để đánh giá khả\r\nnăng bảo vệ IPX5 chống lại sự xâm nhập của nước, phải được thực hiện kiểm tra độ\r\nchịu nước bằng cách:
\r\n\r\n(a) Phun dòng nước sạch vào khắp buồng\r\nkín từ mọi hướng có thể bằng vòi phun thử nghiệm tiêu chuẩn như trong Hình\r\nJB-1.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình JB-1 - Thiết bị kiểm\r\ntra để kiểm tra xác nhận bảo vệ chống lại tia nước (vòi phun nước)
\r\n\r\nCác điều kiện cần được quan sát như\r\nsau:
\r\n\r\n(i) Đường kính trong của vòi phun: 6,3\r\nmm;
\r\n\r\n(ii) Tốc độ phun: 12,5 l/min ± 5 %;
\r\n\r\n(iii) Áp lực nước: được điều chỉnh để\r\nđạt được tốc độ phun được quy định;
\r\n\r\n(iv) Phần lõi của dòng phun: vòng tròn\r\nđường kính khoảng 40 mm ở khoảng cách\r\n2,5 m từ vòi phun;
\r\n\r\n(v) Thời gian thử để phun được một mét\r\nvuông diện tích bề mặt buồng kín cần phun: 1 min;
\r\n\r\n(vi) Thời gian thử tối thiểu: 3 min;
\r\n\r\n(vii) Khoảng cách từ vòi đến bề mặt buồng\r\nkín: từ 2,5 m đến 3 m.
\r\n\r\n(b) Sau đó, cho dòng điện một\r\nchiều DC 500 V vào tất cả các đầu vào có điện áp cao và các bộ chi tiết dẫn điện\r\nđể trần của xe/khung dẫn điện, nếu có, để đo điện trở cách điện.
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2 Tài liệu viện\r\ndẫn
\r\n\r\n3 Thuật ngữ và\r\nđịnh nghĩa
\r\n\r\n4 Tài liệu kỹ\r\nthuật
\r\n\r\n5 Yêu cầu kỹ\r\nthuật liên quan đến an toàn điện đối với xe
\r\n\r\n6 Yêu cầu kỹ\r\nthuật liên quan đến an toàn của hệ thống tích năng lượng điện có thể nạp lại\r\n(REESS)
\r\n\r\nPhụ lục A1 (Tham khảo) Thông tin
\r\n\r\nPhụ lục A2 (Tham khảo) Thông tin
\r\n\r\nPhụ lục B (Tham khảo) Bố trí các nhãn\r\nphê duyệt
\r\n\r\nPhụ lục C (Tham khảo) Bảo vệ chống tiếp\r\nxúc trực tiếp của các chi tiết có điện áp
\r\n\r\nPhụ lục DA (Quy định) Phương pháp đo\r\nđiện trở cách điện\r\ncho các thử nghiệm trên\r\ncấp độ xe
\r\n\r\nPhụ lục DB (Quy định) Phương pháp đo\r\nđiện trở cách điện\r\ncho các thử nghiệm trên cấp độ bộ phận của một REESS
\r\n\r\nPhụ lục E (Quy định) Phương pháp xác\r\nnhận chức năng của hệ thống giám sát điện trở cách điện trên xe
\r\n\r\nPhụ lục F1 (Quy định) Đặc tính chủ yếu\r\ncủa phương tiện hoặc hệ thống giao thông đường bộ
\r\n\r\nPhụ lục F2 (Quy định) Đặc tính chủ yếu\r\ncủa REESS
\r\n\r\nPhụ lục F3 (Quy định) Đặc tính chủ yếu\r\ncủa xe hoặc hệ thống giao thông đường bộ với khung xe được đấu nối với mạch\r\nđiện
\r\n\r\nPhụ lục G (Quy định) Xác định lượng\r\nphát thải hydro trong các quy trình nạp của REESS
\r\n\r\nPhụ lục G.1 (Quy định) Hiệu chuẩn thiết\r\nbị để thử phát thải hydro
\r\n\r\nPhụ lục G.2 (Quy định) Đặc tính chủ yếu\r\ncủa dòng xe
\r\n\r\nPhụ lục H (Quy định) Phương pháp thử\r\nREESS
\r\n\r\nPhụ lục H.1 (Quy định) Quy trình tiến\r\nhành một chu kỳ tiêu chuẩn
\r\n\r\nPhụ lục HA (Quy định) Thử rung
\r\n\r\nPhụ lục HB (Quy định) Sốc nhiệt và thử\r\nchu trình
\r\n\r\nPhụ lục HC (Quy định) Thử cơ học thả\r\nrơi REESS có thể tháo ra
\r\n\r\nPhụ lục HD (Quy định) Va chạm cơ học
\r\n\r\nPhụ lục HE (Quy định) Độ chịu lửa
\r\n\r\nPhụ lục HE.1 (Quy định) Kích thước và\r\nthông số kỹ thuật của gạch chịu lửa
\r\n\r\nPhụ lục HF (Quy định) Bảo vệ chống ngắn\r\nmạch bên ngoài
\r\n\r\nPhụ lục HG (Quy định) Bảo vệ chống quá\r\nnạp
\r\n\r\nPhụ lục HH (Quy định) Bảo vệ chống quá\r\nxả
\r\n\r\nPhụ lục HI (Quy định) Bảo vệ chống quá\r\nnhiệt
\r\n\r\nPhụ lục JA (Quy định) Thử chịu đựng điện\r\náp
\r\n\r\nPhụ lục JB (Quy định) Thử độ chịu nước
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) Được quy định trong nghị quyết\r\nchung về cấu tạo xe (R.E.3.), Tài liệu ECE/TRANS/WP.29/78/\r\nRev.3, đoạn 2. - www.unece.org/trans/main/wp29/wp29wgs/wp29gen/wp29resolutions.html
\r\n\r\n4) Ví dụ về nội dung trong hướng dẫn sử dụng:\r\nNếu trong khi nạp, xe hoặc bộ nạp của bạn bị chìm trong nước, bạn không nên chạm\r\nvào xe hoặc bộ nạp vì có nguy cơ bị điện giật.\r\nNgoài ra, không sử dụng ắc quy cũng như xe và\r\nhỏi đại lý của bạn để thực hiện các biện pháp\r\n(thích hợp)
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13060:2020 về Phương tiện giao thông đường bộ – Thiết bị và bộ phận có thể lắp và/hoặc sử dụng trên phương tiện có bánh xe – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu xe truyền động điện đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13060:2020 về Phương tiện giao thông đường bộ – Thiết bị và bộ phận có thể lắp và/hoặc sử dụng trên phương tiện có bánh xe – Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu xe truyền động điện
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN13060:2020 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2020-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Điện - điện tử |
Tình trạng | Còn hiệu lực |