CÔNG NGHỆ THÔNG\r\nTIN - KÝ HIỆU VÀ MÔ HÌNH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO NHÓM QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
\r\n\r\nInformation Techlology - Business Process\r\nModel and Notation (BPMN)
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 12690:2019 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn ISO/IEC\r\n19510:2013
\r\n\r\nTCVN 12690:2019 do Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường biên\r\nsoạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường\r\nChất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN\r\n- KÝ HIỆU VÀ MÔ HÌNH QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO NHÓM QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
\r\n\r\nInformation Techlology - Business Process\r\nModel and Notation (BPMN)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định bộ ký hiệu (BPMN) nhằm tiêu chuẩn hóa việc sử dụng\r\nký hiệu trong các hoạt động mô hình hóa, xây dựng quy trình nghiệp vụ.
\r\n\r\nKhuyến khích áp dụng tiêu chuẩn này trong các trường hợp mô hình hóa,\r\nxây dựng quy trình nghiệp vụ trong các dự án xây dựng phần mềm, ứng dụng công\r\nnghệ thông tin.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
\r\n\r\n2.1
\r\n\r\nĐối tượng tham gia (Participant)
\r\n\r\nMột thực thể nghiệp vụ (ví dụ, một công ty, một phòng trong công\r\nty, hoặc một khách hàng) hoặc một vai trò nghiệp vụ (ví dụ, một người mua hoặc\r\nmột người bán), điều khiển hoặc có trách nhiệm đối với một quy trình nghiệp vụ.
\r\n\r\n2.2
\r\n\r\nĐối tượng luồng (Flow Object)
\r\n\r\nMột đối tượng đồ họa, có thể được kết nối đến hoặc từ một Luồng tuần tự.\r\nTrong một Quy trình, các Đối tượng luồng bao gồm Sự kiện, Hoạt\r\nđộng, và Cổng vào.
\r\n\r\n2.3
\r\n\r\nCộng tác (Collaboration)
\r\n\r\nHành động gửi các thông điệp giữa hai Đối tượng tham gia bất kỳ\r\ntrong một mô hình nghiệp vụ.
\r\n\r\n2.4
\r\n\r\nKích hoạt (Trigger)
\r\n\r\nPhát hiện một sự kiện xảy ra và có thể gây ra các xử lý thêm vào để phản ứng lại,\r\nví dụ như khi bắt đầu một quy trình nghiệp vụ. Các Kích hoạt được liên kết\r\nvới các Sự kiện khởi đầu và Sự kiện trung gian và có thể là:\r\nThông điệp, Thời gian, Điều kiện, Tín hiệu, Liên kết, và Đa\r\nkích hoạt.
\r\n\r\n2.5
\r\n\r\nLuồng (Flow)
\r\n\r\nĐường kết nối có hướng giữa các thành phần trong một Quy trình, Cộng\r\ntác. Một Luồng tuần tự biểu diễn sự tuần tự của các Đối tượng luồng\r\ntrong một Quy trình. Một Luồng thông điệp biểu diễn sự truyền tải một Thông\r\nđiệp giữa các Đối tượng tham gia trong Cộng tác.
\r\n\r\n2.6
\r\n\r\nNgoại lệ (Exception)
\r\n\r\nMột sự kiện xảy ra trong quá trình thực thi Quy trình, gây ra một\r\nsự thay đổi hướng từ Luồng bình thường của Quy trình.\r\nCác ngoại lệ được sinh ra bởi các Sự kiện trung gian, như: Thời gian,\r\nLỗi, hoặc Thông điệp.
\r\n\r\n2.7
\r\n\r\nHoạt động nguyên tử (Atomic Activity)
\r\n\r\nHoạt động không thể\r\nđược phân chia đến mức nhỏ hơn trong mô hình hóa quy trình. Kiểu Hoạt\r\nđộng này xuất hiện dưới dạng Công việc.
\r\n\r\n2.8
\r\n\r\nQuy trình (Process)
\r\n\r\nSự tuần tự hoặc luồng của các Hoạt động trong một tổ chức với mục\r\ntiêu thực hiện công việc. Một Quy trình là một tập các Hoạt động, Sự\r\nkiện, Cổng vào, và Luồng tuần tự.
\r\n\r\n2.9
\r\n\r\nQuy trình nghiệp vụ (Business Process)
\r\n\r\nMột tập xác định các hoạt động nghiệp vụ, biểu diễn các bước thực hiện\r\nđược yêu cầu để đạt được một mục tiêu nghiệp vụ.
\r\n\r\n2.10
\r\n\r\nQuy trình cha (Parent Process)
\r\n\r\nQuy trình chứa một Quy\r\ntrình con bên trong biên của nó.
\r\n\r\n2.11
\r\n\r\nQuy trình con (Sub-Process)
\r\n\r\nQuy trình nằm trong một quy trình khác.
\r\n\r\n2.12
\r\n\r\nThông điệp (Message)
\r\n\r\nĐối tượng mô tả nội dung của một giao tiếp giữa hai Đối tượng tham\r\ngia. Một thông điệp được truyền tải thông qua một Luồng thông điệp.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.1 Quy trình nghiệp vụ nội bộ
\r\n\r\nQuy trình nghiệp vụ nội bộ là quy trình bên trong một tổ chức cụ thể.\r\nCác quy trình nghiệp vụ nội bộ thường được gọi là luồng công việc (workflow).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 1 - Ví dụ một Quy trình nội bộ
\r\n\r\n3.2 Quy trình nghiệp vụ công khai
\r\n\r\nQuy trình nghiệp vụ công khai biểu diễn các tương tác giữa một quy\r\ntrình nghiệp vụ nội bộ và quy trình khác hoặc Đối tượng tham gia\r\nkhác. Quy trình nghiệp vụ công khai chỉ bao gồm những hoạt động được sử dụng để\r\ngiao tiếp với Đối tượng tham gia khác. Tất cả các hoạt động nội bộ khác của\r\nquy trình nghiệp vụ nội bộ không được hiển thị trong quy trình nghiệp vụ công\r\nkhai. Do vậy, quy trình nghiệp vụ công khai hiển thị đối với thế giới bên ngoài\r\ncác Luồng thông điệp và thứ tự các Luồng thông điệp cần thiết để\r\ntương tác với quy trình đó.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 2 - Ví dụ một Quy trình công khai
\r\n\r\n3.3 Cộng tác
\r\n\r\nCộng tác mô tả các\r\ntương tác giữa hai hoặc nhiều thực thể nghiệp vụ. Một Cộng tác thường\r\nbao gồm hai hoặc nhiều Pool (biểu diễn các Đối tượng tham gia) trong\r\nCộng tác. Thông điệp trao đổi giữa các Đối tượng tham gia được thể\r\nhiện bởi các Luồng thông điệp, Luồng thông điệp này sẽ kết nối\r\nhai Pool (hoặc các đối tượng bên trong các Pool). Cộng tác\r\ncó thể được biểu diễn khi hai hoặc nhiều quy trình công khai giao tiếp với\r\nnhau.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 3 - Ví dụ một Cộng tác
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nBảng 1 - Thành phần ký hiệu\r\ncơ bản
\r\n\r\n\r\n Thành phần \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Ký hiệu \r\n | \r\n
\r\n Sự kiện \r\n | \r\n \r\n Một Sự kiện xảy ra trong suốt tiến trình của một quy trình. Những sự\r\n kiện này ảnh hưởng đến luồng của quy trình và thường có một\r\n nguyên nhân hoặc một kết quả. Những sự kiện có ký hiệu vòng tròn, có ba loại\r\n sự kiện dựa trên việc khi nào thì các sự kiện ảnh hưởng đến luồng, bao gồm:\r\n Khởi đầu, Trung gian, và Kết thúc. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Hoạt động \r\n | \r\n \r\n Là một thuật ngữ chung cho công việc được thực hiện trong một quy\r\n trình. Một Hoạt động có thể là nguyên tử hoặc có thể là phức hợp. Có\r\n hai loại Hoạt động là: Quy trình con và Công việc. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cổng vào \r\n | \r\n \r\n Một Cổng vào được sử dụng để điều khiển sự phân tán và hội tụ\r\n của các Luồng tuần tự trong một quy trình. Do đó, Cổng\r\n vào sẽ xác định việc phân\r\n nhánh, chia nhánh, kết hợp và kết nối của các đường. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Luồng tuần tự \r\n | \r\n \r\n Được sử dụng để hiển thị thứ tự các Hoạt động được thực thi\r\n trong một quy trình. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Luồng thông điệp \r\n | \r\n \r\n Được sử dụng để hiển thị các thông điệp trao đổi giữa hai Đối tượng\r\n tham gia, bao gồm một bên gửi và một bên nhận. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Liên kết \r\n | \r\n \r\n Một Liên kết được sử dụng để liên kết thông tin và liên kết các\r\n Artifact với các thành phần đồ họa. Các Chú thích và các Artifact khác có thể\r\n được liên kết với các thành phần đồ họa. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Pool \r\n | \r\n \r\n Là biểu diễn đồ họa của một Đối tượng tham gia trong một Cộng\r\n tác. Pool đóng vai trò như một kho chứa để phân\r\n vùng một tập các Hoạt động từ các Pool khác. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lane \r\n | \r\n \r\n Là một phân vùng nhỏ bên trong một quy trình, hoặc bên trong một Pool.\r\n Lane được sử dụng để tổ chức và phân hạng các Hoạt động. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đối tượng dữ liệu \r\n | \r\n \r\n Đối tượng dữ liệu cung cấp thông tin về những gì các Hoạt động\r\n yêu cầu để được thực thi và/hoặc những gì các Hoạt động sản xuất ra. Đối\r\n tượng dữ liệu có thể biểu diễn một đối tượng đơn hoặc một tập các đối tượng. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông điệp \r\n | \r\n \r\n Được sử dụng để mô tả nội dung giao tiếp giữa hai Đối tượng tham\r\n gia. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Nhóm \r\n | \r\n \r\n Là một nhóm các thành phần đồ họa, phục vụ cho mục đích tài liệu hóa\r\n và phân tích. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Chú thích \r\n | \r\n \r\n Được sử dụng để cung cấp thông tin thêm cho người đọc biểu đồ. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
4.2 Thành phần ký hiệu mở rộng
\r\n\r\nBảng 2 - Thành phần ký hiệu mở rộng
\r\n\r\n\r\n Thành phần \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Ký hiệu \r\n | \r\n
\r\n Sự kiện khởi đầu \r\n | \r\n \r\n Là sự kiện bắt đầu của một quy trình. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Sự kiện trung gian \r\n | \r\n \r\n Xảy ra giữa một Sự kiện khởi đầu và một Sự kiện kết thúc.\r\n Sự kiện này sẽ ảnh hưởng đến luồng của quy trình, tuy nhiên sẽ không khởi đầu\r\n và kết thúc một quy trình. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Sự kiện kết thúc \r\n | \r\n \r\n Là sự kiện kết thúc một quy trình. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Công việc \r\n | \r\n \r\n Là một Hoạt động nguyên tử, được thực hiện trong một\r\n quy trình. Một Công việc được sử dụng khi công việc trong quy trình\r\n không được tách ở mức chi tiết hơn nữa. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Quy trình con đóng \r\n | \r\n \r\n Chi tiết của Quy trình con không được hiển thị trong biểu đồ.\r\n Ký hiệu “+” thể hiện đây là một Quy trình con. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Quy trình con mở \r\n | \r\n \r\n Biên của Quy trình con được mở và chi tiết của Quy\r\n trình con được hiển thị trong biên đó. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Các kiểu Cổng vào \r\n | \r\n \r\n Biểu tượng bên trong hình thoi của Cổng vào sẽ chỉ định kiểu\r\n hành vi điều khiển luồng. Có nhiều kiều Cổng vào, bao gồm: \r\n• Cổng vào độc quyền \r\n• Cổng vào sự kiện \r\n• Cổng vào sự kiện song song \r\n• Cổng vào bao hàm \r\n• Cổng vào phức hợp \r\n• Cổng vào song song \r\n(Xem mục 6.5) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Luồng bình thường \r\n | \r\n \r\n Tham chiếu đến các đường của Luồng tuần tự không bắt đầu từ một\r\n Sự kiện trung gian được gắn với biên của một Hoạt động. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Luồng không bị điều khiển \r\n | \r\n \r\n Tham chiếu đến luồng không bị ảnh hưởng bởi bất kì điều kiện\r\n nào hoặc không đi qua Cổng vào. Ví dụ đơn giản nhất là một Luồng tuần tự kết\r\n nối hai Hoạt động. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Luồng điều kiện \r\n | \r\n \r\n Một Luồng tuần tự có thể có một biểu thức điều kiện được đánh\r\n giá ở thời điểm thực thi để xác định Luồng tuần tự sẽ được sử dụng hay\r\n không. Nếu Luồng điều kiện đi ra từ một Hoạt động thì Luồng tuần tự\r\n sẽ có một ký hiệu hình thoi nhỏ ở đầu điểm nối. Nếu Luồng điều kiện đi ra từ\r\n một Cổng vào thì sẽ có không có ký hiệu hình thoi nhỏ phía trên. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Luồng mặc định \r\n | \r\n \r\n Đối\r\n với với các Cổng vào độc\r\n quyền dựa trên dữ liệu hoặc Cổng\r\n vào bao hàm, một kiểu\r\n của luồng là Luồng điều kiện mặc định. Luồng này được sử dụng chỉ khi tất cả các\r\n Luồng điều kiện đi ra khác là không đúng ở thời điểm chạy. Luồng tuần tự\r\n có một ký hiệu gạch chéo ở đầu điểm nối. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Luồng ngoại lệ \r\n | \r\n \r\n Luồng ngoại lệ xảy ra bên ngoài Luồng bình thường của quy\r\n trình và được dựa trên một Sự kiện trung gian gắn trên biên của một Hoạt\r\n động. Quy trình không đi ngang qua đường này trừ khi Hoạt động bị\r\n ngắt bởi sự kích hoạt của một Sự kiện trung gian gắn trên biên. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Fork \r\n | \r\n \r\n Thuật ngữ Fork thể hiện chỉ sự phân chia của một đường thành hai hoặc\r\n nhiều đường song song. Đó là nơi các Hoạt động trong quy trình có thể\r\n thực hiện đồng thời, thay vì tuần tự. Có hai lựa chọn để biểu diễn: \r\n• Nhiều Luồng tuần tự đi ra có thể được sử dụng (xem hình\r\n trên bên phải). Điều này biểu diễn Luồng không bị điều khiển là\r\n phương thức ưu tiên được sử dụng cho hầu hết các tình huống. \r\n• Một Cổng vào song song có thể được sử dụng (xem hình dưới\r\n bên phải). Lựa chọn này hiếm được sử dụng. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Join \r\n | \r\n \r\n Thuật ngữ “Join” để thể hiện sự kết hợp của hai hoặc nhiều\r\n đường song song thành một đường (còn được gọi là đồng bộ hóa). \r\nMột Cổng vào song song được sử dụng để hiển thị việc kết\r\n hợp của các Luồng tuần tự. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cổng vào độc quyền \r\n | \r\n \r\n Biểu diễn một điểm phân nhánh nơi các lựa chọn được dựa trên các biểu thức\r\n điều kiện bao gồm bên trong các Luồng tuần tự đi ra. Chỉ duy nhất một\r\n lựa chọn được chấp nhận. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cổng vào dựa trên sự kiện \r\n | \r\n \r\n Biểu diễn một điểm phân nhánh nơi các lựa chọn được dựa trên một sự\r\n kiện xảy ra ở thời điểm đó trong quy trình. Sự kiện cụ thể,\r\n thông thường là việc nhận một Thông điệp, quyết định đường nào sẽ được chọn.\r\n Các loại khác của sự kiện có thể được sử dụng, ví dụ như Thời gian. Chỉ duy\r\n nhất một lựa chọn được chấp nhận. \r\nCó hai lựa chọn để nhận các Thông điệp: \r\n• Các Công việc nhận có thể được sử dụng (hình trên bên\r\n phải) \r\n• Các Sự kiện trung gian thông điệp có thể được sử dụng (hình dưới bên phải) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Cổng vào bao hàm \r\n | \r\n \r\n Biểu diễn một điểm phân nhánh, nơi các lựa\r\n chọn được dựa trên các biểu thức điều kiện bao gồm bên trong các\r\n Luồng tuần tự đi ra. Khi mỗi đường là độc lập, tất\r\n cả các kết hợp của các đường có thể được chọn, từ 0\r\n đến tất cả. Tuy nhiên, nên thiết kế để ít\r\n nhất một đường được chọn. Một Điều kiện mặc định có thể được sử\r\n dụng để đảm bảo ít nhất một đường được chọn, có hai phiên bản kiểu\r\n Cổng vào này: \r\n• Kiểu đầu tiên sử dụng một tập hợp các Luồng tuần\r\n tự điều kiện, được thể hiện bằng ký hiệu hình thoi\r\n nhỏ (xem hình trên bên phải) \r\n• Kiểu thứ hai sử dụng một Cổng vào bao hàm (xem hình dưới bên phải) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Hợp nhất \r\n | \r\n \r\n Hợp nhất thể hiện sự kết hợp loại trừ của hai hoặc nhiều hơn\r\n các đường thành một đường. Một Cổng\r\n vào độc quyền\r\n được sử dụng để thể hiện việc hợp nhất nhiều Luồng tuần tự (xem hình\r\n trên bên phải). \r\nNếu tất cả luồng đi vào là loại trừ nhau\r\n thì không cần sử dụng một Cổng vào. Đó là Luồng không bị điều khiển\r\n cung cấp cùng hành vi (xem hình dưới bên phải). \r\n\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lặp hoạt động \r\n | \r\n \r\n Các thuộc tính của Công việc và Quy trình con sẽ quyết\r\n định việc chúng được lặp hay được thực hiện một lần. Có hai kiểu lặp: Tiêu\r\n chuẩn và Đa thể hiện. Một ký hiệu lặp nhỏ được hiển thị ở giữa phía dưới của Hoạt\r\n động. \r\n\r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lặp luồng tuần tự \r\n\r\n | \r\n \r\n Các vòng lặp có thể được tạo bằng việc kết nối một Luồng tuần tự\r\n với một đối tượng phía trên. Một đối tượng được xem xét là phía trên nếu đối\r\n tượng đó có một Luồng tuần tự đi\r\n ra. Luồng tuần tự này dẫn\r\n đến một chuỗi các Luồng tuần tự khác, Luồng tuần tự cuối cùng\r\n trong chuỗi này là một Luồng tuần tự đi vào cho đối tượng ban đầu. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đa thể hiện \r\n | \r\n \r\n Các thuộc tính của Công việc và Quy trình con sẽ quyết\r\n định việc chúng được lặp lại hay được thực hiện một lần. Một tập hợp của ba\r\n đường ngang được hiển thị ở giữa phía dưới của Hoạt động\r\n đối với các Đa thể hiện tuần tự (xem hình phía trên bên phải). Một tập hợp của ba\r\n đường thẳng đứng được hiển thị ở giữa phía dưới của Hoạt động đối với\r\n các Đa thể hiện song song (xem hình phía dưới bên phải). \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Kết nối ngắt trang \r\n | \r\n \r\n Được sử dụng cho việc in ấn, đối tượng này hiển thị nơi một Luồng\r\n tuần tự rời một trang và sau đó khởi động lại trên trang tiếp theo. Một Sự\r\n kiện trung gian liên kết có thể được sử dụng như một Kết nối ngắt\r\n trang. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
4.3 Các quy tắc kết nối đối tượng luồng
\r\n\r\nMột Luồng tuần tự đi vào hoặc đi\r\nra có thể kết nối đến bất kì vị trí nào trên một Đối tượng luồng (trái,\r\nphải, trên, hoặc dưới). Một Luồng thông điệp cũng có khả năng này.
\r\n\r\n4.3.1 Các quy tắc kết nối Luồng tuần tự
\r\n\r\nBảng phía dưới hiển thị các Đối tượng luồng và hiển thị\r\ncách thức những đối tượng này có thể kết nối đến đối tượng khác thông qua các Luồng\r\ntuần tự. Những quy tắc này áp dụng đối với các kết nối bên trong một biểu đồ\r\nquy trình và bên trong một biểu đồ quy trình. Biểu tượng thể hiện rằng đối tượng được liệt\r\nkê trong hàng có thể kết nối đến đối tượng được liệt kê trong cột. Chú ý\r\nrằng nếu một Quy trình con được mở ra trong một biểu đồ, các đối tượng\r\nbên trong Quy trình con không thể kết nối với các đối tượng bên ngoài Quy\r\ntrình con, các Luồng tuần tự cũng không thể cắt qua biên của một Pool.
\r\n\r\nBảng 3 - Các quy tắc kết nối Luồng\r\ntuần tự
\r\n\r\n\r\n\r\n
4.3.2 Các quy tắc kết nối Luồng thông điệp
\r\n\r\nBảng phía dưới thể hiện cách các đối tượng mô hình hóa có thể kết nối với\r\nnhau qua Luồng thông điệp. Những quy tắc này áp dụng đối với các kết nối\r\nbên trong một biểu đồ Cộng tác. Biểu tượng thể hiện rằng đối tượng được liệt kê trong\r\nhàng có thể kết nối đến đối tượng liệt kê trong cột. Luồng thông điệp\r\nkhông thể kết nối đến các đối tượng ở bên trong cùng Pool.
\r\n\r\nBảng 4 - Các quy\r\ntắc kết nối luồng thông điệp
\r\n\r\n\r\n\r\n
4.4 Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường\r\ntrong một biểu đồ.
\r\n\r\nĐối tượng Chú thích có thể được sử dụng để hiển thị thông tin bổ sung về\r\nmột quy trình hoặc các thuộc tính của các đối tượng bên trong một biểu đồ.
\r\n\r\n• Các thành phần kí hiệu có thể có nhãn (ví dụ: tên hoặc thuộc tính\r\nkhác) được đặt bên trong hình, hoặc phía trên hoặc phía dưới hình, tại bất kỳ\r\nhướng hoặc vị trí nào, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người sử dụng hoặc\r\nnhà cung cấp công cụ mô hình hóa.
\r\n\r\n• Phủ đầy (fill) cho các thành phần đồ họa có thể là màu trắng hoặc để\r\ntrống. Ký hiệu có thể được mở rộng để sử dụng các màu phủ đầy khác phù hợp với\r\nmục đích của người sử dụng hoặc công cụ. Tuy nhiên, ký hiệu cho Sự kiện ném\r\nphải có phủ đầy màu tối.
\r\n\r\n• Các Đối tượng luồng và các ký hiệu có thể ở bất kì\r\nkích cỡ nào phù hợp với mục đích của người sử dụng hoặc công cụ mô hình hóa.
\r\n\r\n• Các đường được sử dụng để vẽ các thành phần đồ họa có thể là màu đen.
\r\n\r\n- Ký hiệu có thể được mở rộng để sử dụng các màu\r\nđường khác thích hợp với mục đích của người sử dụng hoặc công cụ mô hình\r\nhóa.
\r\n\r\n- Ký hiệu có thể được mở rộng để sử dụng kiểu đường\r\nkhác thích hợp với mục đích của người sử dụng hoặc công cụ mô hình hóa với điều\r\nkiện kiểu đường đó không được mâu thuẫn với kiểu đường đã được định nghĩa. Do\r\nđó, kiểu đường của Luồng tuần tự, Luồng thông điệp, và Chú thích\r\nkhông được thay đổi hoặc nhân đôi.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1 Khái niệm cơ\r\nbản
\r\n\r\nMột Cộng tác thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai Pool\r\nbiểu diễn các Đối tượng tham gia trong Cộng tác. Thông điệp trao\r\nđổi giữa các Đối tượng tham gia được hiển thị bằng một Luồng thông điệp kết nối giữa hai Pool (hoặc các đối tượng bên\r\ntrong các Pool). Các thông điệp được liên kết với Luồng thông điệp\r\ncũng có thể được hiển thị.
\r\n\r\nMột Pool có thể trống (một “hộp đen”), hoặc có thể hiển thị một\r\nquy trình bên trong. Tất cả sự kết hợp của các Pool, Quy trình là\r\nđược phép trong một Cộng tác.
\r\n\r\n5.2 Pool
\r\n\r\nMột Pool là biểu diễn đồ họa của một Đối tượng tham gia\r\ntrong một Cộng tác. Một Đối tượng tham gia có thể là một thực thể\r\nxác định (ví dụ: một công ty) hoặc có thể là một vai trò tổng quát hơn (ví dụ:\r\nmột người mua, người bán, hoặc nhà sản xuất). Một Pool không nhất thiết bao\r\ngồm một quy trình.
\r\n\r\n• Một Pool là một hình chữ nhật và phải được vẽ bằng một đường\r\nliền.
\r\n\r\n- Nhãn cho Pool có thể được đặt tại bất kì vị trí và hướng nào\r\nbên trong Pool, nhưng phải được phân tách với phần nội dung của Pool\r\nbằng một đường đơn.
\r\n\r\n+ Nếu Pool là một “hộp đen” (ví dụ; không bao gồm một quy\r\ntrình), thì nhãn cho Pool có thể được đặt ở bất kì đâu bên trong Pool\r\nmà không cần một đường đơn phân tách.
\r\n\r\n- Một và chỉ một Pool duy nhất trong một biểu đồ có thể được biểu diễn ngoài\r\nmột biên. Nếu có nhiều hơn một Pool trong biểu đồ, thì\r\ncác Pool còn lại phải có một biên.
\r\n\r\nViệc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường cho một Pool phải\r\ntuân theo các quy tắc được quy định tại mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ,\r\nvà các đường trong một biểu đồ”.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 4 - Một Pool
\r\n\r\nĐể một biểu đồ rõ ràng hơn, một Pool mở rộng toàn bộ chiều dài của\r\nbiểu đồ, theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Tuy nhiên, không có giới hạn đối\r\nvới kích cỡ và/hoặc vị trí của một Pool. Người sử dụng và các công cụ mô\r\nhình hóa có thể sử dụng một cách linh động các Pool\r\ntùy theo không gian của biểu đồ.
\r\n\r\nMột Pool đóng vai trò như một kho chứa đối với các Luồng tuần tự\r\ngiữa các Hoạt động (của một quy trình). Các Luồng tuần tự có thể\r\ncắt qua các biên giữa các Lane của một Pool, nhưng không thể cắt\r\nngang các biên của một Pool. Nghĩa là, một quy trình được bao trùm trọn\r\nvẹn bên trong Pool. Tương tác giữa các Pool được biểu diễn bằng\r\ncác Luồng thông điệp.
\r\n\r\nKhía cạnh khác của các Pool là có thể có hoặc không có bất kỳ Hoạt\r\nđộng nào được chi tiết hóa bên trong Pool. Một Pool với tất cả\r\nchi tiết (ví dụ: một quy trình) được bộc lộ thì được gọi là một “Hộp trắng”. Một\r\nPool với tất cả các chi tiết được ẩn thì được gọi là một “Hộp đen”. Không có Luồng\r\ntuần tự được liên kết với một Pool “Hộp đen”, nhưng Luồng thông điệp có thể chạm đến\r\nbiên của Pool đó (xem hình dưới).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 5 - Luồng thông điệp kết nối đến các biên\r\ncủa hai Pool
\r\n\r\nĐối với một Pool “Hộp trắng”, các Hoạt động\r\nbên trong được tổ chức bởi các Luồng tuần\r\ntự. Các Luồng thông điệp\r\ncó thể cắt qua các biên của Pool để chạm đến một Hoạt động phù hợp\r\n(xem hình dưới).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 6 - Các Luồng thông điệp kết\r\nnối đến các Đối tượng luồng bên trong hai Pool
\r\n\r\nMột Cộng tác có thể bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai Pool.\r\nTuy nhiên, một Quy trình biểu diễn công việc được thực thi từ quan điểm của người\r\nsử dụng hoặc tổ chức của người sử dụng có thể được xem là “nội bộ” và không được\r\nyêu cầu phải bao quanh bởi biên của Pool, trong khi đó các Pool\r\nkhác trong biểu đồ đều phải có biên (xem hình dưới).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 7 - Pool chính (nội bộ) không có biên
\r\n\r\nMột ký hiệu đa thể hiện có thể được hiển thị cho một Pool (xem hình dưới).\r\nKý hiệu được sử dụng nếu Đối tượng tham gia là đa thể hiện.
\r\n\r\n• Ký hiệu cho một Pool đa thể hiện phải là một tập của ba đường\r\nthẳng đứng song song.
\r\n\r\n• Ký hiệu, nếu được sử dụng, phải được đặt ở giữa phía dưới của hình.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 8 - Các Pool với một ký hiệu Đối tượng\r\ntham gia đa thể hiện
\r\n\r\n5.3 Luồng thông điệp
\r\n\r\nMột Luồng thông điệp được sử dụng để hiển thị\r\nluồng các thông điệp nhận và gửi giữa hai Đối tượng tham gia.
\r\n\r\n• Một Luồng thông điệp phải kết nối với hai Pool riêng biệt.\r\nLuồng thông điệp kết nối đến\r\nbiên của Pool hoặc đến\r\ncác Đối tượng luồng trong Pool và không thể kết nối hai đối tượng\r\nbên trong cùng Pool.
\r\n\r\n• Một Luồng thông điệp là một đường với một vòng tròn nhỏ ở điểm\r\nđầu và một mũi tên ở điểm\r\ncuối, và phải là đường nét đứt.
\r\n\r\nSử dụng chữ viết, màu sắc, kích cỡ và các đường cho một Luồng thông\r\nđiệp phải theo quy định tại mục 4.4 “Sử dụng chữ viết,\r\nmàu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 9 - Luồng thông điệp
\r\n\r\nTrong biểu đồ Cộng tác, một Luồng thông điệp có thể được\r\nmở rộng để hiển thị thông điệp được chuyển từ một Đối\r\ntượng tham gia đến một Đối tượng tham gia khác (xem hình vẽ).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 10 - Luồng thông điệp với một thông điệp\r\nđính kèm
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nMột quy trình mô tả một sự tuần tự hoặc một luồng các Hoạt động\r\ntrong một tổ chức với mục tiêu thực hiện các công việc. Một quy trình bao gồm một\r\ntập các Hoạt động, Sự kiện, Cổng vào, và Luồng tuần tự.\r\nCác quy trình có thể được định nghĩa ở bất cứ mức độ nào, từ mức tổ chức đến mức\r\ncá nhân.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 11 -\r\nVí dụ về quy trình mượn sách trong thư viện
\r\n\r\n6.1.1 Quy trình nghiệp vụ nội bộ
\r\n\r\nXem mục 3.1.
\r\n\r\n6.1.2 Quy trình nghiệp vụ công khai
\r\n\r\nXem mục 3.2.
\r\n\r\n\r\n\r\nLà công việc được thực thi bên trong một quy trình nghiệp vụ. Một Hoạt\r\nđộng có thể là nguyên tử hoặc phức hợp. Một số kiểu của Hoạt\r\nđộng là: Công việc, Quy trình con, và Hoạt động gọi (cho phép tái\r\nsử dụng các Công việc và các quy trình trong biểu đồ).
\r\n\r\n6.2.1 Các kết nối Luồng tuần tự
\r\n\r\n• Một Hoạt động có thể là một đích cho các Luồng tuần tự và có thể có nhiều Luồng\r\ntuần tự đi vào. Các Luồng tuần tự đi vào có thể từ một\r\nđường lựa chọn và/hoặc các đường song song.
\r\n\r\n- Nếu Hoạt động không bao gồm một Luồng tuần tự đi vào,\r\nthì Hoạt động phải được khởi tạo khi Quy trình được khởi tạo.
\r\n\r\nGhi chú: Nếu Hoạt động có nhiều Luồng tuần tự đi vào, thì\r\ntrường hợp này được xem xét là Luồng không bị điều khiển. Nếu luồng cần được điều\r\nkhiển, thì luồng nên hội tụ trên một Cổng vào đứng trước các Hoạt động.
\r\n\r\n• Một Hoạt động có thể là một nguồn cho các Luồng tuần tự, và\r\ncó thể có nhiều Luồng tuần tự đi ra. Nếu có nhiều Luồng tuần tự\r\nđi ra, thì nghĩa là một đường song song riêng biệt được tạo cho mỗi Luồng tuần\r\ntự.
\r\n\r\n- Nếu Hoạt động không có một Luồng tuần tự đi ra, thì Hoạt\r\nđộng đánh dấu kết thúc của một hoặc nhiều đường trong quy trình. Khi Hoạt\r\nđộng kết thúc và không có đường song song khác kích hoạt, thì Quy trình\r\nphải được hoàn thành.
\r\n\r\n6.2.2 Các kết nối Luồng thông điệp
\r\n\r\nGhi chú: Tất cả các Luồng thông điệp phải kết nối hai Pool riêng biệt. Chúng phải kết nối đến biên của Pool\r\nhoặc đến các Đối tượng luồng bên trong biên của Pool. Chúng không\r\nthể kết nối hai đối tượng bên trong cùng Pool.
\r\n\r\n6.2.3 Công việc
\r\n\r\nCông việc là một Hoạt\r\nđộng nguyên tử bên trong một luồng quy trình. Một Công việc\r\nđược sử dụng khi công việc trong quy trình không thể được phân rã chi tiết hơn.
\r\n\r\n• Công việc có hình dạng như Quy trình con, là một hình\r\nchữ nhật có góc tròn, phải được vẽ bằng một đường đơn mảnh.
\r\n\r\n- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường cho một Task phải\r\ntuân theo quy định tại mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu\r\nđồ”.
\r\n\r\n+ Một biên được vẽ bằng một đường dày được dành cho Hoạt động gọi.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 12 - Một đối tượng Công việc
\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định hai loại ký hiệu cho Công việc: Một ký\r\nhiệu Lặp hoặc một ký hiệu Đa thể hiện.
\r\n\r\n• Ký hiệu cho một Công việc là một Lặp tiêu chuẩn phải là một đường\r\nnhỏ với một mũi tên cong ngược trở lại.
\r\n\r\n* Ký hiệu cho một Công việc là một Đa thể hiện phải\r\nlà một tập của ba đường thẳng đứng.
\r\n\r\n- Nếu các thể hiện Đa thể hiện là tập hợp được thực hiện theo thứ tự\r\nthay vì song song, ký hiệu sẽ được quay 90 độ.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 13 - Các ký hiệu của Công việc
\r\n\r\nCông việc dịch vụ
\r\n\r\nCông việc dịch vụ là\r\nmột Công việc sử dụng một số loại dịch vụ, có thể là Web service hoặc một\r\nứng dụng tự động. Công việc dịch vụ có hình dạng hình chữ nhật có góc\r\ntròn. Tuy nhiên, có một ký hiệu đồ họa phía góc trên bên trái để chỉ định Công\r\nviệc này là Công việc dịch vụ.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 14 - Công việc dịch vụ
\r\n\r\nCông việc gửi
\r\n\r\nCông việc gửi là\r\nmột Công việc được thiết kế để gửi một thông điệp đến một Đối tượng\r\ntham gia bên ngoài (liên quan đến quy trình). Khi thông điệp được gửi thì Công\r\nviệc được hoàn thành.
\r\n\r\nĐối tượng tham gia thực\r\ntế mà thông điệp được gửi đến có thể xác định bằng kết nối Công việc gửi\r\nđến một Đối tượng tham gia sử dụng một Luồng thông điệp bên trong\r\nCộng tác của quy trình.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 15 - Công việc gửi
\r\n\r\nCông việc nhận
\r\n\r\nCông việc nhận là một\r\nCông việc được thiết kế để chờ một thông điệp đến từ một Đối tượng bên\r\nngoài (liên quan đến quy trình). Khi nhận được thông điệp, Công việc được\r\nhoàn thành.
\r\n\r\nĐối tượng tham gia thực\r\ntế từ đó thông điệp được gửi có thể được xác định bằng kết nối Công việc nhận\r\nđến một Đối tượng tham gia sử dụng một Luồng thông điệp bên trong Cộng\r\ntác của quy trình.
\r\n\r\nCông việc nhận thường\r\nđược sử dụng để bắt đầu một quy trình. Quy trình được khởi động bằng việc nhận\r\nThông điệp.
\r\n\r\nCông việc nhận có hình\r\ndạng một hình chữ nhật có góc tròn, được vẽ bằng đường đơn mảnh. Tuy nhiên, có\r\nmột ký hiệu phong thư trống đặt tại góc trên bên trái của hình để chỉ định\r\nCông việc này là một Công việc nhận.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 16 - Công việc nhận
\r\n\r\nCông việc người dùng
\r\n\r\nCông việc người dùng\r\nlà một Công việc được thực hiện bởi con người với sự hỗ trợ của một ứng\r\ndụng phần mềm.
\r\n\r\nCông việc người dùng\r\ncó hình dạng hình chữ nhật có góc tròn phải được vẽ với một\r\nđường đơn mảnh và bao gồm ký hiệu hình người để phân biệt với các kiểu Công\r\nviệc khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 17 - Công việc người dùng
\r\n\r\nCông việc thủ công
\r\n\r\nCông việc thủ công là\r\nmột Công việc được thực hiện ngoài sử hỗ trợ của ứng dụng phần mềm.\r\nVí dụ: một kỹ thuật viên điện thoại cài đặt một điện thoại tại địa điểm của\r\nkhách hàng.
\r\n\r\nCông việc thủ công có\r\nhình dạng hình chữ nhật có góc tròn phải được vẽ bằng một đường đơn mảnh và bao\r\ngồm một ký hiệu hình bàn tay để phân biệt với các kiểu Công việc khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 18 - Công việc thủ công
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 19 - Ví\r\ndụ về quy trình mua hàng
\r\n\r\nQuy trình này bao gồm hai Công việc người dùng
\r\n\r\n• Duyệt đơn hàng: Sau khi xem báo giá, đơn đặt hàng cần được duyệt bởi\r\nnhà quản lý khu vực để tiếp tục xử lý đơn hàng và vận chuyển.
\r\n\r\n• Kiểm tra lại đơn hàng: Khi đơn hàng được chuyển đến\r\nngười mua, đơn hàng và các tài liệu vận chuyển sẽ được\r\nkiểm tra lại.
\r\n\r\n6.2.4 Quy trình con
\r\n\r\nQuy trình con là một Hoạt\r\nđộng với các chi tiết nội bộ được mô hình hóa sử dụng các Hoạt động,\r\nCổng vào, Sự kiện và Luồng tuần tự. Quy trình con là một đối\r\ntượng đồ họa bên trong một quy trình, nhưng nó cũng có thể được mở ra để hiển\r\nthị một quy trình mức thấp hơn.
\r\n\r\nQuy trình con có hình\r\ndạng như một đối tượng Công việc, là một hình chữ nhật có các góc tròn.
\r\n\r\n• Một Quy trình con là một hình chữ nhật có góc tròn phải được vẽ\r\nbằng một đường đơn mảnh.
\r\n\r\n- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường cho một Quy\r\ntrình con phải tuân theo quy định tại mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích\r\ncỡ, và các đường trong một biểu đồ”, với một số ngoại lệ sau:
\r\n\r\n+ Một biên được vẽ bằng một đường dày được sử dụng cho Hoạt động\r\ngọi.
\r\n\r\nQuy trình con có thể\r\ntrong dạng đóng, ẩn các chi tiết hoặc có thể ở dạng mở, hiển thị\r\ncác chi tiết bên trong một quy trình. Trong dạng đóng, đối tượng Quy trình\r\ncon sử dụng một ký hiệu để phân biệt Quy trình con so với một Công\r\nviệc.
\r\n\r\n• Ký hiệu Quy trình con phải là hình vuông nhỏ với một dấu + bên\r\ntrong. Hình vuông phải được đặt ở giữa phía dưới của hình
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 20 - Quy trình con đóng
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 21 - Quy trình con mở
\r\n\r\nQuy trình con mở\r\ncó thể được sử dụng như một kỹ thuật để hiển thị một nhóm các Hoạt động song song,\r\ngiúp việc trình bày gọn gàng hơn. Các Hoạt động C và D\r\nđược gói trong một Quy trình con mở và không được đánh nhãn. Có\r\nhai Hoạt động sẽ được thực thi song song. Chú ý rằng Quy trình con\r\nmở không bao gồm một Sự kiện khởi đầu hay một Sự kiện kết thúc\r\nvà các Luồng tuần tự đến/từ các Sự kiện này.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 22 - Quy trình con mở được sử dụng như một\r\n“Hộp song song”
\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định hai kiểu ký hiệu cho Quy trình con: Lặp\r\nvà Đa thể hiện. Ký hiệu Lặp và Đa thể hiện không thể được hiển\r\nthị cùng thời điểm.
\r\n\r\n• Ký hiệu cho một Quy trình con lặp phải là một\r\nđường mảnh với một mũi tên ngược lại.
\r\n\r\n• Ký hiệu cho một Quy trình con đa thể hiện\r\nphải là một tập các đường thẳng đứng song song.
\r\n\r\n• Tất cả các ký hiệu phải được nhóm và toàn bộ nhóm được đặt ở giữa\r\nphía dưới của Quy trình con.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 23 - Các ký hiệu Quy trình con đóng
\r\n\r\n6.2.5 Hoạt động gọi
\r\n\r\nMột Hoạt động gọi xác định một điểm trong quy trình nơi một\r\nQuy trình toàn cục hoặc một Công việc toàn cục được sử dụng. Hoạt động\r\ngọi hành động như một “vỏ bọc” cho việc gọi một Quy trình toàn cục hoặc Công\r\nviệc toàn cục khi thực thi. Việc kích hoạt của một Hoạt động gọi kết quả trong\r\nchuyển đổi việc điều khiển đến Quy trình toàn cục hoặc Công việc toàn cục được\r\ngọi.
\r\n\r\nMột đối tượng Hoạt động gọi có hình dạng như Công việc và Quy trình\r\ncon, hình chữ nhật có các góc tròn. Tuy nhiên, đích cuộc gọi của Hoạt động\r\nsẽ xác định các chi tiết hình dạng của Hoạt động gọi.
\r\n\r\n• Nếu Hoạt động gọi gọi một Công việc toàn cục, thì hình dạng sẽ giống\r\nvới một Công việc, nhưng biên của hình dạng sẽ phải là một đường dày (Hình 24).
\r\n\r\n• Hoạt động gọi phải hiển thị ký hiệu của kiểu Công việc toàn cục (ví\r\ndụ, Hoạt động gọi sẽ hiển thị ký hiệu Công việc người dùng nếu gọi một Công việc\r\nngười dùng toàn cục).
\r\n\r\n• Nếu Hoạt động gọi gọi một quy trình, thì có hai lựa chọn:
\r\n\r\nChi tiết của quy trình được gọi có thể là ẩn và\r\nhình dạng của Hoạt động gọi sẽ giống như Quy trình con đóng,\r\nnhưng biên của hình phải là một đường dày (Hình 25).
\r\n\r\n- Nếu chi tiết của Quy trình được gọi là sẵn sàng, thì hình dạng của Hoạt\r\nđộng gọi sẽ giống như Quy trình con mở, nhưng biên của hình dạng phải là một đường dầy\r\n(Hình 26).
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 24 - Một đối tượng Hoạt động gọi gọi một\r\nCông việc toàn cục
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 25 - Một đối tượng Hoạt động gọi gọi một\r\nquy trình (đóng)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 26 - Một đối tượng Hoạt động gọi gọi một\r\nquy trình (mở)
\r\n\r\n\r\n\r\nMột yêu cầu của mô hình hóa quy trình là có thể mô hình hóa\r\ncác thành phần (các thành phần vật lý hoặc thông tin) được tạo, được\r\nthao tác và được sử dụng trong suốt quá trình thực thi của\r\nmột quy trình.
\r\n\r\nYêu cầu này được hiện thực hóa trong bộ ký hiệu thông qua các cấu\r\ntrúc: Đối tượng dữ liệu, Dữ liệu đầu vào, Dữ liệu đầu ra, Thông điệp, Tập đầu\r\nvào, Tập đầu ra, và Liên kết dữ liệu.
\r\n\r\n\r\n\r\nCấu trúc chính cho mô hình hóa dữ liệu bên trong luồng quy trình là\r\nthành phần Đối tượng dữ liệu. Một Đối tượng dữ liệu có một vòng đời xác định rõ\r\nràng với kết quả là các ràng buộc truy cập. Các thành phần Đối tượng dữ liệu phải\r\nđược bao gồm bên trong Quy trình hoặc Quy trình con. Các thành phần\r\nĐối tượng dữ liệu được hiển thị trực quan trong một biểu đồ quy trình.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 27 - Đối tượng dữ liệu
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 28 - Đối tượng dữ liệu là\r\nmột tập hợp
\r\n\r\nBiểu diễn trực quan của các Đối tượng dữ liệu
\r\n\r\nĐối tượng dữ liệu có thể xuất hiện nhiều lần trong một biểu đồ quy\r\ntrình. Mỗi lần xuất hiện tham chiếu đến cùng thể hiện Đối tượng dữ liệu. Sự xuất\r\nhiện đồng thời của một Đối tượng dữ liệu trong một biểu đồ được phép để làm đơn\r\ngiản hóa các kết nối biểu đồ.
\r\n\r\nVòng đời và truy cập
\r\n\r\nVòng đời của một Đối tượng dữ liệu được gắn chặt với vòng đời của Quy\r\ntrình cha hoặc Quy trình con cha của Đối tượng dữ liệu đó. Khi một\r\nquy trình hoặc Quy trình con được khởi tạo, tất cả các Đối tượng dữ liệu\r\nđược bao gồm bên trong cũng được khởi tạo. Khi một thể hiện quy trình hoặc Quy\r\ntrình con được giải phóng, tất cả các thể hiện Đối tượng dữ liệu bên trong\r\ncũng được giải phóng. Ở thời điểm này, dữ liệu\r\ntrong những thể hiện này sẽ không còn hiệu lực.
\r\n\r\nDữ liệu bên trong một Đối tượng dữ liệu chỉ có thể được truy cập khi được\r\nđảm bảo có một hiện diện của thể hiện Đối tượng dữ liệu hoạt động. Kết quả\r\nlà, một Đối tượng dữ liệu chỉ có thể được truy cập bởi quy trình cha hoặc Quy\r\ntrình con cha hiện thời của Đối tượng dữ liệu đó, hoặc bởi các Thành phần\r\nluồng anh em và các con của chúng.
\r\n\r\nVí dụ - Xem xét cấu trúc sau:
\r\n\r\n\r\n Quy trình A \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n Đối tượng dữ liệu 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n Công việc A \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n Quy trình con A \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Đối tượng dữ liệu 2 \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Công việc B \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n Quy trình con B \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Đối tượng dữ liệu 3 \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Quy trình con C \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Đối tượng dữ liệu 4 \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Công việc C \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Công việc D \r\n | \r\n ||
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
Đối tượng dữ liệu 1 có thể được truy cập bởi: Quy trình A, Công việc A,\r\nQuy trình con A, Công việc B, Quy trình con B, Quy trình con C, Công\r\nviệc C và Công việc D
\r\n\r\nĐối tượng dữ liệu 2 có thể được truy cập bởi: Quy trình con A và Công\r\nviệc B
\r\n\r\nĐối tượng dữ liệu 3 có thể được truy cập bởi: Quy trình con B, Quy\r\ntrình con C, Công việc C và Công việc D
\r\n\r\nĐối tượng dữ liệu 4 có thể được truy cập bởi: Quy trình con C và\r\nCông việc C
\r\n\r\n\r\n\r\nMột Kho dữ liệu cung cấp một kỹ thuật cho các Hoạt động để\r\nnhận hoặc cập nhật thông tin được lưu trữ. Thông tin này tồn tại xa hơn phạm vi\r\ncủa quy trình. Cùng Kho dữ liệu có thể được trực quan hóa trong một hoặc nhiều\r\nnơi bên trong quy trình.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 29 - Kho dữ\r\nliệu
\r\n\r\n6.3.3 Dữ liệu đầu vào và Dữ liệu đầu ra
\r\n\r\nCác Hoạt động và các quy trình thường cần dữ liệu để thực thi.\r\nThêm vào đó, chúng có thể sản xuất ra dữ liệu trong quá trình thực thi quy\r\ntrình hoặc như một kết quả của thực thi quy trình.
\r\n\r\nDữ liệu đầu vào
\r\n\r\nCác Dữ liệu đầu vào được hiển thị trực quan trong một quy trình để hiển thị\r\ncác đầu vào đối với quy trình mức cao hoặc để hiển thị\r\ncác đầu vào của một quy trình được gọi (ví dụ: một quy trình được tham chiếu bởi\r\nmột Hoạt động gọi, nơi Hoạt động gọi mở rộng để hiển thị quy trình được gọi bên\r\ntrong ngữ cảnh của một quy trình đang gọi.
\r\n\r\n• Các Dữ liệu đầu vào được trực quan hóa có cùng ký hiệu như Đối tượng\r\ndữ liệu và phải bao gồm một mũi tên nhỏ.
\r\n\r\n• Các Dữ liệu đầu vào có thể có các Liên kết dữ liệu đi vào.
\r\n\r\n- Nếu Dữ liệu đầu vào trực tiếp được bao gồm bởi\r\ncác quy trình mức cao, Dữ liệu đầu vào này phải không là đích của các Liên kết\r\ndữ liệu bên trong mô hình cơ bản. Chỉ các Dữ liệu đầu vào được bao gồm bởi Hoạt\r\nđộng hoặc các Sự kiện có thể là đích của các Liên kết dữ liệu trong mô\r\nhình.
\r\n\r\n- Nếu quy trình đang được gọi từ một Hoạt động gọi, các Liên kết dữ liệu\r\ncó đích đến các Dữ liệu đầu vào của Hoạt động gọi trong mô hình cơ bản có thể\r\nđược trực quan hóa như chúng kết nối đến các Dữ liệu đầu vào tương ứng của quy\r\ntrình được gọi, đi qua biên Hoạt động gọi. Nhưng lưu ý rằng đây chỉ là sự trực\r\nquan hóa. Trong mô hình cơ bản, các Liên kết dữ liệu có đích đến các Dữ liệu đầu\r\nvào của Hoạt động gọi và không có đích đến là các Dữ liệu đầu vào của quy trình\r\nđược gọi.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 30 - Dữ liệu đầu vào
\r\n\r\nDữ\r\nliệu đầu ra
\r\n\r\nMột Dữ liệu đầu ra được hiển thị trực quan trong một biểu đồ quy trình mức\r\ncao để hiển thị các đầu ra của một quy trình (ví dụ: một quy trình được tham\r\nchiếu bởi một Hoạt động gọi nơi mà Hoạt động gọi được mở rộng\r\nđể hiển thị quy trình được gọi bên trong ngữ cảnh của một Quy trình đang gọi).
\r\n\r\n• Các Dữ liệu đầu ra được trực quan hóa có cùng ký hiệu như Đối\r\ntượng dữ liệu và phải bao gồm một mũi tên nhỏ được lấp đầy.
\r\n\r\n• Các Dữ liệu đầu ra có thể có các Liên kết dữ liệu đi ra.
\r\n\r\n- Nếu Dữ liệu đầu ra trực tiếp được bao gồm bởi\r\nquy trình mức cao, Dữ liệu đầu ra đó phải không là nguồn của các Liên kết dữ liệu\r\nbên trong mô hình cơ bản. Chỉ các Dữ liệu đầu ra được bao gồm bởi các Hoạt động\r\nhoặc các Sự kiện có thể là đích của các Liên kết dữ liệu trong mô hình.
\r\n\r\n- Nếu quy trình đang được gọi từ một Hoạt động gọi,\r\ncác Liên kết dữ liệu có đích đến các Dữ liệu đầu ra của Hoạt động gọi trong mô\r\nhình cơ bản có thể được trực quan hóa như chúng kết nối đến các Dữ liệu đầu ra\r\ntương ứng của quy trình được gọi, đi qua biên Hoạt động gọi. Nhưng lưu ý rằng\r\nđây chỉ là sự trực quan hóa. Trong mô hình cơ bản, các Liên kết dữ liệu bắt đầu từ\r\ncác Dữ liệu đầu ra của Hoạt động gọi và không bắt đầu từ các Dữ\r\nliệu đầu ra của quy trình được gọi.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 31 - Dữ liệu đầu ra
\r\n\r\n\r\n\r\nCác Liên kết dữ liệu được sử dụng để chuyển dữ liệu giữa các Đối tượng\r\ndữ liệu, Thuộc tính, Đầu vào và Đầu ra của Hoạt động, Quy trình, và\r\nCông việc toàn cục.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 32 - Liên kết dữ liệu
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 33 - Liên\r\nkết dữ liệu được sử dụng cho một Đầu ra và Đầu vào trong một Hoạt động.
\r\n\r\nĐối tượng dữ liệu được liên kết với một Luồng tuần tự
\r\n\r\nĐối tượng dữ liệu có thể được trực tiếp liên kết với một kết nối Luồng\r\ntuần tự để biểu diễn các mối quan hệ vừa là đầu ra, vừa là đầu vào.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 34 - Đối tượng dữ liệu được liên kết với\r\nmột Luồng tuần tự
\r\n\r\n\r\n\r\nMột sự kiện xảy ra trong quá trình của một quy trình. Các sự\r\nkiện này ảnh hưởng đến luồng của quy trình và thường có một nguyên nhân hoặc một\r\ntác động và nhìn chung yêu cầu hoặc cho phép một sự phản ứng lại.\r\nThuật ngữ Sự kiện đủ tổng quát để bao trùm nhiều thứ trong một quy\r\ntrình. Bắt đầu của một Hoạt động, kết thúc của một Hoạt động, thay đổi trạng\r\nthái của một tài liệu, một thông điệp đến,... Tất cả có thể được xem là các sự\r\nkiện.
\r\n\r\nTrong các quy trình này, có ba loại chính của Sự kiện:
\r\n\r\n1. Sự kiện khởi đầu, chỉ định nơi một quy trình\r\nbắt đầu
\r\n\r\n2. Sự kiện kết thúc, chỉ định nơi một quy trình kết thúc
\r\n\r\n3. Sự kiện trung gian, chỉ định nơi điều gì đó xảy\r\nra ở giữa lúc bắt đầu và kết thúc của một quy trình.
\r\n\r\nBên trong ba loại này, các Sự kiện thể hiện dưới hai dạng:
\r\n\r\n1. Các Sự kiện bắt một kích hoạt. Tất cả các Sự kiện khởi đầu\r\nvà một số Sự kiện trung gian là các Sự kiện bắt
\r\n\r\n2. Các Sự kiện ném ra một kết quả. Tất cả các Sự kiện kết\r\nthúc và một số Sự kiện trung gian là các Sự kiện ném, có thể cuối cùng bị bắt bởi một Sự kiện\r\nkhác.
\r\n\r\n\r\n\r\nNhư tên được ngụ ý, Sự kiện khởi đầu chỉ định nơi một quy trình\r\ncụ thể sẽ bắt đầu. Trong phạm vi của các Luồng tuần tự, Sự kiện khởi\r\nđầu bắt đầu luồng của quy trình, và do đó, sẽ không có Luồng tuần tự\r\nđi vào - không Luồng tuần tự nào có thể kết nối với một Sự kiện khởi\r\nđầu.
\r\n\r\nSự kiện khởi đầu có hình dáng giống Sự kiện trung gian và Sự kiện kết thúc,\r\nmột vòng tròn với một trung tâm mở, do vậy các ký hiệu có thể được đặt bên trong\r\nvòng tròn để chỉ định sự đa dạng của Sự kiện.
\r\n\r\n• Một Sự kiện khởi đầu là một vòng tròn, phải được vẽ bằng một\r\nđường đơn mảnh.
\r\n\r\n- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường cho một Sự kiện\r\nkhởi đầu phải tuân theo quy định tại mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ,\r\nvà các đường trong một biểu đồ”.
\r\n\r\n+ Độ dày của đường phải giữ mảnh do vậy Sự kiện khởi đầu có thể\r\nđược phân biệt từ Sự kiện trung gian và Sự kiện kết thúc.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 35 - Sự kiện khởi đầu
\r\n\r\nCác ngữ nghĩa của Sự kiện khởi đầu bao gồm:
\r\n\r\n• Một Sự kiện khởi đầu là tùy chọn: một quy trình, một Quy trình con có\r\nthể (không bắt buộc) có một Sự kiện khởi đầu.
\r\n\r\nGhi chú: Một quy trình có thể có nhiều hơn một mức quy trình (ví dụ:\r\nquy trình có thể bao gồm các Quy trình con mở rộng hoặc các Hoạt động gọi\r\ngọi các quy trình khác). Việc sử dụng của Sự kiện khởi đầu và Sự kiện\r\nkết thúc là độc lập cho mỗi mức của biểu đồ.
\r\n\r\n• Nếu một quy trình phức tạp và/hoặc các điều kiện bắt đầu là không rõ\r\nràng, thì một Sự kiện khởi đầu được khuyến nghị sử dụng.
\r\n\r\n• Nếu có một Sự kiện kết thúc, thì phải có ít nhất một Sự kiện\r\nkhởi đầu.
\r\n\r\n• Tất cả Đối tượng luồng không có một Luồng tuần tự đi\r\nvào (ví dụ: không phải là một đích của một Luồng tuần tự) sẽ được khởi tạo\r\nkhi quy trình được khởi tạo.
\r\n\r\n• Có thể có nhiều Sự kiện khởi đầu đối với mức quy trình được\r\nđưa ra.
\r\n\r\nMỗi Sự kiện khởi đầu là một sự kiện độc lập. Khi đó, một thể hiện\r\nquy trình sẽ được sinh ra khi Sự kiện khởi đầu được kích hoạt.
\r\n\r\nNếu quy trình được sử dụng như một quy trình toàn cục (một quy trình có\r\nthể được gọi từ một quy trình khác) và có nhiều loại None Start Event, sau đó khi luồng\r\nđược chuyển từ quy trình gọi đến quy trình toàn cục, chỉ một\r\ntrong những Sự kiện khởi đầu của quy trình toàn cục sẽ được kích hoạt.
\r\n\r\nKích hoạt Sự kiện khởi đầu
\r\n\r\nCác Sự kiện khởi đầu có thể được sử dụng cho ba loại quy trình
\r\n\r\n• Quy trình mức cao nhất
\r\n\r\n• Quy trình con
\r\n\r\n• Quy trình toàn cục
\r\n\r\nCác Sự kiện khởi đầu cho các Quy trình mức cao nhất
\r\n\r\nCó nhiều cách để các quy trình mức cao nhất có thể bắt đầu (khởi tạo).\r\nKích hoạt cho một Sự kiện khởi đầu được thiết kế để hiển thị các kỹ thuật\r\nchung cho khởi tạo quy trình cụ thể. Có 7 loại Sự kiện khởi đầu cho các\r\nquy trình mức cao nhất: None, Thông điệp, Thời gian, Điều kiện, Tín hiệu,\r\nMultiple, và Song song.
\r\n\r\nMột quy trình mức cao nhất (có ít nhất một Sự kiện khởi tạo không) có\r\nthể được gọi bởi một Hoạt động gọi trong một quy trình khác. Sự kiện khởi\r\ntạo không được sử dụng để gọi quy trình từ Hoạt động gọi. Tất cả các loại khác\r\ncủa Sự kiện khởi đầu chỉ có thể áp dụng khi quy trình được sử dụng như quy\r\ntrình mức cao nhất.
\r\n\r\nBảng 5 - Các loại\r\nSự kiện khởi đầu cho quy trình mức cao nhất
\r\n\r\n\r\n Kích hoạt \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Ký hiệu \r\n | \r\n
\r\n Không \r\n | \r\n \r\n Sự kiện khởi đầu không không có một kích hoạt được xác định. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông điệp \r\n | \r\n \r\n Một thông điệp đến từ một Đối tượng tham gia và kích hoạt việc\r\n bắt đầu của quy trình. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thời gian \r\n | \r\n \r\n Một thời điểm xác định hoặc chu kỳ xác định (ví dụ: 9h sáng thứ 2\r\n hàng tuần) kích hoạt việc bắt đầu của quy trình. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Điều kiện \r\n | \r\n \r\n Kiểu sự kiện này được kích hoạt khi một điều kiện, ví dụ\r\n như “Nhiệt độ trên 300 độ C” là đúng. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tín hiệu \r\n | \r\n \r\n Một Tín hiệu được phát đi một từ quy trình khác và kích hoạt sự khởi\r\n đầu của quy trình. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đa kích hoạt \r\n | \r\n \r\n Điều này nghĩa là có nhiều cách kích hoạt quy trình. Chỉ một trong số\r\n cách này được yêu cầu. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Kích hoạt song song \r\n | \r\n \r\n Điều này nghĩa là có nhiều kích hoạt được yêu cầu trước khi quy trình\r\n có thể được khởi tạo. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Sự kiện khởi đầu cho các Quy trình con
\r\n\r\nBảng 6 - Sự kiện khởi đầu cho Quy trình con
\r\n\r\n\r\n Kích hoạt \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Ký hiệu \r\n | \r\n
\r\n Không \r\n | \r\n \r\n Sự kiện khởi đầu không được sử dụng cho tất cả các Quy\r\n trình con. Các loại khác của kích hoạt không được sử dụng cho một Quy\r\n trình con, khi luồng của quy trình từ quy trình cha là kích hoạt của Quy\r\n trình con. Nếu Quy trình con được gọi (tái sử dụng) và có nhiều Sự\r\n kiện khởi đầu, một số Sự kiện khởi đầu khác có thể có kích hoạt,\r\n nhưng những Sự kiện khởi đầu này sẽ không được sử dụng trong ngữ cảnh của\r\n một Quy trình con. Khi các Sự kiện khởi đầu khác được kích hoạt,\r\n chúng sẽ khởi tạo các quy trình mức cao nhất. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Các kết nối Luồng tuần tự
\r\n\r\n• Một Sự kiện khởi đầu không thể là một đích đến cho các Luồng\r\ntuần tự, Sự kiện khởi đầu không thể có Luồng tuần tự đi\r\nvào.
\r\n\r\n- Một ngoại lệ đối với điều này là khi một Sự kiện khởi đầu được\r\nsử dụng trong một Quy trình con mở và được gắn với\r\nbiên của Quy trình con đó. Trong trường hợp này, một Luồng tuần tự\r\ntừ quy trình mức trên có thể kết nối đến Sự kiện khởi đầu đó thay vì kết\r\nnối đến biên thực của Quy trình con.
\r\n\r\n• Một Sự kiện khởi đầu phải là một nguồn cho một Luồng tuần tự.
\r\n\r\n• Nhiều Luồng tuần tự có thể xuất phát từ một Sự kiện khởi đầu.\r\nĐối với mỗi Luồng tuần tự có Sự kiện khởi đầu là một nguồn, một\r\nđường song song mới sẽ được sinh ra.
\r\n\r\nCác kết nối Luồng thông điệp
\r\n\r\nGhi chú: Tất cả các Luồng thông điệp phải kết nối hai Pool\r\nriêng biệt. Chúng có thể kết nối đến biên của Pool hoặc đến các Đối\r\ntượng luồng bên trong biên của Pool. Chúng không thể kết nối hai đối\r\ntượng bên trong cùng một Pool.
\r\n\r\n• Một Sự kiện khởi đầu có thể là đích cho một Luồng thông điệp;\r\ncó thể có 0 hoặc nhiều Luồng thông điệp. Mỗi Luồng thông điệp hướng\r\nđến một Sự kiện khởi đầu biểu diễn một kỹ thuật khởi tạo cho quy trình.\r\nChỉ một trong những kích hoạt được yêu cầu để bắt đầu một quy trình mới.
\r\n\r\n• Một Sự kiện khởi đầu không thể là một nguồn cho một Luồng\r\nthông điệp; nó không thể có Luồng thông điệp đi ra.
\r\n\r\n\r\n\r\nSự kiện kết thúc chỉ\r\nđịnh nơi một quy trình sẽ kết thúc. Trong phạm vi của các Luồng tuần tự,\r\nSự kiện kết thúc kết thúc luồng của quy trình và do đó, sẽ không có bất\r\ncứ Luồng tuần tự đi ra nào - không Luồng tuần tự nào có thể kết nối\r\ntừ Sự kiện kết thúc.
\r\n\r\nSự kiện kết thúc có hình\r\ndáng giống Sự kiện khởi đầu và Sự kiện trung gian, một vòng tròn\r\nvới một tâm mở, các ký hiệu có thể được thay thế bên trong vòng tròn để chỉ định\r\ncác kiểu Sự kiện khác nhau.
\r\n\r\n• Một Sự kiện kết thúc là một vòng tròn, phải được vẽ với\r\nmột nét dày đơn
\r\n\r\n• Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường cho một Sự kiện kết\r\nthúc phải tuân theo các quy tắc được quy định trong mục 4.4 “Sử dụng chữ viết,\r\nmàu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”
\r\n\r\n- Độ dày của đường phải giữ nguyên để có thể\r\nphân biệt Sự kiện kết thúc với Sự kiện trung gian và Sự kiện khởi đầu.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 36 - Sự kiện kết thúc
\r\n\r\nCác ngữ nghĩa của Sự kiện kết thúc bao gồm:
\r\n\r\n• Có thể có nhiều Sự kiện kết thúc bên trong một mức đơn\r\ncủa một quy trình
\r\n\r\n• Một Sự kiện kết thúc là tùy chọn: một mức quy trình được đưa\r\nra - một quy trình hoặc một Quy trình con mở - có thể (không bắt\r\nbuộc) có hình này:
\r\n\r\n- Nếu một Sự kiện kết thúc không được sử\r\ndụng, thì Sự kiện kết thúc ẩn cho quy trình sẽ không có một kết quả\r\n(Result).
\r\n\r\n- Nếu có một Sự kiện khởi đầu, thì phải\r\ncó ít nhất một Sự kiện kết thúc.
\r\n\r\n- Nếu Sự kiện kết thúc không được sử dụng, thì tất cả các Đối\r\ntượng luồng không có Luồng tuần tự đi ra nào sẽ đánh dấu sự kết thúc\r\ncủa một đường trong quy trình. Tuy nhiên, quy trình sẽ không kết thúc cho đến\r\nkhi tất cả đường song song hoàn thành.
\r\n\r\nGhi chú: Một quy trình có thể có hơn một mức quy trình (ví dụ, quy\r\ntrình có thể bao gồm Quy trình con mở hoặc một Hoạt động gọi gọi\r\nquy trình khác). Việc sử dụng Sự kiện khởi đầu và Sự kiện kết thúc\r\nlà độc lập với mỗi mức của biểu đồ.
\r\n\r\nCác kết quả Sự kiện kết thúc
\r\n\r\nCó 7 kiểu Sự kiện kết thúc trong tiêu chuẩn này: Không, Thông\r\nđiệp, Escalation, Lỗi, Tín hiệu, Ngừng, và Đa kết quả. 7 kiểu này xác định kết\r\nquả hướng đến Sự kiện kết thúc.
\r\n\r\nBảng 7 - Các kết quả sự kiện kết thúc
\r\n\r\n\r\n Kích hoạt \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Ký hiệu \r\n | \r\n
\r\n None \r\n | \r\n \r\n Sự kiện kết thúc không không có một kết quả xác định \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Thông điệp \r\n | \r\n \r\n Loại này chỉ định rằng một thông điệp được gửi đến một Đối tượng\r\n tham gia tại thời điểm kết thúc quy trình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Lỗi \r\n | \r\n \r\n Loại này chỉ định rằng một Lỗi được sinh ra. Tất cả các\r\n tuyến hoạt động hiện thời trong Quy trình con có thể bị đóng. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Escalation \r\n | \r\n \r\n Loại này chỉ định rằng một Escalation nên được kích hoạt. Các tuyến\r\n hoạt động khác không bị ảnh hưởng bởi điều này và tiếp tục được thực thi. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tín hiệu \r\n | \r\n \r\n Loại này chỉ định rằng một Tín hiệu sẽ được phát đi khi sự kết thúc xảy\r\n ra. Ghi chú rằng Tín hiệu có thể được gửi qua các mức quy trình hoặc Pool,\r\n nhưng không phải là một thông điệp. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Ngừng \r\n | \r\n \r\n Loại này chỉ định rằng tất cả các Hoạt động trong quy trình\r\n nên được kết thúc ngay lập tức. Quy trình bị kết thúc ngoài đền bù hoặc xử lý\r\n sự kiện. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Đa kết quả \r\n | \r\n \r\n Nghĩa là có nhiều kết quả khi kết thúc quy trình. Tất cả các kết quả này\r\n sẽ xảy ra (ví dụ, có nhiều thông điệp được gửi đi) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Các kết nối Luồng tuần tự
\r\n\r\n• Một Sự kiện kết thúc phải là một đích cho một Luồng tuần tự
\r\n\r\n• Một Sự kiện kết thúc có thể có nhiều Luồng tuần tự vào.
\r\n\r\nLuồng có thể đến từ các đường song song hoặc các đường\r\nlựa chọn. Để thuận tiện cho việc mô hình hóa, mỗi được có thể kết\r\nnối đến một đối tượng Sự kiện kết thúc riêng biệt.
\r\n\r\n• Một Sự kiện kết thúc phải không là một nguồn cho Luồng tuần\r\ntự, nghĩa là ở đó không có các Luồng tuần tự đi ra.
\r\n\r\n- Một ngoại lệ đối với điều này là khi một Sự\r\nkiện kết thúc được sử dụng trong một Quy trình con mở và được\r\ngắn đến biên của Quy trình con đó. Trong trường hợp này, một Luồng tuần\r\ntự từ Quy trình mức cao hơn có thể kết nối từ Sự kiện kết thúc đó\r\nthay cho kết nối từ biên thực tế của Quy trình con.
\r\n\r\nCác kết nối Luồng thông điệp
\r\n\r\nLưu ý: Tất cả các Luồng thông điệp phải kết nối hai Pool\r\nriêng biệt. Chúng có thể kết nối đến biên của Pool hoặc đến các Đối\r\ntượng luồng bên trong biên của Pool. Chúng phải không kết nối đến\r\nhai đối tượng bên trong cùng một Pool.
\r\n\r\n• Một Sự kiện kết thúc phải không là đích của một Luồng thông\r\nđiệp; nó có thể không có Luồng thông điệp đi vào.
\r\n\r\n• Một Sự kiện kết thúc có thể là nguồn của một Luồng thông điệp;\r\nnó có thể không có hoặc có nhiều Luồng thông điệp đi ra. Mỗi Luồng\r\nthông điệp rời Sự kiện kết thúc sẽ có một Thông điệp được gửi\r\nkhi Sự kiện được kích hoạt.
\r\n\r\n\r\n\r\nSự kiện trung gian chỉ\r\nđịnh nơi điều gì đó xảy ra giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc một quy trình. Sự\r\nkiện này sẽ ảnh hưởng đến luồng của quy trình, nhưng sẽ không khởi\r\nđầu hoặc (trực tiếp) đóng quy trình. Sự kiện trung gian có thể được sử dụng\r\nđể:
\r\n\r\n• Hiển thị nơi các thông điệp được mong chờ hoặc được gửi bên trong quy\r\ntrình
\r\n\r\n• Hiển thị sự trễ được mong chờ bên trong quy trình
\r\n\r\n• Ngắt Luồng bình thường thông qua xử lý ngoại lệ
\r\n\r\n• Hiển thị công việc mở rộng cần cho việc đền bù
\r\n\r\nMột Sự kiện trung gian có cùng hình dạng như Sự kiện khởi đầu\r\nvà Sự kiện kết thúc, một vòng tròn với một tâm mở, các ký hiệu có thể được\r\nđặt bên trong vòng tròn để phân biệt các kiểu Sự kiện khác nhau.
\r\n\r\n• Một Sự kiện trung gian là một vòng tròn, phải được vẽ bằng một\r\nnét mảnh kép
\r\n\r\n- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường\r\ncho một Sự kiện trung gian phải tuân theo các quy tắc được quy định\r\ntrong mục 4.4 “Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 37 - Sự kiện trung gian
\r\n\r\nBảng 8 - Các kiểu Sự kiện trung gian trong Luồng\r\nbình thường
\r\n\r\n\r\n Kích hoạt \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Ký hiệu \r\n | \r\n
\r\n Không \r\n | \r\n \r\n Sự kiện trung gian không chỉ hợp lệ trong Luồng bình thường, ví\r\n dụ: Sự kiện này có thể không được sử dụng trên biên của một Hoạt động. Sự kiện\r\n này được xác định như Sự kiện ném, mặc dù không có kích hoạt cụ\r\n thể. \r\n | \r\n \r\n Ném \r\n\r\n | \r\n
\r\n Thông điệp \r\n | \r\n \r\n Một Sự kiện trung gian thông điệp có thể được sử dụng để gửi một\r\n thông điệp (biểu tượng phong thư được phủ đầy) hoặc nhận một thông điệp (biểu tượng\r\n phong thư được để trống). \r\n | \r\n \r\n Ném \r\n\r\n Bắt \r\n\r\n | \r\n
\r\n Thời gian \r\n | \r\n \r\n Trong Luồng bình thường, Sự kiện trung gian thời\r\n gian đóng vai trò như một kỹ thuật làm trễ dựa trên một thời điểm hoặc một\r\n chu trình xác định (ví dụ, 9h sáng mỗi thứ hai hàng tuần). \r\n | \r\n \r\n Bắt \r\n\r\n | \r\n
\r\n Escalation \r\n | \r\n \r\n Trong Luồng bình thường, Escalation Intermediate Event sẽ đưa\r\n ra một Escalation. \r\n | \r\n \r\n Ném \r\n\r\n | \r\n
\r\n Điều kiện \r\n | \r\n \r\n Kiểu Sự kiện này được kích hoạt khi một điều kiện trở thành đúng. \r\n | \r\n \r\n Catch \r\n\r\n | \r\n
\r\n Liên kết \r\n | \r\n \r\n Sự kiện trung gian liên kết chỉ hợp\r\n lệ trong Luồng bình thường, ví dụ, các Sự kiện này có thể không được sử\r\n dụng trên biên của một Hoạt động. Một Liên kết là một kỹ thuật để kết nối hai\r\n phần của một quy trình. \r\n | \r\n \r\n Ném \r\n\r\n Bắt \r\n\r\n | \r\n
\r\n Tín hiệu \r\n | \r\n \r\n Kiểu Sự kiện này được sử dụng để gửi hoặc nhận các Tín hiệu. Một Tín\r\n hiệu được sử dụng cho giao tiếp bên trong và qua các mức của quy trình, qua\r\n các Pool, và giữa các biểu đồ quy trình. \r\n | \r\n \r\n Ném \r\n\r\n Bắt \r\n\r\n | \r\n
Bảng 9 - Các kiểu Sự kiện trung gian gắn đến\r\nbiên của một Hoạt động
\r\n\r\n\r\n Kích hoạt \r\n | \r\n \r\n Mô tả \r\n | \r\n \r\n Ký hiệu \r\n | \r\n
\r\n Thông điệp \r\n | \r\n \r\n Một thông điệp đến từ một\r\n Đối tượng tham gia và kích hoạt\r\n Sự kiện. Nếu một Sự kiện thông điệp được gắn với\r\n biên của một Hoạt động, Sự kiện này sẽ thay đổi Luồng\r\n bình thường thành một Luồng ngoại lệ khi được\r\n kích hoạt. Một Sự kiện thông điệp ngắt Hoạt động có biên nét liền\r\n (hình trên bên phải), một Sự kiện thông điệp không ngắt Hoạt động\r\n có biên nét đứt (hình dưới bên phải). \r\n | \r\n \r\n Ngắt \r\n\r\n Không ngắt \r\n\r\n \r\n | \r\n
\r\n Thời\r\n gian \r\n | \r\n \r\n Một thời điểm hoặc một chu trình xác định (ví dụ, 9h sáng mỗi thứ hai\r\n hàng tuần) có được thiết lập để kích hoạt Sự kiện. Nếu Sự kiện thời gian được\r\n gắn với biên của một Hoạt động, Sự kiện này sẽ thay đổi Luồng bình thường\r\n thành một Luồng ngoại lệ khi được kích hoạt. Một\r\n Sự kiện thời gian ngắt Hoạt động sẽ có biên nét liền (hình phía trên\r\n bên phải), một Sự kiện thời gian không ngắt Hoạt động sẽ có biên nét đứt\r\n (hình phía dưới bên phải). \r\n | \r\n \r\n Ngắt \r\n\r\n Không ngắt \r\n\r\n | \r\n
\r\n Escalation \r\n | \r\n \r\n Kiểu Sự kiện này được sử dụng để xử lý một Escalation. Nếu được gắn đến\r\n biên của một Hoạt động, thì Sự kiện trung gian có thể\r\n bắt một Escalation. Một Escalation Event ngắt Hoạt\r\n động sẽ có biên nét liền\r\n (hình phía trên bên phải), một Escalation Event không ngắt Hoạt động sẽ\r\n có biên nét đứt (hình phía dưới bên phải). \r\n | \r\n \r\n Ngắt \r\n\r\n Không ngắt \r\n\r\n | \r\n
\r\n Lỗi \r\n | \r\n \r\n Một Sự kiện lỗi chỉ có thể được gắn đến\r\n biên của một Hoạt động, Sự kiện này có thể không được sử dụng\r\n trong Luồng bình thường. Sự kiện này luôn luôn ngắt Hoạt động. \r\n | \r\n \r\n Ngắt \r\n\r\n | \r\n
\r\n Điều kiện \r\n | \r\n \r\n Kiểu Sự kiện này được kích hoạt khi một điều kiện trở\r\n thành đúng. Nếu Sự kiện điều kiện được gắn với biên của\r\n một Hoạt động, Sự kiện này sẽ thay đổi Luồng bình thường thành một Luồng ngoại lệ khi được kích hoạt. Một Sự kiện điều kiện\r\n ngắt Hoạt động sẽ có biên nét liền (hình phía trên bên phải), một Sự\r\n kiện điều kiện không ngắt Hoạt động sẽ có biên nét đứt (hình phía dưới\r\n bên phải). \r\n | \r\n \r\n Ngắt \r\n\r\n Không ngắt \r\n\r\n | \r\n
\r\n Tín\r\n hiệu \r\n | \r\n \r\n Sự kiện tín hiệu có thể nhận một Tín\r\n hiệu khi được gắn đến biên của một Hoạt động. Trong ngữ cảnh\r\n này, Sự kiện tín hiệu sẽ thay đổi Luồng bình thường thành\r\n một Luồng ngoại lệ khi được kích hoạt. Một Sự kiện tín hiệu ngắt Hoạt\r\n động sẽ có biên nét liền (hình phía trên bên phải), một Sự kiện tín hiệu\r\n không ngắt Hoạt động sẽ có biên nét đứt (hình phía dưới bên phải). \r\n | \r\n \r\n Ngắt \r\n\r\n Không ngắt \r\n\r\n | \r\n
Các kết nối Luồng tuần tự
\r\n\r\n• Nếu Sự kiện trung gian được gắn đến biên của một Hoạt động:
\r\n\r\n-\r\nSự kiện trung gian phải không là một đích cho một Luồng tuần\r\ntự, không thể có một Luồng tuần tự đi\r\nvào.
\r\n\r\n+ Sự kiện trung gian phải là một nguồn cho một Luồng tuần tự.
\r\n\r\n+ Nhiều Luồng tuần tự có thể xuất phát từ một Sự kiện trung\r\ngian. Trường hợp này, đối với mỗi Luồng tuần tự, một\r\nđường mới song song sẽ được sinh ra.
\r\n\r\n• Các Sự kiện trung gian sau có thể được sử dụng trong Luồng\r\nbình thường: Không, Thông điệp, Thời gian, Escalation, Điều kiện, Tín hiệu,\r\nLiên kết. Các Sự kiện trung gian sau không thể sử dụng trong Luồng\r\nbình thường: Lỗi.
\r\n\r\n- Nếu Sự kiện trung gian được sử dụng bên trong Luồng bình\r\nthường thì Sự kiện trung gian phải là một đích của một Luồng tuần\r\ntự.
\r\n\r\nCác kết nối Luồng thông điệp
\r\n\r\n• Một Sự kiện trung gian thông điệp có thể là đích cho một\r\nLuồng thông điệp; có thể có một Luồng thông điệp đi vào.
\r\n\r\n• Một Sự kiện trung gian thông điệp có thể là một nguồn\r\ncho một Luồng thông điệp; có thể có một Luồng thông điệp đi ra.
\r\n\r\n• Một Sự kiện trung gian thông điệp có thể có một Luồng\r\nthông điệp đi vào hoặc một Luồng thông điệp đi ra, nhưng không thể\r\ncó cả hai.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác Cổng vào được sử dụng để điều khiển cách thức các Luồng\r\ntuần tự tương tác khi các Luồng tuần tự hội tụ và phân chia bên\r\ntrong một quy trình. Nếu luồng không cần được điều khiển, thì không\r\ncần sử dụng một Cổng vào. Thuật ngữ “Cổng vào” ngụ ý rằng có một\r\nkỹ thuật cổng hoặc cho phép hoặc không cho phép luồng đi qua.
\r\n\r\n• Một Cổng vào là một hình thoi, phải được vẽ với một\r\nđường đơn mảnh.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 38 - Cổng vào
\r\n\r\n• Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường cho một Cổng vào\r\nphải tuân theo các quy tắc được quy định trong mục 4.4 “Sử dụng Chữ viết, màu,\r\nkích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.
\r\n\r\nCổng vào không biểu\r\ndiễn “công việc” được thực hiện và Cổng vào được xem xét không có ảnh hưởng\r\ntrên thước đo hoạt động của quy trình đang được thực thi (chi phí, thời\r\ngian,...).
\r\n\r\nCổng vào có thể xác định\r\ntất cả các loại hành vi của Luồng tuần tự. Các quyết định/phân nhánh (độc\r\nquyền, bao hàm và phức tạp), ghép, chia nhánh và gộp. Do đó, trong khi hình thoi được sử\r\ndụng truyền thống cho các quyết định độc quyền, Bộ ký hiệu mở rộng hành vi của\r\ncác hình thoi để tham chiếu đến bất cứ loại điều khiển Luồng tuần tự\r\nnào. Mỗi loại của Cổng vào sẽ có một ký hiệu bên trong hình thoi để hiển\r\nthị loại Cổng vào đang được sử dụng.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 39 - Các kiểu Cổng vào
\r\n\r\nCổng vào điều khiển luồng của các Luồng tuần tự hội tụ\r\nvà phân tách. Một Cổng vào đơn có thể có nhiều luồng đầu vào và nhiều luồng đầu\r\nra.
\r\n\r\n6.5.1 Những lưu ý về Luồng tuần tự
\r\n\r\nGhi chú: Mặc dù hình dáng của một Cổng vào là một hình thoi, các Luồng\r\ntuần tự đi vào\r\nvà đi ra không bắt buộc phải kết nối đến các góc của hình thoi. Các Luồng tuần\r\ntự có thể kết nối đến bất kỳ vị trí nào trên biên của hình thoi.
\r\n\r\n• Một Cổng vào có thể là một đích cho một Luồng tuần tự. Cổng\r\nvào có thể có 0, 1 hoặc nhiều\r\nLuồng tuần tự đi vào.
\r\n\r\n- Nếu Cổng vào không có một Luồng tuần\r\ntự đi vào, và không có Sự kiện khởi đầu cho quy\r\ntrình, thì hành vi phân tách của Cổng vào, phụ thuộc vào loại của Cổng vào sẽ được\r\nthực thi khi quy trình được khởi tạo.
\r\n\r\n• Một Cổng vào có thể là một nguồn của một Luồng tuần tự, nó\r\ncó thể có 0, 1 hoặc nhiều Luồng tuần tự đi ra.
\r\n\r\n• Một Cổng vào phải có nhiều Luồng tuần tự đi ra hoặc\r\nnhiều Luồng tuần tự đi vào (ví dụ, Cổng vào phải ghép hoặc\r\nphân tách luồng).
\r\n\r\n\r\n\r\nMột Cổng vào độc quyền được sử dụng để tạo các đường lựa\r\nchọn bên trong một luồng quy trình. Đây cơ bản là “điểm định hướng đường đi”\r\ncho một quy trình. Đối với một thể hiện cụ thể của một quy trình,\r\nchỉ một trong các đường có thể được chọn.
\r\n\r\nMột Cổng vào độc quyền có thể được xem như một câu hỏi,\r\nđược hỏi ở một điểm cụ thể trong quy trình. Câu hỏi có một tập xác định các câu\r\ntrả lời lựa chọn. Mỗi câu trả lời được liên kết với một biểu thức điều kiện, được\r\nliên kết với các Luồng tuần tự đi ra của một Cổng vào.
\r\n\r\n• Cổng vào độc quyền có thể sử dụng một ký hiệu có hình dạng\r\nmột chữ “X” đặt bên trong hình thoi để phân biệt với các kiểu Cổng vào\r\nkhác. Ký hiệu này là không bắt buộc.
\r\n\r\n- Một biểu đồ nên đồng nhất trong việc sử dụng\r\nký hiệu. Nghĩa là, một biểu đồ không nên vừa có một số Cổng\r\nvào với một ký hiệu và vừa có\r\ncác Cổng vào\r\nkhông có ký hiệu.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 40 - Cổng vào độc quyền dựa trên dữ liệu\r\n(không có ký hiệu)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 41 - Cổng\r\nvào độc quyền dựa trên dữ liệu (với một ký hiệu X)
\r\n\r\nMột đường Mặc định có thể được xác định, để được chọn trong trường hợp\r\nkhông có biểu thức điều kiện nào có giá trị đúng. Nếu một đường mặc định không được xác định\r\nvà quy trình được thực thi, trong trường hợp không biểu thức điều kiện nào có\r\ngiá trị đúng, thì một ngoại lệ thời gian chạy xảy ra.
\r\n\r\n\r\n\r\nMột Cổng vào bao hàm được sử dụng để tạo sự lựa chọn, cũng như\r\ncác đường song song bên trong một luồng quy trình. Không giống Cổng vào độc\r\nquyền, tất cả biểu thức điều kiện được đánh giá. Giá trị đúng của một biểu\r\nthức điều kiện không loại trừ giá trị của biểu thức điều kiện khác. Tất cả các Luồng\r\ntuần tự với một giá trị đúng sẽ được đi qua. Khi mỗi đường được xem xét là\r\nđộc lập, tất cả các kết hợp của các đường có thể được chọn, từ 0 đến tất cả.\r\nTuy nhiên, khuyến nghị nên thiết kế để ít nhất một đường được chọn.
\r\n\r\n• Cổng vào bao hàm phải sử dụng một ký hiệu, có hình dạng một\r\nvòng tròn hoặc chữ “O” và được đặt bên trong hình thoi để phân biệt với các kiểu Cổng\r\nvào khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 42 - Cổng vào bao hàm
\r\n\r\nMột đường mặc định có thể được xác định, để được chọn trong\r\ntrường hợp không có biểu thức điều kiện nào có giá trị đúng. Nếu một đường mặc\r\nđịnh không được xác định và quy trình được thực thi, trong trường hợp không biểu\r\nthức điều kiện nào có giá trị true, thì một ngoại lệ runtime xảy ra.
\r\n\r\n\r\n\r\nMột Cổng vào song song được sử dụng để đồng bộ (tập hợp)\r\ncác luồng song song và tạo các luồng song song.
\r\n\r\n• Cổng vào song song phải sử dụng một ký hiệu có hình dạng\r\ncủa dấu + và được đặt bên trong hình thoi để phân biệt với các\r\nkiểu Cổng vào khác.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 43 - Cổng vào song song
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 44 - Cổng vào song song đồng bộ
\r\n\r\nMột Cổng vào song song tạo các đường song song ngoài kiểm tra\r\ncác điều kiện. Đối với các luồng đi vào, Cổng vào song song sẽ đợi\r\ntất cả các luồng đi vào trước khi kích hoạt luồng thông qua\r\ncác Luồng tuần tự đi ra của Cổng vào.
\r\n\r\n\r\n\r\nCổng vào sự kiện biểu diễn một điểm phân nhánh trong quy trình nơi các\r\nđường lựa chọn qua Cổng vào được dựa trên sự kiện xảy ra, thay vì đánh\r\ngiá các biểu thức sử dụng dữ liệu của quy trình. Một sự kiện cụ thể, thông thường\r\nlà nhận một thông điệp, xác định đường sẽ được chọn. Cơ bản, quyết định được tạo\r\nbởi các Đối tượng tham gia khác, dựa trên dữ liệu không hiển thị đối\r\nvới quy trình, do đó, yêu cầu sử dụng Cổng vào dựa trên sự kiện.
\r\n\r\nVí dụ, nếu một công ty đợi một phản hồi từ một khách hàng, công ty sẽ\r\nthực thi một tập các Hoạt động nếu khách hàng phản hồi “Có”\r\nvà tập các Hoạt động khác nếu khách hàng phản hồi “Không”.\r\nPhản hồi của khách hàng quyết định đường nào sẽ được chọn. Việc xác định các\r\nthông điệp quyết định đường nào sẽ được chọn. Thông điệp “Có” và thông điệp “Không”\r\nlà các thông điệp khác nhau. Việc nhận thông điệp có thể được mô hình hóa với một\r\nSự kiện trung gian thông điệp hoặc một Công việc nhận. Các loại Sự kiện\r\ntrung gian khác cũng có thể được sử dụng, ví dụ như Sự kiện trung gian\r\nthời gian.
\r\n\r\nCổng vào sự kiện\r\ncó cùng hình dạng với Cổng vào, một hình thoi, với một ký hiệu được đặt\r\ntrong hình thoi để phân biệt với các Cổng vào khác.
\r\n\r\n• Một Cổng vào sự kiện phải được vẽ với một nét đơn mảnh
\r\n\r\n- Việc sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ và các đường cho một Cổng vào\r\nsự kiện phải tuân theo các quy tắc được quy định trong mục 4.4 “Sử dụng\r\nchữ viết, màu, kích cỡ, và các đường trong một biểu đồ”.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 45 - Cổng vào sự kiện
\r\n\r\n• Một Cổng vào sự kiện phải có hai hoặc nhiều Luồng tuần tự\r\nđi ra
\r\n\r\n- Các Luồng tuần tự đi ra của Cổng vào sự kiện\r\nkhông có một biểu thức điều kiện.
\r\n\r\n• Các Cổng vào sự kiện được cấu hình với các Luồng tuần\r\ntự đi ra hướng đến một Sự kiện trung gian hoặc một Công việc nhận,\r\nngoại trừ:
\r\n\r\n- Nếu các Sự kiện trung gian thông điệp\r\nđược sử dụng, thì các Công việc nhận không được sử dụng và ngược lại.
\r\n\r\n+ Công việc nhận được sử dụng trong Cổng vào sự kiện\r\nkhông có bất cứ Sự kiện trung gian được gắn kết nào.
\r\n\r\n- Các kích hoạt của Sự kiện trung gian\r\nsau là hợp lệ: Thông điệp, Tín hiệu, Thời gian, Điều kiện.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 46 - Cổng vào sự kiện sử dụng Sự kiện\r\ntrung gian thông điệp
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 47 - Cổng vào sự kiện sử dụng Công việc\r\nnhận
\r\n\r\nKhi sự kiện đầu tiên trong cấu hình Cổng vào sự kiện được\r\nkích hoạt, thì đường theo sau sự kiện sẽ được sử dụng, Tất cả các đường còn lại\r\ncủa cấu hình Cổng vào sự kiện sẽ không tồn tại nữa. Cơ bản, cấu\r\nhình Cổng vào sự kiện là một điều kiện đua, nơi mà sự kiện đầu\r\ntiên được kích hoại sẽ chiến thắng. Có các kiểu Cổng vào sự kiện\r\nkhác nhau, có thể được sử dụng ở khởi đầu của quy trình.
\r\n\r\nCổng vào sự kiện có\r\nthể được sử dụng để bắt đầu một Quy trình.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 48 - Cổng vào sự kiện\r\nđộc quyền để bắt đầu một Quy trình.
\r\n\r\nĐể một Cổng vào sự kiện khởi tạo một Quy\r\ntrình, Cổng vào sự kiện này phải không có bất cứ Luồng tuần\r\ntự đi vào nào. Trong một số tình huống, người sử dụng có thể muốn Quy\r\ntrình được khởi tạo bởi một tập trong một tập các Thông điệp\r\ntrong khi vẫn yêu cầu tất cả các Thông điệp cho hoạt động của cùng thể\r\nhiện Quy trình.
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình 49 - Cổng vào sự kiện song song để bắt đầu\r\nmột Quy trình
\r\n\r\nCổng vào sự kiện song song cũng là một loại điều kiện đua. Tuy nhiên,\r\ntrong trường hợp này, khi Sự kiện đầu tiên được kích hoạt và quy trình\r\nđược khởi tạo, các Sự kiện khác của cấu hình Cổng vào không bị vô\r\nhiệu hóa. Các Sự kiện khác vẫn đợi và mong đợi được kích hoạt trước khi\r\nquy trình có thể kết thúc. Trong trường hợp này, các thông điệp kích hoạt sự kiện\r\ncủa cấu hình Cổng vào phải chia sẻ cùng thông tin tương quan.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình A.1: Ví dụ về Quy\r\ntrình vận chuyển hàng hóa đến khách hàng của một cửa hàng bán lẻ phần cứng máy tính
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.2 - Ví dụ\r\nvề Cộng tác mua bánh pizza
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.3 - Ví dụ về Quy\r\ntrình bán hàng ở mức cao nhất
\r\n\r\n\r\n\r\n
Hình A.4 - Quy trình con Nhập hàng trong Quy\r\ntrình bán hàng
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
Hình A.5 - Ví dụ về\r\nQuy trình xét duyệt giải Nobel Y học
\r\n\r\n\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\n1 Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2 Thuật ngữ và định nghĩa
\r\n\r\n3 Ứng dụng bộ ký hiệu
\r\n\r\n3.1 Quy trình nghiệp vụ nội bộ
\r\n\r\n3.2 Quy trình nghiệp vụ công khai
\r\n\r\n3.3 Cộng tác
\r\n\r\n4 Các thành phần ký hiệu
\r\n\r\n4.1 Thành phần ký hiệu cơ bản
\r\n\r\n4.2 Thành phần ký hiệu mở rộng
\r\n\r\n4.3 Các quy tắc kết nối đối tượng luồng
\r\n\r\n4.3.1 Các quy tắc kết nối Luồng tuần tự
\r\n\r\n4.3.2 Các quy tắc kết nối Luồng thông điệp
\r\n\r\n4.4 Sử dụng chữ viết, màu, kích cỡ, và các đường\r\ntrong một biểu đồ
\r\n\r\n5 Cộng tác
\r\n\r\n5.1 Khái niệm cơ bận
\r\n\r\n5.2 Pool
\r\n\r\n5.3 Luồng thông điệp
\r\n\r\n6 Quy trình
\r\n\r\n6.1 Khái niệm cơ bản
\r\n\r\n6.1.1 Quy trình nghiệp vụ nội bộ
\r\n\r\n6.1.2 Quy trình nghiệp vụ công khai
\r\n\r\n6.2 Hoạt động
\r\n\r\n6.2.1 Các kết nối Luồng tuần tự
\r\n\r\n6.2.2 Các kết nối Luồng thông điệp
\r\n\r\n6.2.3 Công việc
\r\n\r\n6.2.4 Quy trình con
\r\n\r\n6.2.5 Hoạt động gọi
\r\n\r\n6.3 Thành phần và dữ liệu
\r\n\r\n6.3.1 Đối tượng dữ liệu
\r\n\r\n6.3.2 Kho dữ liệu
\r\n\r\n6.3.3 Dữ liệu đầu vào và Dữ liệu đầu ra
\r\n\r\n6.3.4 Liên kết dữ liệu
\r\n\r\n6.4 Sự kiện
\r\n\r\n6.4.1 Sự kiện khởi đầu
\r\n\r\n6.4.2 Sự kiện kết thúc
\r\n\r\n6.4.3 Sự kiện trung gian
\r\n\r\n6.5 Cổng vào
\r\n\r\n6.5.1 Những lưu ý về Luồng tuần tự
\r\n\r\n6.5.2 Cổng vào độc quyền
\r\n\r\n6.5.3 Cổng vào bao hàm
\r\n\r\n6.5.4 Cổng vào song song
\r\n\r\n6.5.5 Cổng vào sự kiện
\r\n\r\nPhụ lục A
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12690:2019 về Công nghệ thông tin – Ký hiệu và mô hình quy trình nghiệp vụ cho nhóm quản lý đối tượng đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12690:2019 về Công nghệ thông tin – Ký hiệu và mô hình quy trình nghiệp vụ cho nhóm quản lý đối tượng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN12690:2019 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2019-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Điện - điện tử |
Tình trạng | Còn hiệu lực |