Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến

Việc đăng ký kết hôn ngày càng được tối giản và đơn giản hóa các trình tự, thủ tục giúp cho người dân dễ dàng thực hiện. Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến được quy định tại Quyết định 309/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy trình giải quyết thủ tục hành chính: Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến.

Việc đăng ký kết hôn ngày càng được tối giản và đơn giản hóa các trình tự, thủ tục giúp cho người dân dễ dàng thực hiện. Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến được quy định tại Quyết định 309/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy trình giải quyết thủ tục hành chính: Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân trực tuyến.

1. Vì sao phải đăng ký kết hôn

Khi nam nữ tổ chức lễ cưới, sống chung với nhau, có tài sản chung, con chung… mà không tiến hành đăng ký kết hôn thì vẫn không được pháp luật quy định là vợ chồng. Pháp luật chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân của nam, nữ khi hai bên tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Việc đăng lý kết hôn là cơ sở để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người khi hình thành đời sống hôn nhân và còn có ý nghĩa đối với con chung của hai người khi được sinh ra. Đồng thời, việc đăng ký kết hôn còn có ý nghĩa rất lớn trong công tác hộ tịch, bảo đảm trật tự xã hội.

Đăng ký kết hôn là gì?

2. Hồ sơ đăng ký kết hôn trực tuyến

Hồ sơ đăng ký kết hôn trực tuyến được quy định tại Quyết định 309/QĐ-BTP, cụ thể bao gồm:

- Biểu mẫu điện tử tương tác ĐKKH, XNTTHN.

- Người có yêu cầu tải lên bản chụp các giấy tờ sau:

(1) Giấy tờ hợp lệ để chứng minh người có yêu cầu đủ điều kiện kết hôn

·        Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

·        Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp còn giá trị sử dụng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

·        Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

·        Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục ghi chú ly hôn.

·        Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

·        Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

(2) Hộ chiếu/CMND/CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu;

+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cả hai bên;

Hướng dẫn các bước đăng ký kết hôn online

3. Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến

Bước 1. Nộp, tiếp nhận hồ sơ

Người có yêu cầu truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia. chọn tỉnh thành/quận, huyện/phường, xã nơi đăng ký kết hôn.

Lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền giải quyết thủ tục ĐKKH, thực hiện quy trình nộp hồ sơ: ĐKKH, XNTTHN trực tuyến.

Bước 2. Sau khi người có yêu cầu hoàn tất việc nộp hồ sơ trên hệ thống, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì chuyển hồ sơ để công chức làm công tác hộ tịch xử lý, đồng thời gửi thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn qua điện thoại di động cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ thời gian trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì gửi thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn qua điện thoại di động cho người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung để người có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.

Trường hợp người có yêu cầu không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì báo cáo Lãnh đạo UBND gửi thông báo từ chối giải quyết qua thư điện tử hoặc tin nhắn qua điện thoại di động cho người yêu cầu.

Bước 3. Công chức làm công tác hộ tịch thẩm tra hồ sơ

Bước 4. Công chức làm công tác hộ tịch in Giấy chứng nhận kết hôn, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển Bộ phận một cửa trả kết quả cho công dân.

Bước 5. Hai bên nam, nữ phải có mặt, xuất trình giấy tờ tùy thân để xác định đúng nhân thân, kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn, trong Sổ đăng ký kết hôn, khẳng định sự tự nguyện kết hôn và ký Sổ ĐKKH, ký Giấy chứng nhận kết hôn, mỗi bên nam, nữ nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Quyết định 309/QĐ-BTP có hiệu lực kể từ ngày ký./.

5 / 5 ( 1 bình chọn )