Liên Bộ đã quy định mức giá cụ thể của các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nên các đơn vị, địa phương không phải xây dựng cơ cấu giá, không phải ban hành mức giá mà được áp dụng mức giá của các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương ứng theo hạng bệnh viện đã quy định tại Thông tư 37 để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT.
a) Bộ Y tế quy định mức giá đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành khác được xếp hạng I trở lên.
Từ ngày 01/01/2016, theo ý kiến của Bộ Tư pháp, thẩm quyền quy định mức giá do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương).
Bộ Y tế hướng dẫn việc triển khai thực hiện trong một số trường hợp cụ thể như sau:
Việc xác định và tính chi phí khám bệnh để thanh toán chi phí khám bệnh với người bệnh và Cơ quan BHYT trong một số trường hợp cụ thể áp dụng như sau:
Ví dụ ngày 01/3/2016 người bệnh đến khám bệnh tại Bệnh viện A (là bệnh viện hạng 1): sau khi khám tại phòng khám đa khoa;
- Giả sử sau khi khám da liễu, người bệnh lại được chỉ định khám tiếp chuyên khoa Nội tiết thì tiền khám bệnh làm cơ sở thanh toán bảo hiểm y tế đối với trường hợp này là: 20.000 đồng (lần 1) + 30% x 20.000 đồng (lần 2) + 30% x 20.000 đồng (lần 3) = 32.000 đồng.
b) Trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh sau đó được chuyển vào điều trị nội trú theo yêu cầu chuyên môn thì được thanh toán là một lần khám bệnh.
a) Áp dụng mức giá ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU) quy định tại Phụ lục II của Thông tư 37 trong các trường hợp sau:
- Trường hợp đơn vị chưa thành lập khoa Điều trị tích cực nhưng khoa Hồi sức cấp cứu có một số giường được sử dụng để điều trị tích cực, một số giường bệnh sau hậu phẫu của các phẫu thuật nặng như tim mạch, ung thư, nhi, bỏng nếu các giường bệnh này đáp ứng được yêu cầu về trang bị cho giường điều trị tích cực quy định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 nêu trên.
b) Áp dụng mức giá ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu:
c) Áp dụng giá ngày giường bệnh trong các trường hợp khác:
- Trường hợp người bệnh nằm trên băng ca, giường gấp: tạm thời áp dụng mức giá ngày giường bệnh nằm ghép 02 người theo từng loại chuyên khoa đã quy định tại Thông tư 37. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải dần khắc phục tình trạng này, không để người bệnh điều trị nội trú phải nằm điều trị trên băng ca, giường gấp.
Ví dụ: Bệnh viện A là bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội được xếp hạng I, giá ngày giường bệnh điều trị nội trú theo quy định tại Thông tư 37: từ ngày 01/3/2016 là 89.000 đồng, từ ngày 01/7/2016 là 192.300 đồng.
a) Đối với các dịch vụ đã được quy định mức giá cụ thể tại các phụ lục kèm theo Thông tư 37: áp dụng theo mức giá đã được quy định cho từng dịch vụ.
c) Trường hợp các phẫu thuật, thủ thuật chưa được quy định giá cụ thể tại Thông tư 37 đồng thời cũng chưa được xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thì áp dụng mức giá tương ứng với từng loại phẫu thuật, thủ thuật tại mục “phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác” của từng chuyên khoa.
- Dịch vụ "Truyền hóa chất tĩnh mạch” là thủ thuật loại I của chuyên ngành ung bướu đã được quy định mức giá cụ thể kể từ ngày 01/3/2016 là 124.000 đồng (dịch vụ số 1169). Mặc dù Thủ thuật loại I của chuyên ngành ung thư (dịch vụ số 1193) có mức giá quy định kể từ 01/3/2016 là 414.000 đồng. Theo nguyên tắc và thứ tự áp dụng giá thì kể từ 01/3/2016, dịch vụ “Truyền hóa chất tĩnh mạch” đã được quy định mức giá cụ thể nên thực hiện theo mức giá là 124.000 đồng, không được áp dụng mức giá 414.000 đồng; kể từ 01/7/2016, thực hiện mức giá là 148.000 đồng, không được áp dụng mức giá 485.000 đồng.
- Dịch vụ “Phẫu thuật lấy bỏ vùng động kinh bằng đường mở nắp sọ” là phẫu thuật đặc biệt thuộc chuyên khoa ngoại, chưa được quy định mức giá cụ thể tại Phụ lục III, chưa được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thì ngày 01/3/2016 sẽ được áp dụng mức giá của Phẫu thuật đặc biệt (số thứ tự 581) của nhóm dịch vụ “các phẫu thuật thủ thuật còn lại khác chuyên khoa ngoại” Mục V, Phụ lục III là 3.004.000 đồng.
3.3. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các dịch vụ kỹ thuật y tế do cán bộ của cơ sở y tế tuyến trên thực hiện theo chương trình chỉ đạo tuyến, các đề án hỗ trợ, nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế.
a) Chi phí gây mê: do có những dịch vụ khi triển khai thực hiện người bệnh có thể phải gây mê hoặc không cần phải gây mê nên chi phí gây mê của các dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư 37 được quy định như sau:
- Giá của các thủ thuật đã bao gồm chi phí thuốc gây tê, an thần tiền mê, chưa bao gồm chi phí gây mê (trừ một số trường hợp đã ghi chú cụ thể).
Ví dụ dịch vụ số 104 của Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 37 là “Đặt sonde JJ niệu quản” có mức giá áp dụng từ ngày 01/7/2016 là 904.000 đồng kèm theo ghi chú của dịch vụ là chưa bao gồm Sonde JJ có nghĩa là với mức giá 904.000 đồng đã bao gồm toàn bộ các chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương và chi phí phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật để thực hiện dịch vụ chưa bao gồm chi phí sonde JJ. Khi người bệnh thực hiện dịch vụ này; đơn vị chỉ được thu và thanh toán với Cơ quan bảo hiểm xã hội là 904.000 đồng cộng với chi phí của sonde JJ theo số lượng thực tế người bệnh đã sử dụng và giá mua vào của bệnh viện (giá đấu thầu theo quy định của pháp luật).
b) Trong trường hợp thực hiện nhiều can thiệp trong cùng một lần phẫu thuật, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện thanh toán theo giá của dịch vụ kỹ thuật phức tạp nhất, có mức giá cao nhất và các dịch vụ kỹ thuật khác phát sinh trong cùng một lần phẫu thuật được thanh toán như sau:
Ví dụ ngày 01/3/2016, người bệnh có chỉ định thực hiện 2 phẫu thuật là “Phẫu thuật cắt dạ dày” (dịch vụ số 449 có mức giá là 5.616.000 đồng) và “Phẫu thuật nạo vét hạch” (dịch vụ số 488 có mức giá là 2.993.000 đồng). Hai phẫu thuật này thực hiện trong cùng một lần phẫu thuật và do 1 kíp phẫu thuật thực hiện nên mức thu và thanh toán với Cơ quan bảo hiểm là: 5.616.000 đồng + 50% x 2.993.000 đồng = 7.082.500 đồng.
Ví dụ ngày 01/3/2016, người bệnh có chỉ định thực hiện 2 phẫu thuật là “Phẫu thuật lấy máu tụ trong sọ” (dịch vụ số 370 có mức giá là 4.050.000 đồng) và “Phẫu thuật nối gân” (dịch vụ số 559 có mức giá là 2.369.000 đồng). Hai phẫu thuật này thực hiện trong cùng một lần phẫu thuật nhưng do 2 kíp phẫu thuật thực hiện nên mức thu và thanh toán với Cơ quan bảo hiểm là 4.050.000 đồng + 80% x 2.369.000 đồng = 5.945.200 đồng.
Ví dụ: Người bệnh có chỉ định thực hiện 2 thủ thuật là “Mở khí quản” (dịch vụ số 120 có mức giá 650.000 đồng) và “Nắn, bó bột xương đùi” (dịch vụ số 529 có mức giá 564.000 đồng). Trong trường hợp này mặc dù cùng một lần thực hiện dịch vụ nhưng là 2 thủ thuật nên mức thu và thanh toán với Cơ quan bảo hiểm là tổng mức giá của 2 dịch vụ: 650.000 đồng + 564.000 đồng = 1.214.000 đồng.
d) Đối với dịch vụ “Siêu âm Dopple màu tim 4D (3D REAL TIME)” (dịch vụ số 7) và dịch vụ “Siêu âm Dopple màu tim/mạch máu” (dịch vụ số 4): Chỉ áp dụng giá dịch vụ “Siêu âm Dopple màu tim 4D (3D REAL TIME)” trong trường hợp đơn vị chỉ định để thực hiện các phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch. Các trường hợp siêu âm Dopple màu tim/mạch máu còn lại khác áp dụng giá của dịch vụ “Siêu âm Dopple màu tim/mạch máu”.
g) Đối với dịch vụ “thay băng vết thương/vết mổ”:
- Dịch vụ thay băng vết thương/vết mổ chiều dài từ 15 cm trở xuống: Áp dụng trong trường hợp người bệnh điều trị ngoại trú. Đối với người bệnh điều trị nội trú: chỉ thanh toán trong các trường hợp sau: vết thương nhiễm trùng; vết thương có thấm dịch, máu trong các tổn thương lóc da, hở da diện tích trên 6 cm2; vết thương đã có chèn gạc; vết thương chân ống dẫn lưu chảy dịch nhiều; đa vết thương/mổ; hoặc sau 1 phẫu thuật nhưng phải thực hiện từ hai đường mổ trở lên; không áp dụng đối với thay băng của các trường hợp sau: phẫu thuật nội soi, thay băng vết mổ, vết thương thông thường, thay băng rốn sơ sinh.
Trong khi chờ Bộ Y tế, Bộ Tài chính quy định khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí và có tích lũy theo quy định tại khoản 5 Điều 18 của Nghị định 85/2012/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP, tạm thời thực hiện như sau:
b) Cơ quan BHXH thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, dịch vụ kỹ thuật từ nguồn xã hội hóa theo mức giá của dịch vụ đã được quy định tại Thông tư 37.
- Giá khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện (hạng I) đang quy định là 50.000 đồng, giá khám bệnh trước đây là 20.000 đồng, người bệnh có thẻ BHYT, được BHYT thanh toán tiền khám bệnh thì ngoài phần đồng chi trả theo quy định, phải nộp phần chênh lệch là 30.000 đồng. Từ ngày 01/7/2016, giá khám bệnh là 39.000 đồng, ngoài phần đồng chỉ trả theo quy định, người bệnh chỉ nộp phần chênh lệch là 11.000 đồng.
Kể từ ngày 01/3/2016, thực hiện Thông tư 37, giá dịch vụ chụp CT Scanner 64 dãy có thuốc cản quang là 2.167.000 đồng, người bệnh có thẻ BHYT ngoài phần đồng chi trả theo quy định phải nộp phần chênh lệch là 333.000 đồng (bằng 2.500.000 đồng - 2.167.000 đồng); từ ngày 01/7/2016 giá chụp CT Scanner 64 lát có thuốc cản quang là 2.266.000 đồng thì ngoài phần đồng chi trả theo quy định, bệnh viện chỉ được thu thêm 234.000 đồng (2.500.000 đồng - 2.266.000 đồng).
1. Mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.
3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; các bệnh viện tư nhân được thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.
1. Các Sở Y tế có trách nhiệm tập huấn, phổ biến các nội dung của Thông tư đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải triển khai tập huấn phổ biến nội dung Thông tư đến tất cả các cán bộ liên quan để thực hiện việc tính và thu đúng theo giá dịch vụ đã được ban hành, không thu thêm của người bệnh chi phí đã tính trong giá (trừ các chi phí vật tư, hóa chất, chưa tính vào giá, phần đồng chi trả theo quy định của người bệnh có thẻ BHYT hoặc phần chênh lệch giữa giá thanh toán với cơ quan BHXH và giá khám chữa bệnh theo yêu cầu).
3. Công khai mức thu của các dịch vụ thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh để người bệnh biết, thực hiện, đặc biệt là mức thu khám bệnh, ngày giường điều trị. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện mức giá dịch vụ Liên Bộ đã ban hành nhưng không phù hợp, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về Bộ Y tế, Bộ Tài chính để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp, không tự điều chỉnh mức thu hoặc yêu cầu người bệnh đóng thêm.
5. Lưu ý trong việc triển khai tự chủ tài chính, Giám đốc Bệnh viện không được giao khoán mức thu, chi cho các khoa phòng, đơn vị thuộc bệnh viện.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ, trước mắt là công tác khám bệnh và bảo đảm giường điều trị cho người bệnh, các đơn vị phải ưu tiên sử dụng nguồn thu để nâng cấp phòng khám và buồng bệnh, cụ thể:
b) Đối với số thu từ ngày giường điều trị: Hàng năm, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải dành tối thiểu 5% số thu (riêng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xếp hạng là bệnh viện hạng III, hạng IV phải dành tối thiểu 3% số thu) để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các buồng bệnh, tăng số lượng giường bệnh; mua bổ sung, thay thế các tài sản như: bàn, ghế, giường, tủ, xe đẩy, điều hòa, máy tính, quạt, bộ dụng cụ khám bệnh theo các chuyên khoa, mua chăn, ga, gối, đệm, chiếu ... trang bị cho các buồng bệnh để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để b/c); - Các đ/c Thứ trưởng; - Văn phòng Chính phủ (để b/c); - Bộ Tài chính; BHXH Việt Nam; - BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an; - Sở Y tế các tỉnh/thành phố thuộc TW; - Cục QL KCB, Vụ BHYT; Vụ PC; - Lưu: VT, KHTC(4).
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại cuộc họp ngày 29/02/2016, Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37) như sau:
1. Về thanh toán tiền khám bệnh
a) Trường hợp người bệnh được chỉ định khám nhiều chuyên khoa nhưng do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo thì lần khám tiếp theo này tiếp tục thực hiện thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là cơ quan BHXH) theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1, Mục II công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế nêu trên.
Ví dụ: ngày 01/3/2016, người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám chuyên khoa Da liễu, được bác sỹ chỉ định làm một số xét nghiệm, kết quả xét nghiệm sẽ được trả vào ngày hôm sau. Ngày 02/3/2016, người bệnh đến nhận kết quả xét nghiệm, được bác sỹ chỉ định khám thêm chuyên khoa Nội tiết, thì tiền khám bệnh lần này được tính bằng 30% mức giá của một lần khám bệnh theo hạng bệnh viện tương ứng.
b) Trường hợp người bệnh vào viện tại các khoa điều trị lâm sàng, không khám bệnh tại khoa Khám bệnh thì không thu của người bệnh và không thanh toán với cơ quan BHXH tiền khám bệnh.
2. Về thanh toán ngày giường bệnh
a) Trường hợp bệnh viện hạng III, IV hoặc chưa xếp hạng nhưng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện phẫu thuật loại đặc biệt (là dịch vụ kỹ thuật vượt tuyến) thì áp dụng mức giá tiền giường ngoại khoa cao nhất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện dịch vụ đó.
Ví dụ: Tại Bệnh viện A được phê duyệt thực hiện phẫu thuật loại đặc biệt: Nếu Bệnh viện được xếp hạng III thì được áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa sau phẫu thuật loại I của bệnh viện hạng III (từ 1/3/2016 là 71.000 đồng). nếu Bệnh viện được xếp hạng IV hoặc chưa xếp hạng thì được áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa sau phẫu thuật loại I của bệnh viện hạng IV (từ 1/3/2016 là 61.000 đồng).
b) Giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng (dịch vụ số 4, Phụ lục II Thông tư 37): áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa tại dịch vụ số 3, Phụ lục II Thông tư 37.
c) Trường hợp một phẫu thuật trong cùng một chuyên khoa nhưng được phân loại khác nhau tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế quy định phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư 50): áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng theo phân loại phẫu thuật thấp nhất.
d) Trường hợp các phẫu thuật xếp tương đương với một phẫu thuật quy định tại Thông tư 37 nhưng có phân loại phẫu thuật khác nhau theo từng chuyên khoa tại Thông tư 50 thì áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng theo phân loại của phẫu thuật đó.
Ví dụ: “Phẫu thuật giải phóng chèn ép tủy” được phân loại là phẫu thuật loại đặc biệt, “Phẫu thuật u thần kinh ngoại biên” được phân loại là phẫu thuật loại I. Giả sử Bộ Y tế xếp tương đương 2 dịch vụ này với dịch vụ số 369 của Thông tư 37 là “Phẫu thuật giải ép thần kinh/ khoan thăm dò sọ”. Mức giá của hai dịch vụ này đều được áp dụng mức giá của dịch vụ “Phẫu thuật giải ép thần kinh/ khoan thăm dò sọ” (từ 01/3/2016 là 3.673.000 đồng). Nhưng dịch vụ “Phẫu thuật giải phóng chèn ép tủy” được áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng sau các phẫu thuật loại đặc biệt, còn dịch vụ “Phẫu thuật u thần kinh ngoại biên” được áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng sau các phẫu thuật loại I.
đ) Đối với ngày giường bệnh ban ngày: Hiện nay Bộ Y tế chưa ban hành danh mục bệnh và các dịch vụ kỹ thuật điều trị ban ngày nên tạm thời chưa thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH cho đến khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Đối với dịch vụ số 201 “Thay băng vết thương/vết mổ chiều dài trên 15 cm đến 30 cm”:
Áp dụng đối với người bệnh khám, chữa bệnh ngoại trú. Riêng đối với dịch vụ “Thay băng vết mổ có chiều dài trên 15 cm đến 30 cm” trong điều trị nội trú chỉ áp dụng đối với một số trường hợp sau:
a) Vết mổ nhiễm trùng, rò tiêu hóa, rò mật, rò nước tiểu.
b) Vết mổ sau phẫu thuật nhiễm khuẩn (viêm phúc mạc bụng hoặc viêm xương hoặc áp xe), vết mổ sau phẫu thuật ống tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu hoặc đường mật hoặc bụng cổ chướng.
c) Vết mổ sau một phẫu thuật nhưng phải thực hiện từ hai đường mổ trở lên.
Trường hợp phẫu thuật mổ lấy thai: được áp dụng mức giá này nhưng tối đa không quá 03 lần. Các trường hợp “thay băng vết thương có chiều dài trên 15 cm đến 30 cm” thực hiện theo quy định của Thông tư 37.
4. Đối với một số dịch vụ siêu âm, chụp X quang đặc thù:
a) Dịch vụ "Chụp X quang ổ răng", hoặc "Chụp X quang cận chóp” tạm thời áp dụng mức giá như sau:
- Chụp X quang thường: áp dụng mức giá 12.000 đồng/phim từ ngày 01/3/2016.
- Chụp X quang số hóa: áp dụng mức giá 17.000 đồng/phim từ ngày 01/3/2016.
b) Khi thực hiện các dịch vụ siêu âm tại giường, chụp X quang tại giường hoặc tại phòng mổ: tạm thời áp dụng mức giá siêu âm, chụp X quang theo vị trí và theo phim đã được quy định tại Thông tư 37.
5. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương kể từ ngày 01/3/2016.
6. Giải thích một số ký tự trong một số dịch vụ quy định tại Thông tư 37:
a) Tên các dịch vụ có chứa ký tự "/" hoặc “.”: là các dịch vụ được áp dụng cùng một mức giá. Ví dụ: Dịch vụ "Chọc hút hạch/ u/ áp xe/ các tổn thương khác dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính" thì: dịch vụ “Chọc hút hạch dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính” hoặc dịch vụ “Chọc hút u dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính”... đều áp dụng cùng một mức giá từ 01/3/2016 là 675.000 đồng
b) Tên các dịch vụ có chứa ký tự “+”: là thực hiện đồng thời các dịch vụ này. Ví dụ: dịch vụ “Soi bàng quang + chụp thận ngược dòng” có nghĩa là soi bàng quang và chụp thận ngược dòng.
c) Tên các dịch vụ có chứa ký tự “+/-”: là có hoặc không thực hiện các dịch vụ này trong cùng một thời điểm nhưng đều được thực hiện cùng một mức giá. Ví dụ: dịch vụ “Soi ruột non +/- sinh thiết” có nghĩa là dịch vụ Soi ruột non có hoặc không có sinh thiết đều áp dụng cùng một mức giá.
d) Tên các dịch vụ có chứa ký tự “,”: là thực hiện một hoặc hai hoặc đồng thời tất cả các kỹ thuật này đều áp dụng cùng một mức giá. Ví dụ dịch vụ “Phẫu thuật nội soi mở các xoang sàng, hàm, trán, bướm”: Phẫu thuật nội soi mở các xoang sàng hoặc Phẫu thuật nội soi mở các xoang sàng và hàm, hoặc Phẫu thuật nội soi mở các xoang sàng, hàm, trán, trán, bướm ... đều áp dụng cùng một mức giá là 6.230.000 đồng từ ngày 01/3/2016.
7. Áp dụng mức giá của Thông tư 37 trong một số trường hợp
a) Trường hợp có sự trùng lặp về dịch vụ kỹ thuật thực hiện như sau:
- Trường hợp có sự trùng lặp về dịch vụ kỹ thuật trong cùng một chuyên khoa thì áp dụng mức giá của dịch vụ kỹ thuật có mức giá thấp hơn.
- Trường hợp có sự trùng lặp giữa các chuyên khoa khác nhau thì dịch vụ kỹ thuật thực hiện ở chuyên khoa nào sẽ áp dụng mức giá của dịch vụ kỹ thuật ở chuyên khoa đó.
b) Đối với “Phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch AVF” (số thứ tự 399): tạm thời chỉ áp dụng khi thực hiện Phẫu thuật từ lần thứ 2 trở đi, lần đầu áp dụng mức giá "Nối thông động tĩnh mạch” (số thứ tự 155).
c) Dịch vụ số 1187 "Đặt buồng tiêm truyền dưới da" trong cơ cấu giá dịch vụ này chưa bao gồm vật tư buồng tiêm truyền cấy dưới da nên vật tư này được thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH theo quy định.
8. Đối với các phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện: được áp dụng giá dịch vụ theo hạng của bệnh viện đó.
9. Áp dụng giá dịch vụ kỹ thuật chưa được xếp tương đương:
Đối với các dịch vụ kỹ thuật chưa được quy định mức giá cụ thể tại Thông tư và chưa được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 37 thì tạm thời thực hiện thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH theo mức giá đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016 cho đến khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
10. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phê duyệt danh mục dịch vụ kỹ thuật theo Thông tư 43/TT-BYT của Bộ Y tế: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm khẩn trương báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/6/2016, trước mắt tạm thời thu của người bệnh và thanh toán với Cơ quan BHXH như sau:
a) Đối với các dịch vụ trùng với tên dịch vụ đã được quy định giá tại Thông tư 37 hoặc đã được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện thì được thực hiện theo mức giá đã quy định tại Thông tư 37.
b) Đối với các dịch vụ còn lại: thực hiện theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016.
11. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chưa có tên trong Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT nhưng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép thực hiện và phê duyệt giá theo quy định thì tiếp tục thực hiện theo mức giá đã được phê duyệt. trường hợp dịch vụ này đã được quy định giá tại Thông tư 37 thì được thực hiện theo mức giá đã được quy định tại Thông tư 37. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30/6/2016 để xem xét, bổ sung dịch vụ kỹ thuật và phân loại tại Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT hoặc bổ sung mức giá.
12. Đối với chuyên khoa nhi: do tính đặc thù của chuyên khoa nhi nên có một số dịch vụ kỹ thuật thực hiện trên bệnh nhi phải sử dụng thêm một số loại thuốc, vật tư thuộc danh mục được BHXH thanh toán nhưng chưa có trong định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống nhất với cơ quan BHXH để thanh toán chi phí của các loại thuốc, vật tư này theo thực tế sử dụng và giá đấu thầu theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính), Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế) để phối hợp xem xét giải quyết.
Điều 4. Áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp
1. Các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa được quy định mức giá cụ thể tại Thông tư liên tịch này: áp dụng theo mức giá của các dịch vụ được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện.
2. Các phẫu thuật, thủ thuật chưa được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện đồng thời chưa quy định mức giá cụ thể: áp dụng mức giá tương ứng với từng loại phẫu thuật, thủ thuật tại mục "phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác" của từng chuyên khoa quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Các dịch vụ kỹ thuật mới theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ kỹ thuật còn lại khác chưa được quy định giá: áp dụng mức giá do Bộ Y tế quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. Trình tự, thời hạn quyết định giá và hồ sơ phương án giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
4. Các viện có giường bệnh, trung tâm y tế tuyến tỉnh có chức năng khám bệnh, chữa bệnh. trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh đã được xếp hạng: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương.
5. Các viện có giường bệnh, bệnh xá quân y, đội điều trị chưa được xếp hạng. phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh. phòng khám bác sĩ gia đình. phòng chẩn trị y học cổ truyền. trung tâm y tế tuyến huyện nơi đã tách bệnh viện nhưng có khám bệnh, chữa bệnh. trạm y tế xã, phường, thị trấn. y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học. phòng khám quân y, phòng khám quân dân y, bệnh xá quân dân y. bệnh xá. bệnh viện chưa xếp hạng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
6. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân:
a) Giá khám bệnh, giá ngày giường điều trị: Tổ chức bảo hiểm y tế thống nhất với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân áp dụng mức giá của một trong các hạng bệnh viện quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
b) Các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc Điểm a Khoản này: Tổ chức bảo hiểm y tế thống nhất với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân áp dụng mức giá quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Điều 13. Thanh toán bảo hiểm y tế trong một số trường hợp
...
4. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các dịch vụ kỹ thuật y tế do cán bộ của cơ sở y tế tuyến trên thực hiện theo chương trình chỉ đạo tuyến, các đề án hỗ trợ, nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế:
a) Trường hợp dịch vụ kỹ thuật y tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt giá thì quỹ BHYT thanh toán theo mức giá đã được phê duyệt.
b) Trường hợp dịch vụ kỹ thuật y tế chưa được phê duyệt giá thì quỹ BHYT thanh toán theo giá dịch vụ của cơ sở chuyển giao kỹ thuật đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Cơ sở y tế tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật có trách nhiệm thông báo với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện theo chương trình, đề án, đồng thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật và giá dịch vụ y tế để làm cơ sở thực hiện khi tiếp nhận kỹ thuật y tế này và thanh toán BHYT.
Điều 18. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện theo lộ trình sau:
...
5. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2, cơ sở thực hiện xã hội hóa của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được tính đầy đủ các yếu tố chi phí quy định tại Khoản 3 Điều này và có tích lũy để đầu tư phát triển. Mức tích lũy tối đa không quá 10% chi phí của dịch vụ và được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.