1.1. Trường hợp người bệnh đến để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (DVKT) đã được chỉ định (như: chạy thận nhân tạo chu kỳ, phục hồi chức năng, châm cứu...): Chi thanh toán tiền DVKT, không thanh toán tiền khám bệnh.
1.3. Trường hợp người bệnh tiếp tục phải điều trị ngoại trú ngay sau khi kết thúc đợt điều trị nội trú theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú thì không tính tiền khám bệnh cho đợt cấp thuốc đó.
Tiết a, Điểm 2, Mục II Công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Thông tư 37. Không áp dụng mức giá tiền giường Hồi sức tích cực, Hồi sức cấp cứu đối với trường hợp người bệnh nằm giường hồi tỉnh sau phẫu thuật.
1.6. Đối với tiền giường bệnh ban ngày: BHXH Việt Nam sẽ có hướng dẫn sau khi có văn bản của Bộ Y tế.
2.1. Trường hợp chỉ định chụp CT-Scanner có thuốc cản quang đồng thời tại 02 vị trí trên cơ thể (như chụp CT-Scanner ngực và CT-Scanner bụng): thanh toán như sau:
- Trường hợp sử dụng 02 ống thuốc để chụp cho 02 vị trí thì thanh toán 02 lần theo mức giá của chụp có sử dụng thuốc cản quang.
- Trường hợp sử dụng máy hút đờm thông thường: thanh toán theo số lần chỉ định và thực hiện tương ứng với số lượng ống hút sử dụng (định mức 01 ống hút/01 lần hút);
2.3. Dịch vụ Bóp bóng Ambu: thanh toán trong trường hợp hồi sức sơ sinh sau đẻ.
2.5. Đối với dịch vụ kỹ thuật Nội soi Tai Mũi Họng: Thanh toán dịch vụ Nội soi Tai Mũi Họng khi cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nội soi cả 03 bộ phận (có in hình ảnh của 03 bộ phận đó). Trường hợp chỉ thực hiện Nội soi Tai hoặc Nội soi Mũi hoặc Nội soi Họng thì thực hiện thanh toán theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/01/2015.
Đối với xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm: Trường hợp phương pháp nhuộm trước đó chưa cho kết quả chẩn đoán xác định mô bệnh học thì phương pháp nhuộm tiếp theo thanh toán theo mức giá được phê duyệt.
Ví dụ: Soi tươi tìm ký sinh trùng, vi nấm, đơn bào đường ruột, trứng giun sán trong phân thì thanh toán 01 lần dịch vụ Ký sinh trùng/Vi nấm soi tươi (số thứ tự 1674 Thông tư 37).
Các DVKT quy định tại Thông tư 37 được xây dựng giá có định mức cơ cấu giá quy định tại các Quyết định của Bộ Y tế (Quyết định số 355/QĐ-BYT ngày 09/02/2012, Quyết định số 508/QĐ-BYT ngày 20/02/2012 và Quyết định số 3955/QĐ-BYT ngày 22/9/2015) và được bổ sung thêm 02 yếu tố tiền phụ cấp, tiền lương. Nguyên tắc thanh toán đối với các dịch vụ phiên tương đương không thay đổi so với trước khi thực hiện Thông tư 37. Lưu ý một số điểm sau:
- Các DVKT Thở máy, Hút dẫn lưu khoang màng phổi bằng máy hút áp lực âm liên tục đã tính đủ chi phí cho 24 giờ.
- Phẫu thuật được thực hiện tại nhiều vị trí cơ thể hoặc vùng giải phẫu khác nhau: số lượng phẫu thuật được thanh toán tương ứng với số vị trí cơ thể hoặc vùng giải phẫu được phẫu thuật, nguyên tắc thanh toán theo hướng dẫn tại Tiết b, Điểm 3.4, Mục II Công văn số 824/BYT-KH-TC. Ví dụ: Phẫu thuật nối gân được thực hiện đồng thời ở tay và chân thì được tính là 02 Phẫu thuật nối gân, 01 phẫu thuật thanh toán bằng 100% mức giá, 01 phẫu thuật thanh toán bằng 50% hoặc 80% mức giá tùy thuộc vào kíp phẫu thuật.
- Các DVKT thuộc các chuyên khoa không nêu tên tại Điểm 7 Công văn số 7117/BYT-KH-TC ngày 27/9/2016 của Bộ Y tế: chỉ thanh toán khi đã được Bộ Y tế xếp tương đương hoặc có tên trong Phụ lục kèm theo Công văn số 7117/BYT-KH-TC.
Điểm a, Mục 6 và Điểm b, Mục 8 Công văn số 7117/BYT-KH-TC ngày 27/9/2016 của Bộ Y tế và một số DVKT chụp X quang: BHXH các tỉnh thực hiện mã hóa và thanh toán theo mức giá lại các Phụ lục gửi kèm Công văn này (Phụ lục 02, Phụ lục 03, Phụ lục 04 gửi kèm).
- Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A tham gia BHYT liên tục đủ 5 năm vào ngày 31/12/2015. Ngày 01/8/2016, Ông A mang hóa đơn chứng từ đến cơ quan BHXH đề nghị thanh toán phần cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT vượt quá 6 tháng lương cơ sở. Tổng chi phí cùng chi trả của Ông A từ ngày 01/01/2016 đến ngày 01/8/2016 là 20.000.000 đồng. Khi đó Ông A sẽ được thanh toán lại số tiền cùng chi trả là: 20.000.000 đồng - 7.260.000 đồng = 12.740.000 đồng và được cơ quan BHXH cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm kể từ ngày 01/8/2016.
4.2. Trường hợp người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục tự đi khám, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám, chữa bệnh được thông tuyến, chi phí cùng chi trả (5%, 20%) được cộng dồn để xác định số tiền cùng chi trả trong năm.
II. Áp dụng mức giá trong một số trường hợp cụ thể
Bộ Y tế hướng dẫn việc triển khai thực hiện trong một số trường hợp cụ thể như sau:
...
2. Đối với dịch vụ ngày giường bệnh
a) Áp dụng mức giá ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU) quy định tại Phụ lục II của Thông tư 37 trong các trường hợp sau:
- Đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I hoặc hạng II đã thành lập khoa Điều trị tích cực, khoa chống độc, các khoa này nếu có đầy đủ các điều kiện để hoạt động theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc.
- Trường hợp đơn vị chưa thành lập khoa Điều trị tích cực nhưng khoa Hồi sức cấp cứu có một số giường được sử dụng để điều trị tích cực, một số giường bệnh sau hậu phẫu của các phẫu thuật nặng như tim mạch, ung thư, nhi, bỏng nếu các giường bệnh này đáp ứng được yêu cầu về trang bị cho giường điều trị tích cực quy định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 nêu trên.
- Chỉ thanh toán chi phí ngày điều trị hồi sức tích cực (ICU) khi người bệnh nằm tại các giường này với các bệnh lý cần được chăm sóc, điều trị và theo dõi theo quy chế hồi sức tích cực/ hồi sức cấp cứu. Các trường hợp còn lại chỉ được áp dụng mức giá ngày điều trị hồi sức cấp cứu quy định tại dịch vụ số 2 Phụ lục số 2 của Thông tư 37.
II. Áp dụng mức giá trong một số trường hợp cụ thể
Bộ Y tế hướng dẫn việc triển khai thực hiện trong một số trường hợp cụ thể như sau:
...
3. Đối với dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm: quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 37 và được áp dụng chung cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
3.4. Hướng dẫn thanh toán trong một số trường hợp cụ thể:
...
b) Trong trường hợp thực hiện nhiều can thiệp trong cùng một lần phẫu thuật, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện thanh toán theo giá của dịch vụ kỹ thuật phức tạp nhất, có mức giá cao nhất và các dịch vụ kỹ thuật khác phát sinh trong cùng một lần phẫu thuật được thanh toán như sau:
- Bằng 50% giá của các dịch vụ kỹ thuật phát sinh nếu kỹ thuật đó vẫn do 1 kíp phẫu thuật thực hiện.
Ví dụ ngày 01/3/2016, người bệnh có chỉ định thực hiện 2 phẫu thuật là “Phẫu thuật cắt dạ dày” (dịch vụ số 449 có mức giá là 5.616.000 đồng) và “Phẫu thuật nạo vét hạch” (dịch vụ số 488 có mức giá là 2.993.000 đồng). Hai phẫu thuật này thực hiện trong cùng một lần phẫu thuật và do 1 kíp phẫu thuật thực hiện nên mức thu và thanh toán với Cơ quan bảo hiểm là: 5.616.000 đồng + 50% x 2.993.000 đồng = 7.082.500 đồng.
- Bằng 80% giá của các dịch vụ kỹ thuật phát sinh nếu kỹ thuật đó phải thay kíp phẫu thuật khác để thực hiện.
Ví dụ ngày 01/3/2016, người bệnh có chỉ định thực hiện 2 phẫu thuật là “Phẫu thuật lấy máu tụ trong sọ” (dịch vụ số 370 có mức giá là 4.050.000 đồng) và “Phẫu thuật nối gân” (dịch vụ số 559 có mức giá là 2.369.000 đồng). Hai phẫu thuật này thực hiện trong cùng một lần phẫu thuật nhưng do 2 kíp phẫu thuật thực hiện nên mức thu và thanh toán với Cơ quan bảo hiểm là 4.050.000 đồng + 80% x 2.369.000 đồng = 5.945.200 đồng.
- Trường hợp dịch vụ phát sinh là các thủ thuật thì thanh toán 100% giá của dịch vụ phát sinh.
Ví dụ: Người bệnh có chỉ định thực hiện 2 thủ thuật là “Mở khí quản” (dịch vụ số 120 có mức giá 650.000 đồng) và “Nắn, bó bột xương đùi” (dịch vụ số 529 có mức giá 564.000 đồng). Trong trường hợp này mặc dù cùng một lần thực hiện dịch vụ nhưng là 2 thủ thuật nên mức thu và thanh toán với Cơ quan bảo hiểm là tổng mức giá của 2 dịch vụ: 650.000 đồng + 564.000 đồng = 1.214.000 đồng.
7. Các dịch vụ kỹ thuật chưa phiên tương đương thuộc các chuyên khoa Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Nội tiết, Hóa sinh, Tạo hình thẩm mỹ và Nhi khoa: tạm thời áp dụng theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016 (nếu có) đến khi có quy định phiên tương đương.
6. Thanh toán đối với một số dịch vụ không có trong danh mục dịch vụ kỹ thuật của Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT:
a) Trường hợp đã được quy định giá tại Thông tư 37: Trong thời gian chờ Bộ Y tế ban hành bổ sung danh mục dịch vụ kỹ thuật và bổ sung phân loại phẫu thuật, thủ thuật, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thu của người bệnh và thanh toán với Cơ quan BHXH theo mức giá đã quy định tại Thông tư 37.
Gồm các dịch vụ sau: Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối, thủ thuật cắt phymosite, Đặt buồng tiêm truyền dưới da, Chụp Angiography mắt, CRP định lượng, phản ứng CRP, Xentonic/sắc tố mật/muối mật/Urobilinogen, HBsAg, thời gian đông máu.
...
8. Các dịch vụ kỹ thuật thuộc các chuyên khoa không nêu tại điểm 7 trên đây, chưa được Bộ Y tế phiên tương đương thì thực hiện thanh toán như sau:
...
b) Dịch vụ kỹ thuật chưa phiên tương đương (tại Phụ lục kèm theo): áp dụng mức giá tương ứng với từng loại phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 37 cho đến khi Bộ Y tế ban hành Quyết định tương đương.
Điều 5. Hình thức kê đơn thuốc
...
3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh tiếp tục phải Điều trị ngoại trú ngay sau khi kết thúc việc Điều trị nội trú:
a) Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh chỉ cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định Điều trị) tiếp vào Bệnh án Điều trị nội trú đồng thời kê đơn (sao chỉ định Điều trị) vào Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
b) Trường hợp người kê đơn thuốc tiên lượng người bệnh cần tiếp tục Điều trị trên 07 (bảy) ngày thì phải chuyển sang Điều trị ngoại trú (làm bệnh án Điều trị ngoại trú) ngay sau ngày kết thúc Điều trị nội trú, việc kê đơn thuốc thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 13. Thanh toán bảo hiểm y tế trong một số trường hợp
...
2. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh không xuất trình thẻ BHYT:
...
b) Tổ chức Bảo hiểm xã hội căn cứ danh sách số trẻ đã được khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở y tế chuyển đến, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc cấp thẻ BHYT cho trẻ. Trường hợp chưa được cấp thẻ thì hướng dẫn cấp thẻ, sau đó trừ chi phí khám bệnh, chữa bệnh vào nguồn kinh phí được sử dụng của cơ sở y tế ghi trên thẻ BHYT của trẻ đó. Trường hợp xác định trẻ đã được cấp thẻ thì trừ vào nguồn kinh phí được sử dụng của cơ sở y tế nơi trẻ đó đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
File gốc của Công văn 4262/BHXH-CSYT năm 2016 giải quyết vướng mắc trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành đang được cập nhật.