Mẫu Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài (giữa người lao động và doanh nghiệp)
1. Giới thiệu
Theo khoản 1 Điều 21 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định: “Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Sử dụng Hợp đồng này trong trường hợp:
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam sang làm việc ở nước ngoài
Để sử dụng hợp đồng này cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– CMND/CCCD của người lao động Việt Nam
– Thông tin của Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc
2. Biểu mẫu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***********
… … …, Ngày … tháng … năm … …
HỢP ĐỒNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
(Giữa người lao động và doanh nghiệp)
Hợp đồng đi làm việc có thời hạn tại nước … … …
Hôm nay, ngày … tháng … năm … …
Chúng tôi gồm:
1. Tên doanh nghiệp Việt Nam: ……………………………………….
– Đại diện là Ông, Bà: …………………………………………………………………………
– Chức vụ: …………………………………………………………………………………………
– Địa chỉ cơ quan: ………………………………………………………………………………
– Điện thoại: …………………………………………………………………
2. Họ và tên người lao động: …………………………………………..
– Ngày sinh: …………………………………………………………………
– Số hộ chiếu: ……………………………………………………………….
– Ngày cấp: ………………………………………………………………….
– Số CMND/CCCD: …………………………………………………………
– Ngày cấp: ………………………………………………………………….
– Nơi cấp: ……………………………………………………………………
– Địa chỉ trước khi đi: ……………………………………………………….
– Nghề nghiệp trước khi đi: ………………………………………………….
– Khi cần báo tin cho: ………………………………………………………..
– Địa chỉ: ……………………………………………………………………..
Hai bên thỏa thuận và cam kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:
ĐIỀU 1. THỜI HẠN VÀ CÔNG VIỆC CỦA HỢP ĐỒNG:
– Thời hạn hợp đồng: ……………………………………………………..
– Thời gian thử việc: ………………………………………………………
– Thời gian làm việc: ……………………………………………………..
– Nước đến làm việc: ……………………………………………………..
– Nơi làm việc của người lao động: ………………………………………
– Loại công việc: ………………………………………………………….
– Thời gian làm việc được tính từ khi chủ sử dụng lao động bố trí việc làm.
ĐIỀU 2. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG:
A – Quyền lợi:
1. Tiền lương theo hợp đồng mà doanh nghiệp Việt Nam ký với tổ chức kinh tế nước ngoài: … … …/ tháng.
2. Tiền lương làm thêm giờ: ………………………………………
3. Tiền thưởng: ……………………………………………………
4. Chi trả lương: ……………………………………………………………………
5. Điều kiện ăn, ở: …………………………………………………………………
6. Được hưởng bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội: ……………………………
7. Trong thời gian làm việc tại nước ngoài lao động bị ốm nặng: sẽ do …………………….. chịu tiền viện phí.
8. Được cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động: ……………………………………………………
9. Chi phí vé đi và về và chi phí đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động: ………………………………………………………………..
B – Nghĩa vụ của người lao động:
1. Người lao động phải qua kiểm tra sức khỏe và làm hồ sơ gồm: lý lịch có xác nhận của cấp phường, thị trấn, xã, mẫu đơn xin cấp hộ chiếu được cấp tỉnh đồng ý cho xuất cảnh.
2. Thực hiện đầy đủ các điều kiện thuộc trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động trong các hợp đồng đã ký kết: giữa doanh nghiệp Việt Nam với người lao động và tổ chức kinh tế nước ngoài.
3. Tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do người lao động gây ra trong thời gian sống làm việc tại …………………………………………………
4. Phải nộp cho doanh nghiệp Việt Nam trước khi đi một khoản tiền sau:
Tiền đặt cọc theo quy định là: ………………………………………………..
Tiền phí dịch vụ:
– Tiền bảo hiểm xã hội: ………………………………………………………..
– Tiền mua hộ một lượt vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc (nếu có) ………………………………………………………
– Các khoản phí khác: …………………………………..
5. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước đến làm việc, nội quy, quy chế, chế độ làm việc của doanh nghiệp tiếp nhận lao động.
6. Không được tham gia các hoạt động chính trị hoặc hội họp bấp hợp pháp, không được đình công hoặc vận động, đe dọa, lôi kéo người khác đình công trái pháp luật.
7. Thực hiện đúng thời gian làm việc ở doanh nghiệp, xí nghiệp được chỉ định cho đến khi hết hạn hợp đồng, không được bỏ trốn sang làm việc ở doanh nghiệp khác. Khi kết thúc hợp đồng phải về nước không ở lại bất hợp pháp. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng, phải bồi hoàn thiệt hại cho doanh nghiệp, mức độ bồi thường theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và nước đến làm việc.
ĐIỀU 3. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
A – Quyền hạn:
1. Được thu các khoản tiền theo quy định tại mục B Điều 2 trên đây.
2. Giám đốc doanh nghiệp có quyền thi hành kỷ luật với các hình thức phê bình; cảnh cáo hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với người vi phạm hợp đồng và yêu cầu người lao động phải bồi thường mọi chi phí và thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra (nếu có).
B – Trách nhiệm:
1. Hồ sơ làm thủ tục xuất cảnh, thủ tục với phía đối tác xin visa, mua vé máy bay, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, giáo dục định hướng bắt buộc cho người lao động trước khi đi ra nước ngoài.
2. Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo Điều 2 mục A hợp đồng này.
3. Giám sát xí nghiệp tiếp nhận, sử dụng lao động về việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng lao động đã ký bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm giữ khoản tiền đặt cọc, đảm bảo khi người lao động về nước nếu không gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải hoàn trả lại cho người lao động kể cả tiền lãi, trả sổ BHXH, sổ lao động cho người lao động.
5. Quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, trực tiếp giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh từ khi đưa đi đến khi thanh lý hợp đồng, chuyển trả về nơi trước khi đi.
ĐIỀU 4. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Hai bên thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng, trường hợp một trong hai bên vi phạm sẽ bị xử phạt theo pháp luật hiện hành, quy trách nhiệm bồi thường vật chất theo mức độ thiệt hại do mỗi bên gây ra.
ĐIỀU 5. GIA HẠN HỢP ĐỒNG
Trường hợp, hợp đồng giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận được gia hạn thì doanh nghiệp Việt Nam và người lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các khoản ghi tại Điều 2, Điều 3 của hợp đồng này.
ĐIỀU 6. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở hợp đồng này được giải quyết trước hết bằng thương lượng, hòa giải giữa hai bên; trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì giải quyềt theo pháp luật Việt Nam.
ĐIỀU 7. HIỆU LỰC THI HÀNH
Hợp đồng này được làm thành hai bản, một bản do doanh nghiệp giữ, một bản do người lao động giữ để thực hiện, có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn … năm.
Hai bên đại diện doanh nghiệp và người lao động đã đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trên đây nhất trí ký tên.
NGƯỜI LAO ĐỘNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP (Ký tên, đóng dấu) |