BỘ NỘI VỤ-BỘ TƯ PHÁP-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02-TTLN | Hà Nội , ngày 17 tháng 9 năm 1993 |
Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21-4-1993, Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 28-1-1989, Nghị định số 30-CP ngày 2-6-1993 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên, chỉ thị 266-TTg ngày 2-6-1993 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai việc bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự đã quy định vấn đề thi hành án dân sự và vấn đề cưỡng chế cũng như bảo vệ trật tự khi cưỡng chế thi hành án dân sự.
Để bảo đảm thực hiện đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp luật về bảo vệ trật tự khi cưỡng chế thi hành án, nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự trong tình hình mới, sau khi thống nhất ý kiến với Toà án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm cụ thể sau đây:
Trong thông báo cần ghi rõ:
- Thời gian địa điểm tiến hành cưỡng chế;
- Biện pháp cưỡng chế;
- Đối tượng bị cưỡng chế;
- Những khả năng xấu có thể xảy ra;
- Nhu cầu về lực lượng bảo vệ và các lực lượng tham gia bảo vệ trật tự khi cưỡng chế thi hành án.
Thông báo cũng phải được gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp để thực hiện chức năng kiểm sát và cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi sẽ tiến hành cưỡng chế để Uỷ ban cử người tham gia và phối hợp giúp đỡ khi cần thiết.
Thông báo về việc cưỡng chế thi hành án cần được gửi cho những cơ quan nói trên chậm nhất là 3 ngày trước ngày cưỡng chế thi hành án dân sự. Nếu chấp hành viên thấy cần phải kê biên tài sản ngay thì không nhất thiết phải báo trước 3 ngày.
Người nhận được thông báo có trách nhiệm giữ bí mật về tổ chức cưỡng chế thi hành án.
Đối với những vụ cưỡng chế thi hành án phức tạp, có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương thì các phòng thi hành án, các đội thi hành án phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan Tư pháp để chủ động phối hợp với cơ quan công an và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp họp bàn và thống nhất phương án bảo vệ trật tự an toàn cho việc cưỡng chế thi hành án, đồng thời báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp để Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo và phối hợp các lực lượng khác tham gia (ví dụ: lực lượng kiểm soát quân sự, dân quân tự vệ...).
Cán bộ chiến sĩ cảnh sát được cử đến bảo vệ trật tự khi cưỡng chế thi hành án có trách nhiệm có mặt từ trước khi bắt đầu đến khi kết thúc việc cưỡng chế thi hành án để làm nhiệm vụ duy trì trật tự và bảo đảm an toàn trong suốt quá trình cưỡng chế thi hành án, tự mình hoặc theo yêu cầu của chấp hành viên áp dụng những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời những người có hành vi gây rối trật tự, cản trở hoặc chống người thi hành công vụ, có lời nói hoặc hành động xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của cán bộ tiến hành cưỡng chế và những người tham gia cưỡng chế thi hành án; khi phát hiện trường hợp phạm tội quả tang thì cán bộ, chiến sĩ cảnh sát phải bắt ngay người phạm tội, lập biên bản và giải ngay đến cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật tố tụng hình sự.
Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phải chấp hành đầy đủ các yêu cầu hợp pháp của chấp hành viên và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc bảo đảm trật tự và an toàn trong quá trình cưỡng chế thi hành án dân sự.
Các cơ quan thi hành án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cảnh sát bảo vệ cưỡng chế thi hành án làm nhiệm vụ.
- Chiến sĩ cảnh sát được phạt tiền đến 20.000 đồng;
- Trưởng công an phường, đội trưởng, đội phó đội cảnh sát bảo vệ được phạt tiền đến 50.000 đồng;
- Trưởng phòng, phó trưởng phòng cảnh sát bảo vệ đến cấp tỉnh, trưởng, phó công an huyện, quận được phạt tiền đến 200.000 đồng.
Trường hợp mức phạt tiền vượt quá thẩm quyền của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát đang làm nhiệm vụ thì chấp hành viên phải lập biên bản về vi phạm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo đúng pháp luật. Mức phạt tiền có thể lên đến 500.000 đồng.
4. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình cưỡng chế thi hành án, kiểm sát các hoạt động của chấp hành viên, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát bảo vệ cưỡng chế, đương sự, cơ quan, đơn vị và cá nhân hữu quan theo quy định tại các Điều 19, 20, 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Nội vụ để chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc phối hợp thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự ở địa phương, có những uốn nắn chấn chỉnh kịp thời bảo đảm cho việc cưỡng chế thi hành án được tiến hành an toàn, có trật tự và đạt kết quả tốt.
Bộ Nội vụ chỉ đạo công an các cấp bố trí lực lượng để thường xuyên bảo đảm thực hiện các yêu cầu của cơ quan thi hành án về bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự.
Thông tư này thay thế thông tư liên ngành số 07-89/TTLN ngày 10 tháng 12 năm 1989 của Toà án nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự.
Từ khóa: Thông tư liên tịch 02-TTLN, Thông tư liên tịch số 02-TTLN, Thông tư liên tịch 02-TTLN của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch số 02-TTLN của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch 02 TTLN của Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 02-TTLN
File gốc của Thông tư liên tịch 02-TTLN năm 1993 hướng dẫn bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 02-TTLN năm 1993 hướng dẫn bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số hiệu | 02-TTLN |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | |
Ngày ban hành | 1993-09-17 |
Ngày hiệu lực | 1993-09-17 |
Lĩnh vực | Tố tụng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |