VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-VKSTC | Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2021 |
CHỈ THỊ
TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM, GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH, VỤ VIỆC DÂN SỰ
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, công tác này vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: Một số vi phạm của Tòa án chưa được Viện kiểm sát phát hiện để thực hiện quyền kháng nghị, số lượng kháng nghị có xu hướng giảm, chất lượng kháng nghị của một số Viện kiểm sát chưa đạt yêu cầu... Những tồn tại, hạn chế nêu trên do một số nguyên nhân như: Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo ở nhiều đơn vị chưa quyết liệt, chưa quan tâm đúng mức; năng lực và tinh thần trách nhiệm của công chức có lúc, có nơi còn hạn chế.
1. Viện trưởng VKSND các cấp trực tiếp phụ trách công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, xác định khâu công tác này là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của đơn vị; thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong công tác kháng nghị; trực tiếp nghe báo cáo, quyết định việc kháng nghị, việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa, phiên họp. Viện trưởng VKSND các cấp, Thủ trưởng đơn vị phải lựa chọn, bố trí công chức có năng lực, trình độ và kinh nghiệm để thực hiện công tác này.
2. VKSND các cấp phối hợp chặt chẽ với Tòa án để nắm rõ số vụ, việc Tòa án thụ lý, giải quyết; nắm chắc số lượng bản án, quyết định do Tòa án gửi đến, phân công công chức nghiên cứu, kiểm sát theo quy định của pháp luật, nhằm phát hiện vi phạm của bản án, quyết định, kịp thời thực hiện quyền kháng nghị. Kiên quyết khắc phục tâm lý nể nang, ngại va chạm, dẫn đến bỏ lọt vi phạm hoặc nhận thức, áp dụng pháp luật thiếu chính xác dẫn đến quyết định kháng nghị không đủ căn cứ hoặc không cần thiết.
4. Về công tác kháng nghị phúc thẩm
4.2. VKSND cấp trên trực tiếp có nhiệm vụ bảo vệ kháng nghị của VKSND cấp dưới, khi phát hiện kháng nghị không có căn cứ hoặc trường hợp cần thu thập tài liệu, chứng cứ mới thì trực tiếp trao đổi với VKSND cấp dưới đã ban hành kháng nghị về hướng giải quyết. Khi nhận được bản án, quyết định sơ thẩm do VKSND cấp dưới chuyển đến cùng với phiếu kiểm sát của VKSND cấp dưới về việc nhất trí với bản án, quyết định sơ thẩm hoặc đề xuất kháng nghị, VKSND cấp trên trực tiếp phải thụ lý, phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên nghiên cứu.
5. Về công tác kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
5.2. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9); Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10); Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12) VKSND tối cao phối hợp với các đơn vị liên quan và các VKSND cấp cao cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; phấn đấu tỷ lệ giải quyết đơn đạt và vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội và quy định của Ngành.
5.4. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ thuộc TAND tối cao và các TAND cấp cao để nắm tình hình tiếp nhận và kết quả giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; bảo đảm việc giải quyết đơn đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính và văn bản hướng dẫn của liên ngành TAND tối cao, VKSND tối cao.
6. Vụ 9 và Vụ 10 thuộc VKSND tối cao chịu trách nhiệm phối hợp với VKSND cấp dưới tổng hợp, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong toàn Ngành về công tác kháng nghị vụ án hành chính, vụ việc dân sự; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, giải đáp kịp thời những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án, vụ việc cụ thể và trong hoạt động nghiệp vụ.
8. Hằng năm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về phương pháp, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định nhằm phát hiện vi phạm và kỹ năng thực hiện thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cho đội ngũ công chức được phân công nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự trong toàn Ngành.
10. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng các VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện trưởng VKSND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Chỉ thị có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Chỉ thị số 10/CT-VKSTC ngày 06/4/2016./.
- Lãnh đạo VKSND tối cao (để chỉ đạo thực hiện);
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Viện trưởng VKSND cấp cao;
- Viện trưởng VKSND cấp tỉnh;
- Viện trưởng VKSND cấp huyện;
- Lưu: VT, Vụ 10.
VIỆN TRƯỞNG
Lê Minh Trí
File gốc của Chỉ thị 07/CT-VKSTC năm 2021 về tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 07/CT-VKSTC năm 2021 về tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số hiệu | 07/CT-VKSTC |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành | 2021-08-06 |
Ngày hiệu lực | 2021-08-06 |
Lĩnh vực | Tố tụng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |