Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Thương mại » Công văn 1738/QLCL-CL1
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

V/v trả lời kiến nghị về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2015

Kính gửi: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

1. Về kiến nghị “bãi bỏ quy định chỉ cấp chứng nhận ATTP (H/C) vào EU đối với lô hàng có nguồn gốc nguyên liệu hải sản nhập khẩu từ tàu khai thác/cơ sở sơ chế có EU code hoặc được kiểm tra, chứng nhận bởi Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu đáp ứng yêu cầu tương đương với EU”:

khoản 2 Điều 41 Luật An toàn thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu là phải “phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu”. Do đó, lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU phải đáp ứng quy định của EU.

- Trong báo cáo kết quả thanh tra tại Việt Nam (Mục 5.2 trong báo cáo số DG(SANCO) 2009-8056-MR FINAL và Mục 5.6.4 trong báo cáo số DG(SANCO) 2014-7147-MR FINAL), cơ quan thẩm quyền EU đã khuyến cáo cơ quan thẩm quyền Việt Nam (NAFIQAD) về việc yêu cầu nguyên liệu nhập khẩu (để chế biến xuất khẩu vào EU) phải được chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào EU.

- Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, nhiều nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam như Malaysia, Đài Loan,... cũng yêu cầu lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các nước này để chế biến, xuất khẩu vào EU phải được sản xuất tại các cơ sở được EU công nhận. Cụ thể:

+ Ngày 18/5/2015, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đã có công thư số 15081PG/KT đề nghị NAFIQAD khi kiểm tra, chứng nhận cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Đài Loan (để chế biến, xuất khẩu vào EU) phải được sản xuất tại cơ sở trong danh sách được EU công nhận và công bố trên trang web chính thức của cơ quan thẩm quyền EU.

2. Về kiến nghị “sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT - cho quy định về tỷ lệ lấy mẫu”, cụ thể:

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật An toàn thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu là phải “phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu”. Hiện tại, có 45 trên tổng số hơn 120 nước nhập khẩu có quy định doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào nước họ phải được cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm của Việt Nam chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và lấy mẫu thẩm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dự kiến xuất khẩu vào thị trường tương ứng. Do vậy, việc lấy mẫu thẩm tra là yêu cầu của 45 trên tổng số hơn 120 nước nhập khẩu mà Việt Nam phải tuân thủ. Theo thông lệ quốc tế và quy định của các nước nhập khẩu, việc lấy mẫu thẩm tra nhằm mục đích kiểm chứng quá trình sản xuất có thực sự đảm bảo an toàn thực phẩm hay không, do vậy, mẫu thẩm tra được lấy trong quá trình sản xuất chứ không lấy mẫu từ lô hàng xuất khẩu. Hơn nữa, việc lấy mẫu thẩm tra lô hàng sản xuất sẽ giúp cấp giấy chứng nhận cho lô hàng xuất khẩu ngay trong ngày doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thay vì phải đợi kết quả kiểm nghiệm mẫu nhiều khi lên đến 5 ngày.

- Kết quả kiểm tra thực tế của NAFIQAD từ thời điểm Thông tư 48 có hiệu lực (ngày 26/12/2013) tới thời điểm 15/6/2015 cho thấy: Số mẫu do NAFIQAD kiểm nghiệm theo Thông tư 48 đối với các cơ sở trong danh sách ưu tiên đã giảm 30% so với Thông tư 55 trước đây, không phải là tăng 1.2-1.5 lần như ý kiến của VASEP.

Sau khi Thông tư 48 có hiệu lực, NAFIQAD đã có văn bản số 231/QLCL-CL1 ngày 18/02/2014 gửi Tổng cục Thủy sản đề nghị hướng dẫn, quy định về các hệ thống chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (như Global GAP, BAP, ASC,...) được coi là tương đương với VietGAP. Theo trả lời của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014 quy định về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác được coi là tương đương với VietGAP để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Chế độ kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở cũng như tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra trong Thông tư 48 đã thể hiện theo đúng nội dung VASEP đề nghị, cụ thể:

- Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra nêu trên cũng đã theo hướng công nhận và khuyến khích các doanh nghiệp làm tốt, thể hiện ở chỗ: Cơ sở xếp hạng đặc biệt chỉ phải lấy mẫu thẩm tra 2-5%, cơ sở hạng 1 lấy mẫu thẩm tra 10-15%, cơ sở hạng 2 lấy mẫu thẩm tra 20-25%.

a. Đề nghị “sửa đổi, điều chỉnh khung lỗi trong bảng đánh giá (checklist) cho phù hợp, theo hướng đảm bảo các cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học”'.

b. Đề nghị “sửa đổi, điều chỉnh cấu trúc xếp hạng cơ sở chế biến theo hướng khuyến khích các DN làm tốt hơn trong hoạt động kiểm soát ATTP của nhà máy. Quy định về đánh giá xếp loại đảm bảo là để có cái mốc, có tính định hướng và mang tính chất cảnh báo để DN tuân thủ và cải thiện, thúc đẩy DN phấn đấu nâng cao năng lực và hướng tới mục tiêu ngày càng hoàn thiện hơn”:

Trong biểu mẫu kiểm tra, đánh giá của Thông tư 48 đã có nội dung về các sai lỗi còn tồn tại của các cơ sở, đồng thời có ghi thời hạn khắc phục. Như vậy, đã bảo đảm mốc và định hướng để doanh nghiệp cải thiện, khắc phục sai lỗi để ngày càng hoàn thiện hơn.

- Việc phân loại các cơ sở theo quy định tại Thông tư 48 đã đảm bảo mục tiêu tập trung kiểm soát các cơ sở yếu kém theo đúng kiến nghị của VASEP, cụ thể: Đối với cơ sở xếp hạng 1 (rất tốt) và hạng 2 (tốt) chỉ phải kiểm tra 1 lần trong 1 năm; nhưng các cơ sở xếp hạng 3 được kiểm tra tần suất nhiều hơn (1 lần trong 6 tháng, tức là 2 lần trong 1 năm), cơ sở xếp hạng 4 sẽ bị kiểm tra trong thời gian tối đa 3 tháng kể từ ngày kiểm tra trước đó.

(chi tiết xem tại Phụ lục kèm theo)

- Kết quả lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp của NAFIQAD về biểu mẫu của Thông tư 48 (sau cuộc họp ngày 19/2/2014 với Bộ trưởng) cho thấy: 443 doanh nghiệp chiếm 90.6% trong tổng số 489 doanh nghiệp có ý kiến) cho rằng biểu mẫu Thông tư 48 là hợp lý; chỉ có 46 doanh nghiệp (chiếm 9.4%) cho rằng biểu mẫu chưa hoàn toàn hợp lý. Như vậy, đa số các doanh nghiệp ủng hộ biểu mẫu hiện nay tại Thông tư 48.

4. Về kiến nghị: “sửa đổi Thông tư 48/2013 - cho quy định về thu phí”, cụ thể:

Điều 48 Luật ATTP”:

khoản 3 Điều 48 Luật An toàn thực phẩm: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu, kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu, kiểm nghiệm. Việc lấy mẫu, kiểm nghiệm để thẩm tra an toàn thực phẩm đối với doanh nghiệp trong danh sách ưu tiên hoặc lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp ngoài danh sách ưu tiên để cấp chứng nhận cho các lô hàng xuất khẩu là yêu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu cụ thể. Việc doanh nghiệp chủ động lựa chọn thị trường xuất khẩu là hoàn toàn tự nguyện dựa trên nhu cầu và lợi ích của từng doanh nghiệp. Do đó, việc thu phí lấy mẫu kiểm nghiệm thủy sản xuất khẩu theo các chỉ tiêu ATTP mà thị trường nhập khẩu yêu cầu là tuân thủ đúng qui định tại khoản 3 Điều 48 Luật ATTP nêu trên.

b. Đề nghị “sửa đổi quy định tại Điều 37, 38 của TT48 theo hướng Bộ NNPTNT quy định và phân rõ các hạng mục công việc thuộc trách nhiệm kiểm tra-thẩm tra ATTP của Bộ NNPTNT sẽ do CQTQ của Bộ NNPTNT chi trả”:

Điều 37, 38 của Thông tư 48 đã quy định rõ trách nhiệm của Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận ATTP và chủ hàng hoặc cơ sở sản xuất lô hàng xuất khẩu, trong đó, có việc nộp phí và lệ phí kiểm tra, thẩm định, chứng nhận theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 48.

a. Đề nghị “sửa đổi quy định tại Điều 5, TT48 theo hướng đơn giản hóa hơn nữa thủ tục cấp GCN ATTP cho DN. Trong đó, bao gồm cả việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ này cho các cơ quan vùng của Cục, đồng thời bố trí nguồn lực cụ thể và công khai trên hệ thống để DN biết và tiện liên hệ khi cần thiết”:

- Để đảm bảo tính khách quan, chính xác và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong hệ thống, Cục đã chủ trì tổ chức hoạt động kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp. Hiện nay, các Cơ quan vùng thuộc Cục đã có đủ nguồn nhân lực được đào tạo, do vậy, Cục sẽ có văn bản ủy quyền cho các cơ quan vùng thực hiện kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

- Ngày 03/10/2014, Cục đã có công văn số 1917/QLCL-CL1 ủy quyền Cơ quan Chất lượng Trung bộ, Nam bộ tổ chức kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu tại địa bàn quản lý. Tuy nhiên, nhiều cơ sở không tuân thủ đúng thời gian đăng ký theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hạn), Cục đã phải ban hành văn bản số 2200/QLCL-CL1 ngày 30/10/2014 thông báo danh sách khoảng 300 cơ sở đã hoặc gần hết hạn hiệu lực Giấy chứng nhận ATTP, đồng thời yêu cầu các cơ sở đăng ký để được kiểm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP theo đúng quy định. Để hoàn thiện hồ sơ đăng ký kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nêu trên, hầu hết các cơ sở đã đồng thời gửi hồ sơ đăng ký xác nhận kiến thức ATTP về Cục/Cơ quan Chất lượng Trung bộ, Nam bộ sau khi Cục có văn bản số 2200/QLCL-CL1, dẫn đến số lượng hồ sơ tăng đột biến, do đó, đã có một số ít trường hợp thời gian kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP bị kéo dài. Kể từ đầu năm 2015 đến nay, không còn trường hợp nào có thời gian kiểm tra, cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP bị kéo dài.

6. Về kiến nghị “một số quy định/thủ tục hành chính khác nữa trong khuôn khổ TT 48/2013/TT-BNNPTNT”, cụ thể:

a. Đề nghị “chỉ bãi bỏ việc ưu tiên đối với thị trường bắt buộc của nước nào bị cảnh báo, hoặc thị trường nào bị cơ quan thẩm quyền cảnh báo thôi, chứ không bỏ ưu tiên với tất cả các thị trường”:

b. Đề nghị “chỉ nên quy định là bị cảnh báo ở mức giới hạn là bao nhiêu phần trăm thì không được nằm trong danh sách ưu tiên đặc biệt”: quy định hiện tại trong Thông tư 48 về việc cơ sở không có lô hàng bị cảnh báo trong thời gian 01 năm để được vào danh sách ưu tiên đặc biệt là phù hợp vì như vậy mới chứng tỏ doanh nghiệp duy trì rất tốt điều kiện bảo đảm ATTP để đưa vào danh sách ưu tiên đặc biệt.

Nội dung này đã được trả lời tại mục 2.b ở trên.

Theo thông lệ quốc tế, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm phải được cấp ngay sau khi lô hàng được thông quan xuất khẩu. Các đoàn thanh tra của EU, Hàn Quốc, Liên bang Nga cũng kiểm tra rất nghiêm ngặt yêu cầu này qua các đợt kiểm tra tại Việt Nam. Việc Thông tư 48 quy định “không quá 2 ngày” là đã căn cứ trên thực tiễn sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, trên tinh thần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.

a. Đề nghị “sửa đổi, bổ sung, làm rõ và chỉ áp dụng mục c Điều 36 đối với các thị trường có yêu cầu kiểm soát nhà nước”:

- Việc sửa đổi, bổ sung Điều 36 là không cần thiết do phạm vi áp dụng đã được quy định tại Điều 1 Thông tư 48.

Khoản 2 Điều 36 Thông tư 48 đã quy định rõ: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới cơ sở. Trường hợp phải kiểm tra đột xuất để thẩm tra, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thực hiện và thông báo kết quả tới cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của cơ sở”.

- Kiểm tra định kỳ được coi là một hoạt động kiểm tra chính thức của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và không báo trước để phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của các nước nhập khẩu, cụ thể, khoản 2 Điều 3, Quy định (EC) 882/2004 của Hội đồng châu Âu về kiểm soát chính thức nêu rõ “Kiểm tra chính thức cần được thực hiện mà không báo trước, ngoại trừ một số trường hợp cần thiết - Official controls shall be carried out without prior warning, except in cases such as audits where prior notification of the feed or food business operator is necessary”.

Điều 68 Luật An toàn thực phẩm, không có nội dung nào quy định kiểm tra phải thông báo trước. Trong thực tế kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp Cơ sở chuẩn bị và ngụy tạo hồ sơ, đối phó với đoàn kiểm tra khi kiểm tra có báo trước, dẫn đến việc đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP của Cơ sở tại thời điểm kiểm tra không phản ánh đúng thực chất các hoạt động bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong suốt thời gian dài giữa 2 lần kiểm tra.

6.4. Đề nghị “bỏ nội dung khống chế về thời gian 24 giờ ra khỏi định nghĩa lô hàng sản xuất vì không phù hợp với nhiều trường hợp thực tế theo khía cạnh đồng nhất của 01 lô hàng cũng như không đúng với định nghĩa tương tự trong và ngoài nước”:

Theo định nghĩa Codex CAC/GL- 50/2004 về hướng dẫn lấy mẫu chung: “A Iot is a definite quantity of some commodity manufactured or produced under conditions, which are presumed uniform”.

Quy định của Australia (A Guideline to Compliance with the Export Control Fish & Fish Products, Orders 2005): “A ‘lot’, when used in relation to processed food, means a quantity of processed food of the same type, processed or packed under essentially the same conditions, during a particular period of time interval not generally exceeding 24 hours, and usually from a particular processing or packing line or other identifiable processing or packing line.”

Như vậy, quy định “Lô hàng sản xuất” nêu tại Thông tư 48 phù hợp thông lệ quốc tế (tương tự quy định của Australia và Canada là trong vòng không quá 24h) và thuận lợi hơn so với quy định của USDC Hoa Kỳ (tính theo ca sản xuất). Quy định “Lô hàng sản xuất” nêu tại Thông tư 48 là hoàn toàn phù hợp thông lệ quốc tế và có cơ sở khoa học. Do đó, kiến nghị của VASEP về việc bỏ quy định này là không phù hợp.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 27 Thông tư 48, cơ quan kiểm tra, chứng nhận thống nhất với doanh nghiệp về kế hoạch lấy mẫu thẩm tra. Do vậy, để hạn chế mẫu lưu kho, các doanh nghiệp cần chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho Trung tâm vùng kế hoạch sản xuất và xuất khẩu để sớm thống nhất kế hoạch lấy mẫu thẩm tra.

Cục đã và đang gửi Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở theo đường bưu điện theo đúng quy định hiện hành về cấp và trả giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước. Một số trường hợp doanh nghiệp phản ánh không nhận được và Cục đã phải cấp và gửi lại Giấy chứng nhận. Do việc chuyển phát văn bản theo đường bưu điện có thể bị thất lạc hoặc thời gian kéo dài, nên theo đề nghị của một số cơ sở, Cục đã thực hiện gửi Giấy chứng nhận ATTP theo hình thức khác như chuyển phát nhanh, thư bảo đảm (chi phí do doanh nghiệp chi trả), hoặc cung cấp cho người/đơn vị đại diện được cơ sở ủy quyền đến Cục lấy trực tiếp. Đây hoàn toàn xuất phát từ đề nghị chủ động của doanh nghiệp, không phải là yêu cầu từ phía Cục.

 

- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT. Vũ Văn Tám (để b/c);
- Vụ Pháp chế; Tổng cục Thủy sản;
- PCT. Ngô Hồng Phong;
- Lưu: VT, CL1.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Như Tiệp

PHỤ LỤC:

SO SÁNH QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 48 VỚI CÁC NƯỚC

Biểu mẫu của Việt Nam và EU cùng có 4 mức lỗi là nhẹ (Mi), nặng (Ma), nghiêm trọng (Se) và tới hạn (Cr).

Về mức lỗi của chỉ tiêu đánh giá:

Mức lỗi

Số lượng chỉ tiêu

Việt Nam (tại TT48)

EU

Mi

26

13

Ma

107

84

Se

95

99

Cr

21

47

Như vậy, quy định của VN nhẹ hơn so với EU, cụ thể: khả năng cơ sở bị lỗi Cr và xếp hạng 4 (không đạt yêu cầu) theo Thông tư 48 thấp hơn nhiều so với loại D (không đạt yêu cầu) của EU.

Nhóm chỉ tiêu

Ví dụ một số chỉ tiêu cụ thể

Thông tư 48

EU

Ma, Se, Cr

Se, Cr

Mi, Ma

Ma, Se

Ma

Mi, Ma, Se

Mi, Ma

Mi, Ma, Se

Mi, Ma

Mi, Ma

Ma, Se

Mi, Ma, Se

Ma, Se

Ma, Se

Ma, Se

Ma, Se

Ma, Se

Se

Ma, Se

Se

Ma, Se

Se

Ma, Se

Ma, Se

Ma, Se

Ma, Se, Cr

Ma, Se

Ma, Se

Cr

Cr

Ma, Se

Se

Se, Cr

Cr

Ma, Se

Ma, Se

Mi, Ma

Cr

Ma, Se

Se, Cr

Ma, Se

Ma, Se

Se

Ma, Se

Se, Cr

Se, Cr

Ma, Se

Se

Ma, Se

Se, Cr

Se

Se

Mi, Ma

Ma, Se

Ma, Se

Se

Ma, Se

Se

Ma, Se

Se, Cr

Se, Cr

Cr

Se, Cr

Cr

Ma, Se, Cr

Cr

Ma, Se

Se

Se, Cr

Cr

- 9/35 chỉ tiêu của Thông tư 48 có mức đánh giá cao nhất thấp hơn (nhẹ hơn) so với EU.

Như vậy, mức đánh giá của Thông tư 48 nhẹ hơn so với quy định của EU.

- Về xếp loại cơ sở: Việt Nam và EU cùng phân thành 4 loại (Thông tư 48 phân loại là 1, 2, 3, 4; quy định của EU phân loại thành A, B, C, D), cụ thể:

Xếp hạng

Việt Nam (tại TT48)

EU

1 / A (rất tốt)

2 / B (tốt)

≥ 11, Ma = 0, Se = 0, Cr = 0

≥ 6, Se = 1, Cr = 0

3 /C (đạt yêu cầu)

Mi = NA, Ma = 11, Se ≤ 1, Cr = 0

≥ 11, Se = 3¸4, Cr=0

4 / D (không đạt)

≥ 1 ; Mi, Ma, Se = NA;

≥ 3 ; Mi, Ma, Cr = NA;

≥ 11; Mi, Se, Cr = NA;

≥ 5, Cr = 1

Như vậy, đánh giá chung thì quy định tại Thông tư 48 không nghiêm ngặt hơn so với EU như phản ánh của VASEP.

Xếp hạng

Tần suất kiểm tra tại TT48

Tần suất kiểm tra theo quy định của EU

1 (A)

1 năm/lần

3 tháng/lần

2 (B)

1 năm/lần

1-2 lần/tháng

3 (C)

6 tháng/lần

Hàng tuần

4 (D)

Theo thời hạn khắc phục của cơ quan kiểm tra nhưng không quá 3 tháng

Kiểm tra liên tục đến khi doanh nghiệp lên hạng; không được phép xuất khẩu

Ghi chú

Đối với cơ sở mới được công nhận: Tần suất kiểm tra định kỳ của EU là hàng tuần hoặc 2 tuần/lần trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm (kể cả cơ sở xếp loại A, B).

Như vậy, quy định tại Thông tư 48 hiện nay là nhẹ hơn so với quy định của EU.

TT

Quốc gia

Nội dung quy định

- Đối với mỗi sản phẩm được thẩm tra, lựa chọn ngẫu nhiên tối thiểu 25% tổng số các lô được sản xuất kể từ lần thẩm tra trước đó

- Đối với cơ sở chưa được công nhận: lấy mẫu 100% số lô hàng đăng ký chứng nhận.

(Qui trình kiểm tra Thủy sản xuất khẩu của Bộ phận Thanh tra và Quản lý chất lượng Thủy sản (FIQD) - Tổng Cục Thủy sản Thái Lan (DOF))

Cơ sở loại 1: lấy mẫu thẩm tra 3 tháng 1 lần

- Cơ sở không có tên trong danh sách “đặc quyền”: Lấy mẫu thẩm tra từng lô hàng

 

Sản phẩm theo mức rủi ro

Chế độ thẩm tra

Đặc biệt

Hạng 1

Hạng 2

Sản phẩm rủi ro thấp

Sản phẩm rủi ro cao

Như vậy, tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra phụ thuộc mức nguy cơ của sản phẩm (cao, thấp) và phân loại điều kiện bảo đảm ATTP của doanh nghiệp (đặc biệt, hạng 1, hạng 2). So với thông lệ quốc tế, đối với các doanh nghiệp “đặc biệt”, tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra rất thấp, chỉ là 2% đối với sản phẩm nguy cơ thấp và 5% đối với sản phẩm nguy cơ cao; đối với các doanh nghiệp khác, tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra thấp nhất là 10% đối với sản phẩm nguy cơ thấp (tương ứng với mức tối thiểu của Canada) và cao nhất là 25% (tương ứng mức tối thiểu của Hoa Kỳ).

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật an toàn thực phẩm 2010

Điều 41. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu
...
2. Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật an toàn thực phẩm 2010

Điều 41. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu
...
2. Phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật an toàn thực phẩm 2010

Điều 48. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm
...
3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật an toàn thực phẩm 2010

Điều 68. Trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm
1. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
2. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.
4. Hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử.
b) Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức.
c) Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
5. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Điều 37. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận ATTP
1. Trách nhiệm:
a) Đăng ký với Cơ quan kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại Thông tư này để được kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận ATTP. chấp hành việc thẩm định, kiểm tra theo kế hoạch của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
b) Bố trí người có thẩm quyền đại diện cho Cơ sở để làm việc với đoàn kiểm tra, thẩm định tại Cơ sở.
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan, mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, thẩm định và chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã cung cấp.
d) Duy trì thường xuyên điều kiện bảo đảm ATTP đã được chứng nhận.
đ) Thực hiện việc sửa chữa, khắc phục các sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra, thẩm định và các thông báo của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận theo đúng thời hạn yêu cầu.
e) Ký tên vào Biên bản kiểm tra, thẩm định.
g) Nộp phí và lệ phí kiểm tra, thẩm định, chứng nhận theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Quyền hạn:
a) Có ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý (nêu rõ lý do) về kết quả kiểm tra, thẩm định trong Biên bản kiểm tra, thẩm định.
b) Khiếu nại về kết luận kiểm tra, thẩm định đối với Cơ sở.
c) Phản ánh kịp thời cho thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, chứng nhận về những hành vi tiêu cực của đoàn kiểm tra, thẩm định hoặc kiểm tra viên.
Điều 38. Chủ hàng hoặc cơ sở sản xuất lô hàng xuất khẩu
1. Trách nhiệm:
a) Đăng ký với Cơ quan kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại Thông tư này để được kiểm tra, cấp Chứng thư cho lô hàng.
b) Tuân thủ các quy định về kiểm tra, lấy mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy ATTP, mẫu kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của kiểm tra viên.
c) Không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm, thành phần lô hàng, thông tin ghi nhãn so với nội dung đã đăng ký và được kiểm tra, cấp Chứng thư cho lô hàng.
d) Chủ động báo cáo Cơ quan kiểm tra, chứng nhận khi có lô hàng bị trả về hoặc bị tiêu hủy tại nước nhập khẩu. Thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với lô hàng bị trả về hoặc triệu hồi theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
đ) Bảo đảm kế hoạch lấy mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy ATTP đã thống nhất với Cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
e) Nộp phí và lệ phí kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan kiểm tra, chứng nhận cung cấp các quy định liên quan đến việc kiểm tra, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo quy định của Thông tư này.
b) Trường hợp cơ sở sản xuất lô hàng trong danh sách ưu tiên: Chủ hàng có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu để làm căn cứ cấp Chứng thư.
c) Bảo lưu ý kiến khác với kết quả kiểm tra.
d) Khiếu nại, tố cáo về mọi hành vi vi phạm pháp luật của các kiểm tra viên, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận, phòng kiểm nghiệm và các cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Điều 36. Xử lý trường hợp lô hàng bị cảnh báo
...
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp cần kiểm tra đột xuất để thẩm tra, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Điều 27. Thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy ATTP
...
2. Kế hoạch thẩm tra:
a) Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thống nhất với Cơ sở về kế hoạch thẩm tra bao gồm: Thời điểm lấy mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu cho từng đợt và bảo đảm thẩm tra ít nhất 1 lần/năm đối với mỗi dạng sản phẩm được sản xuất xuất khẩu của Cơ sở.
b) Trong trường hợp có thay đổi, Cơ sở phải có văn bản gửi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận không muộn quá 03 (ba) ngày làm việc trước thời điểm thay đổi so với thời điểm trong kế hoạch đã thống nhất trước đó.

Từ khóa: Công văn 1738/QLCL-CL1, Công văn số 1738/QLCL-CL1, Công văn 1738/QLCL-CL1 của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Công văn số 1738/QLCL-CL1 của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Công văn 1738 QLCL CL1 của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, 1738/QLCL-CL1

File gốc của Công văn 1738/QLCL-CL1 năm 2015 quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành đang được cập nhật.

Thương mại

  • Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2021 về duy trì hệ thống thông tin khuyến nông và thị trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
  • Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
  • Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2021 về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
  • Công văn 6295/BCT-TTTN năm 2021 về điều hành kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương ban hành
  • Công văn 4769/TCHQ-GSQL năm 2021 về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại do Tổng cục Hải quan ban hành
  • Nghị quyết 124/NQ-CP năm 2021 về tiếp tục gia hạn thời hạn lưu giữ nhiên liệu hàng không tạm nhập tái xuất do Chính phủ ban hành
  • Kế hoạch 220/KH-UBND về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2021
  • Quyết định 580/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục địa điểm tổ chức Hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên tổ chức Hội chợ, triển lãm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
  • Quyết định 4347/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Hội đồng và Tổ tư vấn giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố Hà Nội
  • Công văn 8345/BYT-TTrB năm 2021 về tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm các loại Test Kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR do Bộ Y tế ban hành

Công văn 1738/QLCL-CL1 năm 2015 quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Số hiệu 1738/QLCL-CL1
Loại văn bản Công văn
Người ký Nguyễn Như Tiệp
Ngày ban hành 2015-06-29
Ngày hiệu lực 2015-06-29
Lĩnh vực Thương mại
Tình trạng Còn hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Luật an toàn thực phẩm 2010
  • Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: vinaseco.jsc@gmail.com - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu