Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng có sự thay đổi

Mục lục bài viết
Ngày 20/7/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 10/2022/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2018/TT-BTTTT về Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.


Theo đó, có một số thay đổi đáng chú ý về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng như sau:

- Về thành phần hồ sơ, Thông tư mới bãi bỏ yêu cầu nộp bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, theo đó doanh nghiệp chỉ cần nộp một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.




  • Bản sao Giấy chứng nhận/công bố hợp chuẩn, hợp quy có chứng thực, trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải mang bản chính để đối chiếu.

  • Bản sao tài liệu mô tả chức năng của sản phẩm đề nghị nhập khẩu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.


- Về hình thức tiếp nhận hồ sơ, trước đây chưa có hướng dẫn cụ thể về địa chỉ nộp trực tuyến mà chỉ quy định Cục An toàn thông tin triển khai theo lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Với quy định mới, doanh nghiệp đã có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ https://dichvucong.mic.gov.vn hoặc nộp hồ sơ tại Cổng dịch vụ công quốc gia.



- Khi nhận Giấy phép nhập khẩu, ngoài hình thức nhận trực tiếp tại trụ sở Cục An toàn thông tin hoặc thông qua dịch vụ bưu chính thì theo Thông tư mới năm 2022 doanh nghiệp còn có thể được nhận bản điện tử trên Cổng dịch vụ công.

- Đặc biệt, thời hạn thẩm định cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng đã được giảm 07 ngày xuống chỉ còn 05 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Thông tư 10/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/09/2022.


5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng có sự thay đổi

Mục lục bài viết
Ngày 20/7/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 10/2022/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2018/TT-BTTTT về Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.


Theo đó, có một số thay đổi đáng chú ý về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng như sau:

- Về thành phần hồ sơ, Thông tư mới bãi bỏ yêu cầu nộp bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, theo đó doanh nghiệp chỉ cần nộp một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.




  • Bản sao Giấy chứng nhận/công bố hợp chuẩn, hợp quy có chứng thực, trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải mang bản chính để đối chiếu.

  • Bản sao tài liệu mô tả chức năng của sản phẩm đề nghị nhập khẩu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.


- Về hình thức tiếp nhận hồ sơ, trước đây chưa có hướng dẫn cụ thể về địa chỉ nộp trực tuyến mà chỉ quy định Cục An toàn thông tin triển khai theo lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Với quy định mới, doanh nghiệp đã có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ https://dichvucong.mic.gov.vn hoặc nộp hồ sơ tại Cổng dịch vụ công quốc gia.



- Khi nhận Giấy phép nhập khẩu, ngoài hình thức nhận trực tiếp tại trụ sở Cục An toàn thông tin hoặc thông qua dịch vụ bưu chính thì theo Thông tư mới năm 2022 doanh nghiệp còn có thể được nhận bản điện tử trên Cổng dịch vụ công.

- Đặc biệt, thời hạn thẩm định cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng đã được giảm 07 ngày xuống chỉ còn 05 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.

Thông tư 10/2022/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/09/2022.


5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Trợ lý ảo Lavi Chat

Xin chào, tôi là Lavi - trợ lý pháp lý của bạn. Tôi sẽ hỗ trợ bạn phân tích văn bản nhanh, chính xác chỉ trong 1 giây bằng trí tuệ nhân tạo.
Hãy đăng nhập tài khoản hoặc đăng ký để sử dụng tính năng này.