Thay đổi mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Thay đổi mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Mục lục bài viết

Ngày 02/02/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 07/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.  

Đối tượng được Thông tư áp dụng bao gồm người nộp phí; tổ chức thu phí; tổ chức, cá nhân khác liên quan. Người nộp phí là các tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tổ chức thu phí là Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan nhà nước được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường tổ chức thu phí thẩm định.                  

Theo đó, mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định như sau: 

STT Tổng vốn đầu tư dự án (tỷ đồng) Mức phí (triệu đồng)
1 Đến 10 6,0
2 Trên 10 đến 20 9,0
3 Trên 20 đến 50 15,0
4 Trên 50 đến 100 27,0
5 Trên 100 đến 200 30,0
6 Trên 200 đến 500 39,0
7 Trên 500 đến 1.000 44,0
8 Trên 1.000 đến 1.500 48,0
9 Trên 1.500 đến 2.000 49,0
10 Trên 2.000 đến 3.000 51,0
11 Trên 3.000 đến 5.000 53,0
12 Trên 5.000 đến 7.000 56,0
13 Trên 7.000 61,0

Người nộp phí sau khi thực hiện nộp phí theo mức thu quy định cho tổ chức thu phí để nộp hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo hình thức quy định, chậm nhất ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi 100% số tiền phí đã thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. 

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được trích để lại 70% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 30% tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. 

Thông tư 07/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 3 năm 2023. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 35/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2017

5 / 5 ( 1 bình chọn )