Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững

Mục lục bài viết
Ngày 19/9/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1090/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 – 2025, định hướng 2030.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2025 là cắt giảm 10% hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi so với năm 2020; xác định sản lượng cho phép khai thác theo loài đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương; 100% các tỉnh, thành phố ven biển xác định hạn ngạch tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý; 100% tàu cá hoạt động vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và được cung cấp bản tin dự báo ngư trường phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả.

Một trong những nhiệm vụ của Chương trình là phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tham gia tích cực, phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác.



Ngoài ra, cần tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản, theo đó, tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo Luật Thủy sản 2017; tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các tàu cá “3 không”: không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm. Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản, nhất là đối với các tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp, không báo cáo; đánh bắt sai vùng, sai tuyến.

Quyết định 1090/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/09/2022.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững

Mục lục bài viết
Ngày 19/9/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1090/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 – 2025, định hướng 2030.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2025 là cắt giảm 10% hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi so với năm 2020; xác định sản lượng cho phép khai thác theo loài đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương; 100% các tỉnh, thành phố ven biển xác định hạn ngạch tàu cá khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý; 100% tàu cá hoạt động vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và được cung cấp bản tin dự báo ngư trường phục vụ khai thác thủy sản hiệu quả.

Một trong những nhiệm vụ của Chương trình là phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, tiêu thụ sản phẩm thủy sản tham gia tích cực, phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm xã hội, cùng chia sẻ lợi ích với ngư dân nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản khai thác.



Ngoài ra, cần tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản, theo đó, tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tàu cá theo hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển theo Luật Thủy sản 2017; tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các tàu cá “3 không”: không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm. Xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản, nhất là đối với các tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp, không báo cáo; đánh bắt sai vùng, sai tuyến.

Quyết định 1090/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/09/2022.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Trợ lý ảo Lavi Chat

Xin chào, tôi là Lavi - trợ lý pháp lý của bạn. Tôi sẽ hỗ trợ bạn phân tích văn bản nhanh, chính xác chỉ trong 1 giây bằng trí tuệ nhân tạo.
Hãy đăng nhập tài khoản hoặc đăng ký để sử dụng tính năng này.