Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%

Mục lục bài viết
Ngày 11/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, đến hết năm 2025, phấn đấu quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP. Đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Phấn đấu nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.

Nhằm đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán, thúc đẩy sự ra đời và phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, tạo lập thị trường trái phiếu chuyên biệt; phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩn trên thị trường tài chính; tăng cường thanh tra, giám sát việc phát hành, phân phối, lưu ký, đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp…

Với thị trường cổ phiếu, đảm bảo hệ thống giao dịch vận hành an toàn, thông suốt; phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thu hút nhà đầu tư nước ngoài, hướng tới cơ cấu hợp lý… Về phát triển thị trường tiền tệ, ngân hàng, tăng cường thanh tra, giám sát để hạn chế sử dụng vốn vay không đúng mục đích; tăng cường quản lý thị trường để ổn định lãi suất và tỷ giá…

Xem chi tiết Nghị quyết tại đây
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%

Mục lục bài viết
Ngày 11/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, đến hết năm 2025, phấn đấu quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP. Đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu. Phấn đấu nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.

Nhằm đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán, thúc đẩy sự ra đời và phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, tạo lập thị trường trái phiếu chuyên biệt; phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩn trên thị trường tài chính; tăng cường thanh tra, giám sát việc phát hành, phân phối, lưu ký, đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp…

Với thị trường cổ phiếu, đảm bảo hệ thống giao dịch vận hành an toàn, thông suốt; phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thu hút nhà đầu tư nước ngoài, hướng tới cơ cấu hợp lý… Về phát triển thị trường tiền tệ, ngân hàng, tăng cường thanh tra, giám sát để hạn chế sử dụng vốn vay không đúng mục đích; tăng cường quản lý thị trường để ổn định lãi suất và tỷ giá…

Xem chi tiết Nghị quyết tại đây
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Trợ lý ảo Lavi Chat

Xin chào, tôi là Lavi - trợ lý pháp lý của bạn. Tôi sẽ hỗ trợ bạn phân tích văn bản nhanh, chính xác chỉ trong 1 giây bằng trí tuệ nhân tạo.
Hãy đăng nhập tài khoản hoặc đăng ký để sử dụng tính năng này.