Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử phạt như thế nào?

Mục lục bài viết
Ngày 17/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo khoản 5 điều 39 Nghị định, phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, theo khoản 10 điều 39 Nghị định quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 17/01/2022.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử phạt như thế nào?

Mục lục bài viết
Ngày 17/01/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo khoản 5 điều 39 Nghị định, phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, theo khoản 10 điều 39 Nghị định quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 17/01/2022.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Trợ lý ảo Lavi Chat

Xin chào, tôi là Lavi - trợ lý pháp lý của bạn. Tôi sẽ hỗ trợ bạn phân tích văn bản nhanh, chính xác chỉ trong 1 giây bằng trí tuệ nhân tạo.
Hãy đăng nhập tài khoản hoặc đăng ký để sử dụng tính năng này.