Đầu tư 78.585 tỷ đồng phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 2025

Mục lục bài viết
Ngày 12/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 809/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, Chương trình đặt mục tiêu góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0 - 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng tỷ trọng chế biến sâu và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị gia tăng cao.

Để đạt được các mục tiêu trên, các bộ, ngành, địa phương cần phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng, cụ thể: Đối với rừng tự nhiên, Chính phủ giao nhiệm vụ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: bình quân 100 nghìn ha/năm, trong đó, chủ yếu là khoanh nuôi chuyển tiếp.

Đồng thời, trồng rừng tập trung 230 nghìn ha/năm, gồm: 4 nghìn - 6 nghìn ha/năm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển; khoảng 225 nghìn ha/năm rừng sản xuất (trồng mới 10 nghìn ha/năm, trồng tái canh 215 nghìn ha/năm), trong đó, 30% diện tích là trồng rừng gỗ lớn, thâm canh. Đáng chú ý, tổng vốn thực hiện Chương trình dự kiến: 78.585 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước là 13.682 tỷ đồng; Các nguồn vốn hợp pháp khác là 64.903 tỷ đồng.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Đầu tư 78.585 tỷ đồng phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 2025

Mục lục bài viết
Ngày 12/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 809/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, Chương trình đặt mục tiêu góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0 - 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng tỷ trọng chế biến sâu và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản có giá trị gia tăng cao.

Để đạt được các mục tiêu trên, các bộ, ngành, địa phương cần phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng, cụ thể: Đối với rừng tự nhiên, Chính phủ giao nhiệm vụ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung: bình quân 100 nghìn ha/năm, trong đó, chủ yếu là khoanh nuôi chuyển tiếp.

Đồng thời, trồng rừng tập trung 230 nghìn ha/năm, gồm: 4 nghìn - 6 nghìn ha/năm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển; khoảng 225 nghìn ha/năm rừng sản xuất (trồng mới 10 nghìn ha/năm, trồng tái canh 215 nghìn ha/năm), trong đó, 30% diện tích là trồng rừng gỗ lớn, thâm canh. Đáng chú ý, tổng vốn thực hiện Chương trình dự kiến: 78.585 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước là 13.682 tỷ đồng; Các nguồn vốn hợp pháp khác là 64.903 tỷ đồng.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Trợ lý ảo Lavi Chat

Xin chào, tôi là Lavi - trợ lý pháp lý của bạn. Tôi sẽ hỗ trợ bạn phân tích văn bản nhanh, chính xác chỉ trong 1 giây bằng trí tuệ nhân tạo.
Hãy đăng nhập tài khoản hoặc đăng ký để sử dụng tính năng này.