Các dự án, công trình giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước

Các dự án, công trình giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước
Mục lục bài viết

Ngày 07/3/2023, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 1/2023/TT-BGTVT hướng dẫn về lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án; phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ.

Theo đó, các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;

Thứ hai, dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm;

Thứ ba, dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng hoặc ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.

Ngoài ra, việc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, đăng tải thông tin về đấu thầu, thời gian đăng tải thông tin về đấu thầu, thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP và Nghị định 35/2021/NĐ-CP. Việc lưu trữ thông tin trong đấu thầu, Tổ chuyên gia thực hiện theo quy định tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP.

Thông tư 1/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2023.

5 / 5 ( 1 bình chọn )