Các đối tượng lấy ý kiến điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

Ngày 24 tháng 8 năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
Mục lục bài viết

Ngày 24 tháng 8 năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

Theo đó, nguyên tắc lập danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến được thực hiện như sau:

- Công dân có quyền bầu cử theo quy định tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trừ trường hợp:

+ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án.

+ Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.

+ Người mất năng lực hành vi dân sự.

+ Cử tri bị xóa đăng ký thường trú hoặc xóa đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sau khi danh sách đã được niêm yết, cử tri đã có tên trong danh sách mà đến thời điểm phát phiếu lấy ý kiến bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì xóa tên khỏi danh sách cử tri.

- Cử tri được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú.

- Cử tri nếu ở nước ngoài trở về Việt Nam trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổ chức lấy ý kiến cử tri 24 giờ.

Nghị định 66/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 25/8/2023./.

Tập trung tuyên truyền kết quả 15 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội

5 / 5 ( 1 bình chọn )