Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ

Mục lục bài viết
Ngày 22/8/2022, Bộ Y tế đã ra Quyết định 2265/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.

Tại Quyết định, Bộ Y tế cho biết thời gian ủ bệnh Đậu mùa khỉ thường từ 6-13 ngày nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày; biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh nhưng tương tự như bệnh Đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Người nhập cảnh từ quốc gia/khu vực có dịch lưu hành thì cần tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị và phòng chống lây nhiễm.



Bộ Y tế cũng đề nghị người tiếp xúc gần phải tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối (nên đo nhiệt độ 2 lần/ngày); những người tiếp xúc gần trong thời gian theo dõi, kể cả không có triệu chứng, không được hiến máu, tế bào, mô, cơ quan, sữa mẹ hoặc tinh dịch, hạn chế tiếp xúc người khác, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch.

Quyết định 2265/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 22/08/2022.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ

Mục lục bài viết
Ngày 22/8/2022, Bộ Y tế đã ra Quyết định 2265/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.

Tại Quyết định, Bộ Y tế cho biết thời gian ủ bệnh Đậu mùa khỉ thường từ 6-13 ngày nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày; biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh nhưng tương tự như bệnh Đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Người nhập cảnh từ quốc gia/khu vực có dịch lưu hành thì cần tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Khi có triệu chứng phát ban, nhức đầu, sốt, ớn lạnh, đau họng, khó chịu, mệt mỏi và nổi hạch cần hạn chế tiếp xúc người khác và tới cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị và phòng chống lây nhiễm.



Bộ Y tế cũng đề nghị người tiếp xúc gần phải tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối (nên đo nhiệt độ 2 lần/ngày); những người tiếp xúc gần trong thời gian theo dõi, kể cả không có triệu chứng, không được hiến máu, tế bào, mô, cơ quan, sữa mẹ hoặc tinh dịch, hạn chế tiếp xúc người khác, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch.

Quyết định 2265/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 22/08/2022.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Trợ lý ảo Lavi Chat

Xin chào, tôi là Lavi - trợ lý pháp lý của bạn. Tôi sẽ hỗ trợ bạn phân tích văn bản nhanh, chính xác chỉ trong 1 giây bằng trí tuệ nhân tạo.
Hãy đăng nhập tài khoản hoặc đăng ký để sử dụng tính năng này.