Bộ Quốc phòng ban hành Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân mới

Mục lục bài viết
Ngày 06/12/2022, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 89/2022/TT-BQP về việc ban hành Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.


Theo đó, Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân quy định cụ thể về các vấn đề:

- Tác phong ra vào cổng cơ sở giam giữ của phạm nhân: Phải bỏ mũ, nón và cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ, tên, tổ với cán bộ.


- Xưng hô và giao tiếp: Chỉ được dùng tiếng Việt, trừ người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt. Phạm nhân xưng hô với cán bộ là “tôi” và “cán bộ”, với khách đến thăm hoặc làm việc là “tôi” và “quý khách”; phạm nhân xưng hô với nhau là “tôi”, “anh” hoặc “chị”.



Ngoài ra, tùy theo lứa tuổi hoặc quan hệ gia đình, phạm nhân xưng hô với nhau cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.


- Về chế độ ăn, nghỉ: Phạm nhân phải nằm đúng vị trí quy định trong buồng giam; ngủ, nghỉ đúng giờ; giữ gìn vệ sinh cá nhân, buồng giam và nơi công cộng.


- Đồ dùng và tư trang: Sử dụng quần áo, chăn, màn, chiếu, khăn mặt, dép do cơ sở giam giữ cấp và 01 gối vải cá nhân, bàn chải, kem đánh răng, cốc, lược nhựa; tranh, ảnh, sách, báo đã được kiểm duyệt...


- Những hành vi bị nghiêm cấm như:




  • Trốn, tổ chức trốn khỏi nơi giam giữ; chống đối, xúi giục, lôi kéo phạm nhân khác chống đối, gây rối an ninh, trật tự;

  • Đưa vào, sử dụng các đồ vật cấm; Lập hội, nhóm, bè phái dưới mọi hình thức; Có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác...


Thông tư 89/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 25/01/2023.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Bộ Quốc phòng ban hành Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân mới

Mục lục bài viết
Ngày 06/12/2022, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 89/2022/TT-BQP về việc ban hành Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.


Theo đó, Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân quy định cụ thể về các vấn đề:

- Tác phong ra vào cổng cơ sở giam giữ của phạm nhân: Phải bỏ mũ, nón và cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ, tên, tổ với cán bộ.


- Xưng hô và giao tiếp: Chỉ được dùng tiếng Việt, trừ người nước ngoài, người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt. Phạm nhân xưng hô với cán bộ là “tôi” và “cán bộ”, với khách đến thăm hoặc làm việc là “tôi” và “quý khách”; phạm nhân xưng hô với nhau là “tôi”, “anh” hoặc “chị”.



Ngoài ra, tùy theo lứa tuổi hoặc quan hệ gia đình, phạm nhân xưng hô với nhau cho phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.


- Về chế độ ăn, nghỉ: Phạm nhân phải nằm đúng vị trí quy định trong buồng giam; ngủ, nghỉ đúng giờ; giữ gìn vệ sinh cá nhân, buồng giam và nơi công cộng.


- Đồ dùng và tư trang: Sử dụng quần áo, chăn, màn, chiếu, khăn mặt, dép do cơ sở giam giữ cấp và 01 gối vải cá nhân, bàn chải, kem đánh răng, cốc, lược nhựa; tranh, ảnh, sách, báo đã được kiểm duyệt...


- Những hành vi bị nghiêm cấm như:




  • Trốn, tổ chức trốn khỏi nơi giam giữ; chống đối, xúi giục, lôi kéo phạm nhân khác chống đối, gây rối an ninh, trật tự;

  • Đưa vào, sử dụng các đồ vật cấm; Lập hội, nhóm, bè phái dưới mọi hình thức; Có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác...


Thông tư 89/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 25/01/2023.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
" />

Trợ lý ảo Lavi Chat

Xin chào, tôi là Lavi - trợ lý pháp lý của bạn. Tôi sẽ hỗ trợ bạn phân tích văn bản nhanh, chính xác chỉ trong 1 giây bằng trí tuệ nhân tạo.
Hãy đăng nhập tài khoản hoặc đăng ký để sử dụng tính năng này.