Mẫu Quy chế hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở 2021

Tải biểu mẫu

1. Giới thiệu

Đang cập nhật.

2. Biểu mẫu






QUI CHẾ LÀM VIỆC



LĐLĐ […]

Công đoàn cơ sở CÔNG TY […]

 

Số: […]

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh Phúc

 

[…], Ngày […] tháng […]năm […]

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

NHIỆM KỲ […]

 

– Căn cứ vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam về tổ chức cơ sở của Công đoàn.

– Căn cứ quyết định số […]/QĐ-LĐLĐ của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Trảng Bom ngày […]/[…]/[…] V/v công nhận Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở […]

– Căn cứ Nghị quyết Đại hội Công đoàn cơ sở […] nhiệm kỳ […]

– Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở […] đề ra quy chế hoạt động với nội dung cụ thể như sau:

 

I/. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ:

1. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp.

2. Đại diện tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; phối hợp với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ, mở hội nghị người lao động, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Đại diện cho tập thể lao động tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở, tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

3. Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phát triển sản xuất kinh doanh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động; vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

4. Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ người lao động và công đoàn; tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp; tham gia xây dựng các nội quy, quy chế có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp.

5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

6. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

* Đối với công đoàn cơ sở trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Tuyên truyền, phổ biến và vận động thành viên, người lao động thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, nghị quyết đại hội thành viên và điều lệ hợp tác xã.

2. Đại diện người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; hướng dẫn người lao động (không phải là thành viên) giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Giám sát hội đồng quản trị thực hiện chế độ, chính sách, phân phối thu nhập, lợi nhuận đối với thành viên;

3. Tham gia với hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) để có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, nâng cao thu nhập, đời sống, phúc lợi của thành viên và người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động; thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở về tổ chức và lãnh đạo đình công; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong hợp tác xã; vận động thành viên và người lao động tham gia các hoạt động, văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn.

4. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

5. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

II/. TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH, ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ:

1/. Chủ tịch công đoàn cơ sở (Ghi tên).

a)– Chịu trách nhiệm chung về phong trào Công nhân Viên chức – Lao động và hoạt động Công đoàn trong đơn vị. Điều hành hoạt động của Ban Chấp hành. Chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp Ban Chấp hành. Giữ vững chế độ sinh hoạt định kỳ của Ban Chấp hành hàng tháng.

b)- Nghiên cứu các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Công đoàn cấp trên để xây dựng thành chương trình công tác của Ban Chấp hành. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, tài chính, chế độ chính sách và chỉ đạo các công đoàn bộ phận và tổ công đoàn.

c)- Thay mặt Ban Chấp hành công đoàn cơ sở liên hệ với Liên đoàn Lao động, Cấp ủy (nếu có) trong đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

d)- Chăm lo xây dựng tổ chức, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công đoàn cơ sở. Kiểm tra đôn đốc hoạt động công đoàn bộ phận, tổ công đoàn. Ký các quyết định: kết nạp đoàn viên mới, khen thưởng, kỷ luật đoàn viên và việc sử dụng tài chính Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

e)- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về phong trào Công nhân Viên chức và hoạt động công đoàn tại cơ sở về Liên đoàn Lao động

2/. Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở (Ghi tên – nếu có)

a)– Trực tiếp phụ trách công tác tuyên truyền giáo dục. (hay công tác CSPL, Nữ công… đều được)

b)- Chủ trì các cuộc hội nghị Ban Chấp hành, hội nghị công đoàn khi đ/c Chủ tịch vắng; giải quyết các công tác của Công đoàn theo sự ủy nhiệm của Chủ tịch .

3/. Uy viên Ban Chấp Hành.

Ghi tên từng đ/c Uy viên Ban Chấp hành chịu trách nhiệm từng phong trào.

VD: Đ/c […] Chính sách, pháp luật

Đ/c […] phụ trách công tác kiểm tra

Đ/c […] phụ trách công tác nữ công

Đ/c […] Tuyên giáo.

III/. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ:

1/. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Mọi hoạt động của Ban Chấp hành được tiến hành công khai dân chủ. Các chủ trương của Ban Chấp hành được thảo luận và quyết định theo đa số. Khi thi hành các chủ trương, Nghị quyết, cấp dưới phải phục tùng cấp trên; từng cá nhân theo cương vị được phân công chịu trách nhiệm trước tập thể Ban Chấp hành.

2/. Hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành 1 tháng một lần vào ngày […] để kiểm điểm công tác vừa qua và đề ra phương hướng công tác sắp tới, thảo luận về các công tác chuyên đề của công đoàn. Trong những trường hợp đột xuất, Ban Chấp hành có thể họp để lấy ý kiến về những vấn đề quan trọng có liên quan đến phong trào Công nhân Viên chức-LĐ và hoạt động công đoàn ở đơn vị.

3/. Trong hội nghị 6 tháng, năm. Ngoài báo cáo của Ban Chấp hành phải có báo cáo của Uy ban Kiểm tra công đoàn cơ sở, chung trong báo cáo hoạt động Công đoàn.

IV/. QUAN HỆ CÔNG TÁC:

1/. Đối với công đoàn cơ sở:

– Chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Liên đoàn Lao động về các mặt công tác Công đoàn.

– Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất và phản ảnh kịp thời về tình hình Công nhân Viên chức – Lao động và hoạt động công đoàn tại đơn vị về Liên đoàn Lao động huyện.

– Tham gia hội họp và dự các lớp tập huấn do Liên đoàn Lao động huyện tổ chức.

2/. Đối với Cấp Ủy cơ sở: (Nếu không có chi bộ đảng thì không ghi)

– Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy; có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cơ sở.

– Phải chủ động báo cáo tình hình nguyện vọng của Công nhân Viên chức – Lao động, chủ trương lớn của Liên đoàn Lao động và chương trình công tác của công đoàn cơ sở cho cấp ủy. Ba tháng một lần tập thể Ban Chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo tình hình phong trào Công nhân Viên chức – Lao động và hoạt động Công đoàn với Cấp ủy cơ sở.

3/. Đối với Ban Giám đốc

– Mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa công đoàn cơ sở và Ban Giám đốc thực hiện theo như quy chế phối hợp đã ký.

4/. Đối với Uỷ Ban Kiểm Tra công đoàn cơ sở: (Nếu có)

– Các ủy viên Ủy Ban Kiểm Tra được dự và tham gia ý kiến trong các hội nghị của Ban Chấp hành, được cung cấp tài liệu cần thiết và hưởng các chế độ hội nghị như ủy viên Ban Chấp hành. Những ủy viên Ủy Ban Kiểm Tra không phải là ủy viên Ban Chấp hành thì không tham gia biểu quyết các quyết nghị của Ban Chấp hành.

– Các mối quan hệ công tác giữa Ban Chấp hành, với Ủy Ban Kiểm Tra thực hiện theo Chương V Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy chế hoạt động của Uy ban Kiểm tra công đoàn cơ sở.

5/. Đối với Công đoàn bộ phận và Tổ công đoàn:

– Chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc công đoàn bộ phận và tổ công đoàn thực hiện đầy đủ các phong trào của tổ chức công đoàn cơ sở theo chương trình kế hoạch của đơn vị hàng tháng, quý, năm.

– Có chế độ định kỳ làm việc với công đoàn bộ phận và tổ công đoàn để nắm tâm tư, tình cảm của cán bộ đoàn viên kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công đoàn của Công đoàn bộ phận và tổ công đoàn.

V/. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành là căn cứ để Ban Chấp hành và các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uy viên Ban Chấp hành có trách nhiệm thực hiện sao cho phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được phân công trong suốt nhiệm kỳ […]

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

TM. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

 

 

 


Đánh giá: