Mẫu Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp 2021

Tải biểu mẫu

1. Giới thiệu

Đang cập nhật.

2. Biểu mẫu






PHPWord


HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Số: […]/HĐCQSDĐTSHCN

 

Hợp đồng này được lập vào ngày […] tháng […] năm […] tại […], giữa các bên sau đây:

Bên A: […]

Họ và tên/Tên tổ chức:

[…]

Trụ sở chính:

[…]

Điện thoại:

[…]

Mã số thuế:

[…]

Tài khoản số:

[…]

Đại diện là:

[…]

Chức vụ:

[…]

Theo giấy uỷ quyền số (nếu có):

[…]

(sau đây gọi tắt là “Bên Giao”)

(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)

Bên B: […]

Họ và tên/Tên tổ chức:

[…]

Trụ sở chính:

[…]

Điện thoại:

[…]

Mã số thuế:

[…]

Tài khoản số:

[…]

Đại diện là:

[…]

Chức vụ:

[…]

Theo giấy uỷ quyền số (nếu có):

[…]

(Sau đây gọi tắt là “Bên Nhận”)

 

ĐIỀU 1. CĂN CỨ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Bên Giao cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của đối tượng sở hữu công nghiệp sau đây tại Việt Nam:

Đối tượng […]    

Loại […] 

Nhóm […]    

Sản phẩm […]       

Số đơn […]       

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ ngày […]

ĐIỀU 2. CHUYỀN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (LI -XĂNG) 

Bên Giao bằng văn bản này chuyển giao cho Bên Nhận quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại Việt Nam cho sản phẩm đã được đăng kí theo Số đơn […]  nêu trên, và Bên Nhận  bằng văn bản này tiếp nhận quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo đúng phương thức quy định  trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 3. PHẠM VI CHUYỂN QUYỀN LI- XĂNG

3.1. Hình thức chuyển quyền: […]1

3.2. Lãnh thổ li-xăng: […]

3.3. Thời hạn li-xăng: Hợp đồng sẽ có hiệu lực […] kể từ ngày Hợp đồng này được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp bị huỷ bỏ hoặc chấm dứt trước thời hạn theo các điều  kiện nêu tại Điều 5 dưới đây.

ĐIỀU 4. PHÍ CHUYỂN QUYỀN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

4.1. Phí chuyển quyền: Ghi rõ phí chuyển quyền và phương thức thanh toán (nếu có).

Phí chuyển quyền: […]

Phương thức thanh toán: […]

4.2. Nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển quyền li-xăng:

Bên Nhận sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển quyền Li – xăng.

ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN2

5.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Giao:

– Bên Giao có nghĩa vụ giao đủ toàn bộ giấy tờ liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp kể từ khi Hợp đồng này có hiệu lực trong thời hạn […] kể từ ngày ký kết, tại địa điểm và bằng phương thức như hai bên đã thỏa thuận.

– Bên Giao phải đảm bảo điều kiện về quyền sở hữu cho Bên Nhận đối với đối tượng sở hữu công nghiệp không bị tranh chấp bởi Bên thứ ba, không vi phạm bản quyền.

– Nếu Bên Nhận chậm thanh toán tiền và các chi phí khác thì bên Nhận phải trả tiền lãi theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

5.2. Nghĩa vụ của Bên Nhận:

– Bên Nhận có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp sau khi được Bên Giao chuyển quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang Đăng ký bảo hộ […] Số đơn: […]

ĐIỀU 6. ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

– Bên Nhận có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký việc chuyển quyền li – xăng này với Cục Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam và tự chịu mọi chi phí liên quan.

– Hợp đồng này được xem như có hiệu lực kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam xác nhận đăng ký và sẽ duy trì hiệu lực đầy đủ trừ khi chấm dứt trước thời hạn theo các điều khoản khác của Hợp đồng.

– Hợp đồng có thể được gia hạn theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa các bên trên cơ sở các điều khoản và điều kiện do hai bên thỏa thuận và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

ĐIỀU 7. DUY TRÌ HIỆU LỰC CỦA ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Bên Giao đảm bảo có đầy đủ quyền hợp pháp và chính đáng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp, cũng như quyền cấp Li – xăng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại thời điểm kí kết hợp đồng này. Đồng thời, Bên Giao cam kết nỗ lực hết sức trong việc đảm bảo và duy việc hiệu lực của đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trong suốt thời hạn của Hợp đồng.

ĐIỀU 8. CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ SỬA ĐỔI, ĐÌNH CHỈ, VÔ HIỆU HỢP ĐỒNG

– Mọi sửa đổi hoặc bổ sung đối với Hợp đồng này sẽ chỉ có hiệu lực khi lập thành văn bản, chữ ký bởi đại diện có thẩm quyền của các Bên và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

– Hợp đồng sẽ bị đình chỉ hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên Giao bị đình chỉ hoặc trong trường hợp bất khả kháng.

– Hợp đồng này sẽ vô hiệu nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên Giao đối với đối tượng sở hữu công nghiệp bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.

ĐIỀU 9. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ LUẬT ÁP DỤNG

Hợp đồng này được điều chỉnh và áp dụng theo luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ được giải quyết trước tiên bằng thỏa thuận. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên đồng ý sẽ đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Hợp đồng này được làm thành 3 (ba) bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 1 (một) bản, 1 (một) bản được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký.

 

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ký và đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(Ký và đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 


Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:– Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;– Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:– Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;– Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hoá đó;– Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp;– Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.


Đánh giá: