Mẫu Thành phần hội đồng, phương thức làm việc, trình tự làm việc, điều kiện, tiêu chí đánh giá của hội đồng đánh giá thuyết minh và tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ hàng năm, định kỳ thuộc đề án 844 mẫu c2.9-qt phụ lục ii ban hành – THÔNG TƯ 01/2018/TT-BKHCN

Tải biểu mẫu

1. Giới thiệu

Đang cập nhật.

2. Biểu mẫu






PHPWord


Mẫu C2.9-QT

…/2018/TT-BKHCN

THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG, PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC, TRÌNH TỰ LÀM VIỆC, ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ THUYẾT MINH VÀ TỔ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HÀNG NĂM, ĐỊNH KỲ THUỘC ĐỀ ÁN 844

A. Hội đồng đánh giá thuyết minh

I. Thành phần

Hội đồng đánh giá thuyết minh có 07 thành viên, bao gồm:

1. Chủ tịch hội đồng là đại diện Ban Điều hành Đề án 844;

2. Phó Chủ tịch hội đồng và hai (02) thành viên hội đồng là chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng

tạo;

3. Ba (03) thành viên hội đồng là đại diện của các đơn vị quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, bao gồm: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

II. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 5/7 thành viên của hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch.

2. Thành viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá thuyết minh nhiệm vụ.

3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của hội đồng được thông qua khi trên 3/4 (ba phần tư) số thành viên của hội đồng có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký khoa học của hội đồng tổng hợp để hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của hội đồng. Thành viên hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của hội đồng.

III. Trình tự làm việc

1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.

2. Hội đồng trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc và bầu thư ký của hội đồng.

3. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ:

– Các ủy viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá hồ sơ theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá thuyết minh.

– Thư ký hội đồng đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo;

– Hội đồng thảo luận, đánh giá từng hồ sơ theo các tiêu chí đánh giá quy định. Trong quá trình thảo luận hội đồng có thể nêu câu hỏi đối với các thành viên hội đồng hoặc tổ chức chủ trì về ý kiến nhận xét;

– Hội đồng cho điểm theo các tiêu chí, thang điểm;

– Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm ba (03) người là ủy viên của hội đồng, trong đó có trưởng ban kiểm phiếu và hai (02) thành viên.

4. Các thư ký hành chính của hội đồng giúp ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả đánh giá của các thành viên hội đồng. Tổ chức, cá nhân được hội đồng đề xuất thực hiện nhiệm vụ phải có hồ sơ với tổng số điểm trung bình đạt từ 70/100 điểm trở lên, trong đó, tiêu chí bắt buộc phải có ít nhất 2/3 số thành viên hội đồng đánh giá đạt.

5. Hội đồng công bố công khai kết quả chấm điểm đánh giá và thông qua biên bản làm việc của hội đồng, kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển hoặc được giao trực tiếp chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Trong trường hợp cần lựa chọn một số tổ chức trong số các tổ chức có số điểm bằng nhau thì Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hội đồng đề xuất tổ chức được lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ.

6. Hội đồng thảo luận để thống nhất kiến nghị:

– Các sản phẩm chính với những yêu cầu phải đạt;

– Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện;

– Tổng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ (bao gồm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác), thời gian thực hiện và phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần.

7. Thư ký hành chính hoàn thiện biên bản thẩm định.

8. Hội đồng thông qua biên bản làm việc.

IV. Điều kiện, tiêu chí đánh giá thuyết minh nhiệm vụ

1. Điều kiện đối với tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ

a) Đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 2, Mục II, Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg;

b) Có khả năng huy động tài chính cho thực hiện nhiệm vụ;

c) Có khả năng liên kết với các tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhiệm vụ.

Đối với tổ chức chủ trì là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được ưu tiên hỗ trợ từ Đề án khi có chứng nhận tham gia vòng chung kết hoặc được nhận giải thưởng từ các cuộc thi cấp quốc gia, quốc tế về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà không cần thực hiện thủ tục đánh giá của hội đồng.

2. Tiêu chí đánh giá thuyết minh nhiệm vụ dành cho tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

a) Tiêu chí bắt buộc quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016;

b) Năng lực của người thực hiện chính; năng lực của đối tác, cộng tác viên tham gia thực hiện nhiệm vụ; nguồn kinh phí đối ứng, cơ sở vật chất – kỹ thuật đảm bảo thực hiện nhiệm vụ;

c) Tính khách quan, toàn diện, cập nhật trong phân tích nhu cầu của đối tượng tác động; tính khả thi, thống nhất và phù hợp với thực tiễn thể hiện trong mục tiêu, nội dung, kết quả thực hiện nhiệm vụ;

d) Tiêu chí, phương thức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; khối lượng sản phẩm và cách thức báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ; cách thức chuyển giao, công bố, khai thác sản phẩm, kết quả thực hiện nhiệm vụ;

đ) Mức độ liên kết, hợp tác, khai thác, sử dụng chuyên gia, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở phạm vi quốc gia, quốc tế; cách thức liên kết, tính khả thi, rõ ràng trong hợp tác, phân công, phối hợp thực hiện đối với nhiệm vụ của liên danh;

e) Mức độ ảnh hưởng lan tỏa của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đối với các chủ thể tham gia xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

3. Tiêu chí đánh giá thuyết minh nhiệm vụ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

a) Khả năng tăng trưởng nhanh, khả năng lặp lại và khả năng nhân rộng của nhiệm vụ;

b) Năng lực của thành viên sáng lập, giám đốc điều hành doanh nghiệp và nhóm thực hiện nhiệm vụ;

c) Mức độ quan trọng của vấn đề xã hội mà nhiệm vụ giải quyết;

d) Tính khả thi của nhiệm vụ.

B. Tổ thẩm định kinh phí

I. Thành phần

Tổ thẩm định kinh phí có 03 thành viên, bao gồm:

1. Một (01) Tổ trưởng tổ thẩm định kinh phí là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng đánh giá thuyết minh nhiệm vụ;

2. Hai (02) thành viên là đại diện của các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, bao gồm: Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Vụ Kế hoạch – Tài chính.

II. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của tổ thẩm định phải có mặt ít nhất 2/3 thành viên của tổ thẩm định, trong đó phải có Tổ trưởng tổ thẩm định.

2. Thành viên tổ thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá kinh phí nhiệm vụ.

3. Tổ thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của hội đồng được thông qua khi trên 3/4 (ba phần tư) số thành viên của tổ thẩm định có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký khoa học của tổ thẩm định tổng hợp để hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên tổ thẩm định có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của tổ thẩm định. Thành viên tổ thẩm định chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của tổ thẩm định.

III. Trình tự làm việc

1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập tổ thẩm định, giới thiệu thành phần tổ thẩm định và các đại biểu tham dự, đọc những kết luận chính của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tại phiên họp đánh giá hồ sơ.

2. Tổ trưởng tổ thẩm định nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc thẩm định kinh phí đối với nhiệm vụ.

3. Thành viên tổ thẩm định là chủ tịch hoặc phó chủ tịch cho ý kiến nhận xét đối với những nội dung của nhiệm vụ và kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

4. Các thành viên tổ thẩm định nêu ý kiến thẩm định.

5. Thư ký hành chính giúp tổ thẩm định hoàn thiện biên bản thẩm định.

6. Tổ thẩm định thông qua biên bản làm việc

IV. Điều kiện, tiêu chí đánh giá kinh phí nhiệm vụ

1. Sự phù hợp về khối lượng công việc và tổng dự toán kinh phí;

2. Mức độ hợp lý trong phân bổ dự toán kinh phí cho các hoạt động;

3. Mức độ hợp lý về nội dung, định mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước;

4. Mức độ hợp lý trong phân bổ dự toán kinh phí trong liên danh (nếu có);

5. Mức độ đáp ứng về nguồn kinh phí đối ứng, nguồn kinh phí huy động từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước./.


Đánh giá:

Khoa học - Công nghệ