Mẫu Nhà máy chuyển hóa/nhà máy chế tạo nhiên liệu mẫu 06-i/kshn phụ lục i ban hành – THÔNG TƯ 02/2011/TT-BKHCN

Tải biểu mẫu

1. Giới thiệu

Đang cập nhật.

2. Biểu mẫu






PHPWord


Mẫu 06-I/KSHN

NỘI DUNG THIẾT KẾ ĐẶC THÙ CHO NHÀ MÁY CHUYỂN HÓA VÀ NHÀ MÁY CHẾ TẠO NHIÊN LIỆU

IV. THÔNG SỐ CHUNG CỦA QUÁ TRÌNH

1. Mô tả cơ sở

(chỉ ra tất cả các giai đoạn của quá trình, các khu vực lưu giữ, và các điểm cấp vật liệu, sản phẩm và thải liên quan đến việc đo lường, kiểm soát và kế toán vật liệu hạt nhân)

Lưu ý: Kèm theo sơ đồ chung của quá trình

(Các sơ đồ phải chỉ ra các thiết bị, tủ hút, buồng và các khu vực có vật liệu hạt nhân, cũng như các khu vực đặc biệt có thể có vật liệu hạt nhân bị giữ lại)

2. Mô tả quá trình (nêu ra loại chuyển hóa, phương pháp chế tạo, phương pháp lấy mẫu, cũng như việc chuyển đổi dạng vật lý và hóa học)

 

3. Công suất theo thiết kế (khối lượng sản phẩm chính hàng năm)

 

4. Dự kiến lượng vật liệu đầu vào hàng năm (dưới hình thức chương trình, trong đó chỉ rõ lượng đầu vào và sản phẩm)

 

5. Các hạng mục quan trọng của các thiết bị sử dụng, sản xuất hay xử lý vật liệu hạt nhân, nếu có (chẳng hạn như các thiết bị kiểm tra và thí nghiệm)

 

V. MÔ TẢ VẬT LIỆU HẠT NHÂN VÀ DÒNG VẬT LIỆU

1. Mô tả vật liệu chính

Vật liệu đầu vào

Sản phẩm trung gian (bột, viên, lưu giữ riêng hoặc gửi đi)

Sản phẩm

a) Các loại đơn vị kế toán chính được sử dụng tại cơ sở

 

 

 

b) Dạng hóa học và vật lý (đối với sản phẩm phải bao gồm loại thanh/bó nhiên liệu, mô tả chi tiết về cấu trúc chung và kích thước chung của thanh/bó nhiên liệu, bao gồm cả hàm lượng vật liệu hạt nhân và độ làm giàu)

Kèm theo bản vẽ.

 

 

 

c) Lượng vật liệu đưa vào, độ làm giàu và hàm lượng Pu (đối với quá trình vận hành bình thường, chỉ ra có trộn lẫn và/hoặc tái sử dụng không)

 

 

 

d) Quy mô của lô/tốc độ dòng và chu kỳ tiến hành, phương pháp nhận dạng lô

 

 

 

đ) Lưu giữ và lượng kiểm kê trong nhà máy (chỉ ra những thay đổi đối với lượng sản phẩm đưa vào)

 

 

 

e) Tần suất nhận về hay gửi đi (lô/đơn vị trong một tháng)

 

 

 

2. Vật liệu phế thải

 

3. Vật liệu thải (bao gồm cả các thiết bị bị nhiễm bẩn, lượng loại bỏ đo được và lượng thải còn lại)

Mô tả cho mỗi dòng chất thải:

 

a) Nguồn thải chính

 

b) Loại chất thải

 

c) Dạng vật lý và hóa học (chất lỏng, chất rắn,…)

 

d) Độ làm giàu và hàm lượng urani/plutoni

 

đ) Lượng ước tính hàng năm, thời gian lưu giữ

 

e) Tỷ lệ phát sinh chất thải (theo % đầu vào/lượng đưa vào mỗi tháng)

 

g) Lượng lưu kho và sức chứa tối đa

 

h) Phương pháp và tần suất thu hồi/chôn thải

 

4. Hệ thống xử lý chất thải

Lưu ý: Kèm theo sơ đồ

5. Các loại vật liệu hạt nhân khác trong cơ sở hoặc các địa điểm của cơ sở, nếu có

Lưu ý: Kèm theo sơ đồ

6. Sơ đồ khối đối với vật liệu hạt nhân (xác định các điểm lấy mẫu, dòng vật liệu và các điểm đo kiểm kê, các vùng kế toán, vị trí kiểm kê,…)

Lưu ý: Kèm theo sơ đồ

7. Loại, dạng, khoảng làm giàu, hàm lượng Pu, lượng vật liệu hạt nhân có tại mỗi khu vực xử lý vật liệu hạt nhân, bao gồm:

– khu vực xử lý

– khu vực lưu giữ

– các địa điểm khác

(cũng chỉ ra lượng vật liệu hạt nhân tối đa được xử lý tại vùng kế toán tại một thời điểm)

 

8. Các quá trình xử lý lại

(mô tả ngắn gọn từng quá trình, bao gồm cả nguồn và dạng vật liệu, phương pháp lưu giữ, lượng vật liệu thường có, tần suất xử lý, thời gian lưu giữ tạm thời, kế hoạch đối với việc sử dụng lại, và các phương pháp xác định hàm lượng vật liệu phân hạch có trong vật liệu được xử lý lại)

Lưu ý: Kèm theo sơ đồ

9. Kiểm kê vật liệu

 

a) Trong quá trình hoạt động (trong nhà máy và các thiết bị trong quá trình vận hành bình thường, chỉ rõ lượng, khoảng làm giàu, hàm lượng Pu, dạng, các địa điểm chính và bất kỳ thay đổi đáng kể nào theo thời gian hoặc lượng đầu vào; cũng chỉ rõ lượng vật liệu bị lưu lại và cơ chế lưu lại trong thiết bị)

 

b) Nơi lưu giữ sản phẩm đầu vào và sản phẩm đầu ra

 

c) Các địa điểm khác (lượng, khoảng làm giàu, hàm lượng Pu, dạng và địa điểm vật liệu chưa được quy định)

 

VI. XỬ LÝ VẬT LIỆU HẠT NHÂN (ĐỐI VỚI MỖI KHU VỰC KẾ TOÁN)

1. Mô tả thùng chứa, việc đóng gói và khu vực lưu giữ

Lưu ý: Kèm theo bản vẽ

Kèm theo ghi chú riêng

(Mô tả kích thước và loại thùng chứa và cách thức đóng gói đối với vật liệu đầu vào, sản phẩm và chất thải (bao gồm cả công suất danh định và công suất khi vận hành bình thường, và loại vật liệu); phương pháp lưu giữ hay đóng gói, quy trình đổ đầy và lấy ra, che chắn; và bất kỳ đặc trưng đặc biệt nào)

2. Phương pháp và phương tiện vận chuyển vật liệu hạt nhân (mô tả cả thiết bị sử dụng để thao tác với vật liệu đầu vào, sản phẩm và chất thải)

 

3. Tuyến đường di chuyển vật liệu hạt nhân (tham chiếu đến sơ đồ nhà máy)

Lưu ý: Kèm theo sơ đồ

4. Che chắn (đối với lưu giữ và vận chuyển)

 

VII. BẢO DƯỠNG NHÀ MÁY

1. Bảo dưỡng, tẩy xạ và làm sạch

Lưu ý: Kèm theo giải thích riêng

Mô tả các kế hoạch và các quy trình tẩy xạ và làm sạch các thiết bị có chứa vật liệu hạt nhân, xác định các điểm lấy mẫu và điểm đo liên quan.

Trong trường hợp việc làm sạch và/hoặc lấy mẫu là không thể được, chỉ rõ lượng vật liệu hạt nhân bị giữ lại được đo hoặc tính thế nào

a) Bảo dưỡng thông thường

 

b) Tẩy xạ thiết bị và nhà máy, và thu hồi vật liệu hạt nhân

 

c) Làm sạch nhà máy và thiết bị, bao gồm cả các phương tiện nhằm đảm bảo các thùng chứa được làm sạch

 

d) Khởi động và đóng cửa nhà máy (nếu khác với vận hành bình thường)

 

VIII. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ BẢO VỆ

1. Các biện pháp cơ bản bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân

 

2. Các quy tắc an toàn và sức khỏe cụ thể mà thanh tra viên cần tuân thủ

(nếu nhiều, cung cấp tài liệu kèm theo)

 

IX. KẾ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT VẬT LIỆU HẠT NHÂN

1. Mô tả hệ thống

(Mô tả về hệ thống kế toán vật liệu hạt nhân, phương pháp lưu hồ sơ và báo cáo các số liệu kế toán, thiết lập vùng cân bằng vật liệu, tần suất thực hiện việc cân đối, các quy trình để hiệu chỉnh sau khi kiểm kê nhà máy, sai sót,…) theo các đề mục sau:

Lưu ý: Kèm theo mẫu sử dụng trong tất cả các quy trình

a) Khái quát

(Mục này cần nêu các loại sổ cái, sổ phụ sử dụng, dạng của các loại sổ này (trên giấy, băng từ hay phim,…); người có trách nhiệm và thẩm quyền; số liệu nguồn (ví dụ như dạng nhận về, gửi đi, ghi chép ban đầu của các phép đo và các tài liệu về kiểm soát các phép đo); quy trình thực hiện hiệu chỉnh, số liệu nguồn và tài liệu ghi chép; các căn cứ của việc hiệu chỉnh)

 

b) Tiếp nhận

(bao gồm cả phương pháp xử lý sự chênh lệch giữa số liệu đo được từ nơi gửi đến và tại nơi nhân về và việc chỉnh sửa sau đó; việc kiểm tra và đo đạc được sử dụng để xác nhận hàm lượng vật liệu hạt nhân và người chịu trách nhiệm về việc xác định này)

 

c) Gửi đi (sản phẩm, chất thải và lượng đã loại bỏ đo được)

 

d) Kiểm kê thực tế

Mô tả quy trình, tần suất, phân bố vật liệu hạt nhân ước tính, phương pháp thực hiện kiểm kê (bao gồm cả phương pháp phân tích), khả năng tiếp cận và phương pháp xác minh đối với vật liệu đã bị chiếu xạ, độ chính xác.

Lưu ý: Kèm theo Danh mục các hạng mục hay thiết bị được coi là thùng chứa vật liệu hạt nhân

đ) Lượng loại bỏ đo được (phương pháp ước tính lượng vật liệu này theo hàng tháng/năm, phương pháp chôn thải)

 

e) Lượng chất thải lưu lại

(phương pháp ước tính lượng chất thải hàng năm, phương pháp và thời hạn lưu kho; cũng nêu ra khả năng sử dụng chất thải này)

 

g) Lượng vật liệu mất không đo được (nêu ra phương pháp được sử dụng để ước tính lượng này)

 

h) Hồ sơ vận hành và hồ sơ kế toán (bao gồm nhật ký vận hành, sổ cái, dạng vật liệu chuyển giao nội bộ, phương pháp hiệu chỉnh hay chỉnh sửa và điểm bảo lưu, ngôn ngữ; các biện pháp kiểm soát và trách nhiệm đối với các hồ sơ này)

 

2. Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp giám sát và ngăn chặn tiếp cận (mô tả chung về các biện pháp được áp dụng hoặc có thể áp dụng)

 

3. Đối với mỗi dòng vật liệu và điểm lấy mẫu cũng như điểm đo của các vùng kế toán được xác định tại các câu hỏi 1 Mục IV, và 6,7 Mục V, cung cấp các thông tin sau:

 

a) Mô tả địa điểm, loại và nhận dạng vật liệu

 

b) Loại thay đổi kiểm kê tại điểm đo này

 

c) Khả năng sử dụng điểm đo này để kiểm kê thực tế

 

d) Dạng hóa học và vật lý của vật liệu hạt nhân (bao gồm cả khoảng làm giàu, hàm lượng Pu, và mô tả vật liệu làm vỏ thanh nhiên liệu)

 

đ) Thùng chứa, đóng gói và phương pháp lưu giữ vật liệu hạt nhân

 

e) Quy trình lấy mẫu và thiết bị sử dụng (gồm cả số mẫu được lấy, tần suất lấy mẫu và tiêu chí loại trừ)

 

g) Phương pháp phân tích hoặc đo đạc, thiết bị sử dụng và độ chính xác tương ứng

 

h) Nguồn gốc và mức độ của các sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống (trọng lượng, thể tích, việc lấy mẫu, phân tích)

 

i) Kỹ thuật tính toán và phát sinh sai số

 

k) Kỹ thuật và tần suất hiệu chuẩn thiết bị sử dụng

 

l) Chương trình để đánh giá liên tục độ chính xác của trọng lượng, thể tích, kỹ thuật lấy mẫu và các phương pháp đo

 

m) Chương trình đánh giá thống kê của các số liệu từ (j) đến (k)

 

n) Phương pháp chuyển đổi số liệu nguồn thành số liệu lô (quy trình tính toán chuẩn, hằng số và mối quan hệ thực nghiệm đối với vật liệu đầu vào, sản phẩm và chất thải)

 

o) Phương pháp nhận dạng lô

 

p) Tốc độ dự kiến đối với dòng vật liệu của lô hàng năm

 

q) Số lô dự kiến tại điểm đo

 

t) Số hạng mục dự kiến đối với mỗi dòng vật liệu và các lô

 

u) Loại, thành phần và lượng vật liệu hạt nhân trong mỗi lô (nêu rõ số liệu lô, tổng khối lượng của mỗi nguyên tố trong vật liệu hạt nhân và dạng vật liệu hạt nhân)

 

v) Các đặc trưng liên quan đến các biện pháp giám sát và ngăn chặn tiếp cận

 

4. Giới hạn sai số chung

 

a) Sự khác nhau của số liệu đo được tại nơi gửi đi và nơi nhận về

 

b) Kiểm kê sổ sách

 

c) Kiểm kê thực tế

 

d) Lượng không đo được

 

X. THÔNG TIN KHÔNG BẮT BUỘC

1. Thông tin bổ sung

(nếu cơ sở thấy liên quan đến việc thực hiện kiểm soát hạt nhân tại cơ sở)

 

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày ….. tháng ….. năm ……
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 


Đánh giá:

Khoa học - Công nghệ