Mẫu Báo cáo thay đổi kiểm kê mẫu 03-iii/kshn phụ lục iii ban hành – THÔNG TƯ 02/2011/TT-BKHCN
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
Mẫu 03-III/KSHN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BÁO CÁO THAY ĐỔI KIỂM KÊ
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BÁO CÁO
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:
4. Fax:
II. NỘI DUNG BÁO CÁO
QUỐC GIA CƠ SỞ VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU (MBA) |
GIAI ĐOẠN BÁO CÁO TỪ NGÀY BÁO CÁO SỐ |
ĐẾN |
||||||||||||||||
|
TRANG SỐ … TRONG TỔNG SỐ … TRANG |
CHỮ KÝ |
||||||||||||||||
DÒNG NHẬP SỐ |
TIẾP TỤC |
NGÀY DIỄN RA THAY ĐỔI KIỂM KÊ |
MBA/QUỐC GIA |
LOẠI THAY ĐỔI KIỂM KÊ |
MÃ KMP |
TÊN HOẶC SỐ CỦA LÔ |
SỐ HẠNG MỤC CÓ TRONG LÔ |
MÔ TẢ VẬT LIỆU |
SỐ LIỆU KẾ TOÁN |
|
CƠ SỞ ĐO ĐẠC |
CHÚ THÍCH |
CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI |
|||||
|
|
|
TỪ |
ĐẾN |
|
|
|
|
|
NGUYÊN TỐ |
KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỐ |
ĐON VỊ kg/g |
KHỐI LƯỢNG ĐỒNG VỊ PHÂN HẠCH (CHỈ ĐỐI VỚI URANI) (g) |
MÃ ĐỒNG VỊ |
|
|
BÁO CÁO SỐ |
DÒNG SỐ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Hướng dẫn điền vào phần nội dung của Báo cáo thay đổi kiểm kê
Thông tin phần đầu trang
– “Quốc gia”, “cơ sở”, “vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định trong Tài liệu kèm theo của cơ sở.
– “Giai đoạn báo cáo”: trong trường hợp báo cáo định kỳ, cần cung cấp giai đoạn báo cáo (ngày bắt đầu và ngày kết thúc, thể hiện ở dạng năm/tháng/ngày).
– “Báo cáo số”: được đánh số liên tiếp cho mỗi MBA.
– “Trang số … trong tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của Báo cáo thay đổi kiểm kê.
Hướng dẫn theo cột
1. Cột 1: “Dòng nhập số”: mỗi dòng nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê phải có một số riêng theo thứ tự. Điều này cũng áp dụng trong trường hợp Báo cáo thay đổi kiểm kê có nhiều trang. Một báo cáo không được có nhiều hơn 99 dòng nhập. Nếu nhiều hơn 99 dòng nhập thì làm thành hai hoặc nhiều báo cáo.
2. Cột 2: “Tiếp tục”: nếu cần phải chia một số liệu nhập vào Báo cáo kiểm kê định kỳ thành nhiều dòng (vd. trong trường hợp số liệu về lượng vật liệu có nhiều hơn 8 chữ số và phải chia thành các số nhỏ hơn), thì viết chữ “C” vào cột “Tiếp tục” để chỉ ra rằng dòng nhập đó là sự tiếp tục của dòng phía trên.
3. Cột 3: “Ngày diễn ra thay đổi kiểm kê”: ngày (năm/tháng/ngày) diễn ra hoặc thiết lập thay đổi trong kiểm kê cần được ghi bằng số với 6 ký tự.
4. Cột 4 và 5: “MBA/quốc gia”: các cột này cần ghi tên hoặc mã của các MBA mà vật liệu hạt nhân được chuyển giao từ một MBA đến một MBA khác. Trong trường hợp xuất khẩu, nếu không biết mã vùng cân bằng mà vật liệu được chuyển đến thì ghi mã của quốc gia. Trong trường hợp nhập khẩu, cần phải báo cáo thông tin tương ứng về nơi chuyển đi. Nếu thay đổi kiểm kê không liên quan đến chuyển giao vật liệu thì ghi mã của vùng cân bằng vật liệu mà tại đó diễn ra thay đổi ở cột “đến” hoặc ở cột “từ” hoặc ở cả hai cột.
5. Cột 6: “Loại thay đổi kiểm kê”: Sử dụng một trong những từ khóa hoặc mã sau đây để điền vào cột này (để thể hiện loại thay đổi kiểm kê).
Từ khóa |
Mã |
Giải thích |
Tiếp nhận từ nước ngoài |
RF |
Vật liệu hạt nhân nhập vào Việt Nam |
Tiếp nhận trong nước từ MBA khác |
RD |
Tiếp nhận vật liệu hạt nhân trong nước từ một MBA khác |
Tiếp nhận tại điểm vật liệu bắt đầu chịu kiểm soát hạt nhân |
RS |
Tiếp nhận vật liệu hạt nhân trong nước tại điểm vật liệu bắt đầu chịu kiểm soát hạt nhân |
Tiếp nhận từ hoạt động không thuộc phạm vi chịu kiểm soát hạt nhân |
RN |
Tiếp nhận vật liệu hạt nhân trong nước từ hoạt động không thuộc phạm vi chịu kiểm soát hạt nhân (hoạt động quân sự được phép) |
Sản xuất hạt nhân |
NP |
Tạo ra vật liệu phân hạch đặc biệt trong lò phản ứng (Pu, U233) |
Hết miễn trừ, sử dụng |
DU |
Áp dụng lại kiểm soát hạt nhân đối với vật liệu hạt nhân trước đó đã được miễn trừ theo điều khoản về mục đích sử dụng |
Hết miễn trừ, số lượng |
DQ |
Áp dụng lại kiểm soát hạt nhân đối với vật liệu hạt nhân trước đó đã được miễn trừ theo điều khoản về số lượng |
Chuyển đi quốc tế |
SF |
Xuất khẩu vật liệu hạt nhân ra khỏi Việt Nam |
Chuyển đi trong nước |
SD |
Chuyển vật liệu hạt nhân đến một MBA khác trong nước |
Đưa trở lại giai đoạn trước giai đoạn chịu kiểm soát hạt nhân |
SS |
Chuyển vật liệu hạt nhân trở lại giai đoạn trước giai đoạn thuộc phạm vi chịu kiểm soát hạt nhân |
Chuyển đến hoạt động không thuộc phạm vi kiểm soát hạt nhân |
SN |
Chuyển giao vật liệu hạt nhân trong nước sang hoạt động không không thuộc phạm vi kiểm soát hạt nhân (hoạt động quân sự được phép) |
Mất hạt nhân |
LN |
Tiêu thụ vật liệu hạt nhân do chuyển hóa thành (các) nguyên tố hoặc đồng vị khác trong các phản ứng hạt nhân |
Loại thải đo được |
LD |
Mất do vận hành, nghĩa là mất một lượng vật liệu hạt nhân trong quá trình xử lý. Lượng vật liệu này đo được hoặc đánh giá được (trên cơ sở đo đạc) và đã được loại thải do không còn thích hợp cho mục đích sử dụng hạt nhân nữa. |
Chuyển thành chất thải lưu giữ |
TW |
Chuyển vật liệu hạt nhân đo được thành chất thải được coi là không thể thu hồi được, lưu giữ tại MBA và sẽ được loại ra khỏi kiểm kê của MBA đó. |
Chuyển lại từ chất thải lưu giữ |
FW |
Chuyển vật liệu đã được lưu giữ tại MBA ở dạng chất thải lưu giữ trở lại kiểm kê vật liệu hạt nhân. Mã này áp dụng trong trường hợp vật liệu ở dạng chất thải lưu giữ được chuyển khỏi kho chứa để xử lý tại MBA hoặc để chuyển ra khỏi MBA. |
Miễn trừ, sử dụng |
EU |
Miễn trừ vật liệu hạt nhân khỏi kiểm soát hạt nhân theo điều khoản về mục đích sử dụng |
Miễn trừ, số lượng |
EQ |
Miễn trừ vật liệu hạt nhân khỏi kiểm soát hạt nhân theo điều khoản về số lượng |
Chấm dứt, sử dụng phi hạt nhân |
TU |
Hết trách nhiệm kiểm soát hạt nhân do vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn đã được sử dụng hết hoặc pha loãng đến mức không thể thu hồi được nữa |
Mất ngẫu nhiên |
LA |
Mất không chủ ý và không thể lấy lại được một lượng vật liệu hạt nhân đã biết do tai nạn vận hành |
Được ngẫu nhiêu |
GA |
Vật liệu hạt nhân bất ngờ phát hiện được tại MBA, ngoại trừ trường hợp phát hiện trong quá trình tiến hành kiểm kê thực tế. |
Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận |
DI |
Sự khác nhau giữa lượng vật liệu hạt nhân do bên gửi xác định và lượng do cơ sở vận hành đo được tại MBA tiếp nhận. |
Nếu vật liệu hạt nhân được chuyển từ một lô sang một lô khác trong cùng một MBA, thì lượng tăng và giảm tại các lô tương ứng sẽ được ghi trong các dòng nhập riêng, giống như thay đổi kiểm kê (Lưu ý: lượng vật liệu hạt nhân trong MBA không thay đổi). Từ khóa và mã trong các trường hợp này như sau:
Từ khóa |
Mã |
Giải thích |
Giảm lượng trong lô |
RM |
Lượng vật liệu giảm đi trong lô |
Tăng lượng trong lô |
RP |
Lượng vật liệu được thêm vào trong lô |
6. Cột 7: “Mã KMP”: ghi mã của điểm đo chủ chốt của dòng vật liệu.
7. Cột 8: “Tên hoặc số của lô”: Đặt tên hoặc số cho mỗi lô trong báo cáo và ghi vào cột này. Sử dụng chữ cái Latin, số, và các ký hiệu dấu phẩy, gạch chéo và gạch ngang để đặt tên cho lô, nhưng không được nhiều hơn 8 ký tự. Tên hoặc số của lô được giữ nguyên nếu chuyển từ MBA này sang một MBA khác. Các lô khác nhau thì phải có tên khác nhau, kể cả khi vật liệu có cùng nhận dạng. Cần phân biệt giữa chữ cái “Ø” và số 0. Thông tin này không cần phải lặp nếu sử dụng thủ tục “C”.
8. Cột 9: “Số lượng hạng mục trong lô”: Ghi số lượng các hạng mục giống nhau trong một lô. Trong trường hợp vật liệu không đếm được và trong trường hợp khi số lượng của hạng mục không có ý nghĩa gì thì ghi số 0 vào cột này.
9. Cột 10: “Mô tả vật liệu”: Cột này được sử dụng để mô tả các đặc điểm của vật liệu hạt nhân bằng cách sử dụng bốn ký tự với các mã sau:
Đặc điểm (1): Dạng vật lý
Từ khóa |
Giải thích |
Mã |
Bó nhiên liệu |
Bó nhiên liệu hoàn chỉnh cho một hệ thống lò phản ứng cụ thể (vd. các bó thanh) |
B |
Các bộ phận của bó nhiên liệu |
Các phần cấu thành nên bó nhiên liệu (vd ống hoặc đĩa) |
D |
Bột |
Bột (không phải gốm): bất kỳ vật liệu dạng bột mà không phải oxit và cacbua ở dạng gốm |
F |
Bột, gốm |
Bột, dạng gốm: dạng oxit hoặc cacbua được nung ở nhiệt độ cao để sản xuất nhiên liệu gốm |
G |
Được tạo dạng, màu xanh |
Viên và hạt màu xanh lá cây: được tạo dạng bằng cách nén hoặc trộn bột gốm với chất kết dính trước khi thiêu kết |
H |
Gốm |
Viên và hạt gốm: như trên, sau khi đã được bỏ liên kết và được thiêu kết |
J |
Hạt có lớp phủ |
Các hạt gốm đã được phủ lớp vỏ bảo vệ (vd. bằng SiC) |
K |
Dạng rắn, khác |
Vật liệu rắn không phải các loại kể trên (vd. thỏi, thanh, mẩu), nhưng không phải là vật liệu hỗn hợp. Nhóm này cũng bao gồm UF6. |
Ø |
Chất lỏng |
Dung dịch nước, chất lỏng hữu cơ hoặc các chất lỏng khác |
N |
Bã và phế liệu |
Bã và phế liệu sinh ra do quá trình sản xuất, và sẽ được tái chế hoặc thu hồi |
R |
Nguồn kín |
Nguồn bức xạ chứa vật liệu phân hạch được đựng trong vỏ kín vĩnh viễn |
QS |
Chất thải, lỏng |
Chất thải lỏng dự định sẽ chôn thải |
U |
Chất thải, rắn |
Chất thải rắn dự định sẽ chôn thải |
T |
Mẫu vật nhỏ |
Mẫu vật phân tích, được tập hợp thành một lô riêng |
V |
Đặc điểm (2): Dạng hóa học
Từ khóa |
Giải thích |
Mã |
Dạng nguyên tố |
Kim loại không ở dạng hợp kim |
D |
Fluorua |
Bất kỳ florua nào trừ hexaflorua |
E |
Hex |
Hexafluorua |
G |
Nitrat |
Nitrat |
J |
ADU |
Ammonium diuranate |
K |
Dioxit |
Dioxit |
Q |
Trioxit |
Trioxit |
T |
Oxit (3/8) |
Oxit có công thức M3O8 |
U |
Các oxit khác |
Các oxit khác, bao gồm hỗn hợp các loại oxit khác nhau của cùng một nguyên tố |
R |
Oxit, có độc tính |
Oxit hoặc hỗn hợp oxit có chứa chất độc hạt nhân |
V |
Cacbua |
Cacbua |
W |
Oxit/than chì |
Hỗn hợp oxit/than chì: (vd. nhiên liệu HTR) |
X |
Cacbua/than chì |
Hỗn hợp cacbua/than chì: (vd. nhiên liệu HTR) |
Y |
Nitrit |
Nitrit |
Z |
Hữu cơ |
Hợp chất hữu cơ |
1 |
Các hợp chất khác |
Các hợp chất khác, muối và hỗn hợp |
2 |
Hợp kim nhôm |
Hợp kim nhôm, gồm cả Al/Si |
3 |
Hợp kim Si |
Hợp kim Si và các silicide |
4 |
Hợp kim Zr |
Hợp kim Zirconi |
5 |
Hợp kim Mo & Ti |
Hợp kim đôi hoặc ba với molybden và titan |
6 |
Các hợp kim khác |
|
7 |
Vật liệu khác |
Vật liệu có dạng hóa học khác nhau được tập hợp trong một lô (vd. Mẫu vật phân tích) |
Ø |
Đặc điểm (3): Thùng chứa
Từ khóa |
Giải thích |
Mã |
Không có thùng chứa |
Vật liệu không đặt trong thùng chứa: các hạng mục không cần thùng chứa (bao gồm các bó và các bộ phận của bó nhiên liệu, nếu để ngoài) |
1 |
Đơn vị nhiên liệu |
Đơn vị và các thành phần nhiên liệu rời, trong các công-ten-nơ chuyển đi hoặc lưu giữ |
2 |
Thùng chứa |
Thùng chứa có che chắn để chứa nhiên liệu đã cháy và nhiên liệu có hoạt tính cao khác |
3 |
Trong vùng hoạt |
Lò phản ứng, các bó nhiên liệu trong vùng hoạt |
4 |
Thùng, hiệu chuẩn |
Thùng xử lý, được hiệu chuẩn |
5 |
Thùng, chưa hiệu chuẩn |
Thùng xử lý, chưa được hiệu chuẩn; các đường ống |
6 |
Khay |
Khay, giá, thùng hở |
7 |
Lồng |
Công-ten-nơ đặc biệt, an toàn tới hạn |
8 |
Thùng chứa phân loại theo thể tích (lít)
“Thùng lưu giữ” và thể tích |
Lọ chứa mẫu và thùng chứa nhỏ khác |
< 0.5 |
A |
|
Lọ, thùng hộp, lon |
0.5 – 1 |
E |
|
Lọ, thùng hộp, lon |
> 1 – 5 |
G |
|
Lọ, thùng hộp, lon và thùng trụ đựng UF6 |
> 5 – 10 |
H |
|
Thùng hộp, lon |
> 10 – 15 |
J |
|
Thùng hộp, thùng trụ |
> 15 – 20 |
K |
|
Thùng trụ |
> 20 – 50 |
L |
|
Thùng trụ |
> 50 – 100 |
M |
|
Thùng trụ, thùng tròn |
> 100 – 200 |
N |
|
Thùng trụ, thùng tròn |
> 200 – 500 |
Q |
|
Thùng trụ đựng UF6 (2 t) |
> 500 – 1000 |
R |
|
Thùng trụ đựng UF6 (10-14 t) |
> 1000 – 5000 |
U |
|
Thùng chứa lớn hơn, vd. xe bồn |
> 5000 |
V |
Thùng chứa khác |
|
|
Ø |
Đặc điểm (4): Tình trạng và chất lượng chiếu xạ
Từ khóa |
Giải thích |
Mã |
|
|
|
Chưa chiếu xạ |
Đã chiếu xạ |
Nhiên liệu tươi |
Bó nhiên liệu tươi |
F |
|
Đã cháy |
Nhiên liệu đã cháy trước khi tái chế |
|
G |
Được sản xuất |
Các vật phẩm được sản xuất ra (không phải là một bó thanh hoàn chỉnh) và không thể lấy mẫu, nhưng có thể đo bằng phương pháp không phá hủy |
A |
H |
Tinh khiết, bền |
Vật liệu đồng nhất được sản xuất tới đặc điểm kỹ thuật chặt chẽ về độ tinh khiết và độ bền ở cả dạng vật lý và hóa học (vd. sản phẩm, sản phẩm trung gian, một số vật liệu phôi) |
B |
J |
Tinh khiết |
Vật liệu tuân theo đặc điểm kỹ thuật có độ tinh khiết cao mà có thể kém đồng nhất và bền hơn loại trên (vd. một số sản phẩm trung gian, phế thải sạch, vật liệu phôi) |
C |
K |
Không đồng nhất |
Các vật liệu không đồng nhất có thành phần nói chung là tương tự nhau nhưng không tuân theo các đặc điểm về độ tinh khiết (vd. hầu hết các phế liệu và vật liệu tái chế) |
D |
L |
Pha tạp |
Các vật liệu không đồng nhất có thành phần khác nhau và/hoặc hỗn hợp, có thể có hàm lượng vật liệu hạt nhân thấp (vd. phế liệu bẩn, chất thải) |
E |
M |
10. Cột 11: “Nguyên tố”: ghi tên hoặc mã của nguyên tố như sau:
Từ khóa |
Mã |
Urani nghèo |
D |
Urani tự nhiên |
N |
Urani giàu |
E |
Urani, hỗn hợp |
U |
Plutoni |
P |
Thori |
T |
11. Cột 12: “Khối lượng nguyên tố”: Ghi khối lượng của nguyên tố sử dụng các đơn vị sau:
(a) Gam đối với plutoni;
(b) Gam của tổng urani đối với urani giàu;
(c) Kilôgam (hoặc gam) đối với thori, urani tự nhiên và urani nghèo;
(d) Gam hoặc kilôgam đối với urani hỗn hợp, tùy thuộc vào dòng nhập đề cập đến uran giàu hay urani nghèo hoặc urani tự nhiên.
Nếu muốn, có thể làm tròn các dữ liệu, nhưng không được làm tròn quá phần nguyên gần nhất của đơn vị được sử dụng. Nếu làm tròn, cần cộng tổng khối lượng của từng hạng mục trong lô với nhau trước khi làm tròn.
Khi báo cáo dữ liệu không làm tròn, cần coi dấu thập phân là một ký tự riêng. Sai lệch giữa gửi và nhận có thể phải biểu diễn bằng số âm, trong trường hợp này cần đặt dấu trừ vào đặt ngay trước con số trong cột đó.
12. Cột 13: “Đơn vị – kg/g”: ghi đơn vị của khối lượng nguyên tố được báo cáo.
13. Cột 14: “Khối lượng đồng vị phân hạch”: ghi khối lượng của các đồng vị U235 hoặc U233 hoặc hỗn hợp U235 và U233) theo gam, nếu khối lượng này liên quan đến urani giàu hoặc urani hỗn hợp.
14. Cột 15: “Mã đồng vị”: để thể hiện loại đồng vị phân hạch và sử dụng một trong các mã sau:
|
Mã |
Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U235 |
G |
Đối với đồng vị phân hạch có U235 và U233 |
J |
Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U233 |
K |
15. Cột 16: “Cơ sở đo đạc”: cột này nhằm thể hiện việc đo số liệu của lô được báo cáo được thực hiện tại MBA đó hay dựa trên cơ sở nào, sử dụng các từ khóa hoặc mã sau:
Từ khóa |
Mã |
Giải thích |
Được đo |
M |
Số liệu của lô được đo tại MBA, bao gồm cả tại các KMP trên đường biên giới của MBA đó |
Được đo ở nơi khác |
N |
Số liệu của lô được đo tại MBA khác |
Được nhắc lại |
T |
Số liệu của lô được đo tại MBA, đã được báo cáo trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê thực tế và chưa được đo lại |
Được dán nhãn |
L |
Số liệu của lô được đo tại MBA khác và được báo cáo tại MBA hiện tại trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hoặc Báo cáo kiểm kê thực tế và không đo lại |
Nếu tại một KMP, chỉ một vài thông số nhất định được đo (ví dụ, khối lượng tổng urani trong lô), và các thông số khác được chấp nhận với giá trị danh nghĩa (vd. độ làm giàu theo khai báo của cơ sở gửi), thì từ khóa được sử dụng là “được đo”.
16. Cột 17: “Chú thích”: cột này được sử dụng để chỉ rằng có lời giải thích hoặc thông tin thêm cho dòng nhập đó. Ký tự “X” được sử dụng để thể hiện rằng có Thông tin chú thích kèm theo báo cáo này.
17. Cột 18 và 19: “Sửa chữa đối với”: cột này được dùng để chỉ rằng có sự chỉnh sửa trong một dòng nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê trước đó hoặc trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hiện tại. Ghi số của báo cáo và số của dòng được sửa đổi vào cột này. Phần còn lại của dòng cần lặp lại toàn bộ dòng nhập ban đầu, trừ các số liệu cần phải chỉnh sửa chữa lại thì sửa lại.
Nếu phần chỉnh sửa cần phải bổ sung một hoặc nhiều dòng vào báo cáo ban đầu thì số của các dòng thể hiện trong cột này phải là số của dòng cuối cùng trong báo cáo ban đầu cộng thêm 1, 2, v.v.