Mẫu Báo cáo cân đối vật liệu mẫu 02-iii/kshn phụ lục iii ban hành – THÔNG TƯ 02/2011/TT-BKHCN
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
Mẫu 02-III/KSHN
BÁO CÁO CÂN ĐỐI VẬT LIỆU
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BÁO CÁO
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:
4. Fax:
II. NỘI DUNG BÁO CÁO
QUỐC GIA
VÙNG CÂN BẰNG VẬT LIỆU |
GIAI ĐOẠN BÁO CÁO: TỪ NGÀY |
ĐẾN |
||||||||
|
BÁO CÁO SỐ |
|
||||||||
|
TRANG SỐ … TRONG TỔNG SỐ … TRANG |
CHỮ KÝ |
||||||||
DÒNG NHẬP SỐ |
TIẾP TỤC |
TÊN DÒNG NHẬP |
SỐ LIỆU KẾ TOÁN |
CHÚ THÍCH |
CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI |
|||||
|
|
|
NGUYÊN TỐ |
KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỐ |
ĐƠN VỊ kg/g |
KHỐI LƯỢNG ĐƠN VỊ PHÂN HẠCH (CHỈ ĐỐI VỚI URANI) (G) |
MÃ ĐỒNG VỊ |
|
BÁO CÁO SỐ |
DÒNG NHẬP SỐ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Hướng dẫn điền vào phần nội dung của Báo cáo cân đối vật liệu
Cần xây dựng Báo cáo cân đối vật liệu trên cơ sở các số liệu chưa được làm tròn. Trong trường hợp để chuẩn bị số liệu cần phải làm phép tính tổng (cộng thẳng hoặc cộng đại số) thì cũng cần phải thực hiện với số liệu chưa được làm tròn. Để báo cáo, các số liệu này có thể được làm tròn, nhưng không được vượt quá các đơn vị nguyên gần nhất. Việc sử dụng làm tròn trong bất kỳ báo cáo nào (Báo cáo thay đổi kiểm kê, Báo cáo kiểm kê định kỳ hoặc Báo cáo cân đối vật liệu) nói chung là sẽ cần phải tính toán và báo cáo về việc điều chỉnh làm tròn trong các Báo cáo cân đối vật liệu.
Báo cáo cân đối vật liệu được xây dựng ngay cả trong trường hợp không có vật liệu hạt nhân trong MBA tại thời điểm tiến hành kiểm kê thực tế và trong trường hợp không xảy ra giao dịch nào trong suốt thời kỳ cân đối vật liệu.
Có thể gửi nhiều Báo cáo cân đối vật liệu cùng nhau với cùng một số báo cáo.
Thông tin phần đầu trang
– “Quốc gia”, “cơ sở”, “vùng cân bằng vật liệu”: ghi tên hoặc mã của quốc gia, nhận dạng (hoặc mã) của cơ sở và nhận dạng (hoặc mã) của vùng cân bằng vật liệu (MBA), được quy định trong Tài liệu kèm theo của cơ sở.
– “Giai đoạn báo cáo” của Báo cáo cân đối vật liệu cần được coi là sẽ kết thúc vào nửa đêm của ngày “đến” được nêu; có nghĩa là thay đổi kiểm kê diễn ra trong ngày đó cần được báo cáo trong Báo cáo cân đối vật liệu này. Giai đoạn cân đối vật liệu tiếp theo sẽ bắt đầu vào 0 giờ của ngày kế tiếp.
– “Báo cáo số”: được đánh số liên tiếp cho mỗi MBA.
– “Trang số … trong tổng số … trang”: ghi trang số mấy (trong tổng số trang) và tổng số trang của Báo cáo kiểm kê định kỳ.
Hướng dẫn theo cột
1. Cột 1: “Dòng nhập số”: mỗi dòng nhập trong một Báo cáo cân đối vật liệu cần có một số riêng theo thứ tự. Điều này cũng áp dụng đối với Báo cáo cân đối vật liệu bao gồm nhiều trang.
2. Cột 2: “Tiếp tục”: nếu cần phải chia một số liệu nhập vào Báo cáo kiểm kê định kỳ thành nhiều dòng (vd. trong trường hợp số liệu về lượng vật liệu có nhiều hơn 8 chữ số và phải chia thành các số nhỏ hơn), thì viết chữ “C” vào cột “Tiếp tục” để chỉ ra rằng dòng nhập đó là sự tiếp tục của dòng phía trên.
3. Cột 3: “Tên dòng nhập”: trong cột này, cần sử dụng các từ khóa hoặc các mã sau theo bất kỳ trình tự nào phù hợp.
Từ khóa |
Mã |
Giải thích |
Kiểm kê thực tế ban đầu |
PB |
Kiểm kê thực tế ban đầu, cần phải giống với kiểm kê thực tế lần cuối của Báo cáo cân đối vật liệu trước đó đối với cùng một loại vật liệu |
Thay đổi kiểm kê: xem Hướng dẫn điều Báo cáo thay đổi kiểm kê để biết về các từ khóa và mã liên quan đến các loại thay đổi kiểm kê khác nhau |
|
Đối với mỗi loại thay đổi kiểm kê áp dụng cho MBA hiện tại, cần nhập dữ liệu tổng hợp cho toàn bộ thời kỳ cân bằng vật liệu; liệt kê các thay đổi tăng trong kiểm kê trước và sau đó là các thay đổi giảm; việc tiếp nhận vật liệu hạt nhân tại cơ sở cần được đưa vào dữ liệu của đơn vị chuyển đi. |
Kiểm kê trên sổ sách lần cuối |
BE |
Tổng đại số của kiểm kê thực tế ban đầu và các thay đổi kiểm kê, không bao gồm bất kỳ điều chỉnh làm tròn nào như được báo cáo trong Báo cáo cân đối vật liệu. |
Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận |
DI |
Cần nhập dữ liệu tổng hợp cho tất cả các lượng Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận trong toàn bộ thời kỳ báo cáo, nếu có. |
Kiểm kê trên sổ sách sau khi đã điều chỉnh |
BA |
Tổng đại số của kiểm kê thực tế ban đầu và các thay đổi kiểm kê trong thời kỳ đó, được điều chỉnh có tính đến các Sai lệch giữa bên gửi/bên nhận |
Kiểm kê thực tế lần cuối |
PE |
Tổng tất cả các lượng vật liệu hạt nhân hiện có trong lô, được đo hoặc dựa trên các căn cứ đo đạc, vào ngày tiến hành kiểm kê thực tế. |
MUF |
MF |
Vật liệu bị mất không xác định được: lượng này cần được tính là lượng sai lệch giữa kiểm kê trên sổ sách lần cuối và kiểm kê thực tế |
Điều chỉnh làm tròn đối với dòng nhập XX |
RAXX |
Lượng được thêm vào tổng được làm tròn để làm cho tổng này bằng với tổng của các giới hạn làm tròn. Điều chỉnh làm tròn được thực hiện với một dữ liệu nhập trong Báo cáo cân đối vật liệu mà dữ liệu này đã được báo cáo khác trong ICR và PIL nhằm đưa dữ liệu Báo cáo cân đối vật liệu này thống nhất với các dữ liệu tương ứng được thiết lập trên cơ sở của các ICR và PIL. Điều chỉnh làm tròn cần được ghi theo mã RAXX trong đó XX thể hiện mã của dòng nhập liên quan đến điều chỉnh làm tròn, vd. RALN là điều chỉnh làm tròn đối với dòng nhập tổng hợp về việc mất hạt nhân. Trong trường hợp điều chỉnh làm tròn đối với kiểm kê trên sổ sách lần cuối, kiểm kê trên sổ sách lần cuối đã được làm tròn hoặc MUF, cần sử dụng các công thức tương ứng sau: RABE = PB + ICBáo cáo cân đối vật liệu – BE RABA = PB + ICBáo cáo cân đối vật liệu – DI – BA RAMF = BA – PE – MF, Trong đó ICBáo cáo cân đối vật liệu là tổng các thay đổi kiểm kê trong Báo cáo cân đối vật liệu được thực hiện với dấu đại số phù hợp để thể hiện các thay đổi tăng hoặc thay đổi giảm. |
4. Cột 4: “Nguyên tố”: ghi tên hoặc mã của nguyên tố như sau:
Từ khóa |
Mã |
Urani nghèo |
D |
Urani tự nhiên |
N |
Urani giàu |
E |
Urani, hỗn hợp |
U |
Plutoni |
P |
Thori |
T |
5. Cột 5: “Khối lượng nguyên tố”: Ghi khối lượng của nguyên tố sử dụng các đơn vị sau:
(a) Gam đối với plutoni;
(b) Gam của tổng urani đối với urani giàu;
(c) Kilôgam (hoặc gam) đối với thori, urani tự nhiên và urani nghèo;
(d) Gam hoặc kilôgam đối với urani hỗn hợp, tùy thuộc vào vật liệu hạt nhân là uran giàu hay urani nghèo hoặc urani tự nhiên.
Có thể làm tròn các số liệu, nhưng không được làm tròn quá phần nguyên gần nhất của đơn vị được sử dụng. Nếu làm tròn, cần cộng tổng khối lượng của từng hạng mục trong lô với nhau trước khi làm tròn.
Khi báo cáo dữ liệu không làm tròn, cần coi dấu thập phân là một ký tự riêng. Sai lệch số liệu giữa bên gửi và bên nhận có thể phải biểu diễn bằng số âm, trong trường hợp này, đặt dấu trừ vào đặt ngay trước con số trong cột đó.
6. Cột 6: “Đơn vị – kg/g”: ghi đơn vị của “khối lượng nguyên tố” được báo cáo.
7. Cột 7: “Khối lượng đồng vị phân hạch”: ghi khối lượng của các đồng vị U235 hoặc U233 (hoặc hỗn hợp U235 và U233) theo gam, nếu khối lượng này liên quan đến urani giàu hoặc urani hỗn hợp.
8. Cột 8: “Mã đồng vị”: để thể hiện loại đồng vị phân hạch và sử dụng một trong các mã sau:
|
Mã |
Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U235 |
G |
Đối với đồng vị phân hạch có U235 và U233 |
J |
Đối với đồng vị phân hạch chỉ có U233 |
K |
9. Cột 9 và 10: “Sửa chữa đối với”: cột này được dùng để chỉ rằng có sự chỉnh sửa trong một dòng nhập trong Báo cáo thay đổi kiểm kê trước đó hoặc trong Báo cáo thay đổi kiểm kê hiện tại. Ghi số của báo cáo và số của dòng được chỉnh sửa vào cột này. Phần còn lại của dòng cần lặp lại toàn bộ dòng nhập ban đầu, trừ các số liệu cần phải chỉnh sửa chữa lại thì sửa lại.
Nếu phần chỉnh sửa cần phải bổ sung một hoặc nhiều dòng vào báo cáo ban đầu thì số của các dòng thể hiện trong cột này phải là số của dòng cuối cùng trong báo cáo ban đầu cộng thêm 1, 2, v.v.
![](https://dulieuphapluat.vn/wp-content/uploads/2024/08/ggn.jpg)
![](https://dulieuphapluat.vn/wp-content/uploads/2024/08/youtube-banner-300x168.jpg)
![](https://dulieuphapluat.vn/wp-content/uploads/2024/08/banner-upgrade-1.jpg)