Mẫu Biểu mẫu đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản phụ lục i ban hành – THÔNG TƯ 03/2022/TT-BTP
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
PHỤ LỤC I
BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BTP ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ |
|
BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN
Tên văn bản đề nghị xây dựng:
Tên chính sách 1 hoặc n:
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH |
|
1. Dự kiến nội dung về ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần quản lý hoặc các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương? |
a) Nội dung về ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần quản lý hoặc các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương:
b) Nêu rõ lý do Nhà nước cần quản lý hoặc ban hành các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương:
|
2. Dự kiến nội dung quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chức cần được bảo đảm? |
a) Nội dung quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chức cần được bảo đảm:
b)Nêu rõ lý do Nhà nước cần quy định
|
3. Dự kiến những phương án, giải pháp có thể sử dụng để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước hoặc thực hiện các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức? |
a) Quy định thủ tục hành chính: – Tên thủ tục hành chính 1:
Thủ tục hành chính được: Quy định mới Sửa đổi, bổ sung – Tên thủ tục hành chính n:
Thủ tục hành chính được: Quy định mới Sửa đổi, bổ sung b) Sử dụng các phương án, giải pháp khác không phải bằng quy định thủ tục hành chính: – Phương án giải pháp 1: – Phương án, giải pháp 1:
|
4. Lý do lựa chọn phương án, giải pháp đề xuất quy định thủ tục hành chính? |
a) Tên thủ tục hành chính 1: Lý do lựa chọn: b) Tên thủ tục hành chính n: Lý do lựa chọn: |
II. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP PHÁP, TÍNH HỢP LÝ, CHI PHÍ TUÂN THỦ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
|
1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1: |
|
1.1. Tính hợp pháp của thủ tục hành chính |
|
1.1.1. Có đề xuất theo không? |
Có Không Nêu rõ lý do: |
1.1.2. Có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp, thống nhất với quy định tại các văn bản khác không? |
– Với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên: Có Không Nếu Có, đề nghị xác định rõ: + Tên bộ phận tạo thành: + Nên tên văn bản tương ứng:
+ Đề xuất cách thức giải quyết để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hoặc lý do vẫn đề xuất như tại đề nghị xây dựng văn bản:
– Với văn bản của cơ quan khác: Có Không Nếu Có, đề nghị xác định rõ: + Tên bộ phận tạo thành: + Nêu tên văn bản tương ứng:
+ Đề xuất cách thức giải quyết để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật hoặc lý do vẫn đề xuất như tại đề nghị xây dựng văn bản:
– Với điều ước quốc tế có liên quan mà CHXHCN Việt Nam là thành viên: Có Không Nếu Có, đề nghị xác định rõ: + Tên bộ phận tạo thành:
+ Nêu điều ước quốc tế tương ứng:
+ Đề xuất cách thức giải quyết để đảm bảo tính tương thích với điều ước quốc tế hoặc lý do vẫn đề xuất như tại đề nghị xây dựng văn bản:
|
1.2. Tính hợp lý của thủ tục hành chính |
|
1.1.1. Tên thủ tục hành chính |
|
Có được xác định rõ và phù hợp không? |
Có Không Nêu rõ lý do: |
1.1.2. Đối tượng thực hiện |
|
a) Đối tượng thực hiện: |
– Tổ chức: Trong nước Nước ngoài – Cá nhân: Trong nước Nước ngoài – Lý do quy định:
– Có thể mở rộng/thu hẹp đối tượng thực hiện không?: Có Không Nêu rõ lý do: |
b) Phạm vi áp dụng: |
– Toàn quốc Vùng Địa phương – Nông thôn Đô thị Miền núi – Biên giới, hải đảo – Lý do quy định: – Có thể mở rộng/ thu hẹp phạm vi áp dụng không?: Có Không Nêu rõ lý do: |
1.1.3. Cơ quan giải quyết |
|
a) Có được xác định rõ thẩm quyền về cơ quan giải quyết thủ tục hành chính không? |
Có Không Lý do quy định: |
b) Có thể mở rộng ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện không? |
Có Không Nêu rõ lý do:
|
1.3. Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính |
|
Có xác định phải nộp phí, lệ phí và các chi phí khác (nếu có) không? |
– Lệ phí: Có Không Nếu Có, nêu rõ lý do: – Phí: Có Không Nếu Có, nêu rõ lý do: – Chi phí khác (nếu có): Có Không Nếu Có, nêu rõ lý do: |
N. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH n (nếu có): |
|
(Nội dung đánh giá tác động như đánh giá tác động của thủ tục hành chính 1) |
|
III. THÔNG TIN LIÊN HỆ |
|
Họ và tên người điền: Điện thoại cố định: ………………; Di động: ………..; E-mail: |
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Khi đánh giá về sự cần thiết của thủ tục hành chính, cơ quan lập đề nghị cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ các câu hỏi tại Mục I của Biểu mẫu:
Câu 1. Dự kiến nội dung về ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần quản lý hoặc các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương?
Cơ quan lập đề nghị cần trình bày dự kiến nội dung vấn đề trong ngành, lĩnh vực hoặc các biện pháp cụ thể có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và lý do Nhà nước cần đặt ra để quản lý hoặc ban hành các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Câu 2. Dự kiến nội dung quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chức cần được bảo đảm?
Cơ quan lập đề nghị cần trình bày dự kiến nội dung về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được bảo đảm và nêu rõ lý do Nhà nước cần quy định.
Câu 3. Dự kiến những phương án, giải pháp có thể sử dụng để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước hoặc thực hiện các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nêu trên?
Cơ quan lập đề nghị cần xác định đầy đủ và trình bày các phương án, giải pháp có thể sử dụng để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước hoặc thực hiện các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Trong đó:
– Đối với phương án, giải pháp quy định thủ tục hành chính cần nêu rõ: Tên thủ tục hành chính; thủ tục hành chính đó được quy định mới hoặc sửa đổi, bổ sung.
– Đối với phương án, giải pháp khác không phải bằng quy định thủ tục hành chính, cần trình bày rõ về từng giải pháp có thể được sử dụng, ví dụ: thỏa thuận, cam kết dân sự; kiểm tra của cơ quan quản lý hành chính nhà nước,…
Lưu ý:
+ Nếu cơ quan lập đề nghị lựa chọn sử dụng phương án, giải pháp khác không phải bằng quy định thủ tục hành chính để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước hoặc ban hành các biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì dừng việc trả lời Biểu mẫu;
+ Nếu cơ quan lập đề nghị lựa chọn phương án, giải pháp quy định thủ tục hành chính thì tiếp tục trả lời câu hỏi 4 và sử dụng Biểu mẫu (Mục II) để đánh giá tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ đối với từng thủ tục hành chính.
Câu 4. Lý do lựa chọn phương án, giải pháp đề xuất quy định thủ tục hành chính
Cơ quan lập đề nghị cần trình bày lý do lựa chọn trong số các phương án, giải pháp có thể sử dụng để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước hoặc thực hiện các biện pháp có tính chất đặc thù để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chức.
Mục tiêu của việc quy định thủ tục hành chính là để đáp ứng các mục tiêu quản lý nhà nước nào hoặc thực hiện các biện pháp có tính chất đặc thù là gì? quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được đáp ứng là gì? và dự kiến tác động của quy định thủ tục hành chính như thế nào đối với đời sống xã hội hoặc đáp ứng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Theo đó, việc quy định thủ tục hành chính là phương án, giải pháp tối ưu trong các phương án, giải pháp có thể được thực hiện để bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước hoặc thực hiện các biện pháp có tính chất đặc thù để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Nếu không thể xác định được mục tiêu cần đạt được khi quy định thủ tục hành chính thì không cần thiết đề xuất phương án, giải pháp quy định thủ tục hành chính.
Trong quá trình đánh giá tác động, nếu thủ tục hành chính được xác định không cần thiết thì cơ quan lập đề nghị không tiến hành đánh giá và không đề xuất phương án, giải pháp quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản.
II. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP PHÁP, TÍNH HỢP LÝ, CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Khi đánh giá tính hợp pháp, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, cơ quan lập đề nghị trả lời ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ các câu hỏi tại Mục II của Biểu mẫu:
1. Tính hợp pháp của thủ tục hành chính
Cơ quan lập đề nghị cần xác định và làm rõ thủ tục hành chính được đề xuất theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính; không mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp, thống nhất với quy định tại các văn bản của cơ quan cấp trên, văn bản của cơ quan khác hay điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong quá trình đánh giá tác động, nếu thủ tục hành chính được xác định là không đúng thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thì cơ quan lập đề nghị không tiến hành việc đánh giá và không đề xuất phương án, giải pháp quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản.
Nếu thủ tục hành chính được đề xuất theo đúng thẩm quyền nhưng một hoặc các bộ phận của thủ tục hành chính tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp, thống nhất với quy định tại các văn bản của cơ quan cấp trên, văn bản của cơ quan khác hay điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì đề nghị chỉnh sửa, hoàn thiện đề xuất quy định thủ tục hành chính; trường hợp vẫn giữ đề xuất quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản thì đề nghị nêu rõ lý do và đề xuất cách giải quyết.
2. Tính hợp lý của thủ tục hành chính
Câu 1. Tên thủ tục hành chính
Cơ quan lập đề nghị cần xác định rõ tên thủ tục hành chính được lựa chọn. Tên thủ tục hành chính gồm: Từ hoặc cụm từ chỉ hành động của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức, kết hợp với:
– Tên kết quả của thủ tục hành chính và kết hợp với từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể (nếu có);
Ví dụ: “Cấp chứng chỉ hành nghề luật sư”; “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
– Cụm từ chỉ sự vật, sự việc mà cơ quan nhà nước muốn quản lý hoặc cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được.
Ví dụ: “Đăng ký tạm trú”; “Đề nghị thanh toán chi phí hỗ trợ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Câu 2. Đối tượng thực hiện
Để xác định rõ nội dung này, cơ quan lập đề nghị cần:
– Xác định và nêu rõ lý do việc quy định về từng đối tượng (cá nhân, tổ chức, trong nước, nước ngoài), phạm vi áp dụng (toàn quốc, vùng, địa phương, ngành; hay mang tính đặc thù: nông thôn, đô thị, miền núi, biên giới, hải đảo). Qua đó đánh giá về mức độ phân biệt giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức; giữa các vùng miền, lĩnh vực; giữa trong nước và ngoài nước.
– Xác định và nêu rõ lý do về khả năng mở rộng hoặc thu hẹp đối tượng, phạm vi áp dụng.
Câu 3. Cơ quan giải quyết
Cơ quan lập đề nghị cần:
– Xác định rõ thẩm quyền và nêu rõ lý do việc quy định về cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
– Xem xét có thể áp dụng các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới giải quyết thủ tục hành chính này hay không? Nêu rõ lý do.
3. Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
Cơ quan lập đề nghị xác định rõ để thực hiện thủ tục hành chính, cá nhân, tổ chức phải nộp hoặc không phải nộp phí, lệ phí và các chi phí khác (nếu có). Việc đề xuất quy định phí, lệ phí và các chi phí khác (nếu có) phải bảo đảm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi cơ quan nhà nước thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; bảo đảm cắt giảm tối đa chi phí không cần thiết cho cá nhân, tổ chức; có tính đến đặc điểm từng vùng miền, từng đối tượng thực hiện, từng lĩnh vực và thông lệ quốc tế.
IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Cơ quan lập đề nghị ghi rõ thông tin của người trực tiếp điền Biểu mẫu đánh giá tác động, giúp cơ quan thẩm định có thể trao đổi trong quá trình đánh giá./.


