Mẫu Hợp đồng bảo lãnh 2021
1. Giới thiệu
Đang cập nhật.
2. Biểu mẫu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH
Số: […]/HĐBLBGTQSDĐ
Hôm nay, ngày […] tháng […] năm […], Tại […].
Chúng tôi gồm có:
1. Bên bảo lãnh (Bên A):
– Ông (bà): […]
– Sinh năm: […]
– Chứng minh nhân dân số:[…]
– Cấp ngày: […] tại […]
– Địa chỉ thường trú: […]
– Địa chỉ: […]
– Số điện thoại: […] Fax (nếu có): […]
2. Bên được bảo lãnh (Bên B):
– Ông (bà): […]
– Sinh năm: […]
– Chứng minh nhân dân số: […]
– Cấp ngày: […] tại […]
– Địa chỉ thường trú:[…]
– Địa chỉ: […]
– Số điện thoại: […] Fax (nếu có): […]
3. Bên nhận bảo lãnh (Bên C):
– Ông (bà): […]
– Sinh năm: […]
– Chứng minh nhân dân số:[…]
– Cấp ngày: […] tại: […]
– Địa chỉ thường trú: […].
– Địa chỉ: […]
– Số điện thoại: […] Fax (nếu có): […]
Sau khi bàn bạc, thống nhất các bên đồng ý ký kết Hợp đồng bảo lãnh này với những nội dung sau:
Điều 1: Nghĩa vụ bảo đảm
1.1 Bên A đồng ý sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên B (bao gồm: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn và phí), trong trường hợp hết thời hạn mà bên B không trả hoặc trả không hết nợ cho bên C.
1.2 Số tiền mà bên C cho bên B vay là: […] VNĐ
(bằng chữ […] đồng).
1.3 Các điều kiện chi tiết về việc cho vay số tiền nêu trên đã được ghi cụ thể trong Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng vay.
Điều 2: Tài sản bảo lãnh
2.1 Tài sản bảo lãnh là […], có đặc điểm như sau:
[…]
2.2 Bên A cam kết tài sản bảo lãnh thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình và không bị tranh chấp.
Điều 3: Giá trị của tài sản bảo lãnh
3.1 Giá trị của tài sản bảo lãnh nêu trên là: […] VNĐ
(bằng chữ: […] đồng)
3.2 Việc xác định giá trị của tài sản bảo lãnh nêu trên chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay của bên B, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên A
4.1 Quyền của Bên A:
– Khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản do bên C giữ;
– Yêu cầu Bên C ngừng sử dụng, khai thác tài sản trong trường hợp bên C giữ tài sản nếu việc sử dụng, khai thác đó làm giảm giá trị, mất giá trị cuả tài sản;
– Yêu cầu bên C bồi thường thiệt hại nếu tài sản, giấy tờ liên quan đến tài sản do bên C giữ bị mất, hư hỏng;
– Nhận lại giấy tờ liên quan đến tài sản khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
4.2 Nghĩa vụ của Bên A:
– Thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Bên B trong trường hợp Bên B không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, hoặc không đủ nghĩa vụ theo Hợp đồng;
– Cung cấp các thông tin về tài sản cho Bên B và Bên C và/hoặc các bên có liên quan khác;
– Giao bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho Bên C nắm giữ;
– Thanh toán các khoản phí cho Bên C (nếu có);
– Không được bán, sử dụng, khai thác tài sản nếu không được sự chấp thuận của Bên C;
– Phải bồi thường thiệt hại nếu tài sản, giấy tờ liên quan đến tài sản được giao giữ bị mất, hư hỏng;
– Bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của Bên C;
– Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; không làm thay đổi mục đích sử dụng đất; không huỷ hoại giảm giá trị của đất đã bảo lãnh.
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
5.1 Được vay đủ số tiền theo hợp đồng này và/hoặc Hợp đồng tín dụng.
5.2 Thực hiện các nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận.
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên C
6.1 Quyền của bên C:
– Yêu cầu bên A trả nợ thay cho Bên B theo cam kết, nếu Bên B không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn theo quy định tại Hợp đồng;
– Có quyền kiểm tra, yêu cầu bên A thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng này;
– Giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản;
– Yêu cầu bên bảo lãnh cung cấp thông tin về tài sản;
– Khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản;
– Yêu cầu bên bảo lãnh hoặc bên thứ 3 phải ngừng sử dụng tài sản hoặc bổ sung tài sản, hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác nếu tài sản bị mất, hư hỏng, giảm giá trị sử dụng;
– Xử lý tài sản để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và của NHNN Việt Nam.
6.2 Nghĩa vụ của Bên C:
– Cho Bên B vay đủ số tiền theo thỏa thuận;
– Bảo quản an toàn giấy tờ về tài sản do bên A giữ;
– Không được trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh và dùng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác trong trường hợp bên A giữ tài sản;
– Không được khai thác khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản nếu không được bên A đồng ý;
– Bồi thường thiệt hại nếu giấy tờ liên quan đến tài sản bị hư hỏng, mất;
– Trả lại giấy tờ liên quan đến tài sản khi bên vay (Bên B) hoặc bên bảo lãnh (bên A) đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
7. Thu hồi nợ
Các bên thoả thuận các phương thức xử lý quyền sử dụng đất và tài sản bảo lãnh để thu hồi nợ như sau:
– Xử lý quyền sử dụng đất và tài sản đã bảo lãnh để thu hồi nợ theo hợp đồng này.
– Trường hợp các bên không thoả thuận được việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản đã bảo lãnh để thu nợ thì bên nhận bảo lãnh được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền đấu giá quyền sử dụng đất đã bảo lãnh hoặc khởi kiện ra Toà án, phát mại tài sản gắn liền trên đất (nếu có) để thu nợ.
8. Các thoả thuận khác:
[…]
9. Cam kết của các bên:
9.1 Bên bảo lãnh cam kết rằng tài sản bảo đảm là hợp pháp và không có tranh chấp.
9.2 Hai bên cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các điều đã thoả thuận trong hợp đồng.
9.3 Bên nào không thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
9.4 Hợp đồng này lập tại […], ngày […] tháng […] năm […] thành […] bản và có giá trị như nhau:
Bên bảo lãnh giữ […] bản;
Bên nhận bảo lãnh giữ […] bản;
Bên được bảo lãnh giữ […] bản;
Đăng ký bảo lãnh giữ […] bản;
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền sau đây xác nhận:
[…]
BÊN BẢO LÃNH (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu, nếu có) |
BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu, nếu có) |
BÊN NHẬN BẢO LÃNH (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu, nếu có) |
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Hôm nay, ngày ……… tháng ………. năm ………… (1)
Tại ………………………. (2), địa chỉ:……………………… (3)
Tôi ………………………………… (4), công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,
CHỨNG NHẬN:
……………………………… (5) được giao kết giữa:
Bên………………………………………………………………………………... (6)
Bên………………………………………………………………………………... (6)
– Các bên đã tự nguyện giao kết …… (5) này;
– Tại thời điểm ký (7) vào …… (5) này, các bên giao kết có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Các bên giao kết cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc giao kết …… (5) này;
– Mục đích, nội dung của …… (5) không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Các bên giao kết đã tự đọc lại (8), đồng ý toàn bộ nội dung và ký (7) vào từng trang của …… (5) này trước mặt tôi; chữ ký (7.1) trong …… (5) đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên nêu trên;
(*)
– Văn bản công chứng này được lập thành …… (9) bản chính, mỗi bản chính gồm …. tờ, …… trang (10), có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ …… (9) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại …… (2), tỉnh (thành phố) …… (11).
Số công chứng …… quyển số ……/…… TP/CC-SCC/HĐGD (14)
Ghi chú: Ghi chú này chỉ dùng để hướng dẫn cách ghi lời chứng (trừ lời chứng bản dịch). Công chứng viên không sử dụng ghi chú này vào bất kỳ mục đích nào khác
1. Phần ghi chú cụ thể
(1): Ghi bằng số và cả bằng chữ ngày, tháng, năm công chứng viên ký và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, trong đó phần chữ để trong dấu ngoặc đơn (Lưu ý là cả trường hợp công chứng tại trụ sở hay ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên đều phải ký vào lời chứng và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng).
Trong trường hợp công chứng di chúc hoặc người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc pháp luật có quy định thì ghi thêm giờ, phút.
(2): Ghi tên của tổ chức hành nghề công chứng.
(3): Ghi địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo Quyết định thành lập (đối với Phòng công chứng) hoặc Giấy đăng ký hoạt động (đối với Văn phòng công chứng).
(4): Ghi đầy đủ họ tên của công chứng viên thực hiện công chứng.
(5): Ghi tên của hợp đồng (giao dịch):
– Đối với mẫu 21 thì ghi: Hợp đồng thế chấp/Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất/Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn/Văn bản nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung……
– Đối với mẫu 23 thì ghi: Di chúc hoặc Văn bản sửa đổi/bổ sung/hủy bỏ di chúc.
– Đối với mẫu 24 thì ghi: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản/Văn bản khai nhận di sản.
Tên của hợp đồng (giao dịch) chỉ cần nêu đầy đủ ở lần đầu tiên; với các lần tiếp theo thì có thể ghi ngắn gọn. Ví dụ nếu (5) thứ nhất trong lời chứng là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” thì các (5) tiếp theo trong lời chứng đó chỉ cần ghi là “hợp đồng” mà không cần lặp lại đầy đủ cụm từ “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; nếu (5) thứ nhất trong lời chứng là “Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn” thì các (5) tiếp theo trong lời chứng đó chỉ cần ghi là “văn bản” mà không cần lặp lại đầy đủ cụm từ “Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn”….
(6): Nếu chủ thể là cá nhân thì ghi họ tên, năm sinh (nếu chưa đủ 18 tuổi thì ghi rõ ngày tháng năm sinh), giấy tờ tùy thân (trừ trường hợp chưa có giấy tờ tùy thân theo quy định pháp luật) và nơi cư trú. Trong trường hợp chủ thể là cá nhân xác lập hợp đồng (giao dịch) thông qua người đại diện (bao gồm cả trường hợp thông qua người giám hộ) thì ghi thêm cả họ tên, giấy tờ tùy thân, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện/người giám hộ và người giám sát giám hộ (nếu có).
Nếu chủ thể là tổ chức thì ghi tên tổ chức, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở (theo Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư…); họ tên, chức vụ, giấy tờ tùy thân của người đại diện của tổ chức.
Với mẫu 23 thì (6) chỉ nêu đầy đủ ở lần đầu tiên, với các lần tiếp theo chỉ ghi họ tên của người lập di chúc mà không cần lặp lại toàn bộ họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân.
(7): Trường hợp người yêu cầu công chứng điểm chỉ thì ghi là “điểm chỉ”; trường hợp vừa ký vừa điểm chỉ thì ghi là “ký và điểm chỉ”.
(7.1): Trường hợp người yêu cầu công chứng điểm chỉ thì ghi là “dấu điểm chỉ”; trường hợp vừa ký vừa điểm chỉ thì ghi là “chữ ký và dấu điểm chỉ”.
Người làm chứng, người phiên dịch không bắt buộc phải ký vào từng trang mà chỉ cần ký vào trang cuối của hợp đồng (giao dịch).
(8): Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị công chứng viên đọc hợp đồng thì ghi: “Các bên/Bên…/Ông (Bà)… đã nghe công chứng viên đọc”.
(9): Ghi số lượng bản chính bằng cả số chữ (phần chữ để trong dấu ngoặc đơn).
(10): Số tờ, số trang bao gồm cả phần lời chứng của công chứng viên.
(11): Ghi tỉnh/thành phố nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.
(12): Ghi họ tên của công chứng viên, tên và địa chỉ của tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng ủy quyền cho bên ủy quyền.
(13): Ghi tên Ủy ban nhân dân cấp xã ở những nơi đã thực hiện việc niêm yết, thời gian niêm yết.
(14): Ghi số công chứng, số thứ tự của Sổ công chứng và năm của Sổ công chứng.
(15): Công chứng viên ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng.
2. Với dấu (*), tùy theo từng trường hợp cụ thể, công chứng viên bổ sung vào lời chứng một hoặc một số nội dung sau đây:
a) Nếu trường hợp có người làm chứng thì bổ sung các nội dung: Họ tên của người phải có người làm chứng, lý do phải có người làm chứng, đã tự mời người làm chứng hay được công chứng viên chỉ định người làm chứng; họ tên và giấy tờ tùy thân của người làm chứng, người làm chứng cam đoan có đủ điều kiện để làm chứng theo quy định của pháp luật, đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người làm chứng và đã ký vào hợp đồng (giao dịch) trước mặt công chứng viên.
b) Nếu trường hợp có người phiên dịch thì bổ sung các nội dung: Họ tên của người phải có người phiên dịch, lý do phải có người phiên dịch, người đã mời người phiên dịch cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mời người phiên dịch của mình; họ tên, giấy tờ tùy thân của người phiên dịch, người phiên dịch đã dịch lại toàn bộ nội dung liên quan đến hợp đồng (giao dịch) để người phải có người phiên dịch hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng (giao dịch). Người phiên dịch cam đoan chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình và đã ký vào hợp đồng (giao dịch) này trước mặt công chứng viên.
c) Nếu công chứng tại trụ sở nhưng những người giao kết hợp đồng (giao dịch) không ký cùng thời điểm thì công chứng viên phải ghi rõ họ tên, thời gian từng người giao kết hợp đồng (giao dịch) ký1 vào hợp đồng (giao dịch).
d) Nếu thực hiện công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng thì bổ sung các nội dung: Họ tên, lý do, địa điểm, thời gian từng người giao kết hợp đồng (giao dịch) ký2 vào hợp đồng (giao dịch).
đ) Nếu người yêu cầu công chứng đăng ký chữ ký, đăng ký mẫu dấu thì bổ sung các nội dung: Bên nào đã làm thủ tục đăng ký chữ ký, mẫu dấu và đã ký trước vào hợp đồng (giao dịch) này. Công chứng viên đã đối chiếu chữ ký, mẫu dấu trên hợp đồng (giao dịch) và nhận thấy trùng khớp với mẫu chữ ký, mẫu dấu đã đăng ký tại tổ chức hành nghề công chứng.
e) Trong trường hợp cần thiết, công chứng viên có thể đưa vào lời chứng nội dung khác nhưng không được vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của công chứng viên.
Việc ký thực hiện theo hướng dẫn tại ghi chú (7)
Việc ký thực hiện theo hướng dẫn tại ghi chú (7)