VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2017 |
Căn cứ Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Giám định tư pháp năm 2012 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Thông tư liên tịch này quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp và việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
2. Tổ chức giám định tư pháp, người giám định tư pháp, giám định viên tư pháp được trưng cầu giám định;
Điều 3. Nguyên tắc trưng cầu giám định, đánh giá và sử dụng kết luận giám định
2. Ngoài những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 206 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định theo Thông tư liên tịch này chỉ được thực hiện khi chưa có đủ chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
4. Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có trách nhiệm tiến hành giám định bảo đảm đúng thời hạn và kết luận cụ thể về nội dung được trưng cầu giám định, chịu trách nhiệm về những nội dung đã kết luận theo quy định của pháp luật.
Không được lạm dụng việc trưng cầu, thực hiện, đánh giá, sử dụng kết luận giám định để gây cản trở quá trình giải quyết vụ án, vụ việc hoặc làm ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan của việc giải quyết vụ án, vụ việc.
Những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định theo Thông tư liên tịch này, bao gồm:
2. Khi cần truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử;
4. Khi cần xác định hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, gồm:
b) Về đấu thầu;
d) Về quản lý vốn đầu tư như: Tạm ứng vốn không đúng quy định; sử dụng vốn thi công không đúng mục đích; bảo lãnh cho vay vốn, tạm ứng vốn, thực hiện hợp đồng hoặc điều chuyển vốn cho vay; cho vay vốn không đúng chế độ;
5. Trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư gây ra, thì mức độ thiệt hại được xác định theo nguyên tắc lấy tổng chi phí đầu tư dự án trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc được xác định theo một hoặc trong các cách thức sau đây:
b) Tiền lãi suất ngân hàng của các khoản đầu tư cho vay, ủy thác hoặc điều chuyển vốn, sử dụng vốn không đúng quy định của pháp luật gây thất thoát, lãng phí;
d) Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng lên so với tổng mức đầu tư ban đầu mà nguyên nhân do có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện dự án hoặc làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Thời hạn giám định được tính kể từ ngày tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và đầy đủ hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu kèm theo.
4. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải phối hợp, trao đổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân dự kiến được trưng cầu giám định và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thống nhất về nội dung trưng cầu giám định, thời hạn giám định và vấn đề khác (nếu có).
6. Trường hợp nội dung trưng cầu giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực, thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định lĩnh vực chính để giao trách nhiệm cho cơ quan, tổ chức chủ trì và cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện giám định.
7. Trường hợp phát sinh vấn đề vướng mắc trong việc phối hợp trưng cầu, thực hiện giám định, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức được trưng cầu, giám định và cơ quan, tổ chức liên quan để giải quyết.
1. Việc giao, nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) được thực hiện theo cách thức sau đây:
b) Trực tiếp giao nhận tại trụ sở cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp người giám định được trưng cầu thực hiện giám định tại cơ quan tiến hành tố tụng theo yêu cầu, nhiệm vụ đặc biệt;
d) Gửi qua đường bưu chính.
khoản 2 Điều 27 Luật Giám định tư pháp và Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Thời hạn giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu liên quan cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự.
1. Trong thời hạn thực hiện giám định, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sau khi giao quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu liên quan thì phải theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định cử người thực hiện, xây dựng kế hoạch thực hiện giám định, dự kiến tiền bồi dưỡng giám định, chi phí giám định và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định, tài liệu liên quan, cá nhân được trưng cầu giám định phải lập kế hoạch thực hiện giám định bằng văn bản, gửi cho cơ quan, người trưng cầu giám định và thực hiện đầy đủ yêu cầu của cơ quan, người trưng cầu giám định.
Tổ chức được đề nghị giám định phải gửi văn bản cử người có đủ điều kiện tham gia việc giám định.
5. Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền bồi dưỡng, chi phí giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của người trưng cầu giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp, Thông tư liên tịch này và quy định pháp luật khác có liên quan để bảo đảm thời hạn, điều kiện thực hiện giám định.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi xem xét, đánh giá, sử dụng kết luận giám định phải bảo đảm thống nhất, phù hợp với các chứng cứ khác có liên quan đến vụ án, vụ việc.
Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện tham gia tố tụng và trình bày, giải thích về kết luận giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Điều 212 Bộ luật Tố tụng hình sự, mà các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không thống nhất được về việc sử dụng kết luận giám định làm căn cứ để giải quyết vụ án, vụ việc thì cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án, vụ việc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá, sử dụng kết luận giám định theo các tiêu chí sau đây:
b) Phương pháp, quy trình thực hiện giám định;
d) Sự độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định.
Điều 9. Phối hợp thực hiện việc thống kê, báo cáo
Nội dung báo cáo phải nêu rõ về kết quả, số liệu thống kê về quyết định trưng cầu giám định tư pháp; khó khăn, vướng mắc về việc ra kết luận giám định, sử dụng kết luận giám định; việc tham gia tố tụng của người giám định; chi phí, chế độ bồi dưỡng giám định; về trao đổi thông tin trong quá trình giám định, thông báo tiến độ giám định; việc từ chối giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được trưng cầu và các nội dung cần thiết khác trong giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
2. Trên cơ sở thông tin, số liệu thống kê về giám định tư pháp do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp theo quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc sở, ban, ngành quản lý lĩnh vực giám định thực hiện các giải pháp củng cố, tăng cường số lượng, chất lượng tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám định để đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.
KT. BỘ TRƯỞNG
| KT. VIỆN TRƯỞNG |
KT. CHÁNH ÁN | KT. BỘ TRƯỞNG |
Từ khóa: Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP, Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP, Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP của Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP của Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch 01 2017 TTLT VKSNDTC TANDTC BCA BTP của Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP
File gốc của Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP về quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành đang được cập nhật.
Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP về quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Số hiệu | 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Người ký | Lê Quý Vương, Trần Tiến Dũng, Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Trí Tuệ |
Ngày ban hành | 2017-12-13 |
Ngày hiệu lực | 2018-02-01 |
Lĩnh vực | Tố tụng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |