Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Tố tụng » Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2000/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2000

 

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 02/2000/NĐ-HĐTP NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦALUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Điều 20 và Điều 21 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung ngày 28/12/1993 và ngày 28/10/1995);
Để áp dụng thống nhất các quy định của Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/6/2000 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2001;

QUYẾT NGHỊ

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/6/2000 như sau:

1. Điều kiện kết hôn (Điều 9)

Nam và nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện quy định tại Điều 9. Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn cần chú ý một số điểm sau đây:

a. Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 là: "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên". Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.

b. Nếu nam và nữ kết hôn tuy có đủ các điều kiện quy định tại các điểm 1 và 3 Điều 9, nhưng họ không tự nguyện quyết định mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9:

b.1. Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất...) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;

b.2. Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn;

b.3. Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.

c. Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 bị vi phạm, nếu việc kết hôn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 10. Cần chú ý đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

c.1. Người đang có vợ hoặc có chồng là:

- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn;

- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;

- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003).

c.2. Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

c.3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

c.4. Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 Điều 10 cần hiểu là ngoài việc cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết hôn:

- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu;

- Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;

- Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;

- Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật (Điều 16)

Khi giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật, Toà án cần chú ý các điểm sau đây:

a. Theo quy định tại điểm 3 Điều 8 thì kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định; cụ thể là việc đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 thực hiện và việc tổ chức đăng ký kết hôn theo đúng nghi thức quy định tại Điều 14, nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9 như đã hướng dẫn tại mục 1 Nghị quyết này.

b. Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không phải do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 thực hiện (ví dụ: việc đăng ký kết hôn giữa nam và nữ do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi không có bên nào kết hôn cư trú thực hiện), thì việc đăng ký kết hôn đó không có giá trị pháp lý; nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong những điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Toà án không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.

c. Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không theo nghi thức quy định tại Điều 14 thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý, nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Toà án không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Tuy nhiên cần chú ý:

c.1. Điều 14 không quy định cụ thể địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn; do đó, địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn có thể là một nơi khác không phải là trụ sở của cơ quan đăng ký kết hôn.

c.2. Điều 14 quy định: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn". Thực hiện cho thấy rằng trong một số trường hợp vì những lý do khách quan hay chủ quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam hoặc nữ; do đó, nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn đã thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 13 và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau, thì không coi là việc đăng ký kết hôn đó là không theo nghi thức quy định tại Điều 14.

d. Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 15 có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật do có vi phạm điều kiện kết hôn thì cần phân biệt:

d.1. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

d.2. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:

- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

d.3. Đối với những trường hợp kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 và nói chung là phải quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm 1 Điều 10 cần chú ý:

- Nếu thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc hồi năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác" (Xem cuốn các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Toà án nhân dân tối cao xuất bản năm 1990; tr 255-260).

- Nếu khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác, thì lần kết hôn sau là thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 10. Tuy nhiên, khi có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

đ. Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện Kiểm sát cùng cấp khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện Kiểm sát cùng cấp không đồng ý thì Toà án có thể kiến nghị với Viện Kiểm sát cấp trên xem xét; nếu Viện Kiểm sát cấp trên cũng không đồng ý thì Toà án tiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung. Trong trường hợp Viện Kiểm sát đồng ý khởi tố vụ án hình sự thì Toà án áp dụng điểm d khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Sau khi vụ án hình sự được xét xử xong và bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì Toà án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung (vì lý do của việc tạm đình chỉ không còn nữa).

3. Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27).

a. Khoản 1 Điều 27 đã quy định tài sản chung của vợ chồng và hình thức sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng. "Những thu thập hợp pháp khác" của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự... trong thời kỳ hôn nhân.

b. Khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".

Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

4. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng (Điều 31)

Ngoài việc quy định cụ thể về quyền thừa kế tài sản của nhau, quản lý tài sản khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, khoản 3 Điều 31 còn quy định:

"Trong trường hợp yêu cầu chia tài sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế".

Khi áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 31 cần chú ý:

a. Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình là trong trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu đem di sản này chia cho những người thừa kế được hưởng thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như: không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất...

Ví dụ 1: Trước khi kết hôn anh A mua được một ngôi nhà cấp 4 có diện tích 25m2. Sau đó anh A kết hôn với chị B và không nhập ngôi nhà này vào khối tài sản chung của vợ chồng. Sau khi sinh được một người con thì anh A bị chết và không để lại di chúc. Bố mẹ của anh A yêu cầu chia di sản thừa kế là ngôi nhà của anh A. Chị B và con không có chỗ ở nào khác và cũng chưa có điều kiện để tạo lập chỗ ở khác. Ngôi nhà này lại không thể chia được bằng hiện vật. Trong trường hợp này việc chia di sản thừa kế là ngôi nhà sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị B và con.

Ví dụ 2: Anh C và chị D kết hôn với nhau và mua được ngôi nhà có diện tích 20m2. Sau khi sinh được một người con thì anh C bị chết và không để lại di chúc. Bố mẹ của anh C yêu cầu chia di sản do anh C để lại là phần nhà của anh C trong ngôi nhà này. Chị D và con không có chỗ ở nào khác, trong khi đó ngôi nhà này nếu chia bằng hiện vật thì không bảo đảm cho việc sinh hoạt tối thiểu của chị D và con; nếu buộc chị D phải thanh toán bằng tiền phần thừa kế mà bố mẹ anh C được hưởng thì chị D cũng không có khả năng. Trong trường hợp này việc chia di sản thừa kế phần nhà của anh C trong ngôi nhà có diện tích 20m2 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị D và con.

b. Khi thuộc trường hợp tại điểm a mục này thì Toà án cần giải thích cho người có yêu cầu chia di sản thừa kế biết là họ mới chỉ có quyền yêu cầu xác định phần di sản mà họ được hưởng và họ chỉ có quyền yêu cầu chia di sản sau một thời hạn nhất định, cụ thể là ba năm, nếu trong thời hạn này bên còn sống là vợ hoặc chồng của người đã chết chưa kết hôn với người khác. Nếu họ có yêu cầu xác định phần di sản mà họ được hưởng thì Toà án thụ lý để giải quyết. Trong trường hợp này, nếu họ không được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn án phí thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí như đối với vụ án không có giá ngạch.

c. Toà án thụ lý yêu cầu chia di sản thừa kế đối với trường hợp được nêu tại điểm a mục 4 này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c.1. Hết thời hạn do Toà án xác định;

c.2. Bên còn sống đã kết hôn với người khác.

Trong trường hợp này, nếu đương sự không được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn án phí thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí, nộp án phí như đối với vụ án có giá ngạch.

5. Xác định cha, mẹ, con (Điều 63, Điều 64)

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 63, thì về nguyên tắc trong các trường hợp sau đây phải coi là con chung của vợ chồng:

- Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng;

- Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng, nhưng người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân).

- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức đăng ký kết hôn) nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận.

b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.

6. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn (Điều 85)

Theo quy định tại Điều 85 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Luật chỉ quy định "vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi"; do đó, khi người vợ đang thuộc một trong các trường hợp này (không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai), mà người chồng có yêu cầu xin ly hôn, thì giải quyết như sau:

a. Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Toà án áp dụng điểm 1 Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trả lại đơn kiện cho người nộp đơn.

b. Trong trường hợp đã thụ lý vụ án thì Toà án cần giải thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người nộp đơn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu người nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ.

7. Hoà giải tại Toà án (Điều 88)

Theo quy định tại Điều 88 thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; do đó, Toà án phải tiến hành hoà giải theo đúng hướng dẫn tại mục II Nghị quyết số 3/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự" (xem Cuốn các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng; tập 2; Toà án nhân dân tối cao xuất bản năm 1992; tr 292, 293).

8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: "trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn". Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.

b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.

b.3. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật dân sự.

9. Thuận tình ly hôn (Điều 90)

a. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

- Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

- Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

b. Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện được nêu tại điểm a mục này thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

10. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 91)

a. Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

b. Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

c. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.

11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

12. Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn (các Điều 95, 96, 97 và 98)

Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phải theo đúng các nguyên tắc được quy định tại Điều 95. Ngoài ra, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các quy định tại Điều 96, Điều 97, Điều 98 tương ứng. Tuy nhiên, cần chú ý: việc xác định giá trị khối tài sản chung của vợ chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử.

13. Hiệu lực thi hành của Nghị quyết

Nghị quyết này đã được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 23 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 1 năm 2001.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình (năm 1986).

Những hướng dẫn khác của Toà án nhân dân tối cao trái với các hướng dẫn trong Nghị quyết này đều bãi bỏ.

 

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
CHÁNH ÁN




Trịnh Hồng Dương

 

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 9. Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào. không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 9. Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào. không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 9. Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
...
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 9. Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
...
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 9. Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
...
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào. không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 9. Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
...
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi. giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi. giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
5. Giữa những người cùng giới tính.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 16. Hủy việc kết hôn trái pháp luật
Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 15 của Luật này, Toà án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Toà án, cơ quan đăng ký kết hôn xoá đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 8. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 12. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 14. Tổ chức đăng ký kết hôn
Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 14. Tổ chức đăng ký kết hôn
Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 14. Tổ chức đăng ký kết hôn
Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 15. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này:
a) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn.
b) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
c) Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này. đồ dùng, tư trang cá nhân.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
1. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
2. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản.
3. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
...
3. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 31. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
...
3. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 63. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định.
Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định.
Điều 64. Xác định con
Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình.
Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó không phải là con mình.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 63. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 63. Xác định cha, mẹ
...
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định.
Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định.
Điều 64. Xác định con
Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình.
Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó không phải là con mình.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 88. Hoà giải tại Toà án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 88. Hoà giải tại Toà án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 89. Căn cứ cho ly hôn
1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 89. Căn cứ cho ly hôn
1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 89. Căn cứ cho ly hôn
1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 90. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận. nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị. bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận. nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn
1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình. nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.
Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn
1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của hai bên. nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này.
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này.
d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.
3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.
Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này. nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận. nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị. bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận. nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Điều 45. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
1- Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong những trường hợp sau đây:
...
d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án hình sự, vụ án dân sự khác. sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Điều 36. Những trường hợp trả lại đơn khởi kiện.
Toà án trả lại đơn khởi kiện cho người nộp đơn trong những trường hợp sau đây:
1- Người nộp đơn không có quyền khởi kiện.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Điều 46. Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong những trường hợp sau đây:
...
2- Các đương sự đã tự hoà giải. người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Viện kiểm sát rút quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp không nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án.

Hướng dẫn

Dẫn chiếu

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành

Điều 46. Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong những trường hợp sau đây:
...
2- Các đương sự đã tự hoà giải. người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Viện kiểm sát rút quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp không nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án.

Từ khóa: Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Nghị quyết 02 2000 NQ HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 02/2000/NQ-HĐTP

File gốc của Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 do Hội đồng Thẩm phán – Toà án nhân dân tối cao ban hành đang được cập nhật.

Tố tụng

  • Công văn 114/TANDTC-HTQT năm 2021 về xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
  • Hướng dẫn 31/HD-VKSTC năm 2021 về kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp xét xử vụ việc dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
  • Quyết định 255/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về quy trình kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án hành chính của Tòa án do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
  • Chỉ thị 07/CT-VKSTC năm 2021 về tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hành chính, vụ việc dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
  • Công văn 02/TANDTC-PC năm 2021 giải đáp vướng mắc trong xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
  • Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2021 về tăng cường phối hợp thực hiện công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong tình hình mới
  • Văn bản 01/2021/GĐ-TANDTC giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ về hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân tối cao
  • Công văn 2659/VKSTC-V11 về giải đáp khó khăn, vướng mắc qua sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
  • Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐND quy định về mức chi hỗ trợ xét xử phiên tòa của Hội thẩm nhân dân hai cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhiệm kỳ 2021-2026
  • Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 do Hội đồng Thẩm phán – Toà án nhân dân tối cao ban hành

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
Số hiệu 02/2000/NQ-HĐTP
Loại văn bản Nghị quyết
Người ký Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành 2000-12-23
Ngày hiệu lực 2001-01-10
Lĩnh vực Tố tụng
Tình trạng Còn hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Công văn 1828/HTQTCT–HT năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký hộ tịch về cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
  • Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Văn bản Hướng dẫn

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Văn bản Được hướng dẫn

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2000
  • Nghị quyết 03/HĐTP năm 1990 hướng dẫn áp dụng Quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (trích) do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
  • Bộ luật Dân sự 1995
  • Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu