THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1958/CT-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010 |
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Tuy nhiên, công tác giám định tư pháp cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém: Hệ thống tổ chức giám định tư pháp chưa hoàn thiện, cơ sở vật chất của các tổ chức giám định, nhất là ở cấp tỉnh đa phần còn thiếu thốn, lạc hậu; đội ngũ người giám định tư pháp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; kết luận giám định tư pháp trong một số trường hợp chưa thực sự chính xác, khách quan gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, thậm chí làm cho việc giải quyết một số vụ án trọng điểm bị kéo dài, công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp còn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu kém của công tác giám định tư pháp đang trở thành “điểm nghẽn” trong nhiều hoạt động tố tụng.
Để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, góp phần tháo gỡ một số “điểm nghẽn” trong công tác giám định tư pháp, tạo tiền đề cho việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 (sau đây gọi tắt là Đề án 258), nâng cao một bước chất lượng và hiệu quả công tác giám định tư pháp, phục vụ yêu cầu của hoạt động tố tụng và nhu cầu của xã hội về giám định tư pháp trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung tổ chức thực hiện một số việc cụ thể sau đây:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác giám định tư pháp đối với hoạt động tố tụng cũng như trong đời sống xã hội, nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc chăm lo, tạo điều kiện cho hoạt động giám định tư pháp thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình; đồng thời tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác giám định tư pháp, tạo vị thế mới của hoạt động giám định tư pháp xứng tầm với tiến trình cải cách tư pháp.
a) Củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp:
- Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn, lập danh sách các tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp trong các lĩnh vực xây dựng, tài chính - kế toán, khoa học kỹ thuật, văn hóa và các lĩnh vực khác để công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ, ngành và trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, tạo thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định khi có yêu cầu. Nội dung này phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010 và phải được cập nhật, bổ sung thường xuyên.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc rà soát, nắm rõ về số lượng và chất lượng đội ngũ giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý; lựa chọn, thu hút các chuyên gia giỏi để bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp, lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho người làm giám định tư pháp; có giải pháp thích hợp sử dụng những giám định viên đã nghỉ hưu theo chế độ, có trình độ chuyên môn cao, có đủ sức khỏe và tự nguyện tiếp tục làm công tác giám định, khắc phục một bước tình trạng thiếu hụt giám định viên hiện nay; về lâu dài cần thực hiện các giải pháp đồng bộ tạo nguồn, tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ người làm giám định tư pháp.
a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về giám định pháp y, pháp y tâm thần.
c) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn về giám định kỹ thuật hình sự.
đ) Đối với các lĩnh vực môi trường, rừng, đất đai, xăng dầu, chứng khoán, ngân hàng và các lĩnh vực giám định khác, Thủ trưởng các Bộ, ngành xem xét, quyết định việc ban hành quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn áp dụng riêng cho từng hoạt động giám định tư pháp ở từng lĩnh vực hoặc hướng dẫn thực hiện theo quy trình, quy chuẩn chuyên môn chung của lĩnh vực đó.
4. Xây dựng và ban hành Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe dùng cho giám định pháp y:
Bảng tỷ lệ tổn hại sức khỏe phải được ban hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.
a) Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành chủ quản khác khẩn trương xây dựng Đề án thu phí giám định tư pháp theo yêu cầu và đặc thù lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình để đề nghị Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền.
c) Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư về phí giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính - kế toán.
6. Ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện dịch vụ giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức:
Điều 23 Nghị định số 67/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
7. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giám định tư pháp:
Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; chấm dứt tình trạng nợ đọng chi phí giám định và chi bồi dưỡng người làm giám định trong quý I năm 2011.
8. Tăng cường quản lý nhà nước về giám định tư pháp:
9. Nghiên cứu, xây dựng Luật Giám định tư pháp:
10. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án 258:
Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị, quý IV năm 2013 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả việc thực hiện Chỉ thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
Từ khóa: Chỉ thị 1958/CT-TTg, Chỉ thị số 1958/CT-TTg, Chỉ thị 1958/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 1958/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 1958 CT TTg của Thủ tướng Chính phủ, 1958/CT-TTg
File gốc của Chỉ thị 1958/CT-TTg năm 2010 về giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 1958/CT-TTg năm 2010 về giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 1958/CT-TTg |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2010-10-25 |
Ngày hiệu lực | 2010-10-25 |
Lĩnh vực | Tố tụng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |