BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1972/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2021 |
THÀNH LẬP NHÓM TƯ VẤN TRONG NƯỚC (DAG) VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Quyết định số 1175/QĐ-TTg ban hành ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA);
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Công văn số 773/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2021;
Căn cứ Công văn số 2248/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ ngày 16 tháng 8 năm 2021;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 13.15 Chương Thương mại và Phát triển bền vững trong Hiệp định FVFTA. Danh sách cụ thể các thành viên Nhóm DAG Việt Nam được ban hành tại Phụ lục của Quyết định này. Danh sách cụ thể các thành viên Nhóm DAG Việt Nam có thể được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- Nhóm DAG Việt Nam hoạt động như một diễn đàn, không có tư cách pháp nhân, không có con dấu và tài khoản riêng.
- Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài nước.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Nhóm DAG Việt Nam
a) Là các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Việt Nam, được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, đại diện cho các lợi ích chính đáng tại Việt Nam liên quan đến thương mại và phát triển bền vững;
c) Có năng lực tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến thương mại và phát triển bền vững;
2. Nhóm DAG Việt Nam gồm 03 phân nhóm là kinh tế, xã hội và môi trường. Thành phần của các phân nhóm được phân bổ cân bằng nhau.
- Phân nhóm xã hội: bao gồm các tổ chức đại diện cho người lao động và các tổ chức khác có liên quan;
3. Tư cách thành viên tham gia Nhóm DAG Việt Nam là các tổ chức được quy định tại Khoản 1 Điều này. Sau khi chính thức được lựa chọn là thành viên của Nhóm DAG Việt Nam, các tổ chức thành viên sẽ ủy quyền việc tham gia cho một đại diện hợp pháp của tổ chức mình. Việc ủy quyền được thực hiện bằng văn bản và được gửi đến Chủ tịch của Nhóm DAG Việt Nam, đồng thời có văn bản thông báo với Ban thư ký của Nhóm DAG Việt Nam.
5. Trong trường hợp tổ chức của một thành viên giải thể tự nguyện hoặc bị giải thể bắt buộc hoặc bị đình chỉ hoạt động, thành viên đó phải có văn bản gửi đến Chủ tịch của Nhóm DAG Việt Nam, đồng thời có văn bản thông báo với Ban thư ký của Nhóm DAG Việt Nam.
7. Nhóm DAG Việt Nam có thể bao gồm một số quan sát viên. Quan sát viên được lựa chọn theo nhiệm kỳ của Nhóm DAG Việt Nam. Các quan sát viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn thành viên chính thức của Nhóm DAG Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều này. Số lượng quan sát viên không vượt quá số lượng thành viên chính thức và đảm bảo cân bằng giữa các phân nhóm. Quan sát viên có thể tham gia các hoạt động của Nhóm DAG Việt Nam nhưng không có quyền biểu quyết và tham gia khuyến nghị. Tổ chức đăng ký làm quan sát viên gửi đơn đăng ký cho Ban Thư ký rà soát, tập hợp; sau đó các thành viên Nhóm DAG Việt Nam cùng đưa ra quyết định đối với đơn đăng ký trên cơ sở biểu quyết đa số (trên 50% thành viên trở lên tán thành).
Chủ tịch có các nhiệm vụ: (i) giữ vai trò đại diện cho Nhóm DAG Việt Nam; (ii) xem xét đề xuất của các bên liên quan và xây dựng dự thảo chương trình làm việc cho các phiên họp của Nhóm DAG Việt Nam; (iii) giữ vai trò chủ tọa và điều phối hoạt động thảo luận trong các buổi họp của Nhóm DAG Việt Nam; và (iv) đồng chủ tọa tại Diễn đàn chung của Nhóm DAG Việt Nam.
9. Nhiệm kì hoạt động của Ban Chủ tịch Nhóm DAG Việt Nam là 03 năm, và có thể hoạt động nhiều nhiệm kỳ nếu được lựa chọn theo quy định tại khoản 8 Điều này. Các thành viên trong Ban Chủ tịch được lựa chọn bổ sung hoặc thay thế giữa nhiệm kỳ sẽ có nhiệm kỳ ít hơn 03 năm và kết thúc cùng lúc với nhiệm kỳ của Nhóm DAG Việt Nam.
1. Thành lập 01 Ban Thư ký có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của Nhóm DAG Việt Nam, Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Nhóm DAG Việt Nam; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của Nhóm DAG Việt Nam; phối hợp với Ban Thư ký Nhóm DAG của EU tổ chức Diễn đàn chung DAG và các sự kiện khác có liên quan; soạn thảo biên bản họp cũng như khuyến nghị của tất cả các buổi họp của Nhóm DAG Việt Nam gửi đến Chính phủ, Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA và/hoặc các bên liên quan khác của Việt Nam và EU.
3. Trong thời gian Ban Thư ký chưa được thành lập, chức năng của Ban Thư ký tạm thời được giao cho Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Công Thương cho đến khi có Quyết định thành lập chính thức.
1. Cơ chế ra quyết định
2. Cơ chế làm việc
b) Nhóm DAG Việt Nam có thể tổ chức các buổi họp bất thường trên cơ sở đề xuất của Chủ tịch hoặc của hơn một nửa số thành viên, hoặc theo đề nghị của Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA và các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam. Việc tham dự của các chuyên gia, tổ chức độc lập trong nước hoặc các bên liên quan khác không phải là thành viên chính thức hoặc quan sát viên trong các buổi họp của Nhóm DAG Việt Nam do Chủ tịch quyết định.
d) Chương trình làm việc trong các buổi họp do Chủ tịch xây dựng trên cơ sở tham vấn ý kiến của các Phó Chủ tịch và phải đảm bảo cân bằng về nội dung. Các thành viên chính thức, quan sát viên của Nhóm DAG Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững của EVFTA có thể đề xuất nội dung để đưa vào chương trình làm việc. Ban Thư ký chịu trách nhiệm ghi biên bản và các khuyến nghị được thông qua tại cuộc họp, nếu có.
g) Các thành viên của Nhóm DAG Việt Nam và Nhóm DAG EU sẽ gặp nhau tại Diễn đàn chung theo thống nhất của hai bên. Diễn đàn chung được tổ chức hàng năm bên lề cuộc họp của Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững hoặc theo thống nhất giữa Việt Nam và EU.
i) Một thành viên hoặc quan sát viên sẽ bị tước tư cách thành viên hoặc quan sát viên trong các trường hợp sau:
- Vi phạm cơ chế làm việc quy định tại Điều này và Quy chế hoạt động của Nhóm DAG Việt Nam hoặc vi phạm pháp luật;
3. Quy chế hoạt động
b) Các thành viên chính thức của Nhóm DAG Việt Nam có thể đề xuất sửa đổi một hoặc một số điểm của quy chế hoạt động. Việc sửa đổi và thông qua quy chế hoạt động sửa đổi được thực hiện theo Điểm a Khoản này.
1. Nhóm DAG Việt Nam tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động của mình.
a) Quy chế quản lý tài chính của Nhóm DAG Việt Nam do các thành viên xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Dự thảo quy chế quản lý tài chính được thông qua vào buổi họp đầu tiên của Nhóm DAG Việt Nam trên cơ sở đồng thuận. Trong trường hợp không đạt được đồng thuận, quy chế sẽ được thông qua theo cơ chế quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quyết định này.
2. Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, và Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp bố trí biên chế và kinh phí cho Vụ Chính sách Thương mại Đa biên để tạm thời thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Ban Thư ký của Nhóm DAG Việt Nam trong thời gian triển khai các quy trình, thủ tục cần thiết cho việc thành lập Ban Thư ký chính thức.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
- Như trên;
- Các thành viên Ban cán sự Đảng;
- Các Bộ: VPCP, LĐTBXH, TN&MT, CA, TP, NG,
NV, TC, NN&PTNT;
- Các đơn vị: VPB, TCCB, TCĐMDN;
- Lưu: VT, ĐB (2).
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Diên
PHỤ LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN CHÍNH THỨC CỦA NHÓM TƯ VẤN TRONG NƯỚC (DAG) VIỆT NAM
(kèm theo Quyết định số 1972/BCT-ĐB ngày 17 tháng 8 năm 2021)
2. Viện Công nhân và Công đoàn, trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
File gốc của Quyết định 1972/QĐ-BCT năm 2021 về thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1972/QĐ-BCT năm 2021 về thành lập Nhóm tư vấn trong nước (DAG) Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Số hiệu | 1972/QĐ-BCT |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Hồng Diên |
Ngày ban hành | 2021-08-17 |
Ngày hiệu lực | 2021-08-17 |
Lĩnh vực | Thương mại |
Tình trạng | Còn hiệu lực |